CHÁNH CẦN PHÂN TÍCH (SAMMAPPADHĀNAVIBHANGO)

PHÂN THEO KINH (Suttantabhājanīyam)

[465] BỐN CHÁNH CẦN [1]

Nơi đây, vị tỳ khưu ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh.

Ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh.

Ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh.

Ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh.

[466] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu không để cho sanh các ÁC BẤT THIỆN PHÁP CHƯA SANH LÀ SAO?

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP CHƯA SANH?

Tức là ba căn bất thiện tham, sân, si những phiền não đồng nương căn ấy, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các ác bất thiện pháp chưa sanh. Như thế, vị ấy ước vọng, tinh tấn, chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh nầy.

[467] NÓI RẰNG: “ƯỚC VỌNG[2]“. Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng. Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này, bởi lẽ ấy được nói rằng: “ước vọng”.

[468] NÓI RẰNG: “TINH TẤN[3]“. Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự tinh tấn.

Vị ấy dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự tinh tấn nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng “tinh tấn”.

[469] NÓI RẰNG: “CHUYÊN CẦN[4]“. Ở ÐÂY, CẦN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần.

Vị ấy khởi sự, khởi xướng, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần nầy, bởi lẽ ấy được nói rằng: “chuyên cần”.

[470] NÓI RẰNG: “KIÊN TÂM[5]“. Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm nầy, bởi lẽ ấy được nói rằng “kiên tâm”.

[471] NÓI RẰNG: “PHẤN ÐẤU[6]“. Ở ÐÂY, SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với sự phấn đấu nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng: phấn đấu.

[472] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH KHỞI LÀ SAO?

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH?

Tức là ba căn bất thiện tham, sân, si, những phiền não đồng nương căn ấy, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các ác bất thiện pháp đã sanh. Như thế, vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh nầy.

[473]  NÓI RẰNG: “ƯỚC VỌNG”. Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng.

Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này. Bởi lẽ ấy được nói rằng: “ước vọng”.

[474] NÓI RẰNG: “TINH TẤN”. Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự tinh tấn.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với sự tinh tấn nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng: “tinh tấn”.

[475] NÓI RẰNG: “CHUYÊN CẦN”. Ở ÐÂY, CẦN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần.

Vị ấy khởi xướng, khởi sự, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng: “chuyên cần”.

[476] NÓI RẰNG: “KIÊN TÂM”. Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng “kiên tâm”.

[477] NÓI RẰNG: “PHẤN ÐẤU”. Ở ÐÂY, SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với sự phấn đấu nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng: “phấn đấu”.

[478] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần quyết tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh là sao?

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC THIỆN PHÁP CHƯA SANH?

Tức là ba căn thiện vô tham, vô sân, vô si, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các thiện pháp chưa sanh. Như thế, vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh nầy.

[479] NÓI RẰNG: “ƯỚC VỌNG”… (trùng)… NÓI RẰNG “TINH TẤN”… (trùng)… NÓI RẰNG: “CHUYÊN CẦN”… (trùng)… NÓI RẰNG: “KIÊN TÂM”… (trùng)… NÓI RẰNG: “PHẤN ÐẤU”. Ở ÐÂY SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với sự phấn đấu nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng: “phấn đấu”.

[480] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để DUY TRÌ, KHÔNG CHO SÚT GIẢM, GIA TĂNG TIẾN TRIỂN, PHÁT TRIỂN, BỔ TÚC CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH, LÀ SAO?

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH?

Tức là ba căn thiện vô tham, vô sân, vô si, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn tương ưng căn ấy, thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có căn ấy làm sở sanh. Ðây gọi là các thiện pháp đã sanh. Như thế, vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì, không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh nầy.

[481] NÓI RẰNG “ÐỂ DUY TRÌ”

Chi là sự duy trì, ấy là sự không sút giảm; chi là sự không sút giảm, ấy là sự gia tăng; chi là sự gia tăng, ấy là sự tiến triển; chi là sự tiến triển, ấy là sự phát triển; chi là sự phát triển, ấy là sự bổ túc.

[482] NÓI RẰNG: “ƯỚC VỌNG” “… (trùng)… NÓI RẰNG “TINH TẤN”… (trùng)… NÓI RẰNG “CHUYÊN CẦN”… (trùng)… NÓI RẰNG “KIÊN TÂM”… (trùng)… NÓI RẰNG “PHẤN ÐẤU”. Ở ÐÂY SỰ PHẤN ÐẤU LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là sự phấn đấu.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với sự phấn đấu nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng “phấn đấu”.

DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH

PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (Abhidhammabhājanīyaṃ)

[483] BỐN CHÁNH CẦN:

Nơi đây, vị tỳ khưu ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để KHÔNG CHO SANH CÁC ÁC BẤT THIỆN pháp chưa sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để ÐOẠN TRỪ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu ÐỂ PHÁT SANH CÁC THIỆN PHÁP CHƯA SANH.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu ÐỂ DUY TRÌ KHÔNG CHO SÚT GIẢM, GIA TĂNG, TIẾN TRIỂN, PHÁT TRIỂN, BỔ TÚC CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH.

[484] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh là sao?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy vị đó ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh.

[485] NÓI RẰNG “ƯỚC VỌNG”. Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng.

Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này. Bởi lẽ ấy được nói rằng “ước vọng”.

[486] NÓI RẰNG: “TINH TẤN”. Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm, cố gắng, ráng sức, tinh cần, chuyên cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm, cần là cần quyền, chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là sự tinh tấn.

Vị ấy dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với sự tinh tấn nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng “tinh tấn”.

[487] NÓI RẰNG: “CHUYÊN CẦN”. Ở ÐÂY, CẦN LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần.

Vị ấy khởi sự, khởi xướng, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng “chuyên cần”.

[488] NÓI RẰNG: “KIÊN TÂM”. Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng “kiên tâm”.

[489] NÓI RẰNG: “PHẤN ÐẤU”. Ở ÐÂY, CHÁNH CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần; các pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

[490] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để ÐOẠN TRỪ CÁC ÁC BẤT THIỆN PHÁP ÐÃ SANH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các bất thiện pháp đã sanh.

[491] NÓI RẰNG “ƯỚC VỌNG” “… (trùng)… NÓI RẰNG “TINH TẤN”… (trùng)… NÓI RẰNG “CHUYÊN CẦN”… (trùng)… NÓI RẰNG “KIÊN TÂM”… (trùng)… NÓI RẰNG “PHẤN ÐẤU”.

Ở ÐÂY, CHÁNH CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần, các pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

[492] VỊ TỲ KHƯU ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để PHÁT SANH CÁC THIỆN PHÁP CHƯA SANH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy vị đó ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh.

[493] NÓI RẰNG “ƯỚC VỌNG” “… (trùng)… NÓI RẰNG “TINH TẤN”… (trùng)… NÓI RẰNG “CHUYÊN CẦN”… (trùng)… NÓI RẰNG “KIÊN TÂM”… (trùng)… NÓI RẰNG “PHẤN ÐẤU”.

Ở ÐÂY, CHÁNH CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần; những pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

[494] VỊ TỲ KHƯU ƯỚC VỌNG TINH TẤN CHUYÊN CẦN KIÊN TÂM PHẤN ÐẤU ÐỂ DUY TRÌ[7] KHÔNG CHO SÚT GIẢM[8], GIA TĂNG[9], TIẾN TRIỂN[10], PHÁT TRIỂN[11], BỔ TÚC[12] CÁC THIỆN PHÁP ÐÃ SANH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy vị đó ước vọng tinh tấn, chuyên cần, kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh.

[495] NÓI RẰNG “ÐỂ DUY TRÌ”

Chi là sự duy trì, ấy là sự không sút giảm; chi là sự không sút giảm, ấy là sự gia tăng; chi là sự gia tăng, ấy là sự tiến triển; chi là sự tiến triển, ấy là sự phát triển; chi là sự phát triển, ấy là sự bổ túc.

[496] NÓI RẰNG “ƯỚC VỌNG”. Ở ÐÂY, SỰ ƯỚC VỌNG LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là sự ước vọng.

Vị ấy sản sanh, sinh thành, khởi dậy, ứng khởi, sanh ra, sanh khởi sự ước vọng này, Bởi lẽ ấy được nói rằng “ước vọng”.

[497] NÓI RẰNG “TINH TẤN”. Ở ÐÂY, SỰ TINH TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là sự tinh tấn.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với sự tinh tấn nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng “tinh tấn”.

[498] NÓI RẰNG “CHUYÊN CẦN”. Ở ÐÂY, CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần.

Vị ấy khởi sự, khởi xướng, áp dụng, tu tập, làm sung mãn pháp cần nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng “chuyên cần”.

[499] NÓI RẰNG “KIÊN TÂM”. Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Vị ấy kiên trì, bảo trì, ủng hộ, hỗ trợ tâm nầy; bởi lẽ ấy được nói rằng “kiên tâm”.

[500] NÓI RẰNG “PHẤN ÐẤU”. Ở ÐÂY, CHÁNH CẦN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần; các pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

[501] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ CHÁNH CẦN?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, có chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là chánh cần, các pháp còn lại là tương ưng chánh cần.

DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP

PHẦN VẤN ÐÁP (Panhāpucchakaṃ)

[502] BỐN CHÁNH CẦN:

Nơi đây, vị tỳ khưu ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu, để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh.

Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì, không sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh.

Trong bốn chánh cần có BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

[503] (BỐN CHÁNH CẦN) chỉ là thiện.

(Bốn chánh cần) có thể là tương ưng lạc thọ, có thể là tương ưng xả thọ.

(Bốn chánh cần) là pháp dị thục nhân.

(Bốn chánh cần) là phi thành do thủ phi cảnh thủ.

(Bốn chánh cần) là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

(Bốn chánh cần) có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

(Bốn chánh cần) có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Bốn chánh cần) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn chánh cần) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn chánh cần) là nhân tịch diệt.

(Bốn chánh cần) là hữu học.

(Bốn chánh cần) là vô lượng

(Bốn chánh cần) là biết cảnh vô lượng.

(Bốn chánh cần) là tinh lương.

(Bốn chánh cần) là cố định phần chánh.

(Bốn chánh cần) không có đạo thành cảnh, mà có đạo thành nhân; có thể có đạo thành trưởng, có thể không nên nói là có đạo thành trưởng.

(Bốn chánh cần) có thể là sinh tồn; có thể là vị sanh tồn; không nên nói là chuẩn sanh.

(Bốn chánh cần) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Bốn chánh cần) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn chánh cần) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Bốn chánh cần) là biết cảnh ngoại phần.

(Bốn chánh cần) là vô kiến vô đối chiếu.

[504] (BỐN CHÁNH CẦN) là phi nhân. Là hữu nhân. Là tương ưng nhân. Không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân. Không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân. Là phi nhân hữu nhân.

(Bốn chánh cần) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là Siêu thế. Là đáng vài tâm biết; cũng không đáng vài tâm biết.

(Bốn chánh cần) là phi lậu. Là phi cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu. Không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu. Không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

(Bốn chánh cần) là phi triền… (trùng)…

(Bốn chánh cần) là phi phược… (trùng)…

(Bốn chánh cần) là phi bộc… (trùng)…

(Bốn chánh cần) là phi phối… (trùng)…

(Bốn chánh cần) là phi cái… (trùng)…

(Bốn chánh cần) là phi khinh thị… (trùng)…

(Bốn chánh cần) là hữu tri cảnh. Là phi tâm. Là sở hữu tâm. Là tương ưng tâm. Là hòa với tâm. Là có tâm làm sở sanh. Là đồng hiện hữu với tâm. Là tùy chuyển với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh. Là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển với tâm. Là ngoại phần. Là phi y sinh. Là phi do thủ.

(Bốn chánh cần) là phi thủ… (trùng)…

(Bốn chánh cần) là phi phiền não… (trùng)…

(Bốn chánh cần) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ,ø không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ. Có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ, có thể câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả. Là phi dục giới. Là phi sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là vô hệ thuộc. Là pháp dẫn xuất. Là cố định. Là vô thượng. Là vô tranh.

DỨT PHẦN VẤN ÐÁP

TRỌN VẸN CHÁNH CẦN PHÂN TÍCH

-ooOoo-

THẦN TÚC PHÂN TÍCH (IDDHIPĀDAVIBHAṄGO)

PHÂN TÍCH THEO KINH (Suttantabhājanīyaṃ)

[505] BỐN THẦN TÚC:

Nơi đây, vị tỳ khưu tu tập thần túc hợp theo dục định cần hành.

Tu tập thần túc hợp theo tấn định cần hành.

Tu tập thần túc hợp theo tâm định cần hành.

Tu tập thần túc hợp theo thẩm định cần hành.

[506] VỊ TỲ KHƯU TU TẬP THẦN TÚC HỢP THEO DỤC ÐỊNH CẦN HÀNH[13] LÀ SAO?

Nếu vị tỳ khưu lấy dục làm trưởng rồi mới đặc định, đắc nhất hành tâm; đây gọi là dục định. Vị ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh; ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh; ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh; ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh; đây gọi là cần hành. Dục định nầy và cần hành nầy như thế, gồm lại gom chung thành một mà định danh là dục định cần hành.

[507] Ở ÐÂY, DỤC[14] LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tâm pháp dục. Ðây gọi là dục.

Ở ÐÂY, ÐỊNH[15] LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm, sự vững vàng, vững trú, không tán loạn, không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH[16] LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm, sự cố gắng, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm, tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với dục định nầy và cần hành nầy như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng: “Hiệp theo dục định cần hành”.

[508] NÓI RẰNG: “THẦN” tức cái chi là sự chú ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, “THẦN TÚC”, tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bậc thực chứng.

Nói rằng “TU TẬP THẦN TÚC” tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy, bởi lẽ đó được nói rằng “tu tập thần túc”.

[509] VỊ TỲ KHƯU TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO TẤN ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nếu vị tỳ khưu lấy tấn là trưởng rồi mới đắc định, đắc nhất hành tâm. Ðây gọi là tấn định.

Vị tỳ khưu ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh… (trùng)… để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh… (trùng)… để phát sanh các thiện pháp chưa sanh; ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh. Ðây gọi là cần hành. Tấn định nầy và cần hành nầy như thế, gồm lại gom chung thành một mà định danh là tấn định cần hành.

[510] Ở ÐÂY, TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là tấn.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm, sự vững vàng, vững trú, không tán loạn, không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với tấn nầy định nầy và cần hành nầy như thế; bởi lẽ ấy được nói rằng: “Hiệp theo tấn định cần hành”.

[511] NÓI RẰNG: “THẦN” tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, “THẦN TÚC”, tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bậc thực chứng.

Nói rằng “TU TẬP THẦN TÚC” tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy; bởi lẽ đó được nói rằng “tu tập thần túc”.

[512] VỊ TỲ KHƯU TU TẬP THẦN TÚC HIỆP VỚI TÂM ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO[17]?

Nếu vị tỳ khưu lấy tâm là trưởng rồi mới đắc định, đắc nhất hành tâm, đây gọi là tâm định. Vị tỳ khưu ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh… (trùng)… để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh… (trùng)… để phát sanh các thiện pháp chưa sanh; ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh. Ðây gọi là cần hành. Tâm định nầy và cần hành nầy như thế, gồm lại gom chung thành một mà định danh là tâm định cần hành.

[513] Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm… (trùng)… chánh định. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với tâm nầy, định nầy và cần hành như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng “Hiệp theo tâm định cần hành”.

[514] NÓI RẰNG: “THẦN” tức là cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, “THẦN TÚC” tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bậc thực chứng.

Nói rằng “tu tập thần túc”, tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ ấy được nói rằng “tu tập thần túc”.

[515] VỊ TỲ KHƯU TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO THẨM ÐỊNH CẦN HÀNH[18] LÀ SAO?

Nếu vị tỳ khưu lấy thẩm là trưởng rồi mới đắc định, đắc nhất hành thẩm, đây gọi là thẩm định. Vị tỳ khưu ấy ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các ác bất thiện pháp chưa sanh… (trùng)… để đoạn trừ các ác bất thiện pháp đã sanh… (trùng)… để phát sanh các thiện pháp chưa sanh; ước vọng tính tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triển, phát triển, bổ túc các thiện pháp đã sanh. Ðây gọi là cần hành. Thẩm định nầy và cần hành nầy như thế, gồm chung gom lại thành một mà định danh là thẩm định cần hành.

[516] Ở ÐÂY, THẨM[19] LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây gọi là thẩm.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm… (trùng)… chánh định. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với thẩm nầy, định nầy và cần hành nầy như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng “Hiệp theo thẩm định cần hành”.

[517] NÓI RẰNG: “THẦN” tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, “THẦN TÚC”, tức là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn của bậc thực chứng.

Nói rằng “TU TẬP THẦN TÚC”, tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ ấy được nói rằng “tu tập thần túc”.

DỨT PHẦN PHÂN THEO KINH

PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP (ABHIDHAMMABHĀJANĪYAṂ)

[518] BỐN THẦN TÚC:

Nơi đây, vị tỳ khưu tu tập thần túc hiệp theo dục định cần hành.

Tu tập thần túc hiệp theo tấn định cần hành.

Tu tập thần túc hiệp theo tâm định cần hành.

Tu tập thần túc hiệp theo thẩm định cần hành.

[519] VỊ TỲ KHƯU TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO DỤC ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, vị đó tu tập thần túc hiệp theo dục định cần hành.

[520] Ở ÐÂY, DỤC LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là dục.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm… (trùng)… chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với dục nầy, định nầy và cần hành nầy như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng “Hiệp theo dục định cần hành”.

[521] NÓI RẰNG: “THẦN” tức là cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, “THẦN TÚC”, tức là xúc… (trùng)… cần cố, bất phóng dật của bậc thực chứng.

Nói rằng “TU TẬP THẦN TÚC”, tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ đó được nói rằng “tu tập thần túc”.

[522] VỊ TỲ KHƯU TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO TẤN ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, vị đó tu tập thần túc hiệp theo tấn định cần hành.

[523] Ở ÐÂY, TẤN LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tấn.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm… (trùng)… chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với tấn nầy, định nầy và cần hành nầy như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng “Hiệp theo tấn định cần hành”.

[524] NÓI RẰNG: “THẦN” tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, “THẦN TÚC”, tức là xúc… (trùng)… cần cố, bất phóng dật của bậc thực chứng.

Nói rằng “TU TẬP THẦN TÚC”, tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ đó được nói rằng “tu tập thần túc”.

[525] VỊ TỲ KHƯU TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO TÂM ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, vị đó tu tập thần túc hiệp theo tâm định cần hành.

[526] Ở ÐÂY, TÂM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm… (trùng)… chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập… (trùng)… thành đạt với tâm nầy, định nầy và cần hành nầy. Bởi lẽ ấy được nói rằng “Hiệp theo tâm định cần hành”.

[527] NÓI RẰNG: “THẦN” tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, “THẦN TÚC”, tức là xúc… (trùng)… cần cố, bất phóng dật của bậc thực chứng.

Nói rằng “TU TẬP THẦN TÚC”, tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ đó được nói rằng “tu tập thần túc”.

[528] VỊ TỲ KHƯU TU TẬP THẦN TÚC HIỆP THEO THẨM ÐỊNH CẦN HÀNH LÀ SAO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy, vị đó tu tập thần túc hiệp theo thẩm định cần hành.

[529] Ở ÐÂY, THẨM LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự hiểu biết, hiểu rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là thẩm.

Ở ÐÂY, ÐỊNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự đình trụ của tâm… (trùng)… chánh định, định giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là định.

Ở ÐÂY, CẦN HÀNH LÀ THẾ NÀO?

Cái chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là cần hành.

Vị ấy dự nhập, biến nhập, dự đáo, mãn đáo, dự đắc, hoàn đắc, thành đạt với thẩm nầy, định nầy và cần hành nầy như thế. Bởi lẽ ấy được nói rằng: “Hiệp theo thẩm định cần hành”.

[530] NÓI RẰNG: “THẦN” tức cái chi là sự như ý đối với các pháp ấy, sự hoàn thành, thành công, thành mãn, đắc thành, viên đắc, đạt đến, thành đạt, chứng đắc, tác chứng, thành tựu.

Nói rằng, “THẦN TÚC”, tức là xúc… (trùng)… cần cố, bất phóng dật của bậc thực chứng.

Nói rằng “TU TẬP THẦN TÚC”, tức là áp dụng tu tiến, làm sung mãn các pháp ấy. Bởi lẽ đó được nói rằng “tu tập thần túc”.

[531] BỐN THẦN TÚC LÀ DỤC THẦN TÚC, TẤN THẦN TÚC, TÂM THẦN TÚC, THẨM THẦN TÚC.

[532] Ở ÐÂY, DỤC THẦN TÚC LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự hoài bão, lập nguyện, muốn làm, là thiện tánh pháp dục. Ðây gọi là dục thần túc, các pháp còn lại là tương ưng dục thần túc.

[533] Ở ÐÂY, TẤN THẦN TÚC LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự cần cố thuộc về tâm… (trùng)… chánh tinh tấn, cần giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là tấn thần túc, các pháp còn lại là tương ưng tấn thần túc.

[534] Ở ÐÂY, TÂM THẦN TÚC LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là tâm, ý, tâm địa… (trùng)… ý thức giới sanh từ đó. Ðây gọi là tâm thần túc, các pháp còn lại là tương ưng tâm thần túc.

[535] Ở ÐÂY, THẨM THẦN TÚC LÀ THẾ NÀO?

Nơi đây, khi nào vị tỳ khưu tu tập thiền Siêu Thế, pháp dẫn xuất, nhân tịch diệt, để đoạn trừ thiên kiến, đạt đến đệ nhất địa vức, ly các dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền, hành nan đắc trì; trong khi ấy có chi là sự hiểu biết, hiểu rõ… (trùng)… vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo, liên quan đạo. Ðây gọi là thẩm thần túc, các pháp còn lại là tương ưng thẩm thần túc.

DỨT PHẦN PHÂN THEO VI DIỆU PHÁP

PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)

[536] BỐN THẦN TÚC:

Nơi đây, vị tỳ khưu tu tập thần túc hiệp theo dục định cần hành… (trùng)… tấn định cần hành… (trùng)… tâm định cần hành tu tập thần túc hiệp theo thẩm định cần hành. Trong bốn thần túc CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ?… (trùng)… CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?

[537] (BỐN THẦN TÚC) chỉ là thiện.

(Bốn thần túc) có thể là tương ưng thọ lạc, có thể là tương ưng thọ phi khổ phi lạc.

(Bốn thần túc) là pháp dị thục nhân.

(Bốn thần túc) là phi do thủ phi cảnh thủ.

(Bốn thần túc) là phi phiền toái phi cảnh phiền não.

(Bốn thần túc) có thể là hữu tầm hữu tứ, có thể là vô tầm hữu tứ, có thể là vô tầm vô tứ.

(Bốn thần túc) có thể là câu hành hỷ, có thể là câu hành lạc, có thể là câu hành xả.

(Bốn thần túc) là không đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn thần túc) là phi hữu nhân đáng do kiến đạo tiến đạo đoạn trừ.

(Bốn thần túc) là nhân đến tịch diệt.

(Bốn thần túc) là hữu học.

(Bốn thần túc) là vô lượng

(Bốn thần túc) là biết cảnh vô lượng.

(Bốn thần túc) là tinh lương.

(Bốn thần túc) là cố định phần chánh.

(Bốn thần túc) là không có đạo thành cảnh, có đạo thành nhân, không có đạo thành trưởng.

(Bốn thần túc) có thể là sinh tồn, có thể là phi sinh tồn, không nên nói là chuẩn sanh.

(Bốn thần túc) có thể là quá khứ, có thể là vị lai, có thể là hiện tại.

(Bốn thần túc) không nên nói là biết cảnh quá khứ hay biết cảnh vị lai hay biết cảnh hiện tại.

(Bốn thần túc) có thể là nội phần, có thể là ngoại phần, có thể là nội ngoại phần.

(Bốn thần túc) là biết cảnh ngoại phần.

(Bốn thần túc) là vô kiến vô đối chiếu.

[538] THẨM THẦN TÚC là nhân; ba thần túc là phi nhân.

(Bốn thần túc) là hữu nhân

(Bốn thần túc) là tương ưng nhân

Thẩm thần túc là nhân hữu nhân; ba thần túc không nên nói là nhân hữu nhân, mà là hữu nhân phi nhân.

Thẩm thần túc là nhân tương ưng nhân; ba thần túc không nên nói là nhân tương ưng nhân, mà là tương ưng nhân phi nhân.

Ba thần túc là phi nhân hữu nhân; thẩm thần túc không nên nói là phi nhân hữu nhân hay phi nhân vô nhân.

[539] (BỐN THẦN TÚC) là hữu duyên. Là hữu vi. Là vô kiến. Là vô đối chiếu. Là phi sắc. Là Siêu thế. Là đáng vài tâm biết, cũng không đáng vài tâm biết.

(Bốn thần túc) là phi lậu. Là phi cảnh lậu. Là bất tương ưng lậu. Không nên nói là lậu cảnh lậu hay cảnh lậu phi lậu. Không nên nói là lậu tương ưng lậu hay tương ưng lậu phi lậu. Là bất tương ưng lậu phi cảnh lậu.

(Bốn thần túc) là phi triền… (trùng)…

(Bốn thần túc) là phi phược… (trùng)…

(Bốn thần túc) là phi bộc… (trùng)…

(Bốn thần túc) là phi phối… (trùng)…

(Bốn thần túc) là phi cái… (trùng)…

(Bốn thần túc) là phi khinh thị… (trùng)…

[540] (BỐN THẦN TÚC) là hữu tri cảnh. Ba thần túc là phi tâm, tâm thần túc là tâm. Ba thần túc là sở hữu tâm; tâm thần túc là phi sở hữu tâm. Ba thần túc là tương ưng tâm; tâm thần túc không nên nói là tương ưng với tâm hay bất tương ưng với tâm. Ba thần túc là hòa tâm; tâm thần túc không nên nói là hòa với tâm hay bất hòa với tâm. Ba thần túc có tâm làm sở sanh; tâm thần túc là phi tâm làm sở sanh. Ba thần túc là đồng hiện hữu với tâm; tâm thần túc là không đồng hiện hữu với tâm. Ba thần túc là tùy chuyển theo tâm; tâm thần túc là không tùy chuyển theo tâm. Ba thần túc là hòa tâm tâm sở sanh; tâm thần túc là phi hòa tâm tâm sở sanh. Ba thần túc là hòa tâm tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm; tâm thần túc là phi hòa tâm, tâm sở sanh đồng hiện hữu với tâm. Ba thần túc là hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển theo tâm; tâm thần túc là phi hòa tâm tâm sở sanh tùy chuyển theo tâm. Ba thần túc là ngoại phần; tâm thần túc là nội phần. (Bốn thần túc) là phi y sinh. (Bốn thần túc) là phi do thủ.

[561] (Bốn thần túc) là phi thủ… (trùng)…

(Bốn thần túc) là phi phiền não… (trùng)…

(Bốn thần túc) là không đáng do kiến đạo đoạn trừ. Là không đáng do tiến đạo đoạn trừ. Là phi hữu nhân đáng do kiến đạo đoạn trừ, là phi hữu nhân đáng do tiến đạo đoạn trừ. Có thể là hữu tầm, có thể là vô tầm. Có thể là hữu tứ, có thể là vô tứ. Có thể là hữu hỷ, có thể là vô hỷ. Có thể là câu hành hỷ, có thể là phi câu hành hỷ. Có thể là câu hành lạc, có thể là phi câu hành lạc. Có thể là câu hành xả, có thể là phi câu hành xả. Là phi dục giới. Là phi sắc giới. Là phi vô sắc giới. Là phi hệ thuộc. Là pháp dẫn xuất. Là pháp cố định. Là vô thượng. Là vô tranh.

DỨT PHẦN VẤN ÐÁP

TRỌN VẸN THẦN TÚC PHÂN TÍCH

[1] Cattāro sammappadhānā.

[2] Chanda.

[3] Vāyāma.

[4] Ārabhati.

[5] Cittam pagganhāti.

[6] Padahati.

[7] Thiti.

[8] Asammosa.

[9] Bhiyyobhāva.

[10] Vepulla.

[11] Bhāvanā.

[12] Pāripūri.

[13] Chandasamādhipadhānassankhārasamannāgataṃ.

[14] Chanda.

[15] Samādhi.

[16] Pādhānasankhāra.

[17] Cittasamādhipadhānasankhārasamannāgatam.

[18] Vīmaṃsāsamādhipadhānasankhārasamannāgataṃ.

[19] Vīmaṃsā: Sự thẩm sát.

-ooOoo-

 

 

* Thuộc ABHIDHAMMAPIṬAKA - TẠNG DIỆU PHÁP | VIBHAṄGA - BỘ PHÂN TÍCH I | Dịch Việt: Ðại Trưởng Lão TỊNH SỰ - SANTAKICCA Mahā Thera | Nguồn Budsas.net

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app