BÀI 11.
TỔNG KẾT CÁC LOẠI TÂM
Tâm Dục giới có 54, Tâm Sắc giới có 15, tâm Vô Sắc giới có 12, Tâm Siêu Thế giới có 8 (hoặc 40). Như vậy, tổng cộng có 89 hoặc 121 tâm.
Tâm chỉ có một ý nghĩa là sự biết cảnh hay nhận thức đối tượng (Cintīti = Vijāñāti). Phân theo người và cõi thì có 121 tâm, tính theo cái thì vô lượng vô biên, vì trong một cái khảy móng tay, tâm sanh diệt hằng triệu triệu cái, nên mới nói tâm chỉ là một. Một ở đây là một ý nghĩa chứ không phải là một thứ hay một cái.
Tâm chia theo phần dị danh.
Tâm chia theo hữu nhơn và vô nhơn:
Tâm hữu nhơn gồm có:
– 24 tâm dục giới tịnh hảo.
– 15 tâm sắc giới.
– 12 tâm vô sắc giới.
– 20 tâm đạo siêu thế.
– 20 tâm quả siêu thế.
Tâm chia theo tương ưng:
– Trí tuệ: 12 tâm Dục giới tịnh hảo hợp trí và 67 tâm thiền (27 tâm đáo đại và 40 tâm siêu thế).
– Sân: 2 tâm sân.
– Hoài nghi: 1 tâm Si hợp nghi.
– Phóng dật: 1 tâm Si hợp phóng dật.
– 12 tâm Dục giới tịnh hảo ly trí.
– 18 tâm Dục giới vô nhân.
Tâm chia theo hữu trợ:
– 1 tâm Sân (tâm thứ 2).
– 12 tâm dục giới tịnh hảo (4 tâm Thiện ( tâm thứ 2, 4, 6, 8), 4 tâm Quả (tâm thứ 2, 4, 6, 8) và 4 tâm Duy Tác (tâm thứ 2, 4, 6, 8)).
– 1 tâm Sân (thứ 1).
– 12 tâm dục giới tịnh hảo (4 tâm Thiện (1, 3, 5, 7), 4 tâm Quả (1, 3, 5, 7) và 4 tâm Duy Tác (1, 3, 5, 7).
– Tâm phi thiền: 54 tâm dục giới.
– Thọ lạc: 1 tâm thân thức dục giới quả thiện vô nhơn.
– Thọ ưu: 2 tâm Sân.
– Thọ hỷ:
1 tâm quan sát thọ hỷ.
1 tâm ưng cúng sinh tiếu thọ hỷ.
12 tâm dục giới tịnh hảo thọ hỷ.
12 tâm sắc giới thọ hỷ.
32 tâm siêu thế thọ hỷ.
2 tâm si thọ xã.
12 tâm dục giới tịnh hảo thọ xã.
14 tâm vô nhân thọ xã.
3 tâm sắc giới thọ xã.
12 tâm vô sắc giới thọ xã.
8 tâm siêu thế thọ xã.
– Tâm siêu thế gồm có 40 tâm ( 20 tâm đạo và 20 tâm quả).
– Tâm tịnh hảo gồm có 91 tâm (24 tâm dục giới tịnh hảo + 27 tâm đáo đại + 40 tâm siêu thế).
– Tánh thiện. (92 tâm)
– Tánh vô ký. (20 tâm duy tác)
2 tâm sân
2 tâm si
5 tâm thiện sắc giới
4 tâm thiện vô sắc giới
20 tâm đạo siêu thế giới
8 tâm quả thiện vô nhân
8 tâm quả dục giới tịnh hảo
5 tâm quả sắc giới
4 tâm quả vô sắc giới
20 tâm quả siêu thế giới
8 tâm duy tác dục giới tịnh hảo
5 tâm duy tác sắc giới
4 tâm duy tác vô sắc giới
Nhân gồm có 6: Tham, Sân, Si (ba Bất thiện nhân), Vô Tham, Vô Sân và Vô Si (hai nhân Thiện và nhân Vô ký).
– 22 tâm có hai nhân là:
12 Dục giới Tịnh Hảo tâm ly Trí (chỉ có Vô Tham và Vô Sân).
27 tâm Ðáo đại.
8 tâm Siêu thế.
Có tất cả là 14 tác dụng của tâm. Nếu phân chia theo vị trí thì có 10 loại:
Tóm lại:
– Tâm hộ kiếp (Hữu phần)
– Tâm Tử
– Tâm thập di (Ðồng sở duyên)
– Tâm Quan sát
– Tâm hộ kiếp (Hữu phần)
– Tâm Tử
– Tâm thập di (Ðồng sở duyên)
– Tâm hộ kiếp (Hữu phần)
– Tâm Tử
– Tâm thập di (Ðồng sở duyên)
– Khán môn: Khai mỡ cho lộ ý sanh khởi.
– 2 Tâm Tiếp thu chỉ có 1 tác dụng tiếp thu.
– 10 Thức tâm (Ngũ song thức) có tác dụng là thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc.
– 55 Tâm còn lại chỉ có một tác dụng làm tâm Ðổng Tốc (tốc hành tâm).
Tâm chia theo CĂN MÔN
Nhãn môn: có 46 tâm:
– 2 Nhãn thức (tâm Quả Vô nhân Thiện và Bất thiện).
– 2 Tâm Tiếp thu (tâm Quả Vô nhân Thiện và Bất thiện).
– 3 Tâm Quan sát (tâm Quả Vô nhân Thiện và Bất thiện).
– 1 Tâm Khán Ý môn.
– 29 Tâm Ðổng tốc (12 tâm Bất thiện + 16 tâm Thiện + tâm Ưng Cúng sinh Tiếu).
– 8 Tâm Thập Di (chỉ cho 8 tâm quả trong Dục giới Tịnh Hảo vì 3 tâm Quan sát đã kể trước rồi).
Tổng cộng có tất cả là 54 tâm khởi qua ngũ môn.
Ý môn: có tất cả 67 tâm khởi lên.
Tâm Ứng Cúng Sinh Tiếu.
16 Tâm Dục giới Tịnh Hảo (8 tâm Thiện + 8 tâm Duy tác).
10 Tâm Sắc giới (5 tâm Thiện + 5 tâm Duy tác).
8 Tâm Vô sắc giới (4 tâm Thiện + 4 tâm Duy tác).
8 Tâm Siêu thế.
3 Tâm Quan sát (trong Dục giới vô nhân tâm).
8 Tâm Quả Tịnh Hảo.
5 Tâm Quả Sắc giới.
4 Tâm Quả Vô sắc giới.
Tóm lại:
2 Tâm khởi qua nhĩ môn.
2 Tâm khởi qua tỷ môn.
2 Tâm khởi qua thiệt môn.
2 Tâm khởi qua thân môn.
8 Tâm Vô sắc giới (tâm Thiện và tâm Duy tác). [Khởi qua ý môn]
8 Tâm Siêu thế (tâm Ðạo và tâm Quả). [Khởi qua ý môn]
– 3 tâm khởi qua 5 cửa: (không khởi qua ý môn)
2 Tâm Tiếp thu.
Tâm Khán Ý môn (hay tâm Xác định).
29 Tâm Dục giới Ðổng tốc.
8 Tâm Quả trong Dục giới Tịnh Hảo.
– 9 tâm hoàn toàn không khởi qua cửa nào hết:
4 tâm Quả trong Vô Sắc giới.
Phân loại theo ÐỐI TƯỢNG
Tâm có 6 đối tượng là Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc và Pháp. Pháp, đối tượng của ý căn cũng có 6 đối tượng là Tịnh sắc căn, Tế sắc căn, Tâm, Tâm sở, Niết bàn và Khái niệm.
3) Khí là đối tượng duy nhất của tỷ thức, đối tượng ấy xảy ra trong hiện tại.
4) Vị là đối tượng duy nhất của thiệt thức, đối tượng ấy xảy ra trong hiện tại.
5) Xúc là đối tượng duy nhất của Thân thức, đối tượng ấy xảy ra trong hiện tại.
6) Ðối tượng của Tâm khởi qua ý môn thì bao gồm cả quá khứ, hiện tại, vị lai và vượt thời gian tùy theo trường hợp:
– Ðối tượng của tâm Ðổng tốc giúp cho Diệu trí (Abhiñña) được thiên nhãn thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai và thoát ly thời gian.
– Ðối tượng của tâm Ðổng tốc Ðáo đại là quá khứ và thoát ly thời gian (vì Niết bàn thường hiện tại nên thoát ly thời gian).
– Khái niệm (paññatti) cũng thoát ly thời gian.
Khi lâm chung, một người có thể thấy mình đang làm một hành động mà khi còn sống mình thường làm; như kẻ hay giết người sẽ thấy mình đang giết người. Một Phật tử tín thành có thể thấy mình đang lạy Phật. Sự thấy đó gọi là nghiệp (Kamma). Hoặc người ấy có thể thấy những dụng cụ có liên hệ đến những hành động thường làm của mình như kẻ giết người có thể thấy con dao. Người Phật tử có thể thấy hình ảnh đức Phật. Sự thấy này gọi là nghiệp tướng (Kammanimitta). Một người độc ác có thể thấy hình ảnh địa ngục, ngạ quỷ hoặc một người chí thiện có thể thấy hình ảnh các cõi trời. Sự thấy này gọi là thú tướng (Gatimitta).
Tịnh sắc căn (Pasāda): Còn gọi là Sắc Thần Kinh, là tinh chất của Tứ Ðại, có khả năng thu nhận cảnh (thần kinh). Tịnh sắc của thân căn thì ở cùng khắp cả thân. Còn Tịnh sắc của 4 căn kia chỉ ở tại vị trí của căn đó.
Tế sắc (Sukhumarūpaṃ): Trong 28 sắc pháp có 12 sắc được gọi là Thô sắc [5 Tịnh sắc căn (Sắc thần kinh), Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc (gồm Ðất, Lửa và Gió)], các sắc còn lại được gọi là Sắc Tế.
Tâm (Citta) chỉ cho 89 tâm.
Tâm sở (Cetasika) chỉ cho 52 Sở Hữu tâm.
Niết bàn (Nibbāna) là đối tượng siêu thế đối với 8 tâm Siêu thế.
Khái niệm (Paññatti) có 2 loại:
– Nghĩa chế định (Atthapaññatti): Là đối tượng hay ý nghĩa gợi ra bởi Danh chế định.
Sắc, Thinh, Khí, Vị và Xúc làm đối tượng cho 5 Thức căn, tâm Khán ngũ môn và tâm Tiếp thu.
11 Tâm Quả Dục giới còn lại (3 tâm Quan sát + 8 tâm Quả Tịnh Hảo) làm những công tác tâm Quan Sát, hay tâm Thập di, hoặc tâm Tục sinh, tâm Hộ kiếp và tâm Tử. Những công tác tâm Quan Sát và tâm Thập di chỉ có những đối tượng ở Dục giới do đó không thể có công tác ở những cảnh giới cao hơn được. Một người có thể tự cao khi làm được một việc thiện hay chứng được một cảnh giới thiền, do đó đã có một tâm Bất thiện khởi lên trước một đối tượng thiện; nhưng các tâm Bất thiện không thể khởi ở Siêu thế giới vì tại đây không có Tham, Sân, Si.
8 Tâm Ðổng Tốc ly Trí có thể khởi với các đối tượng ở Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, nhưng không khởi lên với các đối tượng Siêu thế. Các bật Dự lưu, Nhứt lai và Bất lai đã đạt được cảnh giới Siêu thế, nhưng khi tâm các vị ấy là Dục giới ly Trí thì các vị ấy không nhận thức các cảnh giới Siêu thế. Cũng vậy, tâm Duy tác Dục giới ly Trí, vị A-La-Hán không nhận thức được các cảnh giới Siêu thế dù các vị biết rất rỏ ràng về cảnh giới đó.
Ðối tượng của tâm Thiện hợp Trí.
Ðối tượng của tâm Thiện Dục giới Tịnh Hảo hợp Trí của bậc Bất lai có thể thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới hay một cảnh giới của Siêu thế giới mà mình đã chứng được nhưng không vượt hơn cảnh giới đó.
Ðối tượng của tâm Duy tác Dục giới Tịnh Hảo hợp Trí của vị A-La-Hán có thể khởi lên ở cảnh giới nào cũng được. Trong một Diệu Trí của Ðệ ngũ thiền, một vị A-La-Hán có thể biết được mọi vật ở bất cứ cảnh giới nào, hoặc quá khứ, hiện tại, vị lai, hay ở rất xa.
Tâm Khán Ý môn hay Tâm Xác định có thể khởi lên với mọi đối tượng với mọi cảnh giới, vì tâm này làm công tác suy tư nên tư tưởng nào cũng phải có nó.
Ðối tượng của Vô sắc giới Ðệ nhất và Ðệ tam Thiền làm tâm Tục Sinh, tâm này cũng chỉ là một khái niệm của quá khứ như hư không là vô biên (Ananto ākāso) hoặc không có sở hữu gì (natthi kiñci). Hai khái niệm trên được xem như là Nghiệp tướng (Kammanimitta) xuyên qua Ý môn của đối tượng của Ðệ nhị và Ðệ tứ Thiền.
Trong Vô sắc giới, Ðệ nhị thiền lấy Sơ thiền làm đối tượng và Ðệ tứ thiền lấy Ðệ tam thiền làm đối tượng.
Tóm lại:
1 Tâm Khán ngũ môn.
1 Tâm Ưng Cúng sinh Tiếu.
3 Phi tưởng phi phi tưởng Xứ.
3 Tâm Không vô biên Xứ.
3 Tâm Vô sở hữu Xứ.
4 Tâm Quả.
4 Tâm Thiện Dục giới ly Trí.
4 Tâm Duy tác Dục giới ly Trí.
1 Tâm Thiện Diệu Trí (Abhiñña, Tâm thông, đạt được ở Ðệ Ngũ Thiền).
1 Tâm Duy tác Diệu trí.
1 Tâm Quan sát.
Ở Dục giới, có 7 thức tâm khởi lên y cứ trên 6 trú căn (6 trú căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và đoàn tâm):
– Ý thức giới (Manoviññānadhātu): tâm Quan Sát, tâm Quả Tịnh hảo, tâm Sân, tâm Ưng Cúng sinh Tiếu, tâm Sắc giới, tâm Ðạo Dự Lưu.
– 5 Thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân thức) (Viññāṇa).
– Ý thức giới.
– Nhãn thức giới.
– Nhĩ thức giới.
43 Tâm khởi lên y cứ vào 6 trú căn:
– 1 Tâm Khán ngũ môn (Pañca dvātāvajjana).
– 1 Tâm Ưng Cúng sinh Tiếu (Hasituppāda).
– 2 Phấn tâm (tâm Sân) (Patigha).
– 15 Tâm Sắc giới (Rūpāvacara).
– 1 Tâm đạo Dự lưu (Sotāpattimagga).
– 1 Tâm Khán Ý môn (Manodvārāvajjana).
– 8 Tâm Thiện Dục giới (Kusalacittāni).
– 8 Tâm Duy tác Dục giới (Kriyācittāni).
– 4 Tâm Thiện Vô sắc giới.
– 4 Tâm Duy tác Vô sắc giới.
– 7 Tâm Siêu thế (trừ tâm đạo Dự lưu) (Lokuttara).
-ooOoo-