Diệu Pháp Cương Yếu
Chia pháp:
Pháp tất cả chia có 2:
Pháp Tục Ðế.
Pháp Chơn Ðế.Pháp Chơn Ðế chia có 2:
Pháp Vô Vi.
Pháp Hữu Vi.Pháp Hữu Vi chia có 2:
Danh pháp.
Sắc pháp.Danh pháp chia có 2:
Tâm.
Sở Hữu Tâm (Tâm sở)a) Tâm
Tâm chia có 2:
Tâm Siêu Thế.
Tâm Hiệp Thế.Tâm Hiệp Thế chia có 2:
Tâm Dục Giới.
Tâm Ðáo đại.Tâm Dục Giới chia có 2:
Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.
Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo.Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo chia có 2:
Tâm Vô Nhân.
Tâm Bất Thiện.Tâm Bất Thiện chia có 3:
Tâm tham.
Tâm sân.
Tâm si.Tâm Tham chia có 8:
Tâm Tham thọ hỷ hợp tà vô trợ.
Tâm Tham thọ hỷ hợp tà hữu trợ.Tâm Tham thọ hỷ ly tà vô trợ.
Tâm Tham thọ hỷ ly tà hữu trợ.Tâm Tham thọ xả hợp tà vô trợ.
Tâm Tham thọ xả hợp tà hữu trợ.Tâm Tham thọ xả ly tà vô trợ.
Tâm Tham thọ xả ly tà hữu trợ.Tâm Sân chia có 2:
Tâm Sân thọ ưu hợp phấn vô trợ.
Tâm Sân thọ ưu hợp phấn hữu trợ.Tâm Si chia có 2:
Tâm Si thọ xả hợp hoài nghi.
Tâm Si thọ xả hợp phóng dật.Tâm Vô Nhân chia có 3:
Tâm Quả bất thiện vô nhân.
Tâm Quả thiện vô nhân.
Tâm Duy Tác vô nhân.Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân chia có 7:
Tâm Nhãn thức thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Nhỉ thức thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Tỷ thức thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Thiệt thức thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Thân thức thọ khổ Quả bất thiện.Tâm Tiếp thâu thọ xả Quả bất thiện.
Tâm Quan sát thọ xả Quả bất thiện.Tâm Quả Thiện Vô Nhân chia có 8:
Tâm Nhãn thức thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Nhỉ thức thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Tỷ thức thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Thiệt thức thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Thân thức thọ lạc Quả thiện vô nhân.Tâm Tiếp Thâu thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Quan Sát thọ xả Quả thiện vô nhân.
Tâm Quan Sát thọ hỷ Quả thiện vô nhân.Tâm Duy Tác Vô Nhân chia có 3:
Tâm Khai Ngũ môn thọ xả.
Tâm Khai ý môn thọ xả.
Tâm Ưng cúng vi tiếu thọ hỷ.Tâm Dục Giới Tịnh Hảo chia có 3:
Tâm Thiện dục giới tịnh hảo hữu nhân (còn gọi là Tâm Ðại Thiện).
Tâm Quả dục giới tịnh hảo hữu nhân (Tâm Ðại Quả).
Tâm Duy tác dục giới tịnh hảo hữu nhân (Tâm Ðại Tố hay Ðại Hành).Tâm Thiện Dục Giới Tịnh Hảo Hữu Nhân chia có 8:
Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí vô trợ.
Tâm Thiện thọ hỷ hợp trí hữu trợ.Tâm Thiện thọ hỷ ly trí vô trợ.
Tâm Thiện thọ hỷ ly trí hữu trợ.Tâm Thiện thọ xả hợp trí vô trợ.
Tâm Thiện thọ xả hợp trí hữu trợ.Tâm Thiện thọ xả ly trí vô trợ.
Tâm Thiện thọ xả ly trí hữu trợ.Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác dục giới tịnh hảo hữu nhân chia ra có 8 thứ như Tâm Thiện dục giới hữu nhân.
Tâm Ðáo Ðại chia có 2:
Tâm sắc giới.
Tâm vô sắc giới.Tâm Sắc Giới chia có 3:
Tâm Thiện sắc giới.
Tâm Quả sắc giới.
Tâm Duy Tác sắc giới (Tâm Tố sắc giới).Tâm Thiện Sắc Giới chia có 5:
Tâm Thiện sơ thiền.
Tâm Thiện nhị thiền.
Tâm Thiện tam thiền.
Tâm Thiện tứ thiền.
Tâm Thiện ngũ thiền.Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác sắc giới cũng có 5 thứ Tâm như Tâm Thiện sắc giới.
Tâm Vô Sắc Giới chia có 3:
Tâm Thiện vô sắc giới.
Tâm Quả vô sắc giới.
Tâm Duy Tác vô sắc giới.Tâm Thiện vô Sắc Giới chia có 4:
Tâm Thiện không vô biên xứ.
Tâm Thiện thức vô biên xứ.
Tâm Thiện vô sở hữu xứ.
Tâm Thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ.Ghi chú: Tâm Quả và Tâm Duy Tác vô sắc giới cũng có 4 thứ tâm như tâm Thiện vô sắc giới.
Tâm Siêu Thế chia có 2:
Tâm Ðạo (Tâm Thiện siêu thế).
Tâm Quả siêu thế.Tâm Ðạo chia có có 4:
Tâm Sơ đạo.
Tâm Nhị đạo.
Tâm Tam đạo.
Tâm Tứ đạo.Tâm Sơ đạo chia có 5:
Tâm Sơ đạo Sơ thiền.
Tâm Sơ đạo Nhị thiền.
Tâm Sơ đạo Tam thiền.
Tâm Sơ đạo Tứ thiền.
Tâm Sơ đạo Ngũ thiền.* Ghi chú: Tâm Nhị, Tam, Tứ đạo cũng có 5 thứ tâm như tâm Sơ đạo.
Tâm Quả Siêu Thế chia có 4:
Tâm Sơ Quả.
Tâm Nhị Quả.
Tâm Tam Quả.
TâmTứ Quả.Tâm Sơ Quả chia có 5:
Tâm Sơ Quả Sơ thiền.
Tâm Sơ Quả Nhị thiền.
Tâm Sơ Quả Tam thiền.
Tâm Sơ Quả Tứ thiền.
Tâm Sơ Quả Ngũ thiền.* Ghi chú: Tâm Nhị, Tam, Tứ Quả cũng có 5 thứ tâm như tâm Sơ Quả.
b) Sở hữu tâm:
Sở Hữu Tâm chia có 3:
Sở hữu Tợ tha.
Sở hữu Bất thiện.
Sở hữu Tịnh hảo.Sở Hữu Tợ Tha chia có 2:
Sở hữu Biến hành.
Sở hữu Biệt cảnh.Sở Hữu Biến Hành chia có 7:
Xúc.
Thọ.
Tưởng.
Tư.
Nhất hành.
Mạng quyền.
Tác ý.Sở Hữu Biệt Cảnh chia có 6:
Tầm.
Tứ.
Thắng giải.
Cần.
Hỷ.
Dục.Sở Hữu Bất Thiện chia có 5:
Sở hữu Si phần (bất thiện biến hành).
Sở hữu Tham phần.
Sở hữu Sân phần.
Sở hữu Hôn phần.
Sở hữu Hoài nghi.Sở Hữu Si Phần chia có 4:
Si.
Vô tàm.
Vô Úy.
Phóng dật.Sở Hữu Tham Phần chia có 3:
Tham.
Tà kiến.
Ngã mạn.Sở Hữu Sân Phần chia có 4:
Sân.
Tật.
Lận.
Hối.Sở Hữu Hôn Phần chia có 2:
Hôn trầm.
Thụy miên.Sở Hữu Tịnh Hảo chia có 4:
Sở hữu Tịnh hảo biến hành.
Sở hữu Giới phần.
Sở hữu Vô lượng phần.
Sở hữu Trí tuệ.Sở Hữu Tịnh Hảo Biến Hành chia có 19:
1) Tín. 2) Niệm. 3) Tàm. 4) Úy. 5) Vô tham. 6) Vô sân. 7) Hành xả. 8) Tịnh thân. 9) Tịnh tâm. 10) Khinh thân. 11) Khinh tâm. 12) Nhu thân. 13) Nhu tâm. 14) Thích thân. 15) Thích tâm. 16) Thuần thân. 17) Thuần tâm. 18) Chánh thân. 19) Chánh tâm. Sở Hữu Giới Phần chia có 3:
Chánh Ngữ.
Chánh Nghiệp.
Chánh Mạng.Sở Hữu Vô Lượng Phần chia có 2:
Bi.
Tùy hỷ.c) Sắc pháp:
Sắc Pháp chia có 2:
Sắc Tứ đại.
Sắc Y Ðại sinh.Sắc Y Ðại Sinh chia có 10:
Sắc Thần kinh.
Sắc Cảnh giới.
Sắc Trạng thái.
Sắc Ý vật.
Sắc Mạng quyền.Sắc Vật thực.
Sắc Hư không.
Sắc Biểu tri.
Sắc Ðặc biệt.
Sắc Tứ tướng.Sắc Thần Kinh chia có 5:
Thần kinh Nhãn.
Thần kinh Nhĩ.
Thần kinh Tỷ.
Thần kinh Thiệt.
Thần kinh Thân.Sắc Cảnh Giới chia có 4:
Sắc Cảnh sắc.
Sắc Cảnh thinh.
Sắc cảnh khí.
Sắc Cảnh vị.* Ghi chú: Sắc Cảnh xúc là đất, lửa, gió nên không kể riêng.
Sắc Tính (Sắc Trạng thái) chia có 2:
Sắc Nam Tính.
Sắc Nữ Tính.Sắc Biểu Tri chia có 2:
Sắc Thân biểu tri.
Sắc Khẩu biểu tri.Sắc Ðặc Biệt chia có 3:
Sắc Khinh.
Sắc Nhu.
Sắc Thích nghiệp.Sắc Tứ Tướng chia có 4:
Sinh.
Tiến.
Dị.
Diệt.Pháp Tục Ðế chia có 2:
Danh chế định.
Nghĩa chế định.Danh Chế Ðịnh chia có 6:
Danh chơn chế định.
Phi danh chơn chế định.Danh chơn phi danh chơn chế định.
Phi danh chơn danh chơn chế định.Danh chơn danh chơn chế định.
Phi danh chơn phi danh chơn chế định.Nghĩa Chế Ðịnh chia có 7:
Hình thức chế định.
Hiệp thành chế định.
Chúng sanh chế định.
Phương hướng chế định.
Thời gian chế định.
Hư không chế định.
Tiêu biểu chế định.
Gồm Pháp:
– Tâm Tham, tâm Sân và tâm Si gồm lại gọi là Tâm Bất Thiện.
– Tâm Quả bất thiện vô nhân, Tâm Quả thiện vô nhân và Tâm Duy Tác vô nhân gồm lại gọi là Tâm Vô Nhân.
– Tâm Bất Thiện và Tâm Vô Nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới Vô Tịnh Hảo.
– Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác dục giới tịnh hảo hữu nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.
– Tâm Dục giới vô tịnh hảo và Tâm Dục giới tịnh hảo hữu nhân gồm lại gọi là Tâm Dục Giới.
– Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác sắc giới gồm lại gọi là Tâm Sắc Giới.
– Tâm Thiện, Tâm Quả và Tâm Duy Tác vô sắc giới gồm lại gọi là Tâm Vô sắc Giới.
– Tâm sắc giới và Tâm Vô sắc giới gồm lại gọi là Tâm Ðáo Ðại.
– Tâm Dục giới và Tâm Ðáo đại gồm lại gọi là Tâm Hiệp Thế.
– Tâm Sơ, Nhị, Tam và Tứ đạo gồm lại gọi là Tâm Ðạo Siêu Thế.
– Tâm Sơ, Nhị, Tam, Tứ Quả gồm lại gọi là Tâm Quả Siêu Thế.
– Tâm Ðạo và Tâm Quả Siêu Thế gồm lại gọi là Tâm Siêu Thế.
– Tâm Hiệp Thế và Tâm Siêu Thế gồm lại gọi là Tâm.
– Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất hành, Mạng quyền, Tác ý gồm lại gọi là Sở Hữu Biến Hành.
– Tầm, Tứ, Thắng, Giải, Cần, Hỷ, Dục gồm lại gọi là Sở Hữu Biệt Cảnh.
– Sở hữu Biến hành và Sở hữu Biệt cảnh gồm lại gọi là Sở Hữu Tợ Tha.
– Si, Vô Tàm, Vô úy, Phóng dật gồm lại gọi là Sở Hữu Si Phần.
– Tham, Tà kiến, Ngã mạn gồm lại gọi là Sở Hữu Tham Phần.
– Sân, Tật, Lận và Hối gồm lại gọi là Sở Hữu Sân Phần.
– Hôn trầm, Thụy miên gồm lại gọi là Sở Hữu Hôn Phần.
– Sở hữu Si phần, sở hữu Tham phần, sở hữu Sân phần, sở hữu Hôn phần và sở hữu Hoài nghi gồm lại gọi là Sở Hữu Bất Thiện.
– Tín, Niệm, Tàm, Úy, Vô tham, Vô sân, Hành xả, Tịnh thân, Tịnh tâm, Khinh thân, Khinh tâm, Nhu thân, Nhu tâm, Thích thân, Thích tâm, Thuần thân, Thuần tâm, Chánh thân và Chánh tâm gồm lại gọi là Sở Hữu tịnh Hảo Biến Hành.
– Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng gồm lại gọi là Sở Hữu Giới Phần.
– Sở hữu Bi và Tùy hỷ gồm lại gọi là Sở Hữu Vô Lượng Phần.
– Sở hữu Tịnh hảo biến hành, Sở hữu Giới phần, Sở hữu Vô lượng phần và Sở hữu trí tuệ gồm lại gọi là Sở Hữu tịnh Hảo.
– Sở hữu Tợ tha, Sở hữu Bất thiện và Sở hữu Tịnh Hảo gồm lại gọi là Sở Hữu Tâm.
– Sở Hữu tâm và Tâm gồm lại gọi là Danh Pháp.
– Ðất, Nước, Lửa, Gió gồm lại gọi là Sắc Tứ Ðại.
– Thần kinh nhãn, Thần kinh nhĩ, Thần kinh tỷ, Thần kinh thiệt và Thần kinh thân gồm lại gọi là Sắc Thần Kinh.
– Sắc Cảnh Sắc, Sắc Cảnh Thinh, Sắc Cảnh Khí và Sắc Cảnh Vị gồm lại gọi là Sắc cảnh Giới.
– Sắc Trạng thái Nam và Sắc Trạng thái Nữ gồm lại gọi là Sắc Trạng Thái.
– Sắc Thân biểu tri và Sắc Khẩu biểu tri gồm lại gọi là Sắc Biểu Tri.
– Khinh, Nhu và Thích nghiệp gồm lại gọi là Sắc Ðặc Biệt.
– Sinh, Tiến, Dị và Diệt gồm lại gọi là Sắc Tứ Tướng.
– Sắc Thần kinh, Sắc Cảnh giới, Sắc Trạng thái, Sắc Ý vật, Sắc Mạng quyền, Sắc vật thực, Sắc Hư không, Sắc Biểu tri, Sắc Ðặc biệt và Sắc Tứ tướng gồm lại gọi là Sắc Y Ðại Sinh.
– Sắc Tứ đại và Sắc Y đại sinh gồm lại gọi là Sắc Pháp.
– Danh Pháp và Sắc Pháp gồm lại gọi là Pháp Hữu Vi.
– Pháp Hữu vi và Pháp Vô vi (Niết Bàn) gồm lại gọi là Pháp Chơn Ðế.
– Danh chơn chế định, Phi danh chơn chế định, danh chơn phi danh chơn chế định, Phi danh chơn danh chơn chế định, danh chơn danh chơn chế định, phi danh chơn phi danh chơn chế định gồm lại gọi là Danh Chế Ðịnh.
– Hình thức chế định, Hiệp thành chế định, Chúng sanh chế định, Phương hướng chế định, Thời gian chế định, Hư không chế định và Tiêu biểu chế định gồm lại gọi là Nghĩa Chế Ðịnh.
– Danh chế định và Nghĩa chế định gồm lại gọi là Pháp Tục Ðế.
– Pháp Chơn đế và pháp Tục đế gồm lại gọi là Pháp.
-ooOoo-