Bài Kinh Số 6: Ākaṅkheyyasuttaṃ – Kinh Nên Ước Nguyện – Sư Thiện Hảo Giảng Dạy

BÀI KINH THỨ 6

ĀKAṄKHEYYASUTTAṂ (MN 6)

Thứ Bảy, 01-05-2021

6. Ākaṅkheyyasuttaṃ

(Kinh Nên Ước Nguyện)

64. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi – “bhikkhavo”ti. “Bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –

(Tôi đã được nghe như vầy – Một thời, Thế Tôn trú tại Sāvatthī, ở Jetavana, trong khu vườn/chùa của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, Thế Tôn đã gọi các tỳ-khưu rằng: ‘Này các tỳ-khưu’. Các tỳ-khưu ấy đã đáp lời (với) Thế Tôn rằng: ‘Bạch Thế Tôn’. Rồi Thế Tôn đã nói điều này –)

“Sampannasīlā, bhikkhave, viharatha sampannapātimokkhā; pātimokkhasaṃvarasaṃvutā viharatha ācāragocarasampannā aṇumattesu vajjesu bhayadassāvino; samādāya sikkhatha sikkhāpadesu.

(Này các tỳ-khưu, hãy sống có giới được đầy đủ, có Biệt biệt giải thoát giới (Pātimokkha) được đầy đủ; hãy sống có thúc liễm trong sự thúc liễm về Pātimokkha, có đầy đủ phẩm hạnh và hành xứ của vị thấy sợ hãi trong các lỗi lầm bé nhỏ; hãy nhận lãnh và học/tự huấn trong các học giới.)

 

65. “Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘sabrahmacārīnaṃ piyo ca assaṃ manāpo ca garu ca bhāvanīyo cā’ti [manāpo garubhāvaniyo cāti (sī.)], sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong ta có được các bạn đồng tu thương mến, yêu quý, kính trọng, tôn kính’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘lābhī assaṃ cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārāna’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong ta là người được y phục, thực phẩm khất thực, trú xứ, và dược phẩm trị bệnh’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.) 

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘yesāhaṃ cīvarapiṇḍapātasenāsana gilānappaccayabhesajjaparikkhāraṃ paribhuñjāmi tesaṃ te kārā mahapphalā assu mahānisaṃsā’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong những người tạo nên (các nhu yếu như) y phục, thực phẩm khất thực, trú xứ, và dược phẩm trị bệnh mà ta đang dùng, có được kết quả và lợi ích to lớn’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘ye maṃ [ye me (sī. syā.)] ñātī sālohitā petā kālaṅkatā [kālakatā (sī. syā. pī.)] pasannacittā anussaranti tesaṃ taṃ mahapphalaṃ assa mahānisaṃsa’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong những quyến thuộc huyết thống nào (của ta) mà đã mệnh chung khi nhớ đến ta, có được kết quả và lợi ích to lớn cho họ’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

 

66. “Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘aratiratisaho assaṃ, na ca maṃ arati saheyya, uppannaṃ aratiṃ abhibhuyya abhibhuyya vihareyya’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Khi ta có sự buồn chán (trong các thiện pháp, trú xứ xa vắng) và sự yêu thích (trong các dục), mong sự buồn chán (và sự yêu thích) không thể áp chế ta, còn ta nhiếp phục được sự buồn chán (và sự yêu thích) mà đã khởi sanh, và an trú (trong giới…)’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘bhayabheravasaho assaṃ, na ca maṃ bhayabheravaṃ saheyya, uppannaṃ bhayabheravaṃ abhibhuyya abhibhuyya vihareyya’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Khi ta có sự sợ hãi và kinh cảm, mong sự sợ hãi và kinh cảm không thể áp chế ta, còn ta nhiếp phục được sự sợ hãi và kinh cảm mà đã khởi sanh, và an trú (trong giới…)’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘catunnaṃ jhānānaṃ ābhicetasikānaṃ diṭṭhadhammasukhavihārānaṃ nikāmalābhī assaṃ akicchalābhī akasiralābhī’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong ta là người đạt được như mong ước một cách dễ dàng và không khổ sở, về tứ thiền nhờ vào tâm thanh tịnh, và sự lạc trú ngay hiện tại’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘ye te santā vimokkhā atikkamma rūpe āruppā, te kāyena phusitvā vihareyya’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong ta cảm nghiệm và an trú trong những sự giải thoát an tịnh, thuộc Vô sắc, sau khi vượt khỏi Sắc giới’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

Ngữ vựng:

  • ākaṅkhati (ā+√kakh+ṃ-a+ti): mong ước, nghĩ về, ao ước
  • sampannasīlā = sampanna (qkpt của sampajjati) hoàn thành, trọn đủ, hoàn hảo; có + sīla (trut) tính cách, tư cách đạo đức; đức/giới hạnh 
  • pātimokkha (trut): điều nên được ràng buộc cho sự giải thoát, biệt biệt giải thoát giới 
  • saṃvarasaṃvuta = saṃvara (nt) sự tự chế/ngăn ngừa/thu thúc + saṃvuta (qkpt của saṃvarati) được ngăn ngừa/thu thúc/tự chế 
  • ācāragocara = ācāra (nt) hạnh kiểm, đức độ + gocara (nt) đồng cỏ; nơi thích đáng; trần cảnh 
  • aṇumatta (tt): rất nhỏ, bé tí 
  • vajja (trut): lỗi lầm, khiếm khuyết, tội lỗi 
  • bhayadassāvin = bhaya (trut) sự sợ hãi/khiếp đảm + dassāvin (tt) nhận thấy/thức, hiểu được 
  • samādāya (bbqkpt của samādiyati): sau khi nhận/đảm trách/thọ lãnh
  • sikkhati (√sikkh+a+ti): học, tự huấn, tự rèn luyện 
  • sikkhāpada (trut): điều giới/quy tắc cần được tự huấn, học giới
  • piya (tt): được yêu mến/quý 
  • manāpa (tt): vừa lòng, vui vẻ, làm say mê 
  • garu (tt): được tôn kính/kính trọng
  • bhāvanīya (tt): được trau dồi/cung kính/kính trọng 
  • paripūrakārin = paripūra (tt) đầy đủ, hoàn tất, trọn vẹn + kārin (tt) làm, tạo tác
  • ajjhattaṃ (trt): bên trong, nội tại
  • cetosamathamanuyutta = ceto (trut) tâm ý, tư tưởng + samatha (nt) sự lắng dịu/yên tịnh + anuyutta (qkpt của anuyuñjati) thực hành, tu tập, áp dụng vào
  • anirākatajjhāna = na + nirākata (qkpt của nirākaroti) thoái thác, chối bỏ, xem nhẹ, coi thường + jhāna (trut) thiền định, sự gom tâm lại 
  • vipassanā (nut): minh sát, sự trực giác/nội quán 
  • samannāgata (tt): có, được theo sau bởi 
  • brūhetu (nt): người được phát triển/tăng trưởng 
  • suññāgāra = suñña (tt) trống, bỏ không + āgāra (trut) nhà, lều, nơi cư ngụ
  • lābhin (tt): có/đạt/nhận được, nhận lãnh  
  • paribhuñjati (pari+√bhuj+ṃ-a+ti): được hưởng, sử dụng 
  • kāra (nt): hành động, nghiệp  
  • phala (trut): kết quả/quả báu
  • anisaṃsa (nt): lợi ích, phước báu 
  • ñāti (nt): quyến thuộc, người bà con 
  • sālohita (nt): quan hệ máu mũ/ruột thịt 
  • peta (qkpt của pa+√ī): đã chết, quá cố 
  • kālaṅkata (qkpt của kālaṅkaroti): đã chết/mệnh chung
  • pasanna (qkpt của pasīdati) trong sạch, thanh tịnh; hoan hỉ, hài lòng 
  • anussarati (anu+√sar+a+ti): nhớ lại thường xuyên, tuỳ niệm
  • aratiratisaho = arati (nut) sự không ưa/không thích/ghét + rati (nut) sự yêu mến/thương yêu + saha (bbt) với, cùng với 
  • sahati (√sah+a+ti): chiến thắng, nhiếp phục, chế ngự
  • abhibhuyya (bbqkpt của abhibhavati): sau khi chiến thắng/nhiếp phục/chế ngự
  • ābhicetasika, abhicetasika (tt, abhi+ceto+ika): dựa vào tâm thanh tịnh 
  • diṭṭhadhamma (tt): thuộc/trong thế giới này, ngay hiện tại
  • nikāma (nt): sự mong ước/khao khát 
  • akiccha = na + kiccha (tt) khó khăn, khổ cực, đau đớn 
  • akasira = na + kasira (tt) lo lắng, khốn khổ 
  • santa (qkpt của sammati): an tịnh, lắng yên 
  • vimokkha, vimokha (nt): sự giải thoát/thoát khỏi
  • atikkamma (bbqkpt của atikkamati): sau khi vượt qua/thắng phục
  • rūpa (trut): sắc pháp, Sắc giới
  • phusitvā (bbqkpt của phusati): xúc chạm, cảm nghiệm

 

67. “Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘tiṇṇaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā sotāpanno assaṃ avinipātadhammo niyato sambodhiparāyaṇo’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Với sự đoạn diệt ba kiết sử, mong ta thành bậc Dự lưu, có pháp tánh bất đoạ, kiên cố, và hướng đến giải thoát’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.) 

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘tiṇṇaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā rāgadosamohānaṃ tanuttā sakadāgāmī assaṃ sakideva imaṃ lokaṃ āgantvā dukkhassantaṃ kareyya’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Với sự đoạn diệt ba kiết sử và giảm nhẹ đối với tham – sân – si, mong ta thành bậc Nhất lai, trở lại đời này chỉ một lần nữa, và đoạn tận khổ đau’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘pañcannaṃ orambhāgiyānaṃ saṃyojanānaṃ parikkhayā opapātiko assaṃ tattha parinibbāyī anāvattidhammo tasmā lokā’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Với sự đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, mong ta được hoá sanh, được viên tịch (parinibbāna) tại đấy, và do vậy có pháp tánh bất đoạ thế gian’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

68. “Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘anekavihitaṃ iddhividhaṃ paccanubhaveyyaṃ – ekopi hutvā bahudhā assaṃ, bahudhāpi hutvā eko assaṃ; āvibhāvaṃ tirobhāvaṃ; tirokuṭṭaṃ tiropākāraṃ tiropabbataṃ asajjamāno gaccheyyaṃ, seyyathāpi ākāse; pathaviyāpi ummujjanimujjaṃ kareyyaṃ, seyyathāpi udake; udakepi abhijjamāne gaccheyyaṃ, seyyathāpi pathaviyaṃ; ākāsepi pallaṅkena kameyyaṃ, seyyathāpi pakkhī sakuṇo; imepi candimasūriye evaṃmahiddhike evaṃmahānubhāve pāṇinā parāmaseyyaṃ parimajjeyyaṃ; yāva brahmalokāpi kāyena vasaṃ vatteyya’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong ta chứng được đa dạng thần lực (biến hoá thông) – Ta có thể hoá thân thành nhiều từ một, hoặc có thể hoá thân thành một từ nhiều; ta có thể xuất hiện và biến mất; ta có thể đi ngang qua tường, qua thành, qua núi mà không bị cản như đang trên hư không; ta có thể thăng thiên và độn thộ trong đất như đang trong nước; ta có thể đi trong nước mà không bị chìm như đang trên mặt đất; ta có thể đi trong hư không với thế ngồi kiết già như loài chim có cánh; ta có thể dùng tay đụng và chạm vào mặt trăng và mặt trời mà có đại thần lực và đại uy lực; ta có thể dùng thần lực bay đến cõi Phạm thiên với thân’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

 

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘dibbāya sotadhātuyā visuddhāya atikkantamānusikāya ubho sadde suṇeyyaṃ – dibbe ca mānuse ca ye dūre santike cā’ti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Nhờ vào thiên nhĩ giới thanh tịnh và siêu phàm, mong ta nghe được hai loại âm thanh – thuộc chư Thiên hay nhân loại mà ở xa hoặc ở gần’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘parasattānaṃ parapuggalānaṃ cetasā ceto paricca pajāneyyaṃ – sarāgaṃ vā cittaṃ sarāgaṃ cittanti pajāneyyaṃ, vītarāgaṃ vā cittaṃ vītarāgaṃ cittanti pajāneyyaṃ; sadosaṃ vā cittaṃ sadosaṃ cittanti pajāneyyaṃ, vītadosaṃ vā cittaṃ vītadosaṃ cittanti pajāneyyaṃ; samohaṃ vā cittaṃ samohaṃ cittanti pajāneyyaṃ, vītamohaṃ vā cittaṃ vītamohaṃ cittanti pajāneyyaṃ; saṃkhittaṃ vā cittaṃ saṃkhittaṃ cittanti pajāneyyaṃ, vikkhittaṃ vā cittaṃ vikkhittaṃ cittanti pajāneyyaṃ; mahaggataṃ vā cittaṃ mahaggataṃ cittanti pajāneyyaṃ, amahaggataṃ vā cittaṃ amahaggataṃ cittanti pajāneyyaṃ; sauttaraṃ vā cittaṃ sauttaraṃ cittanti pajāneyyaṃ, anuttaraṃ vā cittaṃ anuttaraṃ cittanti pajāneyyaṃ; samāhitaṃ vā cittaṃ samāhitaṃ cittanti pajāneyyaṃ, asamāhitaṃ vā cittaṃ asamāhitaṃ cittanti pajāneyyaṃ; vimuttaṃ vā cittaṃ vimuttaṃ cittanti pajāneyyaṃ, avimuttaṃ vā cittaṃ avimuttaṃ cittanti pajāneyya’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong ta hiểu được tâm của chúng sanh khác và của người khác bằng tâm (của mình), và biết rõ rằng – ‘Tâm có tham biết rõ tâm có tham, hoặc tâm không có tham biết rõ tâm không có tham; tâm có sân biết rõ tâm có sân, hoặc tâm không có sân biết rõ tâm không có sân; tâm có si biết rõ tâm có si, hoặc tâm không có si biết rõ tâm không có si; tâm được chuyên nhất biết rõ tâm được chuyên nhất, hoặc tâm không được chuyên nhất biết rõ tâm không được chuyên nhất; tâm bị dao động biết rõ tâm bị dao động, hoặc tâm không bị dao động biết rõ tâm không bị dao động; tâm được quảng đại/tăng tiến biết rõ tâm được quảng đại/tăng tiến, hoặc tâm không được quảng đại/tăng tiến biết rõ tâm không được quảng đại/tăng tiến; tâm được cao thượng biết rõ tâm được cao thượng, hoặc tâm không được cao thượng biết rõ tâm không được cao thượng; tâm được định tĩnh biết rõ tâm được định tĩnh, hoặc tâm không được định tĩnh biết rõ tâm không được định tĩnh; tâm được giải thoát biết rõ tâm được giải thoát, hoặc tâm không được giải thoát biết rõ tâm không được giải thoát’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussareyyaṃ, seyyathidaṃ – ekampi jātiṃ dvepi jātiyo tissopi jātiyo catassopi jātiyo pañcapi jātiyo dasapi jātiyo vīsampi jātiyo tiṃsampi jātiyo cattālīsampi jātiyo paññāsampi jātiyo jātisatampi jātisahassampi jāti satasahassampi anekepi saṃvaṭṭakappe anekepi vivaṭṭakappe anekepi saṃvaṭṭavivaṭṭakappe – amutrāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto amutra udapādiṃ; tatrāpāsiṃ evaṃnāmo evaṃgotto evaṃvaṇṇo evamāhāro evaṃsukhadukkhappaṭisaṃvedī evamāyupariyanto, so tato cuto idhūpapannoti. Iti sākāraṃ sauddesaṃ anekavihitaṃ pubbenivāsaṃ anussareyya’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong ta nhớ lại được nhiều tiền kiếp như là – một lần tái sinh, hai lần tái sinh, ba lần tái sinh, bốn lần tái sinh, năm lần tái sinh, mười lần tái sinh, hai mươi lần tái sinh, ba mươi lần tái sinh, bốn mươi lần tái sinh, năm mươi lần tái sinh, một trăm lần tái sinh, một ngàn lần tái sinh, một trăm ngàn lần tái sinh, nhiềp kiếp tăng, nhiều kiếp giảm, nhiều kiếp tăng và giảm – “Ở đấy, Ta có tên như vậy, dòng họ như vậy, diện mạo như vậy, thực phẩm như vậy, sự cảm nghiệm lạc khổ như vậy, giới hạn thọ mạng như vậy, mệnh chung từ đó rồi sanh về đấy; tại đấy, Ta cũng có tên như vậy, dòng họ như vậy, diện mạo như vậy, thực phẩm như vậy, sự cảm nghiệm lạc khổ như vậy, giới hạn thọ mạng như vậy, mệnh chung từ đấy rồi sanh về đây”. Như vậy, ta có thể nhớ lại nhiều tiền kiếp (với các) đặc tính và chi tiết’. (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

“Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passeyyaṃ cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajāneyyaṃ – ime vata bhonto sattā kāyaduccaritena samannāgatā vacīduccaritena samannāgatā manoduccaritena samannāgatā ariyānaṃ upavādakā micchādiṭṭhikā micchādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapannā; ime vā pana bhonto sattā kāyasucaritena samannāgatā vacīsucaritena samannāgatā manosucaritena samannāgatā ariyānaṃ anupavādakā sammādiṭṭhikā sammādiṭṭhikammasamādānā, te kāyassa bhedā paraṃ maraṇā sugatiṃ saggaṃ lokaṃ upapannāti, iti dibbena cakkhunā visuddhena atikkantamānusakena satte passeyyaṃ cavamāne upapajjamāne hīne paṇīte suvaṇṇe dubbaṇṇe sugate duggate yathākammūpage satte pajāneyya’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Với Thiên nhãn thanh tịnh và siêu phàm, mong ta thấy được chúng sanh đang tử và đang sanh, và biết rằng chúng sanh là hạ liệt hoặc cao quý, đẹp hoặc xấu, may mắn hoặc bất hạnh tuỳ vào nghiệp tương thích – Thật vậy, những chúng sanh này có thân ác hạnh, có khẩu ác hạnh, có ý ác hạnh, có sự phỉ báng chư Thánh nhân, có tà kiến, có sự tạo nghiệp do tà kiến (ấy); họ sau khi thân hoại mệnh chung, đã bị sanh vào địa ngục, đoạ nơi ác thú, khổ cảnh. Còn những chúng sanh này có thân ác hạnh, có khẩu ác hạnh, có ý ác hạnh, có sự phỉ báng chư Thánh nhân, có tà kiến, có sự tạo nghiệp do tà kiến (ấy); họ sau khi thân hoại mệnh chung, đã bị sanh vào địa ngục, đoạ nơi ác thú, khổ cảnh. Như vậy, với Thiên nhãn thanh tịnh và siêu phàm, ta có thể thấy chúng sanh đang tử và đang sanh, và biết rằng chúng sanh là hạ liệt hoặc cao quý, đẹp hoặc xấu, may mắn hoặc bất hạnh tuỳ vào nghiệp tương thích’. (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

69. “Ākaṅkheyya ce, bhikkhave, bhikkhu – ‘āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭhevadhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja vihareyya’nti, sīlesvevassa paripūrakārī ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto anirākatajjhāno vipassanāya samannāgato brūhetā suññāgārānaṃ.

(Này các tỳ-khưu, nếu vị tỳ-khưu mong ước rằng – ‘Mong ta tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát và tuệ giải thoát vô lậu nhờ vào sự diệt tận các lậu hoặc’; (vị ấy nên là) người làm viên mãn trong các giới, người đã tu tập sự an tịnh nội tâm, người có thiền định không bị thối thất, người thành tựu minh sát, người tu tiến ở những nơi hoang vu.)

2 Cetovimutti: (a) paṭipadāsiddhijhāna (mahaggatajjhāna nhờ hành samatha), (b) maggasiddhijhāna (nhờ magga)

5 Cetovimutti-paripākasaṃvattana-dhamma: kalyāṇamitto hoti (có bạn lành), sīlavā hoti (có giới), apicchakathādiyā kathāya nikāmalābhī hoti (được vui thích trong các chủ đề thiểu dục…), āraddhaviriyo viharati (sống quyết cần), paññavā hoti (có trí)

“Sampannasīlā, bhikkhave, viharatha sampannapātimokkhā; pātimokkhasaṃvarasaṃvutā viharatha ācāragocarasampannā aṇumattesu vajjesu bhayadassāvino; samādāya sikkhatha sikkhāpadesū”ti – iti yaṃ taṃ vuttaṃ idametaṃ paṭicca vutta”nti.

(‘Này các tỳ-khưu, hãy sống có giới được đầy đủ, có Biệt biệt giải thoát giới (Pātimokkha) được đầy đủ; hãy sống có thúc liễm trong sự thúc liễm về Pātimokkha, có đầy đủ phẩm hạnh và hành xứ của vị thấy sợ hãi trong các lỗi lầm bé nhỏ; hãy nhận lãnh và học/tự huấn trong các học giới’ – như vậy, điều gì đã được nói ra, ở đây do duyên điều ấy được nói đến.)

Idamavoca bhagavā. Attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

(Thế Tôn đã nói điều này. Các tỳ-khưu có tâm phấn chấn ấy, hoan hỷ với lời dạy của Thế Tôn.)

Ākaṅkheyyasuttaṃ niṭṭhitaṃ chaṭṭhaṃ.

(Dứt kinh thứ sáu ‘Kinh nên ước nguyện’.)

Ngữ vựng:

  • parikkhaya (nt): sự tàn phá/kết liễu/trừ diệt 
  • sotāpanna (tt) đã bước vào dòng Thánh, Nhập lưu
  • avinipāta = na + vinipāta (nt) sự đoạ đày/phá huỷ, khổ cảnh
  • niyata (tt): chắc chắn, tất nhiên 
  • sambodhiparāyaṇo = sambodhi (nut) sự liễu ngộ/chánh giác + parāyaṇa (trut) sự nhắm/hướng đến 
  • tanutta (trut): sự giảm bớt/nhẹ 
  • sakadāgāmin = sakaṃ, sakiṃ (trt) một lần + āgāmin (tt) trở/đáo lại 
  • dukkhassanta = dukkha + santa (qkpt của sammati) làm suy kiệt/tiêu tan
  • orambhāgiya (tt, ora+bhāga+iya): thuộc phần dưới 
  • opapātika (tt): hoá sanh 
  • parinibbāyin (tt): người mà chứng đạt Parinibbāna 
  • anāvatti = na + āvattin (tt) trở /đáolại 
  • anekavihita (tt): thuộc nhiều loại khác nhau 
  • iddhividhā (nut): nhiều loại thần lực, biến hoá thông
  • paccanubhavati (pati+anu+√bhū+a+ti): trải/kinh qua, chứng được  
  • āvibhāva (nt): sự làm cho rành rành, xuất hiện 
  • tirobhāva (nt): sự biến mất 
  • tirokuṭṭa = tiro (trt) bên kia + kuṭṭa, kuḍḍa (trut) tường 
  • pākāra (nt): tường, hàng rào, thành luỹ 
  • pabbata (nt): núi, đồi 
  • asajjamāna (htpt của na + sajjati): không có trói buộc/bám chấp, không bị cản trở
  • ākāsa (nt): hư không, bầu trời 
  • pathavī, paṭhavī (nut): đất, mặt đất 
  • ummujjanimujja = ummujjā (nut) nổi lên, lòi ra + nimujjā (nut) lặn/chìm xuống  
  • udaka (trut): nước 
  • abhijjamāna (htpt thđ của abhindati): đang không bị vỡ/tách ra  
  • pallaṅka (nt): ngồi khoanh chân/kiết già 
  • kamati (√kam+a+ti): đi vào 
  • pakkhin (tt): có cánh
  • sakuṇa (nt): con chim 
  • candimasūriya = candimā (nt): mặt trăng + suriya (nt): mặt trời
  • mahiddhika (tt): có đại thần lực 
  • mahānubhāva (tt): có đại oai lực 
  • pāṇi (nt): tay, bàn tay
  • parāmasati (pari+ā+√mas+a+ti): đụng, chạm vào
  • parimajjati (pari+√maj+a+ti): đụng, sờ vào 
  • yāva (trt): cho đến mức
  • vasa (nt): năng lực, sức mạnh 
  • vattati (√vat+a+ti): đi/tiến đến; xảy ra; có, là 
  • dibba (tt): thần thánh, thuộc cõi trời 
  • sotadhātu = sota (trut) tai + dhātu (nut) bản chất, nguyên/yếu tố 
  • visuddha (qkpt của visujjhati): trong sạch, thanh tịnh 
  • atikkantamānusika  = atikkanta (qkpt của atikkamati) vượt ngoài/trội, trội hơn + mānusika (tt) có trong cõi người
  • ubho (tt): cả hai 
  • paricca (bbqkpt của pajānāti): sau khi hiểu biết/nắm rõ/lĩnh hội
  • vīta (qkpt của √i): được thoát khỏi, không có
  • saṃkhitta, saṅkhitta (qkpt của saṅkhipati): được tập trung/chú ý
  • sayaṃ (bbt): một mình, tự ý
  • sacchikatvā (bbqkpt của sacchikaroti): sau khi giác ngộ/hiểu rõ/tự cảm nghiệm
  • upasampajja (bbqkpt của upasampajjati): sau khi chứng đạt/đạt được 

 

FILE PDF BÀI KINH SỐ 6

BÀI KINH THỨ 6
* Tài Liệu Được Trích Trong Lớp Học Kinh Pāḷi Online, Lớp Đọc Hiểu Kinh Trung Bộ Pāḷi Do Sư Thiện Hảo Giảng Dạy Qua Zoom Từ Năm 2020 Đến Nay.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app