Kho Tàng Pháp Bảo – Pháp Có Mười Tám Chi

Pháp có mười tám chi

– Trong khi cố gắng hành đạo không nên ở 18 chỗ: 1) mahattaṃ: chỗ ở rộng lớn; 2) jiṇṇattaṃ: chỗ ở đã cũ hư quá;3) navattaṃ: chỗ ở mới làm; 4) panthasannissitaṃ: chỗ ở gần đường lớn; 5) soṇḍi: chỗ ở gần ao hồ hoặc giếng nước; 6) paṇṇaṃ: chỗ ở có nhiều lá cây (mà người ta thường cần dùng); 7) pupphaṃ: chỗ ở có nhiều bông hoa (vì bận rộn người đến xin); 8) phalaṃ: chỗ ở có nhiều thứ trái cây; 9) patthanīyatā: chỗ ở có nhiều người cần dùng tới lui thường; 10) nagara sannissitā: chỗ ở gần trong thành thị; 11) dārusannissitā: chỗ ở gần bên người hay đi kiếm củi; 12) khetta sannissitā: chỗ ở gần bên ruộng (vì người hay gởi đồ và ồn ào); 13) visabhāgānaṃ puggalānaṃ atthi: chỗ ở gần người nghịch hoặc cảnh nghịch (như gần nhà phụ nữ giang hồ); 14) paṭana sannissitā: chỗ ở gần bến nước (chỗ người hay tới lui múc nước); 15) paccanta sannissitā: chỗ ở ngoại ô ít có người tin Phật pháp; 16) rajjasīmantara sannissitā: chỗ ở gần hay chính giữa ranh hai nước; 17) asappāyatā: chỗ ở không phù hạp, yên vui (thiếu vật thực hoặc có nhiều sự tai hại); 18) kalyāṇamittānaṃ alābho: chỗ ở không có bạn thiện trí thức để thân cận. 

– Chỗ Đức Phật nhập hạ có 18: 1) hạ thứ nhất: Ngài nhập hạ tại vườn Lộc Giả gần thành Balanại (bārānasī); 2) hạ thứ 2, 3, 4: nhập hạ tại Trúc lâm tự gần Rājagaha; 3) hạ thứ 5: nhập hạ tại Kutāgārasālā nơi rừng Mahāvana gần thành Vesāli; 4) hạ thứ 6: nhập hạ tại trên núi Makaṭa trong xứ Magadha; 5) hạ thứ 7: nhập hạ trên cung trời Đạo Lợi, trên tảng đá Silā Kambala thuyết Tạng luận để độ Phật mẫu; 6) hạ thứ 8, nhập hạ tại Bhesakalāvana trong xứ Taggarāja Janapada; 7) hạ thứ 9: nhập hạ rừng Pālileyyaka gần xứ Kosambi; 8) hạ thứ 10, 11: nhập hạ tại cánh rừng gần xứ Sāleyyaka gāma; 9) hạ thứ 12: nhập hạ dưới cây sầu đông của dạ xoa Naḷeru; 10) hạ thứ 13: nhập hạ trên núi Pālileyyaka; 11) hạ thứ 14: nhập hạ tại chùa Bố Kim gần thành Xá Vệ (Savatthī); 12) hạ thứ 15: nhập hạ chùa Nigrodhārāma gần thành Kapilabatu, đặng độ thân quyến dòng Thích Ca; 13) hạ thứ 16: nhập hạ tại xứ Ālavī (đặng độ con dạ xoa Ālavī); 14) hạ thứ 17, 18, 19: nhập hạ tại chùa Trúc Lâm Veḷuvana gần thành Vương Xá (Rajagaha); 15) hạ thứ 20 đến 29: nhập hạ tại chùa Bố Kim tự gần thành Xá Vệ (Sāvattnī); 16) hạ thứ 30 đến 35: nhập hạ tại Đông Phương tự của bà Visākhā; 17) hạ thứ 36 đến 44: nhập hạ tại chùa Bố Kim tự gần thành Xá Vệ (Sāvātthī); 18) hạ thứ 45, nhập hạ tại xứ Veḷuvagāma. 

– Nghệ thuật trong thời kỳ đức Vua Milinda có 18 thứ: 1) sūti: biết tiếng thú kêu là điềm lành hay dữ; 2) sammati: biết cách đặt tên đầu tiên các vật như lúa thóc, cây cỏ, v.v…; 3) saṅkhayā: biết cách làm toán (toán học); 4) yogo: biết đủ các nghề nghiệp; 5) nīti: biết cách dạy tất cả đức vua (làm quân sư); 6) visesikā: biết cách làm cho phát sanh hạnh phúc; 7) gaṇikā: biết cách xem sao hạng (thiên văn); 8) gaṅdhabbā: biết rành về đủ thứ âm nhạc; 9) tikicchā: biết nghề làm thuốc; 8) dhanubbedhā: biết nghề bắn tên; 11) purānā: biết cổ vật như địa thế này là chỗ cựu kinh đô, v.v…; 12) atihāsā: biết rõ day mặt về hướng nào ăn cơm mà được sự hạnh phúc; 13) jotisā: biết rõ cách coi ngày tháng năm nào tốt xấu, hên xui; 14) māyā: biết rõ cách thiệt hay giả (của người); 15) hetu: biết rõ nguyên nhân sẽ phát sanh lên như thế nào; 16) vantā: biết cách nuôi trâu bò cho được tấn hóa và lợi ích; 17) yuddhasā: biết rõ cách đánh giặc (binh thơ chinh chiến); 18) chandasā: biết rõ cách làm thi phú (rành về cách hành văn). 

–  Những  tướng  (điềm)  xấu  của  con  người  có  18:  1) balaṅkapādo: hai bàn chân lớn và cong vẹo; 2) andhanakho: các móng tay đều đen; 3) obaddhapiṇḍiko: hai bắp chuối lớn thù lù; 4) dighuttaroṭṭho: môi trên thật dài ra (de ra đậy cả môi dưới); 5) capalo: nước miếng hay chảy ra hai bên môi; 6) kaḷāro: răng mọc ló ra khỏi môi như răng heo (nanh heo) răng  hô;  7)  bhagganāsako:  mũi  gãy  (xệp  xuống);  8) kumbhodaro:  bụng  nổi  lớn  ra  (như  bụng  bí  rợ);  9) bhaggapiṭṭhi: lưng còm hoặc lưng khom cong cong; 10) visamacakkhuko: con mắt lé, hay con mắt lớn nhỏ; 11) lohamassu: râu đỏ hoe (đáng sợ); 12) haritakeso: tóc vàng hoe; 13) valīnaṃ: trong người có nhiều chỗ nhăn, có lằn có nếp; 14) tijakāhato: có nhiều mụt ruồi đầy mình (như rắc mè đen); 15) piṅgalo: con mắt lộ; 16) vinato: thân hình không đều đặn (như cổ vẹo, lưng cong, eo ếch thót vô); 17) vikaṭo: hai bàn chân cụt, xẹo xọ, khi đi nghe bẹp bẹp; 18) brahakharo: người lùn và mập (phục phịch như con heo to béo). 

– 18 đức lành của bậc đã thọ trì pháp đầu đà: 1) ācāro tesaṃ suvisudhaṃ: có hạnh kiểm tốt đẹp và trong sạch; 2) paṭipadā sucaritā: có sự thực hành thanh cao; 3) kāyikavācasikaṃ surakkhato:  gìn  giữ  thân  khẩu  được  tốt  đẹp;  4) mano suvisuddho: có tâm trong sạch; 5) viriyaṃ supaggahitaṃ: có sự cố gắng tinh tấn cao thượng; 6) bhayaṃ upasantaṃ: dứt bỏ được sự kinh sợ; 7) attānu vāda diṭṭhi bayapattatā: dứt bỏ được kiến thức nói thân này là của ta; 8) āghāto upasanto: dứt bỏ được sự gây thù oán; 9) mettā upatthitā: đã được pháp bác ái trong tâm; 10) āhāro pariggahito: được tự chủ trong vật thực; 11) sabba satthānaṃ garukato: có tâm cung kính đến tất cả người khác; 12) bhojane mattaññūtā: có tri túc trong sự ăn uống vật thực; 13) jāgariyānuyogo: có sự siêng năng hay thức tỉnh (ít mê ngủ); 14) aniketo: tâm không có quyến luyến nương theo chỗ ở; 15) yattha phāsu tattha vihārī: chỗ nào được yên vui thân tâm thì ở chỗ đó; 16) pāpajeguccho: là người có tánh cách xa lánh tội lỗi; 17) vivekārāmo: có tâm thích sự yên tịnh, thanh vắng; 18) sattaṃ appamādo: là người thường không dám dể duôi.

– Bản chất – dhātu có 18 thứ: 1) cakkhu dhātu: chất nhãn; 2) sota dhātu: chất nhĩ; 3) ghāṇa dhātu: chất tỉ; 4) jīvahā dhātu: chất thiệt (lưỡi); 5) kāya dhātu: chất thân; 6) mano dhātu: chất ý (thức); 7) rūpa dhātu: chất sắc (cảnh); 8) sadda dhātu: chất thinh; 9) ghanda dhātu: chất hương; 10) rasa dhātu: chất vị; 11) phoṭṭhabba dhātu: chất xúc; 12) dhamma dhātu: chất pháp; 13) cakkhu viññāṇa dhātu: chất nhãn thức; 14) sota viññāṇa dhātu: chất nhĩ thức; 15) ghāna viññāṇa dhātu: chất tỉ thức; 16) jīvahā viññāṇa dhātu: chất thiệt thức; 17) kāya viññāṇa dhātu: chất thân thức; 18) mano viññāṇa dhātu: chất ý thức. 

–  Những  pháp  nghịch  lại  (tương  đối)  với  Niết-bàn:  1) saññojana: 10 pháp hằng thúc (cột trói chúng sanh trong tam giới); 2) kilesa: 10 pháp phiền não (coi theo chi của mỗi pháp); 3) micchatta: 10 pháp tà vạy (nhất là tà kiến); 4) lokadhamma: 8 pháp thế gian; 5) macchariya: 5 pháp bỏn xẻn; 6) vipalāsa: 3 pháp lầm lạc; 7) gantha: 4 pháp ràng buộc; 8) agati: 4 pháp tư vị; 9) āsava: 4 pháp trầm luân; 10) oyha: 4 pháp chìm đắm (mê thích); 11) yoga: 4 pháp dính líu; 12) nivaraṇa: 5 pháp che lấp (pháp cái); 13) parāmāsa: 1 pháp gìn giữ, ôm ấp, chấp dính với tinh thần; 14) upādāna: 4 pháp cố chấp (thủ) nhất là chấp ngũ trần; 15) anusaya: 7 pháp phiền não ngủ ngầm trong tâm; 16) mala: 3 pháp nhơ bẩn; 17) akusala kammapatha: 10 điều ác (thân 3, khẩu 4, ý 3); 18) akusāla cittuppāda: 12 tâm ác (8 tâm tham, 2 tâm sân, 2 tâm si).

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app