7 Cách Chống Buồn Ngủ Khi Hành Thiền & Hướng Dẫn Thiền Vipassana Quán Thân & Quán Thọ Liên Quan Đến Bài Kinh Đức Phật Thuyết Cho 2 Đại Đệ Tử – Ngài Tam Tạng 10 Thuyết, Sư Thiện Đức Dịch Việt 27/02/2022
- 0:00 Ngài Tam tạng 10 tụng đọc Pháp bảo
- 3:39 Tác bạch và đảnh lễ Phật
- 9:02 Sáu hạng người thực hành đạt đến sự bất tử
- 18:42 Giải thích về thời gian chứng đắc của hai vị Thượng thủ Thanh văn ngài Sāriputta và Moggalāna
- 22:02 Sự ví dụ về sáu hạng người thực hành đạt đến sự bất tử trong chú giải
- 26:32 Sự ví dụ về sáu hạng người thực hành đạt đến sự bất tử trong phụ chú giải
- 32:36 Giải thích thêm về sáu hạng người thực hành đạt đến sự bất tử
- 39:12 Đức Phật tạo duyên lành giúp Ngài Moggalāna chứng Thánh quả A ra hán và phương pháp thoát khỏi sự buồn ngủ khi thực hành thiền
- 48:57 Đức Phật dạy phương pháp thoát khỏi sự phóng tâm
- 51:20 Đức Phật dạy phương pháp thực hành thiền quán và quán thọ để cho một vị Tỳ khưu sống phạm hạnh có thể thoát khỏi và đoạn tận những phiền não tham ái trầm luân
- 1:20:26 Vì sao Ngài Moggalāna muốn thoát khỏi hay đoạn trừ tham ái. Giảng giải về sự an lạc tịch tịnh santisukha Niết bàn và sự an lạc tạm thời trong tam giới
- 1:54:41 Hướng dẫn và thực hành thiền chánh niệm trên hơi thở vào, hơi thở ra
- 2:14:40 Lời chúc phúc của Ngài tam tạng
- 2:17:58 Chia phước và hồi hướng
Hôm nay là ngày 27 tháng 2 năm 2022, cũng như các pháp thoại trước, hôm nay được sự thỉnh mời của ban tổ chức cho nên Ngài sẽ tiếp tục ban bố cho chúng ta pháp thoại để cho các Phật tử Việt Nam có cơ hội học hỏi thêm Phật pháp, qua đó để biết cách thực hành thiền định, thiền tuệ cũng như những thiện pháp khác hầu mong mang lại sự an lạc cho bản thân, gia đình và cho xã hội
Và như chúng ta cũng đã biết đề tài mà Ngài Tam tạng sẽ thuyết hôm nay liên quan đến 2 vị Thượng thủ của Đức Thế tôn đó là Ngài Sāriputta và Ngài Moggalāna. Đề tài tuần trước đó là đi tìm sự bất tử, hôm nay Ngài sẽ thuyết tiếp bài pháp thoại tuần trước với đề tài sự đoạn trừ các lậu hoặc, phương pháp mà hai Ngài Thượng thủ đệ tử đoạn trừ như thế nào. Và để bắt đầu buổi pháp thoại hôm nay, chúng ta cùng nhau bắt đầu niệm Phật
Namo Tassa Bhavagato Arahato Sammāsambuddhassa (03 lần)
Tuần trước Ngài giải thích về Niết bàn là trạng thái bất tử, bởi vì ở Niết bàn không có sự sinh và sự diệt của danh pháp và sắc pháp cho nên gọi là Niết bàn. Và bây giờ chúng ta cần ghi nhớ có 6 hạng người thực hành để đạt đến sự bất tử
Sáu hạng người đó là: Đức Phật toàn giác, Đức Phật độc giác và 4 hạng người liên quan đến những vị đệ tử Thanh văn.
Đối với một vị Phật Toàn giác, để trở thành một vị Phật toàn giác, Ngài phải thực hành thiền tuệ với những đề mục rất là sâu rộng, bao trùm cả tam giới, tam thiên đại thiên thế giới
Đối với những vị Phật Độc giác, đề mục thực hành thiền quán của các Ngài cũng rất rộng, không những đối với danh pháp, sắc pháp ở trong các Ngài mà còn danh pháp và sắc pháp của tất cả những chúng sinh ở trong quốc độ mà các Ngài sinh sống
Đó là hai đề mục của thiền Vipassana của Đức Phật Toàn giác và Đức Phật Độc giác. Còn đối với 4 hạng người liên quan đến Thanh văn giác nghĩa là các đệ tử của Đức Phật thì chúng ta sẽ bắt đầu với hạng người thấp nhất đó là những vị đệ tử thực hành Vipassana theo cách gọi là Suddavipassaka có nghĩa là những vị thực hành thuần thiền quán hay thuần thiền tuệ, là những vị mà chỉ quan sát đề mục danh pháp và sắc pháp của riêng mình, giới hạn trong một số đề mục danh pháp và sắc pháp ở trong chính mình mà thôi
Những vị thực hành thuần thiền quán là những vị khi thực hành thiền định chỉ đạt đến sát na định hoặc là cận định mà thông, không có đạt đến an chỉ định Jana hay là đạt đến những loại thần thông abhiññā
Còn đối với những vị đệ tử Thanh văn mà có thần thông hoặc là có an chỉ định, những vị đó không những quan sát những đề mục danh pháp và sắc pháp ở trong chính mình mà còn có thể quan sát danh pháp, sắc pháp của những chúng sinh khác.
Còn đối với những vị Thanh văn đại đệ tử của Đức Phật, những đề mục thực hành thiền quán của các Ngài sâu rộng hơn so với những vị thực hành thuần thiền quán hay các vị có an chỉ định hay thần thông như vừa mới đề cập
Và đối với hai vị Thượng thủ đệ tử của Đức Phật như là Ngài Sāriputta và Moggalāna, đề mục thiền quán của hai ngài còn sâu rộng hơn so với ba hạng Thanh văn đệ tử vừa mới đề cập
Như chúng ta biết rằng Ngài Moggalāna đắc đạo quả A ra hán sau 7 ngày xuất gia trong giáo pháp của Đức Phật, và Ngài Sāriputta đắc đạo quả A ra hán sau 14 ngày xuất gia trong giáo pháp của Đức Phật. Như vậy Ngài Moggalāna đắc đạo quả A ra hán trước 7 ngày so với Ngài Sāriputta. Sự chứng đắc Thánh quả A ra hán đối với hai vị Thượng thủ đệ tủ được so sánh như hai người đi chặt tre ở trong một khu rừng tre. Đối với một người chỉ cần những cây tre, đi vào trong rừng thì chỉ thấy những tre nào thuận tiện nhất mang về để sử dụng, nhưng một người khác thì muốn chọn những cây tre mà mình ưa thích nhất, có thể sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau cho nên vị đó trước hết chặt những cây, dây leo,.. rồi sau đó mới tìm thấy những cây tre lớn có thê sử dụng đúng mục đích của mình. Cũng tương tự như vậy, hai ngài Thượng thủ đệ tử của Đức Phật là Ngài Sāriputta và Moggalāna. Ngài Moggalāna chứng đắc Thánh đạo Thánh quả A ra hán 7 ngày sớm hơn so với Ngài Sāriputta. Ngài Moggalāna được ví như người đi chặt tre thứ nhất, còn đối với Ngài Sāriputta được ví như người đi chặt tre thứ hai. Chính vì vậy mà thời gian của Ngài Sāriputta càng lâu hơn so với Ngài Moggalāna. Đó là sự giải thích và so sánh được đề cập ở trong chú giải
Đối với 6 hạng người như vừa mới đề cập được so sánh như là màu sắc
- Hạng người thứ nhất đó là Suddavipassaka – thuần thiền tuệ được ví như là màu của ánh sáng của con đom đóm.
- Đối với hạng người thứ hai như là những vị đệ tử thực hành thiền tuệ mà có an chỉ định và các loại thần thông như là màu sắc ánh sáng của những ngọn đèn dầu
- Đối với hạng người thứ ba đó là những vị Đại đệ tử của Đức Phật được ví như là ánh sáng của những vì sao lấp lánh trên trời, hoặc là ví như sự chuyển đổi của vì sao này qua vì sao kia mà khi chúng ta nhìn lên trời thỉnh thoảng thấy những tia sáng nó bay từ nơi này qua nơi khác. Ánh sáng đó được ví như những vị Mahāsāvaka – những vị Đại đệ tử của Đức Phật
- Còn đối với hai vị Thượng thủ đệ tử Thanh văn của Đức Phật thì được ví dụ như là ánh sáng của ngôi sao mai
- Còn đối với những Đức Phật Độc giác sự thực hành Vipassana của các Ngài được ví như là ánh sáng của mặt trăng
- Còn đối với vị Phật Toàn giác Sammāsambuddha được ví như là ánh sáng của mặt trời
Cũng tương tự như sự so sánh với ánh sáng, ở trong phụ chú giải cũng có ví dụ khác liên quan đến sáu hạng người như đã đề cập đó là:
- Hạng người đầu tiên Suddavipassaka những hành giả thuần thiền quán, lộ trình thực hành thiền quán của những hành giả này được ví như những người đi ở trên đường mà dựa vào cái gậy của mình, vừa chống gậy vừa đi đường.
- Những hành giả thuộc hạng người thứ hai là những hành giả thực hành thiền quán mà có an chỉ định jana hay các loại thần thông abhiññā được ví như là những người đi từ bên này sông qua bên kia sông bằng một chiếc thuyền và dùng hai tay để chèo chiếc thuyền qua bên bờ bên kia
- Đối với hạng người thứ ba là những vị Mahāsāvaka – những vị Đại đệ tử của Đức Phật khi đi qua dòng sông qua một chiếc cầu bắc qua, những vị đó được ví như đi qua dòng sông không cần thuyền mà có thể đi bộ qua cầu để qua sông một cách dễ dàng
- Đối với hạng người thứ tư hai vị Thượng thủ đệ tử của Đức Phật như ngài Sāriputta và Moggalāna sự thực hành thiền quán của hai ngài được ví như đi qua dòng sông trên những chiếc cầu bằng những chiếc xe, có thể ngồi trên chiếc xe để đi qua dễ dàng và thuận tiện hơn
- Đối với hạng người thứ năm là những Đức Phật Độc giác sự thực hành thiền tuệ của các Ngài được ví như những người bình thường đi trên những con đường một cách bình thường, không giống như bốn hạng người đã đề cập
- Đối với vị Phật Toàn giác sự thực hành thiền quán được ví như là những người đi trên đường bằng những chiếc xe hay là đi trên những chiếc tàu mà không phải dung hai chân của mình đi
Sự so sánh ở trong chú giải và phụ chú giải vừa mới đề cập ở trên chẳng qua là sự so sánh giữa hạng người này với hạng người kia liên quan đến sự thực hành dễ dàng hay khó khăn mà thôi. Đối với hạng người đầu tiên đó là thuần thiền quán khi thực hành có đôi chút khó khăn so với hạng người thứ hai là những người có thiền chứng và thần thông. Cũng tương tự như vậy đối với hạng người thứ ba so với hạng người thứ hai, hạng người thứ hai cũng có đôi chút khó khăn hơn. Đó là sự so sánh để chúng ta thấy rằng hạng người thấp hơn so với hạng người cao hơn trên phương diện khó khăn hay dễ dàng trong sự thực hành thiền quán
Cho nên đối với hạng người đầu tiên đó là Suddavipassaka – thuần thiền quán, khi thực hành thiền quán có thể nhìn thấy được ánh sáng, không những ánh sáng được ví như là ánh sáng của con đom đóm mà có khi nhìn ánh sáng rất là sáng như ánh sáng của các vì sao hay là mặt trăng. Nhưng mà đối với những vị khi thực hành thiền quán với thiền chứng và thần thông, ánh sáng của những vị thực hành thuần thiền quán nó sẽ lu mờ hơn. Đó là sự so sánh thấp cao giữa những hạng người thấp nhất với hạng người cao hơn rồi sau đó hạng người cao hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hành, tùy vào ba la mật ở trong quá khứ của mỗi hành giả mà sự nhìn thấy ánh sáng mờ hay sáng cũng có sự khác nhau, chứ không phải người này giống người kia được
Cho nên mỗi hành giả chúng ta khi quan sát lại tâm của mình, chúng ta có thể biết được mình thuộc hạng nào ở trong sáu hạng người ở trên. Chúng ta có thể chọn lựa. Tuy nhiên đối với những vị Phật Độc giác hay Toàn giác, sự thực hành ba la mật đòi hỏi thời gian rất lâu. Cho nên khi chúng ta chọn cách thực hành thiền quán của những vị Phật Độc giác hay Toàn giác đòi hỏi phải thực hành ba la mật mấy a tăng kỳ và mấy trăm ngàn đại kiếp như vậy, thời gian rất là lâu. Đối với những hành giả thực hành thuần thiền quán Suddavipassaka thời gian không có cố định, có thể trong thời gian rất ngắn. Sau khi hiểu được giới định tuệ có thể thực hành tùy theo khả năng và đề mục thích hợp của mỗi hành giả mà có thể thực hành và đạt đến đạo quả và Niết bàn trong thời gian ngắn hơn rất là nhiều. Và trong thời đại bây giờ cũng có khá nhiều người chọn lựa cách thực hành thuần thiền quán
Đối với hai vị Thượng thủ đệ tử của Đức Phật như trong bài pháp thoại trước, Ngài có đề cập sự xuất gia và chứng đắc Thánh đạo Thánh quả Nhập lưu của hai Ngài vào ngày mồng một tháng giêng và sau đó 7 ngày Đức Phật đã tạo duyên lành cho Ngài Moggalāna chứng Thánh đạo Thánh quả A ra hán. Và bây giờ Ngài Tam tạng sẽ đề cập đến ngày thứ 7 sau khi Ngài Sāriputta và Moggalāna sau khi xuất gia và chứng đắc Thánh đạo Thánh quả Nhập lưu
Sau khi xuất gia 7 ngày ở thành Rājagaha nghĩa là ở Trúc Lâm tịnh xá gần thành Vương xá, Ngài Moggalāna đi đến một ngôi làng gần thành Vương xá thuộc nước Magadha – Ma Kiệt Đà. Và ở ngôi làng đó Ngài Moggalāna đã tọa thiền, khi tọa thiền Ngài gặp một vài khó khăn do đường xá xa xôi làm cho thân của Ngài mệt mỏi cho nên khi tọa thiền Ngài cảm thấy rất buồn ngủ
Khi đó Đức Phật đang ngự ở một nơi xa nhưng hướng tâm về Ngài Moggalāna thì biết rằng Ngài Moggalāna đang buồn ngủ. Cho nên như một người lực sĩ duỗi cánh tay và co lại, Đức Phật từ nơi đó đã đi đến nơi Ngài Moggalāna đang ngồi thiền
Khi ngự đến Đức Phật mới hỏi Ngài Moggalāna: này Moggalāna ông đang ngủ gật phải không. Khi đó Ngài Moggalāna mới tỉnh dậy và thưa với Đức Phật. Bạch Đức Thế tôn, đúng vậy con đang ngủ gật. Sau đó Đức Phật đã hướng dẫn, bày cách để cho Ngài Moggalāna thoát khỏi sự buồn ngủ
Khi đó Đức Phật Ngài dạy rằng: Này Moggalāna, nếu ông đang buồn ngủ lúc tọa thiền, trước hết để thoát khỏi cơn buồn ngủ đó ông hãy chuyển đề mục hành thiền của mình. Đó là cách thứ nhất. Cách thứ hai nếu như vẫn còn buồn ngủ, ông hãy niệm thầm ở trong tâm những bài kinh, những câu pháp mà ông đã nhớ. Nếu như làm như vậy mà vẫn còn buồn ngủ thì ông hãy đọc to lên những câu kinh, những câu pháp đó.
Nếu như làm vậy mà vẫn còn buồn ngủ, cách thứ tư là ông hãy lấy hai tay của mình kéo hai dái tai xuống hoặc là lấy tay xoa người của mình, xoa đầu, xoa cổ, xoa tay. Đó là cách thứ tư. Nếu như vẫn còn buồn ngủ cách thứ năm hãy đi rửa mặt. Trước hết là dùng nước làm cho mắt được mát mẻ và rửa mặt để cho mắt và mặt được mát mẻ
Cách thứ sáu đó là nếu như làm 5 cách trên vẫn còn buồn ngủ hãy chú ý vào ánh sáng, nhìn vào ánh sáng, tưởng nhớ ánh sáng đó, ban ngày cũng như ban đêm hãy tưởng nhớ ánh sáng đó. Hoặc là đi kinh hành đi lui đi tới cũng có thể khiến cơn buồn ngủ mất đi
Đó là bảy cách để thoát khỏi cơn buồn ngủ. Nếu như làm như vậy cơn buồn ngủ vẫn còn, ông hãy nằm xuống với tâm chánh niệm, tỉnh giác, ông hãy ngủ một lúc
Sau khi Đức Phật dạy bảy phương pháp để thoát khỏi cơn buồn ngủ, Ngài tiếp tục dạy Ngài Moggalāna phương pháp để thoát khỏi sự phóng tâm. Để thoát khỏi sự phóng tâm, phải không có tranh luận, vì tranh luận có thể dẫn đến suy nghĩ nhiều làm cho tâm phóng đi chỗ này chỗ kia
Và cũng để không có sự phóng tâm, ông hãy thu thúc lục căn của mình, khi đi bát khất thực ở trong làng xóm ông cũng đừng có suy nghĩ hay nói chuyện với người khác liên quan đến đề mục mà không phải giới định và tuệ mà hãy sống như là những người tĩnh lặng ở trong rừng, luôn hướng tâm vào đề mục thiền
Sau khi Đức Phật hướng dẫn phương pháp để thoát khỏi cơn buồn ngủ và cách để không bị phóng tâm như vậy, Ngài Moggalāna chắp tay và thưa với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế tôn, xin Đức Thế tôn hãy giảng giải một cách tóm tắt về phương pháp để cho một vị Tỳ khưu sống phạm hạnh có thể thoát khỏi và đoạn tận những phiền não tham ái trầm luân
Khi đó Đức Phật Ngài dạy rằng: Này Moggalāna thật không đáng để dính mắc chấp trước vào bất kỳ một pháp nào nghĩa là ông không nên chấp trước với sự thấy biết của mình đối với ngũ uẩn hay là danh pháp và sắc pháp. Ở trong bài kinh này có từ pali đó là suttaṃ nghĩa là người hành giả phải có sự hiểu biết nhờ nghe người khác nói. Đối với hành giả phải nghe người khác nói về danh pháp sắc pháp hay là các pháp chân đế, người đó mới có thể thực hành được
Cho nên chúng ta cần ghi nhớ rằng ở trong sáu hạng người vừa mới đề cập ở trên, 4 hạng người gọi là các vị đệ tử Thanh văn cần phải có sự nghe mới có thể tu tập và chứng đắc Thánh đạo Thánh quả, chỉ có hai hạng người đó là Đức Phật Độc giác và Đức Phật toàn giác mới có thể tự mình suy tư và không cần nghe từ người khác mà vẫn có thể chứng đắc Thánh đạo Thánh quả
Cho nên những hành giả chúng ta cũng giống như 1 trong 4 hạng người đệ tử Thanh văn cũng cần có sự nghe tối thiểu, cần nghe danh pháp sắc pháp là gì, nghe về ngũ uẩn là gì và cũng cần nghe về trí tuệ của thiền tuệ như là tam tướng vô thường khổ và vô ngã của danh pháp và sắc pháp hay của ngũ uẩn thì khi đó mới có thể thực hành và đạt được kết quả cuối cùng là Thánh đạo Thánh quả và Niết Bàn
Cho nên đối với những hành giả như chúng ta sau khi nghe về danh pháp, sắc pháp và ngũ uẩn,.. có thể tu tập giới, định và tuệ. Đối tượng của hành giả tu tập giới, định, tuệ là phải có sự thấy biết đối với danh pháp và sắc pháp mà từ Pali là ñātapariññā
Ở trong sự thực hành, sau khi hành giả thiết lập định với đề mục hơi thở vào hơi thở ra (ví dụ như vậy), sau khi có thể đạt đến sát na định hoặc cận định, hành giả hướng tâm mình đến danh pháp và sắc pháp, thấy rõ sự vận hành của vật chất và tâm ở trong chính hành giả, sự thấy biết đó là sự thấy biết ban đầu của thiền tuệ mà ở trong chú giải gọi là ñātapariññā – sự thấy biết đối tượng chân đế cần được biết
Và sau đó hành giả cũng cần nhận biết những đặc tính riêng và đặc tính chung của danh pháp và sắc pháp đó. Đặc tính riêng có nghĩa là đặc tính hay trạng thái riêng của từng danh pháp và sắc pháp. Đặc tính chung có nghĩa là đặc tính hay trạng thái chung đối với tất cả các danh pháp và sắc pháp
Đối với đặc tính hay trạng thái riêng của từng danh pháp và sắc pháp là những thực tính pháp. Ví dụ khi ta quan sát sự vận động của chân mình, thấy rõ sự chuyển động khi chúng ta đang đi. Chính sự chuyển động đó là đặc tính riêng của yếu tố gió. Cho nên khi ta nói yếu tố gió nghĩa là chúng ta thấy rõ sự vận động, chuyển động của chân mình. Hoặc là ta cảm nhận sự nóng hay lạnh ở trong bàn chân của mình, hay ở một phần nào đó ở trong cơ thể mình. Sự nóng, sự lạnh là đặc tính riêng của yếu tố lửa. Cho nên khi ta nói về lửa tức là chúng ta nói về sự nóng và sự lạnh. Đó là đặc tính riêng
Và đối với những cảm giác ở trong thân của mình cũng vậy, đặc tính riêng là sự nhận biết, cảm nhận cảm giác đó. Khi chúng ta cảm nhận cảm giác nào, chúng ta đang nhận biết đặc tính riêng của cảm giác
Và những thực tính pháp như nóng, lạnh hay chuyển động và những thực tính pháp của tứ đại đất nước lửa gió luôn thay đổi khi thì nóng, khi thì lạnh, khi thì chuyển động với cách này, khi thì chuyển động với cách khác. Và nó luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Tương tự như vậy những cảm giác dù là khó chịu hay dễ chịu cũng luôn thay đổi, luôn sinh diệt. Khi thì cảm giác dễ chịu, khi thì cảm giác khó chịu. Hoặc là trong chính cảm giác dễ chịu cũng luôn thay đổi, cũng chính trong cảm giác khó chịu cũng luôn thay đổi. Và sự thay đổi, vận hành sinh diệt như vậy gọi là đặc tính chung của danh pháp và sắc pháp. Nghĩa là trạng thái thay đổi không riêng cho mỗi thực tính pháp mà là chung cho tất cả các thực tính pháp là danh pháp và sắc pháp. Sự thấy biết đặc tính chung hay trạng thái chung, đặc tính riêng hay trạng thái riêng như vậy là một trong những trí tuệ của thiền tuệ
Cho nên khi mà nhận biết thấy rõ đặc tính chung và đặ tính riêng của các thực tính pháp thì gọi là tīraṇa-pariññā nghĩa là sự thấy biết các trạng thái hay đặc tính của các thực tính pháp là danh pháp và sắc pháp hay ngũ uẩn. Và sự thấy biết danh pháp và sắc pháp hay ngũ uẩn và nhân và duyên của danh pháp và sắc pháp được gọi là ñātapariññā – sự thấy biết của những pháp cần được thấy biết. Và như vậy ta hiểu được hai loại trí tuệ. Loại thứ nhất là ñātapariññā – sự thấy biết về các thực tính pháp danh pháp và sắc pháp hay ngũ uẩn và những nguyên nhân hay điều kiện khởi sinh lên danh pháp và sắc pháp hay ngũ uẩn. Trí tuệ thứ hai là tīraṇa-pariññā sự thấy biết về những thực tính riêng và thực tính chung của các danh pháp và sắc pháp đó
Sau khi Đức Phật Ngài hướng dẫn phương pháp thực hành thiền quán cho Ngài Moggalāna Đức Phật Ngài đã hướng dẫn tiếp về phương pháp quán thọ, nghĩa là quan sát cảm giác. Đức Phật Ngài dạy rằng: Này Moggalāna đối với mỗi cảm giác dễ chịu khởi sinh lên, những cảm giác khó chịu hay trung tính không có mặt. Cũng tương tự như vậy khi cảm giác khó chịu khởi sinh lên, cảm giác dễ chịu hay trung tính không có mặt. Và khi cảm giác trung tính khởi sinh lên, cảm giác dễ chịu và khó chịu không có mặt. Chính vì vậy hãy quan sát cảm giác dễ chịu, khó chịu hay trung tính luôn thay đổi, biến hoại
Và khi có thể nhìn thấy sự thay đổi biến hoại và biến mất của những cảm giác đó thì sự dính mắc chấp trước đối với những cảm giác đó theo đó cũng sẽ biến mất. Và khi không chấp trước, không dính mắc vào cảm giác đó, tham ái có thể đoạn trừ. Và khi có thể đoạn trừ được tham ái hành giả có thể đoạn trừ được dục tham và những phiền não còn sót lại đạt đến bậc Thánh Bất lai và A ra hán và sự đoạn trừ những phiền não đó gọi là pahāna-pariññā – sự thấy biết thông qua sự đoạn trừ phiền não
Và Đức Phật Ngài đã dạy một cách tóm tắt phương pháp thực hành từ việc quan sát danh sắc cho đến cảm thọ để đạt được ñātapariññā, tīraṇa-pariññā và cuối cùng đạt đến Thánh đạo Thánh quả, đoạn trừ những phiền não. Như vậy đạt đến pahāna-pariññā. Đó là cách ngắn gọn để một vị Tỳ khưu sống Phạm hạnh có thể đoạn trừ được tham ái, lậu hoặc, trầm luân ở trong tam giới
Và như vậy sau khi Đức Phật thuyết một bài pháp ngắn liên quan đến sự quan sát danh sắc và cảm thọ như vậy, Ngài Moggalāna đã chứng đắc Thánh đạo Thánh quả A ra hán. Cho nên vào ngày rằm tháng 12 cũng là ngày Ngài Sāriputta và Moggalāna xuất gia trong giáo pháp của Đức Phật. Ngài Moggalāna đã chứng Thánh đạo Thánh quả Nhập lưu và khi đó đã đạt đến trí tuệ đoạn trừ hai phiền não đó là vicikicchā – nghi và phiền não tà kiến micchādiṭṭhi. Vào ngày thứ bảy sau khi xuất gia qua sự thực hành và nghe Đức Phật thuyết về bài kinh quan sát về cảm thọ, Ngài Moggalāna đã chứng đắc Thánh đạo Thánh quả Nhất lai, Bất lai và A ra hán, đoạn trừ tất cả các lậu hoặc, tham ái trầm luân trong tam giới
Và ở trong chú giải giải thích rằng đây là bài pháp vừa hướng dẫn Ngài Moggalāna thực hành vừa giúp cho Ngài Moggalāna chứng đắc được Thánh đạo Thánh quả A ra hán
Và ở trong phụ chú giải giải thích rằng Đức Phật trước hết hướng dẫn cho Ngài Moggalāna quán thân và sau đó Đức Phật hướng dẫn Ngài Moggalāna quán thọ
Như vậy Ngài Moggalāna chứng đắc Thánh đạo Thánh quả A ra hán chỉ sau một tuần sau khi xuất gia ở trong giáo pháp của Đức Phật, nhưng Ngài Sāriputta phải sau một tuần nữa mới chứng đắc Thánh đạo Thánh quả A ra hán như đã trình bày ở trên với ví dụ hai người đi đốn tre ở trong khu rừng tre. Ngài Moggalāna như người đi đốn tre thứ nhất đó là chỉ cần đến một khu rừng tre và gặp cây tre nào thì chặt và mang về rất là nhanh. Còn đối với Ngài Sāriputta được ví dụ như người đi đốn tre thứ hai, phải chặt dây rừng, bụi rậm làm vướng khu rừng tre, sau đó mới có thể tìm thấy những cây tre ưng ý rồi chặt, mang về, sử dụng đúng mục đích của mình. Cho nên cần thời gian nhiều hơn. Và Ngài Sāriputta khi thực hành thiền quán sự quan sát đề mục cũng sâu rộng hơn nên cần thời gian nhiều hơn thì Ngài Sāriputta mới chứng đắc Thánh đạo Thánh quả A ra hán
Ngài trở lại câu thỉnh cầu Đức Phật của Ngài Moggalāna có câu taṇhā saṅkara vimutto nghĩa là sự thoát khỏi hay đoạn trừ tham ái. Vì sao mà Ngài Moggalāna muốn thoát khỏi hay đoạn trừ tham ái, Ngài Tam tạng sẽ giải thích một chút
Trước hết taṇhā saṅkara vimutto sau khi giải thoát hay đoạn trừ tham ái đồng nghĩa với Niết bàn. Và Niết bàn ở trong kinh điển gọi santisukha nghĩa là sự an lạc tịch tịnh
Đối với một chúng sinh ở trong tam giới khi tiếp xúc với đối tượng qua tai, mắt, mũi, lưỡi, thân và ý sẽ tạo ra một cảm giác và chúng sinh đó cảm nhận được cảm giác đó. Sự cảm nhận cảm giác này là đối với một phàm nhân. Và khi cảm giác những đối tượng tiếp xúc qua sáu giác quan và cảm giác đó có thể là dễ chịu nếu như gặp đối tượng hài lòng. Và chúng ta có thể quan sát xung quanh mình, xa hơn một chút chúng ta nhìn những chúng sinh ở cảnh giới khác như cảnh giới súc sanh, hay những người xung quanh mình và trong chính bản thân mình, khi tiếp xúc một đối tượng qua sáu giác quan sẽ tạo ra cảm giác dễ chịu. Từ pali gọi cảm giác này là kāmasukha – nghĩa là cảm giác dễ chịu hay lạc thọ thông qua những đối tượng dục lạc đó là sắc thanh hương vị và xúc
Và kāmasukha – hay là cảm giác dễ chịu thông qua những đối tượng dục lạc sắc thanh hương vị và xúc không những giới hạn ở loài người. Hàng ngày thông qua sự nhìn, sự nếm, sự ngửi, sự nghe, sự xúc chạm tạo ra cảm giác dễ chịu không những ở cõi người mà ở những cõi khác như là súc sanh hay chư thiên. Nói tóm lại là ở trong 11 cõi thuộc dục giới, các chúng sinh thường sống với những cảm giác cảm thọ của 5 loại dục lạc sắc thanh hương vị và xúc. Cho nên gọi là kāmasukha
Đối với những hành giả tu tập thiền định và chứng đắc nhất thiền, hành giả đó cảm nhận được sự an lạc của nhất thiền. Sau khi thân hoại mạng chung có thể hưởng được sự an lạc ở cõi trời Phạm thiên. Cũng tương tự như vậy hành giả tu tập thiền định và đạt đến nhị thiền, tam thiền và tứ thiền khi nhập định hành giả có thể cảm nhận được sự an lạc của nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Sau khi thân hoại mạng chung nếu còn duy trì được những tầng thiền đó có thể tái sinh vào cõi trời Phạm thiên tương ứng và cảm nhận được những hạnh phúc an lạc ở những cõi trời Phạm thiên đó
Và ở trong những cõi trời Phạm thiên có một cõi trời của chúng sinh chỉ có sắc thôi mà không có danh có nghĩa là chỉ có thân mà không có tâm. Trong cõi trời này những chúng sinh đó không có sự cảm nhận đối với những cảm giác bởi vì những cảm giác là thuộc về tâm mà các chúng sinh này không có tâm cho nên không có cảm giác. Tuy nhiên vẫn còn thân và những chúng sinh này vẫn còn ở trong tam giới và luân hồi. Khi hết tuổi thọ chúng sinh này có lại những yếu tố thuộc về tâm và cũng cảm nhận được những cảm giác. Cho nên những chúng sinh này vẫn cảm nhận được những cảm giác trong quá trình tử sinh luân hồi chứ vẫn chưa có hết
Và đối với những hành giả đạt đến tứ thiền và muốn phát triển đến những tầng thiền gọi là arūpa – tầng thiền vô sắc, hành giả này tìm những lỗi ở sắc, có sự nhàm chán đối với sắc và phát triển những yếu tố thuộc về tâm. Và thông qua sự phát triển những yếu tố thuộc về tâm này có thể đạt đến các tầng thiền vô sắc. Có bốn tầng thiền vô sắc đó là không vô biên xứ – ākāsānañcāyatana, thức vô biên xứ – viññāṇañcāyatana, vô sở hữu xứ – ākiñcaññāyatana và tầng thiền cao nhất phi tưởng phi phi tưởng xứ – nevasaññānāsaññāyatana
Như vậy có 9 loại cảm giác dễ chịu gọi là lạc thọ. Thứ nhất đó là lạc thọ hay cảm giác dễ chịu thông qua những đối tượng dục lạc ở thế gian như là sắc thanh hương vị xúc ở trong 11 cảnh giới thuộc về dục giới. Sau đó có 4 lạc thọ ở trong thiền sắc giới đó là lạc thọ ở trong nhất thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Như vậy có 5 loại lạc thọ và có thêm 4 loại lạc thọ ở trong bốn tầng thiền vô sắc giới. Như vậy có tất cả 9 lạc thọ và 9 lạc thọ này khởi sinh lên thông qua tiếp xúc với đối tượng
Cho nên ở trên thế gian dù giàu sang đến bao nhiêu như là những người đại gia hay là các vị vua chúa, mặc dù có đầy đủ những món dục lạc ở trên thế gian nhưng những món dục lạc này cũng sẽ biến mất và bản thân người đó cũng sẽ chết. Cho nên cái cảm giác lạc thọ của những người này ở những cõi thuộc về dục giới không thể gọi là santisukha hay là sự an lạc tịch tịnh được. Cũng giống như vậy đối với những hành giả sau khi thực hành thiền định, chứng đắc các loại thiền định khác nhau và hưởng được sự an lạc của thiền định hoặc là sau khi thân hoại mạng chung họ tái sinh vào những cõi giới Phạm thiên và hưởng sự an lạc ở cõi giới Phạm thiên đó nhưng đến lúc cũng sẽ hết tuổi thọ và những an lạc của Phạm thiên đó cũng vì vậy mà không thể nào gọi là santisukha sự an lạc tịch tịnh.
Và ở trong những cõi dục giới mặc dù có những sự an lạc thông qua sự tiếp xúc của các món dục lạc của thế gian nhưng mà những món dục lạc của thế gian nó cũng biến mất. Chính vì vậy mà những an lạc đó cũng có sự bất toàn của nó. Cũng tương tự như vậy đối với những hành giả thực hành thiền định đạt đến nhất thiền và chỉ trong thời gian có thể nhập thiền và cảm nhận sự an lạc ở trong nhất thiền sau đó cũng phải xuất ra và hướng tâm đến những yếu tố dục lạc ở trên thế gian như là sắc thanh hương vị xúc pháp. Và chính những yếu tố dục lạc thế gian đó nó cản trở nhất thiền khiến cho người đó có thể mất đi nhất thiền hoặc không có thể nhập vào nhất thiền được nữa. Chính vì vậy mà nhất thiền có các món dục lạc như là các yếu tố bệnh tật, Chính vì vậy nhất thiền cũng không thể gọi là santisukha sự an lạc tịch tịnh
Và đối với những hành giả đắc được nhị thiền, nhất thiền được ví như là bệnh tật đối với nhị thiền bởi vì sao, bởi vì những vị tu tập thiền định để đạt đến nhị thiền trước hết phải qua nhất thiền, phải dựa vào nhất thiền mới có thể đạt đến nhị thiền, cho nên nhị thiền không thể gọi là santisukha sự an lạc tịch tịnh bởi vì nó còn lệ thuộc vào nhất thiền
Và như vậy đối với tam thiền cũng vậy, nhị thiền được ví như là yếu tố bệnh tật đối với tam thiền bởi vì sao, bởi vì những vị tu tập đạt đến tam thiền phải qua nhị thiền, phải lệ thuộc vào nhị thiền mới có thể đạt đến tam thiền cho nên tam thiền không thể gọi là santisukha sự an lạc tịch tịnh bởi vì nó còn lệ thuộc vào nhị thiền
Và cũng tương tự như vậy đối với tứ thiền, tam thiền được ví như là yếu tố bệnh tật đối với tứ thiền vì những vị tu tập đạt đến tứ thiền phải lệ thuộc vào tam thiền, nếu không có tam thiền không thể đạt được tứ thiền. Như vậy tứ thiền không thể gọi là santisukha sự an lạc tịch tịnh
Và như vậy để đạt đến những tầng thiền vô sắc giới hành giả phải có tứ thiền sắc giới và sau khi xuất ra khỏi tứ thiền sắc giới hành giả đó quan sát sự bất toàn của yếu tố vật chất hay là thân. Khi đó hành giả phát triển để đạt đến ākāsānañcāyatana – không vô biên xứ. Để đạt đến không vô biên xứ hành giả phải đạt đến tứ thiền, tứ thiền là yếu tố cản trở bởi vì phải lệ thuộc vào tứ thiền của sắc giới, hành giả mới đạt đến thiền đầu tiên của vô sắc giới là không vô biên xứ. Như vậy sự an lạc ở trong tầng thiền không vô biên xứ không thể gọi là sự an lạc tịch tịnh santisukha.
Và đối với tầng thiền thứ hai của vô sắc giới đó là viññāṇañcāyatana – thức vô biên xứ. Tầng thiền không vô biên xứ là yếu tố lệ thuộc, vì yếu tố lệ thuộc đó mà tầng thiền viññāṇañcāyatana – thức vô biên xứ không thể gọi là santisukha sự an lạc tịch tịnh
Và hai tầng thiền cuối cùng của vô sắc giới cũng vậy đó là vô sở hữu xứ – ākiñcaññāyatana phải lệ thuộc vào tầng thiền thức vô biên xứ mới có thể đạt được và tầng thiền cuối cùng đó là phi tưởng phi phi tưởng xứ – nevasaññānāsaññāyatana cũng phải lệ thuộc vào tầng thiền vô sở hữu xứ mới có thể đạt được. Cho nên sự an lạc ở trong tầng thiền vô sở hữu xứ – ākiñcaññāyatana và phi tưởng phi phi tưởng xứ – nevasaññānāsaññāyatana không thể gọi là sự an lạc tịch tịnh santisukha.
Cho nên chúng ta cần ghi nhớ rằng đối với sự an lạc ở những cảnh giới thuộc về dục giới cho đến cảnh giới cao nhất ở trong tam giới đó là phi tưởng phi phi tưởng xứ – nevasaññānāsaññāyatana vẫn còn sự lệ thuộc. Và chính sự lệ thuộc đó là sự bất toàn hay sự bệnh tật đối với sự an lạc ở trong tam giới. Cho nên dù sự an lạc thấp hay cao nhất cũng không có thể gọi là santisukha sự an lạc tịch tịnh
Đối với những hành giả sau khi đạt đến tầng thiền nevasaññānāsaññāyatana – phi tưởng phi phi tưởng xứ và xuất ra khỏi tầng thiền đó quan sát và phát triển những chi phần bát chánh đạo đối với các chi thiền của tầng thiền đó và chứng đắc Thánh đạo Thánh quả từ Nhập lưu đến A ra hán Thánh đạo Thánh quả và người đó, hành giả đó có thể nhập vào diệt thọ tưởng định. Và khi nhập vào diệt thọ tưởng định tùy theo nguyện vọng mà có thể một ngày hai ngày cho đến bảy ngày – trong khoảng thời gian đó, hành giả đó không còn sự cảm nhận hay là vedanā và sự nhận biết saññā nữa, có nghĩa là yếu tố nhận biết và cảm giác tạm thời chấm dứt. Và khi đó, hành giả đó được gọi là đạt đến sự an lạc tịch tịnh bởi vì trong khoảng thời gian nhập định đó thì sự an lạc không phải thông qua những yếu tố giác quan. Và đối với một bậc Thánh A ra hán sau khi xả báu thân này, các ngài cũng đạt đến sự an lạc tịch tịnh bởi vì khi đó không còn sự sinh và diệt của danh pháp và sắc pháp nữa
Cho nên trường hợp mà vừa mới đề cập ở trên liên quan đến những hành giả tu tập thiền định đạt đến tầng thiền sắc giới và vô sắc giới sau đó phát triển thiền tuệ và chứng đắc Thánh đạo Thánh quả từ Nhập Lưu cho đến A ra hán Thánh đạo Thánh quả, những trường hợp đó liên quan đến những vị Thanh văn đệ tử như là hai vị thượng thủ đệ tử hay là các vị Đại đệ tử Mahāsāvaka hay là các vị Thanh văn đệ tử có tu tập thiền định và chứng đắc các loại thần thông. Còn đối với những hành giả thuộc về thuần thiền quán Suddavipassaka thì không phải tu tập thiền định để chứng đắc các tầng thiền định mà sau khi có được một định tâm tương đối như là sát na định hay là cận định có thể hướng tâm và quan sát danh sắc và khi phát triển được các tầng trí tuệ của thiền tuệ và cuối cùng đạt đến Thánh đạo Thánh quả từ Nhập Lưu cho đến A ra hán thì sự đạt Thánh đạo Thánh quả và đối với một bậc Thánh A ra hán thực hành thuần thiền quán sau khi xả báu thân này cũng đạt đến sự an lạc tịch tịnh santisukha.
Và ở trên đây Ngài Tam tạng đã giải thích về sự an lạc tịnh tịnh santisukha của Niết bàn và sự an lạc thông qua sự tiếp xúc các đối tượng từ những cõi trời dục giới cho đến những tầng thiền, các cõi trời sắc giới, các tầng thiền và cõi trời vô sắc giới. Sau khi hiểu biết hai loại an lạc như vậy chúng ta có thể thấy ra con đường thực hành và thấy rõ sự an lạc tịch tịnh santisukha hay sự an lạc Niết bàn cần đạt được chứ không phải là sự an lạc thông qua sự tiếp xúc với các đối tượng và Ngài cầu chúc cho tất cả chúng ta thuận duyên thực hành để đạt đến sự an lạc tịch tịnh santisukha qua Niết bàn.
Và ngay bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu thời tọa thiền với đề mục thiền hơi thở vào hơi thở ra. Như mọi khi chúng ta hãy ngồi với tư thế thoải mái, giữ lưng và cổ thẳng đứng, không gồng mình, thư giãn, buông xả, có thể để tay lên hai đàu gối hoặc hai chân của mình. Nhắm mắt ngậm miệng và chú ý đến hơi thở vào hơi thở ra ở lỗ mũi. Khi hơi thở vào biết rõ hơi thở đi vào, khi hơi thở đi ra biết rõ hơi thở đi ra ngay tại lỗ mũi. Quan sát biết rõ hơi thở từ đầu đến cuối tại lỗ mũi. Thở một cách tự nhiên, quan sát và biết rõ thông qua sự tiếp xúc của lỗ mũi và hơi thở. Nếu chưa nhận biết hơi thở có thể thở mạnh hơn, sâu hơn. Trong khi thở mạnh hơn sâu hơn vẫn quan sát biết rõ hơi thở đi vào đi ra ở lỗ mũi. Khi nhận biết hơi thở rồi thì thở một cách bình thường và tiếp tục nhận biết quan sát hơi thở đi vào ra ở lỗ mũi. Trong khi quan sát hơi thở vào ra ở lỗ mũi nếu nghe một âm thanh, cảm nhận một cảm giác, hay nhận biết một suy nghĩ khởi sinh lên ở trong đầu, trong tâm thì đừng quan tâm và chú ý đến đối tượng đó mà hãy trở về lại hơi thở vào hơi thở ra ở lỗi mũi, tiếp tục nhận biết quan sát hơi thở vào hơi thở ra.
Sau đây Ngài Tam tạng sẽ đọc một bài kinh ngắn để cầu chúc cho tất cả chúng ta, những người nghe pháp cũng như là những người do công việc nào đó không có nghe pháp được ngày hôm nay. Ngài cầu chúc cho tất cả chúng ta được nhiều sức khỏe, nhiều sự thuận duyên trong cuộc sống cũng như trong tu tập để thành tựu những ước nguyện chân chánh của mình.
Và bây giờ tất cả chúng ta cùng nhau phát nguyện Phật Pháp được trường tồn
Buddasasanam ciram titthatu (3 lần)
Bài Pháp được Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 Sundara Sayadaw thuyết, Sư Thiện Đức (Tiến sĩ Phật học) dịch Việt, bản text do bạn Đào Duy Thắng tốc ký.