LUẬT HỢP ÂM (SANDHI)

(1) Khi hai chữ cái trong cùng một danh từ hay trong hai danh từ khác nhau được phối hợp để thuận tiện phát âm, thì sự phối hợp ấy được gọi là sandhi – luật hợp âm.

Luật hợp âm được chia ra 3 trường hợp :

1/ Sarasandhi : hợp âm giữa các nguyên âm.

Trường hợp này xảy ra khi một chữ kết thúc bằng một nguyên âm được nối liền với một chữ khác khởi đầu bằng một nguyên âm, hoặc khi hai nguyên âm kề nhau của cùng một chữ được liên kết lại với nhau.

2/ Byañjanasandhi : hợp âm giữa một nguyên âm và một phụ âm.

Trường hợp này xảy ra khi một chữ kết thúc bằng một nguyên âm được nối liền với một chữ khởi đầu bằng một phụ âm.

3/ Niggahītasandhi : hợp âm giữa ṃ và một nguyên âm hay một phụ âm.

Trường hợp này xảy ra khi một chữ hay một âm kết thúc bằng ṃ được nối liền với một tiếng hay một âm khởi đầu hoặc bằng một nguyên âm, hoặc bằng một phụ âm.

I – LUẬT HỢP ÂM NGUYÊN ÂM (SARASANDHI)

Sự phối hợp các nguyên âm được hình thành bằng cách bỏ bớt hay thay đổi một hoặc hai nguyên âm kề nhau.

LOPO – XÓA CHỮ

(2) Một nguyên âm đứng trước một nguyên âm khác đôi khi bị hủy bỏ. Trường hợp này gọi là pubbasaralopasandhi (tiếp ngữ xóa nguyên âm trước).

Ví dụ : 

a trước a : Vandiya + aggaṃ = vandiyaggaṃ.

a trước ā : Tān’ eva + āsanāni = tān’ evāsanāni.

a trước u : Amanussa + upaddavo = amanussupaddavo.

ā trước i : Paññā + indriyaṃ = paññindriyaṃ.

i trước i : Tīni + imāni = tīnimāni.

i trước e : No hi + etaṃ = no h’ etaṃ.

ī trước o : Bhikkhunī + ovādo = bhikkhunovādo.

u trước u : Mātu + upaṭṭhānaṃ = mātupaṭṭhānaṃ.

u trước ā : Sametu + āyasmā = sametāyasmā.

e trước a : Dhanaṃ me + atthi = dhanaṃ matthi.

e trước e : Sabbe + eva = sabb’ eva.

o trước e : Asanto + ettha = asant’ ettha.

o trước a : Tayo + assu = tayassu.

(3) Khi hai nguyên âm kề nhau không giống nhau, thì nguyên âm thứ hai thường bị bỏ. Trường hợp này gọi là “parasaralopasandhi” (tiếp ngữ xóa nguyên âm sau).

a + a, a + ā, ā + a, ā + ā là giống nhau; i + i,… cũng vậy. a + i, u, e hay o là không giống; i + a, u, e, o,… cũng vậy. Ví dụ :

i đứng sau ā : chāyā + iva = chāyā’ va.

a đứng sau i : iti + api = itipi.

a đứng sau u : devatā nu + asi = devatā nu’ si?

a đứng sau ū : akataññū + asi = akataññū’ si.

a đứng sau e : vande + ahaṃ = vande’ haṃ.

a đứng sau o : so ahaṃ = so’ haṃ.

i đứng sau u : cakkhu + indriyaṃ = cakkhundriyaṃ.

e đứng sau ā : kathā + eva kā = kathā’ va kā?

e đứng sau o : pāto + eva = pāto’ va.

ā đứng sau o : moggallāno + āsi = moggallāno’ si.

(4) Nguyên âm a hay ā phối hợp với i hay ī thành e, với u hay ū thành o (a + i hay ī e; a + u hay ū o). Trường hợp này gọi là “vikāra” (phép tiếp ngữ biến dạng).

bandhussa + iva = bandhuss’ eva.

jina + īritaṃ = jineritaṃ.

canda + udayo = candodayo.

yathā + udake = yathodake.

upa + ikkhati = upekkhati.

na + upeti = nopeti.

udadhi + ūmi = udadhomi.

BÀI TẬP 1

DỊCH RA TIẾNG VIỆT NGỮ & TÁCH RỜI CÁC HỢP ÂM

Tesaṃ dvinnaṃ nivesanesu bahunnaṃ bhikkhūnaṃ paññattān’ ev’ āsanāni honti.

“Puttā m’ atthi dhanaṃ m’ atthi
Iti bālo vihaññati”. (Dhp.62)

Purā Vesālivāsīnaṃ mahanto rogupaddavo ahosi.

Sabb’ eva mayaṃ dhammaṃ sutvā taṃ sādhukaṃ manasi karissāma.

Sabbaṃ p’ idan amhākaṃ dehanissitaṃ vinassati.

“No h’ etaṃ bhante” ti bhikkhū Bhagavato vadiṃsu.

Dāsen’ āhaṭāni dārūni gahetvā dāsī yāguṃ paci.

Yadā’ haṃ nagaraṃ agamāsiṃ tad’ eko puriso mama chattaṃ gaṇhi.

Dārakā pupphān’ ocinituṃ vanaṃ gantvā setāni’ pi nīlāni’ pi pupphān’ āhariṃsu.

“Tena h’ āvuso gaṇhatha me patta cīvaran” ti thero āha.

11.”Thero nāsāya telaṃ āsiñcanto nisinnako’ va āsiñcitvā antogāmaṃ pāvisi”. (Dh.A.i.10).

12.Anāthapiṇḍiko’ pi Visākhā’ pi mahāupāsikā nibaddhaṃ divasassa dve vāre Tathāgatass’ upaṭṭhānaṃ gacchanti.

13.Uggaṇhitukāmā dārakā pāto’ v’ uṭṭhāya kiñci bhuñjitvā satthasālaṃ gacchanti.

14.Kumbhaghosako kālass’ eva vuṭṭhāya Rājagahanagare kammakāre pabodhesi.

15.Mahāmahindatthero aññehi catūhi pabbajitehi saddhiṃ Laṅkādīpaṃ āgantvā jineritaṃ saddhammaṃ laṅkikānaṃ desesi.

NGỮ VỰNG
antogāma (trung) : trong làng.

ahosi (đt, qk) : là.

āvuso (bất biến hô cách) : này hiền giả.

āsiñcanta (h.t.p.t) : rưới, rắc.

āsiñcitvā (b.b.q.k.p.t ) : sau khi rưới, rắc.

āha (đ.t.q.k) : đã nói.

iti (b.b.t) : như thế này, như vậy.

uggaṇhitukāma (t.từ) : muốn học.

upaṭṭhāna (trung) : săn sóc, điều dưỡng.

kālass’ eva (b.b.t) : sớm.

kiñci (b.b.t) : một cái gì.

kumbhaghosaka (nam) : tên một người.

tathāgata (nam) : Đức Phật, đấng Như Lai.

tela (trung) : dầu.

thera (nam) : Trưởng lão, Thượng tọa.

dehanissita (t.từ) : liên hệ đến thân.

dve vāre (đối cách số nhiều) : hai lần.

nibaddhaṃ (tr.từ) : luôn luôn.

nivesana (trung) : nhà, chỗ ở, trú xứ.

paññatta (q.k.p.t) : được sửa soạn.

pattacīvara (trung) : bát và y.

pabodheti (đ.từ) : đánh thức.

pabbajita (nam): tu sĩ, người xuất gia.

bāla (t.từ): ngu si, người ngu (nam).

bhante (hô cách): thưa tôn giả.

rogupaddava (nam): tai họa do bệnh tật đưa đến.

laṅkika (t.từ): sinh ở Tích Lan.

vāra (nam): lần lượt.

vinassati (đ.từ): tiêu diệt.

vihaññati (đ.từ): chịu khó.

vuṭṭhāya (b.b.q.k.p.t): sau khi thức dậy.

vesālivāsī (nam): người ở thành Tỳ-xá-li.

satthasālā (nữ): trường học.

DỊCH RA PĀLĪ
LÀM THÀNH HỢP ÂM CHỖ NÀO THÍCH HỢP.

Một trong những người bạn của tôi cho tôi quyển sách khi tôi đã đến khu làng.

Mọi chúng sinh biến mất sau khi trút bỏ những thân xác của chúng vào cuối đời của chúng.

Những cô gái mang lại những hoa xanh và đỏ và cho những bông ấy cho mẹ và cha của chúng.

Mười trái cây do người cha mang lại được phân chia bởi người mẹ giữa những con trai và những con gái.

Đã có nhiều chỗ ngồi được sửa soạn cho những tỳ kheo trong Tinh xá Kỳ Viên (Jetavana).

Ngày trước có một tai nạn lớn về bịnh tật do dân chúng ở Tích Lan.

“Không phải thế, này hiền giả”, tôn giả Sārīputta đã nói như vậy với các Tỳ kheo.

Vị Đại trưởng lão đã nói với các dân làng: “Ngày mai, chúng ta sẽ đi đến thành Sāvatthi”.

Vị Tỳ kheo thức dậy sớm và bắt đầu quét những khu sân thượng ở chung quanh điện thờ.

Giáo lý do Đức phật thuyết giảng đã được viết thành sách lần đầu tiên trong thời kỳ trị vì của vua Vaṭṭagāmaṇī Abhaya ở Tích Lan.

Vì bị ốm, tôi đã dùng thuốc từ một y sĩ trong 20 ngày, và trở nên lành mạnh.

Đức Phật đã thuyết giảng cho tất cả mọi người nào đến Tinh xá.

Triệu phú Cấp Cô Độc và tín nữ Visākhā đã xây hai ngôi tinh xá gần Sāvaṭṭhi và dâng cúng cho Đức Phật.

Ngài đã trải qua 26 mùa mưa ở trong hai ngôi Tinh xá ấy, nhận sự cúng dường từ hai gia đình ấy.

Migāra, nhạc phụ của Visākhā xem bà như mẹ của ông ta, bởi thế bà được gọi là “Migāramātā”.

NGỮ VỰNG

Giữa (câu 4): antare (định sở cách)

Đã trở nên (câu 11): abhavi (đ.t)

Vì (bị ốm) (câu11): honta (h.t.p.t)

hutvā (b.b.q.k.p.t)

Chúng sinh (câu2): satta ; pāṇī (nam)

Sách (câu10): potthaka (nam)

Đã xây (câu13): kāresi (đ.t.q. t)

Trút bỏ (câu 2): vijahitvā (b.b.q. k.p.t)

Biến mất (câu 2): antara – dhāyati ; vinassati (đt)

Phân chia (câu 4): bhājita (q.k.p. t)

Suốt trong (câu10): vattante (định sở cách)

Sớm (câu 9): pāto’ va (b.b.t)

Tín nữ (câu 13): upāsikā (nữ)

Cúng dường (câu14): sakkāra (nam)

Đời sống (câu 2): jīvita (trung)

Tai nạn (câu 6): vipatti (nữ)

Lần đầu tiên (câu 10): sabbapaṭhamam (trạng từ)

Sân tháp (câu 9): cetiyaṅgaṇa (trung)

Được sửa soạn (câu 5): paññatta  (q.k.p.t)

Mùa mưa (câu 14): vassāna (trung)

Đang nhận (câu 14): labhanta (h.t.p.t)

Thời trị vì (câu 10): rajjakāla (nam)

Ốm (bịnh) (câu 11): rogī (tĩnh từ)

Đã trải qua (câu 14): atikkāmesi (đ.t)

Quét (câu 9): sammajjati (đ.t)

Triệu phú (câu 10): seṭṭhī (nam)

Người giữ công khố: bhaṇḍāgārika (nam) 

Dân làng (câu 8): gāmavāsī (nam)

(8) Khi nguyên âm thứ nhất bị hủy bỏ, thì nguyên âm thứ hai đôi khi đổi thành trường âm. Đây gọi là paradīghasandhi (tiếp ngữ làm trường âm chữ sau).

tatra + ayaṃ = tatr + ayaṃ = tatrāyaṃ.

tadā + ahaṃ = tad + ahaṃ = tadāhaṃ.

yāni + idha = yān + idha = yānīdha.

kikī + iva = kik + iva = kikīva.

bahu + upakāro = bah + upakāro = bahūpakāro.

idāni + ahaṃ = idān + ahaṃ = idānāhaṃ.

sace + ayaṃ = sac + ayaṃ = sacāyaṃ.

tathā + upamaṃ = tath + upamaṃ = tathūpamaṃ.

appassuto + ayaṃ = appassut + ayaṃ = appassutāyaṃ.

(9) Đôi khi nguyên âm đầu đổi thành trường âm khi nguyên âm thứ hai bị hủy bỏ (nên nhớ, chỉ khi nguyên âm thứ hai khác với nguyên âm đầu mới bị hủy bỏ). Đây gọi là pubbadīghasandhi (tiếp ngữ làm trường âm chữ trước).

deva + iti = deva + ti = devāti.

vijju + iva = vijju + va = vijjūva.

vi + atināmeti = vi + tināmeti = vītināmeti.

sādhu + iti = sādhu + ti = sādhūti.  

kiṃsu + idha = kiṃsu + dha = kiṃsūdha.

lokassa + iti = lokassa + ti = lokassāti.

(10)i , ī hoặc e đứng trước một nguyên âm khác đôi khi đổi thành y; nguyên âm thứ hai có thể đổi thành trường âm. Đây gọi là ādesasandhi (tiếp ngữ thay chữ).

aggi + agāro = aggy + agāro = aggyāgāro.

sotthi + atthu = sotthy + atthu = sotthyatthu.

putto te + ahaṃ = putto ty + ahaṃ = putto tyāhaṃ.

me + ayaṃ = my + ayaṃ = myāyaṃ.

dāsī + ahosiṃ = dāsy + ahosiṃ = dāsyāhosiṃ.

sattamī + atthe = sattamy + atthe = sattamyatthe.

(11)o hay u trước một nguyên âm khác được đổi thành v, đôi khi nguyên âm thứ hai thành trường âm. Đây được gọi là ādesasandhi (tiếp ngữ thay chữ).

so + ahaṃ = sv + ahaṃ = svāhaṃ.

anu + eti = anv + eti = anveti.

atha kho + assa = athakhvassa.

anu + addhamāsaṃ = anvaddhamāsaṃ.

su + akkhāto = sv + akkhāto = svākkhāto.

na tu + eva = na tveva.

yāvatako + assa = yāvatakvassa.

su + āgataṃ = svāgataṃ.

yo + ayaṃ = yv + ayaṃ = yvāyaṃ.

Những phụ âm y, v, m, d, n, t, r, ḷ, h đôi khi được xen giữa hai nguyên âm để tránh kẽ hở. Đây gọi là āgamasandhi (phép tiếp ngữ xen chữ).

Y : Na + idaṃ = nayidaṃ.

Vuddhi + eva = vuddhiyeva.

V : Ti + aṅgulaṃ = tivaṅgulaṃ.

Pa + uccati = pavuccati.

M : Idha + ijjhati = idhamijjhati.

Lahu + essati = lahumessati.

D : Atta + attho = attadattho.

Tāva + eva = tāvadeva.

N : Ito + āyati = itonāyati.

T : Tasmā + iha = tasmātiha.

Ajja + agge = ajjatagge.

R : Du + akkhāto = durakkhāto.

Pātu + ahosi = pāturahosi.

Ni + uttaro = niruttaro.

Ḷ : Cha + abhiññā = chaḷabhiññā.

Cha + aṃso = chaḷaṃso.

H : Su + ujū ca = suhujū ca

G: Putha + eva = puthageva

BÀI TẬP 2

DỊCH RA TIẾNG VIỆT NGỮ
VÀ CHỈ RÕ CÁCH THÀNH LẬP CÁC HỢP ÂM
1/ Sac’ āyaṃ kumāro agāraṃ ajjhāvasati rājā bhavissati cakkavattī.

2/ “Samma, idān’ āhaṃ vihāraṃ gantvā theraṃ tayā katapaṇṇasālāyaṃ nisinnakaṃ disvā āgato’ mhi” (Dh.A.i.19).

3/ Svāhaṃ abbūḷhassallo’ smi, sītibhūto’ mhi nibbuto” (Dh.A.i.30).

4/ “Ko’ si tvaṃ bhante’ ti?

Therassa bhāgineyyo’ mhī’ ti” (Dh.A.i.14).

5/ “Yathā hi mūle anupaddave daḷhe

Chinno’ pi rukkho punareva rūhati.

Evaṃ pi taṇhānusaye anūhate.

Nibbatatī dukkhaṃ idaṃ punappunaṃ” (Dhp.338).

6/ “Kiṃ sū’ dha vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ?

Kiṃ su suciṇṇo sukhaṃ āvahāti?”

“Saddhī’ dha vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ

Dhammo suciṇṇo sukhaṃ āvahāti” (S.I.42).

7/ “Tasmātiha, bhikkhave, evaṃ sikkhitabbaṃ: paññāvuḍḍhiyā vaḍḍhissāmā’ ti” (A.i.15).

8/ “Tayo’ me bhikkhave gilānā saṃvijjamānā lokasmiṃ… tayo’ me gilānūpamā puggalā”. (A.i.120).

9/ Aṇḍaṃ rakkhantī kikī’ va, vāladhiṃ rakkhanto camarī’ va, tumhe’ pi sādhukaṃ attano sīlaṃ rakkhatha.

10/ “Tato naṃ sukhaṃ anveti chāyā’ va anapāyinī” (Dhp.2).

11/ “Yāvatakvassa kāyo, tāvatakvassa vyāmo” (D.iii.144).

12/ “Nayidha naccaṃ vā gītaṃ vā 

Tāḷaṃ vā susamāhitaṃ” (Dh.A.iv.67).

NGỮ VỰNG
  • Agāra (trung) : nhà
  • Ajjhāvasati (đ.từ) : ở, sống, trú.
  • Anapāyinī (nữ) : (người, cái gì) không rời bỏ.
  • Asi (đ.từ) : (ngươi) là.
  • Anupaddava (t.từ) : thoát nguy, an ổn.
  • Anusaya (nam) : tiền định, tùy miên.
  • Anūhata (q.k.p.t) : không bị phá hủy.
  • Anveti (đ.từ) : theo sau.
  • Abbūḷha (q.k.p.t) : nhổ ra ngoài, bị dời chỗ.
  • Amhi (đ.từ) : (tôi) là.
  • Asmi (đ.từ) : (tôi) là.
  • Āvahāti (đ.từ) : mang đến.
  • Kikī (nữ) : chim sáo.
  • Kiṃ su (b.b.t) : một nghi vấn từ.
  • Gilāna (t.từ) : ốm, bệnh (người).
  • Gilānūpama (t.từ) : giống như một bệnh nhân.
  • Gīta (trung) : bài hát, sự hát.
  • Cakkavattī (nam) : chuyển luân vương (người chuyển bánh xe).
  • Camarī (nam) : một loại bò đực có bờm ở Trung Á.
  • Taṇhā (nữ) : khát ái.
  • Tasmā (b.b.t) : bởi thế.
  • Tāḷa (nam) : âm nhạc.
  • Tāvataka (t.từ) : bấy nhiêu, chừng ấy.
  • Daḷha (t.từ) : chắc chắn, chặt chẽ.
  • Nacca (trung) : vũ điệu.
  • Nibbuta (q.k.p.t) : yên tĩnh, an tịnh.
  • Nisinnaka (t.từ): đang ngồi.
  • Paṇṇasālā (nữ) : chòi bằnglá.
  • Puggala (nam) : người.
  • Punappunaṃ (tr.từ) : lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Bhāgineyya (nam) : con trai của chị, cháu.
  • Yāvataka (t.từ) : nhiều bằng, nhiều như.
  • Rakkhantī (nữ) : che chở, giám hộ.
  • Rāja (nam) : ông vua.
  • Rūhati (đ.từ) : tăng trưởng, lớn lên.
  • Vaḍḍhati (đ.từ) : tăng thêm, lớn.
  • Vāladhi (nam) : cái đuôi.
  • Vitta (trung) : tài sản, của cải.
  • Vuddhi (nữ) : sự tăng trưởng, lớn.
  • Vyāma (nam) : đơn vị đo lường.
  • Saddhā (nữ) : tín tâm.
  • Samma : này bạn (chỉ tìm thấy ở Hô cách).
  • Saṃvijjamāna (t.từ) : hiện có, hiện hữu.
  • Sikkhitabba (q.k.p.t, khả năng cách) : cần phải học tập.
  • Sītibhūta (q.k.p.t) : mát lạnh.
  • Suciṇṇa (q.k.p.t) : được tập luyện thuần thục.
  • Sugamāhita (q.k.p.t) : được thi hành tốt.
  • Seṭṭha (t.từ) : lớn nhất, cao nhất, cao cả.
DỊCH RA CHỮ PĀLI
LẬP THÀNH HỢP ÂM KHI CÓ THỂ

  1. Tất cả chúng sinh tụ hội ở đây hãy vui mừng về lời nói này!
  2. Hỡi các tỳ kheo, có ba nguyên nhân cho tội lỗi.
  3. Tất cả mọi người trong thế gian (giới) đều ngã xuống vì cái chết, giống như một cái cây ngã xuống khi bị chặt ở gốc.
  4. Tôi, vì là một người như thế sẽ không thi hành lời của anh, nhưng (thi hành) lời của mẹ tôi.
  5. Nếu hoàng tử này từ bỏ đời sống gia đình, ông ta sẽ trở thành một bậc nhất thiết trí.
  6. Bây giờ, tôi đã đi với những con tôi đến chùa và trở về sau khi nghe một bài thuyết pháp.
  7. Này cậu trai, ngươi mong được một điều không thể có được, ngươi là một kẻ ngu.
  8. Được hỏi bởi vị tỳ kheo xem thử có một nơi để sống trong rừng nào của những tỳ kheo không, người tín đồ trả lời “Bạch Đại đức, có”.
  9. Vị bộ trưởng nhận những lời của ông vua, nói rằng : “Thưa vâng, tâu ngài” và rời khỏi cung điện.
  10. Ānanda, người triệu phú hội họp những thân quyến của ông ta nửa tháng một lần và khuyến cáo con trai ông ta trước mặt họ.
  11. Một người độc nhãn bảo vệ con mắt độc nhất của y với sự cẩn thận triệt để; cũng với cách ấy các ngươi phải hộ trì những giới hạnh của các ngươi.
  12. Những vị Thiên đi đến chỗ Đức Phật, chào Ngài và hỏi Ngài một câu hỏi.
NGỮ VỰNG
  • Nhận: paṭigaṇhi (đt)
  • Khuyên cáo: anusāsati (đt)
  • Nhất thiết trí: sabbaññū (tt)
  • Hỏi: pucchati (đt)
  • Hỏi: puṭṭha, pucchita (qkpt)
  • Tụ hội: sannipāteti (đt)
  • Tụ hội: samāgata; sannipatita (qkpt)
  • Nhưng: tathā pi (bbt)
  • Nguyên nhân: hetu (nam); mūla (trung)
  • Đứa con: dāraka (nam)
  • Rời khỏi, đi khởi: apagacchati (đt)
  • Tín đồ: upāsaka (nam)
  • Ngã xuống : patati (đt)
  • Sống trong rừng: arañña – vihāra (nam)
  • Vui mừng: sumana; tuṭṭha (tt)
  • Cậu trai: māṇavaka (nam)
  • Từ bỏ đời sống gia đình: (anagāriyaṃ)  pabbajati
  • Nghe: savaṇa (trung)
  • Nửa tháng một lần: anvaddhamāsaṃ
  • Độc nhãn: ekakkhika (tt)
  • Cung điện: rājabhavana (trung)
  • Người: manussa (nam)
  • Sự hiện diện, có mặt : abhimukha (trung)
  • Hoàng tử: rājakumāra (nam)
  • Câu hỏi: pañha (3 tánh)
  • Trả lời: paccassosi; paccuttaram adāsi (đt)
  • Hộ trì: rakkhita (đt)
  • Chào: abhivādeti (đt)
  • Nói: bhāsati (dđt) kathenta (htpt)
  • Điều không thể nói được: alabbhaneyya 
  • Sự cẩn thận triệt để: abhikatarussāha (nam)
  • Mong : icchati (đt)
TÁCH RỜI NHỮNG HỢP ÂM TRONG CÁC CHỮ SAU
pañc’ indriyāni

sattuttamo

suriyodayo

dhammānussati

atrāhaṃ

yān’ imāni

tāvad’ eva

cattāro’ me

yvāhaṃ

tātāti

saddhīdha

migīva

handāhaṃ

tato’ haṃ

hatacakkhu’ smi

n’ eva tāvāhaṃ

sammad’ akkhāto

KẾT HỢP NHỮNG CHỮ SAU ĐÂY
tattha + ahaṃ

tassa + upari

ajja + eva

tadā + api

vasalo + iti

avijjā + ogho

mūḷho + asi

tathā + eva

vutti + assa

du + aṅgulaṃ

attha kho + etaṃ

tāni + ahaṃ

na + udeti

* Bài viết trích từ cuốn: "Giáo trình PĀḶI, nguyên tác: THE NEW PALI COURSE, Tác giả Prof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera, Dịch giả: Ngài Thích Minh Châu.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app