Pháp có chín chi
– Nguyên nhân phát sanh sự gây thù oán có 9: 1) anatthaṃ me acarīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy đã làm cho ta mất sự lợi ích, rồi căm giận cột thù trong tâm; 2) anatthaṃ me caratīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy đương làm cho ta mất sự lợi ích; 3) anatthaṃ me carissatīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy sẽ làm cho ta mất sự lợi ích; 4) piyassa me manāpassa anatthaṃ acari: nghĩ rằng người ấy đã làm cho người mình thương yêu, ưa thích, mất sự lợi ích; 5) piyassa me manāpassa anatthaṃ carati: nghĩ rằng người ấy đương làm cho người mình thương yêu, ưa thích, mất sự lợi ích; 6) piyassa me manāpassa anatthaṃ garissatīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy sẽ làm cho người mình thương yêu, ưa mến, mất sự lợi ích; 7) appiyassa me amanāpassa atthaṃ acari āghātaṃ bandhti: nghĩ rằng người ấy đã làm cho người mình không thương yêu, không ưa thích, được sự lợi ích, rồi gây thù trong tâm; 8) appiyassa me amanāpassa atthaṃ carati āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy đương làm cho người mình không thương yêu, không ưa thích, được sự lợi ích; 9) appiyassa me amannāpassa atthaṃ carissatīti āghātaṃ bandhati: nghĩ rằng người ấy sẽ làm cho người mình không thương yêu, không ưa thích, được sự lợi ích, rồi gây thù, kết oán trong tâm. (Sựkhông gây thù oán cũng có 9 điều là suy nghĩ ngược lại là họ đã làm điều có lợi ích cho ta ít nhiều, v.v…).
– Sattāvāsa – chỗ ở của chúng sanh có 9: 1) sattā nānattakāyā nānattasaññiṇo: có chúng sanh thân hình khác nhau luôn cả tư tưởng cũng khác nhau (như người ta, có hạng Chư Thiên và ngạ quỉ); 2) sattā ñanattakāyā ekattasaññiṇo: có chúng sanh thân hình khác nhau nhưng tư tưởng giống nhau (như Chư Thiên cõi trời sắc giới thuộc cảnh sơ thiền); 3) sattā ekattakāyā nānattasaññiṇo: có chúng sanh thân hình giống nhau nhưng tư tưởng khác nhau (như Chư Thiên cõi trời sắc giới ābbassarā thuộc cảnh nhị thiền); 4) sattā ekattakāyā ekattasaññiṇo: có chúng sanh thân hình giống nhau luôn cả tư tưởng cũng giống nhau (như Chư Thiên cõi sắc giới subhakiṇhā thuộc cảnh tam thiền); 5) sattā asaññiṇo: có chúng sanh không có tư tưởng (như Chư Thiên cõi sắc āññisattā: vô tưởng (thuộc cảnh tứ thiền bậc trên); 6)ākāsānañcāyatanupagā: chúng sanh ở cảnh không vô biên thiên; 7) viññānañcāyatanupagā: chúng sanh ở cảnh thức vô biên thiên; 8) ākiñcaññāyatanupagā: chúng sanh ở cảnh vô sở hữu thiên; 9) nevasaññānāsaññāyatanupagā: chúng sanh ở cảnh phi phi tưởng thiên.
– Thời kì trở ngại cho sự xuất gia hành phạm hạnh có 9: 1) puggala nirayaṃ uppanno hopti: đức Phật giáng sanh đang truyền bá giáo lý của Ngài, nhưng người lại bị sa cảnh địa ngục (như vậy cũng là thời kỳ trở ngại cho sự xuất gia hành đạo cao thượng); 2) puggala tiracchānayoniṃ hoti: người bị sanh làm súc sanh; 3) peta visayaṃ uppanno hoti: sanh làm ngạ quỉ; 4) asurakāyaṃ uppanno hoti: sanh làm Atula; 5) dīghāyakaṃ devanikāyaṃ upponno hoti: sanh làm Chư Thiên tuổi thọ lâu dài; 6) paccantimesu janapadesu: sanh ngoài xứ trung Ấn Độ chỗ không có hàng tứ chúng đi đến; 7) majjhimesu janapadesu micchādiṭṭhiko: sanh trong xứ trung Ấn Độ nhưng trong dòng tà kiến, không tin nhân quả, tội phước; 8) majjhimesu janapadesu paccājāto hoti duppañño jaḷo elamūgo: sanh nơi trung Ấn Độ nhưng là người câm, ngu si, không trí tuệ; 9) majjhimesu janapadesu paccājāto hoti pañña vā ajolo anelamūgo: sanh nơi trung Ấn Độ làm người không câm, có trí tuệ, thông thạo nhưng không có Đức Phật ra đời giáo hóa.
– Sự diệt tắt phiền não theo thứ tự có 9: 1) pathamajjhānaṃ samāpannassa kāmasaññā nirodhā hoti: khi nhập vào sơ thiền thì diệt tắt dục tưởng (tắt tư tưởng về tình dục); 2) dutiyajjhānaṃ samāpannassa vitakkavicārā nirodha honti: khi nhập vào nhị thiền thì diệt tắt tầm và sát; 3) tatiyajjhānam samāpannassa pīti nirodhā hoti: khi nhập vào tam thiền thì phỉ lạc diệt tắt; 4) catuthajjhānāṃ samāpannassa assāsappassāsā nirodha honti: khi nhập vào tứ thiền thì hơi thở ra vô cũng diệt tắt; 5) ākāsānañcāyatanaṃ saṃāpannassa rūpasaññā nirodhā honti: khi nhập vào không vô biên thiên thiền thì sắc tưởng diệt tắt; 6) viññāṇañcātanaṃ samāpannassa ākāsānañcāyatanasaññā nirodhā hoti: khi nhập vào thức vô biên thiên thiền thì không vô biên thiên tưởng cũng diệt tắt; 7) ākiñcaññāyatanaṃ samāpannassa viññāṇañcā yatanasaññā nirodhā hoti: khi nhập vào vô hữu sở thiên thiền thì thức vô biên thiên tưởng cũng diệt tắt; 8) nevasaññā, nāsaññāyatanaṃ samāpannassa ākiñcaññāyatanasaññā nirodhā hoti: khi nhập vào phi phi tưởng thiền thì vô hữu sở thiên tưởng diệt tắt; 9) saññāvedayitanirodhaṃ samāpannassa sañjā ca vedanā ca nirodhā honti: khi nhập vào diệt thọ tưởng định thì thọ và tưởng cũng diệt tắt.
– Ân Đức Phật có 9: 1) Arahaṃ: Ứng Cúng; 2) Sammā Sambuddho: Chánh Biến Tri; 3) Vijjācaraṇasampanno: Minh Hạnh Túc; 4) Sugato: Thiện Thệ; 5) Lokavidū: Thế Gian Giải; 6) Anuttaro Purisadammasārathi: Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu; 7) Satthādevamanussānaṃ: Thiên Nhơn Sư; 8) Buddho: Phật; 9) Bhagavā: Thế Tôn.
– Pháp nhơ bẩn có 9: 1) kodha: hung dữ; 2) makkha: bạc ân; 3) issā: ganh tị; 4) macchariya: bỏn xẻn; 5) māyā: làm bộ, giả dối; 6) sātheyya: khoe khoang; 7) musā: nói láo; 8) pāpicchā: tham muốn xấu xa; 9) micchādiṭṭhi: tà kiến.
– Ngã mạn có 9: 1) seyyassa seyyohamasmīti māgo: người cao thượng, cho mình cao thượng hơn người; 2) seyyassa sadisohamasmīti: người cao thượng, cho mình bằng người hay ngang hàng người; 3) seyyassa hīnohamosmīti: người cao thượng, cho mình đê hèn hơn người; 4) sadisassa seyyohamasmīti māno: người ngang hàng với người, cho mình là cao thượng hơn người; 5) sadisassa sadisohamasmīti māno: người ngang hàng với người, nhưng cho mình (ý mình) bằng người; 6) sadisassa hīnohamasmīti māno: người ngang hàng với người, nhưng cho mình thấp hèn hơn người; 7) hīnassa seyyohamasmīti māno: người thấp hèn hơn người, nhưng cho mình cao thượng hơn người; 8) hīnassa sadisohamasmīti māno: người thấp hèn hơn người, nhưng cho mình ngang hàng với người; 9) hīnassa hīnohamasmīti māno: người thấp hèn hơn người, cũng cho mình là thấp hèn hơn người.
– Phụ nữ phản chồng hoặc ngoại tình do 9 điều: 1) ārāmagamanasīlā: siêng đi dạo vườn hoa; 2)uyyānagamanasīlā: siêng đi chơi vườn bách thảo; 3) nadītitthagamanassīlā: hay ưa đi bến nước (mấy chỗ người tụ tắm); 4) ñātikulagamanasīlā: hay ưa đi đến nhà bà con thân quyến; 5) parakulagamanasīlā: hay đi đến nhà người này, người kia; 6) ābharanāya gamanasīlā: ưa sửa soạn, trang điểm thân mình cho đẹp; 7) majjapāyinī: ưa uống rượu và chất say; 8) bhitticchiddesu olokanī: ưa lén dòm theo cửa sổ hoặc lỗ trống; 9) gāmadvāre thitasīlā: ưa đứng gần cửa cổng, cửa làng dòm người.
– Sự thanh tịnh hay trong sạch có 9: 1) sīlavisuddhi: giới thanh tịnh; 2) cittavisuddhi: tâm thanh tịnh (định); 3) diṭṭhivisuddhi: kiến thức thanh tịnh; 4) kankhāvitarana visuddhi: dứt hoài nghi (thanh tịnh); 5) maggāmaggaññānā: đạo phi đạo tuệ thanh tịnh; 6) paṭipadāñāṇadassana visuddhi: kiến tuệ thực hành thanh tịnh; 7) ñānadassana visuddhi: kiến tuệ thanh tịnh; 8) paññā visuddhi: tuệ thanh tịnh; 9) vimuttivisuddhi: giải thoát thanh tịnh.
– Giáo pháp Đức Phật có 9 điều: 1) Suttaṃ: những Phật ngôn trong tạng luật của tỳ khưu và tỳ khưu ni, tất cả lời trong tạng kinh như maṅgalasutta và ratanasutta, v.v…; 2) Geyya: tất cả Phật ngôn nào thuộc kệ ngôn gāthā; 3) Veyyākaraṇa: những Phật ngôn ngoài kệ ngôn và ngoài 8 điều Phật ngôn khác ra như trong tạng samyuttanikāya và tất cả trong tạng Luận; 4) Gāthā: tất cả bài kệ ngôn như Pháp cú kinh và Thượng Tọa kệ của lưỡng phái; 5) Udāna: những bộ kinh thuộc về sự thỏa thích mà phát thinh ra (có 82); 6) Itivuttaka: những bộ kinh có nêu “lời này do Đức Thế Tôn nói” vuttomidabhagavatā (có 110 bộ); 7) Jātaka: tất cả kinh bổn sanh nói về tiền kiếp (có 550 kiếp); 8) Abbhūta dhamma: tất cả bộ kinh nào thuật sự lạ lùng, phi thường chưa từng có (như Ānanda có 4 pháp lạ thường, v.v…); 9) Vedalla: những bộ kinh do một nhân vật nào khi tâm vui vẻ, hân hoan vào đảnh lễ hỏi Phật như Mahāvedallasutta và Sāmmādiṭṭhisutta, v.v…).
– Sự lợi ích của sự xuất gia có 9: 1) appiccho: ít tham muốn; 2) sanṭuṭṭho: có sự tri túc; 3) vivitto: thích nơi thanh vắng, được ở một mình nơi thanh vắng; 4) asaṃsattho: không có lộn xộn với phe đảng; 5) nirālayo: không có sự mến tiếc; 6) anikketo: không có chỗ ở nhứt định (không chấp chỗ ở); 7) paripunnasīlo: có giới hạnh đầy đủ (dễ giữ giới); 8) sallekhitācāro: có hạnh kiểm nghiêm trang; 9) dhutaṅga paṭipattikusalo: thông thạo trong cách thực hành các pháp đầu đà.
– Sự chế định – pañjatti trong luật có 9: 1) paññatti: chế định (lần đầu); 2) anuppañjatti: chế định liên tục; 3) anuppanappañjatti:chếđịnhphòngngừa;4) sabbatthappaññatti: chế định khắp các xứ; 5) pasesappaññatti: chế định quốc độ (riêng trong một xứ); 6) sādhāranappaññatti: chế định công cộng (là chung cho tăng và ni); 7) asādhāranappaññatti: chế định riêng biệt (là riêng cho tăng hoặc ni); 8) ekato paññatti: chế định một bên; 9) ubhato paññatti: chế định lưỡng phái (tăng và ni).