Chương Thứ Tư
Giảng Giải về sự Thọ Lãnh Tu Viện Cetiyapabbata
Sau đây là lời dẫn giải liên quan đến sự việc trên: Nghe rằng trưởng lão Moggaliputtatissa sau khi thực hiện cuộc kết tập lần thứ ba này đã suy nghĩ như vầy: “Trong tương lai Giáo Pháp có thể phát triển bền vững ở nơi đâu?” Và vị ấy đã khẳng quyết điều này: “Giáo Pháp sẽ phát triển bền vững ở các quốc độ lân bang.”
Vị ấy đã trao nhiệm vụ rồi đã phái các vị tỳ khưu ấy một số đi chỗ này, một số đi chỗ nọ. Vị ấy đã phái trưởng lão Majjhantika đến xứ Kasmīra và Gandhāra: “Ngươi hãy đi đến xứ sở đó và phát triển Giáo Pháp ở nơi đó.” Vị ấy cũng đã nói y như thế rồi phái trưởng lão Mahādeva đến Mahisamaṇḍala, trưởng lão Rakkhita đến xứ Vanavāsi, trưởng lão Dhammarakkhita người xứ Yona đến xứ Aparantaka, trưởng lão Mahādhammarakkhita đến Mahāraṭṭha, trưởng lão Mahārakkhita đến quốc độ Yona, trưởng lão Majjhima đến vùng Hi Mã Lạp Sơn, trưởng lão Soṇaka và trưởng lão Uttara đến Suvaṇṇabhūmi, và phái đệ tử của mình là trưởng lão Mahinda cùng với các trưởng lão Iṭṭhiya, Uttiya, Sambala, Bhaddasāla đến đảo Laṅkā (Tích Lan): “Hãy đi đến đảo Laṅkā và phát triển Giáo Pháp ở đó.”…
Tất cả các vị ấy khi đi đến xứ này xứ nọ ở các phương đã đi thành nhóm năm người: “Trong các quốc độ lân bang, nhóm năm vị là đủ số lượng cho hành sự tu lên bậc trên.”
Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:
1. Vị trưởng lão Moggaliputta ấy là vị đã làm rạng rỡ lời giáo huấn của bậc Chiến Thắng sau khi đã hoàn thành cuộc kết tập và quán xét về tương lai.
2. Vị ấy đã quán thấy sự pháp triển của Giáo Pháp ở các xứ lân bang nên vào tháng Kattika đã phái đi các vị trưởng lão một số đến nơi này, một số đến nơi khác.
3. Vị trưởng lão Majjhantika đã được phái đến xứ Kasmīra và Gandhāra, còn trưởng lão Mahādeva đã được phái đến xứ Mahisamaṇḍala.
4. Vị trưởng lão tên Rakkhita đã được phái đến xứ Vanavāsi; cũng vậy, trưởng lão tên Dhammarakkhita người xứ Yona đến xứ Aparantaka.
5. Vị trưởng lão tên Mahādhammarakkhita được phái đến xứ Mahāraṭṭha, còn vị trưởng lão Mahārakkhita đến quốc độ Yona.
6. Vị trưởng lão Majjhima được phái đến vùng Hi Mã Lạp Sơn, còn chính hai vị trưởng lão Soṇa và Uttara đến Suvaṇṇabhūmi.
7. Còn vị trưởng lão danh tiếng Mahinda cùng với các đệ tử của bản thân là vị trưởng lão Iṭṭhiya, Uttara, Sambala, và Bhaddasāla,
8. Năm vị trưởng lão đã được phái đi (với lời chỉ dạy rằng): “Các vị hãy phát triển lời giáo huấn tuyệt vời của bậc Chiến Thắng ở xứ Laṅkā tuyệt vời ấy.”
Phần trưởng lão Mahinda, được vị bổn sư và hội chúng tỳ khưu yêu cầu rằng: “Ngươi hãy đi đến hòn đảo Laṅka và thiết lập Giáo Pháp ở đó,” nên đã suy nghĩ rằng: “Có phải bây giờ là lúc để đi đến đảo Laṅkā không?”
Khi ấy, chúa trời Sakka đã đi đến gặp trưởng lão Mahinda và nói rằng:
– Thưa ngài, đức vua Muṭasīva đã băng hà, giờ vị đại vương Devānampiyatissa đang trị vì quốc độ. Vả lại, bậc Chánh Đẳng Giác đã tiên tri về ngài rằng: “Trong ngày vị lai, vị tỳ khưu tên Mahinda sẽ gieo niềm tin ở đảo Laṅkā này.” Thưa ngài, vì thế bây giờ là thời điểm để đi đến hòn đảo quý giá ấy, và ta sẽ là bạn đồng hành với ngài.
Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:
9. Khi ấy, vị trưởng lão tên Mahinda là trưởng lão của hội chúng gồm có các vị tên là Iṭṭhiya, Uttiya, Bhaddasāla, và Sambala.
10. Và sa di Sumana là vị có đại thần lực với sáu loại thần thông; vị thứ bảy trong nhóm là cư sĩ Bhaṇḍuka đã chứng ngộ Chân Đế.
11. Các vị trưởng lão được phái đi đã bay lên không trung từ đảo Jambu rồi đã đáp xuống thành phố tuyệt hảo giống như những con chim thiên nga chúa vậy.
12. Các vị đã cư ngụ ở phía trước của thành phố hạng nhất ấy trên đỉnh của ngọn núi giống như những con chim thiên nga sống ở đám mây trên cao chót vót của bầu trời.
Như vậy, sau khi bậc Chánh Đẳng Giác Vô Dư Niết Bàn được hai trăm ba mươi sáu năm, trưởng lão Mahinda cùng với các vị như là Iṭthiya, v.v… được thông báo rằng: “Ngươi hãy định cư ở hòn đảo này” đã đi đến và cư ngụ ở núi Missaka.
Cũng trong ngày hôm ấy, ở trên hòn đảo Laṅkā là ngày lễ hội Jeṭṭhamūla. Đại vương Devānampiyatissa đã tuyên bố rằng: “Hãy tổ chức lễ hội” và ra lệnh cho triều thần rồi cùng đoàn tùy tùng bốn mươi ngàn người rời thành phố đi đến núi Missaka với ý định tiêu khiển việc săn thú rừng. Lúc bấy giờ, một vị thiên thần ngự ở ngọn núi ấy (nghĩ rằng): “Ta sẽ tạo điều kiện để nhà vua gặp các vị trưởng lão” nên đã biến thành con nai màu đỏ đi lại không xa nhà vua lắm như là đang ăn cỏ.
Khi ấy, nhà vua đã gây nên tiếng động ở dây cung. Con nai chạy thoát thân theo lối đi đến Ambatthala. Nhà vua trong lúc đuổi theo sát phía sau đã lên đến Ambatthala. Rồi con nai đã biến mất không xa các vị trưởng lão lắm.
Khi thấy nhà vua đang đi lại gần, trưởng lão Mahinda đã chú nguyện: “Hãy để nhà vua thấy ta chớ không thấy các vị khác,” rồi nói rằng: “Này Tissa! Này Tissa! Hãy đi đến đây.” Nghe vậy, nhà vua đã suy nghĩ: “Không ai sanh ra trên hòn đảo này có thể xưng hô với ta bằng tên “Tissa,” vậy mà kẻ mặc vải choàng cắt ngang dọc, đầu cạo, khoác y ca-sa lại dám gọi ta bằng tên. Kẻ này là ai, người hay là phi nhân đây?”
Vị trưởng lão đã lên tiếng:
13. Tâu Đại Vương, chúng tôi là sa-môn, đệ tử của đấng Pháp Vương. Vì lòng bi mẫn đến bệ hạ nên đã từ đảo Jambu đi đến đây.
Khi nghe lời nói của vị trưởng lão, nhà vua lập tức bỏ vũ khí xuống rồi đã đến ngồi ở một bên nói lời chào hỏi thân thiện. Chuyện kể như vầy:
14. Sau khi hạ vũ khí xuống, đức vua đã đi đến bên cạnh rồi ngồi xuống trao đổi thân thiện về nhiều vấn đề.
Vào giây phút ấy, bốn mươi ngàn tùy tùng đã đến nơi và đứng quanh nhà vua. Khi ấy, vị trưởng lão đã làm cho nhà vua thấy được sáu vị kia. Nhà vua khi thấy họ đã hỏi rằng:
– Những người này đến khi nào vậy?
– Tâu Đại Vương, họ đã đến cùng với bần tăng.
– Hiện giờ ở đảo Jambu cũng có những vị sa-môn khác như thế này hay sao?
– Tâu Đại Vương, hiện nay đảo Jambu đang rực rỡ với bóng dáng của y ca-sa và được tràn ngập bởi vô số hiền triết.
Nói xong, vị ấy đã thốt lên bài kệ này:
15. Có nhiều đệ tử của đức Phật có thần thông, tam minh, biết được tâm của người khác, không còn lậu hoặc, và là bậc A-la-hán.
– Bạch ngài đã đến đây bằng đường nào?
– Tâu Đại Vương, không phải bằng đường thủy cũng không phải bằng đường bộ.
Nhà vua đã hiểu được rằng: “Các vị đã đến bằng đường không trung.”
Vị trưởng lão đã hỏi câu hỏi về ví dụ trái xoài và nhà vua đã trả lời.
Khi ấy, vị trưởng lão (nghĩ rằng): “Đức vua là bậc trí tuệ có thể hiểu được Giáo Pháp” nên đã thuyết Tiểu Tượng Tích Dụ Kinh (Cūḷahatthipadopamasuttaṃ). Khi chấm dứt bài thuyết Pháp, nhà vua và bốn mươi ngàn người đã an trú vào ngôi Tam Bảo.
– Bạch ngài, ngày mai trẫm sẽ phái xe đến. Xin ngài hãy lên xe ấy và đi đến.
Nói xong, nhà vua đã đảnh lễ rồi ra đi.
Sau khi nhà vua ra đi không bao lâu, vị trưởng lão đã bảo với sa di Sumana rằng:
– Này Sumana, hãy đến. Ngươi hãy thông báo giờ giấc để nghe Pháp.
– Bạch ngài, con sẽ thông báo cho nghe được đến tận nơi nào?
– Toàn thể đảo Laṅkā.
– Bạch ngài, lành thay!
Rồi vị sa di đã nhập vào tứ thiền có cơ sở của thần thông, xong đứng dậy, chú nguyện bằng tâm định, rồi thông báo ba lần về giờ giấc để nghe Pháp cho toàn bộ đảo Laṅkā nghe được.
Khi nghe tiếng nói ấy, nhà vua đã phái người đến gặp các vị trưởng lão (hỏi rằng):
– Bạch các ngài, có tai họa gì xảy ra vậy?
– Không có tai họa gì xảy ra cho chúng tôi cả. Vì chúng tôi muốn giảng giải Phật Pháp nên thông báo thời giờ để nghe Pháp.
Khi nghe được lời thông báo ấy của vị sa di, chư thiên địa cầu đã lập lại lời ấy. Và bằng phương thức trên, lời thông báo đã đi lên đến tận cõi trời Phạm Thiên; nhờ lời thông báo ấy mà chư thiên đã hội tụ lại đông đảo. Khi nhìn thấy đông đảo chư thiên đã tụ hội lại, vị trưởng lão đã thuyết bài kinh Tâm Thăng Bằng(Samacittasuttantaṃ) Khi chấm dứt bài thuyết pháp, vô số chư thiên đã lãnh hội được giáo pháp; nhiều loài rồng và kim-sỉ-điểu đã an trú vào sự nương tựa (Tam Bảo).
Rồi khi trải qua đêm ấy, nhà vua đã cho xe đến rước các vị trưởng lão. Người đánh xe ấy đã dừng xe lại một bên và nói với các vị trưởng lão rằng:
– Bạch các ngài, xe đã được đem lại, xin hãy lên xe rồi chúng ta sẽ đi.
– Chúng tôi không lên xe đâu. Ngươi cứ việc đi, chúng tôi sẽ theo sau.
Nói xong, các vị trưởng lão đã bay lên không trung về phía đông của thành phố Anurādhapura sau đó đáp xuống vùng đất của bảo tháp thứ nhất. Cho nên, (sau này) chính cái bảo tháp được xây dựng tại địa điểm mà các vị trưởng lão đã đáp xuống đầu tiên được gọi là “Bảo Tháp Thứ Nhất.”
Người đánh xe ấy đã nhìn thấy các vị trưởng lão đi đến trước liền thắt lại dây buộc lưng và khoác lại áo choàng. Sau khi nhìn thấy vậy, người đánh xe ấy đã sanh tâm tín thành cao độ rồi đi đến tâu với nhà vua rằng:
– Tâu bệ hạ, các vị trưởng lão đã đến.
Nhà vua hỏi:
– Các vị có lên xe không?
– Tâu bệ hạ, không có lên. Hơn nữa, họ khởi hành sau thần nhưng lại đến nơi trước và đang đứng ở cửa phía đông.
Nhà vua cũng đã đi đến đảnh lễ các vị trưởng lão và nhận lãnh bình bát từ tay của trưởng lão Mahinda rồi hướng dẫn các vị trưởng lão vào thành phố với sự tôn vinh và cung kính vô cùng trọng thể, sau đó đã đưa vào hoàng cung.
Vị trưởng lão khi nhìn thấy chỗ ngồi soạn sẵn được làm cố định đã khởi ý rằng: “Lời giáo huấn của bậc Đạo Sư chúng ta sẽ được thiết lập bền vững ở toàn bộ đảo Laṅkā như vật này đã được gắn cố định trên mặt đất vậy,” rồi đã ngồi xuống.
Nhà vua đã đích thân làm hài lòng các vị trưởng lão với vật thực thượng hạng loại cứng loại mềm. Sau khi việc thọ thực hoàn tất, vị trưởng lão đã thực hiện cơn mưa Pháp Bảo rơi xuống cho nhà vua và các người tùy tùng khi ngài thuyết giảng về Chuyện Ngạ Quỷ (Peta-vatthu), về Chuyện Thiên Cung (Vimānavatthu), và Tương Ưng Sự Thật (Saccasaṃyutta). Sau khi lắng nghe buổi thuyết giảng Giáo Pháp ấy của vị trưởng lão, năm trăm cung phi đã chứng ngộ quả Nhập Lưu. Khi buổi giảng Pháp chấm dứt vào lúc chiều tối, các quan đại thần đã đưa các vị trưởng lão đến vườn thượng uyển Mahāmegha, và các vị trưởng lão đã ngụ tại vườn thượng uyển Mahāmegha.
Sau khi trải qua đêm ấy, nhà vua đã đi đến nơi các vị trưởng lão hỏi han về sự nghỉ ngơi có được an lạc không rồi đã hỏi như vầy:
– Bạch ngài, tu viện có được phép đối với hội chúng tỳ khưu không?
Vị trưởng lão trả lời:
– Tâu Đại Vương, được phép.
Nhà vua đã hoan hỷ cầm lấy cái bình bằng vàng chế nước trên tay của vị trưởng lão rồi đã cúng dường khu vườn thượng uyển Mahāmegha. Khi các giọt nước rơi xuống, trái đất đã rúng động. Vị trưởng lão đã thuyết giảng Giáo Pháp trong bảy ngày. Có đến chín ngàn năm trăm người đã chứng ngộ Giáo Pháp. Sau đó, vị trưởng lão đã đi đến núi Cetiyagiri và nhà vua cũng đã đi đến nơi đó.
Vào ngày hôm ấy, vị quan triều đình tên là Ariṭṭha và năm mươi lăm anh em đã quỳ lạy nhà vua tâu rằng:
– Tâu bệ hạ, thần muốn được xuất gia nơi các vị trưởng lão.
– Này khanh, tốt lắm! Ngươi hãy xuất gia đi.
Nhà vua đã cho phép và đã thuyết phục vị trưởng lão chấp thuận. Ngay ngày hôm ấy, vị trưởng lão đã làm lễ xuất gia. Và tất cả (các vị xuất gia) đã thành tựu phẩm vị A-la-hán ngay trong lúc cạo đầu.
Về điều này, các tài liệu cổ (porāṇā) đã nói rằng:
16. Ngay trong ngày hôm ấy, nhà vua đã tiến hành công việc xây dựng sáu mươi tám chỗ ngụ ở xung quanh vùng đất của bảo tháp Kaṇṭaka.
17. Rồi nhà vua đã trở lại thành phố, còn các vị trưởng lão đã cư ngụ ở chốn ấy. Đến giờ khất thực, các vị đã đi vào thành phố với lòng bi mẫn.
18. Khi công việc xây dựng các chỗ ngụ đã được hoàn tất, nhà vua đã đi đến làm lễ cúng dường tu viện đến các vị trưởng lão vào ngày trăng tròn của tháng Āsāḷha.
19. Ngay trong ngày hôm ấy, vị trưởng lão là người không còn bị trói buộc đã kết đường ranh giới bao gồm trú xá ấy và ba mươi hai mālaka.
20. Trong khuôn viên Tumbaru đã được kiết giới, vị trưởng lão đã tiến hành việc tu lên bậc trên cho những người đang mong mỏi xuất gia là công việc trước nhất trong các việc.
21. Tất cả sáu mươi hai vị A-la-hán ấy đã an cư mùa mưa ở nơi ấy trên ngọn núi Cetiya và đã đem lại cho nhà vua niềm phấn chấn.
Phần Giảng Giải
về Sự Thọ Lãnh Tu Viện Cetiyapabbata
trong cuốn “Diệu Pháp Yếu Lược” được thực hiện
nhằm đáp ứng niềm tin của các thiện trí thức
được chấm dứt.
-ooOoo-
Cetiyapabbata-Vihāra-Pariggahaṇa-Vanṇṇanā
Catuttho Paricchedo
Tattrāyamānupubbīkathā. Moggaliputtatissatthero kira imaṃ tatiya-saṅgītiṃ katvā evaṃ cintesi: “Kattha nu kho anāgate sāsanaṃ suppatiṭṭhitaṃ bhaveyyāti” athassa upaparikkhato etadahosi: “Paccantimesu janapadesu supatiṭṭhitaṃ bhavissatīti.” So tesaṃ bhikkhūnaṃ bhāraṃ katvā te te bhikkhū tattha tattha pesesi. Majjhantikattheraṃ Kasmīra-Gandhāraraṭṭhaṃ pesesi: “Tvaṃ etaṃ raṭṭhaṃ gantvā tattha sāsanaṃ patiṭṭhāpehīti.” Mahādevattheraṃ tath’ eva vatvā Mahisamaṇḍalaṃ pesesi, Rakkhitattheraṃ Vanavāsiṃ, Yonaka-Dhammarakkhitattheraṃ Aparantakaṃ, Mahā-dhammarakkhitattheraṃ Mahāraṭṭhaṃ, Mahārakkhitattheraṃ Yonakalokaṃ, Majjhimattheraṃ Himavanta-padesaṃ, Soṇakattheraṃ Uttarattherañca Suvaṇṇabhūmiṃ, attano saddhivihārikaṃ Mahindattheraṃ Iṭṭhiyattherena Uttiyattherena Sambalattherena Bhaddasālattherena saddhiṃ Laṅkādīpaṃ pesesi: “Tumhe Laṅkādīpaṃ gantvā tattha sāsanaṃ patiṭṭhāpethāti.” . . .
Sabbepi taṃ taṃ disābhāgaṃ gacchantā attapañcamāva agamaṃsu: “Paccantimesu janapadesu pañcavaggo gaṇo alaṃ upasampadā-kammāyāti.”
Tenāhu porāṇā: [23]
- Thero Moggaliputto so jinasāsana-jotako
Niṭṭhāpetvāna saṅgītiṃ pekkhamāno anāgataṃ
- Sāsanassa patiṭṭhānaṃ paccantesu apekkhiya
Pesesi kattike māse te te there tahiṃ tahiṃ
- Theraṃ Kasmīra-Gandhāraṃ Majjhantikamapesayī
Apesayī Mahādevattheraṃ Mahisa-maṇḍalaṃ
- Vanavāsiṃ apesesi theraṃ Rakkhita-nāmakaṃ
Tath’ Āparantakaṃ Yona-Dhammarakkhita-nāmakaṃ
- Mahāraṭṭhaṃ Mahādhammarakkhitatthera-nāmakaṃ
Mahārakkhita-theraṃ tu Yonalokamapesayī
- Pesesi Majjhimattheraṃ Himavantappadesakaṃ
Suvaṇṇabhūmiṃ there dve Soṇam Uttarameva ca
- Mahā Mahindattherena theraṃ Iṭṭhiyam-Uttiyaṃ
Sambalaṃ Bhaddasālañca sake saddhivihārike
- “Laṅkādīpe manuññamhi manuññaṃ jinasāsanaṃ
Patiṭṭhāpetha tumhe ti” pañca there apesayīti.
Mahindatthero pana “Laṅkādīpaṃ gantvā sāsanaṃ patiṭṭhāpehīti” upajjhāyena ca bhikkhu-saṅghena ca ajjhiṭṭho cintesi: “Samayo nu kho idāni Laṅkādīpaṃ gaṇtunti.”
Tadā Sakko devānamindo Mahindattheraṃ upasaṅkamitvā etadavoca: “Kālakato bhante Muṭasīva-rājā, idāni Devānampiyatissa-mahārājā rajjaṃ kāreti. Sammā Sambuddhena ca tumhe vyākatā: “Anāgate Mahindo nāma bhikkhu Laṅkādīpaṃ pasādessatīti.” Tasmātiha vo bhante kālo dīpavaraṃ gamanāya, ahampi vo sahāyo bhavissāmīti.” [24]
Tenāhu porāṇā: [25]
- Mahindo nāma nāmena saṅghatthero tadā ahū
Iṭṭhiyo Uttiyo thero Bhaddasālo ca Sambalo
- Sāmaṇero ca Sumano chaḷabhiñño mahiddhiko
Bhaṇḍuko sattamo tesaṃ diṭṭhasacco upāsako
- Pesitā Jambudīpāto haṃsarājāva ambare
Evamuppatitā therā nipatiṃsu naguttame
- Purato puraseṭṭhassa pabbate megha-sannibhe
Patiṭṭhahiṃsu kūṭamhi haṃsāva nabha-muddhanīti.”
[26] Evaṃ Iṭṭhiyādīhi saddhiṃ āgantvā Missaka-pabbate patiṭṭhahanto ca āyasmā Mahindatthero sammāsambuddhassa parinibbānato dvinnaṃ vassasatānaṃ upari chattiṃsatime vasse imasmiṃ dīpe patiṭṭhāhīti veditabbo.
Tasmiñca pana divase Laṅkādīpe Jeṭṭhamūlanakkhattaṃ nāma hoti. Devānampiyatissa-mahārājā nakkhattaṃ ghosāpetvā “chaṇaṃ karothāti” amacce ānāpetvā cattāḷīsa-purisa-sahassa parivāro nagaramhā nikkhamitvā yena Missaka-pabbato tena pāyāsi migavaṃ kīḷitu-kāmo. Atha kho tasmiṃ pabbate adhivatthā ekā devatā “Rañño there dassessāmīti” rohita-miga-rūpaṃ gahetvā rañño avidūre tiṇaṃ khāamānā viya carati.
Tadā rājā jiyaṃ poṭhesi. Migo Ambatthala-maggaṃ gahetvā palāyitumārabhi. Rājā piṭṭhito piṭṭhito anubandhanto Ambatthalameva abhiruhi. Migopi therānaṃ avidūre antaradhāyi.
Mahindatthero rājānaṃ avidūre āgacchantaṃ disvā “Mamaṃ yeva rājā passatu mā itareti” adhiṭṭhahitvā “Tissa Tissa ito ehīti” āha.
Rājā sutvā cintesi: “Imasmiṃ dīpe jāto maṃ Tissāti nāmaṃ gahetvā ālapituṃ samattho nāma natthi, ayaṃ pana chinna-bhinna-paṭadharo bhaṇḍu kāsāvavasano maṃ nāmena ālapati, ko nu kho ayaṃ bhavissati manusso vā amanusso vāti.”
Thero āha:
- Samanā mayaṃ mahārāja Dhammarājassa sāvakā
Tameva anukampāya Jambudīpā idhāgatā ti.”
[27]Rājā therassa vacanaṃ sutvā tāvadeva āyudhaṃ nikkhipitvā ekamantaṃ nisīdi sammodanīyaṃ kathaṃ kathayamāno. Yathāha:
- Āyudhaṃ nikkhipitvāna ekamantamupāvisi
Nisajja rājā sammodi bahuṃ atthūpasaṃhitanti
Tasmiṃ khaṇe tānipi cattāḷīsa-purisa-sahassāni āgantvā taṃ parivāresuṃ. Tadā thero itarepi cha jane dassesi. Rājā te disvā: “Ime kadā āgatāti” āha. “Mayā saddhiṃ yeva mahārājāti.” “Idāni pana Jambudīpe aññe pi evarūpā samaṇā santīti.” “Santi mahārāja etarahi Jambudīpo kāsāva-pajjoto isivātaparivāto ti” [28] vatvā gāthāmāha:
- Tevijjā iddhippattā ca ceto-pariya-kovidā
Khīṇāsavā arahantā bahū Buddhassa sāvakā ti.
“Bhante kena maggena āgatatthāti” “n’ eva mahārāja udakena na thalenāti” rājā “ākāsena āgatāti” aññāsi. Thero ambopamaṃ pañhaṃ pucchi. Rājā vissajjesi. [29]
Atha thero: “Paṇḍito rājā sakkhissati dhammaṃ aññātunti” Cūḷahatthipadopama-suttaṃ kathesi. Kathā-pariyosāne rājā tīsu saraṇesu patiṭṭhahi saddhiṃ cattāḷīsa-pāṇa-sahassehi. “Bhante sve rathaṃ pesissāmi taṃ rathaṃ abhirūhitvā āgaccheyyāthāti” vatvā vanditvā pakkāmi.
Thero acira pakkantassa rañño Sumana sāmaṇeraṃ āmantesi: “Ehi tvaṃ Sumana dhammasavanāya kālaṃ ghosehīti” “Bhante kittakaṃ ṭhānaṃ sāvento ghosemīti.” “Sakalaṃ Laṅkādīpanti.” “Sādhu bhante” ti sāmaṇero abhiññāpādakaṃ catutthajjhānaṃ samāpajjhitvā uṭṭhāya adhiṭṭhahitvā samāhitena cittena sakala-Laṅkādīpaṃ sāvento tikkhattuṃ dhammasavanāya kālaṃ ghosesi.
Rājā taṃ saddaṃ sutvā therānaṃ santike pesesi: “Kiṃ bhante atthi koci upaddavo ti” “natthi amhākaṃ koci upaddavo, dhammasavanāya ghosapayimha buddhavacanaṃ kathetukām’ amhāti.” Tañca pana sāmaṇerassa saddaṃ sutvā bhummā devatā saddamanussāvesuṃ. Eten’ upāyena yāva Brahmalokā saddo abbhuggañci, tena saddena devānaṃ mahāsannipāto ahosi. Thero mahantaṃ devānaṃ sannipātaṃ disvā Samacitta-pariyāya-suttantaṃ kathesi, kathā-pariyosāne asaṅkheyyānaṃ devānaṃ dhammābhisamayo ahosi, bahū nāgā ca supaṇṇā ca saraṇesu patiṭṭhahiṃsu.
[30]Atha tassā rattiyā accayena rājā therānaṃ rathaṃ pesesi. So sārathi rāthaṃ ekamantaṃ ṭhapetvā therānaṃ ārocesi: “Ābhato bhante ratho abhirūyihatha gacchissāmāti” Therā “na mayaṃ rathaṃ abhirūhāma, gaccha tvaṃ pacchā mayaṃ gacchissāmāti” vatvā vehāsaṃ abbhuggantvā Anurādhapurassa puratthima-disāyaṃ Paṭhamaka-cetiyaṭṭhānaṃ otariṃsu. Taṃ hi cetiyaṃ therehi paṭhamaṃ otiṇṇaṭṭhāne katattāyeva “Paṭhamakacetiyanti” vuccati.
So sārathi addasa there paṭhamataraṃ āgantvā kāyabandhanaṃ bandhitvā cīvaraṃ pārupante. Disvā ativiya-pasanna-citto hutvā āgantvā rañño ārocesi: “Āgatā deva therā ti.” Rājā “Ratthaṃ ārūḷhāti” pucchi. “Na ārūḷhā deva. Api ca mama paccato nikkhamitvā paṭhamataraṃ āgantvā pācīna-dvāre ṭhitā ti.”
Rājāpi gantvā there vanditvā Mahindattherassa hatthato pattaṃ gahetvā mahatiyā pūjāya ca sakkārena ca there nagaraṃ pavesetvā antonivesanaṃ pavesesi. Thero niccalamāsanaṃ paññattaṃ disvā: “Amhākaṃ satthusāsanaṃ sakala-Laṅkādīpe paṭhaviyaṃ patiṭṭhitaṃ niccalañca hutvā patiṭṭhahissatīti” cintento nisīdi.
Rājā there paṇītena khādaniyena bhojaniyena sahatthā santappesi. Thero katabhattakicco rañño saparijanassa dhammaratana-vassaṃ vassento Petavatthu-Vimānavatthu-Saccasaṃyuttañca kathesi. Taṃ therassa dhammadesanaṃ sutvā tāni pañcapi itthisatāni sotāpattiphalaṃ sacchikariṃsu. Dhammadesanāvasāne sāyaṇha-samaye amaccā Mahā-meghavanuyyānaṃ there nayiṃsu, therā Meghavanuyyāne vasiṃsu.
[31]Rājāpi kho tassā rattiyā accayena therassa samīpaṃ gantvā sukhasayitabhāvaṃ pucchitvā: “Kappati bhante bhikkhu-saṅghassa ārāmo ti” pucchi. Thero “kappati mahā-rājāti” āha. Rājā tuṭṭho suvaṇṇa-bhiṃkāraṃ gahetvā therassa hatthe udakaṃ pātetvā Mahāmeghavanuyyānaṃ adāsi. Saha udakapātena paṭhavī kampi. Thero sattadivasāni dhammaṃ kathesi. Aḍḍhanavappamāṇaṃ pāṇasahassānaṃ dhammābhisamayo ahosi. Thero Cetiyagirimeva agami, rājā pi tattha āgamāsi.
Taṃ divasaṃ Ariṭṭho nāma amacco pañca paññāsa jeṭṭha-kaṇiṭṭha-bhātukehi saddhiṃ rājānaṃ vanditvā evamāha: “Icchām’ ahaṃ deva therānaṃ santike pabbajitunti.” Rājā: “Sādhu bhaṇe pabbajissasīti” anujānitvā theraṃ sampaṭicchāpesi. Thero tadah’ eva pabbājesi, sabbe khuragge yeva arahattaṃ pāpuṇiṃsu.
Tenāhu porāṇā: [32]
- Kaṇṭaka-cetiyaṭṭhāne parite tadah’ eva so
Kammāni ārabhā petvā leṇāni aṭṭha-saṭṭhiyā
- Agamāsi puraṃ rājā therā tatth’ eva te vasuṃ
Kāle piṇḍāya nagaraṃ pavisantānukampakā
- Niṭṭhite leṇakammamhi Āsāḷhi-puṇṇamāsiyaṃ
Gantvā adāsi therānaṃ rājā vihāra-dakkhiṇaṃ
- Dvattiṃsa-mālakānañca vihārassa ca tassa kho
Sīmaṃ sīmātiko thero bandhitvā tadah’ eva so
- Tesaṃ pabbajjāpekkhānaṃ akāsi upasampadaṃ
Sabbesaṃ sabba-paṭhamaṃ baddhe Tumbaru-mālake
- Ete dvā-saṭṭhi-arahanto sabbe Cetiya-pabbate
Tattha vassaṃ upagantvā akaṃsu rājasaṅgahanti.
Sujanappasādāya kate Saddhammasaṅgahe
Cetiya-pabbato-vihāra-paṭiggahaṇa-vaṇṇanā
niṭṭhitā.
-ooOoo-
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)