Nội Dung Chính
Cư Sĩ Thực Hành
Pattidāna Gāthā – Kinh Hồi Hướng
Theo trong Phật giáo người Phật tử mỗi khi làm được phước lành nào thì nên hồi hướng phước báu đến tất cả chúng sanh như sau:
Yaṃ kiñci kusalakammaṃ kattabbaṃ kiriyaṃ mama. Kāye vācāmanasā tidase sugataṃ kataṃ ye sattā saññino atthi, ye ca sattā asaññino kataṃ puññā phalaṃ mayhaṃ, sabbe bhāgī bhavantute. Ye taṃ kataṃ suviditaṃ dinnaṃ puññaphalaṃ mayā. Ye ca tattha na jānanti devā gantvā nivedayuṃ sabbe lokamhi ye sattā jīvantāhāra hetukā manuññaṃ bhojanaṃ sabbe labhan tu mama cetasāti.
Cung trời Đạo Lợi thọ nhàn
Chúng sanh hữu tưởng nhân gian sa bà
Chư Thiên Phạm thiên cùng là
Bậc trời Vô tưởng được mà hưởng an
Phước tôi hồi hướng dâng ban
Chúng sanh hay biết hoàn toàn lãnh thâu
Bằng ai chưa rõ lời cầu
Xin cùng Thiên chúng đến hầu mách ngay
Có người làm phước được rày
Lại đem hồi hướng hiện nay khắp cùng
Chúng sanh hoan hỷ lãnh chung
Hưởng được phước quí ung dung thanh nhàn
Chúng sanh thế giới các hàng
Bởi nhờ thọ thực sanh an mạng trường
Xin thâu phước báu cúng dường
Hóa thành thực phẩm mùi hương thoả lòng.
Lời Việt:
Phước căn tôi đã tạo thành
Do thân, khẩu, ý tu hành gieo nên
Đều là phước báu vững bền
Có thể tiếp chúng độ lên thiên đàng
Bài kinh này đọc nơi chùa chiền, tịnh xá, sau khi nghe pháp hoặc tụng kinh
Yā devatā santi vihāra vāsini thūpeghare bodhighare tahiṃ tahiṃ tādhamma dānena bhavantu pūjitā sotthiṃ karontedha vihāra maṇdale. Therā ca majjhā navaka ca bhikkhavo
saramikā danapati upāsakā gāmā ca desā nigamā ca issarā. Sappānabhūtā sukhitā bhavantute. Jālabujā yapi ca aṇḍasaṃ bhava. Saṃsedajātā athavopapātikā. Niyānikaṃ dhamma, varaṃ paticca te. Sabbepi dukkhassa karontu saṃkhayaṃ. Thātu ciraṃ sataṃ dhammo dhamma dharā ca puggalā saṅgho hotu samaggo va atthāya ca hitāya ca amhe rakkhatu sadhammo sabbepi dhammacārino vuddhiṃ sampāpuṇeyyāma dhammariyappavedite.
Sẽ dùng pháp thí tiện bề cúng dâng
Rồi xin gia hộ chư tăng
Cửa từ ẩn náu phước hằng hà sa
Tỳ khưu chẳng luận trẻ già
Cao hạ trung hạ hoặc là mới tu
Thiện nam tín nữ công phu
Đều là thí chủ đồng phù trợ nhân
Những người trong khắp thôn lân
Kiều cư châu quận được phần an khương
Chúng sanh bốn loại thông thường
Noãn thai thấp hóa khi nương pháp lành
Giải thoát phước báu nên hành
Đặng mà dứt khổ chuyền quanh đọa đầy
Cầu cho hưng thạnh lâu dài
Pháp thiện trí thức các ngài mở mang
Bực tu xin được bình an
Cầu cho tăng chúng các hàng hòa nhau
Lại thêm phẩm hạnh thanh cao
Những quả lợi ích kết mau kịp thì
Cầu xin pháp bảo hộ trì
Cho người tu đã qui y Phật rồi
Xin cho cả thảy chúng tôi
Tấn hóa trong Pháp Phật roi giáo truyền.
Phận sự cư sĩ nên hành thêm
Ngoài những phận sự đã giải ở phía trước người cư sĩ nên thêm hạnh bố thí, làm phước để gieo duyên lành thêm và cũng để trừ bớt lần lần tâm tham lam bỏn xẻn, nên trì giới cho tinh nghiêm tùy theo khả năng mình như đã giải ở phía trước. Như có thì giờ rảnh và muốn tinh tấn lên thêm thì nên niệm Phật, tham thiền cho tâm được yên lặng trong sạch, mới có thể minh tâm kiến tánh được. Cách niệm Phật Người nào muốn niệm Phật tham thiền thì trước hết cần phải có 2 điều kiện là: phải được thong thả không bận rộn; phải ở chỗ thanh vắng. Khi có đủ 2 điều kiện ấy rồi thì nên ngồi kiết già hoặc bán già, day mặt về hướng đông, tay mặt để lên tay trái, thân mình ngay thẳng, nhắm mắt lại vừa vừa, rồi suy xét 10 tội ngũ trần (coi nơi quyển niệm thân) xong rải lòng bác ái tóm tắt như vầy: “Cầu xin cho tất cả Chư Thiên và nhân loại cùng chúa 4 loài rắn như là Virūpakkha (Quí-ru-bắc-khá), Erāpatha (Ê-rá-bát-thá), Chabyāputta (Xắp-phya-bút-tá), Kanhāgotamaka (Canh-ha-go-tam-má-cá) cùng tất cả loài thú không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân, xin cho tất cả chúng sanh ấy hằng được các sự yên vui”. Kế tiếp lựa một hiệu Phật nào tùy thích trong 9 hiệu hoặc niệm luôn hết cũng được. Niệm chậm rãi từ từ cho đến khi hỉ lạc hoặc triệu chứng phát sanh lên. Nhưng tốt hơn trước khi niệm nên kiếm vị thiền sư nào giao phó tánh mạng đặng nương nhờ học hỏi để khỏi sợ lầm lạc lối và tránh khỏi sự tai hại.
Pāli để xin học tham thiền
“Imahaṃ bhante attabhāvaṃ tumhākaṃ pariccajāmi. Dutiyampi….Tatiyampi…– Bạch Đại đức tôi xin giao phó thân này đến ngài để mong cầu học pháp tham thiền. Lần thứ nhì…lần thứ ba…”
Thưở Đức Phật còn tại thế các vị tỳ khưu thường khi muốn học pháp thiền định thì đến giao phó tánh mạng cho đức Phật mà xin Phật cho một đề mục khi
Ngài nhập diệt thì các môn đệ xin các bậc Thánh nhơn các bậc nằm lòng Tam tạng hoặc các vị đầu đà từng hành pháp thiền định hoặc các vị thiền sư để làm nơi nương nhờ vì trong lúc tham thiền có nhiều khi những hiện tượng phát sanh lên đáng ghê sợ nếu không có nơi nương nhờ hoặc ỷ lại thiền định ấy sẽ bị hư hỏng và có sự tai hại chẳng sai.
– Dứt tác phẩm 21. Cư sĩ thực hành –