Chương 4: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp Của Mỗi Điều-Giới

Điều-Giới Trộm-Cắp

Điều-giới trộm-cắp liên quan đến của cải tài sản của người khác, có 2 loại nghiệp:

–    Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự trộm- cắp, không trộm-cắp, tạo dục-giới đại-thiện- nghiệp không trộm-cắp.

–    Người phạm điều-giới trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tạo ác-nghiệp trộm-cắp.

Quả của đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp với quả của ác-nghiệp trộm-cắp là hoàn toàn trái ngược lẫn nhau.

*   Quả Báu Của Đại-Thiện-Nghiệp Của Người Không Trộm-Cắp

Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới “tác-ý tránh xa sự trộm-cắp”.

–  Sau khi người ấy chết, dục-giới đại-thiện- nghiệp không trộm-cắp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

Hoặc sau khi người ấy chết, dục-giới đại- thiện-nghiệp không trộm-cắp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Sau khi vị chư-thiên chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ có được quả báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp trong kiếp quá-khứ của người ấy, đáng hài lòng.

Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 11 quả báu của dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp trong kiếp quá-khứ như sau:

Kiếp hiện-tại của người ấy

1- là người có nhiều của cải quý giá, giàu sang.

2- có đầy đủ của cải, tài sản như lúa gạo, vàng bạc, châu báu,…

3- là người có nhiều của cải, tài sản lớn lao, giàu sang phú quý, tiêu dùng không sao hết được.

4- nếu chưa có thứ của cải nào thì sẽ có thứ của cải ấy.

5- đã có những thứ của cải quý giá nào như vàng bạc, ngọc ngà, châu báu,… rồi, thì những thứ của cải quý giá ấy được giữ gìn duy trì bền vững lâu dài.

6- mong muốn những thứ của cải quý giá nào, thì chắc chắn mau chóng thành tựu như ý.

7- có được những thứ của cải, tài sản lớn lao mà không bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, không do nước lũ cuốn trôi, không do kẻ trộm cướp chiếm đoạt, không do nhà Vua tịch thu, không do người không ưa thích chiếm đoạt.

8- khi đã có của cải tài-sản rồi, chính mình là người sở hữu của cải tài-sản ấy, không có liên quan với người khác.

9- là người có khả năng chứng đắc được pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn).

10- là người không thường nghe đến danh từ “không có”, bởi vì muốn thứ nào thì có ngay thứ ấy.

11- là người sống được an-lạc.

Đó là 11 quả báu tốt của dục-giới đại-thiện- nghiệp không trộm-cắp mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

*   Quả Xấu Của Ác-Nghiệp Của Người Phạm Điều-Giới Trộm-Cắp

Người nào phạm điều-giới trộm-cắp lấy trộm của cải tài sản của người khác dù ít dù nhiều cũng tạo ác-nghiệp trộm-cắp.

–   Nếu có ác-nghiệp trộm-cắp nặng, thì sau khi người ấy chết, ác-nghiệp trộm-cắp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.

Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả thì tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

–   Và trường hợp, nếu người nào phạm điều- giới trộm-cắp, tạo ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả tái-sinh, mà dục- giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp trong kiếp quá-khứ của người ấy.

Quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp có 11 quả xấu là hoàn toàn trái ngược với quả tốt của đại- thiện-nghiệp không trộm-cắp như sau:

Kiếp hiện-tại của người ấy

1- là người không thể có những thứ của cải quý giá.

2- là người thiếu thốn những nhu yếu phẩm như lúa gạo, tiền bạc, đồ dùng, v.v…

3- là người nghèo khổ túng thiếu của cải.

4- là người không phát triển được những thứ của cải.

5- là người khi làm ra được của cải quý giá, thì không giữ gìn được lâu dài.

6- là người không thể có được thứ của cải mà mình mong muốn.

7- là người khi có được của cải, thì thường bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, do nước lũ cuốn trôi, do kẻ trộm chiếm đoạt, do nhà nước tịch thu, v.v…

8- là người có được của cải thì cũng liên quan đến nhiều người, không riêng cho mình được.

9- là người khó chứng đắc được 9 pháp siêu- tam-giới (4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn). 10- là người thường nghe đến danh từ “không có”.

11- là người sống không được an-lạc.

Đó là 11 quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app