Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 Thuyết Pháp | Diệu Năng Của Thiện Pháp Thế Gian Phần Garudhamma – Trọng Pháp (ngày 18/09/2021)
Sắp tới là ngày rằm tháng 8, là 1 ngày cũng rất ý nghĩa trong Phật giáo – gọi là ngày Garudhamma – ngày liên quan đến sự thực hành chánh pháp. Để có sự bình an, tiến triển trong sự thực hành giáo pháp, Đức Phật có dạy rằng “Dhammo have rakkhati dammacāriṃ” có nghĩa “Pháp hộ trì người thực hành pháp”. Và những ngày rằm tháng 8 đây, liên quan đến sự thực hành, những pháp trong Phật giáo gọi là Garudhamma hay còn gọi là Kuru-Dhamma. Và Ngài sẽ có 1 bài pháp liên quan đến đề tài này.
Cho nên bài pháp hôm nay, Ngài đặt tiêu đề là Diệu Năng Của Pháp. Trong Phật giáo có 2 phần pháp: thế gian pháp và xuất thế gian pháp. Hôm nay Ngài sẽ giảng về pháp thế gian, ngày mai Ngài sẽ giảng pháp xuất thế gian.
Như chúng ta vừa mới thọ trì tam quy và ngũ giới, thì sự thực hành bố thí, sự cung kính đối với cha mẹ, các bậc trưởng thượng. Các pháp như vậy trong Phật giáo gọi là thế gian pháp, các pháp thuộc về thế gian. Nói về thiện pháp thế gian thì có rất là nhiều, ngũ giới cũng nằm trong phần thiện pháp thế gian này.
Bởi vì những thiện pháp thế gian rất rộng, cho nên nhân ngày rằm tháng 8 trong Phật giáo có 1 sự kiện liên quan đến pháp thiện thế gian gọi là Garudhamma được chính Đức Phật dạy trong 1 tích truyện tiền thân của Đức Phật.
Sở dĩ gọi là Garudhamma bởi vì những pháp mà nên được kính trọng, nên được thận trọng thực hành, nên những pháp này được gọi là Garudhamma. Trong kinh điển nói về ngũ giới, có rất nhiều từ để diễn tả. Liên quan đến tích truyện, ngũ giới còn được gọi là Garudhamma sila, tức là những giới được thận trọng thực hành bởi người dân xứ Kuru, hay còn gọi là thường giới, những giới tự nhiên… có khá nhiều tên gọi dành cho ngũ giới.
Và trong những tên gọi dành cho ngũ giới đó, hôm nay Ngài sẽ chú trọng vào danh từ Garudhamma, bởi vì tên này liên quan đến tích truyện tiền thân mà Ngài sẽ chia sẻ với chúng ta. Trong tích truyện tiền thân đấy, những pháp gọi là Garudhamma hay còn được gọi là trọng Pháp, được thực hành bởi người dân Kuru, họ xem ngũ giới như là 1 vật quý trọng luôn mang theo bên mình.
Trong tích truyện tiền thân này, liên quan đến những pháp được thực hành bởi người dân xứ uru. Thì khi chúng ta thực hành những trọng Pháp ngũ giới này, riêng về bản thân mỗi người, hay trong xã hội, quốc gia, thế giới nói chung, nếu mọi người đều thực hành ngũ giới này như người dân xứ Kuru thì sẽ mang lại sự an lạc, thịnh vượng và sự tốt đẹp liên quan đến thời tiết, xã hội. Nếu như nơi nào không có sự thực hành về ngũ giới, hay những trọng Pháp này thì sẽ mang lại những bất hạnh cho cá nhân, hay xã hội, và thời tiết cũng thay đổi dẫn đến thiên tai, lũ lụt, mang lại những bất hạnh trong cuộc sống.
Trong tích truyện liên quan đến Garudhamma này thì những Đại Đệ Tử của Đức Phật, bản thân Đức Phật cũng như người thân trong dòng họ của Ngài, trong 1 kiếp quá khứ, những người này đã thực hành những trọng Pháp 1 cách miên mật, kính trọng, không dám sơ suất, cho đến những hành động, suy nghĩ gợn lên bất thiện trong họ, thì họ đã cảm thấy tội lỗi.
Đức Phật vì mang lại sự lợi lạc, và sắc tấn trong sự tu tập cho mọi người nói chung, Đức Phật bắt đầu câu chuyện của Ngài, liên quan đến những pháp Garudhamma.
Đức Phật ở trong 1 tiền kiếp, Ngài là 1 vị Bồ tát sinh vào trong 1 dòng tộc vua chúa, và khi đấy cung thành mà Ngài sinh ra tên là Indapattha, Ngài được gửi đến 1 nơi để học hỏi những điều liên quan đến 1 hoàng tử. Sau khi trở về hoàng cung, Ngài lên làm vua sau khi vua cha băng hà. Ngài đã thực hành những pháp Garudhamma, không những thực hành Ngài còn khuyến khích những quan trong triều đình, những người thân, người dân thực hành theo. Nhờ vậy, ở trong quốc độ Indapattha trở nên thịnh vượng, thời tiết ôn hòa, mang lại những điều tốt đẹp cho hoàng tộc cũng như dân chúng thời bấy giờ.
Trong tích truyện này, chúng ta được thấy rằng, không những bản thân đức vua mà còn cả hoàng hậu, hoàng thái hậu (mẹ của vua), phó vương (em trai của Ngài), những vị quan đại thần, cho đến những người trong xã hội, kể cả các kỹ nữ đều thực hành các trọng Pháp.
Mặc dù ở quốc độ Indapattha mà Bồ Tát trị vì có nhiều thuận lợi trong thời tiết, cũng như thịnh vượng trong quốc độ. Nhưng quốc độ bên cạnh Kāliṅga đã xảy ra rất là nhiều tai ương, thời tiết, hạn hán làm cho dân chúng mất mùa đói khổ, vì những người xứ đó không biết về ngũ giới, không coi trọng ngũ giới.
Và được biết rằng, những quan đại thần trong triều của xứ Kāliṅga đã đến trình với Đức Vua, nói về quốc độ Indapattha được những thuận lợi về thời tiết, người dân đời sống an vui hạnh phúc. Họ mới tâu rằng có lẽ do xứ Indapattha có 1 con voi quý tên là thần bạch tượng. Thì họ mới nghĩ nhờ con voi này làm cho quốc độ của Đức Bồ Tát được trù phú, thịnh vượng, mưa thuận gió hòa, nên họ nghĩ chúng ta nên có con voi đó. Thì họ được biết rằng Đức Bồ Tát thực hành pháp bố thí, có thể bố thí bất kỳ thứ gì đều không tiếc, kể cả con voi. Nên họ nghĩ là đến xin con voi của xứ Indapattha, với mong muốn mưa thuận gió hòa. Sau khi xin được coi voi đó về thì thời tiết vẫn thế, hạn hán, không mưa. Và họ mới nghĩ rằng có thể không do con voi này. Nên nhà vua Kāliṅga mới nói các đại thần trả lại con voi. Khi tìm hiểu họ mới biết sở dĩ đất nước của Bồ Tát có những thuận lợi như vậy, không những là do nhà vua mà tất cả những quân thần trong quốc độ đã thực hành, và tôn trọng những pháp là ngũ giới, nên họ đã nghĩ rằng nên đến tìm hiểu kỹ, và xin những pháp này đem về áp dụng cho đất nước của mình để cho mưa thuận gió hòa.
Và khi được đồng thuận ở trong hoàng cung của xứ Kāliṅga, thì những người quan sẽ mang tấm vải bằng vàng để ghi chép những pháp mà người dân Kuru thực hành, đặc biệt đến gặp đức vua Bồ Tát cũng như những người được nhiều người biết đến là thực hành những trọng Pháp này cẩn trọng. Thì trước hết họ đến gặp nhà vua để ghi chép lại những trọng Pháp nhà vua đã thực hành.
Khi đến gặp Đức vua Bồ Tát để xin những pháp mà Đức Vua thực hành. Thì Đức Vua nói rằng ta thực hành cẩn trọng những pháp này, nhưng hiện tại ta đang có mối nghi ngờ về mình. Vì mỗi 3 năm các nhà vua đều thực hiện 1 nghi lễ cổ xưa để tế thần bằng cách bắn những cung tên về 4 hướng, và khi ta bắn 4 cung tên thì có 1 cung tên rơi xuống nước, mà ta tìm chưa ra nên ta nghi ngờ ta bắn trúng 1 con cá, hay sinh vật nào đó, ta đang nghi ngờ về trọng Pháp nơi ta. Vì tâm ta đang có sự nghi ngờ vậy nên ta không muốn cho.
Mặc dù nói như vậy nhưng những sứ giả vẫn muốn xin nhà vua những trọng Pháp ấy, nên nhà vua nói nếu vậy thì các ông hãy chép lại đi, và nhà vua đã đọc ngũ giới cho các sứ giả ghi lại lên lá vàng: không sát sanh – không trộm cắp – không tà dâm – không nói dối – không uống rượu và các chất say. Và Đức Vua nói tuy ta cho nhưng ta chưa thấy hài lòng, nên hãy đến gặp mẹ ta để xin những trọng Pháp này.
Khi đến gặp hoàng thái hậu, các sứ giả xin các trọng Pháp bà đang thực hành. Bà thừa nhận bà rất coi trọng những trọng Pháp này, nhưng chiều nay bà đang có sự nghi ngờ về trọng Pháp của mình. Bà kể rằng bà có 2 người con dâu, 1 người là hoàng hậu con của bà, hiện đang là Đức Vua, con dâu thứ 2 là vợ con trai thứ 2 của bà, là phó vương. Nay bà nhận được 2 món quà từ Đức Vua, mà bà lớn tuổi rồi thấy không thích hợp để sử dụng, nên cho đến 2 người con dâu (hoàng hậu, và vợ của phó vương), trong 2 người này hoàng hậu vốn có địa vị cao hơn, lớn tuổi hơn nhưng bà đã cho 1 vật giá trị ít hơn, còn vợ của phó vương vốn ở địa vị thấp hơn, nhỏ tuổi hơn nên bà cho vật giá trị hơn. Trong tâm bà rất áy náy vì bà cho rằng bà không coi trọng người lớn tuổi, nên bà nghi ngờ trọng Pháp của mình. Nên Bà nói rằng ta có sự nghi ngờ trong sự thực hành trọng Pháp, nên mấy ông đừng xin nơi ta mà đến xin hoàng hậu, vì hoàng hậu vốn xem trọng sự thực hành những trọng Pháp này.
Nhưng các sứ giả mới thưa rằng, những điều nhỏ nhặt như vậy mà hoàng thái hậu rất là coi trọng, huống gì những trọng Pháp bà thực hành, họ không nghi ngờ sự trong sạch đối với sự thực hành những trọng Pháp của bà, nên họ tâu rằng mong bà cho những pháp mà bà thực hành, vì sự nài nỉ như vậy nên bà cho, nhưng bà vẫn chưa hài lòng nên chỉ họ đến gặp hoàng hậu để xin những pháp mà hoàng hậu thực hành.
Khi đến gặp hoàng hậu để xin những trọng Pháp mà bà thực hành, bà cũng thừa nhận bà vốn rất xem trọng và thực hành những trọng Pháp trong sạch. Nhưng hiện tại bà cũng có sự nghi ngờ về sự thực hành pháp của mình. Vì khi 1 lần đứng trên lâu đài nhìn qua cửa sổ, thì thấy Đức Vua và Phó Vương ngồi trên con voi phía trước, bà nghĩ rằng nhà vua đã lớn tuổi, phó vương rất đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, sau khi Đức Vua băng hà chắc chắn Phó vương sẽ lên ngôi. Bà nghĩ rằng mình nên thân cận với phó vương thì sau khi Đức Vua băng hà thì vị trí của bà vẫn được giữ vững. Nên với ý nghĩ đó bà cảm thấy nghi ngờ về sự thực hành trọng Pháp của mình. Bà nói rằng trọng Pháp bà luôn thực hành trong sạch, nhưng vì sự nghi ngờ này nên các ông hãy đến gặp phó vương để xin Pháp mà ông đấy thực hành.
Tuy nhiên, các sứ giả vẫn cố nài nỉ xin những trọng Pháp mà hoàng hậu thực hành. Nên bà đọc cho họ ghi chép, và bà cũng dặn rằng mặc dù bà cho nhưng không hài lòng lắm, nên các ông hãy đến gặp phó vương để xin những trọng Pháp này, vì ông đấy vốn thực hành cẩn trọng những trọng Pháp đó.
Khi các sứ giả đến nơi phó vương để xin ghi chép lại những Pháp mà phó vương thực hành. Thì ông nói ta vốn rất xem trọng thực hành những Pháp này, nhưng hiện tại ta đang nghi ngờ về ta. Vì mỗi lần ta đi đến hoàng cung hầu cận Đức Vua, các người tùy tùng đi theo và họ ghi nhận rằng: khi vị phó vương để con ngựa và roi đánh ngựa phía trước, thì vị phó vương chỉ vào trong chốc lát rồi ra về. Khi vị phó vương này vào hầu cận Đức Vua nhưng lại ở lại dùng bữa qua đêm với Đức Vua, thì vị Phó Vương để cho roi ngựa và con ngựa ở trong xe. Nên những người tùy tùng nhìn thấy, nếu để phía trước sẽ đợi đến khi vị phó vương đi ra cùng nhau về. Còn nếu như vị phó vương để roi ngựa ở trong xe thì biết là phó vương sẽ ở lại dùng bữa thì họ sẽ ra về. Có 1 lần phó vương định đến gặp Đức Vua rồi về liền nên để roi ngựa phía trước, các tùy tùng thấy vậy nên ở lại đợi. Nhưng hôm đó mưa nên Đức Vua nói Phó Vương ở lại dùng bữa, rồi ở lại qua đêm. Đến sáng hôm sau về mới thấy đoàn tùy tùng vẫn còn đợi qua đêm, ướt lạnh đứng đợi, nên vị Phó Vương nghĩ vì ta mà những người này bị ướt như vậy, ta đã hành hạ những người này. Vị phó vương cảm thấy mình đã hành hạ, như vậy sự thực hành trọng Pháp của mình đã bị ô nhiễm, nên vị phó vương đã từ chối đoàn sứ giả cho những trọng Pháp mà mình đã thực hành.
Mặc dù vậy, đoàn sứ giả vẫn cố nài nỉ và nói rằng chỉ 1 điều nhỏ nhặt như vậy không thể nào khiến cho Phó Vương ô nhiễm những Pháp hành của mình, vì Ngài đâu cố ý đâu. Thì khi các sứ giả nài nỉ như vậy vị phó vương vẫn đọc những Pháp của mình cho các sứ giả ghi chép, và vị phó vương dặn rằng mặc dù ta cho các ông nhưng ta chưa hài lòng lắm nên hãy đến vị quân sư của ta để xin ông, vì ông ta là 1 vị rất xem trọng những trọng Pháp này và thực hành rất trong sạch.
Và Ngài đã nói tóm tắt liên quan đến những người đoàn sứ giả đã đi đến xin trọng Pháp, là vị quân sư, nhưng vị quân sư này vẫn có sự nghi ngờ với sự thực hành của mình đối với 1 việc rất là nhỏ. Đó là khi vị quân sư thấy 1 chiếc xe mang vào để hiến cúng cho nhà vua thì vị quân sư đã khởi lên 1 tâm tư tốt đẹp thay nếu ta có chiếc xe này, thì khi xe này được mang đến hiến tặng cho nhà vua, vị quân sư đã khen xe này và nhà vua đọc được ý nghĩ này nên lên tiếng muốn tặng chiếc xe này cho vị quân sư. Vị quân sư mới nghĩ rằng mặc dù ta thực hành những trọng Pháp nhưng đã khởi lên ý không trong sạch, là muốn chiếc xe mặc dù lúc đấy nhà vua chưa cho, nên vị quân sư nghĩ trọng Pháp mình đã bị ô nhiễm, không muốn cho. Nhưng sau khi nài nỉ với lý do mới khởi sinh trong ý nghĩ thôi, không ảnh hưởng, nên vị quân sư đã cho, nhưng vẫn chỉ đến vị quan đại thần có chức vụ coi quản về đất đai.
Đoàn sứ giả đến vị quan đại thần này, thì vị này cũng có 1 ý nghĩ không tốt ở trong tâm liên quan đến việc đo đạt đất đai của mình nên ông ta cũng nghĩ rằng những trọng Pháp của mình đã bị ô nhiễm, nên cũng chỉ qua 1 vị khác vốn có tiếng thực hành trọng Pháp là vị đánh xe ngựa cho vua.
Đến vị đánh xe ngựa cho vua, mặc dù được nhiều người biết đến thực hành trọng Pháp, nhưng cũng có 1 nỗi khổ trong tâm nên chỉ qua vị quan đại thần gác cổng ở trong hoàng cung.
Vị quan gác cổng này cũng có 1 nổi khổ ở trong tâm và cho rằng những trọng Pháp của mình không trong sạch, bởi vì nổi lên 1 suy nghĩ không tốt, nên không hài lòng để cho trọng Pháp đến các vị sứ giả, nên mới chỉ đến cô kỹ nữ cũng nổi tiếng về sự thực hành những trọng Pháp này.
Đến cô kỹ nữ này, cô cũng có 1 nỗi khổ ở trong tâm liên quan đến công việc mà cô ta làm, nhưng chỉ khởi lên trong tâm thôi cô cũng cảm thấy trọng Pháp mình đã ô nhiễm, nên cô từ chối nhưng sau khi sứ giả nài nỉ, cô đã cho.
Cuối cùng đoàn sứ giả đã ghi chép tất cả những trọng Pháp của tất cả những người này, từ Đức Vua, hoàng thái hậu cho đến cô kỹ nữ để áp dụng cho đất nước mình.
Và Ngài giảng lại người thứ 10 trong 11 người nổi tiếng thực hành trọng Pháp trong đất nước Indapattha. Vị thứ 10 là vị quan giữ cổng. Đó là khi đoàn sứ giả đến gặp vị này, vị này cũng thừa nhận mình đã thực hành trọng Pháp rất cẩn trọng, nhưng cũng đang có 1 sự nghi ngờ, là vào 1 ngày nọ ông gặp 2 người, 1 nam 1 nữ lúc gần tối, cửa thành gần đóng lại. Vị quan này đã nói với người đàn ông rằng trời đã tối vậy mà đi đâu nữa, đi ra ngoài để vui thú với người con gái hay sao, người đàn ông mới nói đây là người em gái của tôi, tôi ra ngoài kiếm củi để nuôi mẹ già chứ không phải đi với cô gái nào. Vị quan hiểu rằng ông đã hiểu lầm, nên ông nghi ngờ ngũ giới của mình đã bị ô nhiễm về sự thực hành trọng Pháp ngũ giới của mình, nên từ chối không cho.
Và đoàn sứ giả được vị quan giữ cổng chỉ đến cô kỹ nữ và nói rằng mặc dù ta cho các ông các Pháp mà ta thực hành, nhưng ta chưa hài lòng lắm nên hãy đến chỗ cô kỹ nữ này, vì cô vốn được mọi người biết đến là thực hành rất miên mật.
Mặc dù là cô kỹ nữ nhưng cô vốn xem trọng và thực hành miên mật ngũ giới. Nhưng khi đoàn sứ giả đi đến gặp cô, cô thừa nhận mặc dù cô xem trọng và thực hành nghiêm ngặt, nhưng cô có 1 sự nghi ngờ với sự thực hành của mình. Đó là 1 lần cô đã nhận tiền của 1 người thanh niên nhưng người thanh niên đã đi nơi khác không để cô ta phục vụ, cô ta nghĩ rằng đã nhận tiền của 1 người thì không thể phục vụ người khác mà người kia chưa đến, nên cô ta vẫn chờ đợi. Cô chờ đợi suốt bao năm vẫn chưa thấy người thanh niên kia trở lại, cô đến 1 vị quan nhờ phán xét và trình bày, vị quan phán xét rằng sau 3 năm mà thanh niên kia không trở lại thì có lẽ thanh niên kia không trở lại được nữa, thì cô có thể phục vụ người khác mà không phải bận tâm. Sau khi nghe vậy, cô ta đã nhận phục vụ 1 thanh niên khác, khi nhận 1000 đồng tiền vàng của người thanh niên thứ 2 thì người thanh niên thứ nhất trở về, và khiến cô rất ân hận vì đã nhận tiền rồi mà không phục vụ người thanh niên kia. Nên cô nghi ngờ ngũ giới của mình không trong sạch, nên từ chối cho các sứ giả trọng Pháp mà mình đang thực hành.
Và người thanh niên đó không ai khác chính là 1 vị vua trời Đế Thích, vị vua đến thử sự trong sạch của cô kỹ nữ, và khi mà vua trời Đế Thích biết được sự thực hành miên mật về trọng Pháp của cô kỹ nữ nên Ngài đã ban rất nhiều châu báu cho cô kỹ nữ. Mặc dù cô kỹ nữ chỉ với 1 việc làm như vậy thôi đã từ chối sự phục vụ đối với 1 người thanh niên, nhưng mà xét về sự phạm giới thì cô ta không phạm, nhưng cô ta vẫn thấy áy náy trong lòng vì mình làm không đúng. Nên cô nghi ngờ về trọng Pháp nên từ chối các sứ giả, nhưng các sứ giả nài nỉ vì đây chỉ là hành động nhỏ nhặt, họ tin ngũ giới của cô vẫn trong sạch nên hãy cho chúng tôi, và cô đã đọc các giới cho sứ giả ghi chép.
Sau khi ghi chép các trọng Pháp cẩn thận từ Đức Vua cho đến cô kỹ nữ. Họ mang về trình cho vua, và vua cùng với các đại thần, dân chúng thực hành theo. Kết quả mưa đã trở lại, thời tiết ôn hòa khiến cho dân chúng trồng trọt thuận lợi, từ đó mang lại sự thịnh vượng, giàu có cho bản thân, xã hội, quốc độ cũng như làm cho thời tiết ôn hòa. Thì tất cả những điều đó là nhờ nhà vua cho đến thần dân coi trọng, thực hành ngũ giới 1 cách trong sạch.
Sau khi Đức Phật thuyết về tiền thân của Đức Phật, nhấn mạnh sự thực hành pháp trong sạch sẽ mang lại lợi ích cho bản thân cũng như xã hội, mưa thuận gió hòa. Nếu không xem trọng ngũ giới thì sẽ mang lại những tai ương cho bản thân, xã hội khiến cho thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, thiên tai.
Và có 1 bài kinh khác, là Ratana sutta, Đức Phật cũng dạy rằng nếu trong 1 gia đình, cá nhân hay xã hội chỉ thực hành những phi pháp thì mang lại những nguy hại cho gia đình, xã hội, quốc gia. Nếu mọi người thực hành những phi pháp thì những điều tai ương xuất hiện, trời không mưa thuận gió hòa khiến ngày đêm bất thường, hạn hán, thiên tai dẫn đến sự đói khát, bệnh tật, và những điều tai ương khác. Vì thực hành những điều phi pháp nên dẫn đến những điều bất hạnh như vậy.
Liên quan đến sự liên hệ giữa những điều phi pháp và tai ương, Ngài sẽ giảng thêm về Vi Diệu Pháp cho mọi người hiểu rõ.
Chúng ta có thể ghi nhận tóm tắt về Garudhamma thì ai cũng biết rồi. Ngoài ra có những điều như là không kính trọng mẹ cha, không tôn trọng các bậc trưởng thượng, những điều nên tránh không tránh, những điều nên thực hành không thực hành. 10 pháp thực hành bất thiện.
10 pháp bất thiện đó, nói theo vi diệu pháp thì sự sát sanh, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác là về tâm sân, tâm sân làm nền tảng khiến cho 1 người sát hại chúng sanh khác, nói lời thô ác, đâm thọc với người khác, thì tất cả bất thiện này đều dựa trên tâm sân. Những hành động bất thiện như là tà dâm, uống rượu, tà kiến là những hành động được thực hiện bởi tâm tham, có tâm tham là nền tảng nên mới thực hành động những bất thiện như vậy. Với hành động bất thiện như trộm cắp, nói lời chia rẽ, nói những lời thô ác thì bởi vì tâm tham và tâm sân làm nền tảng. Còn với tâm si thì nó có mặt trong tất cả các hành động bất thiện. Như vậy, những điều bất thiện như là không giữ ngũ giới, ngũ giới không trong sạch, không tôn trọng các bậc trưởng lão đều được thực hành với nền tảng tham, sân, si.
Chúng ta cũng nên biết rằng do tâm tham nên dẫn đến những điều bất lợi như thời tiết khắc nghiệt, nạn đói, thiếu thức ăn thức uống. Và nếu như các chúng sanh bị chi phối bởi tâm sân, tâm sân thường xuất hiện ở trong xã hội, ở nhiều người thì sẽ dẫn đến chiến tranh loạn lạc, những tai ương như là chết chóc… Và nếu như ở trong tâm chúng sanh có nhiều si mê, có thể dẫn đến những bệnh tật ốm đau, tai ương sức khỏe.
Như chúng ta được biết ở trong kinh điển, khi Đức Phật còn là 1 vị Bồ Tát thực hành những ba la mật, có khi ngài làm vua, có kiếp làm thương gia, có kiếp ngài làm súc sinh. Mặc dù là súc sinh đi nữa, Ngài vẫn luôn giữ những trọng Pháp đặc biệt là ngũ giới, bát quan trai giới. Có rất nhiều tích truyện liên quan tiền thân Đức Phật, thì mỗi kiếp như vậy, dù Ngài làm hạng người nào đi nữa, hay là súc sinh, kiếp làm vua, kiếp làm vua của loài voi, vua của loài sư tử nhưng mà những kiếp đó, ở nơi nào Ngài sống đều mang lại sự hạnh phúc an vui, mưa thuận gió hòa ở xứ sở đó. Vì những pháp bản thân Ngài thực hành và khuyến khích người khác thực hành, đó tối thiểu là trọng Pháp ngũ giới. Cho nên những nơi thực hành ngũ giới và các pháp khác thì nơi đó mưa thuận, gió hòa, an bình.
Với mục đích để cho chúng ta, nhất là những người con Phật học hỏi và noi theo những phẩm hạnh của những người xưa trong Phật giáo ,thực hành theo những trọng Pháp, luôn tôn trọng trọng Pháp để chúng ta có được sự lợi lạc cho bản thân và cho xã hội, thì ở trong tích truyện Garudhamma Ngài vừa thuyết giảng, thì chúng ta thấy rằng mặc dù những người trong tích truyện đó, từ Đức Vua cho đến cô kỹ nữ, họ giữ giới trong sạch, mặc dù 1 bất thiện khởi sanh trong tâm thôi đã khiến họ rất là áy náy, chứng tỏ sự thực hành giới của họ trong sạch đến chừng nào. Những người giữ giới trong sạch, tâm họ rất nhạy cảm, quan tâm đến lợi ích của người khác. Thời bây giờ, những người trong tích truyện vốn là tiền thân của Đức Phật và những đệ tử khác, họ đã giữ giới trong sạch như vậy.
Cuối câu chuyện Ngài đã nhận dạng tiền thân của những nhân vật trong câu chuyện đó. Thì cô kỹ nữ chính là Tỳ Kheo ni Uppalavaṇṇattherī đệ nhất về thần thông, được Đức Phật tán thán. Nhân vật thứ 2, vị quan giữ cổng chính là tiền thân của tỳ kheo Puñña, Ngài được ghi chép trong kinh điển và cũng theo truyền thuyết, lịch sử Myanmar thì Ngài Puñña đã mang 33 xá lợi răng của Đức Phật đến xứ Aranta(?) người Myanmar cho rằng đây là 1 tỉnh vùng quê Myanmar bây giờ. Ngài đã có công mang giáo pháp về Myanmar thời bấy giờ. Nhân vật tiếp theo là vị quan đo đất là tiền thân Ngài Moggallān, vị quan thủ kho là tiền thân Ngài Ananda, hoàng hậu là tiền thân của công chúa Yasodharā, bà hoàng thái hậu là tiền thân hoàng hậu Mahāmayādevī, nhà vua chính là Đức Phật bây giờ.
Qua câu chuyện này, chúng ta cũng có được 1 bài học rằng khi mà được gần gũi với những vị thiện tri thức sẽ mang lại sự an vui, lợi lạc cho bản thân mình, cho những người thân mình như trong câu chuyện. Như trong câu chuyện những vị quan đại thần, hoàng hậu… nhờ thân cận với Bồ Tát là Đức Vua có trọng Pháp, khuyến khích những người xung quanh thực hiện trọng Pháp. Cũng vậy, khi chúng ta được gần gũi học hỏi, tu tập với những bậc thiện tri thức, chúng ta sẽ được những sự an lành, lợi ích cho mình, gia đình mình, xã hội.
Với tinh thần gần gũi các bậc thiện tri thức, đặc biệt trong hoàn cảnh bây giờ, các Phật tử trong ban tổ chức đã thỉnh Ngài và mời Sư trợ duyên chia sẻ Phật pháp để cùng nhau tu tập, mang lại sự an lành, lợi ích cho mình, đặc biệt trong hoàn cảnh bây giờ thì sự học pháp, hành thiền rất quan trọng, để chúng ta hành những thiện pháp, tâm an trú trong thiện pháp, để được sự an lạc nội tâm.
Trong rất nhiều bài kinh, Đức phật nhấn mạnh việc gần gũi các bậc thiện tri thức. Trong những bài kinh đó Ngài đã nói đến 4 pháp dẫn đến chứng Thánh Đạo, Thánh Quả, Tu Đà Hoàn, đó là gần gũi bậc thiện trí thức – nghe chánh pháp – có tác ý đúng – sự thực hành chánh Pháp. Đó là 4 pháp dẫn đến bậc Thánh Tu Đà Hoàn.
Theo sự dạy bảo của Đức Phật như vậy, chúng ta cũng có những thuận duyên như là gần gũi bậc thiện trí thức, nghe chánh pháp, cũng khéo tác ý. Bây giờ chúng ta sẽ thực hành chừng 5 phút chánh niệm hơi thở vào, hơi thở ra. Chúng ta cũng mới nghe và thọ trì ngũ giới, ngũ giới chúng ta đang trong sạch. Thì để cho tâm trong sạch khi còn là phàm nhân, nhất là trong hoàn cảnh bây giờ suy nghĩ về covid, kinh tế… nên có nhiều lo lắng. Nên chúng ta chánh niệm hơi thở 5 phút thì tâm sẽ an lạc, bình an.
Bây giờ thực hành chánh niệm hơi thở vào, hơi thở ra.
Để kết thúc thời pháp hôm nay, trước hết Ngài chúc phúc cho các Phật tử bằng 1 câu Pali nói lên sự chân thật của Đức Phật từ đó Ngài cầu cho các Phật tử, mọi người trên thế giới được an vui, sức khỏe, tiến hóa trong Phật Pháp. Sau đó Phật tử hồi hướng các thiện pháp mới làm được.
Hôm nay Ngài đã giảng các thiện pháp trong thế gian, pháp hộ trì người thực hành pháp. Ngày mai Ngài giảng tiếp phần pháp này liên quan đến pháp xuất thế gian.
Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng Thứ 10 (Bhadanta Sundara – Sunlun Tipiṭaka Sayadaw, Bậc Thông Thuộc Thấu Suốt Tam Tạng, Bậc Gìn Giữ Kho Tàng Pháp Bảo), giảng dạy Dhamma và hướng dẫn thực hành thiền. Sư Thiện Đức (Kusalaguṇa Bhikkhu) hỗ trợ chuyển ngữ sang tiếng Việt. Bản đánh chữ tốc ký được thực hiện bởi cận sự nam Vũ Thái Bình.