Tứ Thanh Tịnh Giới Phần I – Paccayasannissita Sīla – Giới Quán Tưởng (thanh Tịnh)

Paccayasannissita sīla – Giới quán tưởng (thanh tịnh)

Giới quán tưởng mà được thanh tịnh do nhờ sự suy xét cho phát sanh trí tuệ chớ không phải do nơi vật dụng (paccaya). Tiếng nói vật dụng ấy có bốn là: cīvara paccaya – y phục là ám chỉ tam y; piṇḍapāta paccaya – vật thực mặn ngọt; senāsana paccaya – chỗ trú ngụ, liêu cốc, giường ghế v.v…; gilāṇa bhesajja paccaya – thuốc chữa bịnh. 

Cách quán tưởng (paccavekkhaṇa) chia ra làm ba thời kỳ: thời kỳ đang thọ lãnh, thời kỳ đang dùng (ăn), thời kỳ đã thọ dụng xong.

Thời kỳ đang thọ lãnh nên quán tưởng về nguyên chất (dhātupaccavekkhaṇa) trong bốn món như nhau:

  • Quán tưởng về y phục như vầy: Yathā paccayaṃ pavattamānaṃ dhātumattamevetaṃ yadidaṃ cīvaraṃ tadupabhuñjako ca puggalo dhātumattako nissatto nijjīvo suñño – Y phục này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không.
  • Quán tưởng về vật thực: Yathā paccayaṃ pavattamānaṃ dhātumattaṃevetaṃ yadidaṃ piṇḍapāto tadupabhuñjako ca puggalo dhātumattako nissatto nijjīvo suñño – Vật thực này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không.
  • Quán tưởng chỗ trú ngụ: Yathā paccayaṃ pavattamānaṃ dhātumattamevetaṃ yadidaṃ senāsanaṃ tadupabhuñjako ca puggalo dhātumattako nissatto nijjīvo suñño – Chỗ cư ngụ này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không.
  • Quán tưởng thuốc chữa bịnh: Yathā paccayaṃ pavattamānaṃ dhātumattamevetaṃ yadidaṃ gilānapaccaya bhesajja parikkāro tadupabhuñjako ca puggalo dhātumattako nissatto nijjīvo suñño – Vật phụ thuộc để bảo tồn sanh mạng là thuốc chữa bịnh này thật là một nguyên chất, tạo thành ra tùy theo món vật dụng, dầu cho ta là người dùng nó, nó cũng chỉ là một nguyên chất, không có sanh mạng, không phải là chúng sanh, có trạng thái không không

Paṭikūlappaccavekkhaṇa – Quán tưởng về uế trược.

Trong tứ vật dụng khi sắp dùng xài (ăn, mặc) thì nên quán tưởng cho thấy vật dụng dầu sạch sẽ tinh khiết thế nào mà khi thọ dụng vào thân ta rồi cũng trở nên vật đáng ghê gớm lắm, để dứt bỏ tư tưởng lầm cho là vật sạch sẽ.

  • Quán tưởng về y phục: Sabbāni panimāni cīvarāni ajigucchanīyāni imaṃ pūtikāyaṃ patvā, ativiya jigucchanīyāni jāyanti – Các y phục này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.
  • Quán tưởng về vật thực: Sabbo panāyaṃ piṇḍapāto ajigucchanīyo imaṃ pūtikāyaṃ patvā ativiya jigucchanīyo jāyati – Vật thực này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.
  • Quán tưởng về chỗ trú ngụ: Sabbāni panimāni senāsanāni ajigucchanīyāni imaṃ pūtikāyaṃ patvā ativiya jigucchanīyāni jāyanti – Những chỗ ở này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.
  • Quán tưởng về thuốc chữa bịnh: Sabbo panāyaṃ gilānapaccaya bhesajja parikkhāro ajigucchanīyo imaṃ pūtikāyaṃ patvā ativiya jigucchanīyo jāyati – Vật phụ thuộc để bảo tồn sanh mạng là thuốc chữa bịnh này, nó chẳng phải là vật uế trược đâu, nhưng đến khi nó đụng vào thân thể hôi thối này lúc nào thì nó trở nên vật đáng ghê gớm lắm.

Taṃkhaṇikappaccavekkhaṇa – Quán tưởng lúc đang thọ dụng.

Vị tỳ khưu trong khi đang thọ dụng tứ vật dụng nên quán tưởng một lần, hai, ba lần cũng được, cho thấy rõ giới hạn và sự lợi ích của món vật dụng ấy là thế nào, để ngăn ngừa phiền não không cho tư tưởng ác vượt qua hạn định ấy.

  • Quán tưởng về y phục: Paṭisaṅkhā yoniso cīvaraṃ paṭisevāmi yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, daṃsa makasa vātātapa siriṃsapa samphassānaṃ paṭighātāya yāvadeva hirikopinapaṭicchādanatthaṃ – Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta mặc y phục đây để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi mòng, gió, nắng, rắn rít và cho đặng che thân thể tránh điều hổ thẹn”.
  • Quán tưởng về vật thực: Paṭisaṅkhā yoniso piṇḍapātaṃ paṭisevāmi neva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya yāvadeva imassa kāyassa ṭhitiya yāpanāya vihiṃsuparatiyā brahmacariyā nuggahāya iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāmi navañca vedanaṃ na uppādessāmi yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsuvihāro cāti – Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta thọ thực đây, chẳng phải để chơi như trẻ con ở xóm, hoặc say mê sức lực như kẻ võ sĩ, hoặc để điểm trang thân thể như hàng phụ nữ trong đô thị, hoặc cho có nhan sắc như người hát xướng. Ta thọ thực đây để suy trì xác thân cho được tồn tại và bảo tồn sanh mạng, cho được tránh sự khó chịu, cho đặng giúp đỡ đến sự tu hành theo phạm hạnh, cho ta tránh khỏi cái khổ đã qua là sự đói khát, và ngăn ngừa cái khổ đã phát sanh lên vì sự ăn quá độ. Còn sự hành vi trong tứ oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, thân tâm không biếng nhác và được sự an vui cũng do nhờ nơi sự thọ thực này”.
  • Quán tưởng về chỗ trú ngụ: Paṭisaṅkhā yoniso senāsanaṃ paṭisevāmi, yāvadeva sītassa paṭighātāya, uṇhassa paṭighātāya, daṃsa makasa vātātapasiriṃsapa samphassānaṃ paṭighātāya yāvadeva utuparissaya vinodanaṃ paṭisallānārāmatthaṃ – Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta dùng xài chỗ trú ngụ đây để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi mòng, gió, nắng, rắn rít cho đặng tránh sự khó chịu của thời tiết và được nơi thanh vắng để cho ta thực hành thiền định”.
  • Quán tưởng về thuốc chữa bịnh: Paṭisaṅkhā yoniso gilānapaccaya bhesajja parikkhāraṃ paṭisevāmi yāvadeva uppannānaṃ veyyābādhikānaṃ vedanānaṃ paṭighātāya abyā-pajjhaparamatāyāti – Người xuất gia nên quán tưởng rằng: “Ta dùng thuốc chữa bịnh đây để ngăn ngừa những sự đau khổ đã phát sanh và cho được dứt khỏi sự đau đớn ấy”.

Atītappaccavekkhaṇa – Quán tưởng thời kỳ đã dùng xong.

  • Y phục: Ajja mayā apaccavekkhitvā yaṃ cīvaraṃ paribhuttaṃ taṃ yāvadeva sītassa paṭighātāya uṇhassa paṭighātāya daṃsa makasa vātātapa siriṃsapa samphassānaṃ paṭighātāya yāvadeva hiriko pinappaṭicchāda natthaṃ – Y phục nào ta chưa quán tưởng mà ta đã dùng trong ngày nay rồi, y phục mà ta đã mặc ấy để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi mòng, gió, nắng, rắn rít và cho đặng che thân thể tránh đều hổ thẹn.
  • Vật thực: Ajja mayā apaccavekkhitvā yo piṇḍapāto paribhutto so neva davāya na madāya na maṇḍanāya na vibhūsanāya yāyadeva imassa kāyassa ṭhitīyā yāpanāya vihiṃsūparatiyā brahmacariyā nuggahāya. Iti purāṇañca vedanaṃ paṭihaṅkhāmi navañca vedanaṃ na uppādessāmi yātrā ca me bhavissati anavajjatā ca phāsu vihāro cāti

– Vật thực nào ta chưa quán tưởng mà ta đã dùng trong ngày nay rồi, vật thực mà ta đã ăn ấy chẳng phải để chơi như trẻ con ở xóm, hoặc say mê theo sức lực như kẻ võ sĩ, hoặc để điểm trang thân thể như hàng phụ nữ trong đô thị, hoặc có nhan sắc như người hát xướng. Ta thọ thực ấy để suy trì xác thân cho được tồn tại và bảo tồn sanh mạng, cho được tránh sự khó chịu cho đặng giúp đỡ đến sự tu hành theo phạm hạnh, cho ta tránh khỏi cái khổ đã qua là sự đói khát và ngăn ngừa cái khổ sẽ phát sanh lên vì sự ăn quá độ. Còn sự hành vi trong tứ oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi thân tâm không biếng nhác và được sự an vui cũng nhờ sự thọ thực ấy.

  • Chỗ trú ngụ: Ajja mayā apaccavekkhitvā yaṃ senāsanaṃ paribhuttaṃ taṃ yāvadeva sītassa paṭighātāya uṇhassa paṭighātāya daṃsa makasa vātātapa siriṃsapa samphassānaṃ paṭighātāya yāvadeva utuparissaya vinodanaṃ paṭisallānārāmatthaṃ – Chỗ trú ngụ nào ta chưa quán tưởng mà ta đã ở trong ngày nay rồi, chỗ ở mà ta đã cư ngụ ấy để ngừa sự lạnh, sự nóng, muỗi mòng, gió, nắng, rắn rít, cho đặng tránh sự khó chịu của thời tiết và được nơi thanh tịnh nơi thanh vắng để cho ta thực hành thiền định.
  • Thuốc chữa bịnh: Ajja mayā apaccavekkhitvā yo gilānapaccaya bhesajja parikkhāro paribhutto so yāvadeva uppannānaṃ veyyābādhikānaṃ vedanānaṃ paṭighātāya, abyāpajjha paramatāyāti – Thuốc chữa bịnh nào ta chưa quán tưởng mà đã dùng trong ngày nay rồi, thuốc mà ta đã uống ấy để ngăn ngừa những sự đau khổ đã phát sanh và cho được thoát khỏi sự đau đớn ấy.

Giới quán tưởng thanh tịnh trong tứ vật dụng được tròn đủ do nhờ trí tuệ (pañña) thấy rõ tội lỗi của sự không quán xét và ân đức của sự quán tưởng.

Như trước kia có nhiều vị tỳ khưu thọ dụng tứ vật dụng mà không chịu quán tưởng, sau khi chết phải sanh làm súc sanh và địa ngục rất nhiều. Nhân cớ ấy, Ðức Phật mới truyền lịnh cho các bậc xuất gia phải quán tưởng xong sẽ dùng đến bốn vật dụng, và Ngài giảng thêm cho biết rằng: “Thọ vật dụng mà không có quán tưởng cũng như thọ dụng một thứ độc dược thật mạnh vậy”. Hơn nữa, người thọ dụng mà không quán tưởng gọi là ‘thiếu nợ’ lẽ thường người thiếu nợ rồi không thể nào đi đâu được dễ dàng như thế nào thì người xuất gia thọ dụng mà không quán tưởng cũng gọi là còn mắc nợ người mà nếu còn thiếu nợ người thì cũng khó mà giải thoát được.

Vị tỳ khưu khi thấy sự lợi ích của pháp quán tưởng như ông sa di Bhāgineyya đang thọ thực, thầy tế độ ông nhắc nhở ông rằng: “Ông sa di, ông không nên đốt lưỡi của ông vì sự thọ thực không quán tưởng”. Khi ông sa di nghe thầy nhắc như thế, phát tâm chán ngán ngồi tại chỗ ấy suy xét quán tưởng luôn cho đến khi đắc quả A-la-hán. Ông bèn phát thinh nói rằng: “Ta đã giác ngộ tròn đủ như trăng ngày rằm, các pháp ‘trầm luân’ ta đã diệt hết, kiếp này đây ta không còn tái sanh lại nữa đâu”.

Bởi vậy cho nên, người xuất gia khi thấy tội lỗi của sự không quán tưởng và điều lợi ích của sự quán tưởng, thì luôn luôn phải quán xét kỷ lưỡng rồi mới thọ dụng. Nếu trong lúc thọ lãnh hoặc đang thọ dụng mà quên quán tưởng thì còn phép quán tưởng bổ khuyết sau, nhưng quán tưởng bổ khuyết ấy có hiệu quả đến trước khi mặt trời mọc, quán tưởng trong 1, 2, 3 lần cũng được, chỉ trong một ngày, một đêm, nếu để quên đến khi mặt trời mọc qua ngày khác thì phải dứt giới quán tưởng thanh tịnh và thọ dụng ‘còn thiếu nợ’.

(Dứt pháp quán tưởng thanh tịnh)

(Dứt tứ thanh tịnh giới)

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app