Pháp môn ở nơi mồ mả – sosānikaṅga

Pháp môn này cũng có 2 cách thọ trì, thầy tỳ khưu muốn thọ trì cách nào cũng được: nasusānaṃ patikkhipāmi: tôi xin nguyện không cư ngụ nơi nào mà không có mồ mả; sosānikangaṃ samādiyāmi: tôi xin nguyện luôn luôn ở trong mồ mả.

Vậy chớ chỗ gọi là mồ mả ấy như thế nào? Giải rằng: Chỗ mà người thường thiêu, chôn tử thi hoặc bó tử thi rồi đem bỏ đều gọi là mồ mả, chỗ ấy người thường cần dùng hay đã bỏ phế trong vòng 12 năm rồi cũng còn gọi là mồ mả được. Nhưng chỗ nào có người mới chỉ định chớ chưa có chôn hoặc thiêu đốt tử thi một lần nào, chỗ ấy không thể gọi là mồ mả được. Thầy tỳ khưu ở trong chỗ mồ mả, không nên cho người làm đường kinh hành, làm cốc liêu có giường bàn, không nên để nước uống, nước dùng xài, cũng không nên dạy đạo cho ai vì pháp môn này nặng nề và nguy hiểm lắm, bởi vậy muốn ngăn ngừa tránh điều rủi ro tai hại, thì trước khi vào hành đạo phải bạch với vị Sư trưởng trong chùa và chánh quyền địa phương phải thận trọng chớ không nên dể duôi.

Khi đi vào mồ mả không nên đi theo con đường cái, khi đi kinh hành trong chỗ ấy nên liếc mắt nhìn chỗ tử thi. Ban ngày phải ghi nhớ các cảnh bên ngoài như bụi cây khúc củi ở chỗ nào, ban đên nếu có tiếng phi nhơn la ó thì không nên đôi liệng vật chi. Không nên bỏ sót một ngày nào mà không đi vào mồ mả cả. Nhưng nếu trong 3 canh chỉ đi vào 1 canh nào cũng được, như đi vào lúc đầu hôm đến 10 giờ là canh một rồi trở về cũng được. Không nên thọ vật thực có chất dầu mỡ (sợ bị mùi tanh hôi mà phải nôn mửa vì vật thực khó tiêu như mè, bột, đậu nành, đậu rán, cá, thịt, hoặc vật thực ngọt có trộn với sữa tươi với dầu đường thẻ) đều là vật mà loài phi nhơn ưa thích, nếu có miểu môn cũng không nên vào.

Pháp môn này chia ra làm 3 bực. Bực thượng: chỗ nào mà người thường hay thiêu đốt, chôn hay bỏ tử thi, có người thường đến khóc kể, nên ở chỗ ấy. Bực trung: trong 3 điều trên này, dầu cho có 1 điều nào cũng được. Bực hạ: dầu cho chỗ ấy họ đã bỏ qua trong vòng 12 năm ở cũng được. Ba bực này khi không chịu đi vào mồ mả đã nhứt định 1 lần nào trong mỗi ngày, hay là thích ở nơi không có mồ mả thì đứt mất in nhau.

Quả báo của pháp môn ở nơi mồ mả có 10 là: 1) maranassatippaṭilābho: thường được thấy tử thi luôn và làm cho phát sanh lên sự ghi nhớ về sự chết; 2) appamādavihāratā: tư cách người không có dể duôi vì thường nhớ đến sự chết; 3) asubbanimittādhigamo: được tư tưởng bất tịnh (không sạch) do nhờ thấy tử thi người đem bỏ; 4) kāmarāga vinodanaṃ: được giảm bớt tình dục vì có quán niệm bất tịnh; 5) abhiṅhaṃ kāyasabhāvadassanaṃ: tư cách được thấy luôn luôn thân này không có chi là sạch cả; 6) saṃvegabahulatā: có nhiều sự chán ngán vì thường thấy và nhớ đến sự chết; 7) ārodyamad’ādippahānaṃ: dứt bỏ sự say mê trong bản thân nhứt là cho rằng bản thân này không có bệnh hoạn; 8) bhayabheravasahanatā: người có thể thắng được sự sợ hãi ít nhiều, do sự thấy những cảnh tượng đáng ghê sợ trong chỗ ấy; 9) amanussānaṃ garubhāvaniyatā: tư cách người làm cho tất cả các phi nhơn đều cung kính và khen ngợi; 10) appichatādīnaṃ anulomavittitā: tư cách người thực hành đúng theo đức lành của pháp tri túc.

Hậu kệ ngôn của pháp ở nơi mồ mả: “Sosānikañhi maranānusatippabhāvā      niddhāgaṭampi      na      phusanti pamādadosā sampassato ca kunapāni bahūni tassa kāmānurāgavasagampi na hoti cittaṃ saṃvegameti vipulaṃ na  madaṃ  upeti  sammā  atho  ghaṭati  nibbuti  mesamāno sosānikaṅgami tinekaguṇāvahat tā nibbāna ninnahadayena nisevitabbaṃ”.

Giải: tỳ khưu ở nơi mồ mả dầu cho có nằm nghỉ cũng không có sự tội lỗi bởi vì do năng lực của sự ghi nhớ về sự chết đã thấy trong địa mộ, hơn nữa tâm vị tỳ khưu ấy do nhờ sự thường thấy tử thi ghê gớm, có thể đè nén được lòng ái tình, có tâm chán nản rộng lớn, không có say mê theo trần thế.

Bởi vậy cho nên hành giả muốn tìm đến Niết-bàn là nơi diệt khổ, nên cố gắng ở nơi mồ mả để đưa tâm đến cõi Niết-bàn một cách tốt đẹp vì pháp môn ở nơi mả có rất nhiều ân đức như đã kể.

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app