BÀI KINH THỨ 7

VATTHASUTTAṂ (MN 7)

Thứ Năm, 03-06-2021

7. Vatthasuttaṃ

(Kinh Tấm Vải)

70. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – “bhikkhavo”ti. “Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

(Tôi đã được nghe như vầy – Một thời, Thế Tôn trú tại Sāvatthī, ở Jetavana, trong khu vườn/chùa của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, Thế Tôn đã gọi các tỳ-khưu rằng: ‘Này các tỳ-khưu’. Các tỳ-khưu ấy đã đáp lời (với) Thế Tôn: ‘Bạch Ngài’. Thế Tôn đã nói điều này )

 

“Seyyathāpi, bhikkhave, vatthaṃ saṃkiliṭṭhaṃ malaggahitaṃ; tamenaṃ rajako yasmiṃ yasmiṃ raṅgajāte upasaṃhareyya – yadi nīlakāya yadi pītakāya yadi lohitakāya yadi mañjiṭṭhakāya [mañjeṭṭhakāya (sī. pī.), mañjeṭṭhikāya (syā.)] durattavaṇṇamevassa aparisuddhavaṇṇamevassa. Taṃ kissa hetu? Aparisuddhattā, bhikkhave, vatthassa. Evameva kho, bhikkhave, citte saṃkiliṭṭhe, duggati pāṭikaṅkhā. Seyyathāpi, bhikkhave, vatthaṃ parisuddhaṃ pariyodātaṃ; tamenaṃ rajako yasmiṃ yasmiṃ raṅgajāte upasaṃhareyya – yadi nīlakāya yadi pītakāya yadi lohitakāya yadi mañjiṭṭhakāya – surattavaṇṇamevassa parisuddhavaṇṇamevassa. Taṃ kissa hetu? Parisuddhattā, bhikkhave, vatthassa. Evameva kho, bhikkhave, citte asaṃkiliṭṭhe, sugati pāṭikaṅkhā.

(Này các tỳ-khưu, giống như một tấm vải bị dính bụi và bị vấy bẩn; người thợ nhuộm có thể nhúng nó vào màu nhuộm nào đó – màu xanh hoặc màu vàng hoặc màu đỏ hoặc màu đỏ nhạt, thì có thể có màu xấu hoặc có màu không được thuần sắc. Vì sao vậy? Này các tỳ-khưu, vì tấm vải không được sạch/bị vấy bẩn. Cũng vậy, này các tỳ-khưu, cõi ác được chờ đợi với những tâm cấu uế. Này các tỳ-khưu, giống như một tấm vải trong sạch và thanh khiết; người thợ nhuộm có thể nhúng nó vào màu nhuộm nào đó – màu xanh hoặc màu vàng hoặc màu đỏ hoặc màu đỏ nhạt, thì có thể có màu đẹp hoặc có màu được thuần sắc. Vì sao vậy? Này các tỳ-khưu, vì tấm vải được trong sạch. Cũng vậy, này các tỳ-khưu, cõi lành được chờ đợi với những tâm thanh tịnh.)

71. “Katame ca, bhikkhave, cittassa upakkilesā? Abhijjhāvisamalobho cittassa upakkileso, byāpādo cittassa upakkileso, kodho cittassa upakkileso, upanāho cittassa upakkileso, makkho cittassa upakkileso, paḷāso cittassa upakkileso, issā cittassa upakkileso, macchariyaṃ cittassa upakkileso, māyā cittassa upakkileso, sāṭheyyaṃ cittassa upakkileso, thambho cittassa upakkileso, sārambho cittassa upakkileso, māno cittassa upakkileso, atimāno cittassa upakkileso, mado cittassa upakkileso, pamādo cittassa upakkileso.

(Và này các tỳ-khưu, gì là những cấu uế/phiền não của tâm? Dục tham và tà tham là cấu uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, hiềm hận là cấu uế của tâm, thù địch là cấu uế của tâm, giả tạo là cấu uế của tâm, ác ý là cấu uế của tâm, ganh tị là cấu uế của tâm, bỏn xẻn/keo kiệt là cấu uế của tâm, gian trá là cấu uế của tâm, lừa đảo là cấu uế của tâm, ngoan cố là cấu uế của tâm, hung hăng là cấu uế của tâm, mạn là cấu uế của tâm, quá mạn là cấu uế của tâm, kiêu ngạo là cấu uế của tâm, và phóng túng là cấu uế của tâm.)

9 āghātavatthu: 1) Anatthaṃ me acarī’ti āghātaṃ bandhati; 2) ‘anatthaṃ me caratī’ti āghātaṃ bandhati; 3) ‘anatthaṃ me carissatī’ti āghātaṃ bandhati; 4) ‘piyassa me manāpassa anatthaṃ acarī’ti…pe… 5) ‘anatthaṃ caratī’ti…pe… 6) ‘anatthaṃ carissatī’ti āghātaṃ bandhati; 7) ‘appiyassa me amanāpassa atthaṃ acarī’ti …pe… 8) ‘atthaṃ caratī’ti…pe… 9) ‘atthaṃ carissatī’ti āghātaṃ bandhati

 

72. “Sa kho so, bhikkhave, bhikkhu ‘abhijjhāvisamalobho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā abhijjhāvisamalobhaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘byāpādo cittassa upakkileso’ti – iti viditvā byāpādaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘kodho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā kodhaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘upanāho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā upanāhaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘makkho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā makkhaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘paḷāso cittassa upakkileso’ti – iti viditvā paḷāsaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘issā cittassa upakkileso’ti – iti viditvā issaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘macchariyaṃ cittassa upakkileso’ti – iti viditvā macchariyaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘māyā cittassa upakkileso’ti – iti viditvā māyaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘sāṭheyyaṃ cittassa upakkileso’ti – iti viditvā sāṭheyyaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘thambho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā thambhaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘sārambho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā sārambhaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘māno cittassa upakkileso’ti – iti viditvā mānaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘atimāno cittassa upakkileso’ti – iti viditvā atimānaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘mado cittassa upakkileso’ti – iti viditvā madaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati; ‘pamādo cittassa upakkileso’ti – iti viditvā pamādaṃ cittassa upakkilesaṃ pajahati.

(Này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu nghĩ rằng ‘Dục tham và tà tham là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt dục tham và tà tham là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Sân là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sân là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Hiềm hận là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự hiềm hận là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Thù địch là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự thù địch là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Giả tạo là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự giả tạo là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Ác ý là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự ác ý là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Ganh tị là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự ganh tị là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Keo kiệt là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự keo kiệt là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Gian trá là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự gian trá là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Lừa đảo là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự lừa đảo là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Ngoan cố là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự ngoan cố là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Hung hăng là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự hung hăng là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Mạn là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt mạn là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Quá mạn là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt quá mạn là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Kiêu ngạo là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt  kiêu ngạo là cấu uế của tâm. Vị ấy nghĩ rằng ‘Phóng túng là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, vị ấy trừ diệt sự phóng túng là cấu uế của tâm.)

 

73. “Yato kho [yato ca kho (sī. syā.)], bhikkhave, bhikkhuno ‘abhijjhāvisamalobho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā abhijjhāvisamalobho cittassa upakkileso pahīno hoti, ‘byāpādo cittassa upakkileso’ti – iti viditvā byāpādo cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘kodho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā kodho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘upanāho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā upanāho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘makkho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā makkho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘paḷāso cittassa upakkileso’ti – iti viditvā paḷāso cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘issā cittassa upakkileso’ti – iti viditvā issā cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘macchariyaṃ cittassa upakkileso’ti – iti viditvā macchariyaṃ cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘māyā cittassa upakkileso’ti – iti viditvā māyā cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘sāṭheyyaṃ cittassa upakkileso’ti – iti viditvā sāṭheyyaṃ cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘thambho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā thambho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘sārambho cittassa upakkileso’ti – iti viditvā sārambho cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘māno cittassa upakkileso’ti – iti viditvā māno cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘atimāno cittassa upakkileso’ti – iti viditvā atimāno cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘mado cittassa upakkileso’ti – iti viditvā mado cittassa upakkileso pahīno hoti; ‘pamādo cittassa upakkileso’ti – iti viditvā pamādo cittassa upakkileso pahīno hoti.

(Này các tỳ-khưu, khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Dục tham và tà tham là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì dục tham và tà tham là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Sân là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì sân là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Hiềm hận là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì hiềm hận là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Thù địch là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì thù địch là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Giả tạo là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì giả tạo là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Ác ý là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì ác ý là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Ganh tị là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì ganh tị là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Keo kiệt là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì keo kiệt là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Gian trá là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì sự gian trá là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Lừa đảo là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì lừa đảo là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Ngoan cố là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì ngoan cố là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Hung hăng là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì hung hăng là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Mạn là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì mạn là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Quá mạn là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì quá mạn là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Kiêu ngạo là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì kiêu ngạo là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy. Khi nào (vị tỳ-khưu) nghĩ rằng ‘Phóng túng là cấu uế của tâm’ – sau khi biết như vậy, thì phóng túng là cấu uế của tâm được trừ diệt cho vị ấy.)

Ngữ vựng:

  • seyyathāpi (trt): cũng như (taṃ+yathā+pi) 
  • vattha (trut): vải; y phục, quần áo
  • saṃkiliṭṭha (qkpt của saṃkilissati): bị vấy bẩn/ô nhiễm
  • malaggahita = mala (trut) vết bẩn/nhơ, bụi + gahita (qkpt của gaṇhāti) bị dính/nắm chặt
  • rajaka (nt): thợ nhuộm
  • raṅgajāta (trut): màu (nhuộm)
  • upasaṃharati (upa+saṃ+√har+a+ti): mang cùng, đem lại gần, hướng về
  • nīlakāya = nīla (tt) xanh, xanh đậm/lá, có màu xanh + kāya (nt) nhóm, đống, khối tập hợp, thân thể
  • pīta (tt): vàng, có màu vàng
  • lohita (tt): đỏ, có màu đỏ
  • mañjiṭṭha (tt): đỏ nhạt
  • durattavaṇṇamevassa = du + ratta (qkpt của rañjati) được nhuộm + vaṇṇa (nt) màu + eva + assa (khnc của √as) có thể có
  • aparisuddha = na + parisuddha (qkpt của parisujjhati) trong sạch, thanh tịnh, hoàn hảo
  • duggati = du + gati (nut) điều kiện sống, cõi giới
  • pāṭikaṅkha (tt): được chờ đợi/mong chờ
  • pariyodāta (tt): rất trong sạch, thanh khiết, thanh tịnh
  • upakkilesa (nt): sự đồi bại, phiền não, sự bất tịnh
  • abhijjhāvisamalobha = abhijjhā (nut) tham ái, dính mắc + visama (tt) hỗn độn, sai, bậy bạ + lobha (nt) tham lam, sự thèm muốn/khao khát
  • byāpāda (nt): sự ghét/căm ghét/sân độc/sân ác, ác tâm
  • kodha (nt): sự tức giận/giận dữ/hiềm hận
  • viditvā (bbqkpt của vidati): hiểu biết, biết chắc

74. ‘‘So buddhe aveccappasādena samannāgato hoti – ‘itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā’ti; dhamme aveccappasādena samannāgato hoti – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti; saṅghe aveccappasādena samannāgato hoti – ‘suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, sāmīcippaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṃ cattāri purisayugāni, aṭṭha purisapuggalā. Esa bhagavato sāvakasaṅgho āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo , anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā’ti.

(Vị ấy có đức tin tuyệt đối nơi đức Phật rằng: ‘Như vậy, Thế Tôn ấy là bậc Ưng Cúng, bậc Chánh Đẳng Giác/Toàn Giác, bậc Minh Hạnh Túc, bậc Thiện Thệ, bậc Thấu Suốt Thế Gian, bậc Tối Thượng Phu Xa huấn Sanh, bậc Thiên Nhân Sư, bậc Giác Ngộ, bậc Thế Tôn.’ Vị ấy có đức tin tuyệt đối nới đức Pháp rằng: ‘Pháp là điều được Thế Tôn khéo thuyết, điều rõ ràng/thiết thực, điều trực tiếp, điều hãy đến để thấy, điều hướng đến (Níp-bàn), điều đáng được chư trí giả tự hiểu.’ Vị ấy có đức tin tuyệt đối nới đức Tăng rằng: ‘Tăng đệ tử của Thế Tôn là bậc Thiện Đáo, bậc Trực Đáo, bậc Chân Đáo, bậc Chánh Đáo, tức là bốn đôi và tám vị. Tăng đệ tử của Thế tôn là bậc Đáng được kính mến, bậc Đáng được đón chào, bậc Đáng được cúng dường, bậc Đáng được chắp tay kính lễ, là ruộng phước tối thượng của đời.) 

 

75. ‘‘Yathodhi [yatodhi (aṭṭhakathāyaṃ pāṭhantaraṃ)] kho panassa cattaṃ hoti vantaṃ muttaṃ pahīnaṃ paṭinissaṭṭhaṃ, so ‘buddhe aveccappasādena samannāgatomhī’ti labhati atthavedaṃ, labhati dhammavedaṃ, labhati dhammūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ. Pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. 

Yathodhi kho panassa cattaṃ hoti vantaṃ muttaṃ pahīnaṃ paṭinissaṭṭhaṃ, so ‘dhamme aveccappasādena samannāgatomhī’ti labhati atthavedaṃ, labhati dhammavedaṃ, labhati dhammūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ. Pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. 

Yathodhi kho panassa cattaṃ hoti vantaṃ muttaṃ pahīnaṃ paṭinissaṭṭhaṃ, so ‘saṅghe aveccappasādena samannāgatomhī’ti labhati atthavedaṃ, labhati dhammavedaṃ, labhati dhammūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ; pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. 

‘Yathodhi kho pana me cattaṃ vantaṃ muttaṃ pahīnaṃ paṭinissaṭṭha’nti labhati atthavedaṃ, labhati dhammavedaṃ, labhati dhammūpasaṃhitaṃ pāmojjaṃ; pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati.

(Khi vị ấy đã từ bỏ, đã dứt bỏ, đã giải thoát, đã diệt tận, và đã xả ly với giới hạn như vầy, vị ấy nghĩ rằng ‘Ta có được đức tin tuyệt đối nơi đức Phật’, và đạt được sự nhiệt thành trong nghĩa (niềm tin tuyệt đối), đạt được sự nhiệt thành trong pháp (nguyên nhân của niềm tin tuyệt đối), đạt được sự hân hoan kết hợp với pháp. Đối với người có hân hoan, hỉ được khởi sanh; đối với người có tâm ý được hoan hỉ, (danh) thân được lắng yên; thân mà được lắng yên cảm nghiệm lạc; đối với người có lạc, tâm được định tĩnh.

Khi vị ấy đã từ bỏ, đã dứt bỏ, đã giải thoát, đã diệt tận, và đã xả ly với giới hạn như vầy, vị ấy nghĩ rằng ‘Ta có được đức tin tuyệt đối nơi đức Pháp’, và đạt được sự nhiệt thành trong nghĩa (niềm tin tuyệt đối), đạt được sự nhiệt thành trong pháp (nguyên nhân của niềm tin tuyệt đối), đạt được sự hân hoan kết hợp với pháp. Đối với người có hân hoan, hỉ được khởi sanh; đối với người có tâm ý được hoan hỉ, (danh) thân được lắng yên; thân mà được lắng yên thì cảm nghiệm lạc; đối với người có lạc, tâm được định tĩnh.

Khi vị ấy đã từ bỏ, đã dứt bỏ, đã giải thoát, đã diệt tận, và đã xả ly với giới hạn như vầy, vị ấy nghĩ rằng ‘Ta có được đức tin tuyệt đối nơi đức Tăng’, và đạt được sự nhiệt thành trong nghĩa (niềm tin tuyệt đối), đạt được sự nhiệt thành trong pháp (nguyên nhân của niềm tin tuyệt đối), đạt được sự hân hoan kết hợp với pháp. Đối với người có hân hoan, hỉ được khởi sanh; đối với người có tâm ý được hoan hỉ, (danh) thân được lắng yên; thân mà được lắng yên thì cảm nghiệm lạc; đối với người có lạc, tâm được định tĩnh.

Vị ấy nghĩ rằng: ‘Ta đã từ bỏ, đã dứt bỏ, đã giải thoát, đã diệt tận, và đã xả ly với giới hạn như vầy’, và đạt được sự nhiệt thành trong nghĩa (niềm tin tuyệt đối), đạt được sự nhiệt thành trong pháp (nguyên nhân của niềm tin tuyệt đối), đạt được sự hân hoan kết hợp với pháp. Đối với người có hân hoan, hỉ được khởi sanh; đối với người có tâm ý được hoan hỉ, (danh) thân được lắng yên; thân mà được lắng yên thì cảm nghiệm lạc; đối với người có lạc, tâm được định tĩnh.)

Ngữ vựng:

  • aveccappasāda = avecca (trt) chắc chắn, tuyệt đối, hoàn toàn + pasāda (nt) niềm/đức tin
  • vidū (tt): thông minh/thái, uyên thâm 
  • dammasārathi = damma (tt) được huấn luyện/thuần hoá + sārathi (nt) phu xa, người đánh xe
  • svākkhāta = su + akkhāta (qkpt của akkhāti) được nói/loan báo/tuyên bố 
  • sandiṭṭhika (tt): thấy được, có thể thấy; có thật 
  • akālika (tt): lập tức, trực tiếp 
  • ehipassika = ehi (mlc của eti) hãy đến (đây) + passika (tt) thấy 
  • opaneyyika, opanayika (tt): dẫn/hướng đến (Níp-bàn) 
  • paccattaṃ (trt): tự/chính mình
  • veditabba (khnpt của vedeti) nên được biết 
  • viññū (tt): thông minh, có trí 
  • suppaṭipanna = su + paṭipanna (qkpt của paṭipajjati) đã đạt đến/bước vào  
  • ñāya (nt): sự thích hợp/đúng đắn, chánh hạnh 
  • sāmīci (nut): sự chính đáng/thích hợp 
  • yuga (trut): cặp, đôi 
  • āhuneyya (tt): đáng được kính mến
  • pāhuneyya (tt): đáng được chào đón 
  • dakkhiṇeyya (tt): đáng được cúng dường añjalikaraṇīya (tt): đáng được chắp tay kính lễ 
  • puññakkhetta = puñña (trut) phước báu, công đức + khetta (trut) cánh đồng, đồng ruộng
  • yathodhi = yathā (trt) giống như, liên quan, sau đó + odhi (nt) giới hạn, phạm vi 
  • catta (qkpt của cajati): được từ bỏ/hy sinh
  • vanta (qkpt của vamati): được dứt bỏ/ném đi
  • mutta (qkpt của muñcati): được giải thoát/thoát khỏi 
  • pahīna (qkpt của pajahati): được loại trừ/diệt tận 
  • paṭinissaṭṭha (qkpt của paṭinissajjati): được xả ly/vứt bỏ 
  • veda (nt): sự kích động/hăng hái; trí tuệ
  • upasaṃhita (qkpt của upa+saṃ+√dhā): được liên kết/đi cùng với
  • pāmojja, pāmuja (trut): sự hân hoan/vui thích
  • pamudita (qkpt của pamodati): được hân hoan/vui thích
  • passambhati (pa+√sabh+ṃ-a+ti) làm yên tịnh/lắng dịu 
  • passaddha (qkpt của passambhati): được làm yên tịnh/lắng dịu 
  • samādhiyati (thđ của samādahati): được lắng dịu/tập trung/định tĩnh 

 

76. ‘‘Sa kho so, bhikkhave, bhikkhu evaṃsīlo evaṃdhammo evaṃpañño sālīnaṃ cepi piṇḍapātaṃ bhuñjati vicitakāḷakaṃ anekasūpaṃ anekabyañjanaṃ, nevassa taṃ hoti antarāyāya. Seyyathāpi, bhikkhave, vatthaṃ saṃkiliṭṭhaṃ malaggahitaṃ acchodakaṃ āgamma parisuddhaṃ hoti pariyodātaṃ, ukkāmukhaṃ vā panāgamma jātarūpaṃ parisuddhaṃ hoti pariyodātaṃ, evameva kho, bhikkhave, bhikkhu evaṃsīlo evaṃdhammo evaṃpañño sālīnaṃ cepi piṇḍapātaṃ bhuñjati vicitakāḷakaṃ anekasūpaṃ anekabyañjanaṃ , nevassa taṃ hoti antarāyāya.

(Này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu là người có giới như vậy, pháp như vậy, và tuệ như vậy, nếu ăn cơm từ gạo Sāli mà hạt đen đã được loại bỏ, với nhiều loại súp và nhiều loại thức ăn; điều ấy cũng không là chướng ngại cho vị ấy. Này các tỳ-khưu, giống như một tấm vải bị dính bụi và bị vấy bẩn sau khi cho vào nước sạch thì trở nên trong sạch và thanh khiết, hoặc giống như vàng sau khi cho vào lò luyện kim cũng trở nên trong sạch và thanh khiết. Cũng vậy, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu là người có giới như vậy, pháp như vậy, và tuệ như vậy, nếu ăn cơm từ gạo Sāli mà hạt đen đã được loại bỏ, với nhiều loại súp và nhiều loại thức ăn; điều ấy cũng không là chướng ngại cho vị ấy.)

77. ‘‘So mettāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ [catutthiṃ (sī. pī.)]. Iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyāpajjena pharitvā viharati. So karuṇāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ. Iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyāpajjena pharitvā viharati. So muditāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ. Iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ mettāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyāpajjena pharitvā viharati. So upekkhāsahagatena cetasā ekaṃ disaṃ pharitvā viharati, tathā dutiyaṃ, tathā tatiyaṃ, tathā catutthaṃ. Iti uddhamadho tiriyaṃ sabbadhi sabbattatāya sabbāvantaṃ lokaṃ upekkhāsahagatena cetasā vipulena mahaggatena appamāṇena averena abyāpajjena pharitvā viharati.

(Vị ấy với từ tâm/tâm ý kết hợp từ ái lan toả và an trú (đến) một phương, cũng vậy (đến) phương thứ hai, cũng vậy (đến) phương thứ ba, cũng vậy (đến) phương thứ tư. Cũng vậy, vị ấy với từ tâm bao la, quảng đại, vô biên, vô hận và vô hại, lan toả và an trú phía trên, phía dưới, xung quanh, khắp mọi nơi (đến) toàn bộ thế gian, trong tất cả hướng. Vị ấy với bi tâm lan toả và an trú (đến) một phương, cũng vậy (đến) phương thứ hai, cũng vậy (đến) phương thứ ba, cũng vậy (đến) phương thứ tư. Cũng vậy, vị ấy với bi tâm bao la, quảng đại, vô biên, vô hận và vô hại, lan toả và an trú phía trên, phía dưới, xung quanh, khắp mọi nơi (đến) toàn bộ thế gian, trong tất cả hướng. Vị ấy với hỷ tâm lan toả và an trú (đến) một phương, cũng vậy (đến) phương thứ hai, cũng vậy (đến) phương thứ ba, cũng vậy (đến) phương thứ tư. Cũng vậy, vị ấy với hỷ tâm bao la, quảng đại, vô biên, vô hận và vô hại, lan toả và an trú phía trên, phía dưới, xung quanh, khắp mọi nơi (đến) toàn bộ thế gian, trong tất cả hướng. Vị ấy với xả tâm lan toả và an trú (đến) một phương, cũng vậy (đến) phương thứ hai, cũng vậy (đến) phương thứ ba, cũng vậy (đến) phương thứ tư. Cũng vậy, vị ấy với xả tâm bao la, quảng đại, vô biên, vô hận và vô hại, lan toả và an trú phía trên, phía dưới, xung quanh, khắp mọi nơi (đến) toàn bộ thế gian, trong tất cả hướng.)

 

78. ‘‘So ‘atthi idaṃ, atthi hīnaṃ, atthi paṇītaṃ, atthi imassa saññāgatassa uttariṃ nissaraṇa’nti pajānāti. Tassa evaṃ jānato evaṃ passato kāmāsavāpi cittaṃ vimuccati, bhavāsavāpi cittaṃ vimuccati, avijjāsavāpi cittaṃ vimuccati. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. ‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’ti pajānāti. Ayaṃ vuccati, bhikkhave – ‘bhikkhu sināto antarena sinānenā’’’ti.

(Vị ấy biết rõ rằng ‘Có điều này, có điều thấp kém, có điều cao quý, có sự xuất ly khỏi tưởng này’. Khi biết và thấy như vậy, tâm của vị ấy được giải thoát khỏi dục lậu, khỏi hữu lậu, và khỏi vô minh lậu. Khi được giải thoát, trí đã khởi sanh rằng “Đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ rằng “Sanh đã được diệt, Phạm hạnh đã được an trú, điều nên làm đã được làm, ở đây không còn gì cho tương lai”. Này các tỳ-khưu, đây được gọi là ‘Vị tỳ-khưu đã tắm với sự tắm gội nội tâm’.)

79. Tena kho pana samayena sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavato avidūre nisinno hoti. Atha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘gacchati pana bhavaṃ gotamo bāhukaṃ nadiṃ sināyitu’’nti? ‘‘Kiṃ, brāhmaṇa, bāhukāya nadiyā? Kiṃ bāhukā nadī karissatī’’ti? ‘‘Lokkhasammatā [lokhyasammatā (sī.), mokkhasammatā (pī.)] hi, bho gotama, bāhukā nadī bahujanassa, puññasammatā hi, bho gotama, bāhukā nadī bahujanassa, bāhukāya pana nadiyā bahujano pāpakammaṃ kataṃ pavāhetī’’ti. Atha kho bhagavā sundarikabhāradvājaṃ brāhmaṇaṃ gāthāhi ajjhabhāsi –

(Lúc bấy giờ, bà-la-môn Sundarikabhāradvāja đang ngồi gần Thế Tôn. Rồi bà-la-môn Sundarikabhāradvāja đã nói điều này đến Thế Tôn ‘Còn tôn giả Gotama có đi đến sông Bāhukā để tắm không?’ ‘Này bà-la-môn, tại sao lại ở sông Bāhukā?’ ‘Sông Bāhukā sẽ làm được gì?’ ‘Thật vậy, thưa tôn giả Gotama, sông Bāhukā được quần chúng xem là sự giải thoát; thưa tôn giả Gotama, sông Bāhukā được quần chúng xem là công đức; quần chúng cũng tẩy trừ ác nghiệp đã tạo nhờ vào sông Bāhukā.’ Rồi Thế Tôn đã nói lên các bài kệ (sau):)

‘‘Bāhukaṃ adhikakkañca, gayaṃ sundarikaṃ mapi [sundarikāmapi (sī. syā. pī.), sundarikaṃ mahiṃ (itipi)]Sarassatiṃ payāgañca, atho bāhumatiṃ nadiṃ; Niccampi bālo pakkhando [pakkhanno (sī. syā. pī.)], kaṇhakammo na sujjhati.

‘‘Kiṃ sundarikā karissati, kiṃ payāgā [payāgo (sī. syā. pī.)] kiṃ bāhukā nadī; Veriṃ katakibbisaṃ naraṃ, na hi naṃ sodhaye pāpakamminaṃ.

‘‘Suddhassa ve sadā phaggu, suddhassuposatho sadā; Suddhassa sucikammassa, sadā sampajjate vataṃ; Idheva sināhi brāhmaṇa, sabbabhūtesu karohi khemataṃ.

‘‘Sace musā na bhaṇasi, sace pāṇaṃ na hiṃsasi; Sace adinnaṃ nādiyasi, saddahāno amaccharī; Kiṃ kāhasi gayaṃ gantvā, udapānopi te gayā’’ti.

Kẻ ngu dầu thường tắm
Tại sông Bāhukā
Và Adhikakkā
Cả tại hồ Gayā
Cùng Sundarikā
Tại Sarassatī
Cả tại Payāgā
Và Bāhumatī
Nhưng hắc nghiệp không sạch.
Sông Sundarikā
Cả sông Payāgā
Và sông Bāhukā
Chúng sẽ làm được gì?
Kẻ ác, tội đã tạo
Không thể tẩy ác nghiệp.
Bậc thanh tịnh luôn tốt
Giới vị ấy cũng tốt
Và có nghiệp luôn tịnh
Luôn thành tựu thiện hành
Ông hãy tắm ở đây
Hãy tịnh giữa hữu tình.
Nếu ông không nói dối
Nếu không hại chúng sanh
Không lấy vật chưa cho
Có tín, không keo kiệt
Đến Gayā làm gì?
Vì giếng cũng (đồng nghĩa)
Với Gayā của ông. 

 

80. Evaṃ vutte, sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavantaṃ etadavoca – ‘‘abhikkantaṃ, bho gotama, abhikkantaṃ, bho gotama! Seyyathāpi, bho gotama, nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya – cakkhumanto rūpāni dakkhantīti; evamevaṃ bhotā gotamena anekapariyāyena dhammo pakāsito. Esāhaṃ bhavantaṃ gotamaṃ saraṇaṃ gacchāmi dhammañca bhikkhusaṅghañca. Labheyyāhaṃ bhoto gotamassa santike pabbajjaṃ, upasampada’’nti. 

Alattha kho sundarikabhāradvājo brāhmaṇo bhagavato santike pabbajjaṃ, alattha upasampadaṃ. Acirūpasampanno kho panāyasmā bhāradvājo eko vūpakaṭṭho appamatto ātāpī pahitatto viharanto nacirasseva – yassatthāya kulaputtā sammadeva agārasmā anagāriyaṃ pabbajanti tadanuttaraṃ – brahmacariyapariyosānaṃ diṭṭhevadhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihāsi. ‘‘Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā’’ti abbhaññāsi. Aññataro kho panāyasmā bhāradvājo arahataṃ ahosīti.

(Khi được nói vậy, bà-la-môn Sundarikabhāradvāja đã nói điều này (với) Thế Tôn – “Thưa ngài Gotama, tuyệt diệu thay! Thưa ngài Gotama, tuyệt diệu thay! Thưa ngài Gotama, cũng như người có thể lật lại vật bị đổ ngã, hoặc có thể phơi bày vật bị giấu kín, hoặc có thể chỉ đường cho kẻ lạc lối, hoặc có thể mang đèn vào chỗ tối để người có mắt thấy được các sắc; cũng vậy, Pháp được ngài Gotama thuyết giảng với nhiều cách thức. Con đây xin quy y tôn giả Gotama, và giáo Pháp cùng chúng Tăng. Con mong được xuất gia và được thọ tỳ-khưu giới với Thế Tôn. Rồi bà-la-môn Sundarikabhāradvāja đã được xuất gia và được thọ tỳ-khưu giới với Thế Tôn. Vừa thọ tỳ-khưu giới xong, tôn giả Bhāradvāja khi sống đơn độc thanh vắng, cẩn trọng, nhiệt tâm, không mong cầu; ngay sau đó, tự mình đã tỏ ngộ nhờ thắng trí, chứng và trú cứu cánh Phạm hạnh ngay trong hiện tại, chính mục đích tối thượng này mà các thiện gia nam tử xuất gia một cách chân chánh. Vị ấy đã thấu triệt rằng: “Sanh đã được diệt, Phạm hạnh đã được an trú, điều nên làm đã được làm, ở đây không còn gì cho tương lai. Dĩ nhiên, tôn giả Bhāradvāja đã thành một vị Ưng Cúng.”)

Vatthasuttaṃ niṭṭhitaṃ aṭṭhamaṃ.

(Dứt kinh thứ bảy ‘Kinh tấm vải’.)

-ooOoo-

Ngữ vựng:

  • vicitakāḷaka = vicita (qkpt của vicināti) được chọn lựa/phân loại/tìm kiếm + kāḷaka (nt) hạt đen (trong gạo) 
  • anekasūpa = aneka (tt) nhiều, đa dạng + sūpa (nt) súp, cà-ri 
  • byañjana (trut): thức ăn 
  • antarāya (nt): sự chướng/trở ngại 
  • acchodaka = accha (tt) sạch, tinh khiết + udaka (trut) nước
  • ukkāmukha = ukkā (nut) lò rèn/luyện kim + mukha (trut) miệng, mặt 
  • jātarūpa (trut): vàng 
  • mettā (nut): lòng từ, sự thương yêu/thông cảm 
  • disā (nut): hướng, phương hướng 
  • pharati (√phả+a+ti): toả khắp, tràn ngập, lan ra 
  • tathā (trt): như thế/vậy, theo cách đó
  • uddhamadho = uddhaṃ (trt) ở/bên trên + adho (trt) ở/bên dưới 
  • tiriyaṃ (trt): ngang, ngang qua, xung quanh 
  • sabbadhi (trt): mọi nơi 
  • sabbattatā (tt): cùng khắp 
  • sabbāvant (tt): tất cả, toàn bộ 
  • vipula (tt): to lớn, vĩ đại 
  • mahaggata (tt): đã trở nên vĩ đại, quảng đại 
  • appamāṇa (tt): vô hạn, mênh mông, bao la 
  • avera = na + vera (trut): sự căm ghét/thù hận
  • abyāpajja = na + byāpajja (nt, trut) sự não hại 
  • hīna (tt): hạ liệt, thấp kém 
  • paṇīta (tt): cao thượng, xuất sắc 
  • uttari (trt): bên trên, xa hơn, hơn nữa 
  • vimuccati (thđ của muñcati): được giải thoát/thoát khỏi 
  • antarena (tt): ở giữa 
  • sināna (trut): sự tắm
  • avidūra (tt): gần, cạnh bên 
  • sammata (qkpt của sammannati): được xem là, cho phép, ưng thuận 
  • pavāheti (pa+√vah+e+ti): khiến bị mang đi, tẩy trừ, loại bỏ 
  • ajjhabhāsati (adhi+ā+√bhās+a+ti): nói 
  • pakkhanno (qkpt của pakkhandati): nhảy/rơi vào  
  • kaṇha (tt): đen
  • sujjhati (√sudh+ya+ti): trở nên sạch/thanh tịnh
  • verī (tt): hiềm hận, thù hằn 
  • kibbisa (trut): tội lỗi, sự lỗi lầm 
  • kammin (tt): làm, tạo tác
  • suddha (qkpt của sujjhati): thanh tịnh, trong sạch 
  • ve (bbt): quả thật, thực vậy
  • sadā (trt): luôn luôn, hoài
  • phaggu (nt): ngày giới của bà-la-môn thuộc tháng phagguṇa (15 tháng 2 -> 15 tháng 3)
  • suddhassuposatha = suddhassa + uposatha (nt) ngày bố-tát, ngày bát quan trai giới
  • suci (tt): trắng, trong sạch, thanh tịnh 
  • sampajjati (saṃ+√pad+ya+ti): thành công/tựu, phát đạt, thịnh vượng
  • sināti (√nhā+a+ti): tắm, đầm mình
  • khematā (tt): an tịnh, thanh bình 
  • musā (trt): giả dối, sái quấy
  • bhaṇati (√bhaṇ+a+ti): nói, tuyên bố 
  • pāṇa (nt): chúng sanh, sinh vật 
  • hiṃsati (√hiṃs+a+ti): làm hại/tổn thương
  • adinna = na + dinna (qkpt của dadāti) cho, biếu 
  • nādiyati = na + ādiyati (a+√dā+i+ya+ti) lấy, mang đi
  • saddahāna (trut): niềm/lòng tin, sự tin tưởng 
  • amaccharin = na + maccharin (tt) thèm muốn, đố kỵ
  • kāhasi (tl, 2, si của karoti): sẽ làm/tạo tác 
  • udapāna (nt): giếng
  • upasampadā (nut): sự thọ tỳ-khưu giới
  • alattha (bđkh, 3, si của labhati): đã có/đạt được 
  • acirūpasampanna = acira (tt) gần/mới đây + upasampanna (qkpt của upasampajjati): đã xuất gia 
  • vūpakaṭṭha (tt): hẻo lánh, cô độc, thanh vắng
  • appamatta (tt): cẩn thận, thận trọng, mẫn cán 
  • ātāpī (tt): hăng hái, nhiệt tâm, tích cực 
  • sammadeva (bbt): thích đáng, đúng đắn 
  • pariyosāna (trut): sự kết thúc/chấm dứt, phần cuối, cứu cánh

 

FILE PDF BÀI KINH SỐ 7

BÀI KINH THỨ 7
* Tài Liệu Được Trích Trong Lớp Học Kinh Pāḷi Online, Lớp Đọc Hiểu Kinh Trung Bộ Pāḷi Do Sư Thiện Hảo Giảng Dạy Qua Zoom Từ Năm 2020 Đến Nay.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app