[Thế Gian Bốc Cháy] 11 Loại Lửa Thiêu Đốt & Cách Diệt Trừ Lửa Phiền Não – Ngài Tam Tạng 10 Thuyết, Sư Thiện Đức Hỗ Trợ Dịch Việt
Hôm nay là ngày 12 tháng 12 năm 2021, tính theo lịch của Ấn độ vào thời đức Phật, thời gian này là mùa lạnh, là thời gian đức Phật Ngài thuyết bài kinh Ādittapariyāya bài kinh bốc cháy đến cho 1.000 đạo sĩ có ba huynh đệ Kassapa dẫn đầu.
Trong mùa dịch bệnh này, mục đích Ngài thuyết pháp cũng như ban tổ chức tổ chức những buổi pháp thoại đến cho tất cả đại chúng là vì Ngài với tâm từ và tác ý để cho tất cả chúng ta hiểu biết về phật pháp, có được sự an trú trong pháp, tâm không bị rối loạn, đồng thời cũng tạo công đức nghe pháp làm ba la mật trên con đường tu tập. Vì vậy hôm nay ngài sẽ tiếp tục giảng về bài kinh bốc cháy Ādittapariyāya Sutta.
Các bài Pháp liên quan:
Các bài Pháp Ngài Tam Tạng 10 thuyết năm 2021
Chuỗi videos Ngài Tam Tạng 10 hướng dẫn thiền tại HN
Bài kinh về sự bốc cháy của phiền não (Adittapariyaya Sutta: The Fire Sermon)
Để bắt đầu bài pháp thoại chiều hôm nay, tất cả đại chúng cùng nhau niệm Phật bằng câu Pali.
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhassa (03 lần)
Đức phật với mục đích để hoá độ 3 anh em đạo sĩ Kassapa cũng như những đệ tử của họ, Ngài đã ở lại trong khu rừng Uruvelā Kassapa gần 3 tháng. Như trong chánh tạng đề cập và Ngài tam tạng đã giải thích về 16 loại thần thông hay điều kỳ diệu mà đức Phật đã triển khai để giáo hoá cho 3 anh em đạo sĩ cũng như đệ tử của họ, đến lần triển khai thần thông thứ mười sáu đó là đức Phật dùng thần thông khiến cho nguồn nước lụt nó dâng lên toả ra ngoài, và Ngài đi kinh hành ở giữa.
Vì sao đức Phật đã kiên nhẫn ở lại khu rừng Uruvelā Kassapa gần 3 tháng và Ngài đã thi triển những điều kỳ diệu đến cho những người đạo sĩ này. Bởi vì đức Phật có trí tuệ thấu biết căn cơ trình độ của các chúng sinh, vì vậy Ngài đã kiên nhẫn ở lại, và thấy các vị đạo sĩ này căn cơ vẫn chưa đến, vẫn chưa chín nguồi, các chúng sinh hữu duyên có thể nghe pháp chưa có hội đủ nhân duyên cho nên Ngài đã kiên nhẫn chờ đợi đến khi căn cơ của các vị đạo sĩ này chín nguồi.
Và bây giờ đức Phật thấy rằng căn cơ của các đạo sĩ đặc biệt là Uruvelā Kassapa đã được chín nguồi, cho lên sau lần triển khai thứ 16 Uruvelā Kassapa nghĩ rằng mặc dù đức Phật có thần thông oai lực như vậy, nhưng không phải là vị a ra hán như ta, cho nên đức Phật ngài thấy được điều đó, và cũng đã đến lúc để ngài thẳng thắn nói thật với Uruvelā Kassapa ba điều để cho tà kiến ngã mạn chấp thủ của Uruvelā Kassapa được loại trừ
- Thứ nhất đức Phật nói rằng: Neva ca kho tvaṃ, kassapa, arahā Này Kassapa ông không phải là một vị A ra hán
- Đức Phật nói câu thứ hai: nāpi arahattamaggasamāpanno Ông không phải là người đạt đến A ra hán đạo
- Và câu thứ ba Sāpi te paṭipadā natthi, yāya tvaṃ arahā vā assasi, arahattamaggaṃ vā samāpanno Ở nơi ông không có con đường thực hành để trở thành vị A ra hán cũng như để đạt được vị A ra hán đạo
Đối với chúng ta, mặc dù chưa phải là vị thánh A ra hán hay đạt đến A ra hán đạo nhưng chúng ta đang thực hành theo con đường đức Phật đã chỉ dạy, đó là con đường giới định tuệ, là con đường có thể dẫn đến A ra hán đạo và có thể dẫn đến một vị A ra hán. Suy nghĩ như vậy chúng ta nên có sự hoan hỷ và tinh tấn thực hành con đường này
Khi nghe đức Phật nói ba câu như vậy, Uruvelā Kassapa đã trở lên kinh động, nổi da gà và những ngã mạn tà kiến mà theo đó không còn nữa. Đạo sĩ Uruvelā Kassapa sau đó đã quỳ dưới chân đức Phật và xin xuất gia trong giáo pháp của Ngài. Đức Phật mới bảo rằng này Kassapa ông là thầy của mấy đạo sĩ kia cho nên những gì ông làm, ông nên tham khảo ý kiến đệ tử của ông trước khi ông xuất gia.
Khi Uruvelā Kassapa tham khảo ý kiến các đệ tử của mình, các đệ tử của ông ta đã thưa rằng: Từ khi đức Phật triển khai sự kỳ diệu thứ nhất đó là có thể hoá được con rồng chúa, tất cả chúng con đã có tịnh tín ở nơi Đại sa môn Gotama rồi, nhưng vì nể mặt của thầy, nên tất cả chúng con không nói gì. Vì vậy nếu như thầy xuất gia theo đại sa môn Gotama, tất cả chúng con cũng nguyện theo chân của Ngài. Và sau đó tất cả 500 đạo sĩ đã thả trôi vật dụng đạo sĩ của mình ở trên dòng sông, và xin xuất gia trở thành đệ tử của đức Phật
Khi vị sư đệ Nadi Kassapa ở dưới hạ nguồn đã thấy những vật dụng của sư huynh cũng như của đệ tử của sư huynh mình trôi trên dòng sông đã không hiểu lý do vì sao, nên ông ta đã cùng với các đệ tử của mình tìm đến gặp sư huynh Uruvelā Kassapa để hỏi duyên sự. Khi thấy vị đại sư huynh đã xuất gia theo đức Phật, và Nadi Kassapa đã hỏi sư huynh của mình xuất gia như vậy có tốt hơn hay không, và được trả lời rằng xuất gia theo đức Phật có lợi ích hơn, tốt đẹp sơn. Sau đó Nadi Kassapa cùng với 300 đệ tử cũng xin xuất gia làm đệ tử của đức Phật
Và cũng vậy vị tiểu sư đệ ở hạ nguồn, khi thấy những vật dụng đạo sĩ của hai sư huynh của mình cùng các đệ tử trôi trên dòng sông cũng không biết duyên cơ vì sao, đã đến hai vị sư huynh để tìm hiểu thì thấy hai vị sư huynh đã xuất gia Gaya Kassapa cùng với 200 đệ tử của mình cũng xin xuất gia theo đức Phật như hai sư huynh của mình
Tất cả những đạo sĩ này xuất gia trong giáo pháp của đức Phật với phương pháp Ehi Bikkhu, nghĩa rằng chỉ cần được đức Phật gọi Ehi Bikkhu, này đến đây các tỳ khưu hay Etha bhikkhavo, này các tỳ khưu đến đây, tất cả các tỳ khưu xuất gia theo phương pháp này sẽ trở thành một vị tỳ khưu với đầy đủ y bát như một vị trưởng lão với 60 hạ, không giống như thời bây giờ, các vị tỳ khưu xuất gia phải đi vào giới đường, phải được chư tăng đọc tụng Kammavācā Tuyên ngôn tăng sự mới có thể trở thành một vị tỳ khưu. Cho nên tất cả các vị tỳ khưu của các vị đạo sĩ này được gọi là Ehi Bikkhu, là những vị tỳ khưu được xuất gia theo phương cách Ehi Bikkhu
Những người được đức Phật xuất gia với phương cách Ehi Bikkhu thường là những người đã tạo phước bố thí liên quan đến 8 món vật dụng của một vị tỳ khưu, khi sinh vào gặp thời đức Phật, muốn xuất gia trong giáo pháp của đức Phật, trở thành vị tỳ khưu thì những thiện nam tử như vậy mới được đức Phật xuất gia theo phương cách Ehi Bikkhu này đến đây tỳ khưu, và nhờ phước trong quá khứ, 8 món vật dụng mới có thể phát sinh đến những vị tỳ khưu đó
Còn đối với các tín nữ là những người mà bố thí cúng dường 8 món vật dụng, hoặc 1 trong 8 món vật dụng của một vị tỳ khưu sẽ được những phước báu như bà Visākhā đó là có thể sống trường thọ, có những phước liên quan đến vật dụng như là y phục, vật thực và đặc biệt với ý nguyện tu tập giải thoát thì phước của người đó có thể làm nhân duyên để đạt đến Thánh đạo Thánh quả như bà Visākhā
Cho nên vào thời đức Phật khi một vị thiện nam có đức tin ở nơi Tam bảo muốn xuất gia trong giáo pháp của đức Phật thì thỉnh cầu đức Phật cho xuất gia, và để được xuất gia theo phương cách Ehi Bikkhu đức Phật đã quan sát quá khứ của người này, để xem người này có phước gì trong quá khứ để có thể có 8 món vật dụng phát sinh đến người này. Đối với những đạo sĩ của 3 anh em Kassapa đức Phật ngài đã quan sát tiền kiếp của những người này, thì được biết rằng vào thời đức Phật Padumuttara hai anh em Uruvelā Kassapa và Nadi Kassapa cũng như vào thời đức Phật Sikhī đạo sĩ Gaya Kassapa đã thực hành nhiều thiện pháp. Đó là lý do và nhân duyên để đức Phật xuất gia những người này theo phương pháp Ehi Bikkhu
Vào thời đức Phật Phussa cả 3 huynh đệ Kassapa là những hoàng tử cùng với đoàn tuỳ tùng 1.000 người nay là đệ tử của họ đã thực hành bố thí, trì giới và hành thiền trong suốt ba tháng. Liên quan đến cuộc đời và ba la mật trong thời gian đức Phật Kassapa, Ngài sẽ thuyết trong một bài kinh khác trong dịp sau
Bài kinh mà ngài sẽ thuyết vào tuần sau, cũng là trong thời gian này là thời gian mà đức Phật sau khi thuyết bài kinh bốc cháy Ādittapariyāya cho 1.000 đạo sĩ có 3 anh em Kassapa đứng đầu, sau đó đức Phật đã đi đến cung thành của vua Bimbisāra và ở nơi đó đức Phật đã thuyết bài kinh Tiro…… Sutta (phút 48 )và chủ nhật tuần sau, Ngài sẽ thuyết cho đại chúng bài kinh này
Đức Phật đã quán chiếu tất cả đạo sĩ này xem thích hợp với pháp thoại nào, và Ngài quan sát thấy rằng những đạo sĩ này vốn tu theo đạo thờ lửa, cung kính lửa, xem lửa như là một vật sống để cung kính, cúng dường
Đối với những đạo sĩ thờ lửa đặc biệt là những người cầm đầu những đám đệ tử thờ lửa một ngày thường cung kính đảnh lễ lửa ba lần, nhưng với những đệ tử thì họ đã cung kính đảnh lễ thờ lửa vào ngày giới của họ. Trong bài kinh Ajoharani Sutta (phút 50 ’22 )nói vể sự thực hành thờ lửa của các đạo sĩ thờ lửa đặc biệt là đối với các đệ tử của các đạo thờ lửa.
Trong bài kinh này, bài kinh Pathama ……… Sutta (phút 51) một người đệ tử của đạo thờ lửa tên là Jānussonī đã trình bày kể lại cách thực hành của các đệ tử đạo thờ lửa đến đức Phật khi ông ta gặp đức Phật trong một khu rừng. Ông ta kể lại rằng đối với các đệ tử của đạo thờ lửa, vào ngày giới của họ, họ đã làm mặt đất bằng phẳng, sau đó dùng phân bò tươi chét lên mặt đất phẳng đó, rồi lấy những loại cỏ xanh rải lên trên đó. Vào buổi tối họ nằm trên bãi cỏ xanh đó, và một đêm như vậy thức dạy ba lần để đảnh lễ và thờ lửa theo đạo của họ
Khi họ thờ lửa, đảnh lễ và cúng dường họ đã nói rằng: Cầu xin thần lửa hãy nuốt, hãy làm thiêu đối những bất thiện nghiệp ở trong họ, họ cầu nguyện như vậy cho nên bài kinh này mới được đặt tên là …….. Sutta (phút thứ 53) nghĩa là bài kinh nói về sự thiêu đốt hay nuốt chửng bất thiện nghiệp. Đó là đối với những đệ tử của đạo thờ lửa. Còn đối với những người lãnh đạo, những người cầm đầu những đệ tử đó thường một ngày ba lần cung kính, đảnh lễ và cầu nguyện trước lửa như vậy, đồng thời cũng lặn hụp ở dưới dòng sông với quan niệm rằng làm như vậy sẽ được lửa thiêu đốt, nước cuốn trôi. Đó là một quan niệm mà theo đức Phật đó là quan niệm sai lầm
Cho nên mỗi người chúng ta có thể suy tư để biết rằng làm như những đạo sĩ đó có thể khiến cho những tội lỗi được mất đi hay không. Một người nhiều tâm san, nhiều tâm sân, nếu như không có làm việc gì khác ngoài cầu nguyện và làm như là xuống sông tắm hay là thờ lửa có thể khiến tham sân đó mất đi hay không, nếu như không có sự thực hành đúng đắn thanh lọc tâm của mình
Cho nên đức Phật thường hay thuyết giảng để cho mọi người có sự hiểu biết đúng đắn, đức Phật thường hay giải thích để cho những người nghe tự họ có thể thẩm sát và hiểu biết những lời dạy của đức Phật. Thường đức Phật ngài để cho người nghe có thể tự mình thấu hiểu bằng cách quan sát và thực hành ở trong chính mỗi người. Đơn cử là ở trong bài kinh Kālāma Sutta đức Phật ngài đã đưa ra những chuẩn mực để cho chúng ta nghe sau đó áp dụng thực hành, nếu thực sự có lợi ích sẽ tiếp tục thực hành, nếu không có lợi ích sẽ bỏ đi. Đó là những chuẩn mực chỉ có trong giáo pháp của đức Phật thời bấy giờ và thời nay. Chẳng hạn có những người không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm thì ở trong một đất nước nào, một pháp luật nào đều được tán thán, không có lỗi lầm. Nhưng ngược lại đối với những người trộm cắp, tà dâm,.. thì không những người đó chịu quả báo bất thiện mà còn bị pháp luật ở những nơi họ đang sinh sống trừng trị. Đó là những quy luật mà tất cả chúng ta đều thấy rất là rõ
Khi nghe bà la môn Jānussonī kể về sự thực hành của họ như vậy, đức Phật mới bảo rằng: Này Jānussonī sự thực hành của các ông rất khác biệt với sự thực hành trong giáo pháp của Như Lai, và khi đó bà la môn Jānussonī đã thỉnh đức Phật thuyết về những phương pháp khiến cho những bất thiện nghiệp, những ác nghiệp có thể bị loại trừ qua cách thờ lửa theo tinh thần của đức Phật
Đức Phật đã giải thích rằng ở trong giáo pháp của Ngài, những người có thể loại trừ được những tội lỗi, những ác nghiệp bằng cách loại trừ bát tà đạo bắt đầu bởi loại trừ tà kiến micchādiṭṭhi. Loại trừ tà kiến ở đây là những người thực hành để thấy rõ nghiệp và quả của nghiệp đồng thời thấy rằng chỉ có danh pháp và sắc pháp hình thành nên chúng sinh, chứ không có bản ngã hay một thực thể trường tồn vĩnh cửu. Và khi một đệ tử ở trong giáo pháp của đức Phật loại trừ bát tà đạo đó là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định đồng thời thực hành bát chánh đạo đó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định thì sẽ trở thành những người xứng đáng thọ nhận cúng dường của các thí chủ. Từ pali gọi là Dakkhiṇeyya
Liên quan đến lửa có một ghi chú như sau: Ở trong kinh trường bộ bài kinh số 33 Kinh phúng tụng đức Phật có đề cập đến 3 loại lửa. Thứ nhất là lửa của cha mẹ. Từ pali là āhuneyyaggi. Āhuneyya nghĩa là những người xứng đáng nhận sự cúng dường dâng tặng đối với những vật dụng được mang lại từ nơi xa. Những người như vậy được gọi là cha mẹ cho nên cha mẹ được gọi là những người xứng đáng thọ nhận những vật dụng từ phương xa mang lại do những người con của mình mang lại, và nếu như những người con không có tôn trọng cha mẹ, có những hành động bất hiếu với cha mẹ thì cha mẹ có thể trở thành ngọn lửa. Vì sao, vì những người con đó phạm những điều bất hiếu, cho nên do nghiệp của mình có thể bị đoạ xuống địa ngục, và bị lửa địa ngục thiêu đốt
Cách dùng āhuneyyaggi này là cách dùng tu từ theo nghĩa đen āhuneyyaggi có nghĩa là lửa cha mẹ, như vậy cha mẹ là lửa hay sao. Thực ra không phải, ở đây chỉ là cách dùng tu từ, đó là cha mẹ phải được sự cung kính bởi những người con, nhưng nếu những người con bất hiếu có những hành động bất hiếu, xấu ác đối với cha mẹ, thì chính những nghiệp họ làm có thể đoạ xuống địa ngục, bị lửa thiêu đốt. Vì vậy mà cha mẹ được ví như ngọn lửa, nếu như không khéo rất là nguy hiểm. Và ở trong chú giải cũng có những minh chứng rất rõ ràng, đó là một người thanh niên tên là ….. vì bất kính với mẹ mình đã dùng chân đá mẹ và do nghiệp bất kính bất hiếu đó đã đoạ xuống địa ngục, bị lửa địa ngục thiêu đốt
Loại lửa thứ hai đó là gahapataggi ( gahapati+aggi ). Gahapati có nghĩa là gia chủ, aggi có nghĩa là lửa. Nghĩa đen rằng là lửa của gia chủ. Gia chủ ở đây là người đứng đầu trong gia đình. Theo truyền thống thời xưa và một vài nơi thời nay, gia chủ là những người chồng, những người chủ chốt trong gia đình. Thường có những trách nhiệm với vợ với con của mình, thường làm công việc để tạo ra những vật chất như là nhà cửa, áo quần,.. để nuôi vợ và con. Cho nên những người chồng được gọi là gahapati. Và đối với những người vợ nếu như không có sự tôn trọng, kính trọng đối với chồng của mình, cũng như có những hành động bất kính hay mạ lị đối với chồng của mình, giống như là đã giỡn với ngọn lửa. Nếu như những hành động đó nó lớn có thể khiến cho người vợ đó đoạ địa ngục và bị lửa địa ngục thiêu đốt. Cho nên những người chồng, người gia chủ ở trong nhà được ví như gahapataggi nghĩa là lửa gia chủ. Như ở trong kinh có trường hợp cô Malika đã bất kính xem thường chồng của mình và sau đó đã bị đoạ xuống địa ngục và bị lửa địa ngục thiêu đốt.
Loại lửa thứ ba được đề cập trong bài kinh phúng tụng là lửa của Sa môn. Từ pali là dakkhiṇeyyaggi (dakkhiṇeyya+aggi). Dakkhiṇeyya nghĩa là xứng đáng thọ nhận sự cúng dường cao thượng. Ở trên đời, những người đoạn trừ bát tà đạo, phát triển bát chánh đạo, thực hành giới định tuệ để đạt được A ra hán đạo hay những người đang thực hành đang thuyết giảng về giới định tuệ, về bát chánh đạo là những người xứng đáng thọ nhận sự cúng dường cao thượng. Đây là muốn nói đến các vị xuất gia chân chánh, cho nên những vị xuất gia chân chánh được ví như ngọn lửa gọi là lửa của sa môn.
Lửa của Sa môn ở đây cũng là một nghĩa tu từ. Sa môn được ví như ngọn lửa vì sao, vì những người phạm tội đến những vị sa môn, xem thường bất kính với những vị xuất gia chân chính giống như ngọn lửa thiêu đốt. Ngọn lửa ở đây là những quả xấu người đó phạm phải những lỗi lầm, những tội lỗi đến những vị sa môn, vị xuất gia tu hành chân chánh. Ở trong kinh có một ví dụ minh chứng đó là cô gái Revatī là một người không có tín tâm nơi Tam bảo, cho nên khi thấy chồng của mình làm cốc liêu dâng cúng đến chư Tăng, và ngày dâng cúng cũng trai tăng, cúng dường vật thực và những món vật dụng cần thiết đến chư tăng thì cô ta đã đến nơi đó, đã đạp đổ những vật thực những vật dụng cúng dường đến chư Tăng vào thời bấy giờ và sau đó cô ta bị đoạ xuống địa ngục và bị lửa địa ngục thiêu đốt. Nơi mà xảy ra sự việc này đó là ở bên Ấn Độ đặc biệt là ở một ngôi làng gần Bodh Gaya, có một nhà mà bây giờ vẫn còn. Nơi đó đã xảy ra sự việc của cô Revatī này.
Cho nên đối với những đệ tử của Phật nếu như thờ lửa, cung kính đối với lửa thì phải cung kính các bậc cha mẹ, cung kính chồng của mình, cung kính các bậc Sa môn xuất gia tu hành chân chính. Lửa ở đây được sử dụng với nghĩa tu từ, mang ý nghĩa đến kết quả nhiều hơn là nguyên nhân. Vì nếu phạm phải những sai lầm đối với các bậc cha mẹ, đối với chồng của mình, những bậc ân nhân, các bậc Sa môn xuất gia tu hành chân chính thì kết quả sẽ không tốt và có thể dẫn đến đoạ xuống địa ngục
Cho nên tất cả chúng ta có thể thẩm sát và hiểu hai việc thờ lửa: thờ lửa đối với các đạo sĩ thờ lửa thời đức Phật và sự thờ lửa ở trong giáo pháp của đức Phật thì sự thờ lửa nào cao thượng hơn. Đối với các đạo sĩ thờ lửa thì không những họ đảnh lễ mà họ còn cúng dường lửa bằng cách rưới các loại dầu thơm, bơ, tinh chất với nguyện vọng nhờ lửa mà có thể thiêu đốt những bất thiện nghiệp, tội lỗi ở trong họ
Và sau khi đức Phật quan sát căn cơ của những vị đạo sĩ này, ngài đã thấy rằng những người đạo sĩ này vốn là những người thờ lửa, liên quan đến lửa, cho nên đức Phật đã có một bài pháp thoại liên quan đến lửa khiến cho họ có thể dễ hiểu hơn, hiểu sâu hơn, qua đó có thể giải thoát và giác ngộ
Và trước khi đức Phật thuyết bài pháp thoại, ngài đã chọn một vị trí đó là Gayāsīsa. Gayā có nghĩa là con voi, sīsa có nghĩa là cái đầu. Gayāsīsa có nghĩa đầu con voi, nghĩa là nơi có khối đá có hình dáng giống như đầu con voi, nơi đó có một thảm đá rất là rộng có thể ngồi được 1.000 người.
Cho nên vào thời đức Phật có một vị tỳ khưu trẻ là đệ tử của ngài Sariputta, đức Phật ngài đã quan sát và thấy được hoàn cảnh hiện tại cũng như quá khứ của vị tỳ khưu trẻ này, nên ngài đã dạy phương pháp là quán bất tịnh. Vì là đệ tử của ngài Sariputta cho nên trước đó cũng học được phương pháp tu tập từ ngài Sariputta. Trước khi gặp đức Phật đã tu tập với ngài Sariputta suốt ba tháng. Sau ba tháng tu tập với ngài Sariputta, vị tỳ khưu trẻ đã xin đến đảnh lễ đức Phật.
Trước khi đến gặp đức Phật, vị tỳ khưu đã tu tập dưới sự chỉ dẫn của ngài Sariputta với đề mục quán bất tịnh. Khi đến gặp và đảnh lễ đức Phật, đức Phật quan sát vị tỳ khưu trẻ và thấy rằng cái đề mục bất tịnh không có phù hợp với vị tỳ khưu trẻ đệ tử của ngài Sariputta, và ngài cũng không nói đề mục này thích hợp hay không thích hợp mà ngài chỉ hướng dẫn đề mục thiền Kasiṇa thiền biến xứ màu vàng và khuyên vị tỳ khưu trẻ tu tập theo đề mục biến xứ màu vàng này. Và chỉ trong một thời gian ngắn, vị tỳ khưu trẻ đã chứng đắc được thiền
Vì sao đức Phật dạy tỳ khưu trẻ quan sát đề mục màu vàng, vì ngài thấy trong quá khứ vị tỳ khưu trẻ này tiền kiếp là một người thợ làm vàng, luôn gần gũi đến vàng. Cho nên trong kiếp này trở thành vị tỳ khưu đức Phật ngài đã dạy phương pháp đề mục màu vàng. Vì liên quan đến quá khứ như vậy, nên vị tỳ khưu trẻ nhìn màu vàng liền phát sinh định tâm vì màu vàng rất quen thuộc với vị đó ở trong quá khứ
Và bây giờ cũng vậy, đức Phật đã quan sát quá khứ của những vị đạo sĩ này, và biết rằng ở trong quá khứ, những đạo sĩ này vào thời đức Phật Nārada cũng có những tà kiến này, cũng là những người có tà kiến thờ cúng lửa ba lần, cho nên Ngài đã quyết định giảng bài kinh Ādittapariyāya bài kinh bốc cháy. Để bắt đầu bài kinh đức Phật dạy rằng Sabbaṃ , bhikkhave, ādittaṃ Này các tỳ khưu tất cả các pháp trong tam giới bị thiêu đốt bởi mười một loại lửa khác nhau
Từ pali Sabbaṃ có nghĩa là tất cả, tất cả ở đây có nghĩa là các pháp: danh pháp và sắc pháp hay ngũ uẩn ở trong tam giới, dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Tất cả các pháp hữu vi như là danh pháp, sắc pháp hay ngũ uẩn ở trong tam giới bị thiêu đốt bởi 11 loại lửa khác nhau. Khi phân tích ra thì đó là mắt, sắc, tai, mũi, lưỡi, …
Thường các chúng sinh ở trong tam giới đặc biệt là dục giới và sắc giới là những chúng sinh có ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức, cho nên khi chúng ta nghe chữ Sabbaṃ và quan sát lại chính mình thì đó chính là ngủ uẩn ở trong mỗi người. Và đức Phật bắt đầu thuyết chi tiết hơn với câu Cakkhu ādittaṃ mắt bị thiêu đốt
Mặc dù chúng ta có người có học vi diệu pháp có người không học vi diệu pháp nhưng ở đây ta thử quan sát lại khi nghe mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thì chúng ta có nhìn thấy, có hiểu được những gì hay không. Chúng ta có hiểu mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là gì. Và khi nhìn ra bên ngoài có sáu cảnh trần sắc thanh hương vị xúc pháp. Khi tiếp xúc với sáu cảnh trần này, sáu giác gian tai, mắt, mũi, lưỡi, thân và ý như là sáu cửa để đón nhận sáu cảnh trần ở bên ngoài
Và như vậy mỗi cửa ở trong thân của mỗi người đều tiếp nhận những đối tượng tương quan như là mắt tiếp nhận hình ảnh, màu sắc; tai tiếp nhận âm thanh, mũi tiếp nhận mùi, lưỡi tiếp nhận vị, thân tiếp nhận vật xúc chạm qua thân và ý tiếp nhận những ý tưởng, tư tưởng, hình ảnh,.. xuất hiện ở trong tâm
Và như vậy khi sáu giác quan tiếp xúc với sáu trần cảnh như vừa mới đề cập sẽ làm phát sinh sáu thức nghĩa là sáu sự nhận biết đối với sáu trần cảnh. Và bây giờ ta thử quan sát lại đó là khi mắt nhìn thấy sắc (hình ảnh, màu sắc) sẽ khởi sinh lên nhãn thức. Nghĩa là sự nhận biết hình ảnh qua con mắt. Đó là ba pháp sẽ có mặt khi mắt nhìn thấy sắc. Và khi ba thứ này hợp lại gọi là phassa (xúc). Và như vậy thì cũng có sáu xúc, nhãn xúc là sự tiếp xúc của mắt, sắc và nhãn thức. Tương tự như vậy nhĩ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc. Và khi có sự tiếp xúc của mắt, sắc và nhãn thức tạo ra thọ hay cảm giác.
Và như vậy cũng có sáu thọ. Mỗi thọ có ba trạng thái lạc thổ, khổ thọ, phi lạc thọ, phi khổ thọ nghĩa là trung tính hay là xả thọ.
Khi mắt thấy sắc khởi sinh lên nhãn thức và khi sự có mặt của con mắt, sắc và nhãn thức thì sẽ có thọ, thọ có khổ thọ, lạc thọ và xả thọ. Khi nhìn thấy một vật một hình ảnh vừa lòng khả ái thì sẽ có lạc thọ, khi nhìn thấy một vật, một hình ảnh một điều gì đó không vừa lòng khả ái thì sẽ có khổ thọ. Khi nhìn thấy một vật không không hài lòng, không không khả ái thì sẽ tạo ra cảm giác xả. Và khi khổ lạc và xả xuất hiện thì đã có sự có mặt của tham dục, sân hận và si mê. Ngay lúc đó ngọn lửa đang bốc cháy, ngay lúc đó ngọn lửa đang thiêu đốt. Cho nên từ pali gọi là āditta
Chữ Rāgaggi ở đây có nghĩa lửa tham, được sử dụng như lửa của cha mẹ, của gia chủ, của sa môn vậy, cũng là cách dùng tu từ. Bởi vì một người khi có tâm tham dục khởi sinh lên, nếu như tâm tham dục đó vượt quá mức khiến cho người đó cảm thấy khó chịu trong hiện tại, thấy nóng bức ở trong hiện tại và trong kiếp sau chính lửa đó sẽ khiến cho người đó bị đau khổ ở cõi địa ngục. Và trong phụ chú giải còn một câu chuyện ở bên Sri lanka, đó là câu chuyện của một sư cô trẻ tuổi, khi đi vào cung thành nhìn thấy hình ảnh của một người nam và tâm của cô đó bắt đầu khởi sinh lên tham dục, suy nghĩ về việc thành lập gia đình với người nam, nhiều thứ nhiều chuyện liên quan đến người nam sau đó. Vì tâm dính mắc tham dục suy nghĩ về người nam như vậy cho nên khiến cho tâm của cô ta bị nóng, bị thiêu đốt bởi lửa tham và cuối cùng cô ta bị chết với tham dục đó.
Vào thời đức Phật cũng có một vị tỳ khưu đến nhà tín nữ để khất thực, cô tín nữ này tên là Sirimā rất là đẹp, và do không có thu thúc lục căn, cho nên vị tỳ khưu đã nhìn thấy và say đắm hình tướng của cô gái đó. Và khi trở về chùa đã không có ăn uống gì nữa do tâm tham dục đang thiêu đốt vị tỳ khưu đó. Và vào thời nay cũng có nhiều trường hợp như vậy, khi hai người yêu nhau nhưng bị cản trở bởi cha mẹ, bởi gia đình, vì một lý do nào đó, vì họ không có nhìn thấy nhau nhưng tâm tham dục, tâm dính mắc vẫn thiêu đốt họ và kết quả cuối cùng là có người uống thuốc độc chết, có người nhảy sông tự tử,… là do lửa của tham dục thiêu đốt
Trên cõi trời có một hạng chư thiên tên là manopadosika, loại chư thiên manopadosika nghĩa là hạng chư thiên bị huỷ hoại bởi tâm sân, bởi tâm ganh tỵ. Có một câu chuyện liên quan đến hạng chư thiên này được đề cập ở trong chú giải đó là ở trên cõi trời thường các vị chư thiên họ đi lễ hội, múa hát,.. Có một vị thiên nam đi trước với xe, với đoàn tuỳ tùng sau đó có một vị thiên nam thứ hai đi sau. Khi nhìn thấy vị thiên nam đi trước vị thiên nam đi sau mới nói với đoàn tuỳ tùng của mình là ông thiên nam ở phía trước dường như chưa bao giờ tham dự lễ hội hay sao mà tỏ vẻ vui vừng quá lộ như vậy. Vị thiên nam đi sau nói như vậy với tâm đi sau với tâm ganh tỵ, vị thiên nam phía trước nghe được đã dừng xe lại và nói với vị thiên nam đi sau rằng việc của tôi thì liên quan gì đến ông mà ông lại nói như vậy, thì cũng khởi sinh lên tâm sân đối với vị thiên nam đi sau và vì cả hai vị thiên nam đều khởi lên tâm sân như vậy đã khiến cho họ bị thiêu đốt bởi tâm sân đó. Hai vị thiên nam này đều sân hận với nhau nên sự sân hận càng tăng lên một cách khủng khiếp. Khi chúng ta quan sát thấy rằng hai đống lửa mà tiếp xúc với nhau thì ngọn lửa sẽ bùng cháy dữ dội, nhưng nếu như một ngọn lửa rơi vào một nơi có nước thì ngọn lửa đó sẽ bị dập tắt. Tương tự như vậy, một người nổi sân mà người khác không có nổi sân thì tâm sân của người đó tự động biến mất. Nhưng nếu như người kia nổi sân thì cả hai đều nổi sân và sự sân hận cũng trở lên bùng cháy dữ dội. Đối với những vị chư thiên mà thuộc loại manopadosika cũng tươntg tự như vậy. Khi tâm sân khởi sinh lên khiến cho cái tâm vật (nơi nương tựa của tâm) bị nóng lên và khi tâm vật bị nóng lên, các dòng máu chảy qua tim cũng nóng lên và từ đó làm cho người ta nóng lên bị thiêu đốt. Còn đối với hạng chư thiên manopadosika thì bị thiêu đốt mãnh liệt hơn vì tâm vật mà được tạo ra bởi tứ đại của những hạng chư thiên này rất là yếu, vì vậy khi nổi sân lên có thể khiến cho vị chư thiên đó đột tử hay nhẹ hơn nữa thì bất tỉnh nhân sự
Cũng giống như một cây củi đang cháy, nếu như mình lấy que củi đó bỏ xuống nước, que củi đó không có cháy được nữa, ngọn lửa bị dập tắt bởi nước. Đối với những vị chư thiên manopadosika ở cõi người thực hành thiện pháp như bố thí, trì giới, hành thiền mới được sinh lên làm chư thiên, nhưng những vị chư thiên này do tâm sân khiến cho họ có thể đột tử. Và nhìn thấy như vậy chúng ta khi còn ở cõi người cũng nên thực hành bố thí, trì giới hành thiền và nhờ phước này sinh lên làm chư thiên. Và khi làm chư thiên cũng không nên nổi sân vì nếu làm chư thiên thuộc hạng manopadosika này có thể dẫn đến đột tử bất kỳ khi nào
Các vị trưởng lão của phụ chú giải đã kể những câu chuyện liên quan đến manopadosika nhưng mà trong chánh tạng
Pali cũng có một câu chuyện của người thợ săn khi mà đi săn ở trong rừng, thấy một vị tỳ khưu. Ông ta đã nghĩ rằng nhìn thấy vị tỳ khưu này thì hôm nay sẽ không săn được gì rồi, cho nên ông ta đã có những thái độ và hành động như là đuổi con này con kia với tâm bất thiện, với tâm sân với vị tỳ khưu. Và vì tâm sân đó ông thợ săn này cũng bị thiêu đốt bởi lửa sân và sau đó cũng bị đoạ vào địa ngục và bị lửa địa ngục thiêu đốt
Còn bị huỷ hoại bởi lửa si thì như thế nào. Trong phụ chú giải có đề cập đến loại chư thiên tên là Khittapadosika có nghĩa là hạng chư thiên bị huỷ hoại bởi sự ham vui chơi quên mình. Mặc dù ở cõi người thực hành bố thí như trì giới hành thiền và được sinh lên làm chư thiên, những có những hạng chư thiên thuộc hạng Khittapadosika có nghĩa rằng những vị chư thiên bị đột tử vì ham vui chơi mà quên ăn, có những vị chư thiên họ thích vui chơi mà đến nỗi quên ăn luôn. Đối với những vị chư thiên đó do sắc thân được sinh ra bởi tứ đại rất là yếu, cho nên khi mà họ quên ăn có thể dẫn đến đột tử. Những hạng chư thiên này thường có sắc thân gọi là kajasa là sắc thân hay sắc chất do tinh cha huyết mẹ cấu tạo thành rất yếu, nó không giống như ở cõi người. Con người được sinh ra bởi tinh cha huyết mẹ rất là thô, cho nên những sắc chất mà gọi là kajasa cũng mạnh hơn các hạng chư thiên rất là nhiều. Chính vì vậy mà ở cõi người nếu nhịn ăn nhịn uống bảy ngày sau đó ăn uống trở lại vẫn có thể sống tiếp. Nhưng với chư thiên thuộc hạng Khittapadosika hạng chư thiên bị huỷ hoại bởi ham vui chơi, bởi tâm si. Họ chỉ cần quên ăn một lần thôi là có thể bị đột tử. Cho nên những hạng chư thiên này cũng được gọi là những vị chư thiên bị thiêu đốt bởi tâm si
Đó là sự trình bày của các nhà phụ chú giải. Trong thời đại bây giờ cũng có những trường hợp ham chơi có thể dẫn đến đột tử, có những người họ vui chơi ở ngoài bãi biển. Họ để cho gió xâm nhập vào người, rồi họ quên ăn,… Chính sự quên ăn được biểu hiện bằng tâm si đó cũng có thể khiến cho họ đột tử
Trên đây là sự thiêu đốt bởi lửa tham, lửa thân, lửa si qua cửa con mắt. Đối với các cửa giác quan tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng như những ngọn lửa khác là lửa sanh lửa già lửa chất, sầu, bi khổ ưu não có thể thiêu đốt chúng sinh. Và với đề tài này ngài sẽ giảng tiếp vào chủ nhật tuần sau
Và mỗi chúng ta khi mới thức dạy cho đến khi đi ngủ, thỉnh thoảng cũng bị lửa tham, lửa sân, lửa si thiêu đốt. Nhưng là một đệ tử của Phật, thực hành giáo pháp của đức Phật, ta có những phương pháp để ngăn chặn những loại lửa này thiêu đốt. Đó là thực hành chánh niệm trên hơi thở vào, hơi thở ra. Nếu một ngày có thể an trú, chánh niệm trên hơi thở vào hơi thở ra 5 phút, 10 phút thì trong 5 phút, 10 phút đó những ngọn lửa tham, lửa sân, lửa si có thể dập tắt. Và nếu như đạt đến Thánh đạo thánh quả những ngọn lửa tham, sân, si, sanh lão tử,.. mới có thể dập tắt hoàn toàn
Và bây giờ để dập tắt ngọn lửa tham, lửa sân, lửa si ta sẽ thực hành chánh niệm trên hơi thở vào hơi thở ra. Không những có thể dập tắt được những ngọn lửa tham sân si mà còn có thể làm cho sức khoẻ mọi người khoẻ mạnh hơn, làm cho tâm mọi người được sáng suốt hơn. Cho nên bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu thực hành chánh niệm trên hơi thở vào, hơi thở ra. Chúng ta ngồi lưng thẳng, giữ cổ thẳng đứng một cách tự nhiên, nhắm mắt và chú tâm đến hơi thở vào, hơi thở ra. Quan sát hơi thở vào hơi thở ra ở tiếp xúc ở lỗ mũi từ đầu đến cuối hơi thở.
Sau đây ngài sẽ đọc kinh liên quan đến ân đức Tam Bảo và câu kệ phát nguyện để cầu chúc cho tất cả các phật tử được thân tâm an lạc, luôn sức khoẻ và hạnh phúc bên người thân và gia đình cũng như tránh khỏi những điều rủi ro tai hại
Và để kết thúc bài pháp thoại hôm nay chúng ta cùng nhau phát nguyện cho phật pháp được trường tồn bằng câu pali
Buddasasanam ciram titthatu! (3 lần)
Bài pháp “11 Loại Lửa Thiêu Đốt & Cách Diệt Trừ Lửa Phiền Não” do Ngài Tam Tạng 10 thuyết, Sư Thiện Đức hỗ trợ dịch Việt, bản text được bạn Đào Duy Thắng tốc ký