Tứ Thanh Tịnh Giới Phần I – Bhikkhuppātimokkha – Giới Bổn Pātimokkha Của Tỳ Khưu

Bhikkhuppātimokkha – Giới bổn pātimokkha của tỳ khưu

1. Kể các nguyên nhân

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambhuddhassa. Sunātu me bhante saṅgho, ajj’uposatho (paṇṇaraso) yadi saṅghassa pattakallaṃ, saṅgho uposathaṃ kareyya pātimokkhaṃ uddīseyya. Kiṃ saṅghassa pubbakiccam?

Pārisuddhiṃ āyasmanto ārocetha, pātimokkhaṃ uddisissāmi, taṃ sabbeva santā sādhukam suṇoma manasikaroma, yassa siyā āpatti, so āvikareyya asantiyā āpattiyā tuṇhī bhavitabbaṃ, tuṇhībhāvena, kho pan’ āyasmante parisuddhāti vedissāmi; yathā kho pana pacceka puṭṭhassa veyyākaranaṃ hoti.

Evameraṃ evarūpāya parisāya yāvatatiyaṃ anussāvitaṃ hoti, yo pana bhikkhu yāvatatiyaṃ anussāviyamāne saramāno santiṃ āpattim nāvikareyya sampajānaṃ usāvādassa hoti, sampajāna musāvādo kho pan’āyasmanto antorayiko dhammo vutto bhagavatā, tasmā saramānena bhikkhunā āpannena visuddha pekkhena santī āpatti avikātabbā, āvikatā hissa phāsu honti.

Uddittham kho āyasmonto nidānam.

Tatth’āyasmante pucchā, kaccittha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi kaccittha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kaccittha parisuddhā?

Parisuddhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhi, evametaṃ dhārayāmi. (Nidan’uddeso niṭṭhito)

Tôi xin đem hết lòng thành kính làm lễ đến đức Bhagavā, ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được đắc quả Chánh Biến Tri (Tam diệu tam bồ đề). Bạch Đại đức tăng, xin chư tăng nghe tôi, ngày hôm nay là ngày lễ phát lộ của ngày rằm, nếu hợp thời nên làm, thì chư tăng làm lễ phát lộ là phải đọc giới bổn, Pātimokkha. Phận sự phải làm trước, các ngài đã làm chưa? Thưa các vị, xin các vị phải sám hối cho trong sạch rồi tôi mới đọc giới bổn. Chúng ta ở đây hết thảy phải thành tâm để nghe đọc giới bổn cho được sự lợi ích. Như vị nào có phạm tội xin vị ấy sám hối đi, còn vị nào trong sạch thì làm thinh. Tôi sẽ biết rằng vị ấy được trong sạch do cử chỉ làm thinh ấy, cũng như người mà bị người ta cật hỏi phải trả lời như thế nào, thì khi lời tôi tuyên bố hỏi chư tăng đủ ba lần cũng như thế ấy. Nếu khi tôi đã hỏi đủ ba lần rồi mà vị nào nhớ được sự phạm tội của mình, nhưng vẫn không chịu sám hối, thì vị ấy sẽ phạm thêm một hành ác về nói láo, vì biết mình mà không chịu khai ra. Bạch các ngài, tội này Ðức Thế Tôn có nói cũng là một pháp tai hại, bởi vậy cho nên, vị nào đã phạm rồi mà nhớ lại được và muốn cho mình được trong sạch thì nên sám hối tội ấy ra. Do nhờ sự sám hối ấy mà tâm vị tỳ khưu ấy được sự vui vẻ.

Bạch các ngài, nguyên nhân tôi đã kể ra rồi. Tôi xin hỏi các ngài trong nguyên nhân này các ngài đã được trong sạch chưa? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài đã được trong sạch chưa? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài đã được trong sạch chưa?

Tất cả các ngài đã được trong sạch, trong nguyên nhân này, nên các ngài mới làm thinh. Tôi xin chứng nhận do nơi sự làm thinh ấy.

(Dứt phần kể các nguyên nhân)

2. Pārājikuddeso – Bất cộng trụ.

Tatrime cattāro pārājikā dhammā uḍḍesaṃ āgacchanti. Yo pana bhikkhu bhikkhūnaṃ sikkhāsājīvasamāpanno, sikkhaṃ appaccakkhāya, dubbalyaṃ anāvikatvā, methunaṃ dhammaṃ patiseveyya antamaso tiracchāna gatāyapi, pārājiko hoti asaṃvaso.

Bốn pháp bất cộng trụ của giới bổn, phải kể ra là: Vị tỳ khưu nào đã có học hỏi và thọ trì các điều học của tỳ khưu rồi, chưa hoàn tục hoặc chưa tỏ ra mình là người yếu hèn (không thể hành đạo cao thượng được) mà hành dâm, dầu cho với loài thú cái, cũng phạm tội bất cộng trụ, không được phép ở chung với các tỳ khưu khác.

Yo pana bhikkhu gāmā vā araññā vā adinnaṃ theyyasaṅ khātaṃ ādiyeyya yathārūpe adinnādāne rājāno coraṃ gahetvā haneyyuṃ vā bandheyyuṃ vā pabbājeyyuṃ vā corosi bālosi mūlhosi thenosīti tathārūpaṃ bhikkhu adinnaṃ ādiyamāno, ayampi pārājiko hoti asaṃvāso.

Vị tỳ khưu nào, đã có tâm trộm cắp lấy của người, ở trong xóm hoặc ở trong rừng; các nhà vua bắt được đạo tặc, hoặc giết hại, hoặc giam cầm, hoặc lưu đầy xứ và cho rằng “người là kẻ đạo tặc, là người hung ác, là người ăn cắp” như thế nào, thì vị tỳ khưu lấy của mà người ta không dâng cho cũng như thế ấy, vị tỳ khưu ấy đã phạm bất cộng trụ, không được phép ở chung với các tỳ khưu khác.

Yopanabhikkhusañcicca manussaviggahaṃjīvitāvoropeyya, satthahārakaṃvāssapariyeseyya, maraṇavaṇṇaṃ vā saṃvaṇṇeyya, maraṇāya vā samadapeyya, ambho purisa kiṃ tuyhiminā pāpakena dujjīvitena? Matante jīvitā seyyoti; iti cittamano cittasaṅkappo,anekapariyāyena maraṅavaṇṇaṃ vā saṃvaṇṇeyya, maraṇāya vā samādapeyya, ayampi pārājiko hoti asaṃvāso.

Vị tỳ khưu nào, cố ý giết hại mạng sống con người hoặc kiếm khí giới biểu cho kẻ khác giết hại, hoặc khen sự nên chết hoặc nói dắt dẫn cho người nên chết cho rồi như vầy: “Này người ơi! Mạng sống của người rất xấu xa có lợi ích chi đâu, vậy người nên chết đi còn tốt hơn là sống”. Vị tỳ khưu suy nghĩ tính toán trong tâm như thế ấy, rồi nói khen ngợi dắt dẫn chỉ bảo người sự chết đủ cách, vị tỳ khưu ấy đã phạm bất cộng trụ không được phép ở chung với các vị tỳ khưu khác.

Yo pana bhikkhu anabhijānaṃ uttariṃanussadhammaṃ attūpanāyikaṃ alamariyaññāṇadassanaṃ samudācareyya: iti jānāmi, iti passāmīti, tato aparena samayenasamanuggāhiyamānovā asamanuggāhiyamāno vā āpanno, visuddhāpekkho evaṃ vadeyya: ajānaṃ evaṃ āvuso avacaṃ jānāmi apassaṃ passāmi, tucchaṃ musā vilapinti, aññatra adhimānā, ayampi pārājiko hoti asaṃvāso.

Vị tỳ khưu nào biết rõ, nhưng nói khoe khoang rằng: Mình đã đắc được pháp của bậc cao nhơn là pháp phải thấy rõ bằng trí tuệ cao thượng, như vầy: “Tôi biết như thế này, tôi thấy như thế này”. Sau khi ấy, dầu có ai hỏi lại hoặc không có ai hỏi lại chẳng hạn cũng phạm tội bất cộng trụ. Mặc dầu sau lại muốn được trong sạch là khỏi tội bèn nói sửa trở lại như vầy: “Này người, tôi không biết như thế này, tôi không thấy như thế này, nhưng tôi nói biết và thấy, nói như vậy là tôi nói láo”. Vị tỳ khưu ấy đã phạm tội bất cộng trụ, không được phép ở chung với các vị tỳ khưu khác, trừ ra tưởng rằng mình đã đắc đạo của bậc cao nhơn.

Uddhiṭṭhā kho āyasmanto cattāro pārājikā dhammā, yesam bhikkhu aññataram: vā aññataram vā āpajjitvā, na labbati bhikkūhi saddhiṃ sāvamvāsam, yathā pure tathā pacchā, pārājiko hoti asaṃvāso.

Bạch các ngài, 4 pháp bất cộng trụ tôi đã kể ra rồi, vị tỳ khưu nào đã phạm tội một trong bốn pháp này, thì không còn được phép ở chung với các vị tỳ khưu khác, trước kia người ấy thế nào thì sau này phạm tội bất cộng trụ rồi cũng không được ở chung với các vị tỳ khưu như thế ấy.

Tatth’āyasmante pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi, kaccittha parisuddhā? Parisuddhetth’āyasmanto, tasmā tuṇhī evametaṃ (dhārayāmi). (Pārājik’uddeso Niṭṭhito)

Tôi xin hỏi các ngài, trong bốn pháp bất cộng trụ này, các ngài có trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không? Các ngài đã trong sạch nên mới làm thinh, tôi xin chứng nhận sự trong sạch các ngài, do nơi sự làm thinh ấy. (Dứt phần kể các pháp bất cộng trụ)

3. Saṅghadises’uddeso – Phần kể ra tăng tàng

Ime kho pan’āyasmanto terasa saṅghādisesā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

  1. Sañcetanikā sukkavisaṭṭhi, aññatra supinantā, saṅghādiseso.
  2. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena cittena,mātugāmenasaddhiṃ kāyasaṃsaggaṃ samāpajjeyya, hatthaggāhaṃ vā veṇiggāhaṃ vā aññata vā aññatarassa vā aṅgassa parāmasanaṃ, saṅghādiseso.
  3. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena cittena mātugāmaṃ duṭṭhullāhi vācāhi obhāseyya yaṭhātaṃ yuvā yuvatiṃ methūnupasañhitāhi, saṅghādiseso.
  4. Yo pana bhikkhu otiṇṇo viparinatena cittena, mātugamassa santike attakāma pāricariyāya, vaṇṇaṃ bhāseyya: Etadaggaṃ bhagini pāricariyānaṃ, yā madisaṃ sīlavantaṃ kalyaṇadhammaṃ brahmacārimetanadhammena, paricareyyāti methunupasañhitena, saṅghādiseso.
  5. Yo pana bhikkhu sañcarittaṃ samāpajjeyya, itthiyā vā purisamatiṃ, purisassa vā itthīmatiṃ, jāyattane vā jārattane vā, antamaso taṃkhaṇikāyapi, saṅghādiseso.
  6. Saññācikāya pana bhikkhunā kutiṃ kārayamānena assāmikaṃ att’uddesaṃ, pamāṇikā kāretabbā, tatridaṃ pamānaṃ dīghasodvādasavidatthiyo. Sugatavidatthiyā, tiriyaṃ sattantarā: bhikkhū abhinetabbā, vatthudesanāya; tehi bhikkhūhi vatthuṃ desetabbaṃ anāraṃbhaṃ saparikkamanaṃ sārambhe ce bhikkhu vatthusmiṃ aparikkamane saññācikāya kuṭiṃ kāreyya, bhikkhū vā anabhineyya vatthudesanāya, pamānaṃ vā atikkāmeyya, saṅghādiseso.
  7. Mahallakaṃ panā bhikkhunā vihāraṃ kārayamānena sassāmikāṃ att’uddesaṃ, bhikkhū abhinetabbā vatthu desanāya, tehi bhikkhūhi vatthuṃ desetabbaṃ anārambhaṃ saparikkamanaṃ; sarambhe ce bhikkhu vatthusmiṃ aparikkamane mahallakaṃ vihāram kāreyya, bhikkhū vā anabineyya vatthudesanāya, saṅghādiseso.
  8. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ duṭṭho doso appatīto, amūlakena pārājikena dhammena anuddhaṃseyya: appeva nāma naṃ imamhā brahmacariyā cāveyyanti tato aparana samayana samanuggāhiyamano vā asamanuggāhiyamāno vā, amūlakañceva taṃ. Adhikaranaṃ hoti, bhikkhu ca dosaṃ patiṭṭhāti, saṅghādiseso. 
  9. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ duṭṭho doso appatīto, aññabhāgiyassa adhikaraṇassa kiñci desaṃ lesamattaṃ upādāya, pārājikena dhammena anuddhaṃseyya: appeva nāma naṃ imamhā brahmacariyā cāveyyanti, tato aparena samayena samanuggāhiyamanovā asamanuggāhiyamāno vā, aññabhāgiyanceva taṃ adhikaraṇaṃ hoti koci deso lesamatto upādinno, bhikkhu ca dosaṃ patiṭṭhāti saṅghādiseso.
  10. Yo pana bhikkhu samaggassa saṅghassa bhedāya parakkameyya, bhedanasaṃ-vattanikaṃ vā adhikaraṇaṃ samādāya paggayha tiṭṭheyya; so bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo mā āyasmā samaggassa saṅghassa bhedāya parakkami, bhedanasaṃ-vattanikaṃ vā adhikaraṇaṃ samādāya paggayha atthāsi; samet’āyasmā saṅghena samaggohi saṅgho sammodamāno avivadamāno ek’uddeso phāsu viharatīti, evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tatheva pagganheyya; so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya. Yāvatatiyañce samanubhāsiyamānā taṃ paṭinissajjeyya, iccetaṃ kusalaṃ; no ce paṭinissajjeyya, saṅghādiseso.
  11. Tass’eva kho pana bhikkhussa bhikkhū honti anuvattakā vaggavādakā eko vā dve vā tayo va, te evaṃ vadeyyuṃ; māyasmanto etaṃ bhikkhuṃ, kiñci avacuttha dhammavādī ceso bhikkhu, vinayavādī ceso bhikku, ambākañceso bhikku chandañca ruciñca ādāya voharati, jānāti no bhāsati, amhākampetaṃ khamatīti; te bhikkū bhikkhūhi evamassu vacanūyā; mā āyasmanto evaṃ avacuttha na ceso bhikkhu dhammavādī, na ceso bhikkhu vinayavādi mā āyasmantānampi saṅghabhedo rucitthā samet’āyasmantānaṃ saṅghena, samaggo hi saṅgho sammodamāno avivadamāno ek’uddeso phāsu viharatīti; evañca te bhikkhū bhikkhūhi vuccamānā, that’eva pagganheyyuṃ te bhikkhū bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbā tassa paṭinissaggāya. Yāvatatiyañce samanubhāsiyamānā taṃ paṭinissajjeyyuṃ, iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyuṃ, saṅghādiseso.
  12. Bhikkhu pan’eva dubbacajātiko hoti, uddesa pariyāpannesa sikkhāpadesu bhikkhūhi, sahadhammikaṃ vuccamāno, attanaṃ avacanīyaṃ karoti: mā maṃ āyasmanto kiñci avacuttha kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā ahaṃ p’āyasmante na kiñci vakkhāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā viramath’āyasmanto mama vacanāyāti. So bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo, mā āyasmā attānaṃ avacanīyaṃ akāsi, vacanīyam’eva āyasmā attānaṃ karotu, ayasmāpi bhikkhū vadetu sahadhammena, bhikkhūpi āyasmantaṃ vakkhanti sahadhammena; evaṃ samvaḍḍhāhi tassa bhagavāto parisā, yadidaṃ aññamaññavacanena aññamañña vuṭṭhāpanenāti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tath’evapagganheyya, so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya. Yāvatatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya, saṅghādiseso.
  13. Bhikkhu pan’eva aññataraṃ gāmaṃ vā nigamaṃ vā upanissāya viharati kuladūsako pāpasamācāro, tassa kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca, kulāni ca tena duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca. So bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo: āyasmā kho kuladūsako pāpasamācāro, āyasmato kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca kulāni e’āyasmatā duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca, kulāni c’āyasmatā duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca, pakkamat ‘āyasmā imamhā āvāsā alante idha vāsenāti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno, te bhikkhū evaṃ vadeyya: chandagāmino ca bhikkhū, dosagāmino ca bhikkhū, mohagāmino ca bhikkhū, bhayagāmino ca bhikkhū, tātisikāya apattiyā ekaccaṃ pabhājenti ekaccaṃ na pabhājentīti. So bhikkhu bhikkhūhi evamassa vacanīyo: mā āyasmā evaṃ avaca, na ca bhikkhū chandagāmino na ca bhikkhū dosagāmino, na ca bhikkhū mohagāmino, na ca bhikkhu bhayagāmino āyasmā kho kuladūsako pāpasamācāro. Āyasmato kho pāpakā sāmacārā dissanti c’eva suyyanti c’eva auyyanti ca; pakkamat’āyasmā imamhā āvāsā alante idha vāsenāti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tath’eva paggaṇheyya, so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabho tassa paṭinissaggāya. Yāvatatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinīssajjeyya, iccetaṃ kusalaṃ, no ce paṭinissajjeyya saṅghādiseso. Uddiṭṭhā kho āyasmanto terasa saṅghādisesā dhammā, nava patham’āpattikā, cattāro yāvatatiyakā; yesaṃ bhikkhu aññataraṃ vā aññataraṃ vā āpajjittvā yāvatiraṃ jānaṃ paṭicchāteti, tāvatihaṃ tena bhikkhunā akāmā parivatthabbaṃ parivutthaparivāsena bhikkhunā uttariṃ chārattaṃ bhikkhumānattāya paṭipajjitabbaṃ. Ciṇṇamānatto bhikkhu, yattha siyā vīsatigaṇo bhikkhu saṅgho, tattha so bhikkhu abbhetabbo. Ekenapi ce ūno vīsatigano bhikkhusaṅgho taṃ bhikkhuṃ abbheyya, so ca bhikkhu anbbhito, te ca bhikkhū gārayhā. Ayaṃ tattha sāmīci. Tatth’āyasmante pucchāmi, kaccittha parisudhā? Dutiyampi pucchāmi, kaccittha parisudhā? Tatiyampi pucchāmi, kaccittha parisudhā? Parisudhetth’āyasmanto, tasmā  tuṇhī. Evametaṃ dhārayāmi. (Saṅghādises’uddeso niṭṭhito)

Bạch các ngài, 13 pháp tăng tàng này, tôi xin kể ra là:

  1. Vị tỳ khưu nào cố ý làm cho tinh khí xuất ra thì phạm tội tăng tàng, trừ phi nằm chiêm bao.
  2. Vị tỳ khưu nào tâm thay đổi, bị tình dục đè nén, rờ rẩm vào mình phụ nữ, hoặc nắm tay, hoặc rờ đầu tóc, hoặc rờ trong mình bất luận chỗ nào, thì phạm tội tăng tàng.
  3. Vị tỳ khưu nào tâm thay đổi, bị tình dục đè nén, nói trêu ghẹo phụ nữ bằng lời tục tĩu cũng như người trai tơ nói trêu ghẹo cô gái bằng lời nói có tánh cách dâm dục thì phạm tội tăng tàng.
  4. Vị tỳ khưu nào tâm thay đổi, bị tình dục đè nén, nói lời có tánh cách dâm dục là khen ngợi ân đức của sự cho mình hành dâm với phụ nữ rằng: “Này cô, người phụ nữ nào hầu hạ là cho sự hành dâm đến người tu hành cao thượng có giới hạnh, có nhiều đức tánh như tôi đây, sự hầu hạ ấy là cao thượng hơn tất cả các sự hộ độ khác”, thì phạm tội tăng tàng. 
  5. Vị tỳ khưu nào làm mai mối là đem ý muốn của người nam nói với phụ nữ, của phụ nữ nói với người nam, làm cho hai bên thành vợ chồng hoặc kết tình với nhau, dầu nói một lúc cho mấy cô gái giang hồ, cũng phạm tội tăng tàng.
  6. Vị tỳ khưu khi làm tịnh thất riêng cho mình, mà không có thí chủ đứng cất cho, tự mình đi xin vật liệu để cất thì phải cất cho đúng luật là: bề dài 12 gang, bề ngang 7 gang của Ðức Phật1 do từ phía trong vách và phải dẫn chư tăng đến để chỉ chỗ cho. Chỗ ấy không có sự hoài nghi (là nhầm ổ mối, kiến v.v…) và có chỗ trống chung quanh (cho xe bò đi được). Nếu vị tỳ khưu làm cốc liêu, đi xin vật liệu của người. Cất trong chỗ có sự hoài nghi và trống chung quanh, không dẫn chư tăng đến chỉ chỗ hoặc cất quá luật định thì phạm tội tăng tàng.
  7. Khi nào vị tỳ khưu làm chỗ ở lớn cho mình, do có thí chủ đứng cất cho, thì phải dẫn chư tăng chỉ chỗ cho, chỗ ấy không có sự hoài nghi và chung quanh có chỗ trống nếu vị tỳ khưu cho làm chỗ lớn ở riêng cho mình nơi chỗ có sự hoài nghi, không có khoảng trống chung quanh hoặc không dẫn chư tăng đến chỉ chỗ cho thì phạm tội tăng tàng.
  8. Vị tỳ khưu nào, sân hận, hung dữ, phiền phức, cáo gian vị tỳ khưu khác phạm tội bất cộng trụ mà không có nguyên nhân chi, với sự cố ý rằng: “Ta làm thế nào! Cho vị tỳ khưu đó phải xa lìa sự đạo hạnh cao thượng” (là phải hoàn tục). Sau khi ấy, dầu có ai hỏi lại hoặc không ai hạch hỏi lại, nếu sự tố cáo rõ ràng là không có nguyên nhân chi, dầu cho vị tỳ khưu tiên cáo ấy có nhìn nhận tội của mình cũng phạm tội tăng tàng.
  9. Vị tỳ khưu nào, sân hận, hung dữ, phiền phức, nhân một nguyên nhân nhỏ mọn nào khác để làm bằng cớ, rồi tố cáo vị tỳ khưu khác phạm tội bất cộng trụ với sự cố ý rằng: “Ta làm thế nào, cho vị tỳ khưu đó phải xa lìa sự hành đạo cao thượng”. Sau khi ấy dầu có ai hỏi lại hoặc không ai hỏi lại, nếu sự tố cáo ấy là một việc khác, mà vị tỳ khưu ấy dựa vào một nguyên nhân nhỏ mọn để làm bằng cớ, dầu vị tỳ khưu ấy có thú nhận tội lỗi của mình, cũng phạm tội tăng tàng.
  10. Vị tỳ khưu nào, chư tăng đang hòa thuận nhau mà cố gắng làm cho chia rẽ, hoặc chấp lấy một sự tranh luận nào mà làm cho chư tăng chia rẽ nhau ở riêng biệt nhau thì các vị tỳ khưu khác nên khuyên vị tỳ khưu ấy rằng: “Này đạo hữu, không nên cố gắng làm cho chư tăng đang hòa hiệp nhau phải chia rẽ, và cũng không nên chấp lấy một bằng cớ nào mà làm cho chư tăng chia rẽ ở riêng nhau, xin đạo hữu nên hòa thuận nhau, vui vẻ nhau, không cãi cọ nhau, có sự sum họp nhau, thì thường được an vui”. Khi các vị tỳ khưu nói như thế ấy, nhưng vị tỳ khưu ấy cũng vẫn chấp như cũ thì các vị tỳ khưu phải hợp lại “Tụng tuyên ngôn ngăn cản trong 3 lần” cho vị ấy dứt bỏ sự chia rẽ tăng chúng ấy đi. Khi các tỳ khưu đã “Tụng tuyên ngôn ngăn cản 3 lần rồi” mà vị tỳ khưu ấy chịu dứt bỏ sự làm cho tăng chúng chia rẽ ấy ra, sự dứt bỏ ấy rất tốt vậy, nếu không chịu dứt bỏ thì phạm tội tăng tàng.
  11. Các vị tỳ khưu, hoặc 1 vị, 2 vị, 3 vị, xu hướng theo vị làm cho chia rẽ tăng chúng và chấp theo phe đảng. Các vị tỳ khưu khác nên ngăn cản, khi các vị tỳ khưu ấy ngăn cản thì các vị kia nói như vầy: “Xin các đạo hữu đừng nói lời chi với vị tỳ khưu ấy, bởi vì vị ấy nói đúng theo kinh, nói đúng theo luật, hơn nữa vị ấy chấp lấy việc mà chúng tôi vừa lòng đẹp ý nên mới nói, vị ấy biết rõ sự bằng lòng của chúng tôi và việc này cũng là sự vui thích của chúng tôi nên mới nói”. Các vị tỳ khưu khác nên nói lại với các vị kia rằng: “Các đạo hữu không nên nói như vậy, vì tỳ khưu này, không phải là người nói đúng theo kinh, theo luật đâu, xin các vị đừng vui thích việc làm chia rẽ tăng chúng và nên hòa hợp với chư tăng đi. Bởi vì chư tăng hòa thuận nhau, vui vẻ với nhau, không cãi cọ nhau, sum họp nhau lại làm một thì thường được sự an vui”. Khi các vị tỳ khưu ấy nói như thế mà các vị kia cứ chấp như cũ thì chư tăng nên đọc “Tuyên ngôn để ngăn cản các vị kia trong lần” để dứt bỏ sự chấp nhứt ấy đi. Khi chư tăng đã tụng “Tuyên ngôn 3 lần để ngăn cản”, như các vị đó dứt bỏ sự chấp ấy đi, sự dứt bỏ ấy là một việc rất tốt nếu không chịu dứt bỏ, thì phạm tội tăng tàng.
  12. Nếu vị tỳ khưu có tánh nết khó dạy, khi có các vị tỳ khưu khác khuyên giải đúng theo giáo pháp và theo như các điều học trong giới bổn, lại tỏ ra mình là người cứng đầu và nói rằng: “Xin các vị đừng nói lời gì tới tôi hết thảy, mặc dầu xấu hay tốt gì thây kệ tôi. Còn phần tôi, cũng vậy, tôi không nói gì dầu tốt dầu xấu gì tới các vị xin các vị đừng có giảng dạy cho tôi nữa”. Các vị kia nên nói với vị ấy rằng: “Này đạo hữu, không nên tỏ ra người khó dạy như thế. Nên làm cho mình là người dễ dạy. Còn đạo hữu cũng vậy, cứ chỉ dạy chúng tôi đúng theo giáo pháp và chúng tôi cũng chỉ dạy đạo hữu đúng theo kinh luật vậy. Bởi vì đệ tử của Ðức Phật thường được sự tấn hóa do nhờ sự nhắc nhở nhau những lời có lợi ích là làm cho nhau thoát khỏi những đều tội lỗi”. Khi các vị tỳ khưu nói như thế ấy mà vị kia cũng vẫn chấp như cũ thì chư tăng phải tụng “Tuyên ngôn 3 lần để ngăn cản và cho dứt bỏ sự chấp ấy đi”. Khi chư tăng đã tụng tuyên ngôn ngăn cản 3 lần rồi mà vị ấy dứt bỏ được, sự dứt bỏ ấy rất hợp pháp, nếu không chịu dứt bỏ thì phạm tội tăng tàng.
  13. Vị tỳ khưu đến cư ngụ một xứ nào hoặc một nơi nào, là người hành động xấu xa, làm cho hư hại gia quyến người, sự hành động ấy có người nghe và thấy rõ ràng; lại nữa các gia quyến ấy họ cũng nghe và thấy rõ sự hành động xấu xa của vị ấy. Các vị tỳ khưu khác nên nói với vị tỳ khưu ấy rằng: “Ðạo hữu là người làm hư hại gia quyến người và hành động xấu xa rõ rệt, sự hành động xấu xa ấy có người ta nghe và thấy, hơn nữa các gia quyến mà đạo hữu đã hãm hại ấy, người ta cũng nghe và thấy rõ ràng. Vậy đạo hữu phải đi khỏi chỗ này đi, không nên cư ngụ nơi đây nữa”. Khi các vị tỳ khưu nói như thế ấy, thì vị kia lại trả lời rằng: “Các ngài đều là người tây vị vì thương, tây vị vì ghét, tây vị vì sự si mê, tây vị vì sợ, bởi vậy các ngài, có người cũng đồng phạm một tội với nhau, mà kẻ bị đuổi còn người lại không”. Các vị tỳ khưu khác nên nói lại với vị ấy rằng: “Ðạo hữu không nên nói như vậy, vì chư tăng không phải là tây vị vì thương, tây vị vì ghét, tây vị vì sự si mê, tây vị vì sợ đâu. Ðạo hữu là người hành động xấu xa và hãm hại gia quyến người, sự hành động xấu xa ấy, có người ta nghe và thấy rõ ràng; hơn nữa những gia quyến mà đạo hữu làm hư hại, người ta cũng nghe và thấy rõ ràng. Vậy đạo hữu phải đi khỏi chỗ này đi, không nên ở đây nữa”. Khi các vị tỳ khưu đã nói như thế mà vị kia cũng cứ chấp như cũ, thì các vị tỳ khưu nên tụng “Tuyên ngôn ngăn cản 3 lần” đặng cho dứt bỏ sự hành động xấu xa ấy đi. Nếu khi đã tụng “Tuyên ngôn ngăn cản 3 lần” mà vị ấy chịu sự dứt bỏ ấy rất hợp pháp vậy, nếu không chịu dứt bỏ thì phạm tội tăng tàng. Bạch các ngài, 13 pháp tăng tàng, tôi đã kể ra rồi, 9 pháp đầu gọi là “patham’āpattikā – khi hành sái thì phạm tội liền”; còn 4 pháp sau gọi là “yāvatatiyakā – phạm tội khi nào chư tăng đã đọc tuyên ngôn ngăn cản 3 lần mà không dứt bỏ”. Tất cả 13 tội này, nếu vị tỳ khưu nào phạm một tội nào, mà biết rõ mà dấu bao nhiêu ngày thì phải phạt tội cấm phòng bấy nhiêu ngày1, khi hành phạt xong còn phải thực hành “mānatta”2 trong 6 đêm nữa, rồi chư tăng từ 20 vị trở lên ở đâu thì vị tỳ khưu ấy đến xin “abbhānakamma”3. Nếu chư tăng không đủ 20 vị, dầu chỉ thiếu một vị mà vẫn tụng tuyên ngôn cho nhập chúng thì tăng sự ấy cũng không thành tựu đến vị ấy. Về phần chư tăng thì cũng bị Ðức Phật quở rầy. Làm như thế là việc làm hợp pháp trong tăng sự.Tôi xin hỏi các ngài trong 13 tội tăng tàng này các ngài có trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các ngài có được trong sạch không? Tôi xin hỏi lần thứ ba, các ngài có được trong sạch không? Các ngài được trong sạch nên mới làm thinh, tôi xin chứng nhận sự trong sạch của các ngài, do nơi sự làm thinh ấy.

    (Dứt phần kể về tăng tàng)

 

 

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app