MÓN QUÀ PHÁP
DHAMMAPANNĀKĀRA
Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão Hộ Nhẫn Khanṭipālamahāṭheravara khả kính!
Tất cả chúng con thành kính dâng lên Ngài phần phước mọn pháp thí này, ngưỡng mong Ngài từ bi chứng giám, để cho tất cả chúng con được sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài.
Cuộc đời phạm hạnh cao thượng của Ngài, theo thiển ý của chúng con, thật đúng với pháp danh của Ngài.
Kính xin Ngài từ bi hộ trì cho mỗi người chúng con biết giữ gìn, duy trì được đức tính nhẫn nại như Ngài.
Thành kính đảnh lễ Ngài
Phật tử Tổ đình Bửu Long
-ooOoo-
MỤC LỤC LỜI NGỎ NHẪN NẠI VẤN ĐÁP VỀ ĐỀ TÀI NHẪN NẠI |
-ooOoo-
Địa chỉ liên lạc và phát hành:
TỔ ĐÌNH Bửu Long
81 Tổ I, Thái Bình I, Long Bình,
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.
-ooOoo-
LỜI NGỎ
Nhẫn nại là một đức tính cao thượng, người có đức tính nhẫn nại là người được hạnh phúc an lành. Trong bài kinh Maṅgalasuṭṭa – Kinh An Lành, Đức Phật thuyết dạy 38 pháp đem lại sự an lành, hạnh phúc cho chư thiên, nhân loại, trong đó có bài kệ rằng:
“Khanṭī ca sovacassaṭā,
Samaṇānañca dassanaṃ.
Kālena dhammasākacchā,
Eṭaṃ maṅgalamuṭṭamaṃ”.
(Này tất cả chư thiên, nhân loại,
Có bốn pháp an lành cao thượng:
Một, đức tính nhẫn nại tự nhiên,
Hai, con người dễ dạy hiền lành,
Ba, chiêm ngưỡng các bậc Sa môn,
Bốn, tùy thời đàm luận chánh pháp,
Pháp nào cũng an lành cao thượng).
— – Khud. Suṭṭanipāṭapāḷi, kinh Maṅgalasuṭṭa.
Trong bốn pháp này, xin giảng giải pháp đầu: “Đức tính nhẫn nại tự nhiên”.
Thế nào gọi là đức tính nhẫn nại?
Đức tính nhẫn nại là một đức hạnh cao thượng, một thiện pháp đặc biệt, biết chấp nhận, biết chịu đựng mọi cảnh trái ý nghịch lòng, mà không hề có thái độ sân hận, bực tức, vẫn giữ vững thiện tâm trong sạch một cách tự nhiên, không bị dao động khi gặp đối tượng làm cho bất bình nào.
Đức tính nhẫn nại đặc biệt hơn các thiện pháp khác, là chỉ có thể tạo được trong những trường hợp sau:
— Khi tiếp xúc với cảnh thiên nhiên khắc nghiệt như: khí hậu lạnh lẽo quá, nóng bức quá, muỗi mòng cắn khó chịu quá, rắn rít cắn đau đớn quá v.v… mà vẫn chấp nhận chịu đựng, không hề có thái độ sân hận, bực mình, khó chịu, vẫn giữ vững thiện tâm trong sạch một cách tự nhiên, không bị dao động bởi những đối tượng làm cho bất bình ấy. Đó gọi là đức tính nhẫn nại.
— Khi tiếp xúc với người ác nghiệt như: chửi rủa, mắng nhiếc thậm tệ, vu oan giá hoạ tày trời, đánh đập tàn nhẫn, v.v… mà vẫn chấp nhận chịu đựng, không hề có thái độ sân hận, tức giận người ấy, vẫn giữ vững thiện tâm trong sạch một cách tự nhiên, không bị dao động bởi những đối tượng làm cho bất bình ấy. Đó gọi là đức tính nhẫn nại.
Như vậy, pháp hạnh nhẫn nại không phải tạo được bất cứ lúc nào, bất cứ đối tượng nào, mà chỉ có thể tạo được khi tiếp xúc với đối tượng làm cho bất bình, nghịch cảnh, nghịch duyên mà thôi. Những đối tượng làm cho bất bình ấy dễ phát sanh tâm sân hận; nhưng người có phát nguyện hành pháp hạnh nhẫn nại, đó là cơ hội tốt đối với họ, thay vì tâm sân hận thì tâm vô sân phát sanh, tạo được pháp hạnh nhẫn nại trở thành một đức tính nhẫn nại cao thượng.
Do đó, đức hạnh nhẫn nại là một thiện pháp rất đặc biệt hơn các thiện pháp khác. Các thiện pháp khác như: bố thí, giữ giới, hành thiền… người ta có thể tạo bất cứ lúc nào mình muốn, bất cứ đối tượng nào mình chọn; nhưng đối tượng làm cho bất bình, nghịch cảnh, nghịch duyên này chỉ xảy ra một cách tự nhiên, người có đức tính nhẫn nại tiếp xúc với đối tượng làm cho bất bình ấy vẫn giữ vững thiện tâm trong sạch, mọi thiện pháp được phát triển tốt. Cho nên, đức tính nhẫn nại có một vai trò rất quan trọng, hỗ trợ cho mọi thiện pháp được phát sanh và tăng trưởng, đem lại sự lợi ích cả cho mình lẫn cho người.
Trong đời này, người không có đức tính nhẫn nại, thật khó mà tiến hoá trong mọi thiện pháp, dễ gây ra sự tai hại, điều bất lợi cho mình và người. Cho nên, Đức Phật khuyên dạy chư Tỳ khưu khi đi truyền bá chánh pháp rằng:
“Khanṭī paramaṃ ṭapo ṭiṭikkhā…”. (Bộ Dhammapadaṭṭhakaṭhā bài kệ thứ 184.)
(Này các con, pháp hạnh nhẫn nại là đức tính cao thượng nhất).
Vậy nên hiểu sự tai hại của pháp không nhẫn nại và quả báu lợi ích của pháp hạnh nhẫn nại.
Trong Chi bộ kinh, kinh Akkhanṭisuṭṭa (Aṅguṭṭaranikāya, Pañcakanipāṭa, kinh Akkhanṭisuṭṭa), Đức Phật dạy rằng:
— Này chư Tỳ khưu, 5 điều tai hại đối với người không có pháp hạnh nhẫn nại là:
2- Là người gây nhiều oan trái với người khác.
3- Là người tạo nên nhiều tội ác.
4- Là người mê muội lúc lâm chung.
5- Sau khi chết, do ác nghiệp cho quả tái sanh cõi ác giới, điạ ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh.
2- Là người không gây oan trái với người khác.
3- Là người không tạo nên tội ác, tạo phước thiện.
4- Là người không mê muội, có tâm sáng suốt, minh mẫn lúc lâm chung.
5- Sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh cõi thiện giới, cõi trời….
Và trong bài kinh khác, Đức Phật dạy:
— Này chư Tỳ khưu, 5 điều tai hại đối với người không có pháp hạnh nhẫn nại là:
2- Là người có tâm tàn nhẫn với người khác.
3- Là người hay tức giận, nóng nảy.
4- Là người mê muội lúc lâm chung.
5- Sau khi chết, do ác nghiệp cho quả tái sanh vào cõi ác giới, điạ ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh….
— Này chư Tỳ khưu, 5 quả báu lợi ích của người có pháp hạnh nhẫn nại là:
2- Là người không có tâm tàn nhẫn, có tâm từ thương yêu mọi chúng sinh.
3- Là người không tức giận, không nóng nảy, có tâm từ mát mẻ.
4- Là người không mê muội, có tâm sáng suốt, minh mẫn lúc lâm chung.
5- Sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh cõi thiện giới, cõi trời….
—————————–
Bài viết được trích từ Cuốn Nhẫn Nại (bản cũ), tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu
* Link Cuốn Nhẫn Nại (bản cũ)
* Link Tải sách ebook Nhẫn Nại
* Link Video cuốn Nhẫn Nại (bản cũ)
* Link Audio cuốn Nhẫn Nại (bản cũ)
* Link Thư mục Tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu
* Link Thư mục Ebook Hộ Pháp Tỳ Khưu
* Link Giới thiệu tác giả Hộ Pháp Tỳ Khưu
* Link Tải App mobile Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda