GIẢI VỀ A TĂNG KỲ 

Một hôm có vị tỳ-khưu bạch với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, một a-tăng-kỳ là bao lâu? Phật giải rằng: không thể nói là bao nhiêu năm được, chỉ ví dụ cho hiểu thôi.

Theo trong Tam tạng (quyển 32 chương 86), ví dụ như có một khối đá vuông vức một do tuần (16 cây số) trong một trăm năm có một vị Thiên xuống, lấy tấm lụa thật mỏng quét khối đá ấy, rồi cách một trăm năm sau cũng quét như thế, cho tới khi nào khối đá ấy bằng mặt đất thì mới gọi là một a-tăng-kỳ.

Hoặc ví dụ như một cái thùng vuông vức một do tuần đầy hột cải, trong một trăm năm mới có một vị Chư Thiên tới lấy ra một hột, rồi cách một trăm năm sau lấy ra một hột nữa, lần lượt như thế cho đến khi lấy hết những hột cải trong thùng ấy mới gọi là a-tăng-kỳ.

Hay là viết một con số 1 rồi thêm một trăm bốn mươi con số 0 (zeros) nữa cũng gọi là một a-tăng-kỳ, đây là a-tăng-kỳ của kiếp trái đất chớ không phải là năm.

KIẾP (KAPPA): MỘT THỜI GIAN

Chỗ nói kiếp có bốn là thành, trụ, hoại, không.

Bắt đầu từ khi quả địa cầu cấu tạo lên đầu tiên như bọt nước rồi dần dần đặc lại như bột và cứng như đất thật lâu, không thể kể được là bao nhiêu năm tháng nhưng chưa có ai ở (sanh) trên mặt địa cầu gọi là kiếp thành.

Bắt đầu từ khi có một người đầu tiên sanh vào quả địa cầu cho tới khi người ta sanh ra vô số như hiện nay gọi là kiếp trụ.

Bắt đầu từ khi trên mặt địa cầu không còn ai ở (sanh) nữa cho tới khi nước bể cả khô khan vì sức nóng của ánh thái dương rồi cháy luôn quả địa cầu đi gọi là kiếp hoại.

Bắt đầu từ khi quả địa cầu đã tiêu hoại chỉ còn khí hư, u u, minh minh, không không vô cùng vô tận cho tới khi cấu tạo nên quả địa cầu khác gọi là kiếp không.

Bốn kiếp kể trên đây nhập lại thành 1 đại kiếp, mà chư Bồ tát phải thực hành pháp ba-la-mật cho đúng thời kỳ nhất định của những đại kiếp ấy.

 

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app