CHƯƠNG V
TRUNG BỘ KINH
Bộ sưu tập nầy gồm những bài Kinh có độ dài tương đối được làm thành từ một trăm năm mươi hai bài Kinh trong ba tập được là Paṇṇāsa (năm mươi). Cuốn đầu tiên được gọi là Mūlapaṇṇasā, đề cập đến năm mươi bài Kinh đầu tiên trong năm chương, Cuốn thứ hai, Majhimapaṇṇāsa, gồm năm mươi bài kinh thứ hai cũng trong năm chương; và năm mươi hai bài Kinh cuối cùng được đề cập trong năm chương của cuốn thứ ba Uparipaṇṇāsa, nghĩa là hơn năm mươi.
Những bài Kinh trong Bộ nầy chiếu nhiều ánh sáng vào những ý tưởng và thể chế xã hội vào những ngày thời đó, và cung cấp những tin tức tổng quát về đời sống kinh tế và chính trị.
*
(a) CHƯƠNG MŪLAPAṆṆĀSA PĀḶI
I. PHẨM PHÁP MÔN CĂN BẢN (MŪLAPARIYĀYA VAGGA)
(1) Kinh Pháp Môn Căn Bản (Mūlapariyāya Sutta)
Đức Phật giải thích cơ bản của tất cả các hiện tượng, đặc biệt hai mươi bốn phạm trù như tứ đại (đất, nước, gió, lửa); chúng sanh hữu tình, chư thiên, cái thấy, cái nghe, cái nghĩ về, cái biết; cái nhất thể, cái đa thể, cái toàn thể; và thực tại của Niết bàn. Người đời chưa được hướng dẫn không thể quan niệm bản chất thực của các hiện tượng nầy; chỉ những bậc giác ngộ mới có thể thấy chúng trong cái nhìn chân thực.
(2) Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc (Sabbāsava Sutta)
Trong bài Kinh nầy, định nghĩa các lậu hoặc (các chất say làm mê mờ tâm trí) vây bủa người đời không được hướng dẫn, và giải thích bảy pháp hành để diệt trừ chúng.
(3) Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta)
Bài Kinh nầy gồm hai bài pháp khác nhau, bài đầu tiên được Đức Phật thuyết, bài thứ hai do Đại Đức Sāriputta. Đức Phật sách tấn chư tỳ khưu thừa tự Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo như là Pháp sản của Như Lai trao truyền, và không phải vật chất sản như tứ vật dụng. Đại Đức Sāriputta khuyên chư tỳ khưu sống đời độc cư để đắc các tầng thiền và phấn đấu diệt tận tham, sân và si để hưởng Niết Bàn.
(4) Kinh Sợ Hãi và Uế Nhiễm (Bhayabherava Sutta)
Bài Kinh nầy mô tả làm sao một vị tỳ khưu sống đời độc cư trong khu rừng hẻo mang tai hoạ và nguy hiểm đến cho chính mình do tư tưởng, lời nói và việc làm không trong sạch và làm sao Đức Phật đã sống bình an và vô hại trong rừng nhờ rèn luyện tư tưởng, lời nói và hành động trong sạch và cuối cùng dẫn ngài đến giác ngộ.
(5) Kinh Không Uế Nhiễm (Anangaṇa Sutta)
Trong bài Kinh nầy theo lời yêu cầu của Đại Đức Mahā Mogallāna, Đại Đức Sāriputta giải thích bốn loại người:
– Người không trong sạch biết mình không trong sạch;
– Người không trong sạch không biết mình không trong sạch
– Người trong sạch biết sự trong sạch của chính mình
– Người trong sạch khôn biết sự trong sạch của chính mình.
(6) Kinh Ước Nguyện (Ākankheyya Sutta)
Bài Kinh nầy mô tả cách chư tỳ khưu phát triển Giới, Định và Tuệ như thế nào, thay vì khao khát lợi và danh; cách vị ấy nên thu thúc lục căn, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhất như thế nào.
(7) Kinh Ví Dụ Tấm Vải (Vattha Sutta)
Trong bài Kinh nầy Đức Phật giải thích tâm không trong sạch và tâm trong sạch bằng cách đưa ví dụ về tấm vải dơ và tấm vải sạch. Chỉ có tấm vải sạch mới thấm thuốc nhuộm được; cũng vậy chỉ có tâm trong sạch mới nhớ giữ được Pháp.
(8) Kinh Đoạn Giảm (Sallekha Sutta)
Trong bài Kinh nầy Đức Phật giải thích cho Mahā Cunda cách các tà kiến về ngã và thế giới có thể từ bỏ nhờ Tuệ Quán. Pháp hành để đắc thiền không phải pháp hành khổ hạnh có thể diệt trừ các phiền não, hành để đắc thiền chỉ dẫn đến đời sống an lạc.
Chỉ ngăn không làm bốn mươi bốn điều bất thiện gồm pháp hành khổ hạnh nhằm diệt trứ phiền não. Chỉ có tác ý làm một việc thiện là đủ sản xuất ra quả tốt; khi tác ý đó đi cùng với hành động thực sự thì tích luỹ được vô số quả ích lợi.một người chìm ngập trong vũng lầy dục lạc bất tịnh thể cứu người khác cũng đang chìm đắm như vậy trong vũng lầy sa đoạ đó.
(9) Kinh Chánh Tri Kiến (Sammādiṭṭhi Sutta)
Bài Kinh nầy là một bản giải thích về chánh kiến được Đại Đức Sāriputta thuyết tại thành Sāvatthi. Khi những hành động về thân, khẩu, ý bị tham, sân và si xúi giục, thì nhưng hành động đó đều xấu. Khi chúng sanh khởi nhờ vô tham, vô sân và vô si,những hành động nầy ắt là tốt. Chánh kiến là hiểu biết hành động tốt là gì và hành động xấu là gì; chính là sự hiểu biết tròn đủ Tứ Diệu Đế và không nắm giữ thường kiến liên quan đến ‘bản ngã’.
(10) Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)
Bài Kinh nầy được thuyết tại thị trấn Kammāsadhamma là bài Kinh quan trọng nhất cho những lời hướng dẫn thực tiễn về phép tu tập chánh niệm. Bài Kinh mô tả Bốn Phương Pháp Chánh Niệm, đó là, quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp như là con đường số một và duy nhất để thanh tịnh chúng sanh, vượt qua sầu não, đoạn tận khổ ưu, thành tựu Thánh Trí, và chứng ngộ Niết Bàn.
Bài Kinh nầy xuất hiện tương tự như trong Trường Bộ Kinh.
II. PHẨM SƯ TỬ HỐNG (SĪHANĀDA VAGGA)
(1) Kinh Tiểu Sư Hống (Cūḷasīhanāda Sutta)
Trong bài nầy, được thuyết tại Sāvatthi, Đức Phật tuyên bố dũng mãnh rằng Bốn Bậc Thánh, đó là, Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A La Hán chỉ hiện hữu trong giáo pháp của Đức Phật và không nơi nào khác.
(2) Kinh Đại Sư Hống (Mahāsīhanāda Sutta)
Trong bài Kinh nầy, được thuyết tại Vesālī, Đại Đức Sāriputta bạch Đức Phật về sự thoá mạ những đức tính cúa Đức Phật gây ra do Sunakkhatta người đã từ bỏ giáo pháp. Đức Phật nói rằng Sunakkhatta không được trang bị một cách có tri thức để có cái nhìn lướt qua rất mờ nhạt về phẩm tính của Đức Phật chẳng hạn như Thập Lực, Bốn Loại Tự Tín Siêu Việt, Trí Tuệ Toàn Tri Không Bị Thoái Hoá cho đến lúc nhập Niết Bàn. Sau đó ngài mô tả năm nơi đến và những hành động dẫn dắt chúng cũng như những tà kiến và những pháp hành của những ẩn sĩ loã thể mà Sunakkhatta bây giờ thuộc về trại của chúng.
(3) Kinh Đại Khổ Uẩn (Mahādukhakkhandha Sutta)
Bài kinh nầy được thuyết ở thành Sāvatthi để phản bác lại những ẩn sĩ loã thể ngoại đạo khi họ cố gắng tỏ ra rằng họ cũng đi theo cùng một con đường và dạy cùng một pháp với Đức Phật. Đức Phật cũng giải thích cho chư tỳ khưu những lạc thú của giác quan là gì, cái gì là lỗi lầm và nguy hiểm của chúng, và con đường thoát khỏi chúng. Đức Phật giải thích thêm rằng ngoài giáo pháp của Như Lai những pháp nầy không được biết đến và không ai mà chỉ có Đức Phật và chư đệ tử của Ngài có thể dạy những pháp như thế.
(4) Kinh Tiểu Khổ Uẩn (Cūḷadukkhakkhandha Sutta)
Bài Kinh nầy Đức Phật thuyết ở Kapilavatthu cho Hoàng Tử Mahānāma dòng Sakyan để giải thích cho ông, theo lời yêu cầu của ông, làm sao tham, sân và vô minh gây ra phiền não và khổ đau.
(5) Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta)
Bài Kinh nầy được Đại Đức Moggallāna thuyết cho nhiều tỳ khưu ở Susumāragiya trong xứ Bhagga. Họ bị buộc để thấy nếu họ tự tẩy rứa chính họ khỏi mười sáu tính cố thủ bướng bỉnh như khao khát quá đáng, lăng nhục người và tự ca ngợi mình (tự tán huỷ tha), sự phẫn nộ, v.v…Nếu mười sáu tà kiến, v.v…Nếu mười sáu loại pháp bất thiện được nhận ra trong chính mình, nên kiên quyết nổ lực để diệt trừ chúng.
(6) Kinh Tâm Hoang Vu (Cetokhila Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết thành Sāvatthi, đề cập đến năm loại gai trong tâm: Nghi ngờ Phật, nghi ngờ Pháp, nghi ngờ Tăng, nghi ngờ về hiệu của pháp hành trong Gíơi, Định và Tuệ, ác ý và oán hận đối với chư tỳ khưu đồng môn.. Bài Kinh cũng nhắc đến năm thằng thúc: dính mắc vào dục trần, dính mắc vào tự ngã, dính mắc vào những đối tượng vật chất,; không điều độ trong ăn ngủ và hành theo đời sống phạm hạnh chỉ với mục tiêu đạt được đời sống an lạc mà thôi. Những loại gai tâm và thằng thúc nầy là chướng ngại cho việc thoát Chúng nên được bỏ đi và diệt trừ để chứng ngộ Niết Bàn.
(7) Kinh Khu Rừng (Vanapattha Sutta)
Bài Kinh nầy, thuyết tại thành Sāvatthi, liên quan đến việc chọn lựa một địa điểm thích hợp cho chư tỳ khưu. Tỳ khưu phải tùy thuộc vào khoảng rừng thưa hay một ngôi làng, hay một tỉnh lỵ hay một cá nhân để có nơi cư ngụ và hộ độ. Nếu người ấy tìm ra một nơi đặc biệt nào không được như ý cho cả hai việc phát triển tinh thần và hộ độ vật chất, vị ấy nên từ bỏ địa điểm đó ngay lập tức.
Nếu vị ấy tìm được nơi như ý có sự tôn kính để hộ độ vật chất, nhưng không lợi ích cho việc phát triển tinh thần, vị ấy cũng nên từ bỏ nơi ấy. Nhưng khi nơi ấy chứng tỏ có lợi ích cho sự phát triển tinh thần, thậm chí việc hộ độ vật chất kém cỏi đạm bạc, vị tỳ khưu nên tiếp tục ở lại đó. Khi đầy đủ duyên cho cả hai việc phát triển tinh thần và hộ độ vật chất, vị rất nên sống trọn đời trong một nơi như thế.
(8) Kinh Mật Hoàn (Madhupiṇḍika Sutta)
Hoàng Tử dòng Sakyan, tên là Daṇḍapāni, một lần hỏi Đức Phật tại thành Kapilavatthu ngài dạy học thuyết gì. Đức Phật trả lời rằng học thuyết ngài là một điều mà không có người bà la môn hay ma vương nào có thể nắm được. Đó là thế nầy: không sống bất hòa với bất cứ ai trên đời; không bị ám ảnh bởi những ấn tượng giác quan nào (tưởng); không bị quấy rối bởi nghi ngờ; và không tham đắm vào bất cứ hình thức nào trong đời.
(9) Kinh Song Tầm (Dvedāvitakka Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi để giải thích hai loại tư duy: thiện và bất thiện.. Tỳ khưu nên thực hành để thấy lợi ích của việc tham dự vào những tư tưởng thiện và những nguy hại của tư tưởng bất thiện.
(10) Kinh An Trú Tầm (Vitakkasaṇṭhāna Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi về việc làm sao chiến đấu với sự phát sanh của những ý tưởng bất thiện với những ý tưởng thiện. Ví dụ, tham dục và những ý tưởng khoái lạc nên được trục xuất bằng cách quán bất tịnh vô thường về vật tham muốn; ác ý và sân hận phải được đối trị bằng tâm từ ái; và vô minh có thể vượt qua bằng cách tìm sự soi sáng và hướng dẫn của đạo sư.
III. PHẨM VÍ DỤ (OPAMMA VAGGA)
(1) Kinh Ví Dụ Cái Cưa – (Kakacūpama Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi có liên quan đến tỳ khưu Moḷiyaphaguna người thân mật với chư tỳ khưu ni. Khi những tỳ khưu khác chỉ trích ông vì quá thân mật với chư tỳ khưu ni, ông mất bình tĩnh và cãi lộn với chư tỳ khưu phê bình ông.
Khi Đức Phật khuyến cáo và khuyên ông nên xa lánh chư ni và giữ bình tĩnh, ông vẫn vẫn ngoan cố. Đức Phật chỉ ra sự tác hại của tính nóng nảy và khuyên chư tỳ khưu khác kiềm chế vững, không để mất bình tĩnh thậm khi có ai cưa tay chân họ thành từng mảnh.
(2) Kinh Ví Dụ Con Rắn (Alagaddūpama Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi. Tỳ Khưu Ariṭṭha hiểu lầm lời dạy của Đức Phật và duy trì rằng Đức Phật chỉ dạy làm sao để hưởng lạc thú mà không ảnh hưởng gì đến việc tiến bộ trên đường Đạo. Khi Đức Phật qưở trách ông vì những tư tưởng sai lầm ông vẫn không ăn năn hối lỗi.
Sau đó, Đức Phật dạy chư tỳ khưu về con đường sai và con đường đúng của việc học Đạo, cho ví dụ về người bắt rắn và ví dụ về cái bè.
(3) Kinh Gò Mối – (Vammika Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi. Đại Đức Kumārakassapa được một thiên nam hỏi một loạt mười lăm câu hỏi rồi ông đem đến Đức Phật để làm sáng tỏ. Đức Phật giải thích cho ông ý nghĩa các câu hỏi và giúp ông giải quyết chúng
(4) Kinh Trạm Xe – (Rathavinīta Sutta)
Bài Kinh nầy kể lại cuộc đối thoại giữa Đại Đức Sāriputta và Đại Đức Puṇṇa tại thành Sāvatthi về bảy giai đoạn thanh tịnh, như Giới tịnh, Tâm tịnh, Kiến tịnh v.v…phải chứng nghiệm qua trước khi thành tựu Niết bàn.
(5) Kinh Bẫy Mồi (Nivāpa Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi về những con rắn mai phục chư tỳ khưu trên đường đạo. Dùng ví dụ của tên thợ săn, những kẻ theo tên thợ săn, đồng cỏ xanh tươi và bốn đàn dê khác nhau với bốn loại ẩn sĩ ngoại đạo đã từ bỏ đời sống gia đình.
(6) Kinh Thánh Cầu (Pāsarāsi Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi được biết với tựa đề là Kinh Thá nh Cầu (Ariyapariyesana). Đức Phật tường thuật lại cuộc đời của Ngài từ lúc được sanh ra ở cõi người như là con của vua Suddhodana đến lúc thuyết bài Kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên, tường thuật chi tiết về việc xuất gia của ngài, những pháp hành sai lầm ban đầu của phép khổ hạnh cực kỳ và cuối cùng khám phá Con Đường Cao Thượng gồm Tám Chi. Đặc biệt, nhấm mạnh loại tầm cầu, Cao Thượng và Thấp hèn. Ngài giải thích rằng thật cực kỳ dại khờ tìm cầu dục lạc mà phải chịu già, bệnh, chết. Cuộc tầm cầu cao thượng nhất sẽ tìm thấy sẽ giải thoát khỏi già, bệnh và chết.
(7) Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi. Ông Bà la môn Jāṇussoṇi hỏi du sĩ Pilotika, mới từ Đức Phật trở về, liệu ông có biết hết mọi đức tính và sự thành đạt của Đức Phật không. Ẩn sĩ ngoại đạo trả lời rằng chỉ một Đức Phật- người có thể ngang tài ngang đức với một Đức Phật khác trong những thành đạt mới biết tất cả những đức tính của vị Phật khác. Đối với ông, ông chỉ thể dùng trí tưởng tượng của ông trong sự tôn kính nầy chỉ như tên thợ săn đoán kích thước tầm cỡ của con voi từ cỡ dấu chân voi.
Sau đó ông bà la môn Jāṇussoṇi đi gặp Đức Phật, và tường thuật lại cuộc đối thoại với ông du ẩn sĩ Đức Phật nói với ông rằng cỡ của dấu chân voi vẫn còn có thể bị lầm đường lạc lối. Chỉ khi người nào theo dấu chân voi, và con vật được nhìn thấy tổng quát, tầm cỡ thực sự của nó có thể được phán đoán chính xác. Cũng vậy những đức tính của Đức Phật cũng như giáo lý của Ngài có thể được đánh giá và hiểu trọn vẹn khi người đó chấp nhận theo giáo pháp và thực hành như được ngài dạy mãi cho đến khi đạt được mục đích cuối cùng. của quả vị Ala hán.
(8) Đại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi (Mahāhatthipadopama Sutta)
Bài Kinh nầy được Đại Đức Sāriputta thuyết cho chư tỳ khưu tại thành Sāvatthi dùng ví dụ của dấu chân voi. Ngài giải thích rằng chỉ như dấu chân của những con vật khác có thể chứa trong dấu chân voi, tất cả các thiện pháp đều bao gồm trong Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế).
(9) Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây (Mahāsāropama Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại Rājagaha liên quan đến Devadatta vẫn còn bằng lòng với danh và lợi bởi vì ông đắc thần thông và từ bỏ Giáo Pháp và gây chia rẽ Tăng đoàn. Đức Phật nói rằng Giáo pháp nầy không nhằm mục đích đạt danh và lợi- mà chỉ ví như những chồi và cành cây bên ngoài; không chỉ thành tựu giới luật- có thể ví như là vỏ cứng bên ngoài của cây; cũng không chỉ an định để đạt những thần thông – như vỏ cây. Pháp được dạy để đắc Ala hán quả mà chỉ mình nó tượng trưng cho cái lõi cây.
(10) Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây (Cūḷasāropama Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi liên hệ đến ông bà la môn Pingalakoccha người hỏi Đức Phật liệu sáu ông đạo sư tuyên bố là các vị Phật có thực sự giác ngộ không. Đức Phật giải thích rằng pháp hành phạm hạnh được Đức Phật dạy dẫn đến quả vị Ala hán, chứ không phải để đạt danh và lợi hay thần thông.
IV. PHẨM SONG ĐỐI (MAHĀYAMAKA VAGGA)
(1) Kinh Cūḷagosinga
Đại Đức Anuruddha, Đại Đức Nandiya và Đại Đức Kimila đang cư ngụ tại vùng rừng cây Sal Gosinga. Đức Phật viếng thăm họ và ca ngợi cách sống của họ, thực hành đời sống phạm hạnh trong sự hài hoà và tương hợp với nhau thật hoàn hảo, như thế tạo nên một loại trang sức để tô điểm cho vùng rừng xinh tươi đáng quý nầy.
(2) Kinh Mahāgosinga (Mahāgosinga Sutta)
Một thời trong lúc Đức Phật đang ngự tại vùng rừng cây Sal Gosinga, Đại Đức
Sāriputta hỏi Đức Phật: “Ai sẽ tô điểm nhiều nhất cho vùng rừng nầy và làm tăng thêm vẻ đẹp của nó?” Bài pháp nầy tường thuật lại những câu trả lời khác nhau do Đại Đức Revata, Anuruddha, Mahā Kassapa, Mahā Moggallāna, Sāriputta và chính Đức Phật.
(3) Đại Kinh Người Chăn Bò (Mahāgopālaka Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi, giải thích những duyên đưa đẩy nhờ đó Giáo Pháp sẽ phát triển và thịnh vượng và những duyên khiến cho Giáo Pháp suy đồi và thoái hoá. Người chăn bò được đưa ra làm ví dụ. Khi người chăn bò có mười một cách điều khiển khéo léo và săn sóc đàn súc vật của nó, thì công việc của nó có sự tiến bộ và phát triển. Cũng vậy khi vị tỳ khưu có kỹ năng và hoàn thành mười một yếu tố như tri thức chân chánh, về Ngũ Uẩn, thực hành Giới, Định, và Tuệ…,thì Giáo Pháp sẽ phát triển và thịnh vượng.
(4) Tiểu Kinh Người Chăn Bò (Cūḷagopālaka Sutta)
Bài Kinh nầy đề cập đến mười một yếu tố, vì không thực hiện như vậy sẽ tạo thêm sự suy vi và huỷ diệt của Giáo Pháp. Tương tự như súc vật dưới sự chăm sóc của tên chăn bò khờ dại và vụng về băng qua từ một bến cảng lầm lạc trên bờ và gặp sự huỷ diệt thay vì đến bờ kia, cũng vậy những người theo các bậc đạo sư mà không thành tựu trong tri thưc chánh về Ngũ Uẩn, v.v… sẽ chỉ chấm dứt trong tai hoạ.
(5) Tiểu Kinh Saccaka (Cūḷasaccaka Sutta)
Bài Kinh nầy được thuyết tại thành Vesālī, cho một bản tường trình về cuộc tranh luận giữa Đức Phật và Saccaka, du sĩ ngoại đạo về đề tài ‘Bản ngã’. Saccaka duy trì quan niệm sai lầm rằng Vật chất, thọ, tưởng, hành, thức là bản ngã của con người. Chính bản ngã hưởng quả của thiện nghiệp và chịu hậu quả của bất thiện nghiệp. Đức Phật bác bỏ học thuyết của ông, chỉ ra rằng không có cái gì trong ngũ uẩn là ta cả, mỗi chúng sanh phải chịu luật vô thường, khổ và vô ngã, và không tuân theo sự điều khiển của con người. Saccaka phải công nhận sự thất bại của mình trong sự hiện diện của đồ chúng ông.
(6) Đại Kinh Saccaka (Mahāsaccaka Sutta)
Cũng là du sĩ ngoại đạo Saccaka, lại đến với Phật vào ngày hôm sau và hỏi về việc tu dưỡng thân và tâm. Ông chỉ những phương pháp sai để định tâm. Đức Phật giải thích cho Saccaka nhiều phương pháp khác nhau mà chính ngài đã hành theo và phạm sai lầm cho đến khi ngài tìm ra Trung Đạo mà cuối cùng dẫn ngài đến chứng ngộ Niết bàn.
(7) Tiểu Kinh Đoạn Ái (Cūḷataṇhāsankhaya Sutta)
Thiên Vương suy xét làm sao đệ tử của Đức Phật tự rèn luyện để chứng ngộ Niết bàn. Đức Phật miêu tả ngắn gọn về làm sao một gia chủ sau khi từ bỏ gia đình, tự đặt mình trong quá trình huấn luyện, dần dần thanh lọc tâm khỏi mọi phiền não và dẫn đến mục đích cuối cùng.
(8) Đại Kinh Đoạn Tận Ái (Mahātaṇhāsankhaya Sutta)
Một đệ tử của Đức Phật, tên là Sati, giữ quan điểm do Đức Phật dạy: ‘”Cùng một tâm nhập vào và đi lang thang.”Những đệ tử khác cố đưa ông ra khỏi quan niệm sai lầm nhưng không có hiệu quả. Đức Phật bảo ông rằng ngài không bao giờ dạy những quan niệm sai lầm như thế. Ngài chỉ dạy “Thức sanh do duyên (điều kiện); không có sự sanh khởi nào của thức mà không có duyên cả.
(9) Đại Kinh Xóm Ngựa (Mahā-asapura Sutta)
Người dân Xóm Ngựa, ở trong một thị trấn của xứ Anga, có tín tâm nhiệt thành với Đức Phật, Pháp và Tăng, giúp đỡ và hộ độ chư Tăng bằng cách dâng cúng cho chư vị những vật dụng. Để tỏ lòng tri ân sự hộ độ như thế, Đức Phật sách tấn chư tỳ khưu nỗ lực tinh tấn trong việc tu và hành đạo, lên dần từng giai đoạn, bắt đầu từ tránh làm các việc ác bằng cách chế ngự những hành động về thân và khẩu, tiến đến những thu thúc về tâm nhờ hành thiền, rồi tiến dần đến thành tựu bốn tầng thiền, và cuối cùng đến giai đoạn nơi tất cả các phiền não đều được diệt trừ và Niết Bàn được chứng đạt.
(10) Tiểu Kinh Xóm Ngựa (Cūḷa- assapura Sutta)
Để tỏ lòng tri ân sự hộ độ của những thiện tín Xóm Ngựa, một thị trấn trong xứ Anga, Đức Phật sách tấn chư tỳ khưu hãy xứng đáng với danh nghĩa sa môn và bà la môn. Sa môn có nghĩa là người đã vắng lặng tham ái; bà la môn có nghĩa là người đã thoát khỏi mọi phiền não. Do vậy một tỳ khưu nên tự tuân phục và hành pháp như đã được Đức Phật đế ra cho đến khi vị ấy diệt trừ mười hai phiền não như ganh tỵ, sân hận, ngã mạn, tà kiến.
V. PHẨM TIỂU SONG ĐỐI (CŪḶAYAMAKA VAGGA)
(1) Kinh Sāḷeyyaka (Sāḷeyyaka Sutta)
Bài nầy trình bày cho dân làng Sāla về mười bất thiện nghiệp dẫn đến cảnh khổn khổ và mười thiện nghiệp đưa đến tái sinh vào cõi an lạc.
(2) Kinh Verañjaka (Verañjaka Sutta)
Bài nầy được thuyết cho những gia chủ Verañja đề cập đến những vấn đề tiêu biểu như trong kinh Sāḷeyyaka.
(3) Kinh Đại Phương Quảng (Mahāvedalla Sutta)
Đại Đức Mahākoṭṭhika hỏi Đại Đức Sāriputta nhiều câu hỏi tại thành Sāvatthi liên quan đến người đời không được chỉ dạy không có trí tuệ, và người được chỉ dạy có trí tuệ; nhiều câu hỏi liên quan đến thức, thọ, về sự khác nhau giữa tuệ và thức, và nhiều điều khác. Đại Đức Sāriputta hoan hỷ giải rất chi tiết cho vị ấy.
(4) Kinh Tiểu Phương Quảng (Cūḷavedalla Sutta)
Tỳ khưu ni Dhammadinnā được gia chủ Visākha hỏi nhiều câu hỏi về nhân cách (sakkāya), nguồn gốc của nhân cách, sự diệt của nhân cách. Con đường dẫn đến sự diệt của nhân cách. Tất cả câu hỏi nầy đều được tỳ khưu ni trả lời một cách thoả đáng.
(5) Kinh Tiểu Pháp Hành (Cūḷadhammasamādāna Sutta)
Bài Kinh nầy diễn tả bốn pháp hành liên quan đến (i) Cuộc sống hiện tại lạc, tương lai quả báo khổ; (ii) Cuộc sống hiện tại khổ, tương lai quả báo cũng khổ, (iii) Cuộc sống hiện tại khổ, tương lai quả báo lạc, (iv) Cuộc sống hiện tại lạc, tương lai quả báo lạc.
(6) Đại Kinh Pháp Hành (Mahādhammasamādāna Sutta)
Trong bài Kinh nầy, bốn pháp hành như được mô tả trong Kinh Tiểu Pháp Hành được giải thích với nhiều chi tiết hơn cho nhiều ví dụ về nước trái cây có độc, việc chuẩn bị nước thuốc đặc biệt từ nước tiểu của bò.
(7) Kinh Tư Sát (Vīmaṃsaka Sutta)
Trong bài Kinh nầy cung cấp việc thử thách gay go có thể được đặt ra để trắc nghiệm bất cứ lời tuyên bố đắc quả vị Phật nào. Tiến trình xem xét cẩn thận những việc tuyên bố như thế được đề ra ở đây.
(8) Kinh Kosambiya (Kosambiya Sutta)
Bài Kinh nầy bàn về làm sao tâm từ nên là cơ bản cho những quan hệ của họ được Đức Phật thuyết cho nhóm tỳ khưu Kosambī đang sống trong bất hoà bởi vì không đồng ý về những vấn đề tế toái.
(9) Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh (Brahmanimantanika Sutta)
Phạm Thiên Baka giữ quan niệm sai lầm về thường kiến, tin vào sự thường hằng, bền vững,, và kiên trì. Đức Phật chỉ cho ông niềm tin của ông thật sai lầm làm sao.
(10) Kinh Hàng Ma (Mātajjanīya Sutta)
Đây là bản tường thuật do Đại Đức Mahā Moggallāna thuyết giảng về Ma vương có lần gây rối ngài bằng cách gây đau và nhức trong bao tử. Ngài phải thuyết phục nó thôi đừng quấy nhiễu ngài bằng cách kể cho nó nghe rằng ngài đã từng là chú của Ma vương vào thời của Đức Phật Kakusandha.
*
(b) MAJJHIMA PAṆṆĀSA PĀḶI
I. PHẨM GIA CHỦ (GAHAPATI VAGGA)
(1) Kinh Kandaraka
Bài Kinh nầy được thuyết tại Campā liên quan đến Kandaraka, du sĩ ngoại đạo, và Pessa, con trai ông nài voi, người kinh ngạc khi chứng kiến sự tĩnh lặng duy trì trong đại hội tăng chúng tỳ khưu, không có một âm thanh nào, ngay cả hắt hơi hay ho. Đức Phật giải thích rằng sự tĩnh lặng của họ nhờ vào sự đắc định và rèn luyện Tứ Niệm Xứ. Đức Phật cũng giải thích bốn loại người tham gia hành thiền.
(2) Kinh Bát Thánh (Aṭṭhakanāga Sutta)
Gia chủ Dasama của Aṭṭhaka muốn biết liệu có một pháp duy nhất nào có thể đưa đến giải thoát và chứng ngộ Niết bàn. Đại Đức Ānanda báo ông rằng có một nhóm gồm mười một pháp, đó là, bốn tầng thiền, pháp hành Tứ Vô Lượng Tâm, và Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ và Vô Sở Hữu Xứ. Quán bản chất vô thường của mỗi pháp đó sẽ dẫn đến Niết Bàn.
(3) Kinh Hữu Học (Sekha Sutta)
Bài Kinh nầy do Đại Đức Ānanda thuyết cho những người dòng Sakyan dẫn đầu là Hoàng tử Mahānāma. Đại Đức Ānanda giải thích con đường gồm ba bước, Giới, Định, và Tuệ được người người nguyện đạtt được thượng trí lên đến đỉnh cao là tuệ dứt sạch Các Lậu Hoặc.
(4) Kinh Potaliya
Potaliya đã từ bỏ việc đời lại với ý định sống đời phạm hạnh. Khi Đức Phật thấy ông mặc quần áo ngày thường, Đức Phật gọi ông như ‘gia chủ’, khiến ông hối hận. Đức Phật giải thích cho ông rằng trong ngôn ngữ của giới luật một người được gọi tự từ bỏ mình ra khỏi đời thường chỉ khi người ấy ngăn mình không sát sanh, không trộm cắp, không nói láo, không vu khống,và chỉ khi người ấy ăn uống điều độ, không ngã mạn và luôn bình tĩnh.
(5) Kinh Jīvaka
Bài Kinh nầy được thuyết tại thành Rājagaha liên quan đến Jīvaka, vị thầy thuốc vĩ đại, người điều tra xem liệu có đúng là Đức Phật độ thịt thú được giết có ý dành cho ngài hay không. Đức Phật bảo ông rằng ngài đã ban hành luật cho tất cả chư tỳ khưu không được độ bất cứ thịt gì mà họ thấy hay nghe hay có lý do để nghi ngờ được chuẩn bị đặc biệt dành cho họ. Hơn nữa, một tỳ khưu không nên tỏ ra thiết tha với vật thực cũng không nên tham ăn; vị ấy nên quán tưởng khi dùng vật thực chỉ để duy trì thân nầy để theo đuổi con đường giải thoát.
(6) Kinh Upāli
Một đệ tử cư sĩ giàu có và lỗi lạc của Nigaṇṭha Nāṭaputta được thầy ông gởi đến để gặp Đức Phật và đánh bại ngài trong cuộc tranh luận về vài phương diện nào đó của Thuyết về Nghiệp. Trong khi Nigaṇṭha nhấn mạnh những hành động về thân và khẩu sản sinh ra nhiều hiệu quả hơn, Đức Phật giữ vững rằng chính tác ý hay hành động về tâm là quan trọng nhất. Nhờ bài pháp nầy, Đức Phật cải tâm Upāli, và Nāṭaputta đầy phẫn nộ thổ huyết chết vì bị mất một người đệ tử xuất sắc nhất.
(7) Kinh Hạnh Con Chó (Kukkuravatika Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết cho hai ẩn sĩ ngoại đạo loã thể tên là Puṇṇa và Seniya tại thị trấn Koliya, đề cập đến bốn loại hành động và bốn loại kết quả phát sanh từ đó: (i) nghiệp đen đưa đến quả báo đen, (ii) nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, (iii) nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng và (iv) nghiệp không đen không trắng đưa đến quả báo không đen không trắng.
(8) Kinh Vương Tử Vô Uý (Abhayarājakumāra Sutta)
Bài Kinh nầy được Nigantha gởi đến để hỏi Đức Phật liệu ngài nói lời không được ưa thích về số phận của Devadatta. Đức Phật kể ra sáu loại lời nó trong đó ngài thường sử dụng hai loại lời nói: Nhũng lời chân thật, có lợi ích nhưng không được người khác ưa thích và những lời chân thật có lợi ích và được người khác ưa thích.
(9) Kinh Nhiều Cảm Thọ (Bahuvedanīya Sutta)
Bài Kinh nầy được thuyết tại thành Sāvatthi để giải thích những loại thọ khác nhau, có thể có hai loại: Thọ lạc và thọ khổ; hay ba loại kể cả thọ lạc; hay năm hoặc sáu. mười tám hay ba mươi sáu, hay một trăm lẻ tám, tuỳ theo phương pháp liệt kê. Những cảm thọ thông thường phát sanh từ những khoái cảm của các giác quan được xem như Sukha (lạc). Nhưng Đức Phật giải thích rằng tột đỉnh của hạnh phúc là sự thành đạt Diệt Thọ Tưởng Định (Nirodha samāpatti).
(10) Kinh Không gì Chuyển Hướng (Apaṇṇaka Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết cho dân làng Sala trong xứ Kosala, người chưa chấp nhận được bất cứ một trong những giáo lý nào được những vị lãnh đạo của những giáo phái khác nhau đến viếng thăm làng họ. Đức Phật chỉ họ con đường đúng hầu không dẫn họ lạc đường. Những tà kiến của những kẻ bè phái trái ngược với chánh kiến được Đức Phật soi sáng rất sâu sắc; những bất lợi của tà kiến, và những lợi ích của chánh kiến được giải thích.
II. PHẨM TỲ KHƯU (BHIKKHU VAGGA)
(1) Kinh Giáo Giới Rāhula ở Ambala (Ambalaṭṭhikarāhulovāda Sutta)
Trong bài Kinh nầy được thuyết tại Rājagaha, Đức Phật sách tấn Rāhula, con ngài, một sa di bảy tuổi, về việc cần thiết vâng giữ giới luật cơ bản một cách chân thật, và cần thiết thực hành chánh niệm, bằng cách cho ví dụ về chậu nước úp ngược, con voi hoàng gia và chiếc gương.
(2) Đại Kinh Giáo Giới Rāhula (Mahārāhulovāda Sutta)
Bài Kinh nầy về ngũ uẩn, được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi cho Rāhula lúc mười tám tuổi. Đại Đức Sāriputta cũng dạy Rāhula thiền Niệm Hơi Thở (Ānāpāna). Đức Phật giải thích thêm về lợi ích của thiền Niệm Hơi Thở và thuyết cho sư một bài kinh khác về tứ đại.
(3) Tiểu Kinh Mālukya (Cūlamālukya Sutta)
Bài Kinh nầy được thuyết tại thành Sāvatthi cho tỳ khưu Mālukya. Tỳ khưu Mālukya gián đoạn hành thiền một buổi chiều và hỏi Đức Phật những câu hỏi cổ điển nổi tiếng;: Thế giới là thường còn hay không v.v…; có phải linh hồn với thân xác là như nhau, linh hồn là một và thân xác là một thứ khác, v.v…; có phải đời sống tốn tại sau khi chết hay không tồn tại sau khi chết.
Đức Phật giải thích cho ông rằng thực hành đời sống phạm hạnh không tuỳ thuộc vào những quan niệm nầy. Một người có thể nắm giữ bất cứ quan niệm gì về chúng, vẫn sẽ có sanh, già, hoại, tử, sầu, ưu, khổ, não và thất vọng. Đức Phật nói rằng Như Lai chỉ dạy về khổ, nhân sanh khổ, diệt khổ và con đường diệt khổ.
(4) Đại Kinh Mālukya (Mahāmālukya Sutta)
Bài Kinh nầy được thuyết cho Mālukya tại thành Sāvatthi để giải thích năm kiết sử, đó là, thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ (chấp vào pháp hành sai lầm), tham dục và sân hận, dẫn chúng xuống cảnh giới thấp hơn.
(5) Kinh Bhaddāli
Bài Kinh nầy, được thuyết tại thành Sāvatthi cho tỳ khưu Bhaddāli, người từ chối không chấp hành học giới không ăn sau giờ ngọ và buổi chiều; Đức Phật giải thích tại sao chư tỳ khưu trong Giáo Pháp Như Lai nên tôn trọng học giới đã được Như Lai ban hành.
(6) Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy (Laṭukikopama Sutta)
Bài Kinh nầy được thuyết cho Đại Đức Udāyi liên hệ đến việc vâng giữ giới luật và các học giới. Khi ngũ lực (bala), đó là, tín, tấn, niệm, định và tuệ không được phát triển tốt, tỳ khưu sẽ thấy ngay cả những thu thúc nhỏ nhặt như ngăn không ăn chiều và tối rất khó chịu và phiền hà. Nhưng khi ngũ lực phát triển đầy đủ, thì ngay cả những giới luật chặt chẽ nhất vẫn có thể vâng giữ mà không có chút gì khó khăn hay không thoải mái.
(7) Kinh Cātuma (Cātuma Sutta)
Bài Kinh nầy được thuyết tại Cātuma cho chúng đệ tử của Đại Đức Sāriputta và Đại Đức Mogallāna, họ đến cùng với năm trăm tỳ khưu đển yết kiến Thế Tôn. Năm trăm tỳ khưu gây nhiều tiếng động ồn ào trong lúc ổn định chỗ ở. Trước tiên Đức Phật từ chối không gặp họ, nhưng sau đó nguôi đi và dạy họ những hiểm nguy trong đời của tỳ khưu. Chỉ như có những nguy hiểm và rủi ro trong biển như sóng biển, cá sấu, chỗ nước xoáy, và cá mập, cũng vậy có những nguy hiểm chống lại mà tỳ khưu phải luôn canh phòng, đó là, phẫn não chống lại những ai chỉ bày và hướng dẫn họ; bất mãn với những học giới như những điều liên quan đến tham ăn, hay liên quan đến phụ nữ; và năm dục trưởng dưỡng.
(8) Kinh Naḷakapāna (Naḷakapāna Sutta).
Bài Kinh nầy được thuyết cho Đại Đức Anuruddha và cho dân làng Naḷakapāna để giải thích rằng trừ phi tỳ khưu đã đạt được những tầng cao hơn của Đạo và Quả, thành tựu những năng lực siêu nhiên có thể chứng minh là có phương hại đến vị ấy. Đức Phật nói về nơi đến của những người đã quá vãng không phải để được khen ngợi hay cảm phục mà để khơi dậy lòng nhiệt tình và tịnh tín trong chúng đệ tử ngài.
(9) Kinh Goliyāni (Goliyāni Sutta)
Bài Kinh nầy được Đại Đức Sāriputta thuyết ở Rājagaha cho tỳ khưu oliyāni liên quan đến mười tám pháp mà tỳ khưu ngụ trong rừng phải hành theo.
(10) Kinh Kīṭāgiri (Kīṭāgiri Sutta)
Bài Kinh nầy được thuyết tại thị trấn Kīṭāgiri về những lợi ích của dùng bửa trước ngọ và những bất lợi của ăn chiều.
III. PHẨM DU SĨ (PARIBBĀJAKA VAGGA)
(1) Kinh Vacchagota về Tam Minh
Vacchagotta, du sĩ ngoại đạo, hỏi Đức Phật liệu có đúng thật khi nói rằng Tri Kiến Toàn Tri của Thế Tôn hiện hữu thường xuyên và liên tục trong mọi thời điểm, trong lúc đi hay đứng, ngủ hay thức. Đức Phật trả lời rằng nói vậy không đúng. Chỉ nên nói rằng Đức Phật thành tựu tam minh, đó là, Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh.
(2) Kinh Vacchagota Về Lửa
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi liên quan đến Vacchagota rất thường đến gần Đức Phật để hỏi nhiều vấn về ngã (atta). Vào dịp nầy ông cũng hỏi Đức Phật có ngã hay không, ngã có trường tồn hay không, v.v…Đức Phật bảo ông rằng ngài không nắm giữ bất cứ một lý thuyết nào về ngã bởi vì ngài đã thấy bản chất của sự vật như chúng đang là. Sau đó giải thích Pháp cho ông trong vài chi tiết.
(3) Đại Kinh Vaccha (Mahāvaccha Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết cho Vacchagotta tại Rājagaha. Vào lúc ông viếng thăm Đức Phật một khoảng thời gian dài, ông không còn quấy rầy Đức Phật về những phỏng đoán của ông về ngã và thế giới v.v…; thay vào đó, ông thỉnh Đức Phật dạy vắn tắt về những hành động thiện và bất thiện (Kusalākusalam Kammam). Đức Phật giải thích cho ông pháp về thiện và bất thiện vắn tắt cũng như chi tiết.
Vacchagotta trở thành đệ tử của Đức Phật và được nhận vào Tăng Đoàn. Sau đó thực hành pháp như được chỉ dẫn, cuối cùng ông đắc Alahán quả, chứng ngộ Niết Bàn. Những vấn về ngã (atta) và thế giới (loka)v.v…; không còn ám ảnh ông nữa.
(4) Kinh Trường Trảo (Dīghanakha Sutta)
Bài Kinh quan trọng nầy được Đức Phật thuyết trong động Sūkarakhata gần Rājagaha, cho du sĩ ngoại đạoDīghanakha, cháu trai của Sāriputta, để ông từ bỏ thuyết Đoạn Kiến. Khi Đức Phật dạy ông về Pháp quán thân và quán thọ (Lạc, khổ, không lạc không khổ), cậu ông, Đại Đức Sāriputta đang đứng sau Đức Phật và quạt cho Ngài. Chỉ cách đây mười lăm ngày, Đại Đức Sāriputta được Đức Phật nhận vào Tăng Đoàn. Trong lúc theo dõi tiến trình của bài pháp dường như chia thức ăn được chuẩn bị cho người khác, tâm Đại Đức Sāriputta tiến nhanh từ tầng thánh Nhập Lưu mà Đại Đức đã đạt, và đắc tầng Thánh tuyệt hảo của quả vị A la hán với Tứ Tuệ Phân Tích (Paṭisambhidā Ñāṇa). Vào cuối bài pháp, du sĩ ngoại đạo Dīghanakha trở thành thánh Nhập Lưu.
(5) Kinh Māgandiya
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thị trấn Kammāsadhamma trong xứ Kuku liên hệ đến Māgandiya, du sĩ ngoại đạo, phẫn nộ Đức Phật đã phê bình những niềm tin sai lầm của ông. Đức Phật thúc giục ông thực hành kiểm soát các căn và tư tưởng khoái lạc. Ngài kể cho du ngoại đạo chuyện ngài xuất gia. Làm sao ngài rời bỏ những cung điện lộng lẫy xa hoa, và làm sao, khi khám phá ra Chân Lý, ngài tìm thấy hạnh phúc trong
A la hán quả thù thắng hơn bất cứ khoái lạc nào. Māgandiya từ bỏ mọi tà kiến và trở thành đệ tử của Đức Phật.
(6) Kinh Sandaka
Bài Kinh nầy được Đại Đức Ānanda thuyết tại Kosambi cho du ngoại đạo Sandaka, và đồ chúng của ông. Đại Đức Ānanda giải thích cho họ bốn tà kiến của những đạo sư ở các trường phái, họ cho rằng không có sự sống sau khi chết, rằng không có thiện và ác, không có nhân duyên cho bất cứ hiện tượng nào, và không chỉ có uẩn của bảy yếu tố. Cuối cùng ngài dạy các du ngoại đạo pháp như đã được Đức Phật tuyên thuyết.. Như là kết quả việc giảng dạy của ngài Ānanda, Sandaka và các đồ chúng của ông từ bỏ những tà kiến đó và trở thành đệ tử của Đức Thế Tôn.
(7) Đại Kinh Sakuludāyi
Vào một thời Đức Thế Tôn và chúng tỳ khưu của ngài đang ngụ tại thành Rājagaha nơi sáu đạo sư của các trường phái cũng đang an cư mùa mưa cùng với đồ chúng riêng của họ. Lúc bấy Udāyī, du ngoại đạo, được Đức Phật viếng thăm, ông ca ngợi những đức tính của Đức Phật nói rằng những những đạo sư khác đôi khi cũng bị đồ chúng của chính họ chỉ trích, trong khi đó Đức Phật là trường hợp ngoại lệ. Thậm chí nếu những đệ tử của Đức Phật đã rời bỏ Tăng Đoàn cũng không thấy lỗi nào ở Đức Phật cũng không thấy lỗi nào trong Giáo Pháp. Họ chỉ tự trách họ không có khả năng hành theo Giáo Pháp. Udāyī quy sự khác nhau nầy vào việc cung kính tôn trọng cúng dường Phật vào năm khía cạnh trong những đức tính của Ngài. Đức Phật phủ nhận Udāyī liệt kê những đức tính của ngài mà hầu hết đều thuộc những pháp hành khổ hạnh, và giải thích cho ông nguyên nhân thực sự để tỏ hết lòng cung kính cúng dường ngài là sống nương tựa vào ngài.
(8) Kinh Samaṇamuṇḍika
Du sĩ ngoại đạo Uggahamana, con trai của Samaṇamuṇḍika, đang dạy rằng bất cứ một ẩn sĩ ngoại đạo nào ngăn ngừa không làm các việc ác, nói lời sai trái, suy nghĩ tà vạy, và nuôi mạng không chân chánh là đủ để trở thành một vị Ala hán. Đức Phật bác bỏ lời ông khẳng định , nói rằng trong trường hợp đó, thậm một bé sơ sinh ngây thơ đang ngủ trên giường có thể tuyên bố đắc quả vị A la hán. Đoạn Ngài giải thích chỉ có Con Đường Cao Thượng gồm Tám Chánh (Bát Chánh Đạo) dẫn đến Chánh Tri Kiến và Chánh Giải Thoát mà có thể đưa đến chứng ngộ Quả Vị A La Hán.
(9) Tiểu Kinh Sakuludāyi
Bài Kinh nầy được thuyết tại thành Sāvatthi. Du sĩ ngoại đạo Sakuludayi hỏi Đức Phật nhiều câu hỏi về Ngã và Giới, và Đức Phật giải thích cho ông pháp hành trong Giáo Pháp bắt đầu với học giới không sát hại một sanh mạng nào và chấm dứt với sự chứng ngộ Niết Bàn.
(10) Kinh Vekhanasa
Bài Kinh nầy được thuyết tại Sāvatthi. Đức Phật giải thích cho Vekhanasa,du sĩ ngoại đạo, cách có thể tích luỹ pháp lạc từ sự thành đạt tinh thần là vi diệu và thù thắng hơn từ dục lạc. Đức Phật bảo đảm rằng bất cứ ai thật thà hành theo lời ngài chỉ dẫn một cách chân thật sẽ hưởng được niềm tịnh lạc từ những thành tựu tinh thần.
IV. PHẨM VUA (RĀJA VAGGA)
(1) Kinh Ghatṭikāra
Bài Kinh nầy, được Đức Phật thuyết trong lúc du hành ở Kosala, tường thuật sự tích về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ của người thợ gốm Ghaṭikāra, thường chăm sóc cha mẹ mù loà và cùng một lúc hầu Đức PhậtKassapa với lòng vô cùng tôn kính. Cũng có sự tích về cách Ghaṭikāra thuyết phục bạn, thanh niên Jotipāla, cùng đi đến nơi Đức Phật Kassapa ngụ, để đảnh lễ. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp thanh niên Jotipāla từ bỏ gia đình và được Đức Phật Kassapa nhận vào Tăng Đoàn. Tình tiết cổ xưa hấp dẫn nầy đã xảy ra vào thời Đức Phật Kassapa cách đây nhiều đại kiếp được Đức Phật Gotama kể lại cho Đại ĐứcĀnanda, ngài đang đứng ngay tại vị trí mà cách đây nhiều đại kiếp có lần ngài đã đứng, tại ngôi nhà của Ghaṭikāra, người thợ gốm. Đức Phật kết thúc câu chuyện bằng cách tiết lộ rằng thanh niên Jotipāla đó là không ai khác hơn Đức Phật Gotama hiện tại nầy.
(2) Kinh Raṭṭhapāla
Raṭṭhapāla, con trai của ông bà la môn giàu có sau khi khổ công xin nhiều lần, ông được phép cha mẹ trở thành một vị tỳ khưu dưới sự hướng dẫn của Đức Phật. Sau mười hai năm tinh cần nỗ lực, khi trở thành vị A la hán đầy đủ cụ túc, ngài về thăm gia đình cha mẹ ngài. Cha mẹ ngài nỗ lực dụ dỗ ngài bằng tài sản và thê thiếp để ngài trở lại đời sống tại gia nhưng vô hiệu quả. Ngài dạy cha mẹ ngài luật vô thường (anicca);ngài nói ngài không thấy có chút quyến rũ nào trong tài sản và thê thiếp cả.
(3) Kinh Maghadeva
Bài Kinh nầy được thuyết tại rừng xoài hoàng gia ở Mithilā. Đức Phật tường thuật Đại Đức Ānanda về truyền thống tốt đẹp được vua Maghadeva đề ra. Khi tóc ông bắt đầu bạc, ông từ bỏ đời sống gia đình nhường vương quốc cho hoàng thái tử của ông. Truyền thống được truyền từ vua đến con từ thế hệ nầy sang thế hệ khác, hơn hằng ngàn năm mãi cho đến triều đại vua Nimi.
Vua Nimi có một hoàng tử tên là Kaḷārajanaka không xuất gia từ bỏ gia đình sống đời vô gia đình khi đến thời như chư vị tiên vương của ông. Kaḷārajanaka chấm dứt hạnh cao thượng do truyền thống đó đề ra.
Đức Phật tiết lộ rằng ngài là vua Maghadeva vào thời xa xưa đó đặt ra truyền thống tốt đẹp nầy. Đức Phật nói rằng truyền thống tốt đẹp đó không dẫn đến tịch tịnh, thượng trí. Chỉ dẫn đến cõi Phạm thiên. Nhưng pháp hành cao thượng mà ngài đang hành bây giờ với tư cách là một vị Phật chắc chắn sẽ dẫn đến vỡ ảo tưởng của ngũ uẩn, từ bỏ sự dính mắc và tận diệt khổ; dẫn đến tịch tịnh, thượng trí, tuệ quán thấu suốt, và chứng ngộ Niết Bàn. Đoạn Đức Phật sách tấn, “Ānanda, hãy tiếp tục theo pháp hành tốt đẹp do Như Lai đã đặt ra nầy. Con chớ là người chấm dứt truyền thống của Như Lai.”
(4) Kinh Madhura
Bài Kinh nầy được Đại Đức Mahākaccāna thuyết tại Madhura. Ông bác bỏ lời tuyên bố của người bà la môn rằng chỉ có người bà la môn là cao thượng và siêu việt, và những người khác là thấp kém. Ông giải thích cho Đức Vua rằng chính giới hạnh của con người, chứ không phải dòng tộc làm nên tính cao thượng của người đó. Bất cứ ai dù Bà la môn, Sát đế lỵ , Vessa hay Sudda phạm ác nghiệp bị tái sanh vào cảnh khổ; bất cứ ai làm làm thiện nghiệp sẽ được tái sanh vào cảnh giới an lạc. Sau khi nghe Đại Đức Mahā Kaccānathuyết bài kinh nầy xong, Vua Madhura, trước kia có đức tin khác, quy y Phật Pháp và Tăng.
(5) Kinh Vương Tử Bồ Đề
Bài kinh nầy được Đức Phật thuyết tại Susumāragira trong xứ Bhagga liên quan đến câu phát biểu của Vương Tử Bồ Đề rằng “(sukha), lạc, không thể đạt được nhờ (sukha), lạc; (sukha), lạc. chỉ có thể đạt được nhờ (dukkha), khổ.”Đức Phật nói rằng ngài có lần cũng nghĩ trong cách tương tự như vậy., và tường thuật lại toàn bộ câu chuyện về việc xuất gia của ngài, ngài phấn đấu với những pháp hành sai lạc, cuộc thiết tha tầm cầu Chân Lý, và sự giác ngộ tối thượng.
(6) Kinh Angulimāla
Bài Kinh nầy, được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi, mô tả làm sao Angulimāla, tên cướp và sát nhân khét tiếng, được Đức Phật thuần hoá, và làm sao ông quy y Phật, Pháp và Tăng. Mặc dầu tên ông là Vô Hại (Ahimsaka), trước kia ông tàn bạo và ác độc và bị dân chúng goi Angulimāla. Bây giờ được Đức Phật thuần hoá, ông không còn hại bất cứ ai cả, và bắt đầu cuộc sống đúng thật với cái tên của ông. Ông trở thành bậc A la hán.
(7) Kinh Ái Sanh (Piyajātika Sutta)
Một gia chủ ở thành Sāvatthi có đứa con trai khả ái chết đi đến gặp Đức Phật, ngài nói với ông rằng những người khả đáng yêu là nguồn gốc của buồn rầu vì chúng đem lại khổ và ưu. Gia chủ nầy không hài lòng với những điều Đức Phật nói. Những kẻ đánh bạc đang chơi súc sắc rất gần tịnh xá của Đức Phật bảo ông một cách khác, chúng nói rằng những người khả đáng yêu chắc chắn đem lại niềm vui và hạnh phúc. Vua Pasenadi đồng tình với những kẻ đánh bạc nhưng hoàng hậu Mallikā vẫn tin những gì Đức Phật nói ắt là đúng. Bà chứng minh đức tin trong sạch vào Đức Phật bằng cách cho nhiều dẫn chứng trí tuệ sáng ngời và sâu sắc của Đức Phật. Cuối cùng vua Pasenadi bị quan niệm của bà thuyết phục.
(8) Kinh Bahitika (Bāhitika Sutta)
Bài Kinh nầy được đại đức Ānanda thuyết cho vua Pasenadi tại thành Sāvatthi trên bờ sông Aciravatī. Ngài đề cập đến những hành động, lời nói, tư tưởng bất thiện đáng bị chê trách và những hành động, lời nói và tư tưởng thiện đáng ngợi khen. Vua Pasenadi hài lòng với bài pháp và dâng tặng vải từ xứ Bāhiti cho Đại Đức Ānanda.
(9) Kinh Pháp Trang Nghiêm (Dhammacetiya Sutta)
Vua Pasenadi xứ Kosala một lần đến diện kiến Đức Phật. Vào nơi Đức Phật đang cư ngụ, vua cúi đầu đảnh lễ dưới chân Đức Phật. Khi được Đức Phật hỏi tại sao vua tỏ ra cực kỳ khiêm tốn như thế và cung kính tôn trọng thân Phật, vua bắt đầu một bài ngợi ca Đức Phật, ngợi ca Đức tính của ngài. Đức Phật bảo chư tỳ khưu rằng những lời được vua ca ngợi đó tạo thành đài kỷ niệm để tôn vinh Pháp và khuyến khích họ học bài kỷ niệm nầy và thường xuyên tụng đọc nó.
(10) Kinh Kaṇṇakatthala (Kaṇṇakatthala Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại Uruññā, gồm những câu trả lời cho những câu hỏi của Vua Pasenadi xứ Kosala về bốn hạng người và nơi đến của họ sau khi chết, về Trí Tuệ Toàn Tri, và về Đại Phạm Thiên.
V. PHẨM PHẠM THIÊN (BRAHMAṆA VAGGA)
(1) Kinh Brahmāyu
Ông Bà la môn Brahmāyu khi nghe đến danh tiếng của Đức Phật đã một trăm hai mươi tuổi. Ông phái đệ tử của ông Uttara người tinh thông Vệ đà để tìm ra bằng cách khảo sát ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân liệu Gotama thực sự là Đức Phật Toàn Giác không. Khi tường thuật xong việc trắc nghiệm những tướng tốt của Đức Phật, Brahmāyu tự đến gặp Đức Phật. Hoàn toàn hài lòng, sau khi nghe bài pháp giá trị, rằng Gotama thực sự là vị Phật Toàn Giác, ông trở thành đệ tử tận tuỵ và đạt được tầng Thánh thứ ba của Đạo và Quả, Bất Lai trước khi qua đời.
(2) Kinh Sela
Sela là người bà la môn ở thị trấn Āpaṇa, nghe danh của Đức Phật từ ẩn sĩ ngoại đạo Keṇiya đi gặp Đức Phật cùng với ba trăm thanh niên bà la môn trẻ. Sau khi nghe bài pháp từ Đức Phật ông trở nên hoàn toàn bị thuyết phục đến nỗi ông thực sự thấy Đức Phật Toàn Giác. Tất cả họ đều thỉnh và xin phép Đức Phật được gia nhập vào Tăng chúng.
(3) Kinh Assalāyana
Năm trăm bà la môn nào đó đã đến thành Sāvatthi nhằm thử thách Đức Phật về quan điểm của ngài liên quan đến sự trong sạch và cao thượng của bốn hạng người. Họ phái Assalāyana, một thanh niên có tài cao, tinh thông Vệ Đà, đến thử thách với Đức Phật. Cuộc gặp gở của thanh niên nầy với Đức Phật chấm dứt với sự chuyển đạo của thanh niên ấy.
(4) Kinh Ghoṭamukha
Cuộc thảo luận xảy ra giữa Đại đức Udena và ông bà la môn tên là Ghoṭamukha về chủ đề hành phạm hạnh. Đại Đức Udena mô tả bốn loại người thực hành khổ hạnh. Sau bài pháp nầy ông bà la môn trở thành đệ tử của Đại Đức Udena và quy y Phật, Pháp và Tăng..
(5) Kinh Cankī
Cankī, người bà la môn của làng Opāsāda, đến gặp Đức Phật với một nhóm đông người, trong đó có thanh niên bà la môn tên là Kāpātika. Thanh niên nầy vào thảo luận với Đức Phật về ba cuốn Vệ Đà mà đã từng được trao truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác trong truyền thống không hề bị gián đoạn. Truyền thống mà người bà la môn tin là Chân Lý duy nhất được Đức Phật xem như một đoàn người mù mỗi người nắm vào chéo áo người đi trước.
(6) Kinh Esukārī
Bài Kinh nầy được thuyết tại Sāvatthi liên hệ đến bà la môn tên Esukārī. Trong bài Kinh nầy Đức Phật cũng bác bỏ sự phân chia giai cấp trong xã hội của ba la môn thành bốn đẳng cấp tuyên bố giai cấp bà la môn ở địa vị cao nhất trong xã hội.. Không những chỉ có người bà la môn mới có thể huân tập tâm từ. Những thành viên trong những giai cấp khác cũng có thể huân tập tâm từ. Không phải dòng tộc sản sanh ra mà chính là thực hành các thiện pháp làm cho con người trở nên cao thượng.
(7) Kinh Dhanañjāni
Dhanañjāni là lão đệ tử cư sĩ thuần thành của Đức Phật. Sau khi người vợ thứ nhất của ông có đức tin mãnh liệt vào Phật, Pháp và Tăng chết, ông không còn tinh tấn và chánh niệm hành đạo nữa. Người vợ thứ hai của ông không có đức tin vào Giáo Pháp của Đức Phật.. Để nuôi sống gia đình ông dụng đến những phương tiện sai trái để sinh sống. Đại Đức Sāriputta đưa ông trở lại con đường chánh. Trên giường lâm chung, ông phái người thỉnh Đại Đức Sāriputta, đại đức an ủi ông trong chánh pháp. Điều nầy khiến ông khi chết được tái sanh vào cõi Phạm Thiên. Đức Phật hỏi Đại Đức Sāriputta tại sao lại đưa ông lão bà la môn chỉ trên con đường đến cõi Phạm Thiên thấp hơn trong khi ông có thể đạt đến cõi cao hơn.
(8) Kinh Vāseṭṭha (Vāseṭṭha Sutta)
Cuộc thảo luận giữa hai thanh niên bà la môn Vāseṭṭha và Bhāradvāja về nguồn gốc của người bà la môn. Bhāradvāja vẫn cho đó là do sanh trong một gia đình, dòng dõi và đẳng cấp cao làm người đó trở thành bà la môn. Vāseṭṭha tin phẩm hạnh đạo đức và sự hoàn thành những bổn phận theo phong tục tập quán là những phẩm chất chủ yếu được xem là bà la môn. Họ cùng đến Đức Phật để giải quyết cuộc tranh luận nầy
Đức Phật bảo họ rằng một người không phải là bà la môn chỉ bởi vì dòng tộc của người đó nếu người ấy đầy dính mắc vào đời hay bị tham, sân, ái dục và vô minh điều khiển. Một người trở thành bà la môn bất kỳ thuộc dòng tộc nào, khi người ấy có thể cắt bỏ những kiết sử, dới chướng ngại của vô minh và thành đạt trí tuệ Tứ Thánh Đế. người bà la môn hoàn hảo nhất là BậcThánh A La Hán.
(9) Kinh Subha
Bài Kinh nầy được thuyết tường thuật về Subha, con trai ông bà la môn Todeyya, tại thành Sāvatthi.. Như những người bà la môn khác, Subha tin rằng chỉ có những gia chủ mới có thể hoàn thành thiện nghiệp đúng cách, chứ không phải những ai xuất gia từ bỏ đời sống gia đình. Nghề nghiệp của gia chủ phát sanh nhiều lợi ích hơn trong lúc đó nghề của ẩn sĩ mang lại ít lợi ích. Đức Phật xoá tan tà kiến đó và Subha trở thành đệ tử thuần thành của Đức Phật.
(10) Kinh Sangārava
Sangārava là một ông bà la môn đầy tự hào trong việc học Vệ Đà, ấp ủ những tà kiến về dòng tộc ông. Ông đi đến hỏi Đức Phật liệu Đức Phật có tuyên bố, như là sa môn và bà la môn, đã đạt được ngay trong kiếp sống nầy, tri kiến đặc biệt, và đạt đến bờ kia. Đức Phật giải thích có ba hạng sa môn và bà la môn đã tuyên bố như thế nầy; những ai tuyên bố nhờ tin đồn, có biết mọi sự chỉ do tin đồn; những ai tuyên bố chỉ bằng lập luận có lôgic; và cuối cùng những ai tuyên bố bằng tự thân chứng nghiệm tuệ quán sâu sắc của Pháp chưa bao giờ nghe trước đây.
Đức Phật bảo Sangārava rằng ngài là loại thứ ba nầy và tường thuật lại làm sao ngài đã hoàn thành trong pháp bằng thực hành và tự chứng ngộ.
*
(c) UPARIPAṆṆĀSA PĀḶI
I. PHẨM DEVADAHA
(1) Kinh Devadaha
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại Devadaha trong xứ Sakyans để bác bỏ tà kiến của Nigaṇṭha. Phái Nigaṇṭha tin rằng bất cứ những gì một người trải qua trong kiếp nầy là do những hành động kiếp trước tạo ra. Họ thực hành khổ hạnh như là hình phạt để chấm dứt quả của những hành động trước kia. Đức Phật dạy họ con đường đúng để dẫn đến diệt khổ.
(2) Kinh Năm và Ba (Pañcattaya Sutta)
Đức Phật giảng tại Savatthi về các tà kiến của ngoại đạo về thế giới thường có giới hạn hay không giới hạn v.v…
(3) Kinh Nghĩ như thế nào (Kinti Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại Kusinārā. Đức Phật giải thích rằng ngài dạy pháp không phải vì lợi ích được lợi lộc như y phục, thực phẩm, sàng toạ v.v…, cũng không mong đợi kiếp sống hạnh phúc tương lai. Giáo Pháp của ngài, đó là Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần,v.v..tóm lại, Ba Mươi Bảy Bồ Đề Phần nhằm đạt thượng trí, chấm dứt khổ. Bất cứ khi nào có tranh luận về học thuyết liên quan đến nghĩa và lời, nên được giải quyết chính xác rõ ràng liên quan đến những pháp nầy.
(4) Kinh Làng Sāma (Sāmagāma Sutta)
Nigaṇṭha Nāṭaputta vừa mới từ trần tại Pāvā và đồ chúng ông chia thành hai nhóm. Khi được Ānanda báo vậy, ngài lo lắng kẻo không sẽ có sự chia rẽ trong Tăng chúng, sau khi Đức Phật Niết Bàn, Đức Phật dạy bài Kinh nầy về những đạo sư và đồ chúng không hoàn hảo và hoàn hảo, về những cuộc tranh luận và nguồn gốc của chúng, và về những tinh yếu trong giáo pháp của Ngài.
(5) Kinh Thiện Tinh (Sunakkhatta Sutta)
Tỳ khưu Sunakkhatta, trước kia là hoàng tử xứ Licchavi, một lần điều tra về Đức Phật liệu tất cả chư tỳ khưu đến với Đức Phật và tuyên bố sự thành tựu quả vị Ala hán có thực sự đạt được như vậy không. Đức Phật nói vài người trong họ đã đắc A la Hán trong khi những người khác tự dối chính họ; lại còn những người khác tuyên bố đắc A la hán quả, biết rất đầy đủ nhưng họ không được quyền đó chỉ vì họ không muốn bị quấy rầy vì những câu hỏi vô ích không cần thiết. Sau đó Đức Phật dạy ông ta những pháp tinh yếu trong đó một người phải hoàn thành trước khi tuyên bố đắc quả vị A La Hán.
(6) Kinh Bất Động Lợi Ích (Āneñja -sappāya Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết trong lúc ngài đang ngự một lần tại Kammāsadhamma, trong xứ Kurus. Đức Phật giải thích với chư tỳ khưu những nguy hiểm của hưởng dục lạc, nó chóng tàn, trống rỗng và lừa dối. Ngài nói ngài đã từng chỉ cho họ con đường đến bất động lợi ích, đến Không Vô Biên Xứ, đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, và cuối cùng đến Niết bàn. đoạn Ngài thúc giục chư tỳ khưu: “Hãy đi vào rừng, đến nơi ẩn dật yên tĩnh. Hãy nỗ lực hành thiền.”
(7) Kinh Gaṇaka mogallāna (Gaṇakamogallāna Sutta)
Một thời Đức Phật được ông bà la môn Gaṇakamogallāna hỏi liệu trong Giáo Pháp của Ngài có những điều luật, pháp hành và phương pháp có hệ thống không. Đức Phật kể ông về Pháp cho chi tiết về những học giới phải tuân giữ, những giới luật phải hành theo, nhiều loại định khác nhau được phát triển và các tầng thiền và các tuệ được hoàn thành từng bước từng bước.
(8) Kinh Gopakamogallana (Gopakamogallāna Sutta)
Hai vị bà la môn lãnh đạo của thành Rajāgaha hỏi Đại Đức Ānanda liệu Đức Phật đã bổ nhiệm một vị trưởng lão đặc biệt nào cho Tăng chúng y chỉ sau khi Đức Phật diệt độ không. Ānanda báo cho họ biết không có một người nào như vậy. Không có người nào có thể thay thế Đức Phật Họ muốn biết lúc bấy giờ Tăng chúng đã đồng ý một vị tỳ khưu nào đó là người cho họ y chỉ chưa.. Khi Ānanda bảo họ không có người nào như vậy, họ tự hỏi làm sao Tăng đoàn có thể duy trì sự nhất trí và đoàn kết. Lúc đó Ānanda giải thích cho họ rằng Tăng chúng thực nương nhờ Pháp và cách Tăng chúng trong mỗi địa phương tuyên đọc Giới Bổn Patimokkha, Toát Yếu của giới luật, mỗi nửa tháng.
(9) Kinh Đại Mãn Nguyệt (Mahāpuṇṇama Sutta)
Đức Phật ngự ở giữa số đông chư tỳ khưu ở ngoài trời vào một đêm trăng rằm. Tất cả chư tỳ khưu đều chú tâm hành thiền. Cảnh tĩnh mịch ban đêm bị xáo động bởi vị đại trưởng lão thiền tăng, với sự cho phép của Đức Phật, người cất tiếng lên hỏi Đức Phật về ngũ uẩn chấp thủ, tham ái phát triển như thế nào liên quan đến mỗi uẩn và tham ái diệt như thế nào. Đức Phật giải thích mỗi điểm được vị tỳ khưu nầy đưa ra nhằm đem lại lợi ích cho hội chúng tỳ khưu.
(10) Kinh Tiểu Mãn Nguyệt (Cūḷapuṇṇama Sutta)
Bài Kinh nầy được thuyết về làm sao phân biệt được giữa người tốt và người xấu, với những mô tả chi về tính cách của người tốt và người xấu.
II. ANUPADA VAGGA
(1) Kinh Bất Đoạn (Anupada Sutta)
Bài Kinh được thuyết tại Sāvatthi. Đức Phật đưa ra đầy đủ chi tiết về đức hạnh của một trong hai vị Đại Đệ Tử của Đức Phật, Đại Đức Sāriputta, ca ngợi trí tuệ bao quát của ngài rộng như đại địa, mô tả cách nào, không giống với những đệ tử bình thường khác đã đạt được quả vị A la hán, Đại Đức Sāriputta đi xuyên suốt các pháp hành để phát triển giới, định và Tuệ trong cách rất triệt để, từng bước một, quán rất kỹ về sự ‘sanh và diệt ‘ của những hiện tượng nhỏ nhất mãi cho đến khi ngài đạt được mục tiêu cao nhất của đời sống Phạm Hạnh. Đức Phật cũng giải thích Đại Đức Sāriputta hoàn thành tròn đủ trong Pháp như thế nào để xứng đáng với danh hiệu là Đại Đệ Tử Của Đức Phật.
(2) Kinh Sáu Thanh Tịnh (Chabbisodhana Sutta)
Đức Phật nói rằng khi tỳ khưu nào tuyên bố thành đạt quả vị A la hán, thì lời tuyên bố của người đó không nên được chấp nhận hay bác bỏ ngay lập tức. Lời tuyên bố của ông nên được xem xét tỉ mỉ cẩn thận theo những nguyên tắc chỉ đạo được cung cấp trong bài kinh nầy.
(3) Kinh Chân Nhân (Sappurisa Sutta)
Bài nầy mô tả một người tốt có giá trị được phân biệt tách khỏi người xấu không có giá trị như thế nào bằng cách liệt kê hai mươi sáu tính cách qua đó mỗi người được đánh giá.
(4) Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì (Sevitabbāsevitabba Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết ngắn gọn và được Đại Đức Sāriputta tiếp tục giải thích bài kinh cặn kẽ hơn. Nó liên quan đến những pháp hành và hành động mà một tỳ khưu nên hay không nên dụng đến. Bất cứ hành động hay pháp hành hay đối tượng nào dẫn đến sự tiến bộ và phát triển tinh thần của người đó nên được dụng đến và sử dụng; bất cứ cái gì làm phương hại đến sự tiến bộ tinh thần nên bị từ chối.
(5) Kinh Đa Giới (Bahudhātuka Sutta)
Bài pháp nầy là một nghiên cứu có phân tích về các giới (dhātu), xứ (āyatana); Luật Duyên Khởi; và những nhân đúng hay sai. Chỉ tỳ khưu nào có kỹ năng trong những nghiên cứu nầy mới có thể được xem như là người thông thái.
(6) Kinh Isigili
Bài kinh nầy được Đức Phật thuyết tại Isigili, một trong những ngọn đồi bao quanh thành Rajāgaha. Đây là bản tường trình tại sao ngọn đồi nầy được gọi bởi cái tên đó và về nhiều vị Độc Giác Phật đã cư ngụ ở đó.
(7) Đại Kinh Bốn Mươi (Mahācattārīsaka Sutta)
Bài pháp nầy là một bản giải thích chi tiết về Chánh Định có nền tảng của nó trong bảy thành phần khác của Con Đường Cao Thượng, về hai mươi pháp thiện và hai mươi pháp ác.
(8) Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati Sutta)
Quán Niệm Hơi Thở như là phương pháp thiền được giải thích cho hội chúng tỳ khưu lớn gồm tất cả những vị đệ tử thâm niên nổi tiếng như Đại đức Sāriputta, Mahā Mogallāna, Mahā Kassapa, Anuruddha, Ānanda, v.v… Phát triển Chánh Niệm về sự hô hấp thiết lập trong con người Bốn Phép Chánh Niệm. Bốn Phép Chánh Niệm, được phát triển, thành lập bảy Yếu Tố Giác Ngộ trong người đó. Bảy Yếu Tố Giác Ngộ trong người đó được phát triển, đem lại Tuệ Minh Sát và giải thoát.
(9) Kinh Thân Hành Niệm (Kāyagatāsati Sutta)
Bài pháp nầy mô tả pháp hành thiền liên quan đến ba mươi hai thể trược. Những bước thực tiễn trong phương pháp nầy cũng như những tiến bộ của nó được giải thích đầy đủ.
(10) Kinh Hành Sanh (Sankhārupapatti Sutta)
Bài Kinh nầy giải thích có thể có nguyện ước của một người được hoàn thành như thế nào nếu người đó thiết lập vững vàng trong năm thiện pháp, đó là. Tín, giới hạnh có đạo đức, học nhiều hiểu rộng, bố thí và trí tuệ.
III. PHẨM TÁNH KHÔNG (SUÑÑATA VAGGA)
(1) Kinh Tiểu Không (Cūḷasuññata Sutta)
Một thời Đức Phật bảo Ānanda rằng ngài thường an trú trong sự giải thoát của tánh không, suññata- vihāra. Khi được Ānanda thỉnh cầu, ngài giải thích sự giải thoát tánh không nghĩa là gì – Giải thoát nhờ Minh triết phân tích tánh không của ngã.
(2) Kinh Đại Không (Mahāsuññata Sutta)
Thấy chư tỳ khưu sống với nhau trong chỗ cư ngụ đông đúc, Đức Phật bảo Ānanda rằng vị tỳ khưu không nên thích cùng chung sống có bầu bạn. Sống một mình là lợi ích nhất cho vị tỳ khưu. Ngài khuyến khích chư tỳ khưu nhìn ngài như người bạn chân thành người thường chỉ ra lỗi lầm của họ để giúp họ chỉnh đốn lại.
(3) Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Pháp (Acchariya-abbhuta Sutta)
Bài pháp nầy là một bản tường trình về hai mươi thuộc tính phi thường của Đức Phật như đã được Đại Đức Ānanda xưng tán.
(4) Kinh Bāhula (Bāhula Sutta)
Tỳ khưu Bāhula, một trăm sáu mươi tuổi, sau khi đã sống tám mươi năm trong Tăng Đoàn của Đức Phật gặp lại người bạn cũ, ẩn sĩ loã thể Kassapa. Ẩn sĩ Kassapa hỏi ông: ông đã hành dâm bao nhiêu lần trong suốt tám mươi năm qua. Bāhula kể với bạn ông rằng những thuộc tính phi thường mà ông có được như một A la hán, kể cả sự kiện rằng ông đã trở thành Ala hán sau bảy ngày tích cực nổ lực hết mình, sau đó ông hoàn toàn dứt sạch mọi uế nhiễm trong tâm.
(5) Kinh Điều Ngự Địa (Dantabhūmi Sutta)
Trong bài Kinh nầy Đức Phật giải thích cho sa di làm sao vương tử như vương tử như Jayasena, con vuaBimbisāra không thể hy vọng biết, thấy, chứng ngộ những pháp như thế nầy như nhất tâm và các tầng thiền, sống giữa các dục, thọ hưởng các dục, bị tư tưởng dục nhai nghiến, bị nhiệt não dục thiêu đốt. Đức Phật chỉ ra sự khác nhau trong quan điểm của vị Ala hán và người bình thường không được chỉ dạy cho ví dụ về con voi được thuần hoá và con voi hoang dại ở rừng.
(6) Kinh Bhūmija (Bhūmija Sutta)
Bài Kinh nầy được Đại Đức Bhūmija thuyết cho cháu trai ông, Vương Tử Jayasena để giải thích làm sao Quả vị sẽ có kết quả bằng cách thực hành Bát Thánh Đạo. Đức Phật khẳng định rằng chỉ nhờ theo Chánh Đạo, đó là, Bát Thánh Đạo và không phải Đạo nào khác, Quả Vị sẽ kết. Đức Phật cho ví dụ về việc nỗ lực chiết dầu từ cát, vắt sữa bò từ sừng bò, đánh nước để làm bơ, và cọ hai mảnh cây tươi và ướt để mồi lửa.
(7) Kinh Anuruddha (Anurudha Sutta)
Bài Kinh nầy được Đại Đức Anuruddha thuyết cho Pañcakanga, người thợ mộc, để giải thích sự khác nhau giữa Vô Lượng Tâm Giải Thoát (Appamāna cetovimutti), giải thoát nhờ thực hành Tứ Vô Lượng Tâm và Đại Hành Giải Thoát (Mahaggata Cetovimutti) giải thoát nhờ thiền Kasiṇa. (Kasiṇa là một thiết bị được dùng để tập trung vào cho dễ định tâm).
(8) Kinh Tuỳ Phiền Não (Upakilesa Sutta)
Một thời Thế Tôn rời Kosanbī bởi vì cuộc tranh cãi, những tỳ khưu thích tranh cãi đi đến Công viên Pācinavamsa nơi Đại Đức Anurudha, Đại Đức Nandiya và Đại Đức Kimila đang cư ngụ. Khi đó những tỳ khưu nầy bạch Đức Phật về hào quang và sự hiện khởi sắc pháp khác nhau mà họ nhận thấy trong quá trình thiền, Đức Phật dạy họ về tuỳ phiền não (Upakilesa), mà chúng xuất hiện ở giai đoạn nào đó trong tiến trình hành thiền. Chúng nên được canh phòng và đừng để bị lệch sang bởi những phiền não dối lừa.
(9) Kinh Hiền Ngu (Bālapaṇḍita Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết tại thành Sāvatthi về người ngu và cách cư xử đặc biệt của người ngu; về làm sao tư tưởng, lời nói và hành động xấu của người ngu làm hại chính họ và những người khác; và về làm sao những hành động xấu nầy dẫn người ngu đến những khổ cảnh và khốn khổ. Cảnh hoàn toàn thống khổ và đau đớn vô vàn trong những trạng thái như thế làm sa đoạ không thể mô tả được. Một lần một kẻ ngu, do những hành động xấu của nó, tự thấy chính nó ở một trong những cõi địa ngục, có rất ít khả năng cho nó tái sanh lên những cảnh giới cao hơn. Cơ hội là rất hiếm hơn con rùa mù có thể chui đầu cái lỗ trong cái ách đang bị bão biển nhồi.
Bài kinh cũng đề cập đến người trí và những tính cách của họ, tư tưởng, lời nói và việc làm thiện của người trí, những thiện nghiệp của họ cho họ quả thiện và niềm an lạc được hưởng trong cảnh giới an lạc.
(10) Kinh Thiên Sư (Devadūta Sutta)
Đây là bài Kinh về quả xấu phát sanh do nghiệp xấu, cho nhiều chi tiết về khổ trong cảnh giới khốn khổ và bất hạnh.
IV. PHẨM PHÂN BIỆT
(1) Kinh Nhất Dạ Hiền Giả (Bhaddekaratta Sutta)
Bài Kinh nầy nghĩa là ‘ bài Kinh về một đêm hành thiền tốt’ mô tả chi tiết về thiền Minh Sát. Đức Phật khuyên bảo chư tỳ khưu không truy tầm quá khứ đã qua, không mơ ước tương lai chưa đến, nhưng nhận biết các pháp đang xảy ra trong hiện tại, cùng một lúc không liên can vào và không dính mắc đến chúng.
(2) Kinh Ānanda Nhất Dạ Hiền Giả (Ānanda-bhaddekaratta Sutta)
Đây là bài Kinh trong đó Đại Đức Ānanda lập lại cho chư tỳ khưu bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả, vì lý do đó Ānanda được Đức Phật ngợi khen.
(3) Kinh Mahākaccāna Nhất Dạ Hiền Giả (Mahākaccāna- bhaddekaratta Sutta)
Đây là bản tường trình chi tiết của Đại Đức Mahā Kaccāna về Thiền Minh Sát đối với Ngũ Uẩn như được Đức Phật giải thích trong bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả. Đại Đức Mahā-Kaccāna được Đức Phật ngợi khen bài trình bày nầy.
(4) Kinh Lomasakangiya- bhaddekaratta
Đây là bản tường trình chi tiết của Đại Đức Lomasakangiya về thiền Minh Sát đối với Ngũ Uẩn như được giải thích trong Kinh Bhaddekaratta.
(5) Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cūḷakamma-vibhanga Sutta)
Thanh niên Subha, con trai của ông bà la môn, hiếu kỳ muốn biết tại sao một số người được sinh ra trong gia đình thuộc đẳng cấp cao, một số trong những gia đình hạ tiện; tại sao người thì giàu, kẻ thì nghèo; tại sao người thì đẹp kẻ thì xấu; tại sao người khoẻ mạnh, sống lâu, kẻ thì đau yếu, chết yểu v.v… Cậu ấy đến gần Đức Phật và hỏi tất cả là mười bốn câu hỏi để thoả lòng hiếu kỳ của cậu. Đức Phật thuyết một bài Kinh dài về Nghiệp và quả của nghiệp. Hành động, lời nói, tư tưởng có hậu quả bất tận về vui và buồn được kinh nghiệm ngay trong kiếp sống nầy và kiếp sau. Con người tuỳ thuộc vào hành động của chính họ và không có cái gì khác làm duyên cho họ và địa vị họ trong xã hội..
(6) Đại Kinh Nghiệp Phân Biệt (Mahākamma-vibhanga Sutta)
Đây là bài Kinh khác về Nghiệp và Quả của Nghiệp mà rất khó thấy trước. Sự vận hành của nghiệp thật lạ kỳ và đáng ngạc nhiên nhất được giải thích như thế nào liên quan đến bốn loại người.
(7) Kinh Phân Biệt Sáu Xứ (Saḷāyatana-vibhanga Sutta)
Bài Kinh nầy là bản tường trình do Đức Phật phân tích chi tiết về sáu nội xứ và sáu ngoại xứ, sáu loại tâm phát sanh từ sáu loại tiếp xúc v.v…
(8) Kinh Tổng Thuyết và Biệt Thuyết (Uddesa-vibhanga Sutta)
Trong bài Kinh nầy, Đức Phật dạy vắn tắt làm cách nào thu thúc tâm liên quan đến sáu ngoại xứ và không dính mắc vào sáu nội xứ,dẫn đến diệt khổ. Đại Đức Kaccāna tường trình về chủ đề nầy được Đức Phật ngợi khen.
(9) Kinh Vô Tranh Phân Biệt (Araṇa- Vibhanga Sutta)
Bài Kinh nầy là lời cổ vũ về pháp hành Trung Đạo, tránh hai cực đoan đắm say trong dục lạc và hành khổ hạnh ép xác, và về các loại đạo đức; không nói xấu sau lưng; không dùng tiếng lóng địa phương và không bác bỏ cách sử dụng ngôn ngữ đã quy ước và nên nói thanh tao và chậm rãi.
(10) Kinh Giới Phân Biệt (Dhātu-vibhanga Sutta)
Đây là bài Kinh quan trọng được dạy cho Pukkusati, một ẩn sĩ ngoại đạo – đã từ bỏ đời sống gia đình, có cảm ứng với danh tiếng của Đức Phật Gotama– người mà ông chưa gặp và người mà ông đã gặp trên đường. Đức Phật đi nhằm mục đích gặp ẩn sĩ ngoại đạo nầy trong một cái lều của người thợ gốm để dạy bài Kinh nầy: Con người làm bằng sáu yếu tố, đó là, đất, nước, lửa, gió, hư không và thức. Khi phân tích không có yếu tố nào được tìm thấy là ‘của ta’ hay ‘ta’ hay ‘tự ngã của ta’. Tất cả chúng đều chịu luật vô thường, ba loại cảm thọ cũng vậy. Khi vị tỳ khưu nhận thức bản chất thực của các hiện tượng tâm vật lý, vị ấy trở nên có trí tuệ tuyệt đối. Trí Tuệ về Chân Lý Cao Thượng.
(11) Kinh Phân Biệt về Sự Thật (Sacca-Vibhanga Sutta)
Trong bài Kinh nầy Đức Phật dạy chư tỳ khưu Tứ Diệu Đế như ngài đã dạy vào lúc thuyết bài Kinh Chuyển Pháp Luân tại Isipatana ở Bārānasī. Sau đó ngài khuyên bảo chư tỳ khưu tìm sự hướng dẫn từ hai vị trưởng lão, Đại Đức Sāriputta và Đại đức Mogallāna, Đại Đức Sāriputta giống như người mẹ và Đại Đức Mogallāna giống như mẹ nuôi. Đại Đức Sāriputta có thể phân tích và giải thích chi tiết Tứ Diệu Đế và dẫn họ đến tầng Đạo và Quả đầu tiên. Sau đó Đại Đức Mahā Mogallāna có thể dẫn họ đạt dần cho đến Đạo và Quả cao nhất, quả vị A la hán.
(12) Kinh Phân Biệt về Cúng Dường (Dakkhiṇā-vibhanga Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết cho dì mẫu của ngài- Mahāpajāpati vào dịp bà cúng dường Đức Phật một bộ y do chính tay bà làm. Đức Phật khuyên dì mẫu nên cúng dường Tăng đoàn, hội chúng tỳ khưu. Đức Phật liệt kê mười bốn loại cúng dường cá nhân và bảy loại cúng dường cho Tăng đoàn, giải thích lợi ích thù thắng đạt được từ việc dâng cúng cho Tăng Đoàn.
V. PHẨM LỤC XỨ (SALĀYATANA VAGGA)
(1) Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍikovāda Sutta)
Bài Kinh nầy được Đại Đức Sāriputta thuyết cho ông Anāthapiṇḍika trên giường trước khi ông qua đời. Đại Đức Sāriputta ban lệnh ông đừng nắm giữ sáu nội căn, cũng chẳng chấp vào sáu ngoại trần, cũng đừng chấp giữ vào các cảm thọ phát sanh trong sự liên hệ với chúng,, cũng đừng dính mắc vào sáu yếu tố (kể cả: hư không và thức), cũng chẳng dính mắc vào ngũ uẩn, cũng không tha thiết mong các cảnh giới Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Vô Tưởng Phi Phi Vô Tưởng Xứ. Khi không dính mắc vào bất cứ cái gì trong chúng, giải thoát sẽ đến.
(2) Kinh Giáo Giới Channa (Channavada Sutta)
Đại Đức Channa bệnh rất nặng. Đại Đức Sāriputta và Cunda đến thăm ông. Họ hướng dẫn ông hành thiền Minh Sát. Đại Đức Channa từ trần và đắc Ala hán.
(3) Kinh Giáo Giới Puṇṇa (Puṇṇovāda Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết cho Puṇṇa về cách thực hành đời sống độc cư phạm hạnh.Khi Đức Phật hỏi ông làm sao ông chiến đấu với nhũng tai hoạ đầy dẫy ở vùng ông sắp cư ngụ, ông bạch Đức Phật về sáu loại can đảm chịu đựng ông có được kể cả việc giữ tâm xả với sự công kích ảnh hưởng ngay cả mạng sống của ông.
(4) Kinh Giáo Giới Nandaka (Nandakovāda Sutta)
Bài Kinh nầy được Đại Đức Nandaka thuyết cho năm trăm vị tỳ khưu ni trong sự hiện diện của Đức Phật vào một đêm trăng rằm. Đại Đức đề cập đến mười hai phạm trù của nội ngoại xứ, sáu loại tâm thức, bản chất vô thường của chúng và làm sao thực hành Bảy Yếu Tố Giác Ngộ (Thất Giác Chi). Đại Đức được Thế Tôn ủng hộ về việc trình bày pháp một cách rõ ràng mạch lạc.
(5) Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula (Cūḷarāhulovāda Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết cho con trai của người Rāhula, lúc bấy là một vị tỳ khưu trong Tăng Đoàn, đủ chín chắn để nhận pháp tối thượng. Đức Phật thiết tha khuyên bảo ông trong hình thức hỏi và đáp về bản chất vô thường của mười hai xứ, nhờ đó Đại Đức Rāhula đắc A la hán quả.
(6) Kinh Sáu Sáu (Chacchakka Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết thường xuyên cho nhiều tỳ khưu về sáu nội xứ, sáu ngoại xứ, sáu loại tâm thức, sáu loại xúc, sáu loại thọ, sáu loại ái và mối tương quan của chúng dẫn đến sự tương tục của các hiện tượng từ đời nầy sang đời khác như thế nào.
(7) Đại Kinh Sáu Xứ (Mahāsaḷāyatanika Sutta)
Bài Kinh nầy là một bản trình bày về vô minh của sáu phạm trù pháp như sáu nội xứ, v.v..phát sanh tham ái và tham ái phát sanh khổ như thế nào. Nó cũng giải thích làm sao, khi nào chúng được thấy như chúng thực đang là bằng cách hành theo Bát Chánh Đạo, hiểu biết về Thất Giác Chi sanh khởi, vaf gặt kết quả là sự an lạc tịch tịnh Niết Bàn.
(8) Kinh Nói Cho Dân Chúng nghe (Nagaravindeyya Sutta)
Đây là bài Kinh trong đó Đức Phật giải thích cho dân làng Nagaravinda tính ưu việt thù thắng giữa sa môn và bà la môn được cung kính tôn trọng và những ai không được. Chỉ những đạo sư người đã diệt trừ tham ái phát sanh từ Pháp xứ mới đáng cung kính tôn trọng.
(9) Kinh Khất Thực Thanh Tịnh (Piṇḍapatapārisudhi Sutta)
Đây là bài Kinh sách tấn chư tỳ khưu giữ tâm trong sạch trong lúc trì bình khất thực hay trong lúc trai phạn, bằng cách từ bỏ tham ái, diệt trừ năm Triền Cái và phát triển hiểu biết về Thất Giác Chi nhờ thực hành liên tục.
(10) Kinh Căn Tu Tập (Indriyabhāvanā Sutta)
Bài Kinh nầy được Đức Phật thuyết cho Đại Đức Ānanda chỉ rõ sự khác nhau giữa thu thúc lục căn do vị A la hán thực hành và do người vẫn còn tu tập thực hành. Đức Phật giải thích cảm giác thích và không thích hay xả phát sanh từ những hiện tượng hữu vi có thể sớm được diệt trừ bằng thực hành Thiền Minh Sát.
-ooOoo-