Tứ Thanh Tịnh Giới Phần I – Giới Bổn Pātimokkha Của Tỳ Khưu – Phần Kể Ra Về Ưng Đối Trị Ii

Giới bổn pātimokkha của tỳ khưu

Phần kể ra về ưng đối trị

  1. Yo pana bhikkhu acelakassa vā paribbājakassa vā paribbājikāya vā sahatthā khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā dadeyya, pācittiyaṃ.
  2. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ evaṃ vadeyya: eh’āvuso gāmaṃ vā nigamaṃ vā piṇḍāya pavisissānāti tassa dāpetvā vā adāpetvā vā uyyojeyya: gacch’āvuso, na me tayā saddhiṃ kathā vā nisajjā vā phāsu hoti. Ekakassa me kathā vā nisajjā vā phāsu hotīti, etad’eva paccayaṃ karitvā anaññaṃ, pācittiyaṃ.
  3. Yo pana  bhikkhu  sabhojane  kule anuppakhajja nisajjaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.
  4. Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ raho paṭicchanne āsane nisajjaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.
  5. Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

Vị tỳ khưu nào tự tay mình, cho vật thực cứng hoặc mềm đến người tu đạo lõa thể (naked) hoặc người nam hoặc nữ tu hạnh ta bà đi xin ăn (theo chủ nghĩa ngoại đạo), phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, nói với vị tỳ khưu khác như vầy: “Này đạo hữu, lại đây chúng ta sẽ đi vào xóm, làng đặng đi khất thực” (khi đến nơi rồi) biểu người cho hoặc không cho vật chi đến vị ấy nhưng lại biểu vị ấy trở về đi và nói rằng “Ðạo hữu đi về đi, tôi nói chuyện hoặc ngồi chung với ông, tôi không thích đâu, thà là tôi nói chuyện hoặc ngồi một mình còn sung sướng hơn”. Chỉ có làm như thế là nguyên nhân, chớ không có nguyên nhân nào khác, cũng phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, khi vào gia đình người thế, chen vào ngồi trong nhà ngủ chỉ có hai vợ chồng (mới cưới) phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, ngồi chung với phụ nữ nơi vắng vẻ và kín đáo, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, một mình ngồi chung với một người phụ nữ nơi vắng vẻ, phạm ưng đối trị.

 6. Agilānena bhikkhunā cātummāsappaccayappavāranā sāditabbā, aññatra punappavāraṇāya, aññatra niccappavāraṇāya, tato ca uttariṃ sādiyeyya, pācittiyaṃ.

    7. Yo pana  bhikkhu  nyyuttaṃ  senaṃ dassanāya gaccheyya, aññatra rathārūpappaccayā, pācittiyaṃ.

    8. Siyā ca tassa bhikkhuno kocideva paccayo sanaṃ gamanāya, dviratta tirattaṃ tena bhikkhunā sanāya vasitabbaṃ. Tato ce uttariṃ vaseyya, pācittiyaṃ.

   9. Dviratta tirattañce bhikkhu sanāya vasamāno, uyyodhikaṃ vā balaggaṃ vā senābyuhaṃ vā anīkadassanaṃ vā gaccheyya, pācittiyaṃ.(Acelakavaggo pāncamo)

Vị tỳ khưu vô bịnh chỉ được phép vui thích sự yêu cầu của người theo món vật dụng, trong bốn tháng, nếu vui thích quá hạn kỳ, phạm ưng đối trị; trừ ra người có yêu cầu thêm hoặc người ta yêu cầu vĩnh viễn.

Vị tỳ khưu nào, đi coi động binh (đang kéo đi) phạm ưng đối trị trừ ra có nguyên nhân.

Nếu vị tỳ khưu ấy có nguyên nhân nào phải đi đến chỗ đóng binh thì được phép ở nơi trại binh trong hai, ba đêm; nếu ở quá ngày nhất định, phạm ưng đối trị.

Khi vị tỳ khưu được phép ở nơi trại binh trong hai, ba đêm, nếu đi coi nơi đấu chiến, chỗ tập dượt binh sĩ, chỗ đóng quân, chỗ phát (chia) quân lính, phạm ưng đối trị. (Dứt phần thứ năm về loại tu lõa thể)

    10. Surāmarayapāne pācittiyaṃ.

    11. Angulippatodake pācittiyaṃ.

    12. Udake hassadhamme pācittiyaṃ.

    13. Anādariye pācittiyaṃ.

    14. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ bhiṃsāpeyya, pācittiyaṃ.

Vị tỳ khưu uống rượu và chất say phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu lấy ngón tay thọt lét vị khác chơi phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu giỡn nước, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu (có vị khác nhắc nhở kinh luật) mà tỏ vẻ không cần, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào nhát, dọa vị khác cho kinh sợ, phạm ưng đối trị.

   15. Yo pana bhikkhu agilāno, visīvanāpekkho, jotiṃ samādaheyya vā samādahāpeyya vā, aññatra tathārūpappaccaya, pācittiyaṃ.

    16. Yo pana bhikkhu orenaddhamāsaṃ nahāyeyya, aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ samayo, diyaddho māso seso gimhānanti vassānassa pathamo māso, iccate aḍḍhateyyamāso, uṇhasamayo, pariḷahasamayo, gilānasamayo, kammasamayo, aḍḍhanagamanasamayo vātavuṭṭhisamayo. Ayaṃ tattha samayo.

   17. Navaṃ pana bhikkhunā cīvaralābhena tiṇṇaṃ dubbaṇṇakaranānaṃ aññataraṃ dubbaṇṇakaraṇaṃ ādātabbaṃ nīlaṃ vā kaddamaṃ vā kāḷasāmaṃ vā. Anādā ce bhikkhu tiṇṇaṃ dubbaṇṇakaranānaṃ āññataraṃ dubbaṇṇakaraṇaṃ, navaṃ cīvaraṃ paribhuñjeyya, pācittiyaṃ. 

    18. Yo pana bhikkhu bhikkhussa vā bhikkhuniyā vā sikkhamānāya vā sāmaṇerassa vā sāmaneriyā vā sāmaṃ ciravaṃ vikappetvā appaccuddhārakaṃ paribbhuñjeyya, pācittiyaṃ.

    19. Yo pana bhikkhu bhikkhussa pattaṃ vā cīvaraṃ vā nisīdanaṃ vā sūcigharaṃ vā kāyabandhanaṃ vā apanidheyya vā apanidhāpeyya vā, antamaso hassāpekkhopi, pācittiyaṃ. (Surāpānavaggo ehattho)

Vị tỳ khưu nào nhát, dọa vị khác cho kinh sợ, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào vô bịnh, cố ý nhúm lửa hoặc biểu kẻ khác nhúm, phạm ưng đối trị, trừ ra có nguyên nhân (như đốt bình bát v.v…)

Vị tỳ khưu nào, chưa đúng nửa tháng mà tắm, phạm ưng đối trị, trừ ra có nguyên nhân. Nguyên nhân trong điều học này là1 khi còn một tháng rưỡi nữa cuối mùa hạn: một tháng đầu của mùa mưa hết thảy thành ra hai tháng rưỡi gọi là lúc nóng nực, lúc hầm bực bội; lúc có bịnh, trong lúc làm công việc, lúc đi đường xa, trong lúc bị mưa gió, đây là trường hợp trong điều học này vậy.

Vị tỳ khưu, khi được y mới phải lấy một trong ba thứ màu để làm cho hoại màu y mới; là màu xanh, màu bùn, màu đen. Nếu vị tỳ khưu không lấy một trong ba màu để làm cho hư hoại màu y mới, mà cứ dùng xài y mới ấy, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, đã chỉ định (nhường) y cho vị tỳ khưu, tỳ khưu ni, sa di, sa di ni và nàng sikkhamana (tập sự để tu lên tỳ khưu ni) không cho người hay đặng làm phép hủy xả mà cứ lấy y mặc, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, tự mình dấu hoặc biểu kẻ khác dấu bát, y, tọa cụ, ống kim, dây lưng của vị tỳ khưu khác, dầu cho dấu có ý để cười chơi cũng phạm ưng đối trị. (Dứt phần thứ sáu về loại rượu)

    20. Yo pana bhikkhu sañcicca pānaṃ jīvitā voropeyya, pācittiyaṃ.

    21. Yo pana bhikkhu janaṃ sappāṇakaṃ udakaṃ paribhuñjeyya, pācittiyaṃ.

    22. Yopanabhikkhujānaṃ yathādhammaṃ nīhat’ādhikaranaṃ punakkammāya ukkoteyya, pācittiyaṃ.

    23. Yo pana  bhikkhu  bhikkhussa  jānaṃ dhuṭṭhulaṃ āpattiṃ paṭicchādeyya, pācittiyaṃ.

    24. Yopanabhikkhujānaṃ ūnavīsativassaṃpuggalaṃ upasampādeyya, so ca puggalo anupasampanno, te ca bhikkhū gārayhā. Idaṃ tasmiṃ pācittiyaṃ.

Vị tỳ khưu nào, cố ý sát sanh, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào biết rõ trong nước có chúng sanh (con quăng) mà dùng xài (tắm rửa) phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào biết rõ sự cãi cọ nào mà chư tăng đã hòa giải đúng theo giáo pháp lại bươi móc ra để làm mới lại, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào khi biết rõ tội nặng của vị khác mà cứ giấu kín, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào khi biết rõ giới tử chưa đúng 20 tuổi mà cho thọ cụ túc giới, giới tử ấy cũng không phải là người đã thọ cụ túc giới. Tất cả các vị tỳ khưu thị sự ấy cũng bị Ðức Phật khiển trách, theo trong điều học này, phạm ưng đối trị.

   25. Yo pana bhikkhu jānaṃ theyyasatthena saddhiṃ saṃvidhāya ek’addhāna maggaṃ paṭipajjeyya, antamaso gāmantarampi, pācittiyaṃ.

      26. Yo pana bhikkhu mātugamena saddhiṃ samvidhāya ek’addhānamaggaṃ paṭipajjeyya, antamaso gāmantarampi, pācittiyaṃ.

    27. Yo pana bhikkhu evaṃ vadeyya; tatth’āhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ajānāmi; yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā, te paṭisevato nāḷaṃ antarāyāyāti. So bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo, mā āyasmā evaṃ avaca, mā bhagavantaṃ abbhācikkhi, na hi sādhu bhagavato abbhakkhanaṃ na hi bhagavā evaṃ vadeyya; anekapariyāyena āvuso antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā, alañca pana te paṭisevato antarāyāyāti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno, tatth’eva paggaṇheyya, so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya. Yāvaṭatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeya iccetaṃ kusalaṃ; no ce paṭinissajjeyya pācittiyaṃ.

    28. Yo pana bhikkhu jānaṃ tathāvādinā bhikkhunā akaṭānudhammena taṃ diṭṭhiṃ appaṭinissajjena saddhiṃ sambbunjeyya vā saṃvaseyya vā saha vā seyyaṃ kappeyya, pācittiyaṃ.

    29. Saman’uddesopi ce evaṃ vadeyya that’āhaṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi; yathā yeme antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā, te paṭisevato nālaṃ antarāyāyāti. So saman’uddeso bhikkhūhi evamassavacanīyā,māāvuso saman’uddesa, evaṃ avaca mā bhagavantaṃ abbhācikkhi, na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṃ, na hi bhayavā evaṃ vadeyya; anekapariyāyenā avuso saman’uddesa, antarāyikā dhammā vuttā bhgavatā, alañca pana te paṭisevato antarāyāyāti. Evañca so saman’uddeso bhikkhūhi vuccamāno, tath’eva paggaṇleyya, so saman, uddeso bhikkhūhi evamassa vacanīyo ajjatagge te āvuso saman’uddeso, na c’evā so bhagavā satthā apadisitabbo; yampi e’aññe saman’uddesā labhanti bhikkhūhi saddhiṃ dviratta tirataṃ sahaseyyaṃ sāpi te natthi cara pire vinassāti. Yo   pana   bhikkhu     jānaṃ   tathānāsitaṃ saman’uddesaṃ upalāpeyya vā upaṭṭhāpeyya, vā sambhuñjjeyya vā saba vā seyyaṃ kappeyya, pācittiyaṃ. (Sappānakavaggo sattamo)

Vị tỳ khưu nào khi biết rõ bọn đi buôn lậu mà còn rủ đi chung đường xa, dầu trong một khoảng xóm, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào rủ phụ nữ đi chung đường xa, dầu trong một khoảng xóm cũng phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào nói như vầy: “Tôi biết rõ pháp của Ðức Thế Tôn thuyết ra nói rằng: Pháp tai hại nào mà Ðức Thế Tôn đã thuyết, pháp ấy không thể nào làm tai hại được đến người xu hướng theo đâu.” Tất cả các vị tỳ khưu khác nên nói với vị ấy rằng: “Ðạo hữu không nên nói như vậy, đừng nói chống báng Ðức Thế Tôn; vì sự nói chống báng Ðức Phật, không tốt đẹp đâu, vì Ðức Thế Tôn không khi nào nói như vậy đâu. Này đạo hữu, Ðức Thế Tôn đã có giảng nhiều về pháp làm cho tai hại, pháp ấy có thể làm cho tai hại đến người thực hành theo chắc thật”. Khi các vị tỳ khưu đã khuyên nhủ như thế nhưng mà vị tỳ khưu cũng vẫn chấp y như thế. Vậy thì các vị tỳ khưu phải hợp lại tụng tuyên ngôn để ngăn cản trong ba lần đặng cho dứt bỏ kiến thức sai ấy ra. Khi nào chư tăng đã tụng tuyên ngôn để ngăn cấm trong ba lần rồi mà vị tỳ khưu ấy dứt bỏ kiến thức ấy đi, thì sự dứt bỏ ấy rất hợp pháp vậy. Nếu không chịu dứt bỏ, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, khi biết rõ vị tỳ khưu ấy vẫn còn nói như thế (nói nghịch với lời Ðức Phật) không chịu làm theo lời chân chánh (của chư tăng đã khuyên) không chịu bỏ kiến thức sai lầm ấy đi, mà còn ăn chung, ở chung, ngủ chung với vị ấy, phạm ưng đối trị.

Nếu có vị sa di nói như vầy: “Tôi biết rõ pháp của Ðức Thế Tôn đã thuyết nói rằng: Tất cả pháp nào có tai hại, các pháp ấy không thể nào làm hại được đến người xu hướng theo, như lời của Ðức Thế Tôn giảng giải đâu”. Các vị tỳ khưu nên nói với ông sa di ấy rằng: “Này ông sa di, ông đừng nói như vậy, đừng nói phỉ báng Ðức Thế Tôn, vì sự nói nghịch lý với Ngài, không có sự tốt đẹp đâu. Ðức Thế Tôn không khi nào nói như thế ấy. Này ông sa di, Ðức Thế Tôn đã có giảng giải thật nhiều về pháp làm cho tai hại, pháp ấy có thể làm cho tai hại đến người thực hành theo không sai.” Khi các vị tỳ khưu đã khuyên như thế mà ông sa di ấy cũng vẫn còn chấp như cũ. Các vị tỳ khưu phải nói với ông sa di ấy rằng: “Kể từ nay trở đi, ông không được nói Ðức Phật là thầy của ông nữa. Các ông sa di khác, có thể ngủ chung với các vị tỳ khưu trong hai hoặc ba đêm được, sự ngủ chung ấy ông hết được phép rồi; nè người không ai ưa thích nữa, đi khỏi chỗ này đi, hư thân đi !” Vị tỳ khưu nào biết rõ, sa di bị tăng đuổi đi như thế mà còn dụ dỗ để hầu hạ mình, hoặc ăn chung, ở chung, phạm ưng đối trị. (Dứt phần thứ bảy, về loại chúng sanh). 

    30. Yo pana bhikkhu bhikkhūhi sahadhammikaṃ vuccamāno evaṃ vadeyya: na tāv’āhaṃ āvuso, etasmiṃ sikkhāpade sikkhissāmi, yāva n’aññaṃ bhikkhuṃ byattaṃ vinayadharaṃ paripucchāmīti, pācittiyaṃ. Sikkanamānena bhikkhave, bhikkhunā aññatabbaṃ paripucchitabbaṃ paripañhitabbaṃ. Ayaṃ tattha sāmīci.

   31.Yo pana bhikkhu avaḍḍhamāsaṃ pātimokkhe uddissamāne, evaṃ vadeyya: idān’eva kho ahaṃ jānāmi: ayampi, kira dhammo suttāgato suttapariyāpanno anvaḍḍhamāsam uddesaṃ āgacchatīti. Tañce bhikkhuṃ aññe bhikkhū jāneyyuṃ; nisinnapubbaṃ iminā bhikkhunā dvittikkhattuṃ pātimokkhe uddissamāne, ko pana vādo bhiyyoti, na ca tassa bhikkhuno aññaṇakena mutti atthi, yañca tattha āpattiṃ āpanno tañca yathādhammo kāretabbo; uttariñcassa moho āropetabbo: tassa te āvuso, alābhā, tasse te dulladdham yaṃ tvaṃ pātimokkhe uddissamāne, na sādhukaṃ aṭṭhikatvā manasikarosīti. Idaṃ tassmiṃ mohanake pācittiyaṃ.

    32. Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito anattamano pahāraṃ dadeyya pācittiyaṃ.

    33. Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito annattamano talasattikaṃ uggireyya, pācittiyaṃ.

    34. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ amūlkena saṅghādisesena anuddhaṃseyya, pācittiyaṃ.

Vị tỳ khưu nào biết rõ, khi các vị tỳ khưu nói (nhắc nhở) đúng theo giáo pháp, nhưng lại nói rằng: “Các vị đạo hữu, khi nào tôi chưa hỏi đến các vị tỳ khưu thông thạo, gìn giữ giới luật lúc nào thì tôi cũng không chịu học tập theo đều học này đến lúc ấy”. Vị tỳ khưu ấy phạm ưng đối trị. Này các vị tỳ khưu, vị tỳ khưu nên học hỏi cho biết rõ, nên hỏi han, nên suy xét cho rõ. Ðây là cách thực hành tốt đẹp trong điều học này vậy.

Vị tỳ khưu nào, khi vị tỳ khưu đang đọc giới bổn, liền nói như vầy: “Có lợi ích chi, các điều học nhỏ nhen đã đọc ra đây, các điều học này hành theo chỉ làm cho tâm nóng nảy bực bội, khó chịu, rắc rối vậy thôi”. Vì nói chê bai điều học nên phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, khi vị tỳ khưu đang đọc giới bổn, trong mỗi kỳ nửa tháng, bèn nói như vầy: “Tôi mới biết bây giờ đây, nghe rằng điều học này mới có trong luật (lời giảng) mới kể vào trong luật để đọc trong mỗi kỳ nữa tháng”. Nếu các vị tỳ khưu khác biết rõ rằng, vị ấy đã từng ngồi nghe đọc giới bổn hai, ba lần rồi, cần chi nói đến sự nghe nhiều lần. Vị tỳ khưu ấy không khỏi phạm tội được, do sự nói không biết ấy đâu, vì vị ấy đã hành sai điều nào thì phạm tội ấy. Chư tăng phải cho vị ấy thú tội, tùy theo điều học, một lẽ nữa, phải đọc tuyên ngôn giải si mê cho vị ấy rằng: “Này đạo hữu, việc này là điều bất lợi cho đạo hữu, đạo hữu phải lãnh lấy vật xấu xa tội lỗi, vì khi có vị tỳ khưu đọc giới bổn, không chịu chú tâm cho được thành tựu những sự lợi ích tốt đẹp”. Vì cố ý làm như si mê không biết, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào vì sân hận, bất bình, đánh đập vị khác, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, vì sân hận, bất bình, đưa tay lên đá muốn đánh vị khác, phạm ưng đối trị.

    35. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ amūlkena saṅghādisesena anuddhaṃseyya, pācittiyaṃ.

   36. Yo pana bhikkhussa sañcicca kukkuccam upadaheyya itīssa muhuttampi aphāsu bhavissatīti; etad’va paccayaṃ karitvā anaññaṃ, pācittiyaṃ.

    37. Yo pana   bhikkhu   bhikkhūnaṃ bhaṇḍanajātānaṃ kalahajātānaṃ vivādāpannānaṃ, upassutiṃ tiṭṭheyya: yaṃ ime bhanissanti, taṃ sossāmīti etad’eva paccayaṃ kiritvā anaññaṃ, pācittiyaṃ.

    38. Yo pana bhikkhu dhammikānaṃ kammānaṃ chandaṃ datvā, pacchā khīyanadhammaṃ āppajjeyya, pācittiyaṃ.

    39. Yo pana bhikkhu saṅghe vīnicchaya kathāya vattamanayā, chandaṃ adatvā uṭṭhāyāsanā pakkāmeyya, pācittiyaṃ.

  40. Yo pana bhikkhu samaggena, saṅghena cīvaraṃ datvā pacchā khīyanadhammaṃ cīvaraṃ datvā pacchā khīyanadhammaṃ āpajjeyya:yathāsanthutaṃbhikkhū  saṅghikaṃ lābhaṃ parināmentīti, pācittiyaṃ.

 41. Yo pana  bhikkhu  jānaṃ  saṅghikaṃ lābhaṃ pariṇataṃ puggalassa pāriṇāmeyya, pācittiyaṃ. (Sahadhammikavaggo aṭṭhamo)

Vị tỳ khưu nào tố cáo vị khác phạm tội tăng tàng mà không có nguyên nhân, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào cố ý kiếm chuyện làm cho vị khác phát sanh sự nghi ngờ, do ý nghĩ rằng: “Vị ấy sẽ không được vui lòng dầu trong chốc lát do nguyên nhân ấy không sai”. Chỉ làm cho người phát sanh nghi ngờ chớ không phải nguyên nhân nào khác, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, khi các vị tỳ khưu đang có xung đột cãi cọ nhau, bất hòa nhau, đi đứng dựa (vách) chờ nghe, và tính rằng: “Các vị tỳ khưu này nói lời nào, ta sẽ nghe những lời ấy”. Chỉ có đứng dựa vách để chờ nghe, chớ không có nguyên nhân nào khác, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào đã tỏ ý ưng thuận của mình đến tăng sự làm hợp pháp, sau rồi lại bươi móc ra để biếm nhẻ, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, khi chư tăng đang cu hội để phân xử, không tỏ ý ưng thuận, tự nhiên đứng dậy đi khỏi nơi ấy, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào bằng lòng với chư tăng cho y đến (một vị tỳ khưu) sau lại biếm nhẻ nói rằng: “Chư tăng lấy lợi lộc của chư tăng cho theo ý thích của mình”. Phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào khi biết rõ, lợi lộc người định dâng đến chư tăng, lại soay (đoạt) về cho một cá nhân (tỳ khưu) phạm ưng đối trị.

  42. Yo pana  bhikkhu  rañño  khattiyassa muddh’ābhisittassa anikkhinatarājake aniggataratanake pubbe appaṭisamvidito indakhilaṃ atikkāmeyya, pācittiyaṃ.

   43. Yo pana bhikkhu ratanam vā ratānasammataṃ vā, aññatra ajjh’ārāmā vā ajjh’āvasathā vā uggaṇheyya vā uggaṇhapeyya vā, pācittiyaṃ. Ratanaṃ vā pana bhikkhunā ratana samataṃ vā ajjh’ārāme vā ajjh’āvasathe vā uggahetvā vā uggahāpetvā vā nikkhipitabbaṃ: yassa bhavissati, so harissatīti. Ayaṃ tattha sāmīci.

     44. Yo pana bhikkhu santaṃ bhikkhuṃ anāpucchā vikāle gāmaṃ paviseyya, aññatra tathārupā accāyikā, pācittiyaṃ.

   45. Yo pana bhikkhu aṭṭhimayaṃ vā dantamayyaṃ vā visāṇamayaṃ vā sūcigharaṃ kārāpeyya, bhedanakaṃ pācittiyaṃ.

    46. Navaṃ pana  bhikkhunā  mañcaṃ  vā pīthaṃvākārayamānena, aṭṭhaṅgulapādakaṃ kāretabbaṃ sugat’angulena aññatra heṭṭhimaya aṭaniyā, taṃ atikkāmayato, chedanakaṃ pācittiyaṃ.

Vị tỳ khưu nào, đến đức vua đã được tôn vương, vị tỳ khưu chưa báo tin cho hay trước, mà đi vào nơi ngọa phòng (phòng ngủ) đức vua và hoàng hậu chưa ra khỏi, phạm ưng đối trị.

Vị tỳ khưu nào, tự mình lượm hoặc biểu kẻ khác lượm những bảo vật hoặc vật mà người cho là bảo vật, phạm ưng đối trị, trừ ra trong chùa hoặc nơi cư ngụ.

Vị tỳ khưu phải lượm hoặc biểu kẻ khác lượm bảo vật hoặc vật mà người cho là bảo vật ở trong chùa hoặc nơi cư ngụ, với sự nghĩ rằng: “Bảo vật này của ai, người ấy sẽ đến lấy lại” đây là sự thực hành tốt đẹp trong điều học này vậy.

Vị tỳ khưu nào, không kiếu từ vị tỳ khưu khác mà đi vào xóm trong buổi chiều, phạm ưng đối trị, trừ ra có chuyện khẩn cấp (có tình trạng vị khác bị rắn cắn).

Vị tỳ khưu nào, cho người làm ống đựng kim bằng xương, bằng ngà, bằng sừng, phạm ưng đối trị (vật ấy phải đập bỏ).

Nếu vị tỳ khưu cho người làm giường mới, ghế mới phải phải làm chơn cao cỡ 8 ngón Ðức Phật1, đo từ phía dưới thanh giường trở xuống, nếu cho làm cao quá cỡ, phạm ưng đối trị (chân giường ấy phải cắt bỏ).

    47. Yo pana bhikkhu mañcaṃ vā pīthaṃ vā tūlonaddhaṃ kārāpeyya, uddāḷanakaṃ pācittiyaṃ.

   48. Nisīdanaṃ pana bhikkhunā kārayamānena pamāṇikaṃ kāretabbaṃ, tatridaṃ pamānaṃ: dīghaso dve vidatthiyo sugata vidatthiyā tiriyaṃ diyaḍḍhaṃ dasā vidatthi. Taṃ atikāmayato, chedanakaṃ pācittiyaṃ.

  49. Kaṇduppaṭicchādiṃ pana  bhikkhunā kārayamānena pamānikā kāretabbā, tatridaṃ pamānaṃ dīghaso catasso vidatthiyo sugata vidatthiyā tiriyaṃ dve vidatthiyo taṃ atikkāmayato, chedanakaṃ pācittiyaṃ.

   50. Vassaka sāṭikaṃ  pana  bhikkhunā kārayamānenapamāṇikākāretabbā tatridaṃ pamānaṃ; dīghaso cha viddatthiyo sugata vidatthiyā tiriyaṃ aḍḍhateyyā taṃ atikkāmayato, chedanakaṃ pācittiyaṃ.

  51. Yo pana bhikkhu sugata cīvarappamānaṃ cīvaraṃ kārāpeyya atirekaṃ vā, chedanakaṃ pācittiyaṃ. Tatridaṃ sugatassa sugatacīrappamānaṃ; dīghaso nava vidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ cha vidatthiyo. Idaṃ sugatassa Sugata cīvarappamānaṃ. (Ratanavaggo navamo)

Vị tỳ khưu nào cho người làm giường hoặc ghế có lót gòn, phạm ưng đối trị (phải bươi móc gòn ấy ra bỏ).

Nếu vị tỳ khưu cho người làm tọa cụ, phải làm cho đúng cỡ; cỡ của tọa cụ ấy là: bề dài 2 gang Ðức Phật, bề ngang một gang rưỡi, bìa một gang2. Nếu làm quá cỡ, phạm ưng đối trị (tọa cụ ấy phải cắt bỏ).

Nếu vị tỳ khưu cho người làm y để che đậy ghẻ, phải làm cho đúng cỡ, cỡ y đắp ghẻ ấy là: bề dài bốn gang, bề ngang hai gang của Ðức Phật, nếu cho làm quá cỡ phạm ưng đối trị (y ấy phải cắt bỏ bớt).

Nếu vị tỳ khưu cho người làm y tắm mưa, phải làm cho đúng cỡ, cỡ y tắm mưa ấy là: bề dài sáu gang, bề ngang hai gang rưỡi của Ðức Phật. Nếu cho làm quá cỡ phạm ưng đối trị (y ấy phải cắt bỏ bớt).

Vị tỳ khưu nào cho người làm y bằng hoặc lớn hơn y của Ðức Phật, phạm ưng đối trị (y ấy phải cắt bỏ bớt). Cỡ y của Ðức Phật là bề dài chín gang, bề ngang sáu gang Ðức Phật, đây là cỡ y của Ðức Phật. (Dứt phần thứ chín về loại báu vật)

Uddiṭṭhā kho āyasmanto dvenavuti pācittiyaṃ dhammā. Tatth’āyasmante pucchāmi, kaccittha parisudhā? Dutiyampi pucchāmi, kaccittha parisudhā? Tatiyampi pucchāmi, kaccittha parisudhā? Parisuddhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi. (Pācittiyā niṭṭhitā)

Bạch các ngài, 92 pháp ưng đối trị tôi đã kể ra rồi. Tôi xin hỏi các ngài, trong 92 pháp ấy các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không? Các ngài được trong sạch nên mới làm thinh. Tôi xin chứng nhận các ngài đã được trong sạch, do sự làm thinh ấy. (Dứt phần kể ra về ưng đối trị)

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app