INDRIYA SAMVARASÌLA

GIỚI THU THÚC LỤC CĂN (THANH TỊNH)

  1. Cakkh’indriya samvara: Thu thúc nhãn căn.
  2. Sot’indriya samvara: Thu thúc nhĩ căn.
  3. Ghàn’indriya samvara: Thu thúc tỷ căn.
  4. Jivih’indriya samvara: Thu thúc thiệt căn.
  5. Kày’indriya samvara: Thu thúc thân căn.
  6. Man’indriya samvara: Thu thúc ý căn.

Thầy Tỳ Khưu trong Phật pháp, khi thấy rõ tội lỗi của sự không thu thúc và quả báo của sự thu thúc, thì mỗi khi mắt tiếp xúc với sắc trần, tai tiếp xúc với thinh trần, mũi tiếp xúc với các mùi, lưỡi tiếp xúc với các vị, thân tiếp xúc với các sự đụng chạm, tâm tiếp xúc với các pháp (1), dầu tốt, dầu xấu, thì rán thu thúc không nên lưu luyến đến các cơ thể và hình ảnh hoặc chi tiết và toàn thể của các trần ấy và hai pháp là vui thích theo trần ấy hoặc bất bình, buồn bực trong trần nào mà mình không ưu thích.

Ðức Phật có giải trong Pathama sangeyya sutta rằng: “Nếu thầy Tỳ Khưu không thu thúc, gìn giữ lục căn thì thường phải chịu những điều khổ não vô lượng, nhất là sự khổ trong các cảnh địa ngục. Còn Tỳ Khưu nào huấn luyện, dạy dỗ, gìn giữ lục căn cho thanh tịnh thì thường hưởng được sự an vui vô lượng không lẫn lộn với phiền não, nhất là sự an vui trong thiền định và quả báo Niết Bàn”. Hơn nữa, trong Aditta pariyâya sutta (kinh giải về lửa) Ðức Phật có dạy rằng: “Nếu thầy Tỳ Khưu lấy dao thật bén đã đốt đỏ, khoét con mắt, ngoáy lỗ tai, cắt mũi, cắt lưỡi, lóc thịt còn tốt hơn là khi tiếp xúc với sắc, thinh, hương, vị, xúc mà vui thích, lưu luyến, bám víu theo chi tiết của các cơ thể hoặc hình ảnh toàn thể của trần ấy. Tại sao vậy? Vì nếu trong khi tâm đang quyến luyến theo các trần ấy mà mạng chung thì thế nào cũng phải sa đọa vào hai đường dữ là súc sanh và địa ngục không sai. Một lẻ nữa, sự ngủ quên cón quí hơn, vì sự ngủ quên chỉ làm cho mất lợi ích trong sự sanh sống hoặc sự hành đạo vậy thôi, chớ tư tưởng sái quấy, xấu xa, mà thầy Tỳ Khưu nuôi nấng trong tâm có thể hướng dẫn vị ấy làm điều tội lỗi lần lần cho đến tội chia rẽ Tăng chúng và nhiều khi cũng bị hư hỏng, tai hại trong kiếp hiện tại.

“Bởi vậy cho nên, thầy Tỳ Khưu khi tiếp xúc với lục trần phải rán thu thúc lục căn cho thanh tịnh đừng cho hai pháp là vui thích hoặc bất bình phát sanh lên trong tâm. Chỉ biết rằng: “Các trần này chỉ để tiếp xúc vậy thôi”.

Sự thu thúc lục căn được tròn đủ nhờ có sự “ghi nhớ – sati“.

“Dứt giới thu thúc lục căn”.

-ooOoo-

ÀJÌVA PÀRISUDDHISÌLA

GIỚI NUÔI MẠNG CHÂN CHÁNH (THANH TỊNH)

Thầy Tỳ Khưu thực hành theo giới nuôi mạng chân chánh phải rán tinh tấn dứt bỏ cách nuôi mạng tà vạy và tinh tấn trong sự nuôi mạng chân chánh.

Sự tinh tấn dứt bỏ cách tà mạng do nơi thân và khẩu là phải xa tránh năm pháp ác pàpadhamma và 21 pháp tà vạy anesana.

Pàpadhamma – Năm pháp ác:

Kuhanà: giả dối (làm bộ cao thượng).
Lapanà: nói bợ đở.
Nemittikatà: giả dạng (do thân và khẩu).
Nippesikalà: nói hâm dọa.
Làbhena làbham nijjigimsanata: lấy lợi câu lợi.

Chú giải:

  1. Kuhanà: giả dối có ba cách:
  2. a) Paccayappatisevana: giả dối trong cách thọ tứ vật dụng.

Giải rằng: Có thầy Tỳ Khưu khi thí chủ thỉnh mời thọ lãnh tứ vật dụng, dầu cho mình muốn cần dùng các vật ấy lắm nhưng cũng giả bộ như mình là bậc tri túc cao thượng không muốn cần dùng đến vật quí báu ấy, chỉ cần dùng vật thấp hèn xấu xa cũng được. Khi biết được thì chủ họ càng trong sạch với mình, sau lại họ chở vật dụng đến cả xe mới thọ lãnh và nói rằng: Tôi không mấy gì cần dùng các món vật dụng này đâu, nhưng nếu tôi không thọ lãnh thì bà con không được phước, vì vậy mà tôi mới lãnh để tế độ bà con vậy thôi. Không phải chỉ giả bộ lời nói mà thôi, có khi làm bộ như người thu thúc, nghiêm trang im lặng như người có pháp bậc cao nhơn trong mình đặng cho người phát đức tin trong sạch mà lễ bái cúng dường đến mình.

  1. b) Sàmantajappana: Thầy Tỳ Khưu vì muốn người cung kính, khen ngợi, lễ bái cúng dường mới làm bộ nói cách dịu ngọt xa gần muốn ám chỉ mình như vầy: “Bà con coi vị nào mặc y dùng bát như thế này, thầy tế độ như vầy, ở nơi chùa kiểu này, vị ấy là một bậc đại sa môn, có chức phận lớn, có pháp của bậc cao nhơn như vầy, như vầy”. Hoặc nói bậy nói bạ khoe khoan hình như mình đã đắc thánh pháp, hoặc tự khoe rằng: “Bà con coi, tôi đây người ta khen ngợi nhiều lắm”. Nói như thế là nói dối bằng cách xảo ngôn.
  2. Iriyâpatha sannissita: Giả dối bằng cách dùng oai nghi.

Thầy Tỳ Khưu vì muốn được danh lợi, làm bộ tề chỉnh, thu thúc trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi hình như có đầy đủ sự ghi nhớ và biết mình như các bậc cao nhơn, có khi làm như mình nhập định trong giữa đám đông, hoặc làm như người gớm ghiết chán nản pháp thế gian.

  1. Sapana: nói bợ dở.

Thầy Tỳ Khưu vì muốn được danh lợi, khi thấy thí chủ đến chùa làm bộ vui vẻ kêu hỏi trước, nếu họ nói: “Ðến thỉnh Chư Tăng”. Thì tự mình bước ra nói để đi thỉnh thế cho, hoặc nói khoe khoan rằng: “Tôi đây vua chúa quan quyền nhỏ lớn ở đó đó đều trong sạch với tôi hết thảy”, hoặc nói nịnh bợ, nói xa gần, nói bắt buộc, nói diễu cợt, nói sắp nói giữa v.v.. đặng người cúng dường vật dụng.

  1. Nemittikatà: Giả dạng do thân hoặc khẩu. Cũng như thầy Tỳ Khưu vì muốn được lợi danh khi thấy thí chủ đem cầm vật thực mặn ngọt, dầu cho mình biết rõ vật ấy lắm, nhưng giả bộ hỏi cầm cái chi đặng cho họ biết mình muốn vậy ấy, hoặc nói than van ngay vật ấy với thiện tín, hoặc nói mánh lới xa gần cho người biết mình cần dùng vật ấy, hoặc nói bắt buộc cho người không thể dám tránh khỏi được, hoặc giả cách như người có thần thông.
  2. Nippesikatà: nói dọa dẫm.

Thầy Tỳ Khưu vì muốn được danh lợi mới dùng lời hâm dọa, đè nén, mắng nhiết thí chủ, hoặc bắt lỗi phải, biếm nhẻ cho rằng họ không có đức tin, hoặc nói nịnh hót, diễu cợt, hoặc đem chuyện xấu nhà này nói với nhà kia để bươi móc lợi lộc.

  1. Làbhena làbham nijjigim sanàtà: Dùng lợi câu lợi.

Thầy Tỳ Khưu vì muốn được danh lợi mới đem vật dụng được ở nhà này đem đi cho nhà kia, được nhà kia đem cho nhà nọ, lấy lợi nhỏ ấy đặng câu lợi to cho càng nhiều thêm.

Thầy Tỳ Khưu nào được lợi lộc như cách kể trên thì gọi là sự nuôi mạng theo năm pháp ác không trong sạch.

ASESANA – Hai mươi mốt pháp tà mạng.

Thầy Tỳ Khưu nào sanh sống bằng xách suy tính thế nọ thế kia hoặc cho vật chi đến kẻ thế mà không nên cho, cố ý đổi lấy vật dụng khác để nuôi mạng mình, tất cả các vật phát sanh lên bằng cách ấy đều gọi là tà mạng cả.

Có 21 pháp tà mạng là:

  1. Veludànam: cho tre (của chùa hoặc của Tăng đến ngườii thế tục mà không nên cho). Nếu tre sau khi làm công việc xong còn dư cho người làm ấy không sao.
  2. Pattadànam: cho lá cây (như lá chuối v.v.)
  3. Pupphadànam: cho bông hoa, tự mình cho hoặc sai vị khác cho đến gia quyến không nên cho đều phạm tội tác ác. Nếu cho cha mẹ, hoặc cho để đem đi cúng Tam Bảo một nơi nào đều vô tội.
  4. Phaladànam: cho trái cây (như cách cho bông hoa ).
  5. Dantakatthadànam; cho cây đánh răng (1).
  6. Mukh’odakadànam: cho nước rữa mặt v.v..
  7. Sinànadànam: cho vật để tắm gội
  8. Cunnadànam: cho vật thoa mình (như phấn sáp v.v.)
  9. Mattikadànam: cho đất sét (để thoa mình khi vào nhàkhói để hơ) hoặc để trét vách.
  10. càtukamyatà: giả bộ hạ mình kiêng nể người. Như thế có thí chủ đến chùa hoặc mình đến nhà người làm tuồng như kiêng nể sợ sệt hỏi han người hết sức ngọt dịu cung kính hạ mình như tôi tớ kính chủ đặng người trong sạch.
  11. Muggsàpatà: nói khi thiệt khi giả (như đậu nữa chín nữa sống).
  12. Pàribhatyatà: giúp đở người (là ẩm bồng con, cháu người làm như cha mẹ của đứa trẻ ấy).
  13. Janghapesanikam: tiếp làm công việc cho người đủ thứ, công việc chi của người thế cũng lãnh làm hết thảy, hoặc đem tin tức thơ từ cho người.
  14. Vejjakammam: làm thầy thuốc chửa bịnh cho người, không phải hạng người Ðức Phật cho phép, như bậc xuất gia hoặc thân quyến của mình.
  15. Dùtakammam: đem tin cho người, như đem tin từ nhà này đến nhà kia, trừ ra đem tin cho năm hạng đồng đạo và cha mẹ, giới tử sắp vào tu và người giúp phụ sự cho mình.
  16. Pahinagamanam: lãnh làm tay sai cho người (ngoài sự đem tin tức ) như người thế họ sai đem vật này đến chỗ kia hoặc đem vật ở chỗ kia đem về chỗ này.
  17. Pindappatipindikam: đem vật thực đi bát cho người thế ăn trước, rồi đi bát sau mới ăn. Trừ ra những hạng Phật cho phép như cha mẹ, vua chúa, tướng cướp, người hầu, Chư Tăng, người sắp tu.
  18. Dàn’ùpadànam: cho qua cho lại. như thí chủ họ dâng cúng cho mình món chi, mình cho lại một món bằng hay hơn giá món ấy để mua lòng họ sẽ cúng dường mình lâu dài.
  19. Vatthuvijjà: làm thầy coi địa lý. Như thầy Tỳ Khưu biết coi địa lý nòi hcỗ này nên cất nhà, chỗ này không nên, thứ cây này dùng cất nhà có lợi, thứ cây này có hại v.v…
  20. nakkhatta vijjà: làm thầy xem thiên văn như coi ngày tháng, sao hạng, tốt hay xấu, có lợi hoặc có hại, bàn nguyện thực, nhựt thực
  21. Anga vijjà: coi tướng, coi tay, như coi tướng nam, nữ có nhiều của cải hoặc phước đức v.v.. hoặc xem tướng ngọc ngà, voi ngựa, gươm giáo, vải hàng v.v..

Thầy Tỳ Khưu nào vì muốn được danh lợi hoặc sự cung kính làm theo 21 pháp tà mạng đã kể, những vật dụng mà phát sanh lên do cách tà mạng ấy đem nuôi mạng sống đều không trong sạch. Còn như vật riêng của mình hoặc những vật sau khi làm công việc còn dư, hoặc cho với sự không cố ý muốn được tư lợi, vì sự buộc lòng, hoặc người đi lỡ đường đến chùa, hoặc các vị vua chúa cần dùng đến mình cho đều vô tội. Các vị Tỳ Khưu đều phải xa lánh 21 pháp tà mạng này và phải tinh tấn di khất thực xin ăn, hoặc nguyện các pháp đầu đà, hoặc vật thực phát sanh lên do đức hạnh thanh cao của mình, hoặc do Chư Tăng thì đều gọi là vật dụng trong sạch cả.

Giới nuôi mạng được thanh tịnh do nhờ sự tinh tấn “viriya“.

Dứt phần nuôi mạng chân chánh.

-ooOoo-

PACCAYASANNISSITA SÌLA

GIỚI QUÁN TƯỞNG (THANH TỊNH)

Giới quán tưởng mà được thanh tịnh do nhờ sự suy xét cho phát sanh trí tuệ chớ không phải do nơi vật dụng (paccaya). Tiếng nói vật dụng ấy có bốn là:

Cìvara paccaya: y phục là ám chỉ tam y.
Pindapàta paccaya: vật thực mặn ngọt.
Senàsana paccaya: chỗ trú ngụ, liêu cốc, giường ghế v.v.
Gilàna bhesajja paccaya: thuốc chữa bịnh.

Cách quán tưởng chia ra làm ba thời kỳ:

Thời kỳ đang thọ lãnh.
Thời kỳ đang dùng (ăn).
Thời kỳ đã thọ dụng xong.

* Thời kỳ đang thọ lãnh nên quán tưởng về nguyên chất (dhàtupaccavekkhna)

Quán tưởng về y phục như vầy:

Yathà paccayam pavattamànam dhàtu mattamevetam yadidam cìvaram tadupabhunjako ca puggalo dhàtumattako nissatto nijjìvo sunna.

Y phục này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không.

Quán tưởng về vật thực:

Yathà paccayam pavattamànam dhàtu mattamevetam yadidam pindapato tadupabhunjako ca puggalo dhàtumattako nissatto nijjìvo sunno.

Vật thực này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không.

Quán tưởng chỗ trú ngụ:

Yathà paccayam pavattamànam dhàtu mattamevetam yadidam senasànam tadupabhunjako ca puggalo dhàtumattako nissatto nijjìvo sunno.

Chỗ cư ngụ này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không.

Quán tưởng thuốc chữa bịnh:

Yathà paccayam pavattamànam dhàtu mattamevetam yadidam gilànappaccaya bhesajja parikkhàro tadupabhunjako ca puggalo dhàtumattako nissatto nijjìvo sunno.

Vật phụ thuộc để bảo tồn sanh mạng là thuốc chữa bịnh này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không

* Patikùlappaccavekkhana: Quán tưởng về uế trược.

Trong tứ vật dụng khi sắp dùng xài (ăn, mặc) thì nên quán tưởng cho thấy vật dụng dầu sạch sẽ tinh khiết thế nào mà khi thọ dụng vào thân ta rồi cũng trở nên vật đáng ghê gớm lắm, để dứt bỏ tư tưởng lầm cho là vật sạch sẽ.

Quán tưởng về y phục:

Sabbàni panimàni cìvaràni ajigucchanìyani imam pùtikàyam patvà ativiya jigucchanìyâni jàyanti.

Các y phục này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thúi này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.

Quán tưởng về vật thực:

Sabbo panàyam pindapàto ajigucchanìyani imam pùtikàyam patvà ativiya jigucchanìyâni jàyanti.

Vật thực này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thuối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.

Quán tưởng về chỗ trú ngụ:

Sabbàni panimàni senàsanàni ajigucchanìyani imam pùtikàyam patvà ativiya jigucchanìyâni jàyanti.

Những chỗ ở này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thuối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.

Quán tưởng về thuốc chữa bịnh:

Sabbo panàyam gilànappaccaya bhesajja parikkhàro ajigucchanìyani imam pùtikàyam katvà ativiya jigucchanìyâni jàyanti.

Vật phụ thuộc để bảo tồn sanh mạng là thuốc chữa bịnh này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thuối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.

* Tamkhannikappaccavekkhana: Quán tưởng lúc đang thọ dụng.

Thầy Tỳ Khưu trong khi đang thọ dụng nên quán tưởng một lần, hai, ba lần cũng được, cho thấy rõ giới hạn và sự lợi ích của món vật dụng ấy là thế nào, để ngăn ngừa phiền não không cho tư tưởng ác vượt qua hạn định ấy.

Quán tưởng về y phục.

Patisankhà yoniso cìvaram patisevàmi yâvadeva sìtassa patighàtàya unhassa patighàtàya damsa makasa vàtàtapa sirimsapa samphassànam patighàtàya yâvadeva hiriko pinappaticchàdanattham.

Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta mặc y phục đây để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi, mòng, gió, nắng, rắn rít và cho đặng che thân thể tránh điều hổ thẹn.

Quán tưởng về vật thực.

Patisankhà yoniso pindapàtam patisevàmi neva davàya na mandanàya na vibbhùsanàya yâvadeva imassa kàyassa yâpanàya vihimsuparatiyâ brahmacariyâ nuggahàya iti purànanca vedanam patihankhàmi navanca vedanam na uppàdessàmi yâtrà ca me bhavissati anavajjatà ca phàsuvihàro càti.

Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta thọ thực đây, chẳng phải để chơi như trẻ con ở xóm, hoặc say mê sức lực như kẻ võ sĩ, hoặc để điểm trang thân thể như hàng phụ nữ trong đô thị, hoặc cho có nhan sắc như người hát xướng. Ta thọ thự đây để suy trì sắc thân cho được tồn tại và bảo tốn sanh mạng, cho được tránh sự khó chịu, cho đặng giúp đở đến sự tu hành theo phạm hạnh, cho ta tránh khỏi cái khổ đã qua là sự đói khát, và ngăn ngừa cái khổ đã phát sanh lên vì sự ăn quá độ. Còn sự hành vi trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, thân tâm không biếng nhát và được sự an vui cũng do nhờ nơi sự thọ thực này”.

Quán tưởng về chỗ trú ngụ.

Patisankhà yoniso pindapàtam patisevàmi yâvadeva sìtassa patighàtàya unhassa patighàtàya damsa makasa vàtàtapasirimsapa samphassànam patighàtàya yâvadeva utuparissaya – vinodanam patisallànàràmattham.

Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta dùng xài chỗ trú ngụ đây để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi, mòng, gió, nắng, rắn rít cho đặng tránh sự khó chịu của thời tiết và được nơi thanh vắng để cho ta thực hành thiền định”.

Quán tưởng về thuốc chữa bịnh.

Patisankhà yoniso gilànappaccaya bhesajja parikkhàram patisevàmi yâvadeva uppannànam veyyâbàdhikànam vedanànam patighàtàya abyâpajjhaparamatàyâti.

Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta dùng thuốc chữa bịnh đây để ngăn ngừa những sự đau khổ đã phát sanh và cho được dứt khỏi sự đau đớn ấy”.

* Atìtappaccavekkhana: Quán tưởng thời kỳ đã dùng xong.

Y phục

Ajjamayâ apaccavekkhitvà yam cìvaram paribhunttam yâvadeva sìtassa patighàtàya unhassa patighàtàya damsa makasa vàtàtapa sirimsapa samphassànam patighàtàya yâvadeya hiriko pinappaticchàda nattham.

Y phục nào ta chưa quán tưởng mà ta đã dùng trong ngày nay rồi, y phục mà ta đã mặc ấy để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi, mòng, gió, nắng, rắt rít và cho đặng che thân thể tránh đều hổ thẹn.

Vật thực.

Ajjamayâ apaccavekkhitvà yo pindapàto paribhutto so neva davàya na madàya na mandanàya na vibhùsanàya yâvedeva imassa kàyassa thitiyâ yâpanàya vihimsuparatiyâ brahmacariyâ nuggahàya iti purànanca vedanam patihankhàmi navanca vedanam na uppàdessàmi yâtrà ca me bhavissati anavajjatà ca phàsu vihàro càti.

Vật thực nào ta chưa quán tưởng mà ta đã dùng trong ngày nay rồi, vật thực mà ta đã ăn ấy chẳng phải để chơi như trẻ con ở xóm, hoặc say mê sức lực như kẻ võ sĩ, hoặc để điểm trang thân thể như hàng phụ nữ trong đô thị, hoặc có nhan sắc như người hát xướng. Ta thọ thực ấy để suy trì xác thân cho được tồn tại và bảo tồn sanh mạng, cho được tránh sự khó chịu cho đặng giúp đở đến sự tu hành theo phạm hạnh, cho ta tránh khỏi cái khổ đã qua là sự đói khát và ngăn ngừa cái khổ sẽ phát sanh lên vì sự ăn quá độ. Còn sự hành vi trong tứ oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi thân tâm không biếng nhát và được sự an vui cũng nhờ sự thọ thực ấy.

Chỗ trú ngụ.

Ajja mayâ apaccavekkhitvà yam senàsanam paribhutam tam yâvadeva sìtassa patighàtàya unhassa patighàtàya damsa makasa vàtàtapa sirim sapa samphassanam patighàtàya yâvadeva utuparissaya vinodanam patisallànàràmattham.

Chỗ trú ngụ nào ta chưa quán tưởng mà ta đã ở trong ngày nay rồi, chỗ ở mà ta đã cư ngụ ấy để ngừa sự lạnh, s? nóng, muỗi, mòng, gió, nắng rắn rít, cho đặng tránh sự khó chịu của thời tiết và được nơi thanh tịnh nơi thanh vắng để cho ta thực hành thiền định.

Thuốc chữa bịnh.

Ajja mayâ apaccavekkhitvà yo gilànappaccaya bhesajja parikkhàro paribhutto so yâvadeva uppannànam veyyâbàdhikànam vedanànam patighàtàya abyâpajjhaparamatàyâti.

Thuốc chữa bịnh nào ta chưa quán tưởng mà đã dùng trong ngày nay rồi, thuốc mà ta đã uống ấy để ngăn ngừa những sự đau khổ đã phát sanh và cho được thoát khỏi sự đau đớn ấy.

* * *

Giới quán tưởng thanh tịnh trong tứ vật dụng được tròn đủ do nhờ trí tuệ panna thấy rõ tội lỗi của sự không quán xét và ân đức của sự quán tưởng.

Như trước kia có nhiều vị Tỳ Khưu thọ dụng tứ vật dụng mà không chịu quán tưởng, sau khi chết phải sanh làm súc sanh và địa ngục rất nhiều. Nhân cớ ấy Ðức Phật mới truyền lịnh cho các bậc xuất gia phải quán tưởng xong sẽ dùng đến bốn vật dụng, và Ngài giảng thêm cho biết rằng: “Thọ vật dụng mà không có quán tưởng cũng như thọ dụng một thứ độc dược thật mạnh vậy”. Hơn nữa, người thọ dụng mà không quán tưởng gọi là “Thiếu nợ”lẽ thường người thiếu nợ rồi không thể nào đi đâu được dễ dàng như thế nào thì người xuất gia thọ dụng mà không quán tưởng cũng gọi là còn mắc nợ người mà nếu còn thiếu nợ người thì cũng khó mà giải thoát được.

Thầy Tỳ Khưu khi thấy sự lợi ích của pháp quán tưởng như ông sa di Bhàgineyya đang thọ thực, thầy tế độ ông nhắc nhở ông rằng: “Ông sa di, ông không nên đốt lưỡi của ông vì sự thọ thực không quán tưởng”. Khi ông sadi nghe thầy nhắc như thế, phát tâm chán ngán ngồi tại chỗ ấy suy xét quán tưởng luôn cho đến khi đắc quả A La Hán. Ông bèn phát thinh nói rằng: “Ta đã giác ngộ tròn đủ như trăng ngày rằm, các pháp “trầm luân”ta đã diệt hết, kiếp này đây ta không còn tái sanh lại nữa đâu”.

Bởi vậy cho nên, người xuất gia khi thấy tội lỗi của sự không quán tưởng và điều lợi ích của sự quán tưởng, thì luôn luôn phải quán xét kỷ lưỡng rồi mới thọ dụng. Nếu trong lúc thọ lãnh hoặc đang thọ dụng mà quên quán tưởng thì còn phép quán tưởng bổ khuyết sau, nhưng quán tưởng bổ khuyết ấy có hiệu quả đến trước khi mặt trời mọc, quán tưởng trong 1, 2, 3 lần cũng được, chỉ trong một ngày, một đêm, nếu để quên đến khi mặt trời mọc qua ngày khác thì phải dứt giới quán tưởng thanh tịnh và thọ dụng “Còn thiếu nợ”.

Dứt pháp quán tưởng thanh tịnh.

Dứt tứ thanh tịnh giới.

-ooOoo-

PABBAJITA KICCÀNI

PHẬN SỰ CỦA BẬC XUẤT GIA (VỀ GIỚI LUẬT)

Ngoài tứ thanh tịnh giới ra hàng Tỳ Khưu còn rất nhiều phận sự cần phải biết mà thực hành, nhưng đây chi tóm giải những điều quan trọng mà hàng Tỳ Khưu bỏ sót phận sự không thể được.

Hàng Tỳ Khưu phải biết:

– Cách làm lễ “Phát Lộ” uposatha;
– Cách làm lễ Tự tứ pavaranà;
– Cách nguyện hoặc xả Tam y adhitthànà cìvara;
– Cách chỉ định Y Bát vikappa;
– Cách sám hối tội lỗi desanàkathà;
– Cách nhập hạ Vass’ùpanàyika;
– Cách thọ lễ Kathina dâng y;
– Cách phân biệt thời hạn phức tạp của vật dụng kàlika sansagga,
– Bốn pháp dung hòa mahàpadesa.

Ðây xin lần lượt giải tóm tắt ra từ pháp của mỗi phận sự.

Cách làm lễ phát lộ Uposatha (Bố-tát)

Nơi nào có Simà (kiết giới) hợp pháp, từ bốn vị Tỳ Khưu trở lên thì đến ngày Rằm hoặc 30 (tháng thiếu 29) phải làm lễ Phát Lộ cách đọc giới bổn như ở phía trước, nếu chỉ có 3 hoặc 2 vị thì cũng làm lễ Phát Lộ bằng cách tỏ sự “trong sạch lẫn nhau”- parisuddhi; nếu có 3 vị thì nên đọc tuyên ngôn như vầy:

Sunatu me àyasmantà ajj’uposatho pannaraso (ngày 29 thì đọc càtuddaso) yadàyasmantànam pattakallam mayam anna mannam pàrisuddhi uposatham kareyyâma.

Xin các Ngài nghe tôi, hôm nay là ngày rằm nhằm ngày lễ “Phát Lộ”, nếu sự hành lễ hợp thời đến các Ngài thì chúng ta phải tỏ sự trong sạch lẫn nhau.

Vị Tỳ Khưu cao hạ hơn trịch y một bên vai mặt ngồi chồm hổm hai tay chấp lại nói với mấy vị kia như vầy:

Parisuddho aham àvuso “parisuddhoti”mam dhàretha.

Này các bạn, tôi là người trong sạch, xin các bạn nhớ rằng tôi đây là người trong sạch (đọc Pali ba lần).

Kế các vị khác theo thứ tự của hạ đọc ba lần như trên, chỉ đổi chữ àvuso lại chữ bhante thôi.

Nếu chỗ ở nào chỉ có hai vị Tỳ Khưu khỏi cần đọc tuyên ngôn chỉ tỏ sự trong sạch của mình như cách trên, nhưng vị cao hạ hơn phải đổi dhàretha lại đọc là dhàrehi.

Còn như chỗ nào chỉ có một mình khi đến ngày lễ Phát Lộ cũng phải quét dọn trãi chiếu nơi chỗ làm lễ Phát Lộ xong chờ một lúc coi có vị nào phướng xa tới thì làm lễ chung, như đúng theo thường lệ mà không có vị nào đến khi mình phải nguyện như vầy: “Ajja me uposatho – Hôm nay là ngày lễ “Phát Lộ của tôi”nếu không nguyện hoặc không làm lễ thì phạm hành ác”.

T.B. Năm nào trong mùa nắng có tháng nhuần thì đọc: ayam gimha utu, asmim utumhi pakativasena attha uposathà adhikamàsavasena dasa uposathà, imasmim pana utumhi adhikamàso bhavissati, tasmà imimà pakkhena eko uposatho sampatto…

CÁCH LÀM LỄ TỰ TỨ – PAVÀRANÀ

Phận sự phải làm trước khi làm lễ “Tự Tứ”cũng giống như cách làm lễ Phát Lộ chỉ khác ít chỡ như vầy: chỗ nào nói uposathassa đổi lại là paràranàya, chỗ nào nói uposathammassa đổi lại là pavàranàkammassa, chỗ nói chandappàrisuddhi àhàrananca đổi lại chandappavàra nàharananca: chỗ nói uposagge đổi lại là pavàranagge; chỗ nói chandàharanàdìni đổi lại chandappavàranàdìni; chỗ nói pàtimokkhuddesato đổi lại nattiyâ thapanato; chỗ nói uposatho đổi lại pavàranà, chỗ nói uposathadivasesu đổi lại pavàranàdivasesu, chỗ nói ajjuposatho (pannaraso) đổi lại ajja pvàranà pannarasì; chỗ nói càttaro bhikkhù đổi lại panca…, chỗ nói pàtimokkham uddisitum đổi lại nattim thapetum.

Trong khi làm lễ Phát Lộ phải đọc chỗ kể thời tiết như vầy: ayam vassana utu, asmim utumhi satta ca uposathà ekà ca pavàranà avasitthà. Nếu kỳ lễ sau chót hến đổi chữ avasitthà là paripunnà…

Khi làm lễm Tự Tứ nếu mỗi vị đọc ba lần thì đọc tuyên ngôn như vầy:

Sunàtu me bhante sangho ajjappavàranà (pannarasì) yadi sanghassa patakallam, sangho tevàcikam pavàreyya.

Bạch đại đức Tăng, xin Chư Tăng nghe tôi, hôm nạy là ngày rằm, nếu hành lễ Tự Tứ hợp thời thì xin Chư Tăng mỗi vị đọc lời “yêu cầu”ba lần.

Trước hết, vị cao hạ hơn hết mặc y để trống vai mặt ngồi chồm hổm day về Chư Tăng rồi đọc ba lần.

Raha sangham àvuso navàremi ditthena và sutena và parisankàya và vadantu mam àvasmanto anukampam upàdàya, passanto patikarissàmi,

Dutiyampi àvuso sangham pavàremi…

Tatiyampi àvuso sangham pavàremi…

Này các bạn, tôi xin yêu cầu đến Chư Tăng do sự thấy, sự nghe hoặc sự nghi ngờ nào, xin Chư Tăng vì lòng tế độ chỉ cho tôi biết, khi tôi thấy rõ điều sái quấy ấy rồi tôi sẽ làm cho trong sạch.

Lần thứ nhì….

Lần thứ ba….

Kế tiếp Chư Tăng tùy theo thứ tự của hạ mà đọc lời “yêu cầu”in như trên, chỉ đổi chữ Avusolại chữ Bhante.

Khi có sự kinh sợ xảy ra hoặc có điều tai hại như đã giải ở lễ Phát Lộ hoặc Chư Tăng đang lúc dò xét kinh luật hoặc Chư Tăng cu hội đông quá không thể đọc lời “yêu cầu”ba lần thì được thì đọc hai lần, một lần, hoặc đồng nhau đọc chung cũng được nhưng thầy Tỳ Khưu thông hiểu nhau đọc tuyên ngôn như vầy:

Sunàtu me bhante sangho manussehi dànam dentehi yebhuyyena ratti khepità; sace sangho tevàcikam pavàressati appavàrito va sangho bhavissati, athàyam ratti vibhàyissati. Yadi sanghassa pattakallam, sangho dvevàcikam pavàreyya.

Nếu đọc yêu cầu một lần thì đổi câu chót như vầy: sangho ekavàcikam pavàreyya.

Nếu đồng hạ nhau đọc chung, đổi câu chót như vầy: sangho samànavassakam pavàreyya.

Cách tuyên ngôn trên đây là do có nhiều người đến chùa làm phước lâu và đông đảo lắm.

Nghĩa bài trên: Bạch đại đức Tăng, xin Chư Tăng nghe tôi, bởi vì có nhiều người đến làm phước sáng đêm, nếu Chư Tăng đọc “yêu cầu” ba lần thì không biết chừng nào xong, như thế sẽ đến sáng không sai. Nếu hành sự yêu cầu mà hợp thời, thì xin Chư Tăng đọc “yêu cầu” hai lần; một lần hoặc đồng hạ đọc chung nhau.

Còn nếu có sự trở ngại khác, như có tai hại đến phạm hạnh thì: Sunàtu me bhante sangho, ayam bramacariyantaràyo; sace sangho…

Nếu có sự tai hại nào cứ đổi pàli từ chữ Ayam… tùy theo sự tai hại ấy.

Cách yêu cầu trong bốn vị khác hơn (vì một vị đọc “yêu cầu” thì chỉ còn ba vị nghe thôi nên không thể gọi là: Sangha pavàranà được) nên phải đọc tuyên ngôn như vầy:

Sunantu me àyasmanto, ajjappavàranà (pannarasì). Yad’àyasmantànam pattakallam, mayam anna mannam tevàcikam pavàreyyàma.

Xin chư đại đức nghe tôi, hôm nay là lễ “yêu cầu” ngày rằm, nếu lễ “yêu cầu” hợp thời đến chư đại đức, thì chúng ta phải đọc lời yêu cầu lẫn nhau mỗi vị ba lần.

Vị cao hạ đọc như vầy:

Aham àvuso àyasmante pavàremi…

Kế mấy vị khác theo thứ tự của hạ đọc.

Aham bhante àyasmante pavàremi….

Nếu chỗ ở nào có ba vị thì đọc tuyên ngôn như vầy:

Sunantu me àyasmantà…

Cách đọc “yêu cầu”như trên (mỗi vị đọc ba lần).

* Nếu chỗ ở nào có hai vị thì khỏi cần đọc tuyên ngôn, chỉ đọc lời “yêu cầu”, với nhau như vầy:

Aham àvuso àyasmantam pavàremi…

Ông nhỏ hạ hơn thì đổi àvuso ra bhante….

* Nếu chỗ ở nào chỉ có một mình thì cũng sửa soạn như cách làm lễ Phát Lộ, xong chờ nếu không có vị nào đến thì phải làm lễ nguyện như vầy “Ajja me pavàranà: Hôm nay ngày lễ Pavàrana của tôi. Nếu không nguyện phạm hành ác.

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app