Pháp Đầu Đà – Pháp Môn Thọ Thực Trong Bát – Pattapiṇḍikaṅka

Pháp môn thọ thực trong bát – pattapiṇḍikaṅka

Trong pháp môn này có 2 cách nguyện, thầy tỳ khưu muốn thọ trì theo cách nào cũng được: dutiya bhājanaṃ paṭikkhipāmi: tôi xin nguyện không thọ lãnh vật trong chén, bát thứ nhì; patiapiṇḍikaṅgam samādiyāmi: tôi xin nguyện thọ thực trong bát (1 vật đựng) mà thôi.

Tỳ khưu thọ trì pháp môn này, khi thọ cháo thì nên ăn cháo trước hay ăn vật thực trước cháo cũng được, nếu để luôn đồ ăn vô trong cháo, như mắm chẳng hạn, mà không ghê gớm, tanh hôi thì nên để chung lại mà thọ thực. Còn vật

nào không làm cho nhờm gớm như đường mật thì nên thọ lãnh vừa phải để chung vào cháo mà ăn. Trong khi thọ thực (cơm) thì nên cầm các thứ khoai củ rau sống trên tay mà ăn, nếu cầm mà thọ không được thì nên để lại trong bát, dầu cho vật đựng nào bằng lá cũng không dùng được cái thứ nhì.

Pháp môn này chia làm 3 bực. Bực thượng: khi thọ thực không được lựa đồ dư như xương, lá v.v… ra khỏi bát trừ khi ăn mía, và cũng không được bẻ, cắn cục cơm, cục thịt, cả bánh trái ra mà ăn. Bực trung: được phép bẻ các vật ấy ra với tay khác. Bực hạ: tất cả các vật nào mà để được trong bát thì được phép bẻ hay cẳn ra mà ăn hết thảy. Ba hạng này khi vui thích với vật đựng thứ nhì (dầu cho bằng lá) cũng đứt hết không thành tựu.

Nếu thọ trì chín chắn không đứt thì được 6 quả báo là: 1) nānārasataṅhāvinodanaṃ: tư cách dứt lần sự ham muốn vị trần trong nhiều món; 2) atricchatāya pahānnaṃ: dứt bỏ tư cách người ước mong được thêm các món khác; 3) āhāre payojana mattadassatā: tư cách người thấy sự lợi ích trong sự thọ thực có chừng mực; 4) thālakādipariharaṅakhedā bhāvo: không có sự cực nhọc lo cất giữ vật thực; 5) avikkhittabhojitā: khi thọ thực tâm không có sự bận rộn đến món khác; 6) appicchatādīnaṃ anulomavuttitā: tư cách người thực hành đúng theo pháp tri túc;

Hậu kệ ngôn của pháp thọ thực trong bát (attapiṇḍikanka):

“Nānābhājana vikkhepaṃ hitvā okkhittalocano. Khananto viyamūlani rasataṇhāya sabbato.

Sarūpaṃ viya santuṭṭhiṃ dhārayanto sumānaso. Paribhuñjeyya āhāraṃ ko añño pattapiṇḍiko”.

Giải: Tỳ khưu dứt bỏ được sự bận rộn trong nhiều món vật thực khác, mắt luôn luôn ngó xuống, có pháp hành cao thượng như đã đào gốc rễ của lòng tham muốn, có tâm thanh tịnh, nâng đỡ pháp tri túc cũng như gìn giữ thân thể của mình. Như vậy các vị tỳ khưu nào khác lại dám khinh thường pháp môn thọ trong bát.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app