Tương Ưng Bộ V – Chương Ii: Tương Ưng Giác Chi – Phẩm Sông Hằng Quảng Thuyết

TƯƠNG ƯNG BỘ V

CHƯƠNG II: TƯƠNG ƯNG GIÁC CHI

Liên kết: Pāḷi | Việt | Anh | Video t.Việt | Video t.Anh | Audio | PDF | Chú Giải Pāḷi | Phụ Chú Giải Pāḷi | Tìm hiểu thêm | Bài giảng khác

PHẨM SÔNG HẰNG QUẢNG THUYẾT

I. Hướng Về Ðông (S.v, 134)

1) …

2) – Ví như, này các Tỷ Kheo, Sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập Bảy Giác Chi làm cho sung mãn Bảy Giác Chi, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi…. tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bảy giác chi, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

78-88. II – XII (S.v,134)

(Cho đến phẩm Tầm Cầu, như trên)

Phẩm Không Phóng Dật

89-98. I-X. (S.v,135)

— Này các Tỷ-kheo, như các loài hữu tình không chân, hay có hai chân, hay có bốn chân, hay có nhiều chân…

(Như trên, theo đoạn bảy giác chi)

Phẩm Cần Dùng Sức Mạnh

99-100. I-XII. (S.v,135)

— Này các Tỷ-kheo, ví như các hành động cần phải dùng sức mạnh…

(Như trên, theo đoạn bảy giác chi)

XII. Phẩm Tầm Cầu

101-110. I-XII. (S.v,136)

— Có ba sự tầm cầu, này các Tỷ-kheo. Thế nào là ba? Tầm cầu dục, tầm cầu hữu, tầm cầu Phạm hạnh…

(Như trên, theo đoạn bảy giác chi)

XIII. Phẩm Bộc Lưu

111-119 I-IX. (S.v,136)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi…

2) — Có bốn bộc lưu, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn? Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu…

120.X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,136)

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm? Tham sắc giới, tham vô sắc giới, mạn, trạo cử, vô minh. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm thượng phần kiết sử.

3) Này các Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bảy giác chi cần phải tu tập. Thế nào là bảy?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

5) Này các Tỷ-kheo, vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bảy giác chi này cần phải tu tập.

XIV. Phẩm Sông Hằng Quảng Thuyết

I. (S.v,137)

1) …

2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bảy giác chi, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi với mục đích nhiếp phục tham, với mục đích nhiếp phục sân, với mục đích nhiếp phục si. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo… xuôi về Niết-bàn.

122-132. II-XII.(S.v,138)

(Như trên, cho đến phẩm Tầm Cầu) …

Phẩm Không Phóng Dật (Nhiếp phục tham)

132-142. I-X. (S.v,138)

Gồm các kinh:

Chân Của Như Lai, Nóc Nhọn, Căn Rễ, Với Lõi, Cây, Hoa Lý, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, và Vải là thứ mười.

XVI. Phẩm Cần Dùng Sức Mạnh(Nhiếp phục tham)

143-154. I-XII. (S.v,138)

Gồm các kinh:

Sức Mạnh, Hột Giống, Rắn, Cây, Ghè, Râu Lúa Mì, Hư Không, Mây, Tàu, Thuyền, Khách, Sông.

XVII. Phẩm Tầm Cầu (Nhiếp phục tham)

155-164 I-X (S.v, 139)

Gồm các kinh:

Tầm Cầu, Mạn, Lậu Hoặc, Hữu, Khổ, Chướng Ngại, Vết Nhơ, Ðau Ðớn, Thọ, Ái, Khát.

XVIII.Phẩm Bộc Lưu

165-174. I-IX. (S.v,139)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi…

2) — Này các Tỷ-kheo, có bốn bộc lưu này. Thế nào là bốn? Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu…

120.X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,136)

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm? Tham sắc giới, tham vô sắc giới, mạn, trạo cử, vô minh. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm thượng phần kiết sử.

3) Này các Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bảy giác chi cần phải tu tập. Thế nào là bảy?…

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ.

5) Này các Tỷ-kheo, vì mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bảy giác chi này cần phải tu tập.

XIV. Phẩm Sông Hằng Quảng Thuyết

I. (S.v,137)

1) …

2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bảy giác chi, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi với mục đích nhiếp phục tham, với mục đích nhiếp phục sân, với mục đích nhiếp phục si. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo… xuôi về Niết-bàn.

122-132. II-XII.(S.v,138)

(Như trên, cho đến phẩm Tầm Cầu) …

Phẩm Không Phóng Dật (Nhiếp phục tham)

132-142. I-X. (S.v,138)

Gồm các kinh:

Chân Của Như Lai, Nóc Nhọn, Căn Rễ, Với Lõi, Cây, Hoa Lý, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, và Vải là thứ mười.

XVI. Phẩm Cần Dùng Sức Mạnh (Nhiếp phục tham)

143-154. I-XII. (S.v,138)

Gồm các kinh:

Sức Mạnh, Hột Giống, Rắn, Cây, Ghè, Râu Lúa Mì, Hư Không, Mây, Tàu, Thuyền, Khách, Sông.

XVII. Phẩm Tầm Cầu (Nhiếp phục tham)

155-164 I-X (S.v, 139)

Gồm các kinh:

Tầm Cầu, Mạn, Lậu Hoặc, Hữu, Khổ, Chướng Ngại, Vết Nhơ, Ðau Ðớn, Thọ, Ái, Khát.

XVIII. Phẩm Bộc Lưu

165-174. I-IX. (S.v,139)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi…

2) — Này các Tỷ-kheo, có bốn bộc lưu này. Thế nào là bốn? Dục bộc lưu, hữu bộc lưu, kiến bộc lưu, vô minh bộc lưu..

X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,139)

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử. Thế nào là năm? Tham sắc giới, tham vô sắc giới, mạn, trạo cử, vô minh. Ðây là năm thượng phần kiết sử.

3) Này các Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bảy giác chi cần phải tu tập. Thế nào là bảy?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi… tu tập xả giác chi với mục đích nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si, nhập vào bất tử, lấy bất tử làm tối thượng, lấy bất tử làm cứu cánh, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.

5) Này các Tỷ-kheo, với mục đích thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bảy giác chi này cần phải tu tập.

-ooOoo-

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ V“, Ngài Thích Minh Châu dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ V” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Ngài Thích Minh Châu
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

* Thuộc TƯƠNG ƯNG BỘ V - TẠNG KINH - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Ngài Thích Minh Châu
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app