ĐỆ NHỊ CHUYỂN HÓA NGỮ (TADDHITA)

(95)“Taddhita” hay đệ nhị chuyển hóa ngữ được hình thành tự một tiếng danh từ hay một đệ nhất chuyển hóa ngữ bằng cách cộng thêm một tiếp đầu ngữ khác (chỉ một nghĩa đặc biệt) vào.

a- Những chuyển hóa ngữ này trong bản chất là những tĩnh từ, nhưng ở nhiều trường hợp chúng được dùng như danh từ.

b- Nguyên âm cuối cùng của một chữ thường bị bỏ trước một tiếp vĩ ngữ thuộc loại Taddhita.

c- Nguyên âm đầu tiên của danh từ, khi được nối tiếp vĩ ngữ vào, thường được tăng cường khi nó không được theo bởi một phụ âm đôi. Trong trường hợp này a đổi thành ā; i, ī thành e, u, ū thành o.

d- Để chứng tỏ một vài tiếp vĩ ngữ là cần được tăng cường, những nhà văn phạm thêm một dấu chỉ, thường là chữ ṇ… Có ba loại taddhita chính :

I – Sāmaññataddhita (tổng quát thứ chuyển hóa ngữ)

II – Bhāvataddhita (tình trạng thứ chuyển hóa ngữ)

III – Avyayataddhita (bất biến thứ chuyển hóa ngữ).

I – LOẠI THỨ NHẤT LẠI ĐƯỢC CHIA THÀNH :

i) Apaccattha (tiếp vĩ ngữ chỉ dòng dõi).

ii) Anekattha (tiếp vĩ ngữ chỉ những ý nghĩa khác nhau).

iii) Atthyattha (tiếp vĩ ngữ chỉ quyền sở hữu).

iv) Saṇkhyā (tiếp vĩ ngữ chỉ con số).

(I. i) Apaccattha
(vĩ ngữ chỉ dòng họ).

(96)Tiếp vĩ ngữ “-ṇa” được thêm vào một vài danh từ để chỉ dòng dõi (ṇ là dấu chỉ sự tăng cường).

Tỉ dụ : Vasiṭṭhassa apaccaṃ (puriso) : vāsiṭṭho.

(Vasiṭṭha là tên một vị thánh nhân, một người được dòng dõi vị ấy được gọi là Vāsiṭṭha).

SỰ THÀNH HÌNH

Vasiṭṭha + ṇa (khi nguyên âm cuối và ṇ bị bỏ) trở thành vasiṭṭh + a; sau khi tăng cường nguyên âm đầu và nối nguyên âm cuối vào cho ngữ căn nó trở thành vāsiṭṭha .

Chữ ấy vì là tĩnh từ nên có thể định tính cho nam, nữ hay một nhóm thuộc dòng dõi vasiṭṭha. Bởi thế nó có thể lấy tánh của người hay nhóm mà nó thay thế. Nếu người ấy là nam, nó thuộc nam tánh, nếu là phụ nữ, nó ở nữ tánh vāsiṭṭhī. Nếu là một gia đình, nó ở trung tánh. Những tiếng hình thành tương tự :

Bhāradvāja  + ṇa : bhāradvāja (thuộc dòng Bhāradvāja).

Gotama + ṇa : Gotama (thuộc dòng Gotama).

Vasudeva + ṇa : Vāsudeva (thuộc dòng Vāsudeva).

Baladeva + ṇa : Bāladeva (thuộc dòng Bāladeva).

(Trong trường hợp chữ  Bhāradvāja và Gotama không cần tăng cường vì những nguyên âm đầu của chúng đã mạnh).

(97)“-ṇāyana” và “-ṇāna” được tiếp sau Vaccha, Kaccha và vài tên khác để chỉ dòng dõi.

Vaccha + ṇāyana : Vacchāvana  (thuộc dòng Vaccha).

Kacca + ṇāyana : Kaccāyana.

Kacca + ṇāna : Kaccāna (thuộc dòng Kacca)

Moggalla + ṇāyana : Moggallāyana.

Moggalla + ṇāna : Moggallāna (thuộc dòng Moggalla).

Trong những thí dụ trên những nguyên âm không được tăng cường vì chúng được theo bởi những phụ âm đôi.

(98)“-ṇeyya” được tiếp theo Kattikā, Vinatā và vài danh từ nữ tánh khác để chỉ con cháu.

Kattikā + ṇeyya : Kattikeyya (con của Kattikā).

Vinatā + ṇeyya : Venateyya (con cháu Vinatā).

Bhaginī + ṇeyya : Bhāgiṇeyya (con của chị) .

Rohiṇī + ṇeyya : Rohiṇeyya (con của Rohiṇī).

(99)“-ṇava” được tiếp sau Manu, Upagu và những tiếng tương tự để chỉ con.

Manu + ṇava : Māṇava (con của Manu). 

Upagu + ṇava : Opagava (con của Uparu).

Paṇḍu + ṇava : Paṇḍava (thuộc dòng Paṇḍu).

(100)“-nera” tiếp theo sau Vidharā và vài tiếng khác để chỉ con :  

Vidharā + ṇeva : Vedhavera (con của một người góa phụ).

Samaṇa + ṇera : Sāmaṇera  (con của một vị Sa môn, Sa di).

(I. ii) Anekattha.
(Tiếp vĩ ngữ chỉ những ý nghĩa khác nhau)

(101)“-ṇika” được tiếp sau một vài danh từ để chỉ những ý nghĩa : trộn lẫn với, bận công việc, sống bằng phương tiện, đi bằng cách, liên hệ đến, đánh, gãy (nhạc khí), buôn bán, mang vác, sinh ở hay thuộc vào một nơi, đang nghiên cứu, sở hữu…

1- Trộn lẫn với : 

ghata + ṇika : ghātika (trộn với bơ).

loṇa + ṇika : loṇika (có lẫn muối).

2- Bận rộn: 

nāvā + ṇika : nāvika (bận rộn trong một chuyến tàu, được làm mướn trong một chuyến tàu, thủy thủ).

sakaṭa + ṇika : sākaṇika (được mướn trong một chiếc xe, phu xa).

3- Sống bằng phương tiện : 

balisa + ṇika : bālisika : kẻ chài lưới, sống nhờ lưỡi câu, ngư ông).

vetana + ṇika : vetanika (người làm công, sống nhờ tiền thuê).

4- Đi bằng cách : 

pada + ṇika : pādika, padika (người đi bộ).

ratha + ṇika : rāthika (người đi xe).

5- Liên hệ đến : 

samudda + ṇika : sāmuddika (thuộc về biển).

raṭṭha + ṇika : rāthika (thuộc về xứ sở)

6- Đánh, gãy, thổi… 

vīṇā + ṇika : veṇika (người chơi đàn).

vaṃsa + ṇika : vaṃsika (người thổi sáo).

7- Kết hợp với :

dvāra + ṇika : dovārika (người giữ cửa).

bhaṇḍāgāra + ṇika : bhaṇḍāgārika  (người giữ kho).

8- Buôn bán : 

taṇḍula + ṇika : taṇḍulika (người buôn bán lúa gạo).

tela + ṇika : telika (bán dầu). 

sūkara + nika : sūkarika (bán thịt heo).

9- Mang vác : 

sīsa + ṇika : sīsika (người đội đầu).

khandha + ṇika : khandhika (người mang trên vai, người đội/gánh).

10- Sinh tại, thuộc vào nơi : 

magadha + ṇika : māgadhika (sinh ở magadha).

arañña + ṇika : āraññika (sinh ở trong rừng).

loka + ṇika : lokika  (thuộc vào thế giới, cuộc đời).

apāya + ṇika : āpāyika (sinh ở đọa xứ).

11- Học hỏi :  

vinaya + ṇika : venayika (người học giới luật).

suttanta + ṇika : suttantika (người học kinh).

takka + ṇika : takkika (người học luận lý).

12- Sở hữu : 

saṅgha + ṇika : saṅghika (thuộc về đoàn thể tăng già).

sarīra + ṇika : sārīrika (ở trong thân).

13- Được thi hành bởi : 

kāya + ṇika : kāyika (được làm qua thân xác); thân tạo.

vāca + ṇika : vācasika (được làm qua lời) khẩu tạo.

mana + ṇika : mānasika (được làm qua ý) ý tạo.

(Trong hai tỉ dụ sau cùng, s được xen giữa ngữ căn và tiếp vĩ ngữ).

BÀI TẬP 19

DỊCH RA TIẾNG VIỆT
VÀĐỊNH NGHĨA NHỮNG CHUYỂN HÓA NGỮ
1/ Ayaṃ māṇavo mayi manaṃ pasādetvā kālaṅkatvā tāvatiṃsadevaloke tiṃsayojanike kanavimāne nibbattissati”. (Dh.A,i, 26).

2/ Sūkarikā, sākuṇikā,  jālikā ca, saṅghikaṃ balakkārena gahetvā khādantā ca ito cavitvā āpāyikā bhavissanti.

3/  Ekūnatiṃsavasso Bodhisatto attano ekaṃ eva puttaṃ sabbasampattiñ ca pahāya gantvā kāsāvanivattho mattikāpattaṃ ādāya aññehi dinnāhātena jīvikaṃ kappesi.

4/  Bhaṇḍāgāriko raññā dhanaṃ labhitvā mahantaṃ pāsādaṃ kāretvā dvāre dovārikaṃ ṭhapetvā uparipāsādagato kāyikāmānasikaṃ sukhaṃ vindati.

5/  Mahākaccāyanatthere kuraragharanagaraṃ upanissāya viharante Soṇo nāma seṭṭhiputto tassa santike pabbajitvā aparabhāge “Soṇo Kuṭikaṇṇno” ti pākaṭo ahosi.

6/  Atha kho āyasmā Ānando Kosinārakānaṃ Mallānaṃ ārocesi : “Ajja kho, Vāsiṭṭhā, rattiyā pachime yāme Tathāgatassa parinibbāṇaṃ bhavissatī’ ti”.

7/  Suttantikā venayikā āraññikā ca bahavo bhikkhavo laṅkāyaṃ mahādubbhikkhabhaye vattamāne samuddapāraṃ gantvā attano jīvitaṃ rakkhantā dhammavinayañ ca rakkhiṃsu.

8/  Iddhimantānaṃ aggo Mahāmoggallānatthero Bhagavato parinibbāṇato puretaraṃ eva parinibbāyi.

9/ “Atha kho tesaṃ dvādasanahutānaṃ Māgadhikānaṃ brāhmaṇagahapatikānaṃ etadahosi : Uruvelakassapo Mahāsamaṇe brahmacariyaṃ caratī’ ti”.  (V.. i, 36).

10/  “Assosi kho rājā Māgadho seṇiyo Bimbisāro: samaṇo khalu bho Gotama Sakyaputto, Sakyakulā pabbajito Rājagahaṃ anuppatto’ ti.” (V.i, 35).

NGỮ VỰNG
Agga: Cao nhất (tt).

Anuppatta: Được đạt đến (qkpt).

Aparabhāge: Sau đó.

Assosi : Được nghe (đt).

Kanaka : Vàng (trung).

Kāsāva : Y vàng, ca sa (trung).

Kosināraka : Sinh ở Kusinārā (tt).

Khalu  : Quả vậy.

Caritvā  : Sau khi chết (bbqk).

Jālika : Người sống nghề chài lưới (nam).

Jīvikaṃ kappeti : Có một nghề sinh nhai.

Nahuta : Mười ngàn (trung).

Nivattha :Vận (y phục), mặc (qkpt).

Parinibbāna : Sự nhập Níp bàn tối hậu (trung).

Parinibbāyi : Nhập Níp bàn (đt).

Pasādetvā : Sau khi làm vui lên (bbqk).

Rakkhanta : Che chở, canh chừng (htpt).

Samaṇa  : Sa môn, tu sĩ (nam).

Āyasmantu : Trưởng lão (tt).

Upanissāya  : Tùy thuộc vào, gần kề (bbqk). 

Etad’ ahosi : Cái này (tư tưởng) khởi lên trong vị ấy.

Puretaraṃ  : Trước tiên (trạng từ).

Balakkāra  : Sức mạnh (nam).

Bodhisatta : Bồ tát (nam).

Brahmacariyā : Phạm hạnh, độc thân (nữ).

Bho: Hô cách của Bhavanta, nhưng ở đây dường như là chủ cách số ít có nghĩa “thưa tôn giả”. Cũng có chữ bho bất biến từ dùng theo nghĩa hô cách.

Yāma  : Canh đêm.

Yojanika : Dài một do tuần (tt).

Vimāna  : Nhà (nam, trung).

Samuddapāra : Ở nước ngoài (trung).

DỊCH RA TIẾNG PĀLI
VÀ SỬ DỤNG ĐỆ NHỊ CHUYỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ
Bấy giờ những đệ tử ở Pātaḷigāma nghe Ngài đến đấy, họ đi đến chỗ ngài ở và thỉnh ngài đến giảng đường của họ.

Khi đến đấy họ rải cát mới trong giảng đường, đặt những chỗ ngồi trong đó, để một ghè nước ở cửa vào, và để sẵn một đèn dầu.

Đức Thế Tôn đắp y, cầm bát, đi với những tỳ kheo đến giảng đường, rửa chân vào trong giảng đường và ngồi vào chỗ Ngài ở trụ giữa, mặt xây về hướng đông.

“Này A nan, ngươi hãy đi vào thành Kusinārā và báo cho những người dân Mallas của thành ấy rằng : Hỡi các người Vāseṭṭhas, hôm nay vào canh cuối của đêm Đức Như Lai sẽ nhập niết bàn!”.

“Bấy giờ vào lúc ấy trưởng lão Mahā-Kassapa đang du hành dọc theo đường thiên lý từ Pāvā đến Kusinārā cùng với một số đông tỳ kheo tuỳ tùng. Và tôn giả Maha Ca Diếp rời đường thiên lý, và ngồi xuống ở một gốc cây.

Mahā-Pajāpatī nữ nhân dòng Gotama cắt tóc, mặc y vàng và ra đi cùng với một số phụ nữ họ Thích ca, hướng về thành Vesālī, và đến đúng lúc, ở Mahāvana, trong giảng đường Kūṭāgāra.

“Này Ānanda, hệt như những nhà trong đó có nhiều phụ nữ mà ít nam, thì dễ dàng bị xâm nhập bởi những kẻ cướp… Cũng thế, này Ānanda, dưới bất cứ giáo lý nào và kỷ luật nào, những phụ nữ được phép xuất gia, thì tôn giáo ấy sẽ không lâu bền.”

“Bimbisāra, vua xứ Magadha, lấy một bình vàng đựng đầy nước, và khi đổ nước trên tay Đức Phật, đã hiến cúng khu vườn chơi Veḷuvana (Trúc Lâm) cho đoàn thể tăng già với Đức Phật là người lãnh đạo.

NGỮ VỰNG
Cho phép, được phép : anuññāta (qkpt)

Sự đến nơi : āgamana (dđt)

Giữa : majjhima (tt)

(một gốc cây) nào đó : aññatara (tt)

Cũng thế : tathā (bbt)

Cuối cùng : pacchima (tt)

Kéo dài : pavattati (đt)

Rời bỏ (đường thiên lý) : (maggā) okkami (đt)

Kỷ luật : vinaya (nam)

Đoàn thể tăng già : saṅgha (nam)

Mới : nava (tt)

Đường thiên lý : addhāna-magga (nam)

Tình trạng không nhà : anagāriya (trt)

Đúng lúc : anupubena (trt)

Thông báo : nivedeti (đt)

Mời : nimanteti (đt)

Du hành : maggapaṭipanna (qkpt)

Hệt như : yathā (bbt)

Lâu dài : ciraṃ

Ghè nước : kuṇḍikā (nữ)

Đổ (nước) : ākiranta (htpt)

Tôn giáo : sāsana (trung)

Kẻ cướp : cora (nam)

Rải rắc : okirati (đt)

Xâm nhập : padhaṃsiya (tt)

Với Đức Phật là người lãnh đạo : Buddhapamukha (tt)

Mặt xây về hướng đông : puratthābhimukha (tt)

(102)Tiếp vĩ ngữ “-ṇa”  được thêm vào cho một số danh từ để chỉ ý nghĩa “được nhuộm màu”, “thịt của”, “thuộc về”, “hay biết về”, (một nơi) ở đấy người nào được sinh ra hay sống, ở đấy một việc gì đã hiện hữu hay xảy ra, sở hữu…

A- Được nhuộm màu:

kasāva + ṇa : kāsāva (nhuộm màu vàng, áo cà sa của tu sĩ).

halidda + ṇa : hālidda (nhuộm màu nghệ).

nīla + ṇa : nīla (nhuộm xanh, có màu xanh).

B- Thịt của :

sūkara + ṇa : sokara (thịt heo).

mahisa + ṇa : māhisa (thịt trâu)

sakuṇa + ṇa : sākuna (thịt chim)

C- Thuộc về :

sugata + ṇa : sogata (thuộc về Đức Phật).

magadha + ṇa : māgadha (thuộc về xứ magadha).

purisa + ṇa : porisa (thuộc về con người, bằng tay người, nhân tạo).

D- Hay biết :

vyākaraṇa + ṇa : veyyākarana (nhà văn phạm).

vyā  đổi thành veyyā.

E- Nơi chốn một con người nào sống hay sinh ra :

nagara + ṇa : nāgara (công dân, thị dân).

sara + ṇa : sārasa (sinh trong hồ, hoa sen hay con chim nước).

mana + ṇa : mānasa (khởi lên trong tâm, một ý tưởng).

ura + ṇa : orasa (tự mình sinh ra).

(Trong ba ví dụ trên đây chữ s được xen vào vì chúng thuộc vào nhóm danh từ mẫu mano).

F- sở hữu :

saddhā + ṇa : saddha (tin tưởng, tín tâm, sùng tín, tín đồ).

paññā + ṇa : pañña (minh triết, có trí tuệ)

(103)“-ima” và “-iya” được tiếp theo một số danh từ để chỉ sự sở hữu, vị trí…

pacchā + ima : pacchima (cuối cùng, phương tây).

anta + ima : antima (cuối cùng).

majjha + ima : majjhima (ở giữa, trung ương).

heṭṭhā + ima : heṭṭhima (cái thấp nhất).

loka + iya : lokiya (thuộc thế tục, thế gian).

putta + iya : puttiya; putta + ima : puttima (người có con trai).

jaṭā + iya : jaṭiya (nhà khổ hạnh) tóc bện.

bodhipakkha + iya : bodhipakkhiya (thuộc về giác ngộ, bồ đề phần, đẳng giác phần).

pañcavagga + iya : pañcavaggiya (thuộc về nhóm năm).

udara + iya : udariya (cái còn ở trong bụng, do ăn không tiêu, vật thực chưa tiêu hóa).

(104)“-tā” được tiếp sau một số danh từ để chỉ số đông hay một tổng hợp. Những chuyển hóa ngữ được hình thành cách này thuộc về nữ tánh.

jana + tā : janatā (một số đông người, quần chúng).

gāma + tā : gāmatā (một nhóm làng mạc).

deva + tā : devatā (một vị thiên). Tuy nhiên, chữ này không có nghĩa tổng hợp.

(105)Tiếp vĩ ngữ “-ṇa” đôi khi cũng có nghĩa tổng hợp :

dvi + ṇa : dve + a : dvaya (một đôi).

ti + ṇa : te + a : taya (một bộ ba).

Ở đây e đổi thành ay.

(106)“-ālu : được tiếp theo một số danh từ để chỉ khuynh hướng sự tràn trề :

dayā + ālu : dayālu (từ bi).

abhijjhā + ālu : abhijjālu (tham lam).

dhaja + ālu : dhajālu (đầy những cờ phướng).

“-ka” thường được thêm vào cuối những chữ này, luôn luôn là tĩnh từ và trở thành dayāluka…

(107)“-ka”  được tiếp theo sau một số danh từ để chỉ sự nhỏ mọn, khinh bỉ, một tập thể… Nhưng đôi khi nó không thêm gì cho nghĩa nguyên thủy của danh từ.

putta (con trai), puttaka (con trai nhỏ).

ludda (thợ săn), luddaka (thợ săn đáng khinh bỉ).

paṇḍita (người hiền triết), paṇḍitaka (người hiền triết), paṇḍitaka (người khoe chữ, triết lý dởm).

ghaṇa (bình nước), ghaṇaka  (bình nước nhỏ),  

pīṭha (một cái ghế), pīṭhaka (ghế nhỏ).

Chỉ một tập thể, nhóm :

catu + ka : catukka (nhóm gồm bốn), và nhiều chữ khác hình thành với con số sẽ thuộc về loại (4) saṅkhyātaddhita.

Không thêm gì cho nghĩa danh từ :

kumāra : kumāraka. 

māṇava : māṇavaka (thanh niên).

mudu : muduka (mềm) .

Đôi khi vĩ ngữ này được thêm vào (a) cho những chuyển hóa ngữ hình thành với vĩ ngữ ịa,chỉ nơi chốn một người nào sống hay sinh ra, và (b) cho những hợp thể Bahubbīhi để chỉ quyền sở hữu, cần thiết nhất là khi phần tử cuối của hợp thể kết thúc bằng một nguyên âm khác hơn chữ a.

a- kosinārā + ṇa : kosināra : kosināraka (sinh ra hay sống tại Kusinārā). 

rājagaha + ṇa : Rājagaha : Rājagahaka (sinh ra hay sống ở Rājagaha).

b- Bahu + nadī + ka : bahunadika (có nhiều sông).

(108)“-maya” được tiếp sau một số danh từ để hình thành những tĩnh từ chỉ nghĩa “làm bằng”, phát sinh từ :

suvaṇṇa (vàng), suvaṇṇamaya (bằng vàng).

rajatamaya (bằng bạc). 

dārumaya (bằng gỗ). 

mattikāmaya (bằng đất sét). 

manomaya (do tâm sinh).

BÀI TẬP 20

DỊCH RA TIẾNG VIỆT
VÀ ĐỊNH NGHĨA NHỮNG ĐỆ NHỊ CHUYỂN HÓA NGỮ.
1/ “Yathā pana dārādīhi nipphannāni tani tāni bhaṇḍāni dārumayādīni nāma honti, tathā ete pi manato nipphannattā manomayā nāma.” (Dh.A.i, 23).

2/ “Māṇava, ahaṃ te suvaṇṇamayaṃ vā maṇimayaṃ vā rajatamayaṃ vā lohamayaṃ vā  cakkayugaṃ dassāmī” ti brāhmaṇo vadi .

3/ Māgadho Bimbisāro rājā attano pāsādassa uparimatale ṭhito piṇḍāya carantaṃ Bodhisattaṃ anugacchante nāgare disvā “Kiṃ etan” ti pucchi.

4/ Dayālu Bhagavā mahājanataṃ anukampanto sabbadā ekattha avasitvā tattha tattha vicaranto sandiṭṭhikaṃ dhammaṃ desesi.

5/ “Pāṭaligāmikā pi kho upāsakā pāde pakkhāletvā āvasathāgāraṃ pavisitvā puratthimaṃ bhiṭṭiṃ nissāya pacchimābhimukhā nisīdiṃsu. Bhagavantaṃ yeva purakkhatvā.”  V.i, 227  

6/ Assosuṃ kho Vesālikā Licchavī : Bhagavā kira koṭigāmaṃ anuppattoti. Atha kho Vesālikā Licchavī bhadrāni bhadrāni yānāni yojāpetvā… Vesāliyā nīyiṃsu, Bhagavantaṃ dassanāya.” (Ibid. 231).

7/ “Tena kho pana samayena Rājagahikassa seṭṭhissa sattavassiko sīsābādho ahosi. Bahū mahantā mahantā  disāpāmokkhā vejjā āgantvā nāsakkhiṃsu arogaṃ kātuṃ.” (Ibid. 273).

8/ “Atha kho Jīvako Komārabhacco seṭṭhiṃ gahapatiṃ mañcake nipajjāpetvā mañcakena sambandhitvā sīsacchaviṃ phāletvā… dve pāṇake nīharitvā janassa dassesi”. Ibid. 274.

9/ “Seṭṭhiputto : niyyānikaṃ vata Buddhasāsanan’ ti pasīditvā yojanikaṃ suvaṇṇacetiyaṃ kambalakañcukena parikkhipitvā tattha tattha rathacakkappamāṇehi suvaṇṇapadumehi alaṅkari”.

10/ Tasmiṃ samaye catusattatisahassajaṭilā paṇītapaṇītāṇi ojavantāni phalāphālāni gahetvā ācariyassa santikaṃ sampattā.  (Ibid. i, 150).

NGỮ VỰNG
Aroga :  không đau ốm (tt).

Asakkhi:  có thể (qkpt).

Ābādha: bệnh, sự ốm đau (nam).

Āvasathāgāra: nhà nghỉ ngơi (trung).

Ojavanta: bổ dưỡng (tt).

Kañcuka: áo khoác ngoài (nam).

Jana: người (nam).

Tena kho pana samayena : vào lúc ấy

Dāru: củi (trung).

Disāpāmokkha: nổi tiếng một vùng (tt).

Nipphanna : hữu vi, có điều kiện (qkpt).

Nissāya : gần kề; bởi vì, liên hệ đến (bbqk).

Niyyānika : đưa đến giải thoát (tt).

Nīyi: được mang (đt).

Bhadra: xứng đáng (tt).

Mañcaka : cái giường nhỏ (nam).

Yojāpetvā: sau khi sai đóng yên cương (bbqkpt).

Kambala : mền len (nam, trung).

Komārabhacca: bậc thầy về khoa trị bệnh trẻ em do một thái tử tác thành (tt).

Pakkhāletvā: sau khi rữa (bbqkpt).

Pacchimābhimukha : mặt hướng về phía tây (tt).

Paṇīta: ngon lành (tt).

Pāṇaka: một chúng sanh, sâu bọ (nam).

Sandiṭṭhika: thuộc về đời này; cái điều phải tự hiểu lấy.

Pāṭaligāmika: sống hay sinh ở Pāṭaligāma.

Sattavassika: tồn tại trong bảy năm (tt).

Purakkhatvā: có trước mặt, nhìn (bbqk).

Sambandhitvā: sau khi buộc (bbqkpt).

Puratthima: về hướng đông (tt).

Sampatta: đã đến (qkpt).

Phāletvā: sau khi xé, tách (bbqk).

Sīsacchavi: cái sọ dừa (nữ).

DỊCH RA TIẾNG PĀLI
SỬ DỤNG ĐỆ NHỊ CHUYỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ
Người bán dầu đánh người gác cổng của người buôn gạo với một khí giới làm bằng sắt.

Con trai của người Bà la môn, Maṭṭakuṇḍalī, sinh ra trong một ngôi nhà bằng vàng ở cõi trời Tāvatiṃsa nhờ ở (vì) lòng tôn kính yêu mến của nó đối với Đức Thế Tôn.

Người Bà la môn hà tiện, cha của Maṭṭakuṇḍalī, đã hứa cho y một cặp bánh xe làm bằng đồng, bạc hay vàng.

Vào lúc ấy Devadatta đang ngồi giảng pháp. Và khi ông ta thấy từ xa Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đi đến phía mình, ông đã nói với những tỳ kheo: “Này xem, hỡi các tỳ kheo, ngay cả hai đệ tử chính của Sa môn Cồ Đàm cũng đang đến để theo ta.”

“Những thanh niên xuất sắc ở Magadha này bây giờ đang sống đời thánh thiện dưới sự hướng dẫn của Sa môn Cồ Đàm.”

Đức Thế Tôn, vào trước buổi trưa, đắp y, cầm bát khất thực đi vào Kosambī để khất thực. Và không báo cho thị giả hay các tỳ kheo biết, Ngài ra đi một mình về phía Pārileyyaka.

“Bấy giờ vào lúc ấy Đức Thế Tôn đang ở Anupiya, một thành phố thuộc về những người dân Mallas. Rồi những thiện nam xuất sắc nhất thuộc dòng Sakya đã từ bỏ thế gian theo gương Đức Thế Tôn.” L.G.B.142.

Mẹ của Anuruddha người họ Sakya đã nói với con của bà : “ Này Anuruddha yêu dấu, nếu bhaddiya, người cai trị những người họ Sakya, mà từ bỏ thế gian, thì con cũng được phép xuất gia đến tình trạng không nhà !”.

“Khi ấy, những người dòng họ Sakya ra mắt Asita hài nhi, thái tử của họ, giống như vàng rực rỡ và có một sắc đẹp vô song.” L.G.B.1.

10.“Khi ở trong lâu đài về mùa mưa, trong bốn tháng được vây quanh bởi những nhạc nữ, ta không đi xuống khỏi lâu đài.” Ibid.5.

NGỮ VỰNG
Một mình : ekaka (tt)

Cũng : api, ca (bbt)

Chính : agga (tt)

Đồng : tamba (nam)

Người thiện nam : kulaputta (nam)

Ngay cả : api (bbt)

Nữ nhạc : nāṭikā (nữ)

Trước buổi trưa : pubbaṇha (nam)

Từ xa : dūrato (bbt)

Gương (sự bắt chước) : anukaraṇa (trung) 

Sống đời thánh thiện : brahmacariyaṃ caranta 

Tình yêu thương : mettā (nữ) pasāda (nam)

Yêu dấu : piya, pemanīya (tt)

Lòng tôn kính : bhatti (nữ) pasāda (nam)

Xuất sắc : abhiññāta (qkpt)

Đã hứa : paṭijāni (đt)

Đắp y : nivāsetvā (bbqk)

Thị giả : upaṭṭhāka (nam)

Rực rỡ : tapamāna (htpt) 

Đánh : pahari (đt)

Theo : saha bhavituṃ, samāgamituṃ (vbc) (vị biến thể, nguyên mẫu)

Về phía Đức Thế Tôn : dùng định sở cách của chữ Bhagavantu

Về phía (nó) : (tassa) santikaṃ (trt)

Hà tiện : luddha (tt)

Có sắc đẹp vô song : anopamavaṇṇa (tt)

Đang sinh ra : nibbatti (đt)

Đang ở : vihari (đt)

 (I. iii) ATTHUPATHA.
(Tiếp vĩ ngữ chỉ quyền sở hữu)

(109)Những tiếp vĩ ngữ : -ava, -ala, -ila, -ika, -ī, -vī và -ssī được thêm vào những danh từ khác nhau để chỉ sự sở hữu hay ý nghĩa “được phú bẩm cho”  

-AVA

kesa + ava : kesava (có nhiều tóc).

-ALA

vācā + ala : vācāla (có nhiều lời, nói nhiều, lắm lời).

-ILA

jaṭā + ila : jaṭila (có tóc bện, một nhà khổ hạnh).

pheṇa + ila : pheṇila (sủi bọt, cây xà phòng).

tuṇḍa + ila : tuṇḍila (có một cái mỏ).

-IKA

daṇḍa + ika : daṇḍika (tay cầm một cái gậy).

mālā + ika : mālika (có một vòng hoa).

chatta + ika : chattika (có một cái dù, lọng).

gaṇa + ika : gaṇika (có đồ chúng đông).

mālā + ī : mālī (có tràng hoa) .

vamma + ī : vammī (có khí giới, một chiến sĩ).

bhoga + ī : bhogī (giàu có; người giàu; môt con rắn)

kuṭṭha + ī : kuṭṭhī (người bệnh cùi).

manta + ī : mantī (có khiếu chính trị, một vị bộ trưởng).

danta + ī : dantī (có ngà, con voi).

medhā + vī : medhāvī (có khiếu, tri thức, minh triết).

māyā + vī : māyāvī (có tài múa rối, người múa rối).

-SSĪ 

tapa + ssī : tapassī (một ẩn sĩ ). 

yasa + ssī : yasassī (nổi tiếng).

teja + ssī : tejassī (sáng chói, có thế lực).

CHÚ Ý :

Hình thức nữ tánh của những danh từ có tiếp vĩ ngữ ī, vī, ssī được hình thành bằng cách thêm một tiếp vĩ ngữ nữa vào chúng là inī :

mālī + inī : mālinī (phụ nữ có tràng hoa).  

mantī + inī : mantinī (nữ bộ trưởng).

medhāvī + inī : medhāvinī (người đàn bà minh triết).     

tapassī + inī : tapassinī (một nữ tu sĩ).  

(110)Một chữ “-ī” được thêm vào để hình thành nữ tánh của những chuyển hóa ngữ được thành lập với tiếp vĩ ngữ -ṇava, -ṇika, -ṇeyya, -ṇa, -vantu và mantu.

ṇava : māṇava + ī “māṇavī” (cô gái).

ṇika : nāvika + ī : nāvikī (nữ thủy thủ).

ṇeyya : bhāgineyya + ī : bhāgineyyī (con gái của chị).

ṇa : Gotama + ī : Gotamī (phụ nữ thuộc dòng họ Gotama).

(111)Để chỉ quyền sở hữu, những tiếp vĩ ngữ “vantu” và “mantu” được thêm vào một số danh từ (vantu thêm cho những danh từ kết thúc bằng a, và mantu cho những danh từ kết thúc bằng i và u).

Guṇa + vantu : guṇavantu (có đức hạnh).

Dhana + vantu : dhanavantu (giàu).

Buddhi + mantu : buddhimantu (có trí).

Bhānu + mantu : bhānumantu (có ánh sáng, mặt trời).

Āyu + mantu : āyasmantu (nhiều tuổi).

(āyu + mantu thành āyusmantu rồi thành āyasmantu chứ không phải āyusmantu).

Những danh từ thuộc loại này và biến cách của chúng được đề cập ở tập I trang 27.

Nữ tánh của những danh từ này được hình thành bằng cách thêm một chữ ī ở cuối tiếp vĩ ngữ và bỏ chữ u trước nó.

guṇavantu + ī : guṇavantī (người đàn bà đức hạnh).

satimantu + ī : satimantī (người đàn bà có niệm lực, nhớ dai).

đôi khi không những chữ u mà cả chữ n cũng bị bỏ rơi :

dhana + vantu + ī : dhanavatī (đàn bà giàu)

buddhi + mantu + ī : buddhimatī (phu nữ khôn ngoan).

(112)“-a” được tiếp sau một số danh từ để chỉ sở hữu :

saddha (đức tin) + a : saddha (tín đồ).

paññā (trí tuệ) + a : pañña (có trí tuệ).

papa (tội lỗi) + a : pāpa (nhiều tội lỗi).

(113)“-tara” được tiếp sau một số danh từ để thành lập những tính từ tỉ giảo cấp (so sánh hơn) và “-tama” để thành lập tĩnh từ tối thượng.

Khẳng định : pāpa (có tội).

Tỉ giảo : pāpatara (có tội hơn, rất tội lỗi).

Tối thượng : pāpatama  (tội lỗi nhất).

Khẳng định : sundara (tốt).

Tỉ giảo: sundaratara (tốt hơn).

 Tốt hơn : sundaratama (tốt nhất).  

BÀI TẬP 21

DỊCH RA TIẾNG VIỆT
VÀ ĐỊNH NGHĨA NHỮNG CHUYỂN HÓA NGỮ.
1/  “Ucchinda sinehaṃ attano
Kumudaṃ sāradikaṃ va paṇīnā.” (Dhp. 285).

2/  “N’ eva kho asakkhi Vāseṭṭho māṇavo Bhāradvājaṃ māṇavaṃ saññāpetuṃ; na pana asakkhi Bhāradvājo māṇavo pi Vāseṭṭhaṃ māṇavaṃ saññapetuṃ.” (D.i, 236). 

3/  “Kusāvatiyā, Ānanda, rājadhāniyā… ekaṃ dvāraṃ sovaṇṇamayaṃ, ekaṃ rūpiyamayaṃ, ekaṃ veḷuriyamayaṃ, ekaṃ phallikamayaṃ.” (D.ii, 170).

4/  “Mayhaṃ bhāgineyyo imassa rajjassa sāmiko’ va dhītaraṃ etass’ eva detvā abhisekaṃ assa karissāmī’ ti.” (J. Asilakkhaṇa).

5/  “Atīte Bārāṇasiyaṃ Brammadatte rajjaṃ kārente bodhisatto bhātikasatassa kaịiṭṭho ahosi.” (J.Pañcagaru).

6/  Bārāṇasiyaṃ Yaso nāma kulaputto seṭṭhiputto sukhumālo hoti; tassa tayo pāsādā honti; eko hemantiko, eko gimhiko, eko vassiko” (v.i, 15).

7/  “Idaṃ kho, mahārāja, sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ purimehi sandiṭṭhikehi sāmaññaphalehi abhikkantatarañ ca paṇītatarañ ca.”  (D.i, 85).

8/  Rañño Mahāsudassanassa… uparipāsādavanagatassa dibbaṃ cakkaratanaṃ pāturahosi, sahassāraṃ, sanemikaṃ, sanābhikaṃ, sabbākāraparipūraṃ.” (D.ii, 172).

9/  “Tassā ca sāminī tattha

Kuveṇī nāma yakkhinī

Nisīdi rukkhamūlamhi

Kantantī tāpasī viya.” (Mhv.VII, 11).

10/  “Mahākassapatthero ca,

Anuruddho mahāgaṇī

Upālitthero satimā

Ānando ca bahussuto,

Aññe bahū abhiññātā

Sāvakā Satthuvaṇṇitā

Sabbe pañcasatā therā

Navaṅgaṃ jinasāsanaṃ

Uggahetvāna dhāresuṃ

Buddhaseṭṭhassa santike.” (Dīpav.IV.12,13).   

NGỮ VỰNG
Abhiññāta: nổi tiếng (qkpt).

Abhikkantatara: sáng hơn (tt).

Ucchindati: bẻ gãy, phá vỡ (đt).

Gimhika: thích hợp cho mùa hè (tt).

Cakkaratana : bảo luân xa của vị vua chuyển luân.

Tāpasī : nữ ẩn sĩ (nữ).

Dibba: trên trời (tt), thuộc thiên giới.

Navaṅga; có chín phần (tt).

Paṇītatara: dịu ngọt hơn, cao hơn (tt).

Pāturahosi: được biểu lộ (tt).

Purima: trước, đầu tiên (tt).

Phalika: pha lê (nam).

Bahussuta: học nhiều (tt).

Bhātika: anh (nam).

Mahāgaṇī:có đông đồ chúng (nam, trung).

Rājadhānī: kinh đô (nữ).

Vaṇṇita: được ca ngợi (tt).

Vassika: thích hợp cho mùa mưa (tt).

Kaṇiṭṭha: trẻ nhất (tt).

Kantantī : sự dệt (nữ): (htpt).

Kulaputta: thiên nam tử, con trai (nam).

Veḷuriya: ngọc bích (trung).

Saññāpetuṃ: thuyết phục (vị biến thể).

Sandiṭṭhika: được thấy ở đời (tt).

Sanābhika: có (tt).

Sanemika: có một bánh xe (tt).

Sabbākāraparipūra : toàn vẹn mọi mặt (tt).

Sahassāra: có một ngàn căm (tt).

Sāmika : sở hữu chủ, thầy (nam).

Sāminī: bà chủ (nữ).

Sāradika: về mùa thu (tt).

Sāmaññaphala: quả sa môn (kết quả của đời sống phạm hạnh) (trung).

Sineha: tình yêu thương (nam).

Sukhumāla: tế nhị, lịch sự (tt).

Hemantika: thích hợp cho mùa đông (tt).

DỊCH RA TIẾNG PĀLI
VÀ SỬ DỤNG NHỮNG CHUYỂN HOÁ NGỮ KHI CÓ THỂ
Trong đô thành Kusāvatī có bảy thành lũy và bảy cổng thành tất cả đều được làm bằng bảy thứ báu vật.

Trong vùng lân cận lâu đài của vua Mahā-Sudassana, có tám mươi bốn ngàn cái ao, ông cũng sở hữu tám mươi bốn ngàn ngựa và cùng một số lượng voi và xe.

Bấy giờ mẹ của chàng ở Rājagaha khi thấy những con trai của những vị cố vấn và những bà vợ của họ phục sức đẹp đẽ nhất đang vui thú trong bữa tiệc, thì lại nghĩ đến con trai mình và khóc.

“Bấy giờ, khi Đức Bổn Sư của chúng ta đã đạt đến Toàn Giác và bắt đầu chuyển bánh xe pháp, và đang ở lại Rājagaha, vua Bimbisāra đã cho đòi Soṇa đến.”

“Vị ấy, sau khi đã đến với một đoàn tuỳ tùng đông đúc gồm những người cùng ở thành phố, đã nghe Đức Bổn Sư giảng pháp, khi có được lòng tin, đã được cha mẹ thuận cho gia nhập đoàn.”

“Khi ấy, người thanh niên Bà la môn Vāseṭṭha đã nói với thanh niên Bà la môn Bhāradvāja : “Này Bhāradvāja, sa môn Gotama kia, con trai của dòng họ Sākya… Bây giờ đang ở Manasākaṭa, trong rừng xoài, trên bờ sông Aciravatī.””

“Vậy thì người đã nói, hỡi Vāseṭṭha, rằng không có người Bà la môn nào, hay thầy của họ, hay đệ tử của họ, kể cho thế hệ thứ bảy trở về trước đã từng thấy Phạm thiên mặt đối mặt.”

“Này Vāseṭṭha, hệt như khi một chuỗi những người mù đang bám lấy nhau, người đầu tiên cũng không thể thấy, người giữa cũng không thể thấy, người rốt cùng cũng không thể thấy đây chính là câu chuyện của những người Bà la môn.”

“Khi họ đang trên đường, ngài chỉ cho ông ta thấy một cánh đồng đã bị đốt cháy, và ở trên một gốc cây đã bị cháy thành than, một con khỉ cái đang ngồi mà mũi và đuôi đã bị phá huỷ.”

10.“Nhưng người trẻ nhất trong bọn họ, một thanh niên thuộc dòng Koṇḍañña… chỉ đưa lên một ngón tay mà nói rằng : “Ở đây không có gì để làm cho y ở lại trong đời sống tại gia.””

NGỮ VỰNG
Bắt đầu chuyển : pavattesi, pavaṭṭesi (đt)

Hệt như : seyyathā pi (bbqk)

Bị cháy hết : daḍḍha; jhāpita (qkpt)

Cũng thế : evam eva (bbqk)

Bị cháy ra than : jhāma (tt)

Không có gì : na kiñci (bbqk)

Bám lấy : allīna (tt)

Vùng lân cận : āsannaṭṭhāna, sāmanta (trung)

Sự thoả thuận, ưng thuận : anuññā, anumati (nữ)

Bị phá huỷ : vināsita (qkpt)

Pháp : dhamma (nam)

Đang vui thú : abhiramanta (htpt)

Toàn trí : sabbaññutā (nữ)

Mặt đối mặt : sakkhi (bbqk), paccakkhaṃ (trt)

Báu vật : ratana (trung)

Đưa lên : ukkhipi (đt)

Người cùng ở thành phố : sakanāgarika (nam)

Cùng một số lượng : tattaka (tt)

Cho đòi đến : pakkosāpesi (đt)

Bữa tiệc tùng : chaṇa, ussava (nam)

Chuổi (người mù) : andha-) paramparā (nữ)

Đầu tiên, tiên phong : sabbapaṭhama (tt)

Gốc cây bị chặt : khāṇu (nam)

Thế hệ : kulaparivaṭṭa (trung)

Cái đuôi : naṅguṭṭha (trung) vāladhi (nam)

Rốt cùng : sabbapacchima (tt)

Làm cho ở lại : nivattetuṃ, vasāpetuṃ

Đời sống tại gia : gharāvāsa (nam)

Khóc : parodi (đt)

Có được (lòng tin) : paṭilabhitvā (bbqk)

 (I. iv) SAṄKHYĀDDHITA
(Tiếp vĩ ngữ chỉ con số)

(114)“-ma” được tiếp sau những số đếm để hình thành số thứ tự :

pañca + ma : pañcama (thứ năm).

satta + ma : sattama (thứ bảy).

aṭṭha + ma : aṭṭhama (thứ tám).

Vì là những tĩnh từ, chúng thuộc cả ba tánh. Nữ tánh chúng thêm vĩ ngữ dành cho nữ tánh là ā hay ī.

pañcama + ā : pañcamā : (người đàn bà) thứ năm.

pañcama + ī : pañcamī : (sự phân chia) thứ năm… trong mọi trường hợp.

(115)“-tiya” được tiếp theo “dvi” và “ti” để hình thành những số thứ tự . “Dvi” đổi thành “du” và “ti” thành “ta” trước vĩ ngữ .

dvi + tiya : du + tiya : dutiya (thứ hai).  

ti + tiya : ta + tiya : tatiya (thứ ba).   

Dvi có hình dạng dudi khi nó được theo sau bởi một số danh từ hay vĩ ngữ khác.

dvi + vidha : duvidha (thuộc hai loại).    

dvi + rattiyo : dirattaṃ ( hai đêm).

dvi + guṇa : diguṇa ( thành hai, gồm hai).

(116)“-ttha” được tiếp theo “catu và “ṭṭha” tiếp theo “cha” để hình thành số thứ tự.

catu + ttha : catuttha (thứ bốn). 

cha + ṭṭha : chaṭṭha (thứ sáu).

(117)“-ī” được tiếp sau dasa, khi ở trước nó có một số đếm khác, để hình thành số thứ tự chỉ ngày âm lịch. Trong trường hợp ấy nguyên âm cuối cùng của số đếm đi trước đôi khi đổi thành trường âm.

eka + dasa + ī : ekadasī (ngày thứ 11).

dvi + dasa + ī : dvādasī (ngày 12) .

pañca + dasa + ī : pañcadasī hay paṇṇarasī (ngày rằm)

catu + dasa + ī : cātuddasī (ngày 14) (nguyên âm đầu ở đây thành dài).

(118)“-ka” được tiếp theo những số đếm để hình thành những danh từ tổng hợp.

dvi + ka : dvika (một đôi).

ti +ka : tika (bộ ba).

catu +ka : catuka (gồm bốn).

sata + ka : sataka (một nhóm trăm).

dasa + ka : dasaka (một nhóm mười).

* Bài viết trích từ cuốn: "Giáo trình PĀḶI, nguyên tác: THE NEW PALI COURSE, Tác giả Prof. A. P. Buddhadatta, Maha Nayaka Thera, Dịch giả: Ngài Thích Minh Châu.
Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app