– K –
KA (cách dùng để hỏi của kin) ai, cái gì? cái nào?
KAKACA m. cái cưa.
KAKAṆṬAKA m. con cắc kè.
KAKU m. cái gút, nút, đỉnh, chóp, cái bướu, cái gù lưng, góc lồi, nhô ra.
KAKUDHA m. gù (trên lưng con bò), cái mồng gà, cây bàng. —bhaṇṇa nt. hiệu lệnh của hoàng phái, có 5 như : gươm, lọng, hia, mão, lông đuôi con sơn dương.
KAKKA nt. bột nhồi với nước, cặn dầu lóng xuống đáy.
KAKKAṬA, —ṭaka m. con cua. —yanta nt. thang có móc, để móc lên tường.
KAKKASA a. cứng, dai, gồ ghề, nhám.
KAKKĀKĪ f. dưa leo, dưa chuột.
KAKKHAḶA a. thô, nhám, gồ ghề, cứng rắn.–ḷatā f. sự nhám nhúa, sự cứng rắn, nghiêm nhặt.
KAṄKA m. con cò ma. —ṇa nt. chiếc vòng.
KAṄKHATI (khah + ṃ + a) nghi ngờ, không chắc ý. oar. kaṅkhi. —nā, kaṅkhā, —yanā f. sự nghi ngờ, không chắc ý. —māna kaṅkhī a. không giải quyết được, người nghi ngờ.
KAṄKHANĪYA, kaṅkhitabba pt.p. đáng nghi ngờ.
KAṄKHITA pp. của kaṅkhati.
KAṄKHIYA, khitvā abs. đang nghi ngờ.
KAṄGU f. hột trái kê.
KACAVARA m. sự quét dọn, đồ dư, đồ rác rến.
KACCI phân từ dùng để hỏi khi hoài nghi (thường theo sao có vài phân từ như : nu, nukho).
KACCHA m., nt. đất bùn lầy, nách (phía dưới cánh tay). —antara nt. dưới nách, nội cung của vua. —puṭa m. sự rao, sự bán hàng rong. adj. người có một bó đồ vác trên vai. —ka m. một loại cây sung, cây vả.
KACCHAPA m. con rùa, con đồi mồi.
KACCHĀ f. áo thắt lưng, dây đai cho con voi.
KACCHU f. sự ngứa ngáy, ghẻ lở, bịnh ghẻ, cây nàng hai (khi đụng tới thì ngứa lắm).
KAJJALA nt. lọ nồi, bồ hóng.
KAÑCANA nt. vàng. —vaṇṇa a. màu vàng.
KAÑCUKA m. áo ngắn, áo choàng, áo giáp, xác lột (rắn, ve ve).
KAÑJIKA, kañjiya nt. cháo (cơm nhão).
KAÑÑĀ f. cô gái, cô hầu.
KAṬA m. chiếu, tấm thảm thô, gò má. —sāra m. chiếu làm bằng thứ vỏ cây, cuống hoa.
KAṬA (kata) pp. của karoti.
KAṬAKA nt. chiếc vòng, động đá.
KAṬACCHU m. cái muỗng. —matta a. đầy muỗng.
KAṬASI f. nghĩa trang, nhị tì.
KAṬĀHA m. cái có thể nhận lãnh được; vỏ trái bồ đào; nồi lớn.
KAṬI f. cái hông, háng, thắt lưng.
KAṬUKA a. bén,đau đớn, dữ dội, nhức nhối. nt. sự châm chích. —tta nt. sự gay gắt, châm chích. —bhaṇṇa nt. đồ gia vị, hương liệu. —pphala a. kết thúc một cách dữ dội. nt. hột của vào loại cây thơm. —vipāka a. có kết quả cay đắng.
KAṬṬHA nt. mảnh cây, khúc gỗ. —tthara nt. giường ván; chiếu làm bằng cọng cỏ nhỏ. —maya a. làm bằng gỗ.
KAṬṬHAKA m. cây tre.
KAṬṬISSA nt. vải trải giường bằng tơ có thêu và khảm hột đá.
KAṬHALA a. mảnh bể (chén, ly).
KAṬHINA a. cứng, dai, thô thiện. nt. áo càsa mỗi năm dâng đến chư tăng. —tthāra m. lễ dâng casa. —nuddhāra m. hủy bỏ lễ dâng áo càsa.
KAḌḌHATI (kaddh + a) kéo, lôi. aor. kaddhi. pp. kaddhita níu, kéo.
KAḌḌHANA nt. sự kéo, lôi, níu, còn bú.
KAṆA m. cám (gạo), tấm (gạo gãy).
KAṆAYA m. một loại giáo (gươm), cây thương ngắn.
KAṆAVĪRA m. cây trúc đào.
KANAJAKA nt. cháo bằng gạo tấm.
KAṆIKĀRA m. cây Acerifolum có bông toàn màu vàng.
KAṆITTHA, kaṇiya a. trẻ nhất, còn nhỏ nhất, út. —ka m. em út trai.
KAṆIṬṬHĀ, —thikā, kanitthi f. em gái nhỏ nhất, em gái út.
KAṆERU m. con voi. f. con voi cái.
KAṆṬAKA nt. cây gai,miếng xương, vật có mũi nhọn. —āpassaya m. giường làm bằng da căng ra, ở dưới miếng da đó có cây sắt nhọn. —ādhāna nt. hàng rào bằng gai.
KAṆṬHA m. cần cổ, cuống họng. —ja a. giọng phát sanh từ trong cần cổ (hầu âm). —māla m. cần cổ.
KAṆḌA m. một phần, một chương, cây tên, cán (giáo), cọng (cây).
KAṆḌARĀ f. gân.
KAṆḌU —ti f. ghẻ ngứa.
KAṆDŪYANA f. —vana nt. sự ngứa ngáy, sự quào, gãi.
KAṆḌŪVATI (deno từ kaṇṇu) gãi, ngứa, làm độc, làm đau nhức, đau đớn vì ngứa. aor. —ūvi.
KAṆṆA nt. lỗ tai, một góc, mé, bìa của y phục. —kaṭuka a. không muốn nghe. —gutha, —mala nt. cứt rái, đồ dơ trong lỗ tai. —cchidda nt. lỗ tai. —cchinna a. người bị cắt vành tai. —jappaka nt. người nói nhỏ (kề bên lỗ tai). —jalūkā f. con cuốn chiếu. —bila nt. lỗ, miệng tai. —bhūsā f. vành tai, hoa tai. —mūla nt. căn nguyên lỗ tai. —valli f. lá, trái tai (đeo bông). —vijjhana nt. xỏ trái tai (để đeo bông). —vethana nt. một loại trang điểm lỗ tai. —sakkhalikā f. vành tai. —kukha a. êm tai, vui tai. —sūla nt. đau tai, nhức tai.
KAṆṆADHĀRA m. tài công (ghe, tàu).
KAṆṆIKĀ f. vỏ trái cây, một bó, xấp, mái nhà, đồ trang điểm lỗ tai. —maṇṇala nt. nóc nhà. —baddha a. bó lại thành bó.
KAṆHA a. đen, tối, xấu, ác. m. màu đen, thần Vishnu (vì mặt đen). —vattanī m. lửa. —vipāka hưởng quả đen (là khổ não). —sappa m. rắn hổ đất.
KATA pp. của karoti đã làm, làm xong, hết, dứt rồi, đầy đủ rồi. —kamma a. đã thực hành, đã làm xong việc của mình. —kalyāṇa a. người đã làm được việc tốt, lành. —kicca a. phận sự đã làm xong. —añjalī a. đã chấp tay vái chào. —paṭisanthāra a. được tiếp đãi tử tế. —paricaya a. đã làm quen với. —pātarāsa a. đã dùng xong buổi ăn sáng. —puñña a. người đã làm được việc lành.–puññatā f. công việc phước đức. —pubba a. đã làm khi trước. —bhattakicca a. người đã dùng cơm xong, đã thọ thực xong. —bhāva m. việc đã làm xong. —vedī a. biết trả ơn. —veditā f. sự biết trả ơn. —sakkāra. —saṅgaha a. người được sự tiếp đãi hay cúng dường. —saṅketa nt. một dấu hiệu khởi đầu. —sikkha a. người đã thực nghiệm. —anugaha a.được giúp đỡ do. —adhikāra, —abhinīhāra, —abhinivesa a. người đề đạt một nguyện vọng. —aparādha a.bị lỗi, phạm tội. 3. người phạm tội. —abhiseka a. người được xức dầu thánh, được tôn vương.
KATAÑÑU 3. sự biết ơn, biết bổn phận. —utā f. sự biết ơn người.
KATATTA nt. đang làm, việc đã làm.
KATAMA a. nào, gì.
KATAMATTE loc. vừa làm xong công việc.
KATARA a. cái nào (trong hai cái).
KATI bao nhiêu. —vassa bao nhiêu tuổi, mấy hạ (tu được mấy năm). —vidha a. mấy thứ, mấy loại?
KATIKĀ f. sự trò chuyện, sự đối thoại, sự thỏa thuận. —vatta nt. hòa ước, sự ưng thuận.
KATIPAYA a. vài cái, nhiều lần.
KATIPĀHA nt. vài ngày. —haṃ ad. trong ít ngày.
KATŪPAKĀRA a. giúp đỡ bởi. m. sự giúp đỡ cho vài người khác.
KATŪPĀSANA a. khéo léo, có tài trong thuật bắn cung.
KATOKĀSA a. được cho phép, cho phép rời đi.
KATTABBA pt.p. đáng làm, nên làm. nt. phận sự phải làm.–yuttaka a. nên làm. —batā f. sự việc đáng làm.
KATTARA a. nhỏ xíu, nhỏ quá. —daṇṇa m. —yaṭṭhi f. cây gậy, cây ba ton. —suppa m. cái nia nhỏ để sảy lúa.
KATTARI, —rikā f. cây kéo, kéo lớn để cắt hàng rào.
KATTIKAMĀSA m. tên tháng 10.
KATTIKĀ f. chòm sao bảy ngôi thật sáng.
KATTU m. người làm, tác giả, chủ từ của một câu. —kāma a. muốn làm. —kāmatā f. thích, ưa làm.
KATTUṂ inf. làm.
KATTHA ad. ở đâu?
KATTHACI in. ở nơi nào đó.
KATTHATI (kath + a) hay nói khoe khoang. aor. —katthi. pp. katthita.
KATTHANĀ f. sự khoe khoang.
KATTHĪ a. người hay khoe, sự nói khoác, nói phách lối.
KATVĀ (abs. của karoti) đã làm.
KATHAṂ ad. thế nào? —kathā f. sự nghi ngờ, không chắc chắn. —kathī a. người hay nghi. —kara a. thế nào? —bhūta a. kiểu, loại nào, như cái nào? —vidha, —pakāra a. loại nào? —sīla a. hạnh kiểm thế nào?
KATHANA nt. nói, đàm thoại.
KATHĀ f. diễn từ, thuật chuyện, nói chuyện. —pabhala nt. vấn đề đàm thoại. —magga m. sự tường thuật, sự kể chuyện lại. —vatthu nt. vấn đề bàn cãi, quyển, chương thứ năm của Vi diệu pháp. —sallāpa m. đàm thoại một cách thân mật.
KATHĀPETI (caus. của katheti) biểu nói, gởi một thông điệp. aor.–esi.
KATHITA pp. của katheti
KATHETI (kath + e) nói, phát ngôn ra, thuật lại. aor. kathesi. pr.p. kathenta. —tvā abs. đã nói.
KADANNA nt. gạo, cơm thiu, vật thực thiu thúi.
KADAMBA m. cây nauclea, lá hình trái tim.
KADARIYA a. sự khốn khó, sự bỏn xẻn, keo kiệt. nt. sự hà tiện, sự keo kiệt. —yatā f. sự bủn xỉn.
KADALI f. cây chuối, cây cờ, phướn. —phala nt. trái chuối. —miga m. một loại nai có bộ da rất quí.
KADĀ ad. khi nào?
KADĀCI in. có lúc, có khi. —karahaci in. ít khi, có thì giờ.
KADDAMA m. bùn lầy, vũng bùn. —bahula a. đầy bùn lầy. —modaka nt. nước bùn.
KANAKA nt. vàng (bạc). —cchavī, —ttaca a. da màu vàng. —ppabhā f. màu vàng. —vimāna nt. đền vàng, cung điện bằng vàng.
KANĪNIKĀ f. con ngươi.
KANTA a. vui vẻ, đáng mến, thuận thảo. m. người yêu dấu, chồng.
KANTATI (kant + a) cắt, xén, se chỉ, xoay tròn, chạm, khắc, cắt. aor. kanti. pr.p. kantanta.
KANTANA nt. cắt xén, se chỉ, chạm, khắc.
KANTĀ f. người đàn bà, người vợ.
KANTĀRA m. rừng rú hoang vu, đường đồng cát, sa mạc. —nittharaṇa nt. đi ngang qua bãi sa mạc.
KANTITA pp. của kantati.
KANDA m. rễ, củ, giống khoai mỡ.
KANDATI (kand + a) la, khóc, than khóc, khóc kể. aor. kandi. pp. kandita.
KANDANA nt. sự la khóc, khóc kể.
KANDARA, —rā f. động, hang ở trên dốc núi.
KANDUKA m. trái banh (để đá).
KAPAṆA a. nghèo, khốn khổ, không có nghĩa gì. m. người ăn xin.
KAPALLA, —laka nt. chảo chiên, mảnh, miếng bể (chén). —pūva m., nt. bánh chiên, nướng trên vỉ, như bánh tráng, bánh kẹp.
KAPĀLA, —laka m. vỏ, mu (sò hay đồi mồi), chảo để chiên, chảo, chén của người đi xin. —sisa sọ người, đầu lâu.
KAPI m. con khỉ. —kacchu m. tên cây mucana.
KAPIÑJALA m. một loại chim đa đa.
KAPITTHA m. trái táo rừng.
KAPILA a. m. màu đà, nâu, hung hung, tên của một vị hiền triết. —vatthu nt. xứ Ca-bì-la-vệ (nơi bồ tát Sĩ Đạt Ta giáng sinh).
KAPISĪSA m. cây đà ngang trên cửa.
KAPOTA m. chim bồ câu.
KAPOLA m. gò má.
KAPPA m. một thế hệ của vũ trụ, một tăng kỳ, tư tưởng. —ṭṭhāyī —ṭṭhilika a. lâu một tăng kỳ. —rukkha m.cây như ý (làm cho ước nguyện thành tựu). —vināsa m. tiêu hoại của một a-tăng-kỳ. —vināsaka a. lửa tàn phá vũ trụ.
KAPPA a. thuận tiện, tiện lợi, giống nhau. —ka a. người thợ cạo râu tóc, quan cận thần, tự vệ. —ṭa m. vải cũ rách, y phục rách rưới.
KAPPATI (kapp + a) nên, được, giống như, đúng, chính. —na nt. —nā f. sự định, sự đặt để, sự thắng yên ngựa, để cho có thứ tự, sự suy nghĩ. —jīvita sự sanh sống.
KAPPABINDHU nt. làm dấu vào áo càsa.
KAPPARA m. cùi chõ, khuỷu tay.
KAPPĀSA nt. gòn, bông vải.–patala nt. người trồng bông vải. —maya, —sika a. làm bằng vải. —pāsi m.cây bông vải.
KAPPIKA a. thuộc về một thế hệ.
KAPPITA pp. của kappeti.
KAPPIYA a. thích hợp, đúng luật, chính xác. —kāraka m. người hầu hay phục dịch người tu, người cung cấp vật dụng thích hợp. —bhaṇṇa nt. vật dụng của các bậc tu hành.
KAPPŪRA m., nt. long não, băng phiến.
KAPPETI (kapp + e) sửa soạn, thắng cương, sắp đặt có thứ tự, cân nhắc, làm, hướng dẫn cuộc đời mình.aor. —esi. pr.p. kappenta. —tvā abs. đang sửa soạn, sắp đặt có thứ tự.
KABARA a. có lốm đốm, có vằn, có nhiều màu sắc.
KABALA m. nt. một miếng, một cục, một tảng, đầy miệng. —liṇkāra m. một tảng đá. —liṅkārahāra m. vật thực (cứng mềm để ăn).
KABBA nt. bài thi thơ, một đoạn thi phú.
KAMA m. thứ tự, cử chỉ, phương cách, đường lối.
KAMATI (kam + a) đi, đi vào trong. aor. kami. pp. kanta.
KAMAṆḌULU m., nt. bình nước có quai.
KAMANĪYA a. đáng mến, dễ thương, tốt đẹp.
KAMALA nt. bông sen. —dala nt. cánh hoa sen.
KAMALĀSANA m. trời phạm thiên, đấng tạo hóa (theo sự hiểu biết của Bà-la-môn).
KAMALINĪ f. hồ, ao sen.
KAMUKA m. cây cau.
KAMPAKA a. người run rẩy.
KAMPATI (kamp+a) rung rinh, xao xuyến. aor. kampi. pr.p. kampamāna, kampanta. —na nt. kampa f.sự rung rinh, sự chuyển động.
KAMPITA (pp. của kampeti và kampati) rung chuyển, chuyển động. —ya a. có thể rung động.
KAMPETI (caus. của kampati) rung động, làm cho chuyển động. aor. —esi. pr.p. kampenta.
KAMPETVĀ, kampiya abs. đang rung chuyển.
KAMBALA nt. đồ vật bằng len, cái mền. —balī f. người mặc bộ đồ bằng len. —līya nt. y phục bằng len.
KAMBU m., nt. vàng, vỏ ốc xà cừ. —givā a. cổ có ba ngấn.
KAMPOJA m. tên xứ Campuchia.
KAMMA nt. sự làm, hành vi, việc làm. —kara, —karā m. nhân công, lao công. —karaṇa nt. công việc, lao công, việc làm. —kāraṇā nt. hình phạt, khổ sai. —kāraka nt. trường hợp về đối tượng, mục tiêu. —kkhaya m. tiêu tan, dứt nghiệp. —ja a. do nghiệp tạo ra. —jāta nt. nhiều loại nghiệp, nhiều nghề nghiệp. —dā, —yādaa. thọ lãnh kết quả nghiệp do mình tạo. —nānatta nt. có nhiều loại nghiệp. —nibbatta a. do nghiệp tạo ra. —patha m. con đường của nghiệp. —ppaccaya a. có nghiệp là nguyên nhân, căn bản. —phala nt. kết quả của nghiệp. —bandhu a. nghiệp là thân bằng quyến thuộc. —bala nt. nghiệp lực. —yoni a. nghiệp là nơi sanh ra. —vāda m. lý thuyết tin về nghiệp lực. —vādī a. tin về nghiệp. —vipāka m. sự kết quả của nghiệp mình đã tạo. —vaga m. sự xô đẩy, thúc giục của nghiệp. —samuṭṭhā, —na a. phát sanh lên do nghiệp. —sambhava a.sản xuất do nơi nghiệp —sarikkhaka a. giống nhau trong kết quả của hành vi. —saka a. nghiệp là gia tài của mình. —javātā m. việc khổ sở, gió nghiệp của đứa trẻ khi sanh a. —ānurūpa a. tùy theo duyên nghiệp. —aỳuhana nt. sự đầy dẫy của nghiệp tạo. —upaccaya m. sự tích trữ nghiệp.
KAMMAÑÑA, kammaniya a. nên làm sẵn sàng, để sử dụng. —ñatā f. —bhāva m. sự sẵn sàng, đáng, sự có thể làm được.
KAMMAṬṬHĀNA nt. đề mục để tham thiền; chi nhánh của một kỹ nghệ. —thānika 3. người tham thiền.
KAMMADHĀRANA m. trạng từ ghép.
KAMMANTA nt. việc làm —ṭṭhāna nt. chỗ làm của công việc, nơi công việc đang làm. —ntika a. người lao công, người nghệ sĩ.
KAMMAPPATTA a. những người tụ hội lại để hành tăng sự, công việc của giáo hội.
KAMMAVĀCĀ f. đọc tuyên ngôn (trong khi hành tăng sự).
KAMASSĀMĪ 3. người chủ công việc, giám đốc của một thương điếm.
KAMMĀDHIṬṬHĀYAKA m. người giám thị của một công xưởng kỹ nghệ.
KAMMĀRA m. thợ rèn, thợ nguội, —sālā f. lò rèn.
KAMMĀRAMBHA m. sự bắt tay vào việc.
KAMMĀRAHA a. được phép cộng sự vào, dự phần vào.
KAMMĀRĀMA a. thỏa thích trong hoạt động. —matā f. sự vui thích trong hoạt động thế sự.
KAMMĀSA a. mâu thuẫn, tương phản, lốm đốm, lấm chấm, tô điểm.
KAMMIKA, kammū 3. đang làm, người đang biểu diễn, đang trông nom.
KAMYATĀ f. ước mong, mong mỏi.
KAYA m. sự mua sắm. —vikkaya m. sự thương mãi, mua bán. —vikkayi người thương mãi, người môi giới.
KARA m. cánh tay, ánh rọi, thuế má, vòi con voi. adj. làm việc, biểu diễn. —gga đầu cánh tay. —ja móng tay. —tala nt. lòng bàn tay. —puṭa m. chỗ xếp cánh tay, khoanh tay. —bhūsā f. chiếc vòng, các loại trang điểm cánh tay.
KARAKA nt. thùng, bình to đựng nước uống. m. cây thạch lựu. —kā f. mưa đá. —vassa nt. giông tố, mưa đá.
KARAJAKĀYA m. xác thân (không sạch).
KARAÑJA m. cây đuôi chồn.
KARAṆA nt. làm, sản xuất. —attha m. trong sự giúp đỡ. —vibhatti f. trường hợp dùng làm phương tiện.
KARANĪYA a. phải làm. nt. phận sự, sự bắt buộc. —tā f. công việc đó bắt buộc phải làm.
KARAṆDA, daka m. cái hộp nhỏ, cái hộp, cái tráp nhỏ đựng đồ nữ trang, vật đựng đồ.
KARABHA m. con lạc đà, một phần của bàn tay (từ cổ tay đến chân ngón tay).
KARAMADDA m. cây carissa.
KARAMARĀNĪTA a. tù binh.
KARAVĪKA m. con chim, con cu rừng xứ Ấn Độ. —bhāni a. nói rõ ràng và du dương êm ái.
KARAVĪRA m. cây trúc đào.
KARITVĀ (abs. của karoti) đã làm.
KARĪ m. con voi.
KARĪYATI (pass. của karoti) làm được. aor. karīyi
KARĪYAMĀNA, kayiramāna (pr.p. của karīyati) đang làm.
KARĪSA nt. phân bò, phân người, một khoảnh vuông đất (lối một mẫu). —magga m. hậu môn, lỗ đít.
KARUṆĀ f. trắc ẩn, bi mẫn. —yanā f. sự bi mẫn, lòng trắc ẩn.
KARUNĀYATI (denm. của karuṇā) cảm thấy tội nghiệp, thương xót giùm. aor. —nāyi.
KAREṆU, —ṇukā f. voi cái.
KARERI m. cây bông hường.
KAROTI (kar + o) làm, hành động, kiến tạo, tạo tác. aor. kari. abs. katvā.
KAROṆTA pr.p. đang làm.
KALA m. tiếng nói nhỏ nhẹ, ngọt dịu. —kala m. nói cà lăm, nói không rõ, lẫn lộn.
KALATTA nt. người vợ.
KALANDAKA m. con sóc.–nivāpa m. chỗ nuôi dưỡng những con sóc.
KALABHA m. voi tơ.
KALALA nt. bùn, đầm lầy, vũng bùn. —makkhita a. trét bùn, vách đất. —rūpa nt. chất thụ thai đầu tiên trong lòng mẹ.
KALASA nt. bình, chậu nước nhỏ.
KALAHA m. sự gây gỗ, sự cãi lộn. —kāraka 3. người gây lộn. —kāraṇa nt. nguyên nhân sự cãi cọ, xung đột. —sadda m. sự gây lộn, sự cãi lẫy.
KALAṄKA m đốm, dấu vết, lỗi lẫm.
KALĀ f. một phần của một khối, một nghệ thuật.
KALĀPA m. một bó, một ống tên, một xấp, một nhóm của phần tử đầu tiên.
KALĀPĪ m. con công, người có ống ttên hay một bó.
KALI m. sự thua, vận xấu, tội lỗi, sự buồn rầu,sự suy sụp. —ggha m. bỏ mất, sự thua, kết quả xấu xa. —yuga m. tuổi xấu, khốn khó là : bốn thời kỳ sau cùng của a-tăng-kỳ.
KALIṄGARA m., nt. một khúc (cây), miếng củi mục, vỏ (lúa), rơm lúa.
KALĪRA nt. ngọn non cây chà là, thốt nốt.
KALUSA nt. tội lỗi, sự nhơ bẩn. adj. dơ bẩn, không sạch.
KALEBARA nt. thân thể con người.
KALYĀṆA a. mỹ lệ, yêu kiều, hạnh kiểm tốt. nt. sự tốt đẹp, phước, đức độ, thịnh vượng. —kāma a. mê thích việc phước thiện. —kārī a. người làm việc phước thiện, người có đức độ. —dassana người lịch sự, đáng yêu. —dhamma a. đức độ. m. hạnh kiểm tốt, giáo lý chân chánh. —paṭibhāṇa a. hiểu, lãnh hội lẹ. —mitta m. bạn tốt lành, bạn thành thật. —ajjhāsaya a. có ý định làm việc lành. —tā f. sự tốt đẹp, lịch sự.
KALYĀNĪ f. người phụ nữ đẹp; tên một con sông bên xứ Tích Lan.
KALLA a. thông thạo, có thể, mạnh khỏe, mạnh dạn, sẵn sàng, đúng lúc. —tā f. sự có thể, sự xong xuôi. —sarīra a. có thân thể tráng kiện, mạnh khỏe.
KALLAHĀRA nt. cây, cây bông súng trắng, hoa sen trắng.
KALLOLA m. cái gối.
KAVACA m. lưới sắt để làm áo giáp, áo giáp có bọc sắt, binh giáp.
KAV(B)ANDHA m. sự không cần, sự không chú ý đến thân thể, không đầu.
KAVĀṬA m., nt. cửa sổ, lớp ván ở ngoài cửa sắt (tủ kiếng bán đồ).
KAVI m. thi sĩ. —tā f. —tta nt. tình trạng của nhà thi sĩ.
KAVIṬṬHA, kapiṭṭha m. cây táo voi.
KASAṬA m. sự từ khước, cặn bã, vị chát, cay đắng. adj. không có giá trị, mùi hôi thúi, bẩn thỉu.
KASATI (kas + a) cày bừa, cố gắng phát triển. aor. kasi. pp. kasita, kaṭṭha ráng trồng tỉa.
KASANA nt. sự trồng tỉa.
KASANTA, kasamāna pr.p. sự cày bừa, sự cố gắng trồng trọt.
KASAMBU m. thứ năm, cặn bã. —jāta a. không sạch, dơ bẩn, tánh xấu.
KASĀ f. roi da. a. bị đánh bằng roi da.
KASĀYA nt. sự sắc hay nấu thuốc, sự chưng, sự cất rượu hay thuốc.
KASAVA nt., m. vị đắng, vải màu cam. adj. màu cam.
KASI f. sự trồng tỉa, trồng trọt. —kamma nt. nghề canh nông, người cày cấy. —bhaṇṇa nt. dụng cụ canh tác.
KASIṆA a. trọn, toàn cả. nt. đề mục để tham thiền. —parikamma nt. đọc tên kasiṇa đề mục để tham thiền. —maṇdala f. vòng kasina để làm đề mục.
KASITAṬṬTHĀNA nt. đất trồng tỉa.
KASITVĀ abs. đã cày bừa.
KASIRA a. khốn khó, khó khăn. nt. sự khổ cực, bận rộn, phiền muộn.–rena ad. với sự khó khăn.
KASMĪRA m. xứ Cashmire ở hướng bắc Ấn Độ.
KASSAKA m. nông phu, người làm ruộng, rẫy.
KASSATI (kass + a) bừa đất. aor. kassi, coi kaddhati.
KAHAṂ ad. ở đâu.
KAHĀPANA nt. đồng tiền Ấn Độ trị giá lối 5 đồng shilling của Anh. —ṇaka nt. một cách hình phạt, cắt thịt ra từng mảnh nhỏ.
KĀKA m. con quạ. —pāda dấu chân quạ, chữ thập. —peyya a. đầy tới miệng (con quạ đậu trên miệng uống được). —vaṇṇa a. màu con quạ, là màu đen, tên một vị vua Tích Lan.
KĀKACCHATI (kas+cha) ngay. aor. —cchi. pr.p. —māna.
KĀKAṆIKĀ f. đồng tiền giá thấp rẻ, bằng một phần tư của đồng xu Anh.
KĀKASŪRA a. lanh lẹ như con quạ, người không biết hổ thẹn.
KĀKASSARA a. tiếng, giọng nói như con quạ.
KĀKĪ f. con quạ cái.
KĀKOLA m. con quạ đen.
KĀCA m. kiếng, thủy tinh, bịnh mắt có vảy cá, mây hay có mộng. —tumba m. ve chai. —maṇi m. thủy tinh.–maya a. làm bằng chai, kiếng, pha lê.
KĀJA m. vác, mang, cột, cán. —haraka m. một số đất ít, một cái gò, đồi đất nhỏ hay đồi do tuyết đóng thành, người mang tuyết giá.
KĀTA m. cơ thể nam.
KĀṆA a. mù một mắt. m. người một mắt.
KĀTABBA pt. p việc phải làm. nt. phận sự bắt buộc.
KĀTARA a. nghèo khổ, khốn khó, bần cùng.
KĀTAVE, kātuṃ inf. làm (việc).
KĀTUKĀMA a. ưa thích làm. —kāmatā, —kamyatā f. thích làm hay hành động.
KĀDAMBA m. loại ngỗng cánh xám.
KĀNANA nt. rừng, vườn lớn.
KĀPILAVATTHAVA a. thuộc về xứ Ca-Tỳ-La-Vệ.
KĀPURISA m. người đê tiện, nghèo khổ, đáng khinh bỉ, bần tiện.
KĀPOTAKA a. màu trắng đục. —tikā f. một loại rượu màu hơi hung hung.
KĀMA m. sự thỏa thích, tình dục, sự thưởng thức, vật vui thích trần thế. —giddha tham muốn thỏa thích theo tình dục. —guṇa m. tình dục, ngũ trần. —gedha m. sự quyến luyến theo dục trần. —cchanda m. sự thỏa thích theo dục trần. —taṇhā f. sự khao khát tình dục ngũ trần. —da, —dada a. cho cái gì mình thích. —dhātu f. cảnh giới dục trần. —paṇka m. sự sa lầy trong tình dục. —pariḷāha m. sự nóng sốt của tình dục.–bhava m.cảnh dục giới. —bhogī a. hưởng sự vui thích của dục trần.–mucchā f. sự mê mẩn trong tình dục.–rati f. sự vui thích tình dục.–rāga m. sự mê sa tình dục. —loka m. cảnh dục giới. —vitakka m. sự suy nghĩ về tình dục. —saṅkappa m. tư tưởng về tình dục. —saññojana nt. dây cột trói tình dục. —sukha nt. sự an vui trong tình dục. —sevanā f. sự dâm dục.
KĀMATĀ f. sự ước ao, ham muốn.
KĀMĪ a. người có được vật vui thích, (in cpds) muốn, ước ao.
KĀMUKA a. dục tình, đa dâm, háo sắc.
KĀMETI (kam + e) khát khao, ham muốn. aor. —esi. pp. kamita.
KĀMETABBA pt.p. nên ước ao.
KĀYA m. một đống, sư gom lại, thân thể. —kamma nt. nghiệp thân. —kammaññatā f. sử dụng của thân. —gata a. liên quan đến bản thân. —gantha m. sự bó buộc của bản thân. —gutta a. thâu thúc bản thân, gìn giữ hành vi của thân. —ṇāha m. sốt rét; sự sưng mình. —daratha m. sự khốn khổ tấm thân. —duccarita nt. sự hành ác của thân. —dvāra nt. cửa thân (là nơi phát sanh sự hành động của thân). —dhātu f. sự đụng chạm của thân. —ppakopa m. hạnh kiểm xấu xa. —ppacālakaṃ ad. sự ngã nghiêng của thân. —paṭibabdha a. có liên quan đến thân. —payoga m. thói quen của thân. —parihārika a. khuynh hướng của thân. —ppasāda m.sự cảm giác của thân. —passaddhi f. thân thanh tịnh, yên lặng. —pagabbhahiya nt. thân vô lễ độ. —banddhana nt. giây thắt lưng, giây nịt lưng. —mudutā f. thân mềm mại, dễ uốn nắn. —lāhutā f. thân nhẹ nhàng.–vaṅka m. sự uốn cong của thân. —vinññatti f. sự hoạt động của thân.– viññāṇa nt. thân thức. —viññeyya a. thấu rõ do cửa thân. —viveka m. thân thanh tịnh. —veyyāvacca nt. sự sốt sắng của thân. —saṃsagga m. sự đụng chạm của thân.– sakkhī a. người lãnh hội chân lý do thân (như niệm thân). —saṅkhāra m. sự hành động của thân (thân hành). —samācāra m. hạnh kiểm tốt. —samphassa m. thân xúc, sự tiếp xúc của thân. —sucarita nt. thân trong sạch. —soceyya nt. sự trong sạch của thân.
KĀYIKA a. có liên hệ hay có kết quả từ bản thân. —dukkha nt. thân đau khổ.
KĀYUJJUKATĀ sự ngay thẳng của thân.
KAYŪPAGA a. sự quyến luyến của thân, đi tái sanh.
KAYŪRA nt. chiếc vòng đeo trên cánh tay.
KĀRA m. hành động, sự giúp việc, hành vi của sự tôn kính.
KĀRAKA m. người làm, hành động. nt. cú pháp của văn phạm Pàli.
KĀRAṆA nt. lý do, nguyên nhân. —nā abl. do phương cách của, xuyên qua, bởi, kim kāranā. f. tại sao vậy?
KĀRAṆĀ f. tra tấn, hình phạt. —ṇika m. người tra tấn.
KĀRĀ f., kārāghara nt. trại cải huấn, khám đường, nhà lao, tù.
KĀRĀPAKA 3. người thảo kế hoạch, người ra lịnh cho làm một việc gì. f. —pikā.
KĀRĀPANA nt. sai khiến làm, ra lịnh cho làm.
KĀRĀPETI caus. của karoti. aor. —esi. pp. pita.
KĀRĀBHEDAKA a. người vượt ngục.
KĀRIKĀ f. một luận giải.
KĀRIYA nt. bổn phận, hành vi, việc phải làm.
KĀRĪ 3. người làm, hành động.
KĀRUÑÑA nt. lòng từ mẩn.
KĀRUNIKA a. sự bi thương, trắc ẩn.
KĀRETI (caus của karoti) biểu, sai làm (kiến trúc, xây cất). aor. karesi. abs. kāretvā. pr.p. kārenta.
KĀLA m. thì giờ. kālasseva sớm. kālena đúng giờ, đúng lúc. kālena kālaṃ thỉnh thỏang có lúc có khi. lālaṃkaroti chết. —kata pp. sự chết. —kiriyā f. sự chết. —kaṇṇī m. người vô phúc, bất hạnh. —pavedanant. sự tuyên bố thì giờ. —vādī a. nói đúng lúc, đúng giờ.
KĀLAÑÑŪ a. người biết rõ đúng lúc.
KĀLANTARA nt. cách khoảng, thời gian.
KĀLIKA a. quyền, tạm (một thời gian).
KĀLINGA m. tên một xứ đông Ấn Độ.
KĀLĪYA nt. kiều dân ở chung nhau.
KĀLUSIYA nt. dơ bẩn, đen tối, lờ mờ.
KĀVEYYA nt. thi phú, bài thơ.
KĀSA m. một loại lau sậy, sự tiêu thụ.
KĀSĀYA, kāsāva nt. y casa. adj. nhuộm màu cam vàng.
KĀSI m. tên một xứ (đô thị nó là Benares).
KĀSIKA a. thuộc về hay làm tại xứ kàsi.
KĀSU f. lỗ, hầm hố, hang.
KĀLA a. đen, tối. m. màu đen. —kūta m. tên một núi trong Hy Mã Lạp Sơn. —kesa a. tóc đen huyền (còn trẻ). —tipu nt. chì đen. —pakkha m. hạ huyền, thời kỳ không trăng. —loṇa nt. muối đen. —sīha m. một loại sư tử. —sutta nt. đường lằn đo của thợ mộc. —haṃsa con hạc đen.
KĀḶAKA a. đen. nt. đốm đen, sự dính dơ, hột đen trong gạo.
KĀḶĀYASA nt. sắc (đen).
KĀLĀVAKA m. một loại voi.
KAḶIYA như kālīya.
KIKĪ m. chim cà cưỡng hồng. f. con cái.
KIṄKARA 3. người giúp việc, người hầu.
KIṄKINĪ f. tiếng kêu (leng keng của chuông hay lục lạc). —nikajāla nt. lưới của tiếng chuông kêu ù ù.
KICCA nt. phận sự, việc làm, công việc, chuyện phải làm. —kāri a. người làm công việc của mình.
KICCĀKICCA nt. việc phải làm và không nên làm.
KICCHA a. khó khăn, đau đớn. nt. buồn bực, khó khăn.
KICCHATI (kit +cha) bị phiền muộn. aor. —chi.
KIÑCANA nt. vài việc, việc nhỏ mọn, quyến luyến theo thế sự.
KIÑCAPI in. bất luận cái gì, nhưng, tuy vậy mà, dầu thế nào.
KIÑJAKKHA nt. sợi nhỏ, phấn, nhụy, hoa.
KIṬṬHA nt. hột lúa mọc lên.–ṭhāda a. ăn lúa mạch. —sambādha, —samaya m. mùa gặt lúa khi lúa mọc lên đầy đủ.
KIṆANTA pr.p. của kināti
KINĀTI (ki + ṇā) mua. aor. kini. abs. kiṇitvā, kitvā. inf. katuṃ, kiṇituṃ.
KIṆṆA (pp. của kirati) nt. men rượu, rải rác, chạy tứ tán.
KITAVA m. sự gian lận, lường gạt.
KITTAKA inter. bao nhiêu? định giá ra thế nào?
KITTANA nt. sự giải thích, cắt nghĩa sự khen ngợi, ca tụng.
KITTĀVATĀ ad bao xa? Có quan hệ thế nào?
KITTI f. danh tiếng, tiếng tămg lừng lẫy. —ghosa, —sadda m. sự lừng danh. —mantu a. danh tiếng.
KITTIMA a. nhân tạo, giả.
KITTETI (kitt + e) khen ngợi, tuyên bố, tán dương, kể lại. aor. —esi. pp. kittita. pr.p. kittenta.
KINNARA m. một loại phi cầm đầu mình giống người, thích đề hườn nhơn; tên một quốc gia ở nơi rừng. —rī f. con thích đề hườn nhơn cái.
KIPILLIKĀ f. con kiến, con mối.
KIBBISA nt. hành vi sai quấy, tội trọng.–kārī 3. phạm tội trọng.
KIMI m. con sâu, giòi, loài chí, rận. —kula nt. một loại sâu, giòi.
KIMAKKHAYĪ a. giảng thuyết cái chi.
KIMATTHAṂ ad. với mục đích gì? —tthiya a. về ý định gì, ý muốn gì?
KIMPAKKA, phala nt. trái có chất độc.
KIMPURISA như kinnara.
KIRA n. thật vậy, đúng vậy.
KIRAṆA m., nt. tia sáng, sáng chói.
KIRATI (kir + a) tung, rắc, rải rác, chạy tán loạn. aor. kiri. pp. kiṇṇa.
KIRĀTA m. một giống người rừng.
KIRIYA nt. kriyā, kiriyā f. hành động, làm, biểu diễn. —vāda m. sự tin về ảnh hưởng của nghiệp. —vādī 3. người tuyên truyền về thuyết nghiệp quả, tin nghiệp báo.
KIRĪTA nt. cái mão, mũ vua chúa, vòng hoa đội đầu.
KILAÑJA nt. chiếu làm bằng lác.
KILANTA (pp. của kilamati) mệt mỏi, mệt nhọc, kiệt lực.
KILAMATI (kilam + a) bị mệt mỏi, mệt nhọc. aor. kilami. abs. kilamitvā.
KILAMATHA m. sự mệt, sự chán ngán.
KILAMANTA (pr.p. của kilamati) trở nên mệt nhọc, chán ngán.
KILAMITA pr.p. của kilameti.
KILAMĪYATI pass. của kilameti đã làm cho mệt nhọc. aor. mīyi.
KILAMIYAMĀNA (pr.p. của kilamīyati) đang làm cho mệt nhọc.
KILAMETI (caus. của kilamati) làm cho mệt mỏi, chán ngán. aor. —esi. pr.p. kilamanta. abs. kilametvā.
KILĀSA m. bịnh ngoài da.
KILITTHA pp. của kilissati.
KILINNA (pp. của kilijjati) ướt, mốc meo, dơ bẩn.
KILISSATI (kilis + ya) trở nên dơ bẩn, ô uế, không sạch sẽ. aor. kilissi. pr.p. kilissanta,—na nt. bị dơ bẩn, ô uế.
KILESA m. sự ham muốn, tình dục, sự nhơ bẩn, hư hỏng, trụy lạc. —kāma m. tình dục. —kkhaya m. sự diệt trừ ái dục. —ppahāṇa nt. sự dứt bỏ phiền não. —vatthu nt. vật làm cho dính líu theo thế tục.
KILESATI (kilis + e) làm cho dơ bẩn, phiền não. aor. —esi. pp. kilisita.
KILOMAKA nt. màng phổi.
KISA a. gầy ốm, xanh xao, tiều tụy, hốc hác, làm xấu xa.
KIM rel. inter. pron. cái gì? m. ko ai? f. kā người nữ nào? nt. kam vật gì? —kāraṇā ad. với lý do gì —vādī a. cố chấp ý kiến nào?
KIÑCI in. vài cái, ít cái.
KIÑSUKA m. cây lá um tùm.
KĪṬA, kīṭaka m. một loại sâu bọ, con mọt.
KĪTA (pp. của kiṇāti) đã mua.
KIDISA a. với loại nào? giống cái nào?
KĪRA m. con két, con vẹt.
KĪLA m. nọc, cọc, cừ.
KĪVA in. bao nhiêu, bao xa. —taka a. bao nhiêu.
KĪḶATI (kīḷ + a) chơi giỡn, thể thao, tự mình làm cho vui chơi. aor. kīḷi. pr.p kīḷanta, kīḷamāna. abs.kiḷitvā.
KĪLANAKA nt. đồ chơi. adj. chơi giỡn.
KĪḶANĀ, keḷi f. các môn thể thao, sự vui đùa, vui chơi.
KĪLĀ f. sự vui chơi, môn thể thao. —golaka nt. bóngđá. —pasuta a. ưa thích thể thao. —bhandaka nt. một món đồ chơi. —mandala f. vận động trường.
KĪḶĀPANAKA a. người làm đồ chơi.
KĪLĀPETI (caus của kiḷati) biểu cho chơi giỡn,thể thao. aor. —esi. pr.p. kīḷāpenta. abs. kīḷāpetvā.
KĪḶITA (pp. của kīḷati) đã chơi giỡn. nt. thể thao, chơi giỡn.
KUKUTTHAKA m. một loại phi cầm (chim).
KUKKU m. đơn vị đo chiều dài xưa lối 22 ngón tay nằm ngang.
KUKKUCCA nt. phóng tâm, bận rộn, sự hối hận, ngần ngại, do dự (tâm). —caka a. ngần ngại, do dự.
KUKKUCCĀYATI (denm. từ kukkucca) cảm thấy ăn năn hối hận.
KUKKUṬA m. con gà. —ṭī con gà mái.
KUKKURA m. con chó. —vatika a. hành theo hạnh con chó (cách khổ hạnh).
KUKKUḶA m. tro nóng, tên một cảnh địa ngục.
KUṄKUMA nt. cây nghệ, vàng nghệ.
KUCCHI m. f. ruột, bụng, bên trong. —ṭṭha a. để trong bụng. —dāha m. chứng sưng bao tử, ruột.
KUCCHITA pp. đáng khinh bỉ, đê tiện.
KUJA m. cây, sao hôm.
KUJJHATI (kudh + ya) phát sân. aor. kujjhi. pp. kudha. pr.p. kujjhanta, kujjhamāna.
KUJJHANA nt. —nā f. sân hận, bực tức.
KUJJHITVĀ, kujjhiya abs. đang sân hận.
KUÑCANĀDA m. sự khởi kèn, tiếng voi rống.
KIÑCIKA f. chìa khóa. —vivara nt. lỗ chìa khóa.
KUÑCITA (pp. của kuñcati) uốn cong, móc, uốn quăn.
KUÑJA nt. thung lũng nhỏ, hẹp.
KUÑJARA m. con voi.
KUṬA m., nt. cái chậu, bình nước.
KUṬAJA m. một loại cỏ để làm thuốc.
KUṬI, —kā f. cái lều, cái cốc, am.
KUṬILA a. bẻ cong, uốn cong. —tā f. sự uốn cong; sự không thành thật.
KUṬUMBA nt. gia quyến. —bika, kuṭimbika m. người gia trưởng, người trưởng lão trong gia quyến.
KUṬṬHA nt. bịnh cùi, một loại cây có mùi thơm.
KUṬṬHĪ 3. người cùi, bịnh hủi.
KUṬHĀRĪ f. cái búa, cái rìu.
KUḌUMALA m. bông búp, sự nảy chồi.
KUḌḌA nt. vách tường.
KUṆAPĀ m. tử thi, xác chết, vật làm nôn mửa. —gandha m. mùi thử thi.
KUNĀLA m. chim cưu ở xứ Ấn Độ.
KUṆI m. người què, tàn tật.
KUṆṬHA a. cùn (dao), không bén.
KUNṬHETI (kuṇṭh + e) làm cho cùn, cho què. aor. —esi. pp. kuṇṭthita.
KUṆḌAKA nt. cám (gạo). —pūva m., nt. bánh làm bằng cám.
KUṆḌALA nt. bông tai, sự quăn, xoắn lại. —kesa a. tóc uốn quăn. —āvatta a. xoay vòng, xoắn lại.
KUṆḌALĪ a. đang quăn thành vòng, có đeo hoa tai.
KUṆḌIKĀ, KUṆDĪ f. bình đựng nước, bình có quai.
KUTŪHALA nt. sự kích thích, sự tò mò.
KUTO ad. từ đâu? khi nào?
KUTTA nt. hạnh kiểm, hay làm dáng, làm tốt.
KUTTAKA nt. tấm thảm lớn vừa cho 12 phụ nữ nhảy múa.
KUTTHA, kutra ad. ở đâu?
KUTHITA pp. đang sôi, nóng quá.
KUDASSU in. khi nào?
KUDĀCANA, —naṃ in. có lúc, có khi, bất cứ lúc nào.
KUDDĀLA m. cái cuốc, cái xẻng.
KUDDHA (pp. của kujjhati) sân, bực tức, nóng giận.
KUDRŪSAKA m. một loại hột.
KUNTA m. một loại phi cầm; giáo, thương của vua.
KUNTANĪ f. chim mỏ nhát.
KUNTALA m. tóc.
KUNTHA m. một loại mối.
KUNDA nt. một loại hoa lài.
KUNNADĪ f. lạch, ngòi, một giống nhậy, rận.
KUPATHA m. sái đường, tà đạo.
KUPITA (pp. của kuppati) sân hận, hay giận, làm mất lòng người.
KUPURISA m. người ác, xấu.
KUPPA a. không vững chắc, hay dời đổi.
KUPPATI (kup + ya) bị giận, bực tức, hay thay đổi. aor. kuppi. pr.p. kuppamāna.
KUPPANA nt. sự sân hận, sự bực tức, sự quấy rầy.
KUBBATI như karoti.
KUBBANAKA nt. rừng nhỏ, bụi rậm.
KUBBANTA, KUBBAMĀNA (pr.p. của kubbati) đang làm, đang biểu diễn.
KUBBARA m. cây gọng xe (bò).
KUMATI f. sự hiểu lầm, tà kiến. adj. cố chấp tà kiến.
KUMĀRA, —raka m. đứa trẻ trai, còn thanh niên. —kiḷā f. đồ chơi của trẻ con.
KUMĀRIKĀ, kumārī f. con gái, cô gái còn trinh.
KUMINA nt. mồi, bầy cá.
KUMUDA nt. bông súng trắng, sen trắng. —ṇāla nt. cọng, cuống cây bông súng, cọng sen. —vaṇṇa a. màu của bông súng trắng.
KUMBHA m. bình nước. —kāra nt. người làm gốm (nồi, chậu, bình). —kārasālā f. lò gốm. —dāsī f. người nữ mang hay gánh nước.
KUMBHAKA nt. cột buồm (ghe thuyền).
KUMBHAṆḌA m. bầu bí, một hạng chư thiên.
KUMBHĪ f. một cái chậu, bình.
KUMBHĪLA m. con sấu.
KUMMA m. con rùa, con ba ba, đồi mồi.
KUMMAGGA m. sái đường.
KUMMĀSA m. sữa đặc có kem trên mặt, bữa tiệc lớn.
KURA nt. cháo, gạo nấu.
KURAṆḌAKA m. cây có bông, bông kiểu mẫu.
KURARA m. con ó biển, chim ưng.
KURUṄGA m. một giống sơn dương.
KURUMĀNA (pr.p. karoti) đang làm.
KURURAṬṬHA nt. xứ Kuru (Ấn Độ).
KURŪRA a. hung bạo, dữ tợn, mãnh liệt.
KULA nt. gia quyến, dòng, giống. —geha nt. nhà của gia quyến, nhà cha mẹ. —tanti f. truyền thống của gia đình. —dūsaka 3. người làm cho gia quyến mang tiếng xấu xa, người làm tai hại cho gia quyến. —dhītu f.con gái của gia quyến đáng kính nể. —putta m. người trai của gia đình danh tiếng. —vaṃsa nt. gia thống, dòng dõi, con cái.
KULAṄGĀRA m. người làm cho gia quyến suy sụp, hư hại.
KULATTHA m. một loại giả đậu.
KULALA m. con diều hâu, chim ó.
KULĀLA m. người làm đồ gốm (bình, chậu). —cakka nt. bánh xe người làm đồ gốm.
KULĀVAKA nt. ổ.
KULISA nt. trái chùy hay trượng đầu bịt vàng, lưỡi tầm sét.
KULĪNA a. được nhìn nhận dòng giống.
KULĪRA m. con cua. —pāda a. cái giường có chân tiện hình con cua.
KULŪPAGA a. người hay lui tới một gia quyến.
KULLA m. cái bè.
KUVALAYA nt. cây sen.
KUVERA m. tên một vị Trời Tứ Đại Thiên Vương cai quản hướng bắc, chúa tể của loài dạ xoa.
KUSA m. một loại cỏ thơm, cây chanh, vận mạng.–agga nt. lưỡi cọng tranh. —cīra nt. y phục làm bằng cỏ tranh. —pāta m. sự rút, bắt thăm theo may rủi.
KUSALA nt. sự hành thiện, sự làm lành, có đức độ. adj. khéo, giỏi, thông minh. —kamma nt. thiện nghiệp, hạnh kiểm đúng đắn. —cetanā f. thiện tính (tánh lành). —dhamma m. pháp thiện. —vipāka m. kết quả của nghiệp thiện. —tā f. sự thông thạo, sự hoàn thành, sự khéo léo.
KUSINĀRĀ f. tên xứ, đô thị Malla.
KUSĪTA a. xấc xược, lười biếng. —tatā f. —tatta nt. sự lười biếng, biếng nhác.
KUSUMA nt. bông, hoa.
KUSUMITA a. đang có bông, trổ bông.
KUSUBBHA m. hầm, hố, lỗ nhỏ.
KUSUMBHA m. cây vang, gỗ có màu đỏ dùng để nhuộm (đỏ).
KUSŪLA m. vựa lúa, kho.
KUHA, KUHAKA a. gạt gẫm, lường gạt.
KUHANĀ f. giả dối, gạt gẫm, gian lận.
KUHARA nt. lỗ, hang, động.
KUHIM ad. ở đâu?
KUHETI (kuh + e) gian lận, dối trá. aor. —esi.
KŪJATI (kūj + a) nói líu lo, nói thỏ thẻ. aor. kūji. pp. kūjita.
KŪJANA nt. tiếng hót líu lo của chim.
KŪJANTA, KŪJAMĀNA pr.p. hót líu lo.
KŪJITA nt. tiếng hót (chim). pp. vang tiếng chim hót.
KŪṬA a. giả dối, gian lận, lường gạt, không thuần hóa. —goṇa m. con bò khó dạy. —aṭṭa nt. yêu cầu sái quấy. —aṭṭakaraka : người thỉnh cầu sái. —jatila m. đạo sĩ giả dối. —vāṇija m. người buôn bán gian xảo.
KŪṬA m., nt. chót cao, quyền thế, ngọn, định (tháp), nóc, chóp, đầu, cần (dương cầm). nt. sự sái quấy, sự lường gạt.
KŪPA m. giếng, hầm, động.
KŪPAKA m. cột buồm, cột trụ.
KŪLA nt. mé sông, sự đắp đê.
KEKARA m. người lé mắt.
KEKĀ f. tiếng gáy củ con công.
KETAKI f. dứa hoang (rừng).
KETU m. cờ, cờ hiệu (đuôi cheo). —kamyatā f. muốn được quyền hành, sự khoe khoang tự đắc. —mantu m. trang trí với những cờ xí.
KETUM inf. mua.
KEDĀRA m., nt. đất có thể cày cấy được.
KŪTAGĀRA nt. đền có chóp cao nhọn, xe tang, linh xa, nhá cất tạm.
KEDĀRAPĀLI f. cái đập nước, sự đắp bờ đê nhỏ trong ruộng lúa.
KEṆIPĀTA m. bánh lái ghe.
KEYŪRA nt. chiếc vòng đeo trên cánh tay.
KEYYA a. bán được, vật bán được.
KERATIKA a. lường gạt, giả dối. m. người không thành thật.
KERĀṬIYA a. gian xảo, giả dối.
KELĀSA m. tên một trái núi ở Hy mã Lạp Sơn.
KEVAṬṬA m. người chài lưới.
KEVALA a. hiu quạnh, không lẫn lộn, trọn vẹn, nguyên vẹn. —kappa a. hầu như trọn vẹn. —paripuṇṇa a.đầy đủ trọn vẹn. —laṃ ad. chỉ có.
KESA m. tóc. —kambala nt. mền làm bằng tóc. —kambalī a. thuộc về mền làm bằng tóc. —kalāpa m. bím tóc (thắt bím). —kalyāṇa f. tốt đẹp của tóc. —dhātu f. tóc xá lỵ (của Phật).
KESARA nt. sự trang điểm tóc bằng bông hoa, tên của thú. —sīha m. lông gáy hay bườm ngựa, sư tử.
KESARĪ m. con sư tử.
KESAVA m. nhiều tóc. m. Thần Vishnu.
KESOROPANA nt. cạo tóc.
KESOHĀRAKA m. sự nhổ tóc, sự cạo tóc, người thợ cạo tóc, râu.
KO m. (sing. của kiṃ) ai, người nào?
KOKA m. chó sói.
KIKANADA nt. bông sen nhỏ.
KOKILA m. cu cu.
KOCI in. người nào đó, bất cứ ai.
KOCCHA nt. bàn chải, lược chải, ghế mây.
KOJAVA m. tấm thảm.
KOÑCA m. con cò. —nāda m. như chữ kuñcanāda.
KOṬACIKĀ f. bộ phận của giống cái.
KOṬI f. chót cao, đỉnh chấm chỗ cuối; mười triệu. —ppakoṭi f. mười triệu tỷ. —ppatta a. đã đến chỗ cuối cùng, cố chấp trọn vẹn.
KOṬILLA nt. sự uốn cong, vặn, xoắn.
KOṬISIMBALĪ, KŪTA m. cây gòn đỏ có gai.
KOṬṬANA nt. nhốt, rào lại.
KOTTITA pp. của koṭṭeti
KOṬṬETI (kuṭṭ + e) nghiền, tán, đâm giã, đập phá, phá tan, đập bể từng mảnh, đánh đập. aor. —esi. pr.p.kottenta. abs. koṭṭetvā.
KOṬṬHA m. bụng dạ, một căn phòng, phòng tích trữ vật dụng. —āgāra nt. vựa, kho, kho tàng trữ, nhà trữ đồ. —āgārika m. người giữ kho. —āsaga a. ở trong bụng.
KOṬṬHAKA m. chòi canh, cửa chánh, chỗ để ẩn núp, phòng kín, thành lũy.
KOṬṬHĀSA m. sự chia phần, phần ăn, một phần.
KOṆA m. góc, chỗ cuối, cày cung, mũi tàu.
KOTŪHALA nt. sự tò mò, sự kích thích.
KOTTHU, —ka m. giống chó rừng.
KODAṆḌA nt. cây cung, sự cúi chào.
KODHA m. sự sân hận.
KODHANA a. không kiểm soát được tâm, càu nhàu, buồn bực.
KONTA như KUNTA.
KOPA m. sự giận, sân hận. —neyya a. dễ sân.
KOPĪ a. xấu tánh, hay sân.
KOPĪNA nt. bộ phận che kín (của nam, nữ), quần đùi, xì líp.
KOPETI (caus. của kuppati) làm cho sân, khuấy rối, làm rung động, vi phạm luật lệ. aor. —esi. pp. kopita. abs. kopetvā.
KOMALA a. mềm mại, tạo ra tình thương.
KOMĀRA a. thiếu niên. —bhacca nt. thuốc trị bịnh trẻ con, người được một hoàng tử nuôi dưỡng. —brahmacariyā f. sự nguyện cho được phạm hạnh từ lúc thơ ấu.
KOMUDĪ f. ánh trăng, ngày rằm tháng mười.
KORAKA m. mụt, chồi, mầm non.
KORABYA, KORAYA a. thuộc về xứ Kuru, truyền thống từ xứ Kuru.
KOLA m, nt. trái táo.
KOLAKA nt. trái tiêu.
KOLAṬṬHI nt. hột táo.
KOLAMBA m. cái lu lớn.
KOLĀPA m. bộng cậy.
KOLIYA m. một dòng họ của Thích Ca.
KOLEYYAKA a. giống, loại tốt (chó).
KOVIDA a. thông minh, rành mạch.
KOSA m. phòng trữ đồ, kho tàng, con kén, bao, vỏ (dù).
KOSAKA m, nt. cái tách, vật để uống (như chén, ly), cái bao, vỏ nhỏ.
KOSAJJA nt. lười biếng, xấc xược.
KOSALLA nt. thông thao, tài năng.
KOSĀTAKĪ f. giây thanh long, trái ăn được.
KOSAPHALA nt. hột đậu khấu.
KOSAMBĪ f. tên đô thị của xứ Vatsa.
KOSALA m. tên xứ rất có uy quyền trong thời đức Phật.
KOSĀRAKKHA m. quan giữ kho tàng.
KOSIKA m. chim cú.
KOSINĀRAKA a. thuộc về xứ Kusinàrà.
KOSĪ f. bao, vỏ (kiếm).
KOSEYYA nt. tơ lụa, hàng tơ lụa. adj. thuộc tơ lụa.
KOSOHITA a. bao lại, bọc lại, đắp lên.
KOHAÑÑA nt. sự giả bộ, lường gạt.
KRIYĀ như kiriyā.
KVĀ in. ở đâu? —ci in. lối nào đó?
-ooOoo-