Buổi 1: Khai Giảng, Giới Thiệu & Đọc Các Câu Kệ Dẫn Nhập | Lớp Vi Diệu Pháp Sơ Cấp Do Sư Cả Chùa Tuk Pok Giảng Dạy

 

ABHIDHAMMATTHASANGAHA
THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN

Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải)
Viện Đại Học Vạn Hạnh 1973

 

CHƯƠNG ICITTA (TÂM)

KỆ NHẬP ĐỀ (Ganthārambhakathā)

I. PÀLI VĂN. 

– 1a) Sammāsambuddhamatulaṃ , sasaddhammagaṇuttamaṃ. Abhivādiya bhāsissaṃ, abhidhammatthasaṅgahaṃ.

II. THÍCH VĂN. 

– Sammāsambuddha: Chánh đẳng giác: Atula: Vô tỷ, không thể so sánh. Sasaddhamma: Với diệu pháp. Gaṇa: Chúng. Uttamaṃ: Vô thượng. Abhivādiya: Sau khi đảnh lễ. Bhāsissaṃ: Tôi sẽ nói. Abhidhammathasangaha: Tên quyển sách.

III. VIỆT VĂN. 

– 1a) Sau khi đảnh lễ đấng Chánh đẳng giác vô tỷ, Diệu phápvô thượng Tăng chúng, tôi sẽ nói đến tập Abhidhammatthasangaha.

BỐN THẮNG PHÁP (Catuparamatthadhammo)

I. PÀLI VĂN. 

– 1b) Tattha vuttābhidhammatthā, catudhā paramatthato. Cittaṃ cetasikaṃ rūpaṃ, nibbānamiti sabbathā.

II. THÍCH VĂN. 

– Tattha: Ở đây. Vutta: Được nói đến. Abhidhammattha. Các vật, các pháp thuộc Abhidhamma. Catudhà: Có 4 loại. Paramatthato: Theo Đệ nhứt nghĩa đế. Sabbathà: Tất cả.

III. VIỆT VĂN. 

– 1b) Theo Đệ nhứt nghĩa đế, các pháp thuộc Abhidhamma có bốn tất cả: Tâm, Tâm sở, Sắc và Niết bàn.

BỐN LOẠI TÂM (Bhūmibhedacittaṃ)

I. PÀLI VĂN. 

– 2) Tattha cittaṃ tāva catubbidhaṃ hoti kāmāvacaraṃ Rūpāvacaram, arūpāvacaram lokuttarañceti.

II. THÍCH VĂN. 

– Tattha: Ở đây. Catubbidham hoti: Có bốn loại. Kàmàvacaram: Dục giới. Rùpàvacaram: Sắc giới. Arùpàvacaram: Vô sắc giới. Lokuttaram: Siêu thế giới.

III. VIỆT VĂN. 

– 2) Ở đây, có 4 loại tâm: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giớiSiêu thế giới.

 


[CẬP NHẬT MỚI] THÔNG BÁO KHAI GIANG LỚP VI DIỆU PHÁP SƠ CẤP:

Giảng Sư: Sư Cả chùa Tuk Phos, Tri Tôn, An Giang

Thời gian: 19h-20h30 tối thứ 2, 4, 6

Ngày khai giảng: 19h tối thứ 2, ngày 04/01/2021

Giáo trình: THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN (Tỳ-kheo Thích Minh Châu dịch và giải)

Hình thức học: học online qua ứng dụng Zoom (có livestream Facebook)

Link học: https://us02web.zoom.us/j/9618519263

Zoom ID: 961 851 9263 – Password: abhidhamma


 

TÀI LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LỚP HỌC DO SƯ CẢ CHÂU HOẮT SOẠN

MỤC LỤC

CHƯƠNG I:

  • CITTA (TÂM VƯƠNG) 4
  • Ganthārambhakathā  kệ nhập đề 4
  • 18 Vô Nhân Tâm: ​Ahetukacittaṃ 8
  • 4 quả tâm siêu thế 17
  • Phân loại các siêu thế tâm 20
  • BARAMATTHAJOTIKA PATHAMO BHĀGO 21
  • Lời Dẫn Nhập 21

CHƯƠNG I:

  • Ganthārambhakathā  kệ nhập đề 3
  • Catuparamatthasaccadhamma – 4 pháp chân đế 12
  • Cittaparamattha – tâm chân đế 14
  • Cetasika paramattha – tâm sở chân đế 17
  • Rūpa paramattha – sắc pháp chân đế 18
  • Nibbāna paramattha – niết bàn chân đế 18
  • Catubhūmibhedacitta – phân tích tâm theo cõi 19
  • Tổng Quát Cách Chia Tâm: 21
  • 12 Tâm Bất Thiện – Akusalacitta 24
  • Tâm Bất Thiện 24
  • 5 nghĩa của bất thiện: 24
  • Tâm Căn Tham – Lobhamūlacitta: 24
  • Giải Tâm Tham (Lobha) 25
  • Tà kiến gồm có 2: 26
  • Thập Tướng Vô Kiến (Natthilakkhaṇadiṭṭhi) 27
  • Thân Kiến (Sakkayadiṭṭhi) 27
  • Tà kiến có 2 chi: 30
  • Giải cách trợ tham 30
  • 5 nhân sanh bất thiện 31
  • Tứ nhân sanh tham 32
  • Tứ nhân sanh thọ hỷ 32
  • 5 nhân sanh tương ưng tà kiến 32
  • 5 nhân sanh bất tương ưng tà kiến 33
  • 6 nhân sanh vô trợ 34
  • 6 nhân sanh hữu trợ 34
  • 4  nhân sanh thọ xả 35
  • Tâm Căn Sân – Dosamūlacitta 36
  • Giải Tâm Sân (Dosa) 37
  • Tam Ác 37
  • Nhân sanh sân hay thọ ưu có 4 38
  • Tâm Căn Si – Mohamūlacitta 39
  • Giải Tâm Si (Moha) 39
  • Hoài nghi gồm có tám và 40 điều 39
  • Nhân Sanh Si Có Hai: 42
  • Nhân Sanh Si Có Hai 42
  • 4  Lậu Có 3 Chi Pháp 42
  • Tâm vô nhân – ahetukacitta 45
  • Tâm Quả Bất Thiện – Akusalavipākacitta 45
  • TÂM QUẢ THIỆN VÔ NHÂN 46
  • AHETUKAKUSALAVIPĀKACITTA 46
  • 3 Tâm Duy Tác Vô Nhân – Ahetukakiriyācitta 47
  • 30 Tâm Bất Tịnh Hảo và 59 hoặc 91 Tâm Tịnh Hảo 56
  • 24 Tâm Tịnh Hảo Dục Giới 56 – Kāmāvacarasobhaṇacitta 56
  • 8 Tâm Đại Thiện Tâm, 8 Tâm Đại Quả, 8 Tâm Đại Duy Tác 57
  • 8 thứ tâm đại thiện nhân cho 10 hạnh phúc thành 80. 61
  • Nhân sanh câu hành xã có 4: 68
  • Bốn nhân sanh bất tương ương trí: 69
  • 40 Nhân Sanh Trí : 70
  • Tám nhân tỉnh trí: 71
  • Bốn nhân tạo trí: 73
  • Chín nghiệp trí: 74
  • Bẩy nhân phát trí: 75
  • Tám đắc trí: 77
  • 54 Tâm Dục Giới – Kāmāvacaracitta 82
  • 15 Tâm Sắc Giới – Rūpāvacaracitta 82
  • 12 Tâm Vô Sắc Giới – Arūpāvacaracitta 85
  • 4-Tâm Thiện – 4 Tâm Quả – 4 Tâm Duy Tác Vô Sắc Giới 86
  • 4 Tâm Thiện Vô Sắc Giới – Arūpāvararakusalacitta 87
  • 4 Tâm Quả Vô Sắc Giới – Arūpāvararavipākacitta 87
  • 4 Tâm Duy Tác Vô Sắc – Arūpāvararakiriyācitta 88
  • 1. Tâm Không Vô Biên Xứ: 88
  • 2. Tâm Thiền Thức Vô Biên Xứ 89
  • 3. Tâm Thiền Vô Hữu Xứ: 90
  • 4. Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng: 91
  • 27 Tâm Đáo Đại 92
  • 81 Tâm Hiệp Thế (Lokuttaracitta) 93
  • 89 Tâm Theo 4 Giống Sañjāti 93
  • 89 Tâm Chia Theo Cõi 93

 

ABHIDHAMMAṬṬHASAṄGAHA

THẮNG PHÁP TẬP YẾU 

CHƯƠNG I:

CITTA (TÂM)

Ganthārambhakathā kệ nhập đề

Pāli văn

Sammāsambuddhamatulaṃ , sasaddhammagaṇuttamaṃ.

Abhivādiya bhāsissaṃ, abhidhammatthasaṅgahaṃ.

Thích văn

– Sammāsambuddha: Chánh đẳng giác: Atula: Vô tỷ, không thể so sánh.

Sasaddhamma: Với diệu pháp. Gaṇa: Chúng. Uttamaṃ: Vô thượng.  Abhivādiya: Sau khi đảnh lễ. Bhāsissaṃ: Tôi sẽ nói. Abhidhammathasangaha: Tên quyển sách.

Việt văn

1. Sau khi đảnh lễ đấng Chánh đẳng giác vô tỷ, Diệu pháp và vô thượng
Tăng chúng, tôi sẽ nói đến tập Abhidhammatthasangaha.

Catuparamatthadhammo bốn thắng pháp​​​ 

Pāli văn

2. Tattha vuttābhidhammatthā, catudhā paramatthato.

Cittaṃ cetasikaṃ rūpaṃ, nibbānamiti sabbathā.

Thích văn

– Tattha: Ở đây. Vutta: Ðược nói đến. Abhidhammattha. Các vật, các pháp
thuộc Abhidhamma. Catudhà: Có 4 loại. Paramatthato: Theo Ðệ nhứt nghĩa đế. 

Sabbathā: Tất cả.

Việt văn

2. Theo Ðệ nhứt nghĩa đế, các pháp thuộc Abhidhamma có bốn tất cả:
Tâm, Tâm sở, Sắc và Niết bàn.

Bhūmibhedacittaṃ bốn loại tâm  

Pāli văn

3. Tattha cittaṃ tāva catubbidhaṃ hoti kāmāvacaraṃ rūpāvacaraṃ arūpāvacaraṃ lokuttarañceti.

Thích văn

– Tattha: Ở đây. Catubbidhaṃ hoti: Có bốn loại. Kāmāvacaraṃ: Dục giới.
Rūpāvacaram: Sắc giới. APañcaṃ: Vô sắc giới. Lokuttaram: Siêu thế giới.

Việt văn

3. Ở đây, có 4 loại tâm: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới và Siêu thế giới.

Akusalacittaṃ bất thiện tâm 

8 Tâm tham

Pāli văn

4. Tattha katamaṃ kāmāvacaraṃ? Somanassasahagataṃ 

diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ, 

somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, 

sasaṅkhārikamekaṃ , upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ 

asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ, upekkhāsahagataṃ 

diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekanti imāni aṭṭhapi lobhasahagatacittāni nāma.

Thích văn

– Katamaṃ: Có bao nhiêu? Somanassasahagataṃ: Câu hữu với hỷ.

Diṭthigatasampayuttaṃ: Tương ưng với tà kiến. Asaṅkhārikamekaṃ: Không cần nhắc bảo:  Sasaṅkhārikamekaṃ: Cần được nhắc bảo.   Diṭthigatavippayuttaṃ:

 Không tương ưng với tà kiến. Upekkhāsahagataṃ: Câu hữu với xả. Imāni: Những tâm này.  Attha: Tám. Lobhasahagatāni cittāni nāma: Gọi là những tâm câu hữu với tham.

Việt văn

4. Ở đây có bao nhiêu Dục giới tâm? Một tâm câu hữu với hỷ, tương ưng với tà kiến, không cần nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo. Một tâm câu hữu với hỷ không tương ưng với tà kiến, không cần nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo. Một tâm câu hữu với xả, tương ưng với tà kiến, không cần nhắc bảo, Một tâm cần được nhắc bảo. Tám tâm này gọi là tâm câu hữu với tham.

Hai Tâm Sân

Pāli văn

5. Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, 

sasaṅkhārikamekanti imāni dvepi paṭighasampayuttacittāni nāma.

Thích văn

– Domanassasahagataṃ: Câu hữu với ưu Paṭighasampayuttaṃ: Tương ưng với hận. Asaṅkhārikaṃ: Không cần nhắc bảo: Sasaṅkhārikamekaṃ: Một tâm cần được nhắc bảo. Dve: Hai. Paṭighacittāni: Những hận tâm.

Việt văn

5. Một tâm câu hữu với ưu, tương ưng với hận, không cần nhắc bảo, một

tâm cần được nhắc bảo. Hai tâm này gọi là tâm cân hữu với hận.

Hai tâm si

Pāli văn

6. Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttamekaṃ, upekkhāsahagataṃ 

Uddhaccasampayuttaṃekanti imāni dvepi momūhacittāni nāma.

7. Iccevaṃ sabbathāpi dvādasākusalacittāni samattāni.

Thích văn

– Vicikicchāsampayuttaṃ: Tương ưng với nghi.  Ekaṃ: Một.
Uddhaccasampayuttaṃ: Tương ưng với trạo cử. Momūhacittāni: Những si tâm. 

Iccevaṃ: Iti + Evaṃ: Là như vậy. Dvādasa: 12. Sabbathā: Toàn mọi
phương diện. Akusalacittāni: Những tâm bất thiện. Samattāni: Tất cả.

Việt văn

6. Một tâm câu hữu với xả, tương ưng với nghi. Một tâm câu hữu với xả, tương ưng với trạo cử. Như vậy hai tâm này được gọi là si tâm.

7. Như vậy, tổng cộng có tất cả là 12 tâm bất thiện.

Tổng Kết 12 Bất Thiện Tâm

Pāli văn

8. Aṭṭhadhā lobhamūlāni, dosamūlāni ca dvidhā.

Mohamūlāni ca dveti, dvādasākusalā siyuṃ.

Thích văn

– Atthadhā: Có 8 loại. Lobhamūlāni: Tham căn. Dosamūlāni: Sân căn. Ca:
Và. Dvidhā: Có hai loại. Akusalā: Bất thiện. Siyuṃ: (từ động từ Asa): Chúng có thể có.

Việt văn

8. Tham căn có tám, sân căn có hai và si căn cũng có hai. Như vậy Bất thiện tâm có 12.

18 Vô Nhân Tâm: ​Ahetukacittaṃ

7 Bất Thiện Quả Tâm

Pāli văn

9. Upekkhāsahagataṃ cakkhuviññāṇaṃ, tathā sotaviññāṇaṃ, 

ghānaviññāṇaṃ, jivhāviññāṇaṃ , dukkhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ, 

upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ, upekkhāsahagataṃ 

santīraṇacittañceti imāni sattapi akusalavipākacittāni nāma.

Thích văn

– Cakkhuviññānaṃ: Nhãn thức. Tathà: Cũng như vậy. Sotaviññānaṃ: Nhĩ
thức. Ghānaviññānam: Tỷ thức. Jivhāviññānaṃ: Thiệt thức. Dukkhasahagataṃ: Câu hữu với khổ. Kāyaviññānaṃ: Thân thức. Sampaṭicchanacittaṃ: Tiếp thọ tâm. Santīranacitaṃ: Suy đạc tâm. 

Imāni satta: Bảy (tâm) này. AkusalaVipāka: Bất thiện quả. Ahetuka: Vô nhân.

Việt văn

9. Nhãn thức câu hữu với xả, cũng vậy nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân
thức câu hữu với khổ, tiếp thọ tâm câu hữu với xả, suy đạc tâm câu hữu với
xả. Bảy tâm này gọi là Bất thiện quả vô nhân tâm.

Tám Thiện Quả Tâm

Pāli văn

10. Upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ cakkhuviññāṇaṃ, tathā 

sotaviññāṇaṃ, ghānaviññāṇaṃ, jivhāviññāṇaṃ, sukhasahagataṃ 

kāyaviññāṇaṃ, upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ, 

somanassasahagataṃ santīraṇacittaṃ, upekkhāsahagataṃ 

santīraṇacittañceti imāni aṭṭhapi kusalavipākāhetukacittāni nāma.

Thích văn

`- Sukhasahagataṃ: Câu hữu với lạc. Attha: Tám. Kusalavipākāhetukacittāni: Những thiện quả vô nhân tâm.

Việt văn

10. Nhãn thức câu hữu với xả, cũng vậy nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân

thức câu hữu với lạc, tiếp thọ tâm câu hữu với xả, suy đạc tâm câu hữu với hỷ, suy đạc tâm câu hữu với xả. Tám tâm này gọi là Thiện quả vô nhân tâm.

Ba Vô Nhân Tâm tố

Pāli văn

11. Upekkhāsahagataṃ pañcadvārāvajjanacittaṃ, tathā 

manodvārāvajjanacittaṃ, somanassasahagataṃ hasituppādacittañceti 

imāni tīṇipi ahetukakiriyacittāni nāma.

12. Icceva sabbathāpi aṭṭhārasāhetukacittāni samattāni.

Thích văn

– Pañcadvārāvajjanacittaṃ: 5 môn hướng tâm. Manodvārāvajjana-

cittaṃ: Ý môn hướng tâm. Hasituppādacittaṃ: Tiếu sanh tâm. Imāni: Những tâm này. Tīni: Ba. Ahetukakriyācittāni: Vô nhân Tâm tố. Nāma: Gọi là.

Iccevaṃ: Iti + Evaṃ: như vậy. Sabbathā pi: Tổng cộng tất cả.
Attharasāhetukacittāni: 18 Vô nhân tâm. Samattāni: Tất cả.

Việt văn

11. Câu hữu với xả, 5 môn hướng tâm; cũng vậy, ý môn hướng tâm; câu hữu với hỷ, tiếu sanh tâm. Ba tâm này gọi là Vô nhân Tâm tố. 

12. Như vậy, tổng cộng có tất cả là 18 Vô nhân tâm.

TOÁT YẾU

Pāli văn

13. Sattākusalapākāni, puññapākāni aṭṭhadhā.

Kriyacittāni tīṇīti, aṭṭhārasa ahetukā.

Thích văn

– Satta: Bảy. Akusala: Bất thiện. Pākāni: Quả. Puñña: Thiện. Aṭthadhā:
Có tám. Tīni: Ba. Atthārasa: 18. Ahetukā: Vô nhân. 

Việt văn

13. Bất thiện quả có bảy; thiện quả có tám; Tâm tố có ba; như
vậy có 18 vô nhân tâm.

Các tịnh hảo tâm​ sobhanacittaṃ

Pāli văn

14. Pāpāhetukamuttāni, sobhanānīti vuccare.

Ekūnasaṭṭhi cittāni, athekanavutīpi vā.

Thích văn

– Pāpa: Bất thiện tâm. Ahetuka: Vô nhân tâm. Muttāni: Trừ. Sobhanāni: Tịnh​ quang. Vuccare: Gọi là. Ekūnasaṭṭhi: 59. Ekanavuti: 91. Và: Hay là. Atha:
Chữ đệm.

Việt văn

14. Trừ bất thiện tâm và vô nhân tâm, các tâm còn lại gọi là TỊNH hảo
tâm. Có tất cả là 59 TỊNH hảo tâm hay 91 TỊNH hảo tâm.

Kāmāvacarasobhanacittaṃ Tâm dục giới tịnh hảo  


Tám dục giới tịnh hảo thiện tâm

Pāli văn

15. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, 

sasaṅkhārikamekaṃ, somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ 

asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ, upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekanti imāni aṭṭhapi kāmāvacarakusalacittāni nāma.

Thích văn

– Ñāṇasampayuttaṃ: Tương ứng với trí. Ñāṇavippayuttaṃ: Không tương
ứng với trí.

Việt văn

15. Một tâm câu hữu với hỷ, tương ứng với trí, không cần nhắc bảo, một
tâm cần được nhắc bảo. Một tâm câu hữu với hỷ, không tương ứng với trí,
không cần nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo. Một tâm câu hữu với xả,
tương ứng với trí, không cần nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo. Một tâm
câu hữu với xả, không tương ứng với trí, không cần nhắc bảo, một tâm cần
được nhắc bảo. Tám tâm này gọi là Dục giới thiện tâm.

Tám dục giới tịnh hảo quả tâm

Pāli văn

16. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, 

sasaṅkhārikamekaṃ, somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ 

asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ, upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ, upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekanti imāni aṭṭhapi sahetukakāmāvacaravipākacittāni nāma.

Thích văn

– Sahetuka: Hữu nhân.

Việt văn

16. Một tâm câu hữu với hỷ, tương ứng với trí, không cần nhắc bảo, một
tâm cần được nhắc bảo. Một tâm câu hữu với hỷ, không tương ứng với trí, không cần nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo. Một tâm câu hữu với xả, tương ứng với trí, không cần nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo. Một tâm câu hữu với xả, không tương ứng với trí, không cần nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo. 

Tám tâm này gọi là Hữu nhân dục giới quả tâm.

Tám dục giới tịnh hảo tâm tố

Pāli văn

17. Somassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, 

sasaṅkhārikamekaṃ, somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ 

asaṅkhārikamekaṃ , sasaṅkhārikamekaṃ, upekkhāsahagataṃ 

ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekaṃ, upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ, sasaṅkhārikamekanti imāni aṭṭhapi sahetukakāmāvacarakiriyacittāni nāma.

18. Iccevaṃ sabbathāpi catuvīsati

sahetukakāmāvacarakusalavipākakiriyacittāni samattāni.

Thích văn

– Kriyācittāni: Tâm tố Catuvìsati: 24, Samattāni: Tất cả.

Việt văn

17. Một tâm câu hữu với hỷ, tương ứng với trí không cần nhắc bảo, một
tâm cần được nhắc bảo. Một tâm câu hữu với hỷ, không tương ứng với trí không cần nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo. Một tâm câu hữu với xả, tương ứng với trí không cần nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo, một tâm cần được nhắc bảo. Tám tâm này gọi là Hữu nhân dục giới Tâm tố. 

18. Như vậy có tất cả là 24 Hữu nhân Dục giới Thiện, Quả, Tâm tố.

Tóm tắt 24 dục giới tịnh hảo tâm

Pāli văn

19. Vedanāñāṇasaṅkhārabhedena catuvīsati.

Sahetukāmāvacarapuññapākakriyā matā.

Thích văn

– Vedanā: Thọ, chỉ cho Somanassa Upekkhā (Hỷ và Xã). Ñāna: Trí.
Saṅkhāra: Nhắc bảo. Bhedena: Chia chẻ, phân loại. Sahetu: Có nhân.
Kāmāvacara: Dục giới. Puñña: Thiện. Pāka: Vipāka: Quả. Kriyā: Duy
tác. Matā: Ðược biết là.

Việt văn

19. 24 loại Dục giới thiện, quả, duy tác có nhân để chia chẻ theo thọ (hỷ
hay xả), trí (có hay không có trí) và được nhắc bảo (hay không nhắc bảo).

Tổng quát 54 dục giới tâm

Pāli văn

20. Kāme tevīsa pākāni, puññāpuññāni vīsati.

Ekādasa kriyā ceti, catupaññāsa sabbathā.

Thích văn

– Kāme: Ở Dục giới. Tevīsa: 23 Pākāni: ViPākāni: Quả. Puñña: Thiện
Apuññāni: Bất thiện. Vīsa: 20. Ekādasa: 11. Kriyā: Duy tác. Catupaññāsa: 54. 

Sabbathā: Tất cả.

VIỆT VĂN

20. Ở Dục giới có 23 quả tâm, 20 thiện và bất thiện tâm, 11 Tâm tố. Như vậy có tất cả là 54 tâm.

Rūpāvacaracittaṃ  sắc giới tâm

Rūvacakusalacittaṃ   sắc giới thiện tâm

Pāli văn

21. Vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhānakusalacittaṃ, 

Vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānakusalacittaṃ, 

Pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānakusalacittaṃ, 

Sukhekaggatāsahitaṃ catutthajjhānakusalacittaṃ, 

Upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānakusalacittañceti 

imāni pañcapi Pañcakusalacittāni nāma.

Thích văn

– Vitakha: Tầm. Vicāra: Tứ. Pīti: Hỷ. Sukha: Lạc. Ekaggatā: Nhứt tâm.
Sahitaṃ: Câu hữu. Pathama: Ðệ nhất Jhāna: Thiền. Kusalacittaṃ: Thiện tâm.
Dutiya: Ðệ nhị. Tatiya: Ðệ tam. Catuttha: Ðệ tứ. Upekkhā: Xả. Pañcama: Ðệ
5. Pañca: Năm. Rūpāvacara: Sắc giới.

Việt văn

21. Ðệ nhứt thiền thiện tâm câu hữu với tầm, tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm. 

Ðệ nhị thiền thiện tâm câu hữu với tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm. 

Ðệ tam thiền thiện tâm câu hữu với hỷ, lạc và nhứt tâm. 

Ðệ tứ thiền thiện tâm câu hữu với lạc và nhứt tâm. 

Ðệ 5 thiền thiện tâm câu hữu với xả và nhất tâm. 

Như vậy năm tâm này được gọi là Sắc giới thiện tâm.

Rūpāvacaravipākacitta  sắc giới quả tâm

Pāli văn

22. Vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhānavipākacittaṃ, 

vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānavipākacittaṃ, 

pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānavipākacittaṃ, 

sukhekaggatāsahitaṃ catutthajjhānavipākacittaṃ, 

upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānavipākacittañceti imāni pañcapi 

rūpāvacaravipākacittāni nāma.

Việt văn

22. Ðệ nhứt thiền quả tâm câu hữu với tầm, tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm. 

Ðệ nhị thiền quả tâm câu hữu với tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm. 

Ðệ tam thiền quả tâm câu hữu với hỷ, lạc và nhứt tâm. 

Ðệ tứ thiền quả tâm câu hữu với lạc và nhứt tâm. 

Ðệ 5 thiền quả tâm câu hữu với xả và nhứt tâm. 

Như vậy năm tâm này gọi là Sắc giới quả tâm.

Rūpāvacarakiriycitta  Sắc giới tâm tố

Pāli văn

23. Vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhānakiriyacittaṃ, 

Vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānakiriyacittaṃ, 

Pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānakiriyacittaṃ , 

Sukhekaggatāsahitaṃ catutthajjhānakiriyacittaṃ, 

Upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānakiriyacittañceti 

Imāni pañcapi rūpāvacarakiriyacittāni nāma.

24. Iccevaṃ sabbathāpi pannarasarūpāvacarakusalavipākakiriyacittāni 

samattāni.

Thích văn

– Paṇṇarasa: 15. Samattāni: Có tất cả là.

Việt văn
23. Ðệ nhứt thiền Tâm tố câu hữu với tầm, tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm. Ðệ

nhị thiền Tâm tố câu hữu với tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm. Ðệ tam thiền duy
tác tâm câu hữu với hỷ, lạc và nhứt tâm. Ðệ tứ thiền Tâm tố câu hữu với
lạc và nhứt tâm. Ðệ 5 thiền Tâm tố câu hữu với xả và nhứt tâm. Như
vậy 5 tâm này gọi là Sắc giới Tâm tố.

24. Như vậy có tất cả là 15 Sắc giới Thiện, Quả và Tâm tố.

Tóm tắt 15 sắc giới tâm


Pāli văn

25. Pañcadhā jhānabhedena, rūpāvacaramānasaṃ.

Puññapākakriyābhedā, taṃ pañcadasadhā bhave.

Thích văn

-Pañcadhā: Có 5 loại. Jhānabhedena: Phân loại thiền.

Rūpāvacaramānasaṃ: Sắc giới về ý. Puñña: Thiện. Pāka: Quả. Kriyā: Duy tác. Bhedā: Phân loại chia chẻ. Tam: Tâm ấy. Pañcadasadhā: Có 15 loại. Bhave: Có.

Việt văn

25. Sắc giới tâm có 5 loại phân theo các thiền. Theo thiện, quả và duy
tác, có tất cả là 15 thiền tâm.

Arūpāvacaracitta  vô sắc giới tâm

Arūpāvacarakusalacitta Vô sắc giới thiện tâm

Pāli văn

26. Ākāsānañcāyatanakusalacittaṃ, 

Viññāṇañcāyatanakusalacittaṃ, 

Ākiñcaññāyatanakusalacittaṃ, 

Nevasaññānāsaññāyatanakusalacittañceti 

imāni cattāripi arūpāvacarakusalacittāni nāma.

Thích văn

– Ākāsāṇañcāyatana: Không vô biên xứ. Viññāṇaṃncāyatana: Thức vô biên xứ. Ākincaññāyatana: Vô sở hữu xứ. NevaSaññānāSaññāyatana: Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Việt văn

26. Không vô biên xứ thiện tâm. Thức vô biên xứ thiện tâm. Vô sở hữu xứ

thiện tâm. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiện tâm. Bốn tâm này gọi là vô sắc
giới thiện tâm.

Arūpāvacaravipākacitta Vô sắc giới quả tâm

Pāli văn

27. Ākāsānañcāyatanavipākacittaṃ, 

Viññāṇañcāyatanavipākacittaṃ, 

Ākiñcaññāyatanavipākacittaṃ, 

Nevasaññānāsaññāyatanavipākacittañceti 

Imāni cattāripi arūpāvacaravipākacittāni nāma.

Việt văn

27. Không vô biên xứ quả tâm. Thức vô biên xứ quả tâm. Vô sở hữu 

xứ quả tâm, Phi tưởng phi phi tưởng xứ quả tâm. Bốn tâm này gọi là vô sắc giới quả tâm.

Arūpāvacarakiriyacitta Vô sắc giới tâm tố

Pāli văn

28. Ākāsānañcāyatanakiriyacittaṃ, 

Viññāṇañcāyatanakiriyacittaṃ, 

Ākiñcaññāyatanakiriyacittaṃ, 

Nevasaññānāsaññāyatanakiriyacittañceti 

Imāni cattāripi arūpāvacarakiriyacittāni nāma.

29. Iccevaṃ sabbathāpi dvādasa arūpāvacarakusalavipākakiriyacittāni 

samattāni.

Việt văn

28. Không vô biên xứ Tâm tố. Thức vô biên xứ Tâm tố. Vô sở
hữu xứ Tâm tố. Phi tưởng phi phi tưởng xứ Tâm tố. Bốn tâm này
gọi là Vô sắc giới Tâm tố. 

29. Như vậy, có tất cả 12 Vô sắc giới thiện, quả và Tâm tố.

Tóm tắt 12 vô sắc giới tâm

Pāli văn
30. Ālambaṇappabhedena , catudhāruppamānasaṃ.

Puññapākakriyābhedā, puna dvādasadhā ṭhitaṃ.

Thích văn

-Ālambana: Ðối tượng tu hành. Bhedena: Chia chẻ, phân loại. Catudhā:
Bốn loại. Aruppā: Vô sắc. Mānasaṃ: Ý. Puna: Lại nữa. Dvādasadhā: 12 loại.
Ṭhitaṃ: Ðúng như vậy.

Việt văn

30. Theo đối tượng tu hành, thời có bốn loại tâm thuộc về sắc giới. Lại nữa, nếu phân loại theo thiện, quả và duy tác thì có 12 tâm.

Lokuttaracitta  siêu thế tâm

4 đạo tâm


Pāli văn

31. Sotāpattimaggacittaṃ , sakadāgāmimaggacittaṃ, anāgāmimaggacittaṃ, 

arahattamaggacittañceti imāni cattāripi lokuttarakusalacittāni nāma.

Thích văn
– Sotāpattimaggacittam: Dự lưu đạo tâm. Sakadāgāmimaggacitam: Nhứt

lai đạo tâm. Anāgāmimaggacittam: Bất lai đạo tâm. Arahattamaggacittam: A-la hán đạo tâm. Cattāri: Bốn. Lokuttara kusalacittāni: Siêu thế thiện tâm.

Việt văn

31. Dự lưu đạo tâm, Nhứt lai đạo tâm, Bất lai đạo tâm, A-la-hán đạo tâm,
bốn tâm này gọi là siêu thế thiện tâm.

4 quả tâm siêu thế

Pāli văn
32. Sotāpattiphalacittaṃ, sakadāgāmiphalacittaṃ, anāgāmiphalacittaṃ, 

arahattaphalacittañceti imāni cattāripi lokuttaravipākacittāni nāma.

33. Iccevaṃ sabbathāpi aṭṭha lokuttarakusalavipākacittāni samattāni.

Việt văn

32. Dự lưu quả tâm, nhứt lai quả tâm, bất lai quả tâm, A-la-hán quả tâm.
Bốn tâm này gọi là siêu thế quả tâm.

33. Như vậy có tất cả là tám siêu thế thiện quả tâm.

Tóm Tắt Các Siêu Thế Tâm

Pāli văn

34. Catumaggappabhedena, catudhā kusalaṃ tathā.

Pākaṃ tassa phalattāti, aṭṭhadhānuttaraṃ mataṃ.

Thích văn

– Catu: Bốn. Magga: Con đường. Pabhedena: Do sự phân biệt. Catudhā: Có bốn. Tathā: Như vậy. Pākaṃ: Quả. Phalattā: Quả tánh. Atthadhā: Có tám. Anuttaraṃ: Vô thượng. Mataṃ: Ðược biết là.

Việt văn

34. Phân biệt về bốn đạo thì có bốn thiện tâm. Cũng vậy, các tâm quả là
quả của các tâm trên. Như vậy được biết là có tám siêu thế tâm tất cả.

Cittagaṇanasaṅgaho Tổng phân loại 89 dục giới tâm


Pāli văn

35. Dvādasākusalānevaṃ, kusalānekavīsati.

Chattiṃseva vipākāni, kriyacittāni vīsati.

Thích văn

– Dvādasa: 12. Akusalāni: Bất thiện. Ẹvam: Như vậy. Kusalàni: Thiện.
Ekavìsati: 21. Chattimsa: 36. ViPākāni: Quả. Kriyācittāni: Tâm tố.
Vìsati: 20.

Việt văn

35.  Có 12 Bất thiện tâm, có 21 Thiện tâm, có 36 Quả tâm và có 20 Duy
tác tâm.

Thích nghĩa.

– Bài kệ này tóm tắt các tâm đã nói đến từ trước. Có 12 Bất thiện tâm, có 21 Thiện tâm (8 TỊNH hảo tâm ở Dục giới, 5 ở Sắc giới, 4 ở Vô sắc giới và 4 Siêu thế đạo tâm). Có 36 Quả tâm (15 Vô nhân tâm + 8 TỊNH hảo tâm + 5 Sắc giới tâm + 4 Vô sắc giới tâm + 4 Siêu thế tâm) và 20 Tâm tố (3 Vô nhân tâm + 8 TỊNH hảo tâm + 5 Sắc giới tâm + 4 Vô sắc giới tâm).

Tổng phân loại 89 tâm và 121 tâm

Pāli văn

36. Catupaññāsadhā kāme, rūpe pannarasīraye.

Cittāni dvādasāruppe, aṭṭhadhānuttare tathā.

37. Itthamekūnanavutipabhedaṃ pana mānasaṃ.

Ekavīsasataṃ vātha, vibhajanti vicakkhaṇā.

Thích văn

– Catupaññāsadhā: 54 loại. Kāme: Ở dục giới. Rūpe: Ở sắc giới. Paṇṇarasa:15. Iraye: Ireti, nói đến. Dvādasa: 12. Āruppe: Ở Vô sắc giới. Atthadhā: Có 8 loại. Anuttare: Ở cõi Siêu thế giới. Tathā: Như vậy. 

Itthaṃ: Như vậy Ekūnanavuti: 89. Pabhedaṃ: Chia chẻ. Mānasam: Ý. Ekavīsasataṃ: 121. Và: Hay là. Atha: Ở đây. Vibhajanti: Phân loại, chia chẻ. Vicakkhanā: Người trí huệ.

Việt văn

36. Ở Dục giới có 54 tâm, ở Sắc giới có 15 tâm, ở Vô sắc giới có 12 tâm, ở Siêu thế giới có 8 tâm. 

37. Như vậy 89 tâm này, các nhà có trí lại chia có 121 tâm.

Vitthāragaṇanā  phân loại 121 tâm

Pāli văn

38. Kathamekūnanavutividhaṃ cittaṃ ekavīsasataṃ hoti? 

Vitakkavicārapītisukhekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhānasotāpattimaggacittaṃ, 

Vicārapītisukhekaggatāsahitaṃ dutiyajjhānasotāpattimaggacittaṃ, 

Pītisukhekaggatāsahitaṃ tatiyajjhānasotāpattimaggacittaṃ, 

Sukhekaggatāsahitaṃ catutthajjhānasotāpattimaggacittaṃ, Upekkhekaggatāsahitaṃ pañcamajjhānasotāpattimaggacittañceti 

Imāni pañcapi sotāpattimaggacittāni nāma.

39. Tathā sakadāgāmimaggaanāgāmimaggaarahattamaggacittañceti 

samavīsati maggacittāni.

40. Tathā phalacittāni ceti samacattālīsa lokuttaracittāni bhavantīti.

Thích văn

– Kathaṃ: Sao. Ekūnanavutividhaṃ: 89 loại. Ekavīsasataṃ: 121.

Samavīsati: Có vừa 20. Samacattālīsa: Có vừa 40. Bhavanti: Có.

Việt văn

38. Vì sao 89 tâm lại thành ra 121 tâm? Ðệ nhứt thiền dự lưu đạo tâm, câu
hữu với tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm. Ðệ nhị thiền Dự lưu đạo tâm, câu hữu
với tứ, hỷ, lạc và nhứt tâm. Ðệ tam thiền Dự lưu đạo tâm, câu hữu với hỷ, lạc
và nhứt tâm. Ðệ tứ thiền Dự lưu đạo tâm, câu hữu với lạc và nhứt tâm. Ðệ
5 thiền Dự lưu đạo tâm, câu hữu với xả và nhứt tâm. Như vậy 5 tâm này
gọi là Dự lưu đạo tâm. 

39. Cũng như vậy Nhứt lai đạo tâm, Bất lai đạo tâm, A la hán đạo tâm, có tất cả là 20 đạo tâm. 

40. Cũng như vậy, các quả tâm. Cộng tất cả là 40 Siêu thế tâm.

Phân loại các siêu thế tâm

Pāli văn

41.  Jhānaṅgayogabhedena, katvekekantu pañcadhā.

  Vuccatānuttaraṃ cittaṃ, cattālīsavidhanti ca.

Thích văn

– Jhānanga: Các phần tử của thiền. Katvā: Khi đã làm. EkEkaṃ: Mỗi một.
Pañcadhā: 5 loại Vuccati: Gọi là. Anuttaraṃ cittaṃ: Siêu thế tâm.
Cattālisavidhaṃ: Có 40. Ca: Và.

Việt văn

41. Tương ưng với các phần tử của Thiền, mỗi tâm Siêu thế nhân với 5 cõi thiền thành có 40 Siêu thế tâm.

Phân loại các thiền tâm

Pāli văn

42. Yathā ca rūpāvacaraṃ, gayhatānuttaraṃ tathā.

Paṭhamādijhānabhede, āruppañcāpi pañcame.

Ekādasavidhaṃ tasmā, paṭhamādikamīritaṃ;

Jhānamekekamante tu, tevīsatividhaṃ bhave.

43. Sattatiṃsavidhaṃ puññaṃ, dvipaññāsavidhaṃ tathā.

Pākamiccāhu cittāni, ekavīsasataṃ budhā.

Thích văn

– Yathā tathā: Giống như, cũng như. Rūpāvacaram: Sắc giới. Gayha: Quá
khứ phân từ của Ganhàti, được lấy. Anuttaram: Vô thượng, đây chỉ cho Siêu
thế tâm PathamādijJhānabhede: Theo sự chia chẻ của các thiền từ đệ nhứt
thiền trở đi. Āruppaṃ: Vô sắc giới tâm. Pañcame: Thứ năm Ekādasavidhaṃ:
11 loại. Tasmà: Do vậy. Pathamàdikam: Ðệ nhứt thiền v.v… Iritam: Quá khứ
phân từ của Ireti: nói, thuyết. JhānamekEkaṃ: Mỗi thiền. Antaṃ: Thiền cuối
cùng. Tevīsatividhaṃ: 23 loại. Bhave: Có. 

-Sattatiṃsavidhaṃ: 37. Dvipaññāsavidhaṃ: 52 Pākaṃ: Quả. Āhu: Ðã nói: Ekāvīsasataṃ: 121. Budhā: Vị sáng suốt.

Việt văn

42. Cũng như các tâm ở sắc giới, tâm ở siêu thế giới cũng chia chẻ như
vậy (nghĩa là chia thành 5 cõi thiền). Về thứ tự các cõi thiền, từ đệ nhứt thiền
v.v… Vô sắc giới tâm được xem là thiền thứ năm. Do vậy, từ thiền thứ nhất
đến thiền thứ tư, mỗi thiền có 11 tâm. Còn thiền cuối cùng tức là thiền thứ
năm, có đến 23 tâm.

43. Có 37 thiện tâm, 52 quả tâm. Như vậy vị sáng suốt nói rằng có 121 tâm.

Iti abhidhammatthasaṅgahe cittasaṅgahavibhāgo nāma.

Paṭhamo paricchedo.

Sách tham khảo và trích dẫn

1- Abhidhammatthasaṅgaha:  Của ngài Anuruddhācāraya

2- Thăng pháp yếu luận  của ngài Thích Minh Châu

3- Vô tỷ pháp tập yếu  Của Ngài Trưởng Lão Santakicco Tịnh Sự

4Paramatthajotika  của ngài Trưởng Lão Saddhamma Jotika 

            dịch giả : Bhikkhu Dhammapiyo  Đào Trường Duy.

BARAMATTHAJOTIKA PATHAMO BHĀGO

Lời Dẫn Nhập

Jānitabbaṃ pajānāti, desitabbaṃ pi āsayaṃ;

Desako yena ñāṇena, desetu tassa tejalā.

Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đã thuyết giảng Chánh Pháp (Saddhamma) hiển nhiên là những pháp giác ngộ đáng được biết (Ñeyyadhamma), bằng nhiều phương diện khác nhau tuỳ thuộc vào căn tánh của mỗi chúng sinh bởi năng lực trí tuệ của bậc Toàn-giác. Nguyện năng lực của cả 3 loại trí này giúp tôi thành tựu mọi chánh trí một cách trọn vẹn, sâu sắc nhất.

Trí tuệ toàn tri (Sabbaññuttañāṇa) của vị Chánh Đẳng Chánh Giác có 3 loại năng lực là:

1. Desatabbadhamma: Thuyết giảng pháp đáng được thuyết giảng, chẳng 

hạn như năm tuần tự pháp.

2. Desetabbadhammapakāra: Thuyết giảng pháp theo nhiều khía cạnh, 

nghĩa là Ngài có khả năng trình bày một cách chi tiết trong cùng một vấn đề.

3. Veneyyajjhāsaya: Thuyết giảng pháp tuỳ thuộc vào căn tánh của mỗi

chúng sinh, pháp nào thích hợp và đem lại lợi ích cho chúng sinh thì Ngài sẽ dùng những điều pháp đó mà thuyết giảng cho chúng sinh đó tuỳ vào căn tánh của họ.

Do năng lực 3 nhân về trí tuệ của bậc Toàn Giác (Sabbaññuttañāṇa) đã được trình bày, vì khi Đức Thế Tôn thuyết giảng Giáo Pháp đến chúng đệ tử đang chú tâm lắng nghe Chánh Pháp của Thế-tôn trong thời kỳ ấy thì ngay lập tức chứng đắc đạo quả số lượng lên tới mười triệu Koṭi. Vì thế mà trí tuệ của bậc Toàn-giác đã đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho tất cả chúng sinh mà không có gì có thể đem ra sánh được trong thế gian này.

Người biên soạn bộ sách này hay người hướng dẫn giảng dạy Pháp học (Pariyattidhamma) gồm Tạng Kinh (Suttantapiṭaka), Tạng Luật (Vinayapiṭaka), Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka) và Pháp hành (Paṭipattidhamma) là thiền định (Samādhi) hay thiền tuệ (Vipassanā) là một vị Pháp sư phải có trách nhiệm và bổn phận thuyết giảng Pháp đến tất cả phật tử để những người chưa có đức tin thì đức tin được tăng trưởng, người đã có đức tin thì đức tin lại càng vững chắc hơn nữa, và ngăn chặn được các Pháp ngăn che (Nīvaraṇa) thiền định không phát triển trong từng sát-na là việc kiến tạo, bồi đắp Ba-la-mật, đó là việc cực kỳ quan trọng đối với việc duy trì, gìn giữ và phát triển Phật giáo được trường tồn. Vì vậy cả 3 hạng người cần có trí có cộng tác với với cả 3 loại trí tuệ của bậc Toàn Giác (Sabbaññuttañāṇa) một cách thích hợp có được.

1. Tất cả 3 hạng chúng sinh tương ưng với 3 loại trí tuệ của bậc Toàn Giác 

(Sabbaññuttañāṇa) đó là người cần được học tập, nghiên cứu cho đến khi kết thúc chương trình đào tạo thì có trí tương ứng với năng lực, hợp theo câu thứ nhất.

2. Chương trình đã được học tập, nghiên cứu đến khi kết thúc, cần phải học 

tập, nghiên cứu từ những lời giải thích, bằng việc so sánh, bằng những ví dụ và bằng những sự suy xét, suy xét ý nghĩa khác nhau từ các giáo thọ sư có nền tảng, có chánh kiến, có trí tuệ đi chung với năng lực, hợp theo câu thứ hai.

3. Khi được học tập, nghiên cứu đến khi kết thúc chương trình học cùng 

với tất cả lời giải thích đã được nghe phải hiểu biết rõ ràng đến từng lời nói của tất cả chúng sinh (Puggala) diễn tiến theo thực tính (Sabhāva) vì các hành động, lời nói phát sanh từ tâm sở bất thiện và những hành động, lời nói phát sanh từ tâm sở tịnh hảo (Sobhaṇacetasika) khi nói theo cảnh (Ārammaṇa), lộ trình (Vīthi), tướng trạng (Lakkhaṇa), phận sự (Rasa), thành tựu (Paccupaṭṭhāna), nhân gần (Padaṭṭhāna), có ý nghĩa khác nhau, dầu khác nhau như vậy nhưng các hành động, lời nói phát sanh từ tâm sở bất thiện (Akusalacetasika) thuộc loại vi tế (Sukhuma) cũng gần giống với các hành động, lời nói sanh khởi từ tâm sở tịnh hảo (Sobhaṇacetasika).

Do đó mà cả 3 hạng người này cần phải hiểu biết rõ ràng, thứ nhất là sự khác biệt giữa các hành động, lời nói sanh khởi từ sự tham muốn và các hành động, lời nói sanh khởi từ đức tin, niệm, vô sân, sự dịu dàng (Mudutā) theo đúng thực tính của chúng,

Thứ hai là sự khác biệt giữa các hành động, lời nói sanh khởi từ sân hận (Dosa) và các hành động, lời nói sanh khởi từ sự hổ thẹn (Hiri), sự sợ hãi (Ottappa), lòng từ bi (Karuṇā) theo đúng thực tính của chúng.

Thứ ba là sự khác biệt giữa các hành động, lời nói sanh khởi từ tà kiến (Diṭṭhi), hoài nghi (Vicikicchā), sự ganh tị (Issā) và các hành động, lời nói sanh khởi từ chánh ngữ (Sammāvācā), chánh nghiệp (Sammākammanta), chánh mạng (Sammā-ājīva), trí tuệ (Paññā) theo đúng thực tính của chúng.

Thứ tư là sự khác biệt giữa các hành động, lời nói sanh khởi từ si mê (Moha), ngã mạn (Māna), hôn trầm (Thīna), thuỵ miên (Middha) và các hành động, lời nói sanh khởi từ vô tham (Alobha), vô sân (Adosa), hành xả (Tattramajjhattatā), lòng bi mẫn (Karuṇā), trí tuệ (Paññā) theo đúng thực tính của chúng v.v. 

Vì vậy, trí tuệ đồng sanh với mọi năng lực một cách thích hợp, nếu không diễn ra đúng như đã được trình bày thì trí tuệ của người đó cũng không hợp với 3 loại năng lực đã nói, mà chỉ là một loại trí tuệ thông thường mà thôi. Vì thế sự suy nghĩ, cách trình bày, việc biên soạn những quyển sách khác, phần lớn sẽ dựa vào tư kiến của chính bản thân mà xa lìa lợi dạy của bậc Đạo Sư, Chú giải (Aṭṭhakathā) và Phụ chú giải (Ṭīkā), bởi thế những vị được đào tạo, nhận được sự hướng dẫn hoặc những người được đọc được lắng nghe những quyển sách này sẽ dễ dàng phát sanh tịnh tín trong những lời nói đó rồi, cũng giống như người bị sốt cao mà uống nhằm thuốc, thì đó là một điều vô cùng đáng tiếc, với những người được đào tạo, được hướng dẫn, được đọc, hoặc được lằng nghe lời giãng từ những quyển sách này sẽ không bao giờ biết được lời dạy của bậc Đạo Sư, Chú giải (Aṭṭhakathā) và Phụ chú giải (Ṭīkā) một cách rõ ràng, một cách sâu sắc nhất.

Nếu như cả 3 hạng người là tác giả (Gandhakāra), đọc giả (Ganthavācaka), Pháp sư (Dhammakathika) có trí tuệ tương ứng với cả 3 năng lực của trí tuệ bậc Toàn-giác (Sabbaññuttañāṇa) một cách thích hợp thì những quyển sách mà vị đó biên soạn hay Pháp học (Pariyattidhamma), Pháp hành (Paṭipattidhamma) mà vị đó hướng dẫn giảng dạy, Pháp mà vị đó đang thuyết giảng hiển nhiên mang lại lợi ích chắc chắn cho chúng sinh được đọc, được học và được nghe, cũng giống người mắc bệnh nan y được uống đúng linh dược vậy. 

Do năng lực của tâm thiện (Kusalacitta) mà tôi đã nhớ đến ân đức cao thượng của bậc Toàn Giác (Sabbaññuttañāṇa) nguyện cầu cho cả 3 sức mạnh này luôn luôn tồn tại trong căn tánh của tôi, sanh khởi trong lúc tôi biên soạn Abhidhamma, để nhanh chóng thành tựu trọn vẹn để sớm mang lại lợi ích cho người học, nghiên cứu bộ môn này.

Lại nữa, Pháp học tương ứng với 3 Tạng là Tạng Kinh (Suttantapiṭaka), Tạng Luật (Vinayapiṭaka) và Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka). Trong tất cả 3 Tạng này dầu nói về bất kỳ phương diện nào có sự phiên dịch ngôn ngữ Pāḷi và giải thích đặc biệt chỉ ở Tạng Kinh, thì trong phương diện đó cũng có việc dạy và học chỉ có đặc biệt ở Tạng Kinh mà thôi, tuy nhiên nếu không có việc dạy và học trong Tạng Luật và Tạng Vi Diệu Pháp thì cũng phát sanh tội lỗi đối với tất cả hàng Phật tử, vì họ chỉ chú trọng, quan tâm trong việc tìm kiếm vật chất để nuôi mạng mà quên đi việc gìn giữ giới luật về thân – khẩu sẽ dễ mất đi đức tin trong Phật Giáo. Tham ái (Taṇhā), tà kiến (Diṭṭhi), ngã mạn (Māna), xem thường Tạng Luật, Tạng Vi Diệu Pháp đối với những lời dạy của Đức Thế Tôn, dễ dàng phát khởi những điều sái quấy do không được học, nghiên cứu Tạng Luật, Tạng Vi Diệu Pháp.

Nếu như phiên dịch và giải thích chỉ có ở 2 Tạng là Tạng Kinh (Suttantapiṭaka) và Tạng Luật (Vinayapiṭaka) mà không có phiên dịch và giải thích Tạng Abhidhamma thì trong phương diện ấy cũng chỉ có việc dạy, việc học đặc biệt ở Tạng Kinh (Suttantapiṭaka) và Tạng Luật (Vinayapiṭaka) mà không được học tập, nghiên cứu trong Tạng Abhidhamma. Do vậy mà việc học tập, nghiên cứu ấy cũng phát sanh tội lỗi đối với tất cả hàng Phật tử. Vì họ chỉ biết chú trọng, quan tâm trong việc tìm kiếm vật chất để nuôi mạng và có sự gìn giữ giới luật từ thân, khẩu được trong sạch nhưng đó chỉ là vẽ đẹp bên ngoài nhưng còn đối với nội tâm bên trong cũng dễ mất đi lòng tịnh tín, niềm tin vững chắc nơi Giáo Pháp, tà kiến (Diṭṭhi), ngã mạn (Māna) sự tự cao, tự đại, xem thường cũng dễ phát khởi ở Tạng Abhidhamma do không được học, nghiên cứu được Tạng Abhidhamma. 

Do vậy mà dù ở bất kỳ phương diện nào nếu có phiên dịch và từ ngữ được giải thích trong cả 3 Tạng một cách trọn vẹn, đầy đủ nhất thì hàng Phật tử ở phương diện ấy cũng nhận được việc học, nghiên cứu trọn vẹn cả 3 Tạng, vì thế mà đức tin của họ nơi Tam Bảo cũng vững chắc, không lay chuyển, không xem thường những tông phái khác, kể cả những tính ngưỡng đó cũng không thể nào chen lẫn vào để làm tổn hại, làm họ mất đi niềm tin nơi Tam Bảo được. 3 loại tà kiến (Diṭṭhi) là tà kiến cố định (Niyatamicchādiṭṭhi), thường kiến (Sassatadiṭṭhi), đoạn kiến (Ucchedadiṭṭhi) cũng không thể phát sanh hoặc nếu có cũng chỉ là thân kiến (Kāyadiṭṭhi) đó là loại tà kiến chung của tất cả hạng phàm phu.

Ayāthāvamāna là sự kiêu căng, sự tự cao, tự đại không thích đáng và yāthāvamāna là sự kiêu căng, sự tự cao, tự đại thích đáng là dạng thô thiển cũng không thể phát sanh được, nhưng chỉ có sự kiêu căng, tự cao, tự đại thích đáng là dạng vi tế thì cả trước khi làm (Pubbacetanā), trong khi làm (Muñcanacetanā) và sau khi làm (Aparacetanā) có liên quan đến việc bố thí (Dāna), gìn giữ giới (Sīla), hành thiền (Bhāvanā) của quý Phật tử thì cũng cần có tác ý (Cetanā) thật sự trong sạch, thanh tịnh, và phải có sự khéo léo trong mọi việc làm để xa lìa, dứt bỏ các Pháp bất thiện (Akusaladhamma) mà tất cả 3 loại tác ý (Cetanā) xen lẫn vào trong một cách thích đáng. Đây chính là điều lợi ích phát sanh từ việc học tập, nghiên cứu Tạng Abhidhamma.

Nói tóm lại, nội dung trong việc học và nghiên cứu cả 3 Tạng (Piṭaka) thì việc học và nghiên cứu Tạng Abhidhamma được xem là việc học và  nghiên cứu mang lợi ích tối thượng nhất, vượt trội hơn hẳn 2 Tạng còn lại, vì việc học và nghiên cứu Tạng Abhidhamma này trợ giúp cho chúng sinh hữu duyên có thể phá tan mọi cái nhìn lệch lạc mà có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về bản chất thật của các pháp, như danh pháp – sắc pháp, người, trời, v.v… sau khi được tiếp thu từ việc học và nghiên cứu Tạng Abhidhamma, mà Tạng Kinh (Suttantapiṭaka) không thể nào làm được điều đó, nhưng Tạng Kinh hỗ trợ chính bản thân chúng ta có được nền tảng căn bản ngay trong kiếp sống hiện tại này, giá như có sự hiểu biết về mọi hành động của thiện và bất thiện, thì sau khi tránh xa các hành vi bất thiện sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tiến triển đúng theo thiện pháp từ thấp đến cao được trọn vẹn, nhằm mang lại lợi ích tối thượng cho mình và cho người đời này lẫn đời sau.

Và sự nhận biết đúng đắn phát sanh từ việc học và nghiên cứu Tạng Luật (Vinayapiṭaka) giúp thân, khẩu của tất cả chúng sinh được trong trong sạch, thanh tịnh theo đúng luật quy định, đó là điều cực kỳ quan trọng trong xã hội, mà cũng mang lợi sự thanh tịnh cho thân và khẩu. Mà chính bản thân không phải lo lắng, nóng nảy, bực bội hay khó chịu hoặc làm cho người khác cũng có sự lo lắng, nóng nảy, bực bội hay khó chịu bởi do thân và khẩu của chính bản thân đã khéo huấn luyện.

Điều này khi mang ra so sánh thì Tạng Abhidhamma giống như rễ cây, Tạng Vinaya giống như thân cây, Tạng Suttanta giống như hoa, lá, cành. Hơn nữa nếu như so sánh với cơ thể thì Tạng Abhidhamma giống như trái tim, Tạng Vinaya giống như mạng sống, Tạng Suttanta cũng giống như các chi phần của cơ thể.

Do đó, mà tôi bắt đầu việc giảng dạy Tạng Abhidhamma đến tất cả các học viên kể từ năm 2492 Phật lịch tại trường Đại Học Abhidhamma chùa Rakang Kositaram Woramahawihan tỉnh Thonburi, Bangkok mỗi ngày cho đến năm 2509 Phật lịch. Và Tôi cũng giảng dạy thêm những bộ khác và cũng không ngừng biên soạn thêm những bộ sách liên quan đến Tạng Abhidhamma. Bây giờ thì những bộ sách ấy cũng đã được hoàn thiện một cách trọn vẹn và nhanh chóng để làm nền tảng cho giáo trình giảng dạy với số lượng 25 quyển.

Tôi không phải tôi tìm niềm kiêu hãnh hay tự hào nào, mà tận sâu trong đáy lòng của tôi chỉ nhằm mục đích giúp cho các hàng Phật tử tăng trưởng đức tin trong Phật Giáo, đó là ước muốn to lớn thật sự của tôi. Quả thật để đạt đến điều ấy tôi cũng gặp không ít khó khăn, sau khi bộ sách đã hoàn chỉnh, thì việc in ấn cho xuất bản quyển sách này cũng lại gặp không ít khó khăn vì hàng Phật tử vẫn chưa chú trọng, quan tâm đến việc học và nghiên cứu Giáo Pháp, còn một số thì có sự hiểu biết lệch lạc về Pháp, vì họ nghĩ rằng sách Abhidhamma thường được biếu trong các buổi tang lễ, không nhất thiết phải đóng góp tịnh tài để ấn tống hay bỏ tiền ra mua. Chính vì thế việc ấn tống xuất bản quyển sách này cũng thật gian nan.

Hơn nữa, việc biên soạn các giáo trình này cũng không hề dễ dàng, vì tôi không phải là người Thái, cho nên việc ghi chép tiếng Thái tôi không thể nào thực hiện được, vì vậy cần có người hỗ trợ. Thế nên người phụ giúp ấy cực kỳ quan trọng nhưng tìm kiếm thì lại rất khó, vì họ phải viết theo lời nói của tôi, người phụ giúp trong việc viết bộ sách này cũng phải là người có sự hiểu biết sâu sắc về Abhidhamma, phải có đức tin và thật cần mẫn, nổ lực là một chuyện và thông thạo tiếng Thái lại là một chuyện, và có đủ thời gian để làm lại là chuyện khác nữa. Người có đầy đủ những điều kiện được nêu trên sẽ là người hỗ trợ viết bộ sách này, nếu không được như thế thì việc này cũng không thể nào thành tựu. Về việc này tôi đã từng cho rất nhiều người đến hỗ trợ viết sách cả người tại gia, người xuất gia, và cả thiện nam tín nữ trong những ngày đầu tiên thì người xuất gia là những học viên Abhidhamma đến giúp viết sách, nhưng kết quả không như tôi mong đợi, cũng vì họ không đủ năng lực, không có khả năng, một số vị có khả năng những lại không chăm chỉ, hoặc bận công việc, lo toan nhiều phận sự khác nhau, thế nên việc ấy cũng không đi đến đâu, vì thế mà chỉ giúp được chút ít. Trong những ngày tiếp sau đó thì những học viên nam đến phụ, kết quả cũng chỉ được chút ít, không hề tiến triển. Cho nên, tôi đã chọn một nữ học viên có sự hiểu biết, có đầy đủ khả năng hỗ trợ viết bộ sách này, và cùng nhiều người khác nữa và đã đem lại kết quả hết sức mỹ mãn. Đến năm 2503 Phật lịch đã có 20 quyển sách thuộc Abhidhamma và các bài giảng có liên quan, cùng với 5 quyển sách về các bài Pháp do các học viên những người có đức tin mang lại, đã giúp tôi có được nhiều thành tựu.

Dù thế nào đi nữa thì một mình tôi phải chịu khó khăn, nhưng mang lại cho vô số người khác được sự lợi ích được sự hạnh phúc cả đời này và đời sau, thì chính bản thân tôi cũng cam tâm chấp nhận mọi phần khó khăn đó, không bao giờ có suy nghĩ khác ngoài sự cố gắng nổ lực để dẫn dắt, hướng dẫn cho tất cả học viên Abhidhamma, với những vị có đức tin trong sạch với môn học này, chung tay góp sức để hoàn thành trọn vẹn những bộ sách làm nền tảng cho chương trình giảng dạy Abhidhamma trong Phật Giáo, mang lại lợi ích cho các lớp hâu học sau này, và cũng để kiến tạo 10 Pháp Ba-la-mật một cách thích hợp.

Quyển sách này là căn bản và cũng là nền tảng cho tất cả học viên Abhidhamma lớp tiểu học, và phần câu hỏi – giải đáp trong quyển sách này cũng phần nào mang lại lợi ích cho tất cả các giáo thọ và các học viên đang học tập nghiên cứu trao đổi các vấn đề cùng nhau trong suốt quá trình dạy và học. Vì thế đến lúc kiểm tra sẽ chọn lọc những câu hỏi trong quyển sách này làm câu hỏi kiểm tra, có tất cả 10 câu với những câu trả lời đã được viết rõ ràng. Với 5 câu vấn – đáp được chọn lọc từ những lời giải thích khác nhau đã được giải thích trước đó. Chính tất cả những điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các học viên.

Việc dạy và học tại trường Đại Học Abhidhamma chùa Rakang Kositaram Woramahawihan, tọa lạc tại Quận Thonburi, Thành phố Bangkok, đối với học viên thì có 9 lớp và với giáo thọ thì có 6 lớp.

9 lớp học viên: Từ lớp 1 đến lớp 3 thì được gọi là Abhidhamma tiểu học, từ lớp 4 đến lớp 6 thì được gọi Abhidhamma trung học, từ lớp 7 đến lớp 9 thì được gọi Abhidhamma cao học, được chia ra chi tiết các lớp như sau:

1. Lớp Abhidhamma tiểu học 1: Giáo trình Thắng Pháp Tập Yếu Luận 

chương 1-2-6.

2. Lớp Abhidhamma tiểu học 2: Giáo trình được quy định là Thắng Pháp Tập Yếu Luận chương 3-7.

3. Lớp Abhidhamma tiểu học 3: Giáo trình tóm lược Bộ Pháp Tụ.

4. Lớp Abhidhamma trung học 1: Giáo trình Thắng Pháp Tập Yếu Luận chương 4-5.

5. Lớp Abhidhamma trung học 2: Giáo trình Thắng Pháp Tập Yếu Luận chương 8-9.

6. Lớp Abhidhamma trung học 3: Giáo trình tóm lược Bộ Nguyên Chất Ngữ.

7. Lớp Abhidhamma cao học 1: Giáo trình tóm lược Bộ Song Đối phần 1.

8. Lớp Abhidhamma cao học 2: Giáo trình tóm lược Bộ Song Đối phần 2.

9. Lớp Abhidhamma cao học 3: Giáo trình tóm lược Bộ Đại Xứ Luận.

Đối với giáo thọ thì có 6 lớp là:

1. Giảng viên Abhidhamma 1 quy định cho giáo trình Thắng Pháp Tập Yếu Luận gồm chương 1-2-6 với chú giải và phụ chú giải.

2. Giảng viên Abhidhamma 2 quy định cho giáo trình Thắng Pháp Tập Yếu Luận gồm chương 3-5-7 cùng với chú giải và phụ chú giải.

3. Giảng viên Abhidhamma thứ ba quy định cho giáo trình Thắng Pháp Tập Yếu Luận gồm chương 4-8-9 với chú giải và phụ chú giải.

4. Giảng viên Abhidhamma 4 quy định giáo trình là tóm lược Bộ Pháp Tụ và tóm lược Bộ Nguyên Chất Ngữ.

5. Giảng viên Abhidhamma 5 quy định giáo trình là tóm lược Bộ Song Đối 1-2-3.

6. Giảng viên Abhidhamma 6 quy định giáo trình là tóm lược bộ Đại Xứ Luận – với ngữ pháp Pāḷi, vời phiên dịch Dhammapāda và chú giải.

Việc học và nghiên cứu Tạng Abhidhamma không phải chỉ có bộ Abhidhammatthasaṅgaha mà còn học thêm những bộ sách khác có nội dung sâu sắc hơn nữa theo thứ tự từ Bộ Pháp Tụ v.v. cho đến Bộ Song Đối   Bộ Đại Xứ Luận. Đối với Thắng Pháp Tập Yếu Luận chỉ là nền tảng căn bản của 7 Bộ Abhidhamma. Do vậy mà việc học Abhidhamma nếu chỉ học Abhidhammatthasaṅgaha thì sự hiểu biết về ý nghĩa và thực tính pháp (Sabhāvadhamma) trong Tạng Vi Diệu Pháp sẽ không được sâu sắc các vấn đề. Lại nữa khi học Abhidhammatthasaṅgaha thì các học viên cần nghiên cứu thêm Chú giải, Phụ chú giải với sự giải thích các vấn đề và nếu các học viên đã hiểu hết 9 chương trong bộ Abhidhammatthasaṅgaha này, một cách rõ ràng, mạch lạc, thông thạo thì người ấy có khả năng nghiên cứu sâu hơn Tạng Abhidhamma như Bộ Pháp Tụ cho đến Bộ Đại Xứ Luận được thuận lợi. Khi hiểu biết thấu đáo những bộ này thì chắc chắn người ấy sẽ nếm được hương vị của Chánh Pháp trong Phật Giáo và sẽ có được các căn kiên cố như tín căn (Saddhindriya) v.v. trong Phật Giáo, và không còn hoài nghi trong các kiếp sống, đời này hay đời sau xuyên suốt như vậy cho đến khi nếm được hương vị giải thoát, thành tựu chánh trí, thành tựu trí tuệ Toàn Giác (Sammāsambodhiñāṇa), thành tựu trí tuệ Phật độc giác (Paccekabodhiñāṇa), trí tuệ thanh văn (Sāvakabodhiñāṇa) theo nguyện vọng của từng người.

Căn bản tiểu học Abhidhamma được ấn tống và xuất bản lần thứ 4 này phần lớn là tịnh tài của các học viên quyên góp gồm cư sĩ tại gia và cả bậc xuất gia đã chung tay giúp đỡ.

Do đó tôi xin tuỳ hỷ phần công đức phước báu thanh cao mà các học viên đã có tác ý thiện (Kusalacetanā) và cùng tất cả mọi người đã ủng hộ, đã giúp đỡ và đã đóng góp tịnh tài trong việc biên soạn tất cả các quyển sách. Nguyện cầu năng lực tác ý thiện của quý vị làm duyên lành, nâng đỡ cho các vị được thành tựu đầy đủ cả 4 Pháp là sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Giáo Pháp cao thượng của bậc Đạo Sư.

Nội Quy Trong Việc Dạy và Học

Giảng viên giảng dạy bộ môn Abhidhamma và tất cả học viên nên biết rằng nội quy của việc dạy và học như sau:

Giảng viên giảng dạy cần phải thực hành 10 điều nội quy căn bản sau:

1.  Cần phải cho tất cả học viên đọc bài trước để nhớ.

2.  Bài học nào có Pāḷi và lời dịch thì cần phải giải thích ý nghĩa của từ Pāḷi cho học viên biết một cách tóm tắt và cho học viên đọc Pāḷi và cả lời dịch cho đúng, cho đến khi được lưu loát, trôi chảy.

3.  Khi nào học viên đã đọc bài thuần thục thì phải giải thích ý nghĩa của bài học đó cho học viên biết.

4.  Khi học viên đã nghe lời giải thích thì cho học viên nói lại lời giải thích đã được giải thích đó.

5.  Cần phải tạo cơ hội để học viên có thể đặt ra những vấn đề đang còn vướng mắc chưa được hiểu thấu đáo.

6.  Cần có những ví dụ, so sánh ý nghĩa mà học viên đã hỏi.

7.  Những từ đó cũng phải đặt ra những vấn đề để hỏi trong nội dung đang giảng dạy, để cho học viên đã được giải quyết các vấn đề đó, nếu các học viên vẫn chưa giải quyết đúng, chính xác thì phải hướng dẫn giải thích những vấn đề đó cho các học viên.

8.  Việc hướng dẫn giải thích phải nằm trong nền tảng của vấn đề, không nên giải thích vượt ngoài giới hạn nền tảng của Pháp đó.

9.  Cần phải gìn giữ tôn trọng nội dung câu hỏi của các học viên, tuy nhiên không để các học viên đưa ra những hỏi các câu hỏi ngoài nội dung đang được thuyết giảng.

10. Khi giảng dạy khoảng 1 tuần thì cũng nên đặt ra những vấn đề trong các bài học đã được thuyết giảng trong suốt thời gian đó cùng với các học viên ít nhất 10 câu hỏi và trong ngày đưa ra những vấn đề này thì cũng nên tạm dừng việc giảng dạy 1 ngày cho các học viên.

Học viên phải thực hành 10 nội quy căn bản sau:

1. Học viên cần nhớ Pāḷi, nghĩa và nội dung chính quan trọng của Pháp.

2. Tất cả các bài học cần phải đọc cho chính xác, cho đến khi trôi chảy, lưu loát trước mặt giáo viên.

3. Những lời giải thích mà giáo viên đã giảng giải thì cần phải nhớ và đọc theo cho được chính xác.

4. Nội dung nào mà chưa hiểu rõ ràng thì cần phải đặt ra để hỏi cho đến khi

được hiểu thấu đáo những nội dụng ấy.

5. Cần phải cố gắng ghi chú lại những lời giải thích cốt lõi quan trọng, để

mang ra tư duy, suy xét bằng nội tâm trong nền tảng căn bản của pháp.

6. Không nên lấy những nội dung không liên quan đến môn học mà ta đang học tập, nghiên cứu đến để vấn hỏi.

7. Tất cả các học viên đừng chỉ mãi ngồi lắng nghe và ghi chép, mà cũng phải phát biểu ý kiến trong lúc học tập.

8. Khi đến thời gian học viên được đặt câu hỏi, thì các học viên nên cố gắng, suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra bất cứ vấn đề nào, rồi từ từ suy xét trả lời.

9. Khi đã suy xét thấu đáo các vấn đề được đặt ra rồi, thì các học viên nên trả lời những vấn đề đó.

10. Khi các học viên bắt đầu học tập, thì nên học tập theo tuần tự thứ lớp, các điều này đều được hướng dẫn để rèn luyện 5 quyền (Indriya) là đức tin (Saddhā), tinh tấn (Viriya), niệm (Sati), định (Samādhi), trí tuệ (Paññā) được tăng trưởng.

Sau đây là những câu kệ ngôn mà các bậc trí thức đã thuyết giảng để mang lại sự lợi lạc cho tất cả các giảng viên và học viên, cần được thực hành theo đúng nội dung, ý nghĩa trong những kệ ngôn này.

Vinā hatthena lekhanaṃ, mukhena paṭhanaṃ vinā,

Vinā cittena jānanaṃ, na atthaṃ ñāyate kathā.

Người nào từ bỏ việc viết bằng tay, từ bỏ việc đọc bằng miệng, và từ bỏ việc tư duy bằng Tâm, là từ bỏ cả 3 việc này thì vị ấy hiểu được ý nghĩa đó như thế nào?

Potthakesu ca yaṃ sippaṃ, parahatthesu yaṃ dhanaṃ,

Yathā kicce samuppanne, na taṃ sippaṃ na taṃ dhanaṃ.

Những môn học khác nhau trong những quyển sách, tài sản trong tay của người khác, khi có việc cần thiết phát sanh, nơi môn học đó cũng không phải sự hiểu biết ta, tài sản đó cũng không phải là tài sản của ta.

Rūpayobbanasampannā, visālakulasambhavā,

Vijjāhīnā na sobhante, niggandhā iva kiṃsukā.

Người nào có nhan sắc xinh đẹp, màu da tươi sáng và sanh trong gia tộc quyền quý cao sang, nhưng thiếu đi sự giáo dục thì cũng chẳng xinh đẹp trong hội chúng, cũng giống như loài hoa “Kiṃsukā” có sắc xinh đẹp nhưng lại không có hương thơm.

Piṇḍito sutasampanno, yattha atthīti ce suto,

Mahussāhena taṃ ṭhānaṃ, gantabbaṃ va sutesinā.

Nơi nào có bậc trí, bậc thông thạo với sự hiểu biết cả 3 Tạng (Piṭaka), người nào mong muốn tìm kiếm sự hiểu biết khi lắng nghe cần phải nhiệt tâm cố gắng tìm đến nơi đó.

Ganthe visāgadaṃ chekaṃ, so tā seviya dullabhaṃ,

Ganthavācakamāceraṃ, cakke vaḍḍhissate kamaṃ.

Học viên có phước báu ắt hẳn sẽ được nương nhờ giáo thọ có tài năng, thông thạo trong tam Tạng mà ta khó tìm kiếm, sẽ được tiến bộ trong Pháp học, Pháp hành và Pháp thành trong Phật giáo theo tuần tự chắc chắn. 

Nipune sutameseyya, vicinitvā sutatthiko,

Bhattaṃ hukkhaliyaṃ pakkaṃ, bhājanepi tathā bhave.

Người có ước muốn cho chính bản thân có tri kiến như một bậc thiện trí, nên suy xét thật cẩn thận, thấu đáo, tỉ mỉ và nên tìm tòi góp nhặt những kiến thức từ giáo thọ có trí tuệ sắc bén, vi tế, cẩn thận mà có khả năng truyền bá kiến thức môn học cho được tốt đẹp, cũng giống như gạo trong nồi đã nấu chín thành cơm dầu cho múc đặt vào dĩa thì cũng là cơm chín (Nhưng nếu gạo trong nồi chưa chín múc đặt vào dĩa thì cũng chỉ là cơm sống mà thôi).

Yo sisso sippalobhena, bahuṃ ganhāti taṃ sippaṃ,

Mūgova supinaṃ passaṃ, kathetumpi naussahe.

Học viên nào được học nhiều nghề nghiệp, với mong muốn rằng mình sẽ biết được nhiều thì học viên đó không thể nói sâu vào môn học ấy được, cũng giống như một người câm nằm mộng không thể nào thuật lại giấc mộng của mình cho người khác.

Mātukhīraṃ supāyaṃso, thanamūlaṃ nachindeyya,

Sutthusippaṃ ugganhanto, sutthudosaṃ titikkheyya.

Trẻ nhỏ đang bú sữa mẹ, không làm cho đầu nhũ hoa bị tổn thương, bị rách đi, thì các học viên được học tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của các giáo thọ, cần phải kham nhẫn từ những lời dạy bảo của giáo thọ không được tức giận, oán hờn.

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa (3)

Con xin đảnh lễ Đức Thế Tôn đó, bậc A-ra-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Anaññavisayaṃ dhammaṃ, vandāmihaṃ vahaṃ jinaṃ;

Tasseva dhammasaṅghañca, mahātheraṃ mamāceraṃ.

Sotūnaṃ pādabhāvāya, abhidhammatthasaṅgahaṃ;

Maṇḍessaṃ sādhippāyena, sarūpena sadā subhaṃ.

Con xin đảnh lễ Đức Thế Tôn, Ngài đã chiến thắng Ma vương, và đã thuyết Abhidhamma là giáo lý không phải pháp chế định của Phật Độc Giác và chư Thanh văn, cùng với Giáo Pháp và chư Thánh tăng, và con cũng xin đảnh lễ oai lực công đức của 8 Vị là:

Ngài trưởng lão Bhaddanta Kumāra, vị pháp sư, trụ chì chùa Sổ Tái, Miến Điện.

Ngài trưởng lão Bhaddanta Ñāṇika, bậc duy trì Luật Tạng, bậc đại hiền trí và dẫn đầu Tăng đoàn chùa Tia Yá Tô Tái, tại Miến Điện.

Ngài trưởng lão Bhaddanta Paññā, Ngài trưởng lão Bhaddanta Sudanra và Ngài trưởng lão Bhaddanta Nandavaṃsa là những bậc đại hiền trí đã vượt qua 5 bộ, bậc siêu việt chùa Mahāsutārāma, tại Miến Điện.

Ngài trưởng lão Bhaddanta Nandiya, vậc duy trì Luận Tạng trụ trì chùa Tumong Tái.

Ngài rưởng lão Bhaddanta Vimala, bậc duy trì Luận Tạng trụ trì chùa Maṅgalārāma, tỉnh Amarapura và cũng là bậc thầy giảng dạy cả 3 Tạng cùng với Chú-giải và Phụ-chú-giải cho con (Saddhammajotika Dhammacariya)

Bây giờ tôi sẽ biên soạn bộ Abhidhammatthasaṅgaha với nội dung tổng quát cùng với những lời giải thích cho được hoàn thiện nhất trong tất cả các chương, bằng ý nghĩa sâu sắc rõ ràng để đem lại lợi ích cho tất cả học viên nghiên cứu.

Ngài Đại Trưởng Lão Saddhammajotika Dhammacariya

CHƯƠNG I: 

Cittaparamaṭṭha tâm chân đế

♥

 

Ganthārambhakathā  kệ nhập đề

Sammāsambuddhamatulaṃ, sasaddhammagaṇuttamaṃ;

Abhivādiya bhāsissaṃ, abhidhammatthasaṅgahaṃ.

Kính bạch Đức Thế Tôn (Ngài trưởng lão Anuruddha) xin thành tâm đảnh lễ Thế Tôn, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác tự mình hoàn Toàn Giác ngộ (Ñeyya) không ai sánh bằng, cùng Chánh Pháp (Saddhamma) và chư Thánh Tăng, con sẽ biên soạn Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammatthasaṅgaha).

Giải Thích

Ngài trưởng lão Anuruddha thể hiện lòng tôn kính đối với Tam Bảo “Sammāsambuddhaṃ atulaṃ sasaddhammagaṇuttamaṃ abhivādiya” và tỏ lòng thành kính để trình bày Thắng Pháp Tập Yếu Luận “Bhāsissaṃ abhidhammattha saṅgahaṃ” 

Được chia thành 6 phần là:

Sammāsambuddhaṃ,​​ atulaṃ, sasaddhammaganuttamaṃ, 

abhivādiya,  bhāsissaṃ, abhidhammatthasaṅgahaṃ”.

Sammāsambuddhaṃ: Đức Thế Tôn bậc Chánh Đẳng Chánh Giác tự Ngài hoàn toàn giác ngộ tất cả, là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác độc nhất vô nhị.

Atulaṃ: Bậc vô song, Ngài trưởng lão Anuruddha nhớ đến ân đức của Đức Thế Tôn với ngôn từ “Atulaṃ” này là vô cùng tuyệt vời, bởi theo lẽ tự nhiên Phật Độc Giác và chư Thanh văn đệ tử của đức Thế Tôn có thể xuất hiện trong cùng một thời kỳ với số lượng vô hạn, nhưng đối với bậc Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammāsambuddha) thì không xuất hiện như thế mà chỉ có duy nhất. Do vậy mà Ngài trưởng lão Anuruddha nhớ đến ân đức của Thế Tôn với từ “Atulaṃ” bậc vô song không thể tìm thấy được, điều này hoàn toàn chính xác bởi trong cùng một thời kỳ chỉ có duy nhất một đức Thế Tôn, bậc A-ra-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện trên thế gian mà thôi. 

Hơn thế nữa từ “Atulaṃ”, Ngài trưởng lão Anuruddha muốn nhấn mạnh thêm để cho tất cả các học giả biết rằng việc xuất hiện của một vị Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, ở trong bất cứ thời kỳ nào thì thời kỳ ấy chỉ có duy nhất một vị, tuyệt đối không có vị thứ hai. Như trong Tăng Chi Bộ Kinh, chương một pháp, phẩm không thể có được, Đức Phật đã thuyết: 

Aṭṭhānametaṃ, bhikkhave, anavakāso yaṃ ekissā lokadhātuyā dve arahanto sammāsambuddhā apubbaṃ acarimaṃ uppajjeyyuṃ. 

Netaṃ ṭhānaṃ vijjati. Ṭhānañca kho etaṃ, bhikkhave, vijjati yaṃ ekissā lokadhātuyā ekova arahaṃ sammāsambuddho uppajjeyya. Ṭhānametaṃ vijjatīti

Này các Tỷ-kheo sự kiện này không xảy ra, không có được: Trong một Thế giới, hai vị A-ra-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác, không trước không sau, xuất hiện một lần, sự kiện này không xảy ra. 

Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo: Trong một Thế giới, chỉ có một vị A-ra-hán, Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện, sự kiện này có xảy ra.

Sasaddhammagaṇuttamaṃ: đồng thời Chánh Pháp (Sasaddhamma) và tất cả chư Thánh Tăng là phước điền vô tận, việc thể hiện sự kính trọng với Chánh Pháp (Saddhammagaṇuttamaṃ). 

Sasaddhamma là Chánh Pháp, Giáo Pháp.

Gaṇuttamaṃ là chư thánh tăng.

Sasaddhamma – Chánh Pháp có 3 là:

1. Pháp học (Pariyattisaddhamma): Tam tạng, chú giải, phụ chú giải,

2. Pháp hành (Paṭipattisaddhamma): Thực hành các học giới, 13 hạnh đầu đà, việc thực hành thiền định (Samādha-kammaṭhāna) và thiền tuệ (Vipassanākammaṭhāna),

3. Pháp thành (Paṭivedhasaddhammma): Đạo, quả, Niết Bàn, thiền và các thắng trí (Abhiññā).

Abhivādiya: Dùng để thể hiện sự kính trọng đối với Tam-bảo là Phật-bảo, Pháp-bảo, và Tăng-bảo. 

Bhāsissaṃ: Là từ dùng để khẳng định rằng sẽ trình bày, sẽ nói.

Abhidhammatthasaṅgahaṃ: Thắng Pháp Tập Yếu Luận là sự nghiên cứu tất cả ý nghĩa trong Vi Diệu Pháp.

Abhidhammatthasaṅgaha này được tách thành 4 phần như sau: Abhidhamma + attha + saṃ + gaha

Abhidhamma = là Pháp đặt biệt cao siêu, vượt trội hơn hẳn cả Kinh tạng, Luật tạng, Abhidhamma gồm có 7 bộ bao gồm 42.000 pháp uẩn:

1. Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgaṇī): gom pháp thành nhóm: 1.300 Pháp Uẩn, thuyết 12 ngày, 70.000.000 chư thiên chứng đắc

2. Bộ Phân Tích (Vibhaṅga): biệt phân, chia phân từng loại: 6.500 Pháp Uẩn, thuyết 12 ngày, 70.000.000 chư thiên chứng đắc.

3. Bộ Nguyên Chất Ngữ (Dhātukathā): giới luận về phần giới: 7.000 Pháp Uẩn, thuyết 6 ngày, 60.000.000 chư thiên chứng đắc.

4. Bộ Nhân Chế Định (Puggalapaññatti): chế định thành người: 5.600 Pháp Uẩn, thuyết 6 ngày, 60.000.000 chư thiên chứng đắc.

5. Bộ Ngữ Tông (Kathāvatthu): luận sự, việc biện luận: 7.100 Pháp Uẩn, thuyết 13 ngày, 70.000.000 chư thiên chứng đắc.

6. Bộ Song Đối (Yamakaṃ): song, từng cặp, pháp đối: 5.100 Pháp Uẩn, thuyết 18 ngày, 70.000.000 chư thiên chứng đắc.

7. Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna): biến xứ bộ, các chỗ duyên pháp: 9.400 Pháp Uẩn, 

thuyết 23 ngày, 400.000.000 chư thiên chứng đắc.

Tổng cộng có: 42.000 Pháp pẩn, được thuyết vào mùa hạ thứ 7 của Đức Phật, Tạng này được Ngài thuyết suốt 90 ngày, tại cõi trời Tam Thập Tam Thiên (Tāvatiṃsā) nhằm tế độ thân mẫu của Ngài, sau khi thuyết xong có tất cả 800.000.000 chư thiên chứng đắc đạo quả.

Attha = nội dung Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) gồm có tâm (Citta), tâm sở (Cetasika), sắc pháp (Rūpa), Niết Bàn (Nibbāna), chế định (Paññatti).

Saṃ: ngắn gọn, vắn tắt

Gaha: việc tụ họp lại, việc thu góp lại.

Do vậy, ghép tất cả 4 từ này lại với nhau là Abhidhammatthasaṅgaha có nghĩa là việc tập họp lại tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn, chế định được trình bày tương ứng với 7 bộ Abhidhamma được tóm tắt lại, do đó được gọi là Thắng Pháp Tập Yếu Luận (Abhidhammatthasaṅgaha).

Ñeyyadhamma – Pháp Giác Ngộ, hay Pháp Đáng Biết 

Ñeyyadhamma nghĩa là Pháp đáng được biết, khi có sự nhận biết đúng đắn và sự hiểu biết rõ ràng được các thực tính pháp (Sabhāvadhamma) chính xác, đúng theo sự diễn tiến của các sự thật và làm cho sáng tỏ, không có sự nghi ngờ, không có sự thiếu hiểu biết trong tất cả 3 cõi là cõi Dục (Kāmaloka), cõi Sắc (Rūpaloka), cõi Vô sắc (Arūpaloka).

 

Ñeyyadhamma có 5 là:

1. Saṅkhāra: Trạng thái thay đổi, biến hoại gồm tâm, tâm sở, 18 sắc thành tựu.

2. Lakkhaṇa: Thực tính của cả 4 pháp chân đế bao gồm 3 trạng thái chung (Sāmaññalakkhaṇa), 4 trạng thái riêng biệt (Visesalakkhaṇa) và 4 Sắc trạng thái (Lakkhaṇarūpa).

3. Vikāra: Sự diễn tiến của tâm, tâm sở, sắc pháp gồm lahutā là sự nhẹ nhàng, mudutā là sự mềm mại, kammaññatā là sự thích nghi với mọi phận sự của tâm, tâm sở, sắc pháp.

4. Nibbāna: Trạng thái vắng lặng mọi phiền não (Kilesa) và cả 5 uẩn (Pañcakhandha) hoặc trạng thái dập tắt không còn tồn tại của phiền não và đoạn tận hoàn toàn mọi khổ đau, không còn chút dư sót, là pháp vượt ngoài thế gian, vượt ra ngoài 3 cõi là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới hay còn gọi là Pháp siêu thế (Lokuttaradhamma).

5. Paññatti: Là những thứ được định đặt ra bẳng các giả thuyết, giả định khi sử dụng để gọi tên, để trả lời hoặc là những nội dung, ý nghĩa sử dụng dùng để truyền đạt hết ý nghĩa để cho người trong thế gian có thể nhận biết được. Chế định có: 

  • Danh chế định (Nāmapaññatti) là những giả định dùng để gọi tên nhau hoặc để gọi những đồ vật khác nhau mà có nội dung ý nghĩa để nhận biết cùng nhau được,
  • Nghĩa chế định (Atthapaññatti) là những giả thuyết của ý nghĩa, chế định của danh pháp và cả sắc pháp, và các mẫu tự.

Nói tóm lại, Ñeyyadhamma nghĩa là trạng thái của vạn vật hiện hữu trong 3 cõi, là những giả thuyết được định đặt hay là những quan niệm của thế gian gọi là Tục đế (Sammutisacca) là những quan điểm chung, và thể tính của 4 Pháp chân đế (Paramatthadhamma) có sự diễn tiến theo theo 3 trạng thái chung (Sāmaññalakkhaṇa) và 4 trạng thái riêng biệt (Visesalakkhaṇa) gọi là Paramatthadhamma, là tất cả mọi thứ mà bậc Chánh Đẳng Chánh Giác hiểu biết rõ bằng trí tuệ của Ngài.

Bậc Arahatta (A-ra-hán)

1. Arahattasammāsambudddha là bậc tự mình giác ngộ bằng chính chánh kiến của mình, không thầy chỉ dạy, đoạn trừ tất cả mọi phiền não không còn chút dư sót, và có khả năng nhớ lại được tất cả các kiếp sống của mình, có khả năng thuyết giảng Chánh Pháp cho các bậc hữu duyên chứng ngộ như Ngài, các bậc Thanh văn đã thừa kế Giáo Pháp của Ngài trong một thời gian, và trong một thời kỳ đó thì chỉ có một mình Ngài mà gọi là Atula nghĩa là Bậc độc nhất vô nhị không ai sánh bằng, không thể tìm người mà có thể so sánh với ngài.

2. Arahattapeccekabuddha là bậc tự mình giác ngộ bằng chính sự hiểu biết của mình, không thầy chỉ dạy, đoạn trừ tất cả mọi phiền não, nhớ được các kiếp sống nhưng có giới hạn, không có khả năng truyền bá Giáo Pháp, và cũng không có chúng đệ tử thừa kế Giáo Pháp, trong cùng một thời kỳ có thể có nhiều vị Phật Độc Giác.

3. Arahattasāvakabuddha là vị vẫn học tập, nghiên cứu và thực hành theo lời dạy của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác cho đến khi hoàn toàn giác ngộ.

Bậc Arahattasammāsambuddha

1. Paññādhikasammāsambuddha: Là Đức Phật Toàn Giác có trí tuệ vượt trội, nghĩa là trí có năng lực hơn cả đức tin và tinh tấn, Đức Thế Tôn thành tựu Pāramī (Tính chất đầy đủ, trọn vẹn) bằng trí tuệ, thời gian để thành tựu Pāramī của Ngài là 20 Asaṅkheyya (Số vô kể, 1 con số thêm 140 số không) và 100 nghìn Kappa là thành tựu trọn vẹn Pāramī, tức là Ngài suy nghĩ và phát nguyện thực hành Pāramī trong tâm cho đến khi thành tựu là 7 Asaṅkheyya, Ngài phát nguyện thành lời thực hành Pāramī cho đến khi thành tựu là 9 Asaṅkheyya, sau khi nhận được lời thọ ký của từ Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, thì vị này chắc chắn sẽ chứng ngộ quả vị Toàn Giác và phải thực hành Pāramī thêm 4 Asaṅkheyya và 100 nghìn Kappa chẳng hạn như Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác Gotama của chúng ta v.v.

2. Saddhādhikasammāsambuddha: là Đức Phật Toàn Giác có đức tin vượt trội, nghĩa là đức tin của Vị này vượt hơn hẳn trí tuệ và tinh tấn, Vị này muốn thành tựu được ý nguyện thì phải thực hành đầy đủ trọn vẹn Pāramī trong suốt thời gian dài 40 Asaṅkheyya và 100 nghìn Kappa, tức là Ngài suy nghĩ và phát nguyên thực hành Pāramī trong tâm cho đến khi thành tựu là 14 Asaṅkheyya, Ngài phát nguyện thành lời thực hành Pāramī cho đến khi thành tựu là 18 Asaṅkheyya, sau khi nhận được lời thọ ký của từ Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, thì vị này chắc chắn sẽ chứng ngộ quả vị Toàn Giác và phải thực hành Pāramī thêm 8 Asaṅkheyya và 100 nghìn Kappa.

3. Viriyādhikasammāsambuddha: là Đức Phật Toàn Giác có tinh tấn vượt trội, nghĩa là sự tinh tấn của Vị này vượt hơn hẳn trí tuệ và đức tin, Vị này muốn thành tựu được ý nguyện thì phải thực hành đầy đủ trọn vẹn Pāramī trong suốt thời gian dài 80 Asaṅkheyya và 100 nghìn Kappa, tức là Ngài suy nghĩ và phát nguyện thực hành Pāramī trong tâm cho đến khi thành tựu là 28 Asaṅkheyya, Ngài phát nguyện thành lời thực hành Pāramī cho đến khi thành tựu là 36 Asaṅkheyya, sau khi nhận được lời thọ ký của từ Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, thì vị này chắc chắn sẽ chứng ngộ quả vị Toàn Giác và phải thực hành Pāramī thêm 16 Asaṅkheyya và 100 nghìn Kappa.

Sammāsambodhiñāṇa

Arahattasammāsambuddha 3 loại trí tuệ siêu việt của bậc Phật Chánh-đẳng Chánh- giác:

1. Āsayānusayañāṇa: Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm nghĩa là trí tuệ có khả năng nhận biết được tất cả các loại phiền não ngủ ngầm (Anusayakilesa) và nghiệp quả của tất cả chúng sinh.

2. Indriyaparopariyañāṇa: Trí tuệ có khả năng nhận biết được 5 quyền là tin quyền (Saddhā), tấn quyền (Viriya), niệm quyền (Sati), định quyền (Samādhi), tuệ quyền (Paññā) của tất cả chúng sinh, tức là trí tuệ căn duyên cao thấp của mỗi chúng sinh.

3. Sabbaññutañāṇa: Trí tuệ Toàn Giác nghĩa là trí tuệ có khả năng nhận biết thông suốt pháp hữu vi (Saṅkhatadhamma) và Pháp Vô Vi (Asaṅkhatadha-

mma) bao gồm cả 4 Pháp chân đế Paramatthadhamma là tâm, tâm sở, sắc pháp và Niết Bàn xuất hiện trong 3 giới, kể cả pháp tục đế (Paññattidhamma), và không có gì có thể ngăn cản được.

Dhamma Samodhāna

Hội đủ nhân duyên để có thể trở thành một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác phải đầy đủ 8 Pháp thì gọi là Dhamma Samodhāna là:

1. Manussattaṃ: Phải là người nhân loại, không phải là chư thiên hay thú.

2. Liṅga sampatti: Phải là nam nhân, phải là người tâm nhân, tứ chi đầy đủ. អាវយវៈ

3. Hetu: Có khả năng đắc đạo quả ngay trong kiếp đó (Nhưng không chứng đắc)

4. Satthāra dassanaṃ: Được diện kiến bậc Chánh Đẳng Chánh Giác (Nghe Giáo Pháp từ Ngài).

5. Pabbajjā: Phải là bậc xuất gia.

6. Guṇa sampatti: Thành tựu những ân đức cao thượng, là có năm thắng trí và tám thiền chứng.

7. Adhikāra: cúng dường cao thượng đến bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.

8. Chandāta: Có chí nguyện đầy đủ, có lòng mong muốn và sự nổ lực quyết chí mạnh mẽ thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, đó là thực hành những Pháp để trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác là 30 Pháp Pāramī, 5 Pháp đại thí (Mahāparicāga), 3 Pháp hành (Cariyā)

Khi nổ lực hoàn thiện trọn vẹn đầy đủ 8 yếu tố ấy, các ý nghĩ sau đây xuất hiện trong tâm của các vị bồ tát có ý nguyên trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, như sau: (Các ý nghĩ này không do ai chỉ dạy hay gợi ý cả)

Ta phải tự nỗ lực để thoát ra luân hồi.

Khi thoát ra luân hồi, ta sẽ tế độ tất cả chúng sinh cũng thoát khỏi luân hồi.

Khi đạt được tâm nhu nhuyến, thiện xảo, thành tựu các pháp, ta sẽ dạy cho chúng sinh khác cũng đạt được tâm nhu nhuyến, thiện xảo, thành tựu các pháp.

Khi đạt được cứu cánh tối thắng Niết Bàn, ta sẽ chỉ dạy cho các chúng sinh khác cũng chứng đạt được Niết Bàn.

Khi dập tắt được ba ngọn lửa luân hồi là nghiệp luân hồi (Kammavaṭṭa), quả luân hồi (Phalavaṭṭa) và phiền não luân hồi (Kilesavaṭṭa), ta sẽ chỉ dạy chúng sinh khác dập tắt ba ngọn lửa ấy.

Khi tự nổ lực diệt trừ mọi ô nhiễm, làm cho thân tâm trở nên trong sạch, ta sẽ chỉ dạy chúng sinh khác thanh tịnh hóa thân tâm như ta.

Khi chứng ngộ về chân lý tứ thánh đế (Ariyasacca) bằng tuệ, Ta sẽ dạy cho những chúng sinh khác cũng có khả năng chứng ngộ được chân lý mà ta đã giác ngộ bằng trí tuệ của Ta.

Tóm lại, Ta sẽ tự phấn đấu để trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác và tế độ đến tất cả chúng sinh.

Ước muốn thành tựu giải thoát sinh tử luân hồi với quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác tăng trưởng không ngừng trong tâm vị bồ tát, ước muốn ấy là pháp dục (Dhammacchanda) có trong tâm đại thiện cùng với các tâm sở đồng sanh khác.

Tâm thiện cùng các tâm sở thiện tăng trưởng với ước nguyện trở thành vị Chánh Đẳng Giác Sammāsambuddho, được xem là đại thiện Abhinihāra, là nền tảng cho tất cả Pháp Pāramī.

Nội dung Abhidhammatthasaṅgaha gồm có 9 chương như sau:

Chương 1: Tâm Yếu Lược – Cittasaṅgahavibhāga, nội dung trình bày và phân tích tâm thành những loại khác nhau theo khả năng nhận biết cảnh.

Chương 2: Tâm Sở Yếu Lược – Cetasikasaṅgahavibhāga, nội dung trình bày và phân tích 52 tâm sở phối hơp với tâm làm cho tâm diễn biến khác nhau.

Chương 3: Linh Tinh Yếu Lược – Pakiṇṇakasaṅgahavibhāga, nội dung trình bày khả năng của tâm – tâm sở theo các thành phần khác nhau như thọ (Vedanā), nhân (Hetu), môn (Dvāra), phận sự (Kicca), cảnh (Ārammaṇa), vật (Vatthu).

Chương 4: Lộ Trình Yếu Lược – Vīthisaṅgahavibhāga, nội dung trình bày sự diễn hoạt của tâm theo các cảnh, đối tượng khác nhau, hệ thống nhận biết các đối tượng, các cảnh qua cả 5 giác quan bằng sự suy nghĩ và qua các hành động. 

Chương 5: Ngoại Lộ Trình Yếu Hợp – Vīthimuttasaṅgahavibhāga, nội dung trình bày những phận sự của tâm ngoài lộ trình (Sự diễn hoạt của tâm dưới sự nhận thức), hệ thống nhận biết của các giác quan bị lu mờ, trong lúc lâm chung để tái sanh kiếp sống mới, do sự tác động của năng lực nghiệp báo mà các chúng sinh đã thường xuyên tạo trong mỗi kiếp sống.

Chương 6: Sắc Pháp Yếu Lược – Rūpasaṅgahavibhāga, nội dung trình bày và phân tích 28 sắc pháp chân đế theo 5 khía cạnh khác nhau chẳng hạn như trình bày tóm tắt trạng thái của Sắc pháp, phân tích Sắc pháp thành từng nhóm, phân tích Sắc pháp theo từng cặp v.v, bên cạnh đó cũng trình bày thực tính của Niết Bàn. 

Chương 7: Pháp Nhóm Tổng Hợp Yếu Lược – Samuccayasaṅgahavibhāga, nghĩa là trình bày sự tổng hợp các pháp thành từng nhóm lại với nhau được gồm có tâm, 52 tâm sở, 18 sắc thành tựu, Niết Bàn được gọi là 72 pháp thực tính. Chúng được trình bày căn bản theo hệ thống của các pháp như nhóm thiện, nhóm bất thiện, nhóm vô ký (Không thiện cũng không bất thiện), v.v…

Chương 8: Pháp Duyên Yếu Lược – Paccayasaṅgahavibhāga, nội dung trình bày những pháp hỗ trợ cho nhau trong những khía cạnh của pháp liên quan tương sinh (Paṭiccasamuppāda) và những khía cạnh của 24 duyên trợ là điều kiện quy luật tự nhiên của cuộc sống và sự sanh tồn.

Chương 9: Pháp Hành Thiền Yếu Lược – Kammapaṭṭhānasaṅgahavibhāga, nghĩa là trình bày con đường thực hành tu tập thiền định (Samādhakammaṭhāna) và thiền tuệ (Vipassanākammaṭhāna), giới hạn và khả năng của 2 loại thiền này là đạo lộ đưa đến mọi sự chấm dứt của vòng sanh tử luân hổi khi đã dập tắt mọi phiền não và chiến thắng mọi khổ đau.



Catuparamatthasaccadhamma – 4 pháp chân đế 

Kệ ngôn Pāḷi

2. Tattha vuttābhidhammatthā, catudhā paramatthato,

    Cittaṃ cetasikaṃ rūpaṃ, nibbānamiti sabbathā

Ở đây, tất cả 4 pháp chân đế được đề cập đến trong tạng Abhidhamma là tâm, tâm sở, sắc pháp và Niết Bàn.

Giải Thích

Kệ Pāḷi này tập hợp lại việc trình bày 4 pháp chân đế theo thứ tự, được Ngài Anuruddha đưa ra trình bày bắt đầu bằng Abhidhammatthasaṅgaha – Thắng Pháp Tập Yếu Luận

Paramattha = parama + attha: chân lý tuyệt đối, chân lý cao cả nhất

Parama: các pháp cao thượng, cao cả là không có sự biến đổi, thay đổi hay các pháp làm trưởng trong nghĩa chế định (Atthapaññatti) và danh chế định (Nāmapaññatti)

Attha = ý nghĩa là thực tính của danh sắc

Do vậy, paramattha – chân đế là pháp thực tính của danh sắc là các pháp cao thượng, cao cả không có sự biến đổi, hoại diệt hay các pháp dẫn đầu trong danh chế định và nghĩa chế định gọi là chân đế.

Trình bày sự thật các Pháp của đức Thế Tôn đó có 2 phần là

1.Trình bày sự thật của các Pháp theo quan niệm chung gọi là tục đế bao gồm Kinh Tạng, Luật Tạng, Nhân Chế Định.

2.Việc trình bày các pháp theo sự thật của thực tính gọi là chân đế bao gồm 

6 bộ Abhidhamma trừ bộ Nhân Chế Định được dẫn chứng trong Manorathapūraṇīaṭṭhā Chương I nói rằng:

Dūve saccāni akkhāsi, sambuddho vadataṃ varo,

Sammuti paramatthañca, tatiyaṃ nupalabbhati.

Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, bậc cao quý trong các thuyết giả, đã tuyên bố chỉ có hai đế là tục đế và chân đế; không thể có đế thứ ba.

Ngài thuyết 2 sự thật này nhằm mục đích mang lại lợi ích cho chúng sinh có thể lãnh hội được giáo lý của Ngài. Vì thế những chúng sinh có thể lãnh hội được giáo lý chưa từng học, chưa từng được nghe về Abhidhamma chúng sinh có thể lãnh hội được giáo lý đó không thể nghe pháp chân đế được. Bởi vậy Đức Phật, Ngài đặt sự thật thế gian hay pháp tục đế, trước tiên là các vấn đề khác nhau trình bày để chúng sinh có thể lãnh hội được giáo lý dễ dàng, rồi mới thuyết pháp chân đế.

Đối với chúng sinh đã từng được nghe thuyết Abhidhamma trong thời kỳ Đức Phật trước, những chúng sinh ấy có thể lãnh hội được giáo lý, có đủ trí tuệ lắng nghe pháp chân đế. Đức Phật sẽ thuyết pháp chân đế cho tất cả chúng sinh có thể lãnh hội được giáo lý đó.

Việc thuyết giảng 2 pháp sự thật của bậc Chánh Đẳng Chánh Giác đã mang lợi ích cho những chúng sinh có thể lãnh hội được giáo lý.

Trong 2 sự thật này, pháp tục đế có 2 là: thứ nhất được đức Thế Tôn thuyết trong Tạng Kinh, Tạng Luật và thứ hai là được chúng sinh trong thế gian sử dụng để giao tiếp với nhau.

Pháp chân đế là pháp có thật bao gồm cả danh sắc. Vì vậy, Ngài đã thuyết chế định, tức là dùng những từ ngữ chế định, đúng theo quy ước trong Kinh Tạng và Luật Tạng, để cho tất cả chúng sinh trong thế gian có thể dùng để truyển đạt cùng nhau cho dễ hiểu. 

Tasmā vohārakusalassa, lokanāthassa satthuno,

Mammutiṃ voharantassa, musāvādo na jāyati

Mặc dầu vị lãnh đạo của thế gian, bậc đạo sư thiện xảo trong cách sử dụng các ngôn ngữ chế định và đặt ngôn ngữ cho tất cả chúng sinh. Khi thuyết giảng các pháp thoại thì sử dụng các ngôn từ đã được chế định, chính vì thế sự phạm giới nói dối không có phát sanh cho Ngài. 

Pháp Chân Đế có 2:

1. Sabhāvasacca: Bản thể thật của danh sắc – là sự thật các pháp đúng theo thực tính trạng thái gồm có pháp thiện, pháp bất thiện v.v được trình bày trong Tạng Abhidhamma.

2. Ariyasacca: Sự thật về thánh đế là sự thật mà các bậc Thánh thấu triệt rõ ràng đó là 4 Thánh đế: khổ thánh đế (Dukkhasacca), nguồn gốc của khổ thánh đế (Samudayasacca), diệt khổ thánh đế (Nirodhasacca), đạo lộ đưa đến diệt khổ thánh đế (Maggasacca) đã được trưởng lão Anuruddha trình bày trong kệ ngôn 

Tattha vuttābhidhammatthā v.v là việc trình bày tất cả pháp chân đế.

Cittaparamattha – tâm chân đế  

Tâm = trạng thái biết cảnh, đối tượng (ārammaṇāvijānanalakkhaṇaṃ), nghĩa là luôn luôn nhận biết cảnh, đối tượng, được trình bày trong ý nghĩa của câu sau:

Ārammaṇaṃ cintetīti = cittaṃ: luôn luôn nhận biết đối tượng thì gọi là tâm. 

Lại nữa, cintenti sampayuttadhamma etenāti = cittaṃ sampayuttadhammā: Tất cả tâm sở nhận biết đối tượng do nương nhờ pháp đó. Cho nên pháp làm nhân để nhận biết đối tượng của tâm sở, thì pháp đó gọi là Tâm.

Lại nữa, citanamattaṃ = Cittaṃ: Pháp nhận biết đối tượng gọi là Tâm.

Lại nữa, cittī karotīti = cittaṃ: Pháp nào tác động đến sự tồn tại của tất cả chúng sinh làm cho chúng có nhiều sự khác biệt thì Pháp đó gọi là Tâm.

Tất cả những thứ không có mạng quyền có nhiều sự sai khác cũng do bởi năng lực của Tâm, Tâm là người làm cho có nhiều sự sai khác sanh lên, chúng sinh có nhiều hạng cũng do bởi nhiều có nhiều sự tái sanh, sự tái sanh do bởi hành động của thân – khẩu – ý, hành động thân – khẩu – ý đó cũng bởi do tham ái (Taṇhā) là có nhiều sự thoả mãn, sự thích thú, có nhiều tham ái (Taṇhā) cũng do nhận biết (Saññā) được các vấn đề khác nhau, có nhiều sự nhận biết cũng do có nhiều tâm khác nhau, được trình bày trong Pāḷi như sau:

Cittavicittatāya saññāvicittā. 

Saññāvicittatāya taṇhāvicittā. 

Taṇhāvicittatāya kammāni vicittāni. 

Kammavicittatāya yoniyo vicittā, 

yonivicittatāya tesaṃ tiracchānagatānaṃ 

vicittatā veditabbāti.

Tất cả học viên nên biết rằng 

-Tất cả những vật sự vật không có sự sống có sự sai khác cũng bởi vì năng

Lực của tâm tức là tâm làm cho đa dạng.

-Tất cả chúng sanh đa dạng bởi do Sanh đa dạng.

-Sanh đa dạng do hành động (của thân khẩu ý) đa dạng.

-Hạnh động đa dạng bởi do ái (sự vừa lòng) đa dạng.

-Ái đa dạng cũng do tưởng (sự nhớ lại các chuyện) đa dạng.

-Tưởng đa dạng cũng do tâm đa dạng.

Tóm lại trạng thái của tâm có 3 là:

1. Luôn luôn nhận biết cảnh.

2. Làm nhân cho Tâm sở biết cảnh tương tự như người dẫn đầu.

3. Làm cho những loài có mạng quyền hay không có mạng quyền đa dạng.

Do đó mà Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác cùng với tất cả chú giải và phụ chú giải, trình bày trên cả tuyệt vời và sự quan trọng của Tâm có nhiều loại nhưng đặc biệt trong bộ này chỉ lấy trình bày tóm tắt như sau:

“Diṭṭhaṃ vo, bhikkhave, caraṇaṃ nāma citta’’nti? Evaṃ, bhante. Tampi kho, bhikkhave, caraṇaṃ nāma cittaṃ citteneva cittitaṃ. Tenapi kho, bhikkhave, caraṇena cittena cittaññeva cittataraṃ. 

Nāhaṃ, bhikkhave, aññaṃ ekanikāyampi samanupassāmi evaṃ cittaṃ. Yathayidaṃ, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā, tepi kho, bhikkhave, tiracchānagatā pāṇā citteneva cittitā, tehipi kho, bhikkhave, tiracchānagatehi pāṇehi cittaññeva cittataraṃ”.

Đức Thế Tôn hỏi rằng: “Này chư Tỷ kheo! Có bao giờ các ngươi nhìn thấy bức tranh nào chưa? Bạch đức Thế Tôn, có ạ – Này các Tỷ kheo, cho đến ngay cả bức tranh đó nếu nó có cái gì phức tạp, khác biệt trong đó cũng là do tâm sáng tạo nên. 

Này các Tỷ kheo, tâm là cái phức tạp, đa dạng hơn cả bức tranh phức tạp đó nữa. Này các Tỷ kheo, trong tất cả các chúng sinh trên đời, ta chưa thấy một loài chúng sinh nào phức tạp, khác biệt, đa dạng chẳng hạn như loài bàng sanh, tất cả những cái phức tạp đó đều do tâm mà ra, chính tâm tạo ra sự khác biệt, đa dạng đó, này các Tỳ kheo, Tâm còn phức tạp hơn cả các loài bàng sanh”

Cittena nīyati loko, cittena parikassati.

Cittassa ekadhammassa, sabbeva vasamanvaguti.

Chúng sinh trong thế gian bị dẫn dắt bởi tâm, bị lôi cuốn bởi tâm. 

Tất cả chúng sinh phải chịu sự chi phối do năng lực của Tâm.

Cittanānattamāgamma, nānattaṃ hoti vāyuno;

Vāyunānattato nānā, hoti kāyassa iñjanāti.

Những oai nghi “Đi, đứng, ngồi, nằm” diễn biến phức tạp do nương tâm làm nhân sanh, do nhờ vào các oai nghi đó cơ thể chuyển động được.

Vicittakaraṇā cittaṃ, attano cittatāya vā;

Citaṃ kammakilesehi, citaṃ tāyati vā tathā;

Cinoti attasantānaṃ, vicittārammaṇanti cāti.

Gọi là tâm bởi vì nó tạo ra sự khác biệt đa dạng (ở đây chỉ cho 32 tâm quả), hay gọi là tâm vì bản chất của chính nó là phức tạp, sai biệt (Ở đây chỉ cho cả 89 tâm. Tâm quả (Vipākacitta) được gọi là Tâm vì nó do thiện nghiệp (Kusalakamma), ác nghiệp (Akusalakamma) và phiền não (Kilesa) tạo tác hay nói cách khác, tâm quả được gọi là Tâm vì nó gìn giữ bảo vệ thân thể sanh khởi từ hành động của các thiện nghiệp, ác nghiệp và phiền não. Thức nào làm cho các uẩn nối tiếp nhau sanh khởi liên tục không đứt quãng, thức ấy được gọi là tâm (Ở đây chỉ cho các tâm đổng lực bất thiện và thiện hiệp thế). Lại nữa, thức nào tự nối tiếp nhau sanh khởi liên tục không đứt quãng, thức ấy được gọi là tâm (Ở đây chỉ cho 47 đổng lực hiệp thế là những tâm làm trùng dụng duyên – Āsevanapaccaya). Thức nào có cảnh phức tạp, sai biệt, đa dạng thì thức ấy được gọi là tâm (Ở đây chỉ cho cả 89 Tâm).

Sự diệt của tâm diễn tiến nhanh chóng, rất khó để tìm kiếm ví dụ để so sánh được. Do đó, bậc Đạo Sư thuyết trong Tăng Chi Bộ Kinh – Aṅguttara như sau:

“Yāvañcidaṃ, bhikkhave, upamāpi na sukarā yāva lahuparivattaṃ cittaṃ”.

Này chư Tỳ kheo, tâm này sanh diệt nhanh chóng, mau lẹ bởi vậy không thể nào tìm ví dụ để diễn tả được sự nhanh chóng, mau lẹ đó được.

Nhân sanh tâm có 4:

1. Atītakamma nghiệp quá khứ.

2. Cetasika tâm sở.

3. Ārammaṇa cảnh.

4. Vatthurūpa  sắc vật.

Tâm, Có 4 Ý Nghĩa Hay Đặc Tính:

1. Vijjānanalakkhaṇaṃ  trạng thái (của tâm) là biết cảnh.
2. Pubbaṅgamarasaṃ   phận sự (của tâm) là dẫn dắt (tâm sở).
3. Sandhānapaccupaṭṭhānaṃ  thành tựu (của tâm) là nối nhau liên tiếp.
4. Nāmrūpapadaṭṭhānaṃ  nhân cận (của tâm) là danh, sắc (và cảnh). 

Cetasika paramattha – tâm sở chân đế  

Tâm sở = là pháp nương tâm sanh khởi (Cittanissitalakkhaṇaṃ), tâm sở nương tâm sanh khởi này khác với cây cối nương đất mà phát triển bởi vì mặt đất cùng với cây đó, mặt đất là nơi nâng đỡ (ṭhāna ādhāra) còn với cây là cái được nâng đỡ (ṭhānī ādheyya). Đối với tâm và tâm sở đó, tâm là năng y (Nissaya) nghĩa là nâng đỡ, còn Tâm sở là sở y (Nissita) nghĩa là nương nhờ, cũng giống với thầy giáo và học trò, vì tất cả tâm sở nhận biết được cảnh là do nương vào tâm làm trưởng, nếu không có tâm thì tâm sở không thể nhận biết cảnh được, do đó tâm sở bắt buộc cần phải luôn luôn nương vào tâm. Do vậy mà nói rằng trạng thái của tâm sở luôn luôn sanh khởi trong tâm hoặc hiện hữu trong tâm như trong ý nghĩa sau:

Cetasi bhavaṃ = Cetasikaṃ vā Cetasi niyuttaṃ = Cetasika.

Thực tính sanh ra trong tâm gọi là tâm sở hoặc thực tính luôn luôn hiện hữu trong tâm gọi là tâm sở.

Diễn Tiến Của Tâm, Tâm Sở và Đối Tượng

Sự diễn tiến của tâm, tâm sở và đối tượng cả 3 pháp này cũng giống như một người hoạ sĩ đang hoạ một bức tranh lên tấm vải, khi lấy tâm, tâm sở và đối tượng cả 3 pháp này đem so sánh thì tâm cũng giống như nước pha màu, tâm sở giống như màu, đối tượng là những vật có mạng quyền và phi mạng quyền (Jīvita – Ajīvita) giống như tấm vải, cây cọ giống với 6 môn (Dvāra) như nhãn, nhĩ v.v còn với tất cả chúng sinh thì giống như người hoạ sĩ.

* Tất cả tâm sở (cetasika) đều có bốn ý nghĩa chung như sau:
1. Cittanissatalakkhaṇaṃ Trạng thái của tâm sở là nương nhờ tâm. 

2. Aviyokuppādanarasaṃ Phận sự của tâm sở là sanh ra không lìa tâm .
3. Ekārammaṇapccuppādanarasaṃ Thành tựu của tâm sở là biết chung một  

    cảnh với tâm.
4. Cittuppādapadaṭṭhānaṃ  Nhân cận của tâm sở là phải có tâm sanh.

Pháp thực tính của tâm sở có 52 pháp luôn phối hợp với tâm.
* Mỗi tâm sở (cetasika) đều có bốn đặc điểm như sau:
1. Ekuppāda đồng sanh với tâm.
2. Ekanirodha đồng diệt với tâm. 

3. Ekārammaṇa bắt cùng cảnh mà tâm bắt.
4. Ekavatthuka đồng cùng một vật với tâm.

Rūpa paramattha – sắc pháp chân đế 

Sắc pháp = trạng thái luôn luôn biến đổi, hoại diệt không ngừng, (Ruppanalakkhaṇaṃ) trong lúc tiếp xúc với mội trường thiếu điều kiện, hay môi trường xung khắc gọi là Virodhipaccaya như nóng, lạnh, đói, khát, ruồi, muỗi, gió, ánh nắng, rắn, rít, côn trùng v.v như trong ý nghĩa sau:

Sītuṇhādivirodhipaccayehi ruppatīti = rūpaṃ​ Pháp nào luôn luôn biến đổi, hoại diệt không ngừng bởi những điều kiện như nóng, lạnh, đói, khát, ruồi, muỗi, gió, ánh nắng, rắn, rít, côn trùng v.v thị gọi là sắc. 

Nibbāna paramattha – niết bàn chân đế  

Niết Bàn = trạng thái yên tịnh, vắng lặng của năm uẩn cũng bởi Niết Bàn vượt khỏi mọi tham ái một cách dứt khoát, vì thế mà các bậc A-ra-hán khi đã tịch diệt thì mọi đau khổ luân hồi như sanh, già, bệnh, chết v.v cũng vĩnh viễn biến mất không còn tồn tại nữa như tronng lời giải tự:

Vānato nikkhantanti nibbānaṃ Pháp xa lìa tham ái là những thứ cột chặt các kiếp sống, thì gọi là Niết Bàn.

Nibbāyanti sabbe vaṭṭadukkhasantāpā etasminti nibbānaṃ Tất cả khổ do luân hồi và sự nóng nẩy đều không tồn tại thì gọi là Niết Bàn. 

Nibbāyanti ariyajanā etasaminti nibbānaṃ Chư Thánh nhân xuất thế khi uẩn tịch diệt Niết Bàn (Khandhaparinibbāna) không còn tái tục nữa, cho nên pháp mà dập tắt đoạn tuyệt sanh tử không còn tồn tại nữa thì Pháp đó gọi là Niết Bàn (Nibbāna) hay gọi là Vô dư Niết Bàn.

Nibbāna = Ni + Vāra

Ni: thoát khỏi, xa lìa, vượt khỏi.

Vāna: tham ái (Taṇhā) 

Cho nên Ni + Vāra = Nivāna nghĩa là xa lìa tham ái, thoát khỏi tham ái, vượt khỏi tham ái. Nivāna là Nibbāna nó diễn tiến theo văn phạm Pāḷi thì “V” một từ thành 2 “V”, thì 2 “V” thay đổi thành 2”B” do đó là Nibbāna (Niết Bàn) 

Tattha vuttābhidhammatthā, catudhā paramatthato;

Cittaṃ cetasikaṃ rūpaṃ, nibbānamiti sabbathā.

Ở đây, theo pháp chân đế, các pháp thuộc Tạng Abhidhamma được nói đến gồm có tất cả 4 phần là tâm, tâm sở, sắc pháp và Niết Bàn.

Catubhūmibhedacitta – phân tích tâm theo cõi

Trong 4 pháp chân đế trưởng lão Anuruddha đã đặt tâm chân đế để trình bày trước tiên, khởi đầu bằng kệ ngôn sau:

3. Tattha cittaṃ tāva catubbidhaṃ hoti  Kāmāvacaraṃ rūpāvacaraṃ arūpāvacaraṃ lokuttarañceti.

Ở đây, theo Pháp Chân Đế (Paramattha) tâm được chia thành bốn phần là: tâm dục giới (Kāmāvacaracitta), tâm sắc giới (Rūpāvacaracitta), tâm vô sắc giới (Arūpavacaracitta) và tâm Siêu thế (Lokuttaracitta).

Tâm gồm có 4 phần là 54 tâm dục giới (Kāmāvacaracitta), 15 tâm sắc giới (Rūpāvacaracitta), 12 tâm vô sắc giới (Arūpāvacaracitta), 8 hoặc 40 tâm Siêu thế, như vậy có tất cả là 89 hoặc 121 Tâm.

Giải thích:

Kāma là sự khát khao dục lạc của chủ thể, hoặc các đối tượng của tham ái như sắc, thanh, khí, vị, xúc. Kāma cũng có nghĩa là sự tồn tại của 11 sanh hữu, là: 4 khổ cảnh (Apāya), 1 cõi nhân loại (Manussaloka), và 6 cõi trời (Sagga).

Avacara: là sự di chuyển đi đi lại lại hoặc tới lui thường xuyên. Do đó, Kāmāvacara có nghĩa là sự lui tới thường xuyên trong cõi dục hoặc gắng liền với các giác quan và những đối tượng tương ứng của chúng.

Rūpāvacara, Arūpāvacara là những gì liên quan đến các tầng thiền Sắc và Vô sắc hoặc những gì thường xuyên lui tới ở các cõi Sắc và Vô sắc.

Rūpāvacara: Sắc giới là những cõi, nơi mà hành giả phát triển thiền sắc giới được sanh khởi.

Có một câu hỏi: “Tại sao những người này được phân biệt là cõi Sắc khi có sắc thân vi tế ở các cõi trời”. Trong chú giải giải thích rằng: những hạng người sanh lên cõi này tu tập thiền chủ yếu dựa trên các đề mục biến xứ sắc (Rūpa-kasiṇa), những đối tượng dùng để tập trung như đất, nước, lửa, gió, v.v…

Arūpāvacara: Vô sắc giới là những cõi không có sắc thân, do năng lực của thiền, chỉ có tâm tồn tại ở những cõi này.

Nói chung, thân và tâm không thể tách rời được, những do năng lực của tâm trong các trường hợp đặc biệt, họ có thể tách rời được chúng, giống như có thể treo một thanh sắc lơ lững giữa hư không bằng các lực từ

Lokuttara = loka + uttara, siêu thế, vượt ngoài thế gian. Ở đây, loka = 5 uẩn, uttara = ở trên, vượt ra ngoài hoặc cao thượng. Đó là tâm siêu phàm mà chúng sinh có khả năng vượt ra ngoài 3 cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) bằng việc thực hành thiền tuệ.

Tổng Quát Cách Chia Tâm:

89/121 Tâm:

12 Tâm bất thiện (Akusalacitta)

18 Tâm vô nhân (Ahetukacitta) 

24 Tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacarasobhaṇa citta)

15 Tâm sắc giới (Rūpāvacaracitta)

12 Tâm vô sắc giới (Arūpāvacaracitta)

8/40 Tâm Siêu thế (Lokuttara citta)

Tất cả 89/121 tâm này được gọi là tâm chân đế (Cittaparamattha)

67 Tâm thiền (Jhānacitta) là:

27 Tâm đáo đại (Mahaggatacitta)

40 Tâm Siêu thế (Lokuttaracitta)

71 hoặc 103 Tâm hữu nhân (Sahetukacitta) là:

12 Tâm bất thiện (Akusalacitta)

24 Tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacarasobhaṇacitta)

27 Tâm đáo đại (Mahaggatacitta)

40 Tâm Siêu thế (Lokuttaracitta)

1.  12 Tâm bất thiện (Akusala citta) là: 

8 tâm căn tham (Lobhamūla citta), 

2 tâm căn sân (Dosamūla citta), 

2 tâm căn si (Mohamūla citta).

Tất cả 12 tâm này được gọi là tâm bất thiện (Akusala citta).

2.  18 tâm vô nhân (Ahetuka citta) là: 

7 Tâm quả bất thiện vô nhân (Akusala vipāka citta), 

8 Tâm quả thiện vô nhân (Ahetuka kusala vipāka citta),

3 Tâm duy tác vô nhân (Ahetuka kiriyā citta)

Tất cả 18 Tâm này được gọi là Tâm vô nhân (Ahetuka citta)

3.  24 Tâm dục giới tịnh hảo (Kāmāvacakasobhaṇacitta) là:

8 Tâm đại thiện (Mahākusala citta)

8 Tâm đại quả (Mahāvipāka citta)

8 Tâm đại duy tác (Mahākiriyā citta)

Tất cả 24 tâm này được gọi là tâm tịnh hảo dục giới

4.  15 Tâm Sắc Giới (Rūpāvacara citta) là:

5 Tâm thiện sắc giới (Rūpāvacarakusala citta)

5 Tâm quả sắc giới (Rūpāvararavipāka citta)

5 Tâm duy tác sắc giới (Rūpāvacarakiriyā citta)

Tất cả 15 Tâm này được gọi là tâm sắc giới (Rūpāvacara citta)

5.  12 Tâm Vô Sắc Giới (Arūpāvacara citta)

4 Tâm thiện vô sắc giới (Arūpāvacarakusalacitta)

4 Tâm quả vô sắc giới (Arūpāvacaravipāka citta)

4 Tâm duy tác vô sắc giới (Arūpāvacarakiriyā citta)

Tất cả 12 tâm này được gọi là tâm vô sắc giới (Arūpāvacara citta)

6.  8/40 tâm Siêu thế (Lokuttara citta)

6.1.  4 hoặc 20 tâm đạo Siêu thế (Magga citta)

6.2.  4 hoặc 20 tâm quả Siêu thế (Phala citta)

Tất cả 8/40 tâm này được gọi là tâm Siêu thế (Lokuttara citta)

6.1.  4/20 tâm đạo Siêu thế (Magga citta) là:

1.  1/5 tâm Tu-đà-hoàn đạo (Sotāpattimagga citta)

2.  1/5 tâm Tư-đà-hàm đạo (Sakadāgāmimagga citta)

3.  1/5 tâm A-na-hàm đạo (Anāgāmimagga citta)

4.  1/5 tâm A-ra-hán đạo (Arahattamagga citta)

Tất cả 4/20 Tâm này được gọi là Tâm đạo Siêu thế 

6.2.  4/20 Tâm quả Siêu thế (Phala citta) là:

1.  1/5 Tâm Tu-đà-hoàn quả (Sotāpattiphalacitta)

2.  1/5 Tâm Tư-đà-hàm quả (Sakadāgāmiphalacitta)

3.  1/5 Tâm A-na-hàm quả (Anāgāmiphalacitta)

4.  1/5 Tâm A-ra-hán quả (Arahattaphalacitta)

Tất cả 4/20 tâm này được gọi là tâm quả Siêu thế. 

12. Tâm Bất Thiện – Akusalacitta

Aṭṭhadhā lobhamūlāni, dosamūlāni ca dvidhā;

Mohamūlāni ca dveti, dvādasākusalā siyuṃ.

8 tâm căn tham, 2 tâm căn sân, và 2 tâm căn si. Tất cả 12 tâm này là tâm bất thiện. 

Giải thích:

Tâm căn tham: là tâm khi sanh khởi có tâm sở tham là căn, làm trưởng

Tâm căn sân: là tâm khi sanh khởi có tâm sở sân là căn, làm trưởng

Tâm căn si: là tâm khi sanh khởi có tâm sở si là căn, làm trưởng

Tâm bất thiện: là tâm tội lỗi, không tốt đẹp, cho quả đối lập với tâm thiện hay tâm nhiếp thâu với tâm sở bất thiện (Akusalacetasika).

Tâm Bất Thiện

Akusalehi yuttanti = akusalaṃ: hợp tác những pháp trái với thiện gọi là bất thiện. 

5 nghĩa của bất thiện: 

1. Nghĩa là bệnh hoạn             : rogayattha. 

2. Nghĩa là không tốt đẹp       : asundarattha. 

2. Nghĩa là không khôn khéo  : acchakattha. 

4. Nghĩa là có sai lỗi               : savajjattha. 

5. Nghĩa là (để nghiệp tạo) quả khổ  : dukkhavipākattha. 

Tâm Căn Tham – Lobhamūlacitta:

1. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ 

Một tâm sanh khởi không có sự tác động, đồng sanh với thọ hỷ, phối hợp với tà kiến.

2. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikamekaṃ

Một tâm sanh khởi có sự tác động, đồng sanh với thọ hỷ, phối hợp với tà kiến. 

3. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ

Một tâm sanh khởi không có sự tác động, đồng sanh với thọ hỷ, không phối hợp với tà kiến.

4. Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikamekaṃ 

Một tâm sanh khởi có sự tác động đồng sanh với thọ hỷ, không phối hợp với tà kiến.

5. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ

Một tâm sanh khởi không có sự tác động, đồng sanh với thọ xả, phối hợp với tà kiến.

6. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikamekaṃ

Một tâm sanh khởi có sự tác động, đồng sanh với thọ xả, phối hợp với tà kiến.

7. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ

Mộ tâm sanh khởi không có sự tác động, đồng sanh với thọ xả, không phối hợp với tà kiến.

8. Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikamekaṃ

Một tâm sanh khởi có sự tác động, đồng sanh với thọ xả, không phối hợp tác với tà kiến.

Giải Tâm Tham (Lobha)

Nói về tham có khi rất ưa thích vui mừng, nhưng cũng có khi tham mà vẫn bình thường. 

Tham rất ưa thích vui mừng khi đó gọi là thọ hỷ. 

Còn khi  tham  mà vẫn  thản nhiên như thường  gọi là  tham thọ xả.  Vì thế,  cho nên thành 2 phần lớn là thọ hỷ và thọ xả. 

Trong mỗi phần lại có khác nhau với sự chấp sai và không chấp sai. Vì vậy, nên hiệp tà và ly tà. 

Trong mỗi phần lại có sự trợ giúp và không trợ giúp mới thành 2 phần. 

Cộng tốt cả tâm tham thành 8 thứ. 

Nhắc lại tâm tham đã có nghĩa nói trước hết. Đây thêm tên Pāḷi và chú giải. 

Tâm tham Pāḷi gọi là Lobhamūlacitta. 

Chú giải: Lubbhatīti = lobho: ham muốn gọi là tham. Mūlā là căn. 

Tên Việt ngữ 8 thứ tâm tham đã có giải trong cách đọc. 

Tên Pāḷi tâm tham thứ nhất: 

– Somanassasahaggataṃ: đồng sanh với (thọ) hỷ. 

– Diṭṭhigatasampayuttaṃ: tương ưng với (tà) kiến. 

– Asakkharikaṃ: vô trợ. 

Thọ hỷ là vui. Kiến là tri kiến, sự nhận thấy, nhận thức, nhận định, theo đây tức là tà kiến. 

Tà kiến gồm có 2: 

1. thường kiến: Sassatadiṭṭhi (chấp hữu). 

2. đoạn kiến: Ucchedadiṭṭhi (chấp vô). 

Thường kiến chấp hữu cho rằng: linh hồn, vũ trụ, chủ tạo hóa và tâm hằng còn. 

Đoạn kiến chấp vô cho rằng không nhân quả, tốt cả đều không. 

Phần nầy chia dón gọn có 3: 

1. vô hành kiến: Akiriyādiṭṭhi. 

2. vô nhân kiến: Ahetukadiṭṭhi. 

3. vô hữu kiến: Natthikadiṭṭhi. 

Chấp không rất đa trường hợp, nhiều lý lẽ, cũng có người cho rằng việc làm của ta chẳng hạn tốt xấu,  tội phước, không ai thấy,  nghe,  hay,  biết thì cũng như không làm, thế  gọi là vô hành kiến. 

Cũng có người hiểu cạn chỉ nhận theo cách thật nghiệm đều do công năng, sức trí sắp đặt hiện tại là đủ, chớ không cho do có nguyên nhân nghiệp trước chi cả, dù đời này hay đời khác, đó là sự nhận thức bằng cách vô nhân kiến. 

Cũng có người cho rằng nhân sanh vạn vật chỉ là tứch́t hiệp thành, chẳng khác vật vô tri, dù giúp nhau như nước tưới rau, dẫu hại nhau như cây đè cỏ, nào phải phước tội gì, đó là vô hữu kiến. 

Thập Tướng Vô Kiến (Natthilakkhaṇadiṭṭhi)

1. vì nhận sai mới cho rằng sự Bố thí rồi sau này không có chi là phước. 

2. vì nhận  sai  mới  cho  rằng cúng dường  rồi sau này cũng chẳng có chi là hưởng  quả, phước. 

2. vì nhân sai mới cho rằng đáp ơn báo hiếu đều không có quả, phước chi cả. 

4. vì nhận  sai  mới  cho  rằng không có nghiệp  biệt  thời  duyên, quả  dị  thục  (nhân    quả thời gian khác nhau) tốtxấu chi cả. 

5. là vì nhận sai mới cho rằng đời này đều là không. 

6. vì nhận sai mới cho rằng đời sau không có sanh nữa. 

7. vì nhận sai mới cho rằng mẹ không phải là mẹ. 

8. vì nhận sai mới cho rằng cha không phải là cha. 

9. vì nhận sai mới cho rằng không có hạng hóa sanh. 

10. là vì nhận sai mới cho rằng Bà-la-môn hay Sa-môn đều không có ai tu hành đắc chứng chi cả và chẳng có ai biết đời này, đời khác. 

Mười điều tà kiến này ngăn chặn chúng sanh không được sanh về thiên đường, chư Thiên, Phạm thiên v.v… luôn cả đạo, quả và Níp-bàn không thể nào tiến đến. 

Thân Kiến (Sakkayadiṭṭhi)

Thân kiến (sakkayadiṭṭhi) nhận sai với 5 uẩn có 20 cách chia làm 5 phần. 

Nhận lầm Sắc uẩn có 4 

1. nhận thấy sắc uẩn là ta. 

2. nhận thấy ta có sắc uẩn. 

2. nhận thấy sắc uẩn ở trong ta. 

4. nhận thấy ta có trong sắc uẩn. 

Nhận thấy sắc uẩn là ta: như nói lúc này tôi mập, tôi ốm, lên ký, xúng ký v.v…  

Nhận thấy ta có sắc uẩn: như là nhận thấy tôi đây có xương, gân, thịt, da, lớn, nhỏ, to, mịn v.v… . 

Nhận thấy sắc uẩn ở trong ta: như là tôi làm chủ thân này được trọn quyền sai khiến sự hành động theo ý muốn những đi, đứng, ngồi, nằm, múa, ún v.v…  

Nhận thấy ta có trong sắc uẩn: như nhận thấy nói rằng tôi nương thân này sống đời làm việc v.v… . 

Nhận lầm Thọ uẩn có 4 

1. nhận thấy thọ uẩn là ta. 

2. nhận thấy ta có thọ uẩn. 

2. nhận thấy thọ uẩn trong ta. 

4. nhận thấy ta trong thọ uẩn. 

Nhận  thấy  thọ  uẩn là ta: như chấp nói tôi đau  khổ, tôi sướng, tôi buồn, tôi vui, hoặc  gặp trường hợp như thế mà tôi vẫn bình thường thản nhiên v.v…  

Nhận thấy ta có thọ uẩn: như chấp nói tôi có thật bệnh đau nhức v.v… tôi có sự vui lòng với bà con huynh đệ trong trường hợp này, tôi có tánh cách không quá nao núng buồn vui v.v… . 

Nhận thấy thọ uẩn trong ta: như cho rằng trong đời này nó vẫn ch́t chứa đủ các sự khổ, sự sướng và hễ có tâm này phải sẵn có sự  vui buồn hay thản nhiên bình thường chớ  không bao giờ không. 

Nhận thấy ta trong thọ uẩn: như chấp nói tôi phải chịu đủ đau khổ, sung sướng, vui buồn, cũng có khi được bình thường nhưng ít lắm. 

Nhận lầm Tưởng uẩn có 4 

1. nhận thấy tưởng uẩn là ta. 

2. nhận thấy ta có tưởng uẩn. 

2. nhận thấy tưởng uẩn trong ta. 

4. nhận thấy ta trong tưởng uẩn. 

Nhận thấy tưởng uẩn là ta: như nói tôi nhớ nhà v.v…  

Nhận thấy ta có tưởng uẩn: như nói tôi thường tưởng anh hoặc em v.v… . 

Nhận thấy tưởng uẩn trong ta: như người tưởng tượng nhân cảnh, vật phát hiện ra hoài hoài. 

Nhận thấy ta trong tưởng uẩn: như lúc khuya vắng lặng nghe: đờn, sáo thổi bắt nhớ đến xứ sở, quê hương, ngùi ngùi không thể dằn được, dường như nó có quyền hơn ta. 

Nhận lầm Hành uẩn có 4 

1. nhận thấy hành uẩn là ta. 

2. nhận thấy ta có hành uẩn. 

2. nhận thấy hành uẩn trong ta. 

4. nhận thấy ta trong hành uẩn. 

Nhận thấy hành uẩn là ta: như nói tôi khôn lắm, tôi ngu quá v.v… . 

Nhận thấy ta có hành uẩn: như nói tôi là người có trí và có nhiều sự suy xét v.v… . 

Nhận thấy hành uẩn trong ta: như chấp nói rằng tâm tốt, tâm xấu gì cũng tại mình. 

Nhận thấy ta trong hành uẩn: nhận thấy ta do vô minh trùm che khút ĺp nên tối tăm, không đặng th́u đáo chi cả. 

Nhận lầm Thức uẩn có 4 

1. nhận thấy thức uẩn là ta 

2. nhận thấy ta có thức uẩn 

2. nhận thấy thức uẩn trong ta 

4. nhận thấy ta trong thức uẩn 

Nhận thấy thức uẩn là ta: như chấp tôi thấy, nghe v.v… . 

Nhận  thấy ta có thức  uẩn: như nói tôi có cái cách  hửi  hơi rất đặng  hay  biết trái cây chín, sống và thúc trị bệnh gì. 

Nhận thấy thức uẩn trong ta: những sắc, thinh nào tôi để ý mới thấy, nghe. 

Nhận thấy ta trong thức uẩn: như ra-dô (radio) hát gần và lớn tiếng, tai bắt bục mình nghe hoài không ngủ. 

 

Tà kiến có 2 chi: 

1. nhận thấy chấp cứng trái ngược với cách thật (pháp siêu lý hoặc 

    chế định). 

2. cách thật không có với người đang chấp tà kiến (vì không quan  

             tâm). 

Cho nên trong chánh tạng Đức Phật Ngài có nói: “còn những pháp khác (tức là tà kiến) sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, mỹ điệu, vượt ngoài tầm của luận lý suôn, tế nhị, chỉ những người trí mới nhận hiểu. 

Giải cách trợ tham 

8 thứ tâm tham đều có 3 đoạn: thọ hỷ hay thọ xả, hợp tà hay ly tà, vô trợ hay hữu trợ. 

Thọ hỷ đã yếu giải. Thọ xả là tâm bình thường, ngoài ra vui, buồn, khổ, lạc. Còn tà kiến đã giải nhiều rồi. 

Hay nói về thọ tức là tự thân, khẩu, ý hay tha thân, khẩu, ý trợ giúp thêm lần thứ hai sắp lên, tâm tham ta mới phát sanh ra đặng. 

Sáu cách này nên chỉ cách dễ trước: 

1. tự tâm trợ tham như vầy: khi thấy của mà lòng chưa phát sanh ham thích, tại vì suy xét cho là đồ tốt hoặc đáng trộm, cướp v.v… mới phát sanh tâm tham muốn lấy. 

2. do tha khẩu trợ như gặp kẻ nói văn hoa, đa lời trau chút thêu dệt Một chút mới khởi tâm tham nhiểm lời lẽ ấy. 

2. tha thân trợ tức là do sự hành động của người khác trợ ta như: đụng, cọ, chà, thoa v.v…  

4. tự khẩu trợ tức là miệng ta trợ cho ta thêm mãnh lực mới phát sanh tâm tham như: ca, hát, hò, xướng, kéo dài mới nhận giọng hay của ta, mới khoái ý hoặc nhiều ít. 

5. là tự thân trợ tham nghĩa là tâm ta trợ giúp thêm cho tâm ta phát sanh tham như: múa men 

hay ún éo vài cái thấy có địu hay tự lòng ưa thích bằng cách tham. 

6. ý trợ tham bởi do tâm người khác dùng cách tư tưởng điều khiển tâm ta phát sanh tham như là muốn ăn, muốn chơi v.v… . 

Khi sanh tham nên phân biệt 

1. khi nào tham vui mừng có chấp theo tà kiến là tâm tham thứ nhất. 

2. tham vui mừng chấp theo tà kiến và phải có trợ là tâm tham thứ nhì. 

2. tham vui mừng, không chấp theo tà kiến là tâm tham thứ ba. 

4. tham vui mừng và có sự trợ là tâm tham thứ tư. 

5. là khi tham mà vẫn như thường không thấy vui mừng nhưng có sự chấp sai là tâm tham thứ năm. 

6. tham không vui mừng, có tà kiến và phải có trợ thêm là tâm tham thứ sáu. 

7. không có sự nhận sai, tâm như thường là tâm tham thứ bảy. 

8. chỉ khác với tâm tham thứ bảy là có trợ.

 

5 nhân sanh bất thiện

1. tác ý không khéo (ayonisomanasikāra). 

2. ở chỗ không đáng ở (appatirūpadesāva). 

2. thân cận phi hiền nhân (asappurisūpanissaya). 

4. đời trước không tạo (nhiều) phước (pubbe akatapuññatā). 

5. là tự lập trường theo đường ĺi sai (attamicchāpanidhi). 

Tác ý không khéo là những cách suy xét và nhận định làm cho tâm bất thiện phát sanh như nghĩ theo tham, sân, si v.v… . 

  chỗ  không đáng ở  là những  chỗ  nhiều trường  hợp  khiêu khích cho tâm tham, sân và si phát sanh như chỗ ăn chơi, tranh đ́u. 

Thân cận phi hiền nhân là hay thân cận tà sư, ác hữu, những kẻ mưu kế gian hùng, tráo trở v.v… . 

Đời trước không tạo  nhiều phước là đời trước người ấy chuyên môn hành động theo các điều bất thiện hay là bỏn xẻn, cho nên đời này chẳng được giàu sang, sung sướng lại thiếu thốn và thiếu hiểu v.v… không tránh khỏi câu ‘bần cùng sanh đạo tặc’. 

Tự lập trường theo đường ĺi sai là không chịu nương theo tập rèn kiến thức tiến hóa chơn chánh hoặc giải thoát cao siêu, cứ hành động và suy xét luôn cả tập rèn theo những lề ĺi xấu mà không chịu bỏ. 

Tứ nhân sanh tham 

1. tục sinh bằng nghiệp có tham bè đảng (lobhaparivārakammapaṭisan

dhikatā). Tục sinh bằng nghiệp có tham bè đảng là nghiệp nhân trước có đi chung với tâm tham hoặc tâm tham phát sanh trước sau những tâm để nghiệpấy như người tạo phước mà móng hưởng trong đời hoặc muốn sanh về cõi ưa thích. 

2. đời kế trước đa tham (lobha ussannabhavatocavamatā). Đời kế trước đa tham là đời kế trước chuyên môn hưởng 6 dục quá quen, nên đời này gặp 6 dục thì dễ phát tham. 

3. gặp cảnh tốt (iṭṭhārammaṇasamāyogo). Gặp cảnh tốt là thấy sắc tốt, nghe tiếng hay, cho đến gặp sự quí. 

4. gặp cảnh, vật ưa thích (assādadassanaṃ). Gặp cảnh vật ưa thích là những nhân vật hay công chuyện mà ta vừa lòng ham muốn.  

Tứ nhân sanh thọ hỷ 

1. tục sinh bằng tâm thọ hỷ (somanassapatisandhikatā). Tục sinh bằng tâm thọ hỷ là 4 tâm đại quả thọ hỷ và 4 tâm quả sắc giới thọ hỷ (có tên trong bản đồ, sau này sẽ giải). 

2. không có sự tế nhị (agambhirapakatitā). Không có sự tế nhị là không có sự trầm ngâm suy xét. 

3. gặp cảnh tốt (iṭṭhārammaṇasamāyogo). Gặp cảnh tốt (đã có giải). 

4. ly sự điêu tàn (byasanavimutti). Ly sự điêu tàn là không gặp lúc tai nạn, rủi ro. 

5 nhân sanh tương ưng tà kiến 

1. nết quen tà kiến (diṭṭhajjhāsayatā). Nết quen tà kiến là cả nghề làm, luôn tư tưởng rất thuần túy theo việc làm và lý thuyết chấp hữu  hoặc  chấp vô, luôn luôn thành quen nết, như cách tìm linh hồn cho là còn  hoài ở  trong thân ta hoặc thật hành theo lý thuyết bỏ hoài bỏ riết thời hết trọi thành không.

2. thân cận người tà kiến (diṭṭhivippannapuggala asevanatā). Thân cận người tà kiến là thường quen với người tà kiến hay học hỏi, tín ngưỡng tôn giáo tà kiến như học phần chỉ chấp theo thực nghiệm, ngoài ra thấy, đụng, gặp cho là không có.

3. trái với chánh pháp (saddhammavimukhatā). Trái với Phật pháp là không tin hay phản đối với 4 đạo, 4 quả, Níp-bàn và pháp học. 

4. đa suy xét sai (micchāvitakka bahulatā). Đa suy xét sai là hay nghĩ theo thường thức, tục sai, hoặc hữu hoặc vô, tự tìm nhận định.

5. là không khéo vọt tà kiến (ayoniso ummujjanaṃ). Không khéo vọt tà kiến như khỏi ra không khéo là vừa phát suy nghĩ ra thì ăn khớp với lý tà kiến, nhất là ta, tôi, tao v.v… cho đến chết rồi, biệt luận. 

5 nhân sanh bất tương ưng tà kiến 

1. nết không quen tà kiến (adiṭṭhajjhāsayatā). Nết không quen tà kiến là lập hạnh thuần túy theo lý vô thường, khổ não, vô ngã v.v… như nhân sanh vũ trụ là máy móc, mỗi người là Mộtbộ máy nhỏ, là phần tử trong bộ máy lớn, là chung khắp cả vũ trụ tam giới dù thân tâm ai cũng thế, không quá chấp nhận ngã, chỉ làm việc đối với cơ duyên như cái máy bị động.

2. không thân cận người tà kiến (diṭṭhi vippannapuggala sevanatā). Không thân cận người tà kiến là chẳng ở chung hay học hỏi làm quen, tới lui những người chấp theo tà kiến, chấp thường hoặc chấp đoạn.

3. đặng nghe Phật pháp (saddhammamukhatā). Đặng  nghe  Phật  pháp là đặng  nghe  Phật  thuyết  v.v… hay  gặp chánh tạng  hoặc chú giải không sai mà cần tìm học hỏi, dù chưa đắc đạo quả cũng nhẹ sự chấp lầm.

4. không hay suy xét sai (micchā vitakka abahulatā). Không hay suy xét sai là ít nghĩ đến  sự  chấp  hữu,  chấp vô chẳng quan tâm ngoan Cố  đến phần nào cả, như không cần nhận như thế nào. 

5. là khéo vọt khỏi tà kiến (yoniso ummujjanaṃ). Khéo vọt khỏi tà kiến là 

luôn luôn tránh xa thái quá bất cập, chấp có chấp không, biết đời đều nhân quả, làm nói tốt cả có nương theo.  

6 nhân sanh vô trợ 

1. tục sinh bằng nghiệp vô trợ (asankhārikakammajanitapatisandhikatā). 

2. thân tâm mạnh mẽ (kallakāyacittatā). 

2. đa nhẫn nại (khantībahulatā). 

4. từng thấy nghe sự kết quả của hiền triết (purisa ākāresudiṭṭhanisaṅsatā). 

5. là thuần thục việc làm (kammapasuttā). 

6. vật thực, khí hậu thích hợp (utubhojanādisappāyalābho). 

Tục sinh bằng nghiệp vô trợ là 2 tâm quan sát thọ xả và 4 tâm đại quả vô trợ (sẽ giải sau). 

Thân tâm mạnh  mẽ  là thân tráng kiện, tâm có chánh niệm thường  sanh,  gặp  việc chi đều phát lẹ. 

Đa nhẫn nại là những người hay quen chịu nắng, mưa, đau, nhức gặp lướt qua như thường, nên đối với sự vật tâm liền mau chóng. 

Từng thấy nghe sự kết quả của hiền triết là đã từng gặp, nghe, hiểu, thấy các trang hiền triết làm thành tựu trọn nên kết quả mỹ mãn, tốt đẹp đặng hưởng nhờ, nên định chắc tâm không dụ dự. 

Thuần thục việc làm là người rành việc, quen cảnh vật, hiểu văn chương, thông nghĩa lý, mà gặp những sự vật đã quá từng, khỏi cần chi ngần ngại. 

Vật thực khí hậu thích hợp là chỗ ở, khí hậu vừa chừng và thức ăn đáng bổ khỏe. 

6 nhân sanh hữu trợ 

1. là tục sinh bằng tâm hữu trợ (hay nghiệp hữu trợ)  (sasaṅkhārikakammajanita patisandhikatā). Tục sinh bằng tâm hữu trợ hay nghiệp hữu trợ là 4 tâm đại quả hữu trợ và 9 tâm quả đáo đại (sẽ giải sau).

2. thân tâm yếu (akallakāyacittatā). Thân tâm yếu là người bạc nhược, tâm lơ đãng.

3. không hay nhẫn nại (akhantībahulatā). Không hay nhẫn nại là gặp nắng, mưa, nóng, lạnh, đau đớn, buồn rầu, ít lướt qua khỏi nên tâm bị phần chi ph́i gặp sự vật chẳng cấp sanh. 

4. không từng thấy, nghe sự kết quả của hiền triết (purisa ākāresu adiṭṭhānisaṅsatā). Không từng thấy nghe sự kết quả của hiền triết là chưa đặng thấy, nghe, hiểu, biết sự vật đắc thành của hiền triết, nên gặp điều chi phải ngơ ngáo. 

5. là không thuần thục việc làm (kamma apasuttatā). Không thuần thục việc làm là người vụng về, thiếu hiểu nên đụng đến thì ngơ ngơ.

6. vật thực, khí hậu không thích hợp (utubhojanādisappāya alābho). Vật thực khí hậu không thích hợp là khí hậu chẳng vừa thân, thức ăn không vừa miệng.  

4  nhân sanh thọ xả 

1. tục sinh bằng tâm thọ xả (upekkhāpaṭisandhikatā). Tục sinh bằng tâm thọ xả là 2 tâm quan sát thọ xả, 4 tâm đại quả thọ xả và 5 tâm quả 5 thiền hiệp thế (sau sẽ chỉ). 

2. suy xét tế nhị (gambhirapakatitā). Suy xét tế nhị là trầm ngâm nghĩ ngợi những sự lý khó khăn, xâu xa, siêu việt. 

3. thường gặp cảnh trung bình (majjhattārammaṇasamāyogo). Thường gặp cảnh trung bình là gặp sự vật không ưa, không ghét, không thích không chê.

4. ly sự điêu tàn (byasanavimutti).Ly sự điêu tàn là chẳng gặp hoạn nạn chi cả. 

Phân tên tâm tham theo hợp đồng

Tâm tham thứ nhất và tâm tham thứ hai, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ tương ưng, vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ hỷ và tương ưng tà kiến. 

Tâm tham thứ ba và tâm tham thứ tư, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ bất tương ưng, vì hai thứ tâm này đều đồng nhau thọ hỷ và không hợp tà kiến. 

Tâm tham thứ nhất và tâm tham thứ ba, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ vô trợ, vì hai thứ tâm này cùng đồng nhau thọ hỷ và không trợ. 

Tâm tham thứ hai và tâm tham thứ tư, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ hữu trợ, vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ hỷ và có trợ. 

Tâm tham thứ nhất, thứ nhì, thứ ba và thứ tư, kêu chung lại là tâm tham thọ hỷ, vì 4 thứ tâm này đều đồng nhau tham và thọ hỷ. 

Tâm tham thứ năm và tâm tham thứ sáu, kêu chung lại là tâm tham thọ xả tương ưng vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ xả và có hợp tà kiến (thục về tương ưng tà kiến). 

Tâm tham thứ bảy và tâm tham thứ tám, kêu chung lại là tâm tham thọ xả bất tương ưng, vì hai thứ tâm này thọ xả và không hợp với tà kiến. 

Tâm tham thứ năm và tâm tham thứ bảy, kêu chung lại là tâm tham thọ xả vô trợ, vì hai thứ tâm này đồng nhau thọ xả và không có trợ. 

Tâm tham thứ sáu và tâm tham thứ tám, kêu chung lại là tâm tham thọ xả hữu trợ vì đồng nhau thọ xả và có trợ. 

Tâm tham thứ nhất, thứ nhì, thứ năm và thứ sáu, kêu chung lại là tâm tham hợp tà kiến, vì đồng chung nhau có tà kiến hợp. 

Tâm tham thứ ba, thứ tư, thứ bảy và thứ tám, kêu chung lại là tâm tham bất tương ưng, vì 4 thứ tâm này không hợp với tà kiến. 

Tâm tham thứ nhất, thứ ba, thứ năm và thứ bảy, kêu chung lại là tâm tham vô trợ, vì 4 tâm tham này đều không trợ. 

Tâm tham thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ tám, chung lại kêu là tâm tham hữu trợ, vì 4 thứ tâm này đồng nhau có trợ. 

Còn nhân vô trợ hay hữu trợ xin xét theo phần giải trước. 

Tâm tham thứ hai, thứ tư, thứ sáu, thứ tám và tâm sân thứ hai chung lại gọi là tâm bất thiện hữu trợ. 

Tám thứ tâm tham và hai thứ tâm sân g̣p lại gọi là tâm bất thiện nhị nhân. 

Tâm tham thọ hỷ và tâm sân g̣p lại gọi là tâm bất thiện nhị nhân phi thọ xả. 

Tâm tham thọ xả và tâm sân g̣p lại gọi là tâm bất thiện nhị nhân phi thọ hỷ. 

Tâm tham thứ 1, 3, 5, 7 và tâm sân thứ 1 g̣p lại gọi là tâm bất thiện nhị nhân vô trợ. 

Tâm Căn Sân – Dosamūlacitta

1. Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ

Một tâm sanh khởi không có sự tác động, đồng sanh với thọ ưu, phối hợp với phẫn nộ.

2. Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikamekaṃ

Một tâm sanh khởi có sự tác động, đồng sanh với thọ ưu, phối hợp với phẫn nộ.

Giải Tâm Sân (Dosa) 

Sân là giận, buồn, rầu hoặc khóc lóc v.v…  

Tâm sân có hai thứ: 1 là thọ ưu hợp phẫn vô trợ (số 9), 2 là thọ ưu hợp phẫn hữu trợ (tâm số 10 ghi trong bảng số). 

Thọ ưu là buồn, hợp phẫn tức là sân mà khác tên (như nói phẫn ṇ). 

Vô trợ là không có sự giúp thêm của thân, khẩu, ý của ta, hay thân, khẩu, ý của người khác. 

Đã có giải trong phần tâm tham, nhưng đây tâm cảnh khác nhau là tâm sân và cảnh xấu. Cho nên trường hợp trợ khêu khích trái nghịch với tâm, mới phát sanh ra sân như mắng, chửi, đánh, đập v.v… hoặc tự tâm suy nghĩ thêm mới phát giận, hờn, nóng nảy; phần tự khẩu kêu lên hoặc dạy  dỗ  kẻ  khác nhiều  lần  mới  tức mình và tự  thân  ngoắt  hay kêu, hay dạy  yoga,  vận độngv.v… nhiều lần cũng nổi nóng. 

Còn tha tâm trợ sân rất ít, vì nung đúc bằng tư tưởng mà tâm khác phải náo động, sôi nổi, chỉ như thôi miên hay huyền bí. 

Tâm tham và tâm sân đều là bất thiện (akusala) nhưng khi mạnh có thể gọi là ác. Có 3 hay 10: 

Tam Ác 

1. là thân ác    2. là khẩu ác    3. là ý ác. 

– Thân ác có 3: 

1. là sát sanh, 

2. là tṛm cướp, 

3. là tà dâm. 

– Khẩu ác có 4: 

1. là nói láo, 

2. là thóc mách, 

3. là miệng dữ, 

4. là nói bậy (nói vô ích). 

– Ý ác có 3: 

1. là tham ác, 

2. là sân ác, 

3. là tà kiến ác. 

* Mười điều ác vừa nói, tâm tham có thể làm 7 điều: 

1. là tṛm cướp, 

2. là tà dâm, 

3. là nói láo, 

4. là thóc mách, 

5. là nói vô ích, 

6. là tham ác, 

7. là tà kiến ác. 

* Còn tâm sân cũng phạm 7 điều: 

1. là sát sanh, 

2. là tṛm cướp, 

3. là nói láo, 

4. là thóc mách, 

5. là miệng dữ, 

6. là nói vô ích (ỷ ngữ), 

7. là sân đ̣c. 

* Cho nên, khi gặp những cách này nhận rõ tham, sân rất dễ. 

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp mà tâm tham, tâm sân sanh chẳng ít. 

Nhân sanh sân hay thọ ưu có 4 

1. tánh nết quen sân (dosajjhāsayatā). 

2. không suy xét cao siêu (agambhīrapakatitā). 

2. thiếu sự học hiểu (appasutatā). 

4. thường gặp cảnh không tốt (anitthārammaṇasamāyogo). 

Tâm Căn Si – Mohamūlacitta

1. Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttamekaṃ 

Một tâm (căn si) thứ 1 đồng sanh với thọ xả, phối hợp với hoài nghi

2. Upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttamekaṃ

Một tâm (căn si) thứ 2 đồng sanh với thọ xả, phối hợp với phóng tâm.

* 2 tâm căn si được xếp vào tâm sanh khởi không có sự tác động.

Giải Tâm Si (Moha) 

Si là tối tăm, mờ  ám không hiểu  biết  những điều đáng biết  tiến  hóa chơn chánh, cao siêu giải thoát. 

Tâm si có hai thứ 

1. thọ xả hợp hoài nghi (số 11). 

2. thọ xả hợp phóng dật (số 12). 

Xả thọ đã có giải 

Hoài nghi gồm có tám và 40 điều 

1. hoài nghi Phật bảo có 5 điều. 

2. hoài nghi Pháp bảo có 4 điều. 

3. hoài nghi tăng bảo có 2 điều. 

4. hoài nghi tam học có 3 điều. 

5. hoài nghi đời quá khứ có 5 điều. 

6.hoài nghi đời vị lai có 5 điều. 

7. hoài nghi đời hiện tại có 5 điều. 

8. hoài nghi Y tương sinh (paṭiccasamuppāda) có 11 điều. 

1- Hoài nghi Phật bảo có 5 điều 

1. hoài nghi Phật có đắc chứng nhất thế chủng trí chăng? 

2. hoài nghi hào quang của Phật sáng th́u chỗ khút đặng chăng? 

2. hoài nghi hào quang 6 màu của Phật khi suy xét bộ Đại xứ21 phóng ra đầy đủ chăng? 

4. hoài nghi song thông của Phật hiện trên cây xoài để hàng phục chúng ngoại đạo, rồi 

lên cõi trời Đao Lợi thuyết tạng Diệu Pháp (Abhidhamma) nhằm hạ thứ bảy, chẳng biết có vậy chăng? 

5. là hoài nghi cách diệt trừ vô minh bằng trí tuệ sáng sút của Ngài, có phải vậy chăng? 

2- Hoài nghi Pháp bảo có 4 điều 

1. hoài nghi 4 bực tâm đạo có thật đúng như vậy chăng? 

2. hoài nghi 4 bực thánh quả phải chắc có chăng? 

2. hoài nghi Níp-bàn phải là vắng lặng dứt tuyệt rất ráo hết tốt cả khổ phải chăng? 

4.  hoài nghi pháp học  tam  tạng tám muôn bốn ngàn  (84.000) pháp uẩn  như thế  phải chăng? 

3- Hoài nghi tăng bảo có 2 điều 

1. hoài nghi Thánh tăng chẳng biết thật có đệ tử Phật đắc quả chăng? 

2. hoài nghi phàm tăng với cách 4  bạch yết ma, chư tăng chơn truyền đồng nhận chịu bằng cách nín thinh, thì vịấy đắc tỷ kheo phải chăng? 

4- Hoài nghi tam học có 3 điều 

1. hoài nghi giới như thế có phải ngăn trừ ác xấu phải chăng? 

2. hoài nghi pháp tịnh có phải dùng tâm yên lặng tiến hóa chăng? 

2. hoài nghi trí tuệ có phải tỏ ngộ, đắc chứng đến đạo quả diệt trừ phiền não dứt nhân khổ phải chăng? 

5- Hoài nghi quá khứ có 5 điều 

1. nghi rằng đời trước ta có phải chăng? 

2. đời trước ta có hay không có? 

2. đời trước ta có ra như thế nào? 

4. đời trước ta có mà như thế nào kìa? 

5. là đời trước ta ra sao và đổi ra sao? 

6- Hoài nghi vị lai có 5 điều 

1. đời sau ta sẽ ra sao? 

2. đời sau ta không có phải chăng? 

2. đời sau nếu có ta sẽ thế nào? 

4. đời tới làm sao ta có đặng? 

5. là đời sau ta thế nào, rồi sẽ ra sao? 

7- Hoài nghi hiện tại có 5 điều 

1. đây là ta phải chăng? 

2. đây thành ra ta phải chăng? 

2. ta đây như thế nào? 

4. ta đây thành ra như thế nào? 

5. là chúng sanh có do từ đâu? 

8- Hoài nghi Y tương sinh (paṭiccasamuppāda) có 11 điều 

1. chúng sanh có già chết phải do sự sanh ra chăng? 

2. tục sinh (hay đầu thai) phải do nghiệp hậu hữu chăng? 

2. nghiệp hậu hữu phải do sự thủ chấp cứng chăng? 

4. hậu hữu có phải do sự tham ái chăng? 

5. là ái có phải do sự thọ hưởng chăng? 

6. thọ có phải do sự xúc chạm chăng? 

7. xúc có phải do 6 nhập chăng? 

8. 6 nhập có phải do nhờ danh-sắc chăng? 

9. danh-sắc có phải do nhờ thức chăng? 

10. thức tục sinh có pháp hành trợ giúp hay chăng? 

11. là pháp hành phát sanh có phải do nhờ vô minh hay chăng? 

Khi nào suy xét đến những hoài nghi đã kể, đó là tâm si hoài nghi!!! 

Còn  hoài nghi ngoài ra, gọi là  hoài nghi thông thường thì cảnh  của các tâm khác như là tham, sân, thiện, hạnh dục giới cũng có. 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ 

Phóng dật là tán loạn, lao chao, say mê, điên cuồng, quên mình chẳng tỉnh táo như là khi giựt mình lịu lọ v.v…  

Nhân Sanh Si Có Hai: 

1. tác ý không khéo (ayonisomanasikāra) là những cách suy xét về nhận định làm cho tâm bất thiện phát sanh như nghĩ theo tham, sân, siv.v…  

2. pháp lậu làm nền sanh. 

Nhân Sanh Si Có Hai 

1. tác ý không khéo (đã giải) 

2. pháp lậu làm nền sanh. 

4  Lậu Có 3 Chi Pháp 

1. dục lậu là cách trầm ngâm theo 6 dục trong đời hiện tại này, tức là sở hữu tham. 

2. hữu lậu là cách trầm ngâm theo Sắc giới, Vô sắc giới, cũng tức là sở hữu tham. 

2. tà kiến lậu là cách trầm ngâm mài miệt theo thường kiến chấp có, hay đoạn kiến chấp không, chẳng chịu bỏ, tức là sở hữu tà kiến. 

4. vô minh lậu  là cách không chịu theo sáng sút như muỗi sợ  mặt trời, chỉ  chấp hẹp hòi như ếch ngồi đáy giếng, đó là sở hữu si. 

Vì có sở hữu si làm căn gốc rễ, nên gọi là tâm si. 

Tâm tham và tâm sân cũng thế. 

Hoài nghi hay phóng dật cũng đồng có tác ý không khéo làm nhân sanh, vì phần lớn thiếu trí, yếu chánh niệm, nên nghĩ tưởng lôi thôi. 

Phân Tên Tâm Bất Thiện Theo Hợp Đồng

Tam tham thứ 1, 2, 5, 6, tâm sân và tâm si gồm chung lại gọi là tâm bất thiện tương ưng vì có hợp tà kiến, phẫn, hoài nghi và phóng dật (mạnh). 

Tâm tham 1, 3, 5, 7, tâm sân thứ 1 và 2, tâm si cũng gọi là tâm bất thiện vô trợ. 

Còn tâm tham thọ xả và 2 tâm si gồm lại gọi là tâm bất thiện thọ xả, vì đồng nhau bất thiện và thọ xả. 

 

 

 

Tâm vô nhân – ahetukacitta

Sattākusalapākāni, puññapākāni aṭṭhadhā;

Kriyacittāni tīṇīti, aṭṭhārasa ahetukā.

7 tâm quả bất thiện tâm (Akusalavipākacitta), 8 tâm quả thiện vô nhân (Ahetukakusalavipākacitta), và 3 tâm duy tác vô nhân (Ahetukakriyācitta). Tất cả 18 tâm này gọi là tâm vô nhân.

Giải thích:

Akusalavipākacitta: Tâm quả bất thiện là quả sanh lên từ bất thiện nghiệp của 12 tâm bất thiện nhưng không có nhân phối hợp như thấy nghe, ngửi, nếm, đụng, không hài lòng, không thoải mái, không thích thú v.v do sức mạnh của tâm sở xao lãng khi phối hợp với tâm bất thiện, thì làm cho tâm bị bấn loạn, mất tập trung. Cho nên, khi cho quả, thì quả quả đó không có bất kỳ nhân nào phối hợp cùng.

Ahetukakusalavipākacitta: Tâm quả thiện vô nhân là quả sanh lên từ thiện nghiệp của 8 tâm đại thiện nhưng không có nhân phối hợp như thấy nghe, ngửi, nếm, đụng, hài lòng, thoải mái, thích thú v.v…, do trong lúc làm phước không đầy đủ 1 trong 3 tác ý hoặc cả 3 là: tác ý trước khi làm (Pubbacetanā), tác ý trong khi làm (Muñcanacetanā), và tác ý sau khi làm (Aparacetanā) hoặc tác ý phát sinh sau aparacetanā (Aparāparacetanā). Do đó, khi cho quả, thì quả quả (Vipāka) ấy không có bất kỳ nhân nào phối hợp cả. Lại nữa tâm quả thiện vô nhân là thực tính tâm quả quả gián tiếp của tâm đại quả gọi là upacāraphala, thực tính tâm không phối hợp với nhân như đã được trình bày.

Ahetukakiriyācitta: Tâm duy tác vô nhân là tâm tự sanh khởi lên để làm phận sự vô cùng nhỏ, không nương nghiệp, không là thiện mà cũng không là bất thiện, chỉ là quả vô nhân vì không phối hợp với bất kỳ nhân nào. Chỉ là tâm làm phận sự tiếp nhận đối tượng qua 6 môn (Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý).

Ahetukacitta: Tâm vô nhân là tâm không đồng sanh với bất kỳ nhân nào trong tất cả 6 nhân là nhân tham, nhân sân, nhân si, nhân vô tham, nhân vô sân, nhân vô si. Nhưng khi có đủ điều kiện gồm môn (Dvāra), đối tượng (ārammaṇa) và tâm sớ chú ý (Manasikāracetasika), v.v… thì chúng sẽ sanh khởi gọi là upattihetu

Trừ 18 tâm vô nhân này thì 71 hoặc103 thứ tâm còn lại gọi là tâm hữu nhân (Sahetukacitta)

Tâm Quả Bất Thiện – Akusalavipākacitta

1. Upekkhāsahagataṃ cakkhuviññāṇaṃ 

Nhãn thức đồng sanh với thọ xả, quả bất thiện vô nhân

(Tâm nương nhãn căn, tiếp nhận cảnh sắc xấu, đồng sanh với thọ xả)

2. Upekkhāsahagataṃ sotaviññāṇaṃ 

Nhĩ thức đồng sanh với thọ xả, quả bất thiện vô nhân

(Tâm nương nhĩ căn, nghe âm thanh không hay, đồng sanh với thọ xả)

3. Upekkhāsahagataṃ ghānaviññāṇaṃ 

Tỷ thức đồng sanh với thọ xả, quả bất thiện vô nhân

(Tâm nương tỷ căn, ngửi mùi hôi, đồng sanh với thọ xả)

4. Upekkhāsahagataṃ jivhāviññāṇaṃ 

Thiệt thức đồng sanh với thọ xả, quả bất thiện vô nhân

Tâm nương thiệt căn, nếm vị không ngon, đồng sanh với thọ xả 

5. Dukkhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ 

Thân thức đồng sanh với thọ khổ, quả bất thiện vô nhân

(Tâm nương thân căn, tiếp nhận cảnh xúc khó chịu, đồng sanh với thọ khổ)

6. Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ 

Tâm tiếp thâu đồng sanh với thọ xả

(Tâm tiếp thâu 5 đối tượng bất toại ý, đồng sanh với thọ xả)

7. Upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ 

Tâm quan sát đồng sanh với thọ xả, quả bất thiện vô nhân

(Tâm quan sát 5 đối tượng bất toại ý, đồng sanh với thọ xả)

  1. TÂM QUẢ THIỆN VÔ NHÂN

AHETUKAKUSALAVIPĀKACITTA

1. Upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ cakkhuviññāṇaṃ Nhãn thức đồng sanh với thọ xả, quả thiện vô nhân (Tâm nương nhãn căn, tiếp nhận cảnh sắc đẹp, đồng sanh với thọ xả)

2. Upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ sotaviññāṇaṃ Nhĩ thức đồng sanh với thọ xả, quả thiện vô nhân (Tâm nương nhĩ căn, nghe âm thanh hay, đồng sanh với thọ xả)

3. Upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ ghānaviññāṇaṃ Tỷ thức đồng sanh với thọ xả, quả thiện vô nhân (Tâm nương tỷ vật, ngửi mùi thơm, đồng sanh với thọ xả)

4. Upekkhāsahagataṃ kusalavipākaṃ jivhāviññāṇaṃ Thiệt thức đồng sanh với thọ xả, quả thiện vô nhân (Tâm nương thiệt căn, nếm vị ngon, đồng sanh với thọ xả)

5. Sukhasahagataṃ kāyaviññāṇaṃ Thân thức đồng sanh với thọ lạc, quả thiện vô nhân (Tâm nương thân căn, tiếp nhận cảnh xúc dễ chịu, đồng sanh với thọ lạc)

6. Upekkhāsahagataṃ sampaṭicchanacittaṃ Tâm tiếp thâu đồng sanh với thọ xả, quả thiện vô nhân (Tâm tiếp thâu 5 đối tượng toại ý, đồng sanh với thọ xả)

7. Upekkhāsahagataṃ santīraṇacittaṃ Tâm quan sát đồng sanh với thọ xả, quả thiện vô nhân (Tâm quan sát 5 đối tượng toại ý, đồng sanh với thọ xả)

8. Somanassasahagataṃ santīraṇa cittaṃ  Tâm quan sát đồng sanh với thọ hỷ, quả thiện vô nhân (Tâm quan sát 5 đối tượng toại ý, đồng sanh với thọ hỷ)

3. Tâm Duy Tác Vô Nhân – Ahetukakiriyācitta

1. Upekkhāsahagataṃ pañcadvārāvajjanacittaṃ Tâm khai 5 môn đồng sanh với thọ xả, tiếp nhận 5 đối tượng (Sắc, thanh, khí, vị, xúc) tốt và không tốt qua lộ 5 môn. 

2. Upekkhāsahagataṃ manodvārāvajjanacittaṃ Tâm khai ý môn đồng sanh với thọ xả, tiếp nhận 6 đối tượng (Sắc, thanh, khí, vị, xúc, pháp) tốt và không tốt qua lộ ý môn. 

3. Somanassasahagataṃ hasituppādacitta  Tâm làm phát sanh tiếng cười của bậc Thánh A-ra-hán đồng sanh với thọ hỷ.

 

Ghi chú

1. 18 tâm vô nhân được xếp vào tâm sanh khởi vô trợ.

2. 18 tâm vô nhân được xếp vào tâm không cộng tác (Vippayutta – tâm không phối hợp, không hợp, không cộng tác, hay không liên kết).

Để hiểu rõ về tâm vô nhân (Ahetukacitta) chúng ta tìm hiểu về lộ trình Tâm (Vīthicitta) bởi vì phần lớn tâm vô nhân (ahetukacitta) là Tâm có khuynh hướng máy móc diễn tiến trong lộ trình của Tâm thức như sau:

Lộ nhãn môn trong lộ 5 môn

 

Tâm hộ kiếp (Bhavaṅgacitta): là tâm chủ quan gìn giữ kiếp sống khi không bị các đối tượng tác động đến. 

1. Tâm hộ kiếp quá khứ (Atītabhavaṅgacitta): là Tâm chủ quan (Tâm hộ kiếp) sanh diệt đồng thời với cảnh sắc hiện đến nhưng chưa bị cảnh chi phối. Hiện tượng này kéo dài trong 1 sát-na tâm. 

2. Tâm hộ kiếp rúng động (Bhavaṅgacalana): là trạng thái tâm chủ quan 

bị cảnh sắc mới chi phối, kéo dài 1 sát-na tâm. 

3. Tâm hộ kiếp dứt dòng (Bhavaṅgupaccheda): là tâm chủ quan chấm dứt 

để nhường chỗ cho tâm khách quan khởi lên ghi nhận và xử sự với cảnh sắc mới, kéo dài 1 sát-na tâm. 

4. Tâm khai 5 môn (Pañcadvārāvajjanacitta): là tâm khách quan có khả

năng tiếp nhận 5 đối tượng sắc, thanh, khí, vị, xúc, khởi lên trong 1 sát-na tâm, hướng về đối tượng tức đối tượng mới. Trường hợp này đối tượng là cảnh sắc mới. 

5. 5 song thức (Dvipañcaviññāṇacitta): tùy theo đối tượng, một trong 

5 song thức tương ứng sẽ khởi lên trong 1 sát-na tâm để bắt lấy cảnh. trong trường hợp này là tâm nhãn thức (Cakkhuviññaṇacitta) bắt cảnh sắc. 

6. Tâm tiếp thâu (Sampaṭicchanacitta): là trạng thái của Tâm khi tiếp thâu

cảnh 5 (Cảnh sắc – Rūpārammaṇa) mà 5 song thức vừa ghi nhận, khởi lên trong 1 sát-na tâm. 

7. Tâm quan sát (Santīraṇacitta): là trạng thái tâm khi điều tra đối tượng sắc, khởi lên trong 1 sát-na tâm để xem xét cảnh 5 mà tâm tiếp thâu vừa ghi nhận.

8. Tâm phân đoán (Voṭṭhabbanacitta): là tâm quyết định khởi lên trong 1 sát-na tâm, để nhận biết đối tượng tốt hay xấu do đối chiếu với những kinh nghiệm đã được tiếp nhận trong tiềm thức (Hộ kiếp). Đó cũng chính là tâm khai ý môn (Manodvārāvajjanacitta) làm phận sự này. 

  9-15 Tâm đổng lực (Javana): hay còn gọi là tốc hành tâm, tâm này sanh khởi trong 7 sát-na để xử sự với đối tượng. Tâm này còn được gọi là tâm hưởng cảnh. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong lộ trình tâm vì chính tâm đổng lực là tâm tạo ra do đại thiện nghiệp hay bất thiện nghiệp mà chúng sinh đã tạo.

16-17 Tâm na cảnh (Tadālambanacitta): là trạng thái tâm hưởng cảnh còn dư sót lại từ tâm đổng lực nhưng không có khả năng tạo nghiệp vì những tâm làm phận sự mót cảnh chỉ là những tâm quả, khởi lên trong 2 sát-na tâm và cũng đồng thời chấm dứt nhãn môn lộ trình tâm.

Tâm tử (Cuticitta): là tâm quả cuối cùng kết thúc kiếp sống hiện tại có đối tượng cũ trong quá khứ, làm phận sự chuyển kiếp (Sau khi chết), kết thúc kiếp sống hiện tại, phát sinh 1 sát-na tâm rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo.

Tâm tục sanh (Paṭisandhicitta): là quả tâm làm phận sự tái-sinh bắt đầu của kiếp sau kế tiếp, có 1 trong 3 đối-tượng là kamma hoặc kammanimitta hoặc gatinimitta giống như tâm khai ý môn, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, làm duyên cho tâm tiếp theo

Riêng lộ ý vì bắt đối tượng tự sanh khởi lên trong tâm. Cho nên lộ ý môn chỉ có 10 sát-na tâm sanh khởi.

 

Tâm khai ý môn (Manodvāravajjanacitta): là tâm tiếp nhận 1 trong 3 đối tượng mới là thiện nghiệp hoặc ác nghiệp (Kamma), hoặc ấn tướng của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp (Kammanimitta), hoặc cõi đi tái sanh là cõi thiện hay cõi ác (Gatinimitta), phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, làm điều kiện cho tâm tiếp theo.

Ví dụ lộ 5 môn: Một người nằm ngủ dưới gốc cây xoài, một trái xoài rớt xuống và lăn đến bên mình người ấy. Người ấy giật mình ngồi dậy và tìm biết cái gì đã làm mình giựt mình thức giấc. Người này thấy trái xoài, lượm lên, ngửi và quan sát trái xoài. Biết trái xoài đã chín, người ấy đã ăn nó. Sau khi ăn xong, người ấy còn cạp thêm vài cái mới bỏ hột xoài và nằm xuống ngủ tiếp.

Người đang ngủ: chỉ cho trạng thái thụ động của tâm thức, đang trôi chảy không có gì làm giao động, trạng thái này gọi là hộ kiếp (Bhavaṅga) hoặc tâm hữu phần hay tiềm thức. 

Ngồi dậy và tìm biết cái gì đã làm mình thức giấc: chỉ cho trạng thái muội lược của tâm thức, khi tâm thức đang tìm xem ngoại trần kích thích mình thuộc về mắt, tai, mũi, lưỡi hay thân. Tâm này gọi là tâm khai 5 môn (Pañcadvārāvajjana) hay 5 môn hướng tâm. 

Thấy trái xoài: chỉ cho sự sanh khởi của thức hoặc thuộc về mắt, hoặc thuộc bốn căn khác. Thức này hoàn toàn thuần túy, không có một chút suy tư gì cả (Thọ xả). 

Lượm trái xoài: chỉ cho trạng thái của tâm thức, lãnh thọ sự kích thích của ngoại vật. Tâm này gọi là tâm tiếp thâu (Sampaṭicchana). 

Ngửi và xem xét trái xoài: chỉ cho trạng thái của tâm thức suy nghĩ và tìm hiểu đối tượng bằng những kinh nghiệm quá khứ của mình. Tâm này gọi là tâm quan sát (Santīraṇa). 

Xác định trái xoài đã chín: chỉ cho tâm thức xác định vị trí của đối tượng theo sự hiểu biết của mình. tâm này gọi là tâm phân đoán (Voṭṭhabbana) hay tâm quyết định. 

Ăn trái xoài: chỉ cho tâm thức xử sự với đối tượng. Ðây là trạng thái tâm thức quan trọng nhất, chính nghiệp thiện hay bất thiện được thành đạt ở thời điểm này. Tâm này được gọi là tâm đổng lực (Javana) hay tốc hành tâm. 

Cạp thêm vài cái: chỉ trạng thái tâm thức tiếp tục đối xử với cảnh còn lại, trạng thái này giống như tâm đổng lực nhưng không có khả năng tạo quả nên được gọi là tâm na-cảnh (Tadālambana), tâm mót. 

Nằm ngủ tiếp: chỉ trạng thái của tâm thức sau khi lộ trình tâm chấm dứt, trở về lại với trạng thái hộ kiếp.

Trong lộ ý môn thì đối tượng không tác động từ bên ngoài, mà từ bên trong nội tâm khởi lên. Lộ tâm này sanh khởi từ ý môn hướng tâm (Manodvārāvajjana) hay còn gọi là tâm khai ý môn và sanh lên ngay vị trí tâm quyết định trong lộ tâm ngang qua lộ 5 môn.

Nhân Sanh 5 Song Thức:

Nhân sanh của 5 song thức: 2 tâm nhãn thức (Cakkhuviññāṇacitta), 2 tâm nhĩ thức (Sotaviññāṇacitta), 2 tâm tỷ thức (Ghānaviññāṇacitta), 2 tâm thiệt thức (Jivhāviññāṇacitta) và 2 tâm thân thức (Kāyaviññāṇacitta), khi sanh khởi phải đầy đủ bốn yếu tố sau: 

1. Vật (Vatthu): chính là sắc thanh triệt, hay là sắc thần kinh, là chất trong ngần, trong suốt (Pasādarūpa), là chỗ nương của Tâm, như sắc nhãn thanh triệt là nơi nương của nhãn thức, sắc nhĩ thanh triệt là nơi nương của nhĩ thức, v.v…

2. Cảnh (ārammaṇa): là đối tượng của tâm, bất cứ tâm nào khi sanh khởi đều phải có cảnh tương ứng với nó, chẳng hạn như đối tượng của mắt là cảnh sắc, đối tượng của tai là cảnh thanh, đối tượng của mũi là cảnh khí, đối tượng của lưỡi là cảnh vị, đối tượng của thân là cảnh xúc.

3. Ðiều kiện để tâm và vật thâu bắt cảnh: là sự tiếp xúc giữa thức và vật. Như ánh sáng là điều kiện để nhãn thức và nhãn vật thâu bắt cảnh sắc.

4. Tâm sở chú ý (Manasikāracetasika): là đặt sự chú ý của tâm đến đối tượng, vì nếu không chú ý đến đối tượng thì tâm tiếp thâu không thể bắt cảnh được.

Bốn yếu tố sanh 2 tâm nhãn thức là:

1. Sắc nhãn thanh triệt (Cakkhupasādarūpa): gọi là thần kinh nhãn, có hình dáng như đầu con chí đực nằm chính giữa mắt để cho tâm nhãn thức nương nhờ. 

2. Đối tượng sắc (Rūpārammaṇa): là các màu sắc, hình ảnh, đối tượng của

mắt. 

3. Ánh sáng (āloka): là điều kiện cần thiết để mắt có thể nhận thức cảnh sắc. 

4. Sự chú ý (Manasikāracetasika – tâm sở chú ý): phải chú tâm đến đối 

tượng, thì tâm khai 5 môn sẽ sanh khởi thâu nhiếp cảnh sắc.

Như vậy, khi hội đủ 4 điều kiện thì tâm nương nhãn vật phối hợp với 7 tâm sở chung với tất cả tâm đồng sanh khởi để làm phận sự nhận thấy cảnh sắc.

Bốn điều kiện sanh khởi 2 tâm nhĩ thức là: 

1. Sắc nhĩ thanh triệt (Sotapasādarūpa): gọi là thần kinh nhĩ, có hình dáng

như lông con trừu nằm khoanh trong lỗ tai để cho tâm nhĩ thức nương. 

2. Đối tượng âm thanh (Saddārammaṇa): là các âm thanh, đối tượng của tai. 

3. Kẻ hở của hư không (Vivarākasa): là những khoảng trống để âm thanh có

thể truyền đến nhĩ vật. 

4. Sự chú ý (Manasikāracetasika – tâm sở chú ý): phải chú tâm đến đối tượng, thì tâm khai 5 môn sẽ sanh khởi thâu nhiếp cảnh thanh.

Như vậy, khi hội đủ 4 điều kiện thì tâm nương nhĩ vật phối hợp với 7 tâm sở chung với tất cả tâm đồng sanh khởi để làm phận sự lắng nghe âm thanh.

Bốn điều kiện sanh khởi 2 tâm tỷ thức là: 

1. Sắc tỷ thanh triệt (Ghānapasādarūpa): gọi là thần kinh tỷ, có hình dáng như móng chân con dê nằm trong lỗ mũi để cho tâm tỷ thức nương. 

2. Đối tượng các mùi (Gandhārammaṇa): là các mùi thơm hay không thơm, các mùi bị tỷ thức ngửi. 

3. Phong đại (Vājodhātu): là sự chuyển động của gió để đưa các mùi đến tỷ vật. 

4. Sự chú ý (Manasikāracetasika – tâm sở chú ý): phải chú tâm đến đối tượng, thì tâm khai 5 môn sẽ sanh khởi thâu nhiếp cảnh khí.

Như vậy, khi hội đủ 4 điều kiện thì tâm nương tỷ vật phối hợp với 7 tâm sở chung với tất cả tâm đồng sanh khởi để làm phận sự ngửi mùi.

Bốn điều kiện sanh khởi 2 tâm thiệt thức là: 

1. Sắc thiệt thanh triệt (Jivhāpasādarūpa): gọi là thần kinh thiệt, có hình dáng như đầu lông con nhím nằm ở lưỡi để tiếp nhận các vị. 

2. Cảnh vị (Rasārammaṇa): là các vị mặn, ngọt, chua, cay, … các vị bị lưỡi nếm đó là đối tượng của thiệt thức. 

3. Thủy đại (āpodhātu): là chất được tiết ra từ lưỡi (Nước bọt hay nước dãi là nơi tiết ra các dịch nhờn, trong, hay có bọt, tiết ra từ các tuyết nước bọt vào miệng với nhiều công dụng khác nhau), chỗ nương của cảnh vị, là điều kiện cần thiết để thiệt thức có thể tiếp nhận thức cảnh vị. 

4. Sự chú ý (Manasikāracetasika – tâm sở chú ý): phải chú tâm đến đối tượng, thì tâm khai 5 môn sẽ sanh khởi thâu nhiếp cảnh vị.

Như vậy, khi hội đủ 4 điều kiện thì tâm nương thiệt vật phối hợp với 7 tâm sở chung với tất cả tâm đồng sanh khởi để làm phận sự nếm các vị.

Bốn điều kiện sanh khởi 2 tâm thân thức là: 

1. Sắc thân thanh triệt (Kāyapasādarūpa): hay thần kinh thân, có mặt khắp trên thân là chỗ nương của thân thức. 

2. Cảnh xúc (Photthabbārammaṇa): là đối tượng của thân thức như nóng, lạnh, cứng, mềm, phồng, xẹp…

3. Thaddhapathavīdhātu: cứng rắn của địa đại.

4. Sự chú ý (Manasikāracetasika – tâm sở chú ý): phải chú tâm đến đối tượng, thì tâm khai 5 môn sẽ sanh khởi thâu nhiếp cảnh xúc.

Như vậy, khi hội đủ 4 điều kiện thì tâm nương thân vật phối hợp với 7 tâm sở chung với tất cả tâm đồng sanh khởi để làm phận sự xúc giác đối tượng xúc.

Nhân Sanh Ý Giới (Manodhātu)

Ý giới gồm có 3 tâm: Tâm khai 5 môn (Pañcadvārāvajjanacitta) và 2 tâm tiếp thâu (Sampaṭicchanacitta). Cả 3 tâm sanh khởi cũng cần phải hội đủ 4 điều kiện:

1. 5 môn (Pañcadvāra): 5 môn hay là 5 cửa gồm nhãn môn (Cakkhudvāra), nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn tốt.

2. Pañcārammaṇa: 5 đối tượng, hay 5 trần cảnh gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc.

3. Hadayavatthu: sắc ý vật là nơi nương nhờ để tâm sanh khởi.

4. Manasikāra: có sự chú tâm đến đối tượng ấy.

Nếu hội đủ 4 điều kiện này thì 3 ý thức giới (Manodhātu) thì mỗi tâm sẽ sanh khởi tùy vào điều kiện để làm phận sự của chính nó đối với đốitượng ấy.

Tâm khai 5 môn sanh khởi làm phận sự tiếp nhận 1 trong 5 đối tượng mới gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc xấu hoặc tốt tiếp xúc tương ứng với môn (Dvāra), mở cửa cho 5 môn lộ trình tâm (Pañcadvāravīthicitta) tương ứng phát sanh.

Tâm tiếp thâu là quả của bất thiện nghiệp sanh khởi từ 12 tâm bất thiện tiếp nhận đối tượng xấu, không đáng ưa thích, không đáng hài lòng.

Tâm tiếp thâu là quả của thiện nghiệp sanh khởi từ 8 tâm thiện tiếp nhận đối tượng tốt, khả ái, khả ý, đáng ưa thích, đáng hài lòng.

Nhân Sanh Ý Thức Giới (Manoviññāṇadhātu)

Ý thức giới có 76 hoặc 108 tâm (Trừ 10 tâm 5 song thức và 3 ý giới). Trong 18 tâm vô nhân thì có 5 tâm là ý môn hướng tâm, 3 tâm quan sát, và tâm làm phát sanh tiếng cười của bậc Thánh A-ra-hán.

1. Dvāra: 6 môn đó là nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn, ý

môn

2. Ārammaṇa: 6 đối tượng gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

3.Ý vật (Hadayavatthu): là chỗ nương nhờ để tâm sanh khởi. Kinh sách 

không ghi rõ về hình dáng và vị trí của ý vật, nên chỉ hiểu rằng chỗ nào ý thức và ý thức giới nương, chỗ đó gọi là sắc ý vật.

4. Sự chú ý (Manasikāracetasika – tâm sở chú ý): phải chú tâm đến đối 

tượng.

Nếu hội đủ 4 điều kiện này thì ý thức giới manoviññāṇadhātu là 5 tâm gồm ý môn hướng tâm, 3 tâm quan sát, và tâm làm phát sanh tiếng cười của bậc Thánh A-ra-hán, mỗi tâm sanh khởi tuỳ thuộc vào điều kiện để làm phận sự của chính nó.

30 Tâm Bất Tịnh Hảo và 59 hoặc 91 Tâm Tịnh Hảo

Pāpāhetukamuttāni, sobhanānīti vuccare;

Ekūnasaṭṭhi cittāni, athekanavutīpi vā.

Ngoại trừ 12 tâm bất thiện và 18 tâm vô nhân thì 59 hoặc 91 thứ tâm còn lại gọi là tâm tịnh hảo (Sobhaṇacitta)

Trong kệ Pāḷi này trình bày các gọi tên của tâm được chia thành 59 hoặc 91 tâm gọi là tâm tịnh hảo (Sobhaṇacitta), còn 12 tâm bất thiện (Akusalacitta) và 18 tâm vô nhân (Ahetukacitt) gọi là tâm bất tịnh hảo (Asobhaṇacitta). Ở đây tâm tịnh hảo được trình bày trực tiếp, còn tâm bất tịnh hảo được trình bày gián tiếp.

Tâm bất tịnh hảo (Asobhaṇacitta): là tâm không trong sạch, không thanh tịnh, cho quả đi đường khổ, và không phối hợp sở hữu tịnh hảo.

Tâm tịnh hảo (Sobhaṇacitta): là tâm phối hợp với sở hữu tịnh hảo, hoặc là những tâm thiện, trong sạch, thanh tịnh, cho quả tái sanh ở cảnh giới an vui là cõi người và cõi trời.

24 Tâm Tịnh Hảo Dục Giới 

– Kāmāvacarasobhaṇacitta

Tâm tịnh dục giới gồm có 24 tâm gồm 8 tâm đại thiện, 8 tâm đại quả, 8 tâm đại duy tác. Tất cả 24 tâm này được gọi là tâm thiện dục giới hay tâm tịnh hảo dục giới.

Mahākusalacitta: Tâm đại thiện là tâm tốt đẹp, không tội lỗi, không bị ô nhiễm bởi các phiền não như tham, sân, si v.v…và cho quả an lạc, hạnh phúc do đó gọi là thiện và có năng lực cho quả sanh khởi nhiều, và làm nền tảng để thành tựu các tầng thiền (Jhāṇa), thắng trí (Abhiññā), đạo-quả và Niết Bàn cho nên gọi là đại. Khi kết hợp hai từ này lại thì gọi là tâm đại thiện.

Mahāvipākacitta: Tâm đại quả là quả của tâm đại thiện cho nên mỗi tâm đại quả đều tương xứng với mỗi tâm đại thiện do nương nhờ 3 pháp là thọ (Vedanā), trí tuệ (ñāṇa), tác động (Saṅkhāra).

Mahākiriyācitta: Tâm đại duy tác là tâm của bậc Thánh A-ra-hán, không phải là tâm của các hạng phàm phu và chư bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai. Ngoại trừ tứcõi khổ và cõi Sắc Vô Tưởng thiên thì tâm đại duy tác sanh khởi được trong 26 cõi là: 7 cõi thiện Dục giới (1 cõi người và 6 cõi trời Dục giới), 15 cõi trời Phạm thiện Sắc giới, và tứcõi trời Phạm thiên Vô sắc. Tâm đại duy tác nương nhờ 3 pháp: đồng sanh với thọ (Vedanā), có cộng tác với trí (ñāṇa), tác động (Saṅkhārika)

8 Tâm Đại Thiện Tâm, 8 Tâm Đại Quả, 8 Tâm Đại Duy Tác

1. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ kusalacittaṃ, vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ.

Một tâm đại thiện, tâm đại quả, tâm đại duy tác thứ nhất sanh khởi không có sự tác động, đồng sanh với thọ hỷ, phối hợp với trí tuệ.

2. Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikamekaṃ kusalacittaṃ, vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ

Một tâm đại thiện, tâm đại quả, tâm đại duy tác thứ hai sanh khởi có sự tác động, đồng sanh với thọ hỷ, phối hợp với trí tuệ.

3. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ kusalacittaṃ, vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ

Một tâm đại thiện, tâm đại quả, tâm đại duy tác thứ ba sanh khởi không có sự tác động đồng sanh với thọ hỷ, không phối hợp với trí tuệ.

4. Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikamekaṃ kusalacittaṃ, vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ

Một tâm đại thiện, tâm đại quả, tâm đại duy tác thứ tư sanh khởi có sự tác động, đồng sanh với thọ hỷ, không phối hợp với trí tuệ.

5. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ kusalacittaṃ, vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ

Một tâm đại thiện, tâm đại quả, tâm đại duy tác thứ năm sanh khởi không có sự tác động, đồng sanh với thọ xả, phối hợp với trí tuệ.

6. Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikamekaṃ kusalacittaṃ, vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ.

Một tâm đại thiện, tâm đại quả, tâm đại duy tác thứ sáu sanh khởi có sự tác động, đồng sanh với thọ xả, phối hợp với trí tuệ.

7. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikamekaṃ kusalacittaṃ, vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ.

Một tâm đại thiện, tâm đại quả, tâm đại duy tác thứ bảy sanh khởi không có sự tác động, đồng sanh với thọ xả, không phối hợp với trí.

8. Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikamekaṃ kusalacittaṃ, vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ.

Một tâm đại thiện, tâm đại quả, tâm đại duy tác thứ tám sanh khởi có sự tác động, đồng sanh với thọ xả, không phối hợp với trí tuệ.

 

  Giải thích Mahā -kusala citta – Tâm Đại Thiện 

Mahā ‟ đại, nghĩa là „lớn hơn về số lượng, là cho nhiều quả phát sanh. 

– Ku, xấu, + √ sal, rung, rung sợ, phá hoại, tàn phá, phá hủy, tiêu diệt. Pháp nào mà phá trừ, phá hủy, tiêu diệt pháp xấu ác, pháp đáng khinh, th pháp ấy gọi là thiện „ . 

– Ku (xấu, ác) + √ (sai lầm) = kusa: là sai lầm đáng khinh, có sai lỗi. 

– K + √ (cắt) = Kusala: là cắt đứt sự sai lỗi. Hay: 

– Ku (xấu, ác) + √ su (giảm) kusa: là làm giảm, nhổ hay trừ tiệt ác pháp, tức kiến thức hay sự không khéo. 

– Kusa + √ lu (cắt) kusala: là pháp trừ tiệt những ác pháp do sự không khéo. 

– Kusa + √ la (lấy) kusala: là pháp bị trí nắm bắt. “Mahākusala” nghĩa là đại thiện, là phần cơ bản ban đầu của thiền, thông, đạo, quả. „Kusala‟19 = Thiện, có 5 nghĩa (attha): 

1. là không bệnh hoạn, 

2. là tốt đẹp, 

3. là khôn khéo, 

4. là chẳng có lỗi, 

5. là cho quả vui. 

5 nhân sanh thiện (kusala): 

1. Tác ý khéo, 

2. Thân cận bậc hiền triết, 

3. Ở chỗ đáng ở, 

4. Đời trước từng tạo phước, 

5. Tự lập trường chánh.

Giải thích

– Tác ý khéo là suy xét và hành động đều nương theo trí tuệ, như Phật ngôn: “Trí tiến hóa lối nào th ta nương theo cách ấy”. 

Hoặc do tâm thiện suy xét hay đã định thường quen cho đến đổi các duyên trợ thiện có mãnh lực giúp tâm làm dịp cho thiện phát sanh, đó là tác ý khéo. 

– Thân cận hiền trí là hay gần gũi những người hiền lành, tâm ý tốt có thể đáng bắt chước những cách chơn thật tiến hóa lợi ích chánh đáng v.v… 

– Ở chỗ đáng ở là những chỗ trợ tâm lành do thường nghe thấy sự vật làm cho dễ phát sanh tâm thiện, không có thấy nghe những cách khiêu khích tâm bất thiện, đó gọi là chỗ đáng ở, chớ chẳng phải chỗ tốt hay xấu, vui hay buồn. 

– Đời trước từng tạo phước là đời kế trước đây, hoặc các đời trước nữa, người ấy chuyên môn hành động theo các điều phước nhất là bố thí, cho nên đời này chẳng bị nghèo, khổ, thiếu thốn, thiếu hiểu biết v.v… mới dễ tránh khỏi câu: “Bần cùng sanh đạo tặc”. 

– Tự lập trường chánh là chí hướng tốt đẹp mong mỏi cách không hại người, nhất là quyết hành bồ tát hạnh và tu những pháp không sai hoặc nghề nghiệp chơn chánh. 

Tâm đại thiện ‟ có tên trong chánh tạng là „ tâm thiện dục giới‟ 

vì làm đủ 10 phúc hành tông (puññakiriyavatthu) và sanh cho nhiều người, nhiều cõi, hoặc nhân ra đặng nhiều, như là: 

8 thứ tâm đại thiện nhân cho 10 hạnh phúc thành 80. 

-Lấy 80 nhân cho 6 cảnh (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp) thành 480. 

-Lấy 480 nhân cho 4  trưởng (dục trưởng, cần trưởng, tâm trưởng và thẩm trưởng) thành 1.920. 

-Lấy 1.920 nhân cho 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) thành 5.760. 

-Lấy 5.760 nhân cho 3 bậc (hạ, trung, thượng) thành ra một vạn, mười bảy ngàn, hai trăm, tám chục (17.280). 

Do đó mới có tên là đại thiện. 8 đại thiện x 10 phúc hành tông x 6 cảnh x 4 trưởng x 3 nghiệp x 3 bậc = 17.280 điều.

Thập phúc hành tông (puññakiriyavatthu): 

1. là bố thí thành, 

2. là trì giới thành, 

3. là tu tiến thành, 

4. là cung kỉnh thành, 

5. là phụng thị thành, 

6. là hồi hướng thành, 

7. là tùy hỷ thành, 

8. là thính pháp thành, 

9. là thuyết pháp thành, 

10. là kiến thị thành.

Gọi là phúc hay là phước, nhiều người thường nói, thường nghe. Nhưng ít ai nhận định đầy đủ, phần nhiều chỉ cho là bố thí mới gọi là phước mà quên còn 9 điều hạnh phúc nữa như vừa nêu. 

Xin xét theo Pāḷi chú giải như vầy: Attano santānaṃ punāti sothetīti = 

Puññaṃ: nghĩa là những chi rửa sạch cơ tánh ta, đó gọi là phước, tức là những pháp làm cho tâm ta đặng tốt đẹp có 10 điều như đ kể, xin giải như sau: 

1. Bố thí thành là tâm đặng trong sạch, tốt đẹp cũng do bố thí, tức là chia sớt những sự vật đáng chia sớt như: của cải, sự hiểu biết v.v… 

Tóm lại có 2: 

-1. là tài thí, 

-2. là pháp thí.  (Bố thí có nhiều cách nhưng đây xin miễn giải. 

2. Trì giới thành là thọ, nguyện, giữ giới như là 5 giới, bát thanh tịnh giới, thập thiện 23 ngăn thập ác và sa di, tỷ kheo giới. 

3. Tu tiến thành là tu định, nương vào 40 đề mục và tu tuệ hành 4  niệm xứ. 

4. Cung kỉnh thành là lễ phép theo các tục nghi. 

5. Phụng thị thành là phụng hành theo đ ng lẽ phải. 

6. Hồi hướng thành là nhớ phước, tưởng, nói, chia cho người quá vãng, hay người hiện tiền. 

7. Tùy hỷ thành là vui mừng theo sự cho phước, hay lợi lành của người khác. 

8. Thính pháp thành là nghe những lời lẽ chơn chánh, lợi ích v.v… như pháp Phật dạy hay các vị hiền trí chỉ giáo, đặng tâm tốt phát sanh. 

9. Thuyết pháp thành là nói những lời lẽ làm cho người nghe đặng sanh tâm tốt, tỏ ngộ, chứng quả v.v… 

10. Kiến thị thành là sự nhận thấy đ ng với lẽ phải đối với 9 điều trước cho là nên làm, thế nên mới thực hành tất cả điều phước.

Tâm thiện được định nghĩa trong Pāḷi như sau: 

Kucchite pāpadhamme salayati kampeti viddhaṃsetīti kusalaṃ. 

Tâm nào có khả năng tiêu diệt các ác pháp mà các bậc thiện trí kinh sợ, tâm ấy gọi là tâm thiện (Kusalacitta).

Tâm thiện có 5 ý nghĩa:

1. Arogayattha: không có bệnh hoạn là không có phiền não tham, sân, si v.v… chi phối. phiền não gọi là bệnh hoạn vì phiền não là nhân gây ra sự khổ thân, khổ tâm cho chúng sinh, làm nhân dẫn dắt chúng sinh bị nhận chìm chúng sinh trong luân hồi.

2. Sundarattha: tốt lành là sự lợi ích, sự an lạc đối với tất cả chúng sinh

3. Chekattha: khôn ngoan, khéo léo người có tâm thiện thì các cử chỉ hành động về lời nói nhẹ dàng, từ tốn, tử tế.

4. Anavajjattha: không có tội lỗi, không đáng chê trách nào cả bởi các bậc hiền trí.

5. Sukhavipāka: cho quả an lạc đáng ưa thích, đáng hài lòng trong kiếp sống hiện tại và vị lai.

Vì sao gọi là tâm đại thiện? Bởi vì khi tâm sở tác ý phối hợp với trong 8 tâm đại thiện, cho quả sanh khởi nhiều hơn so với với chính nó, tức là 8 tâm đại quả (Mahāvipākacitta) và 8 tâm quả thiện vô nhân (Ahetukakusalavipākacitta) tất cả có 16 quả gồm cả quả hữu nhân và vô nhân được sanh khởi từ tâm đại thiện.

Tâm đại thiện sanh khởi có khả năng nhận biết được 6 đối tượng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp khả ái, khả ý, đang ưa thích, đáng hài lòng đối với tất cả loài chúng sinh trong 30 cõi (Trừ Phạm thiên Sắc giới Vô Tưởng) nghĩa là tâm đại thiện này có thể sanh khởi từ cõi địa ngục cho đến cõi trời Vô sắc giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ tùy thuộc vào nghiệp lực mà mỗi chúng sinh đã tạo. 

Tâm đại thiện cũng sanh khởi trong căn tánh của tất cả chúng sinh trong 30 cõi (Trừ Phạm thiên Sắc giới Vô Tưởng) là: 

– Chúng sinh tứcõi khổ: địa ngục, ngạ quỷ, a-tu-la, bàng sanh. 

– Chúng sinh ở 7 cõi vui dục giới: nhân loại và 6 cõi trời Dục giới. 

– Phạm thiên trong 15 cõi Sắc giới

– Phạm thiện trong tứcõi Vô sắc.

Tâm đại thiện là làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho 10 phước thiện có bố thí, trì giới v.v…, thiền định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền Sắc giới, 4 thiền Vô sắc giới cho thiền tuệ dẫn đến chứng ngộ chân lý 4  Thánh đế, chứng đắc 4 Thánh đạo, 4 Thánh quả, Niết Bàn.

Tâm đại thiện đồng sanh với thọ hỷ: người nào tạo phước thiện với đại 

thiện tâm nào có đức tin trong sạch nhiều, vô cùng hoan hỷ trong phước thiện ấy, thì tâm đại thiện ấy đồng sanh với thọ hỷ (Somanassavedanā). Tâm đại thiện đồng sanh với thọ hỷ có nhiều năng lực hơn tâm đại thiện đồng sanh với thọ xả (Upekkhāvedanā)

Nhân phát sinh thọ hỷ

Tâm đại thiện đồng sanh với thọ hỷ có 6 nhân:

1. Somanassapaṭisandhikatā: tâm tục sanh đồng sanh với thọ hỷ. 

2. Saddhābahulatā: có nhiều đức tin. 

3. Visuddhadiṭṭhitā: có chánh kiến thanh tịnh. 

4. Ānisaṃsadassāvitā: thấy rõ quả báu của đại thiện nghiệp ấy. 

5. Iṭṭhārammaṇasamāyogo: tiếp xúc với đối tượng đáng ưa thích, đáng hài lòng. 

6. Kassacipiḷābhāvo: không gặp điều bất lợi, điều thiệt hại nào cả.

Tâm đại thiện đồng sanh với thọ xả

Người nào tạo phước thiện bằng tâm đại thiện với đức tin trong sạch ít, tâm thản nhiên không hoan hỷ trong phước thiện ấy, thì tâm đại thiện ấy đồng sanh với thọ xả (Upekkhāvedanā). Tâm đại thiện đồng sanh với thọ xả ít năng lực hơn tâm đại thiện đồng sanh với thọ hỷ.

Nhân phát sinh thọ xả 

Tâm đại thiện đồng sanh với thọ xả có 6 nhân: 

1. Upekkhāpaṭisandhikatā: Tâm tục sanh đồng sanh với thọ xả. 

2. Appasaddhatā: có ít đức tin. 

3. Avisuddhadiṭṭhitā: có chánh kiến không thanh tịnh. 

4. Ānisaṃsa adassāvitā: không thấy rõ quả báu của đại thiện nghiệp ấy. 

5. Majjhattārammaṇasamāyogo: tiếp xúc với đối tượng trung bình không tốt, không xấu. 

6. Kassacipiḷikatā: gặp điều bất lợi, điều thiệt hại nào đó.

Tâm đại thiện có cộng tác với trí

Người tạo thiện nghiệp bằng tâm đại thiện mà có trí tuệ mà hiểu rõ rằng mỗi chúng sinh đều có nghiệp riêng (Kammassakatāñāṇa), thì tâm đại thiện ấy có cộng tác với trí.

Có 3 cách để làm trí tuệ phát sinh:

1. Sutāmayapaññā: trí tuệ phát sinh từ việc được học, được nghiên cứu, được lắng nghe Chánh Pháp từ những bậc thiện trí, gọi là tuệ văn. 

2. Cintāmayapaññā: trí tuệ phát sinh do nghe nhiều hiểu rộng, học hỏi, nghiên cứu Chánh Pháp của những bậc thiện trí làm nền tảng, rồi trí tuệ suy xét, tư duy sâu sắc về Chánh Pháp, gọi là tuệ tư.

3. Bhāvanāmayapaññā: trí tuệ phát sinh do việc thực hành thiền tuệ gọi là tuệ tu.

Nhân hợp với trí tuệ 

Trường hợp 1: Tâm đại thiện có cộng tác với trí có 4 nhân

1. Paññāsaṃvattanikakammupanissayatā: khi đầu thai làm người với tâm đại quả có cộng tác với trí. 

2. Abyāpajjalokupapattiyā: kiếp tái sinh không có phiền muộn, tâm thường ước muốn trong thiện pháp. 

3. Kilesadūratā: tránh xa mọi phiền não. 

4. Indriyaparipākatā: có 5 tuệ căn đầy đủ. 

Trường hợp 2: Tâm đại thiện có cộng tác với trí có 7 nhân:

1. Paripucchakatā: thường tìm hiểu học hỏi trong Chánh Pháp.

2. Vatthuvisuddhakariyatā: thân tâm trong sạch lẫn các thứ vật dụng sạch sẽ.

3. Indriyasamattapaṭipādanatā: giữ gìn 5 quyền đều đặn với nhau. 

4. Duppaññapuggalaparivajjanā: tránh xa hạng người thiểu trí. 

5. Paññāvantapuggalasevanā: thường hay gần gũi thân cận với bậc thiệntrí.

6. Gambhīrañāṇacariyapaccavekkhaṇā: ham thích tư duy, suy xét trong Chánh Pháp một cách sâu sắc để hiểu rộng rãi về Chánh Pháp.

7. Tadadhimuttatā: thường hướng tâm tìm hiểu Chánh Pháp, để phát sinh trí tuệ.

Tâm đại thiện không cộng tác với trí

Người tạo phước thiện với tâm đại thiện nào chỉ có đức-tin (Saddhā) mà không cộng tác với trí, mà không hiểu rõ rằng tất cả chúng sinh đều có ngiệp của mình thì tâm đại thiện ấy không cộng tác với trí. Như trường hợp người tạo phước thiện bố thí theo truyền thống của gia đình, nên chỉ có đức tin mà không có trí tuệ đồng sanh với tâm đại thiện; hoặc người thân hay bạn bè bè thân hữu tác động, khuyến khích tạo phước.

Nhân không hợp với trí tuệ 

Trường hợp 1: Tâm đại thiện không cộng tác với trí có 4 nhân

1. Paññā asaṃvattanikakammupanissayatā: ngay từ tâm tục sanh đầu thai làm người với tâm đại quả không hợp với trí tuệ. 

2. Sabyāpajjalokupapattiyā: kiếp tái sinh có phiền muộn, không có lòng mong muốn trong thiện pháp. 

3. Kilesādūratā: không tránh xa mọi phiền não.

4. Indriya aparipākatā: có 5 căn quyền yếu kém.

Trường hợp 1: Tâm đại thiện không cộng tác với trí có 7 nhân

1. Aparipucchakatā: không thích tìm hiểu học hỏi trong Chánh Pháp.

2. Vatthu avisuddhakariyatā: thân tâm không trong sạch lẫn các thứ vật dụng không sạch sẽ.

3. Indriya asamattapaṭipādanatā: có 5 quyền không đều đặn. 

4. Duppaññapuggalasevanā: thường hay gần gũi thân cận với hạng người thiểu trí. 

5. Paññāvantapuggalaparivajjanā: không gần gũi thân cận với bậc thiện trí.

6. Gambhīrañāṇacariya apaccavekkhaṇā: không thích tư duy, suy xét trong Chánh Pháp một cách sâu sắc để hiểu rộng rãi về Chánh Pháp. 

7. Atadadhimuttatā: không hướng tâm tìm hiểu Chánh Pháp.

Tâm đại thiện vô trợ

Người nào tạo phước thiện với sự hiểu biết trong Chánh Pháp, rồi tự mình làm bằng thân, khẩu, ý, không cần người khác tác động thì tâm đại thiện ấy phát sinh vô trợ (Asaṅkhārikaṃ). Tâm đại thiện vô trợ sẽ có năng lực hơn tâm đại thiện hữu trợ.

Nhân phát sinh vô trợ 

Tâm đại thiện phát sinh vô trợ có 6 nhân: 

1. Asaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: tâm tục sanh phát sinh từ đại thiện nghiệp không hữu trợ.

2. Kallakāyacittatā: có thân tâm an lạc.

3. Sītuṇhādīnaṃ khamanabahulatā: có đức tính nhẫn nại chịu đựng thời tiết nóng, lạnh, v.v… 

4. Kattabbakammesu diṭṭhānisaṃsasatā: hiểu biết rõ quả báu của đại thiện nghiệp cần phải làm. 

5. Kammesu ciṇṇavasitā: có tính chuyên môn trong đại thiện nghiệp mà mình làm. 

6. Utubhojanādīsappāyalābho: có được quí tiết tốt, vật thực đầy đủ, v.v…

Tâm đại thiện hữu trợ

Người nào tạo phước thiện do nhờ người khác đến tác động bằng thân, bằng khẩu, khuyến khích để tạo phước, thì tâm đại thiện ấy phát sinh có sự trợ giúp (Sasaṅkhārikaṃ). Tâm đại thiện có sự trợ giúp có ít năng lực hơn tâm đại thiện vô trợ.

Nhân phát sinh hữu trợ 

Tâm đại thiện phát sinh hữu trợ có 6 nhân:

1. Sasaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: trong lúc tục sanh đầu thai làm người với thiện nghiệp hữu trợ.

2. Akallakāyacittatā: thân tâm không có an lạc.

3. Sītuṇhādīnaṃ akhamanabahulatā: không có đức tính kham nhẫn chịu đựng thời tiết nóng, lạnh.

4. Kattabbakammesu adiṭṭhānisaṃsasatā: không biết rõ quả báu của thiện nghiệp mà mình làm.

5. Kammesu aciṇṇavasitā: không có tính chuyên môn trong thiện nghiệp mà mình làm.

6. Utubhojanādī asappāyalābho: gặp thời tiết xấu, vật thực thiếu thốn, v.v…

Nhân sanh câu hành xã có 4: 

1. Tái tục bằng tâm câu hành xã (Upekkhāpṭisandhikatā) là 2 tâm thẩm 

tấn câu hành xả, 4 tâm đại quả câu hành xả và 5 tâm quả 5 thiền hiệp thế. 

2. Suy xét tế nhị (gambhīrapakatitā) là trầm ngâm nghĩ ngợi những sự lý khó khăn, sâu xa, siêu việt, hay suy nghĩ kỹ lưỡng, không bồng bột vì sự vui mừng hay nóng giận, buồn rầu v.v…. 

3. T ường gặp cảnh trung bình (Majjhattārammaṇa samāyogo) là gặp sự vật không ưa, không ghét, không thích không chê. 

4. Ly sự điêu tàn (byasanasamutti) là lúc không gặp hoạn nạn. 

Câu hành xả tức là tâm bình thường, không vui không buồn, như khi không gặp cảnh tốt, xấu hay gặp cảnh trung b nh mà ta đôi khi lơ là, không quan tâm tợ như tâm không biết cảnh vậy. 

Trí và tuệ khác tên mà là một pháp thực tính, tức là trạng thái sáng suốt, trạng thái thấy biết rõ cùng sanh với tâm. 

Trí tu tóm lại có 3: 

1. là trí văn, 

2. là trí tư, 

3. là trí tu. 

– Trí văn là do nghe, học mới đặng hiểu biết thấu đáo những nghĩa, lý sâu sắc, cao siêu, như pháp lý bậc cao của nhà Phật hoặc triết học cùng toán học cao thâm hay những tài nghề khó khăn mà hiểu biết đặng. 

– Trí tư là tự tâm sáng suốt, nghiên cứu t m tòi đặng hiểu biết những lối ngoài ra cách học, tục thường nói là trí thiên tư, chớ kỳ thật là do duyên nghiệp đ tạo trước kia. 

– Trí tu là những tuệ phát sanh do tu hành tỏ ngộ đắc chứng, tức là hành 4  niệm xứ hoặc tuệ sanh chung với tâm thiền. 

Bốn nhân sanh bất tương ương trí: 

1. là nghiệp trước không quen nết trí, 

2. là sanh nhằm cõi đa sân, 

3. là không tránh phiền não, 

4. là không gặp khi 5 quyền mạnh. 

– Nghiệp trước không quen nết trí là đời quá khứ ta không đặng thường dùng trí, nên bây giờ rất khó phát sanh. 

– Sanh nhằm cõi đa sân nhất là cõi Nam Thiện Bộ Châu (trái đất này) thời kỳ tuổi thọ ít, sự ác tăng nhiều, việc quá đa đoan làm cho tâm người khó yên tịnh, thiếu nhân cận của trí, như câu: “Thủy thái thanh, ắt vô ngư. Nhân thái cẩn, ắt vô trí”

– nghĩa là nước quá trong ắt không cá, người quá gấp ắt không trí. 

– Không tránh phiền não là hay bị phiền n o phát sanh thường do theo phiền não.

– Không gặp khi 5 quyền mạnh là thời kỳ đức tin, tinh tấn, chánh niệm, chánh tịnh và trí tuệ chưa đủ, còn yếu kém, vì thiện duyên hay căn lành các đời trước đào tạo, nhất là Pháp độ (pāramī) không đầy đủ cho nên trí tuệ khó phát sanh.

40 Nhân Sanh Trí :

Bốn nhân sanh tương ương trí hay bốn nhân sanh trí: 

1. là có nghiệp quen nết trí, 

2. là sanh nhằm cõi vô sân, 

3. là đặng xa lìa phiền não, 

4. là gặp khi 5 quyền mạnh. 

Giải thích

– Có nghiệp quen nết trí là trước kia chuyên môn dùng trí, nay còn trớn, thành tánh nết đã quen luôn luôn, như thế trí dễ sanh. 

– Sanh nhằm cõi vô sân là ám chỉ cõi Sắc giới và Vô sắc giới. 

– Xa lìa phiền não là lúc không bị những phiền não phát sanh, vào cơ tánh thì trí tuệ mới dễ phát sanh. 

– Gặp khi 5 quyền mạnh như là các bậc đầy đầy đủ Pháp độ, nhất là bồ tát kiếp chót v.v… Cần tạo trí tuệ phải tìm hiểu đặng nhiều nguyên nhân sanh cũng như sắm thuyền có đủ đồ mới có thể làm ra đặng. Đây là thuyền bát nhã chỉ thí dụ, bởi vì trí có thể đưa giúp người đến bờ kia là Níp-bàn. Sau đây thêm 5 phần nữa để giúp các bậc nghiên cứu rộng và cho dễ trong việc thực hành. 

Tám nhân tỉnh trí: 

1. là chặng còn trẻ tuổi; 

2. là quyền tước đang tăng; 

3. là cố gắng tìm học hỏi; 

4. là thôi xả giao với ngoại giáo; 

5. là cố gắng khéo dùng lòng; 

6. là cố đàm luận trao đổi ý kiến; 

7. là ưa mến tài, trí; 

8. là ở chỗ đáng tiến hoá. 

Giải thích

  1. Chặng còn trẻ tuổi:  là cỡ chưa già, theo trong Kinh phân một đời người ra làm 10 chặng, mỗi chặng là 10 tuổi theo thuở Phật còn. 

-1 là chặng yếu khờ, 10 tuổi trở lại, tục gọi là con nít. Bởi vì chưa có 

sức mạnh, chưa hiểu biết đời, dù gặp đứa ngoan chỉ cũng ngoan do tiền nghiệp. 

-2 là chặng hí lạc, kể từ 10 tuổi đến 20 tuổi, rất ham vui ít biết lo giàu, nghèo, thiếu, đủ. 

-3 là chặng nhan sắc, kể từ 20 đến 30 tuổi, nam nữ cũng trổ mã đủ đầy, đẹp ngộ ra sao, vào chặng này thấy rõ. 

-4 là chặng sáng lập, kể từ 30 đến 40 tuổi, đủ sức làm lo dựng nên cơ nghiệp. 

-5 là chặng dụng trí, từ 40 đến 50 tuổi, thuở đủ trí khôn xét đoán kinh nghiệm, nghiên cứu v.v… 

-6 là chặng thối hoá, kể từ 50 đến 60 tuổi, tâm sức giảm lần. 

-7 là chặng biến dịch, từ 60 đến 70 tuổi, thân tâm lần lần thay đổi thành già thân, niệm yếu hay quên, tục gọi là già lú lại. 

-8 là chặng còm lưng, từ 70 đến 80 tuổi, tục gọi là lưng thẳng, gối chùn. 

-9 là chặng thất ngộ, từ 80 đến 90 tuổi, hay lẫn lộn và quên. 

-10 là chặng thường ngọa, từ 90 đến 100 tuổi, rất già, mỏi mệt hay nằm. 

Mỗi chặng 10 là kể từ đa sống bách niên tức là trước đây hơn hai ngàn năm, nay sụt kể số trung bình 75 tuổi sụt, thì mỗi chặng 7 tuổi rưỡi. 

Chặng 1 từ khi sanh đến 7 năm 6 tháng; 

chặng 2 từ 7 năm 6 tháng đến 15 tuổi; 

Chặng 3 từ 15 tuổi đến 22 tuổi 6 tháng; 

chặng 4 từ 22 tuổi 6 tháng đến 30 tuổi; 

Chặng 5 từ 30 tuổi đến 37 tuổi 6 tháng; 

chặng 6 từ 37 tuổi 6 tháng đến 45 tuổi; 

Chặng 7 từ 45 tuổi đến 52 tuổi 6 tháng; 

chặng 8 từ 52 tuổi 6 tháng đến 60 tuổi; 

Chặng 9 từ 60 tuổi đến 67 tuổi 6 tháng; 

chặng 10 từ 67 tuổi 6 tháng đến 75 tuổi. 

Trong một đời người, thời gian dùng trí nhiều hơn hết là từ 30 đến 37 tuổi 6 tháng. Cũng có người sớm, muộn không đồng đều, do nhiều duyên khác. 

2. Quyền tước đang khi tăng:  là đang thạnh hành trường hợp tiến hoá, quả tột dồi dào thì phước chí tâm linh. 

3. Cố gắng tìm học hỏi:  là dĩ nhiên sự hiểu biết phải từ thấy, nghe v.v… th sự học hỏi mới giúp ta thêm những cái biết chưa từng biết, cho đến pháp lý cao siêu đa phần nhờ học hỏi, đó là một nguyên do làm cho trí phát sanh rất nhiều càng vững vàng không lui sụt, mờ ám, đó là tỉnh trí. 

4. Thôi xả giao với ngoại giáo:  là ngăn ngừa, dè dặt sợ bị tà kiến và tâm bất thiện hay phát sanh, cho đến đỗi dù có tâm lành cũng trở ngại với sự nhận thức pháp lý cao siêu, là do hấp thụ dị đoan hay tục lệ thường thức theo pháp lý mê mờ v.v… 

5. Cố gắng khéo dùng lòng:  là ráng sức tìm hiểu những pháp lý chưa từng hiểu và cao siêu đặng cho trí tuệ thường sanh và luôn luôn phải thực hành theo nhận định của trí. 

6. Cố đàm luận trao đổi ý kiến:  là đối với những người kiến thức hơn ta mà ta đặng nói chuyện, có nhiều khi thêm sự sáng suốt hơn xem sách. 50 Biên soạn: Thera Santakicco – Trưởng lão Tịnh Sự 

7. Ưa mến tài trí:  là dù chưa phải bậc tài trí, nhưng ta cũng đ thích, từ từ sẽ được nên tài trí hoặc giỏi, dở. 

8. Ở chỗ đáng tiến hóa:  là những chỗ thường nghe, thấy lời khôn, việc khéo, triết lý văn chương hay các nghề kinh nghiệm, thời trí tuệ ta khỏi tiêu mòn, đó là lý tỉnh trí. 

Bốn nhân tạo trí: 

1. là tin ân đức bậc ứng cúng, 

2. là nghe Phật pháp cao siêu, 

3. là không dể duôi lừng lẫy, 

4. là suy xét pháp cao đã nghe. 

  Giải thích

– Tin ân đức bậc ứng cúng:  là tin chắc rằng bậc Phật toàn giác giáo chủ ngôi pháp bảo, luôn bậc Bích chi Phật và Thinh Văn 4  quả, đều có ân đức không còn phiền não, nên rất đáng cúng dường mới gọi là ứng cúng. Nếu ai gặp lại đầy đủ đức tin tức là căn lành, phước duyên đã đến thì các Ngài sẽ giúp nên

 trí hóa phi thường, cũng nhờ đức tin đối với bậc ứng cúng. 

– Nghe Phật pháp cao siêu:  là dĩ nhiên đặng biết cái chưa biết mà chẳng phải tầm thường, đó là đ tạo ra trí tuệ. 

– Không dể duôi lừng lẫy:  là người có niệm luôn luôn sẽ làm nền tảng cho những trí tuệ phát sanh rất dễ. 

– Suy xét pháp đã nghe:  là suy xét pháp lý vô thường, khổ n o, vô ng cho đến Nípbàn. Nhận thật tr ng rõ đó là trí, hoặc những pháp cao đ nghe mà còn hẹp, nhiều khi suy xét đặng hiểu thêm. 

Chín nghiệp trí: 

1. là thuyết pháp cho người nghe, 

2. là dạy nghề không tội lỗi, 

3. là dạy chuyện không tội lỗi, 

4. là dạy tài không tội lỗi, 

5. là trọng người thuyết pháp, 

6. là cầu thuyết pháp cho nghe, 

7. là làm phước nguyện sanh trí, 

8. là tự soạn sách cao, Kinh chánh, 

9. là bố thí sách cao, Kinh chánh.

Giải thích

Nghiệp trí là công việc làm sẽ phát sanh ra trí tuệ. 

1. Thuyết pháp cho người nghe thì phải suy xét đến pháp ta sẽ nói, cũng có cao siêu thắc mắc hay sanh thêm sự nhận rõ ràng hơn trước. 

2. Dạy nghề không tội lỗi là các nghề không tạo ác, chẳng nhiễm tục trần, rút những kinh nghiệm đưa ra phải sáng kiến, mới giúp người học mau hơn khi ta học. 

3. Dạy chuyện không tội lỗi như là tích xưa, chuyện cũ v.v… những chuyện dùng trí mà không phải tạo tội, hay là công việc những điều nào sáng kiến. 

4. Dạy tài không tội lỗi là chỉ dạy và giúp đỡ người cho họ có thể phát triển khả năng đặc biệt của họ, chẳng hạn như biệt tài tổ chức, điều khiển, gieo cảm tình, trình bày mạch lạc và lưu loát, hướng dẫn quần ch ng… quý hồ những tài năng đó không tạo nên ác nghiệp (tội lỗi). Đây cũng là hành động khả dĩ phát sanh trí tuệ là vì muốn chỉ dạy cho có kết quả, cần phải xem xét tỉ mỉ, tìm hiểu tr nh độ khả năng và kiến thức tâm tánh của người rồi ta mới áp dụng được một phương pháp thích hợp và có kết quả được. 

5. Trọng người thuyết pháp là kính trọng và tôn sùng vị pháp sư có công dạy dỗ ta điều lợi ích. Trọng pháp sư cũng chính là trọng Phật pháp, như vậy ta dễ lãnh hội và thấu hiểu Phật pháp dễ dàng hơn, hầu đem ra thực hành mở mang trí tuệ vì phần lớn Phật pháp đều chú trọng về sự tiến hóa của tâm. 

6. Cầu thuyết pháp cho nghe là thỉnh pháp sư giảng giải Phật pháp, như vậy dễ mở mang thêm trí tuệ, phá hoài nghi và cuối cùng diệt được vô minh khi mà trí tuệ nhờ nhân duyên tròn đủ phát sanh đến mức tột đỉnh. 

7. Làm phước nguyện sanh trí tuệ là tạo phước lành (đã có giải) rồi nguyện được phát sanh trí tuệ. Phần đông ch ng sanh làm phước được dễ dàng là nhờ đức tin, làm phước có nhiều cách là quả phước cũng có nhiều thứ khác nhau tùy thuộc vào nguyện lực. Trường hợp này làm phước (đức tin) đi kèm trí tuệ và do mãnh lực của lời nguyện, quả báo trí tuệ sẽ phát sanh. 

8. Tự soạn sách cao Kinh chánh là nghiên cứu, phiên dịch, soạn thảo những sách về triết lý cao siêu hoặc những Kinh ghi chép 84.000 pháp (uẩn) của Đức Phật đ giáo truyền (tam tạng). Công việc này cần vận dụng nhiều trí tuệ là nhân để trí tuệ phát sanh lên mãi mãi. 

9. Bố thí những Kinh chánh:  là những Kinh dạy chánh pháp của Đức Phật. Chánh pháp là những pháp hợp chơn lý, nhằm mục tiêu diệt trừ hết phiền não, mở mang trí tuệ và đưa người (hành pháp) đến giải thoát Níp-bàn. Nếu ta chưa đủ khả năng để thuyết pháp, soạn dịch Kinh thì ta có thể bỏ tài sản, tiền của ra để in Kinh sách, ấn hành hoặc thỉnh pháp sư thuyết pháp, dạy đạo… đó cũng là h nh thức bố thí pháp. Quả báo của sự bố thí pháp là trí tuệ phát sanh và sẽ được giải thoát sau này. 

Bẩy nhân phát trí: 

1. là ưa gặp trí thức học hỏi (paripucchatā), 

2. là thân, đồ, chỗ ở sạch sẽ ( vatthuvisuddhikiriyā ), 

3. là gìn giữ 6 quyền (indriyasamattapaṭ paṭipādanā), 

4. là tránh người si mê (duppaññūpuggala parivajjanā), 

5. là thường gặp bậc trí thức (paññavantapuggala sevanā ), 

6. là cố tìm Phật pháp cao siêu, 

7. là ưa tìm pháp giải thoát . 

Giải thích

1. Ưa gặp trí thức học hỏi, danh từ “trí thức” nơi đây ám chỉ bậc thiện trí thức, tức là người có giới đức lại am tường pháp lý cao siêu của Đức Phật. Học hỏi nơi mấy vị đó dĩ nhiên là tâm tánh của ta được cởi mở, trí tuệ phát sanh dễ dàng vì các Ngài chỉ dạy toàn các điều lợi ích mà nhất là lợi ích về tâm trí. 

2. Thân, đồ, chỗ ở là để tâm khỏi bực bội v dơ dáy, sạch sẽ nên tâm thơ thới dễ sanh trí. 

3. Thu thúc 6 quyền là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền và ý quyền. Nếu ta không biết dùng tác ý khéo để gìn giữ 6 căn cho khỏi nhiễm đắm cảnh xấu, ác pháp thì tâm trí ta sẽ bị phiền não làm tán loạn thiêu đốt triền miên, trí tuệ do đó không thể phát sanh lên được. Vì vậy, ta cần phải gìn giữ 6 căn, tránh xa ác pháp để tạo thuận tiện cho trí tuệ dễ phát sanh. 

4. Tránh người si mê là tối tăm, có nhiều tà kiến, cần phải tránh xa hạng người đó để khỏi bị nhiễm đắm, ô lây tâm tánh xấu xa, si mê tức là thiếu trí tuệ. Người như vậy không thể là nhân giúp ta phát sanh trí tuệ được, nên ta cần phải tránh xa. 

5. Thường gặp bậc trí thức là những bậc thiện trí thức như trên đ giải, hành động của các vị ấy từ việc làm lời nói và tư tưởng đều luôn luôn có trí tuệ đi kèm. Gần gũi các vị ấy ta sẽ được nhiều dịp để học hỏi thêm gương lành và mở mang trí tuệ. 

6. Cố tìm Phật pháp cao siêu là chân lý cao siêu mầu nhiệm là pháp phân tích siêu việt cùng tột để thấy rõ và thông suốt thật tướng của vạn vật, là pháp dành cho các bậc trí thức có nhiều trí tuệ, như vậy xu hướng theo Phật pháp cần tìm hiểu, nghiên cứu cho tường tận, thông suốt rốt ráo rồi đem ra thực hành dĩ nhiên là nhân phát sanh lên trí tuệ ai ai cũng thấy rõ. 

7. Ưa t m pháp giải thoát cũng là Phật pháp, vì 84.000 pháp uẩn, Đức Phật dạy chỉ có một vị là giải thoát. Giải thoát là sang đến bờ bên kia khỏi luân hồi sanh tử nữa, là được an vui tuyệt đối đến Níp-bàn. Pháp này là của bậc cao trí, Toàn Giác tìm ra nhờ dùng trí tuệ, ai ưa t m hiểu pháp giải thoát dĩ nhiên trí tuệ sẽ phát sanh và mở mang dễ dàng. 

Tám đắc trí: 

1. là kính sư (cung kỉnh ông thầy), 

2. là cần vấn (siêng năng học hỏi), 

3. là thanh tịnh (vắng lặng, êm ái), 

4. là trì giới (thu thúc giới hạnh), 

5. là cố văn (bền chí nghe pháp), 

6. là tự cần (siêng năng), 

7. là thuần niệm (niệm mạnh), 

8. là quán uẩn (suy xét uẩn sanh, diệt). 

Giải thích

1. Kính sư là cung kỉnh thầy, danh từ thầy nơi đây là thầy dạy đạo hơn thầy dạy đời. Người nào biết cung kỉnh thầy mới mến phục và biết nghe lời thầy dạy bảo, như vậy thầy mới hết lòng đem tâm trí ra dạy bảo cho mình. Cung kỉnh, dễ dạy biết nghe lời là nhân đắc trí vậy. 

2. Cần vấn là siêng năng học hỏi, chuyên cần, tìm hiểu tự nhiên mau hiểu biết, sớm đắc trí tuệ. 

3. Thanh tịnh là vắng lặng, êm ái, tâm người thường dao động không thanh tịnh vắng lặng nên lu mờ, không sáng suốt, thiếu trí tuệ không soi xét được việc gì cho thấu đáo. Cũng như mặt nước bị sóng đánh sôi sụt ba đào, nếu nh n vào cũng không thấy rõ mặt nước. 

4. Trì giới là thu thúc giới hạnh, người nào thu thúc gìn giữ được giới hạnh trong sạch thì thân tâm sẽ được yên tịnh, phiền não sẽ không còn quấy rầy, đó là nhân duyên cho tâm đắc trí dễ dàng. Giới có nhiều thứ, như: 5 giới, bát quan trai giới, thập giới, 4  thanh tịnh giới hay biệt giải thoát giới dành cho bậc xuất gia. 

5. Cố văn là cố gắng bền chí nghe pháp, pháp đây là pháp Phật mà pháp Phật luôn luôn nhằm mục đích mở mang trí tuệ và đưa người đến bờ giải thoát. 

Trí tuệ có 3 loại: 

1. là trí văn, 

2. là trí tư và 

3. là trí tu.

      Giải thích 

– Trí văn là sự sáng suốt hiểu biết do nhờ nghe giảng giải pháp. 

– Trí tư là sự hiểu biết do suy xét đ ng theo chơn lý hay minh triết 

   nhà Phật. 

– Trí tu tức là suy xét nhớ bát đoan cần và bát thê thảm, tức là sự 

   siêng năng hay tinh tấn như trong 4  chánh cần là bốn pháp siêng 

   năng chơn chánh: 

-1 là thận cần là sự thành tựu do tu 4  niệm xứ quá mạnh tức là 

    ngăn ngừa các ác pháp không cho phát sanh, chẳng hạn như tr 

    giới, thu thúc 6 căn v.v…; 

-2 là trừ cần là tinh tấn dứt bỏ ba tà tư duy là suy nghĩ về tình dục      

     5 trần, suy nghĩ về sự thù oán, suy nghĩ về sự hãm hại người; 

-3 là tu cần là trau dồi các thiện pháp như 7 pháp hiền triết (tín,      

    giới, văn, xả, trí, tàm, úy) tức là 7 pháp hiền triết sanh làm Đế    

    Thích, 7 nhân sanh bồ đề v.v…; 

-4 là bảo cần là gìn giữ các pháp lành đ đắc đừng cho bị hư hoại. 

6. 4  chánh cần có pháp thực tính là sở hữu cần rất quan trọng và cần yếu, sẽ giải rõ hơn về sau. 

Cần chia làm 2: 

  1. là thân cần là sự cố gắng siêng năng, tinh tấn hành động bằng 

thân như ráng sức ngồi thiền, tinh tấn đi kinh hành; 

  1. là tâm cần là sự siêng năng, cố gắng hành động do nơi tâm như là niệm đề mục thiền định (samatha) hoặc niệm 4  niệm xứ, hành minh sát ( vipassanā ) v.v… Nhân cận của sở hữu cần là bát thê thảm là sanh, lão, bệnh, tử, địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh, atula và bát đoan cần là làm rồi, sắp làm, đi mới về, sắp đi xa, vừa mới mạnh, khi chớm đau, lúc đủ ăn, khi thiếu ăn. 

7. Thuần niệm là niệm mạnh, thuần có nghĩa là thuần thục, thuần nhã quá quen rồi. „Niệm‟ danh từ Pāḷi là „Sati‟, có nghĩa là ghi nhớ, ức niệm v.

v… „niệm‟ nơi đây là chánh niệm hay niệm chơn chánh, sở hữu niệm là một chi trong bát chánh đạo, nói đ ng hơn là 4  niệm xứ (satipaṭṭhān ): 

1-  là niệm thân ( kāyānupassanā ), 

2-  là niệm thọ ( vedanānupassanā ), 

3-  là niệm tâm ( cittānupassanā ), 

  1. là niệm pháp (dhammānupassanā ). 

Niệm (sati) là một tâm sở (cetasika) vô 

    cùng quan trọng, rất cần yếu đem lại sự lợi ích cho hành giả, vì 

           nó có mặt trong một số lớn pháp Phật như: bát chánh đạo, 5 

           quyền, 5 lực, thất giác chi. 

Ghi nhớ có 3 cách: 

1. là ghi nhớ rõ rệt đề mục hay cảnh giới đưa đến, 

2. là ghi nhớ rõ rệt pháp ác khi hành rồi sẽ đem đến kết quả khổ 

          não, 

3. là ghi nhớ rõ rệt pháp thiện khi hành rồi sẽ đem đến kết quả lợi 

          ích an vui. 

Nhân phát sanh niệm có 4: 

1. là sự ghi nhớ biết m nh, 

2. là xa lánh người không có sự ghi nhớ tức là hay quên, lẫn lộn, 

3. là thân cận người có sự ghi nhớ mạnh, 

4. là luôn luôn giác tỉnh, chăm ch theo dõi mỗi hành động của mình. 

    Vì vậy, phải cần chánh niệm mạnh để „niệm‟ thì trí tuệ dễ phát 

          sanh. 

8. Quán uẩn là quán tưởng, quán sát, suy xét, phân biệt về 5 uẩn. „Uẩn‟ là đống, bó v.v…. 5 uẩn: 

-1 là sắc uẩn tức là sắc pháp, 

-2 là thọ uẩn có pháp thực tính là sở hữu thọ, 

-3 là tưởng uẩn có pháp thực tính là sở hữu tưởng, 

-4 là hành uẩn tức là 50 sở hữu (trừ thọ và tưởng), 

-5 là thức uẩn tức là tâm. 

Thường xuyên liên tục quán sát về 5 uẩn, một ngày nào đó trí tuệ sẽ phát sanh để cho ta thấy rõ sự „sanh‟ lên của 5 uẩn (danh sắc) và thế nào nó „diệt‟. Ta sẽ thấy rõ con người hay chúng sanh chỉ là sự kết hợp tạm thời giữa „danh‟ và „sắc‟. Hai pháp này luôn luôn sanh rồi diệt; diệt rồi sanh, vô thường biến đổi tiếp nối trôi chảy không ngừng nghỉ như một trường lưu bất tức. Ngoài ra, không có một cái gì có thể gọi là thú, chúng sanh, linh hồn, hay một bản ng trường tồn vĩnh cữu. Cái mà ta thường gọi là bản ng trường tồn chỉ là một huyền tượng và thành kiến chấp ngã phát sanh như một ảo ảnh do sự điều hành phức tạp của 5 uẩn. Như vậy do nhờ quán sát 5 uẩn nên trí tuệ dễ phát sanh để thấy rõ sự sanh diệt của danh sắc và Đức Phật có dạy: “sống chỉ một ngày mà biết được sự sanh diệt của danh và sắc, còn hơn sống 100 năm mà không biết được danh sắc là gì !”. 

 Mahāvipākacitta (tâm đại quả) và Mahākiriyā citta (tâm đại tố) „Tâm đại quả‟ đều là quả mà do sở hữu tư ( cetasika ) hiệp với tâm đại thiện để lại thành Dị thời nghiệp duyên ( nānakkhaṇikakammapaccaya) tạo tâm tái tục, tâm hữu phần, tâm tử và tâm na cảnh trong phần Dục giới. Tâm đại quả khi nói theo thọ, phối hợp, trợ cũng giống với những phần của tâm đại thiện. Tâm đại tố (đại hành hay đại duy tác) ( mahākiriyā citta ) là tâm tợ như tâm đại thiện, nhưng chỉ phát sanh trong cơ tánh của bậc Arahatta, không còn để nghiệp nhân trợ tạo ra quả, chẳng sai khiến làm việc phước như tâm đại thiện, nên gọi là tâm đại tố. Tám thứ tâm mahāvipāka (đại quả) cũng như tám thứ tâm y (đại tố) được gọi cùng một cách như tám thứ tâm mah (đại thiện). Khi một người (mong) muốn phân biệt giữa ba loại tâm, như trên. 

54 Tâm Dục Giới – Kāmāvacaracitta

Kāme tevīsa pākāni, puññāpuññāni vīsati.

Ekādasa kriyā ceti, catupaññāsa sabbathā.

Tâm thường xuyên lui tới 11 cõi Dục khi gom hết lại có tất cả 54 tâm là 23 tâm quả, 20 tâm (8 tâm thiện, 12 tâm bất thiện) và 11 tâm duy tác. 

Kệ Pāḷi này gom tất cả tâm dục giới được chia theo giống của tâm, gọi là tâm dục giới bởi vì 54 tâm này thường lui tới cõi dục sanh khởi phần lớn nơi vật dục (Vatthukāma) và phiền não dục (Kilesakāma) được trình bày như sau: 

Kāmetīti = kāmo (vā) kāmiyatīti = kāmo: Pháp nào có sự mong muốn nơi đối tượng của 5 dục pháp đó gọi lạ dục gồm phiền não dục là ái dục (Hoặc) pháp nào thoả mãn trong ái dục thì pháp đó gọi là dục gồm có vật dục là các thứ tâm cõi dục, sở hữu, sắc pháp. 

Kāmassa bhavoti = kāmo: Cõi nào sanh khởi cùng phiền não dụcvật dục thì cõi đó gọi là cõi Dục gồm 11 cõi Dục.

Kāme avacaratīti = kāmāvacaraṃ: Tâm nào thường lui tới cõi Dục sanh khởi cùng phiền não dụcvật dục, tâm đó gọi là tâm dục giới.

15 Tâm Sắc Giới – Rūpāvacaracitta

Pañcadhā jhānabhedena, rūpāvacaramānasaṃ;

Puññapākakriyābhedā, taṃ pañcadasadhā bhave.

Tâm Sắc giới có 5 phần khi chia theo chi thiền. Trong 15 cõi đó được chia theo thiện, quảduy tác. 

Kệ Pāḷi này trình bày việc gom tâm lại làm tâm Sắc giới, tất cả được chia theo giống của tâm, gọi là tâm Sắc giới bởi 15 tâm này thường lui tới cõi Sắc phần lớn sanh khởi nơi sắc vật (Vatthurūpa) và phiền não sắc (Kilesarūpa), sắc vật đó gồm 15 tâm Sắc giới, 35 sở hữu [13 tâm sở tương đương tâm khác (Aññasamānacetasika) + 22 tâm sở tịnh hảo (Sobhaṇacetasika) trừ 3 tâm sở ngăn trừ phần (Viratīcetasika)], phiền não sắc (Kilesarūpa) bao gồm sắc ái (Rūpataṇhā) là sự thoả mãn, sự ưu thích trong thiền (Jhāna), thần thông (Abhiññā), cõi Sắc được trình bày theo lời giải tự như sau: 

“Rūpassa avacaratīti bhavoti = rūpaṃ: Cõi nào sanh khởi nơi sắc vật và phiền não sắc cõi đó gọi là cõi Sắc, có 16 cõi Sắc”. 

“Rūpe avacaratīti = rūpāvacaraṃ: Tâm nào thường lui tới trong cõi sắc, sanh khởi nơi sắc vật và phiền não sắc, Tâm đó gọi là tâm sắc giới”. 

15 Tâm Sắc Giới (Rūpāvacaracitta)

5 Tâm thiện Sắc giới = Rūpāvacarakusalacitta

5 Tâm quả Sắc giới = Rūpāvacaravipākacitta

5 Tâm duy tác Sắc giới = Rūpāvacarakiriyācitta

Tất cả 15 Tâm này được gọi là tâm Sắc giới (Rūpāvacaracitta)

5 Tâm Thiện Sắc Giới, 5 Tâm Quả Sắc Giới, 5 Tâm Duy Tác Sắc Giới

1. Vitakka-vicāra-pīti-sukha-ekaggatā-sahitaṃ paṭhamajjhāna kusalacittaṃ, vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ.

Tâm thiện sơ thiền, tâm quả sở thiền, tâm duy tác sơ thiền đồng sanh với 5 chi thiền là hướng tâm, thẩm sát, hỷ, lạc, nhất tâm. 

2. Vicāra-pīti-sukha-ekaggatā-sahitaṃ dutiyajjhāna kusalacittaṃ vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ.

Tâm thiện nhị thiền, tâm quả nhị thiền, tâm duy tác nhị thiền đồng sanh với tứchi thiền là thẩm sát, hỷ, lạc, nhất tâm.

3. Pīti-sukha-ekaggatā-sahitaṃ tatiyajjhāna kusalacittaṃ vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ.

Tâm thiện tam thiền, tâm quả tam thiền, tâm duy tác tam thiền đồng sanh với 3 chi thiền là hỷ, lạc, nhất tâm.

4. Sukha-ekaggatā-sahitaṃ catutthajjhāna kusalacittaṃ vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ.

Tâm thiện 4  thiền, tâm quả 4  thiền, tâm duy tác 4  thiền đồng sanh với 2 chi thiền là lạc, nhất tâm.

5. Upekkhā-ekaggatā-sahitaṃ pañcamajjhāna kusalacittaṃ vipākacittaṃ, kiriyacittaṃ.

Tâm thiện 5 thiền, tâm quả 5 thiền, tâm duy tác 5 thiền đồng sanh với 2 chi thiền là xả, nhất tâm.

Giải thích:

Rūpāvacaracitta: Tâm sắc giới là tâm đạt đén đối tượng của thiền sắc giới, hoặc là tâm thường xuyên lui tới sanh khởi trong cõi mà phần lớn làm nơi sanh của sắc vật (Vatthurūpa) và phiền não sắc (Kilesarūpa).

Rūpāvacarakusalacitta: Tâm thiện sắc giới là tâm sanh khởi do việc phát triển thiền định, cần phải nương nhờ 1 trong bất kỳ đối tượng sắc pháp (Rūpa-

dhamma), tâm bắt đầu tập trung bắt đối tượng chế định (Paññattiārammaṇa) 

lúc ban đầu vẫn là tâm đại thiện, định (Samādhi) phối hợp với tâm đại thiện trong giai đoạn chuẩn bị định (Parikammasamādhi) và cận định (Upacārasamā-

dhi) cho đến khi việc phát triển samādhibhāvanā vững chắc kiên cố đạt đến appanāsamādhi tâm sẽ từ thay đổi từ tâm đại thiện thành tâm thiền sắc giới đồng sanh với 5 chi thiền và các chi thiền sẽ giảm dần theo thứ tự của mỗi tầng thiền từ sơ thiền đến 5 thiền, do đó mà tâm thiện sắc giới có 5 tâm là tâm thiện cho quả là tâm quả sắc giới (rūpāvacaravipākacitta) theo tuần tự của tâm thiền sắc giới (Rūpāvacarakusalacitta).

Rūpāvacaravipākacitta: Tâm quả sắc giới là quả của tâm thiện sắc giới, làm phận sự tái tục (Paṭisandhi), hộ kiếp (Bhavaṅga) và tử (Cuti) của Phạm thiên sắc giới trong 15 cõi sắc giới có 5 tâm bằng với tâm thiện sắc giới, vì mỗi một tâm thiện sắc giới thì sẽ cho mỗi một tâm quả sắc giới, là quả trực tiếp của chính nó.

Rūpāvacarakiriyācitta: Tâm tố sắc giới là tâm của bậc Thánh A-ra-hán đạt đến thiền tương tự tâm thiền sắc giới vậy thôi, nên mới nói rằng tâm tố sắc giới cũng là tâm thiện sắc giới, nhưng chỉ là tâm thiện sinh khởi nơi căn tánh của bậc Thánh A-ra-hán, là tâm không cho quả quả sanh khởi tiếp tục sau đó nữa.

12 Tâm Vô Sắc Giới – Arūpāvacaracitta

Ālambaṇappabhedena, catudhāruppamānasaṃ;

Puññapākakriyābhedā, puna dvādasadhā ṭhitaṃ.

Tâm vô sắc giới chia theo cảnh có 4 phần. Lại nữa chia theo thiện, quả, duy tác thì vững trú trong 12 cõi. 

Kệ Pāḷi này nói về việc gom Tâm trong tâm Vô sắc giới, tất cả được chia theo giống của tâm Tâm Vô sắc giới vì 12 tâm này thường lui tới cõi Vô sắc, phần lớn sanh khởi nơi vô sắc vật (Vatthu-arūpa) và phiền não vô sắc (Kilesa-arūpa). sắc vật tức là 12 tâm Vô sắc và 30 tâm sở phối hợp bao gồm 10 tâm sở tương dương tâm khác (Trừ trừ tâm sở hướng tâm, tâm sở thẩm sát và tâm sở hỷ) và 20 tâm sở tịnh hảo (Trừ 3 tâm sở ngăn trừ phần và 2 tâm sở vô lượng phần), phiền não vô sắc tức là vô sắc ái (Arūpataṇhā) là sự thoả mãn, thích thú say đắm trong cõi Vô sắc và thiền vô sắc như lời giải tự sau: 

Arūpassa bhavoti = arūpaṃ: Cõi nào sanh khởi nơi vô sắc vật và phiền não vô sắc, cõi đó gọi là Vô sắc bao gồm tứcõi Vô sắc.

Arūpe avacaratīti = arūpāvacaraṃ: Tâm nào thường lui tới cõi Vô sắc, sanh khởi nơi vô sắc vật và phiền não vô sắc, tâm đó gọi là tâm vô sắc.

12 Tâm Vô Sắc Giới – Arūpāvacaracitta

4 Tâm thiện vô sắc giới = Arūpāvacarakusalacitta

4 Tâm quả vô sắc giới = Arūpāvacaravipākacitta

4 Tâm duy tác vô sắc giới = Arūpāvacarakiriyācitta

 Tất cả 12 tâm này được gọi là tâm Vô sắc giới 

4-Tâm Thiện – 4 Tâm Quả – 4 Tâm Duy Tác Vô Sắc Giới

1. Upekkhekaggatāsahitaṃ ākāsānañcāyatanakusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyacittaṃ.

Tâm thiện không vô biên xứ, tâm quả không vô biên xứ, tâm duy tác không vô biên xứ đồng sanh với 2 chi thiền là xả, nhất tâm.

2. Upekkhekaggatāsahitaṃ viññāṇañcāyatanakusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyacittaṃ.

Tâm thiện thức vô biên xứ, tâm quả thức vô biên xứ, tâm duy tác thức vô biên xứ đồng sanh với 2 chi thiền là xả, nhất tâm.

3. Upekkhekaggatāsahitaṃ ākiñcaññāyatanakusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyacittaṃ

Tâm thiện vô hữu xứ, tâm quả vô hữu xứ, tâm duy tác vô hữu xứ đồng sanh với 2 chi thiền là xả, nhất tâm.

4. Upekkhekaggatāsahitaṃ nevasaññānāsaññāyatanakusalacittaṃ vipākacittaṃ kiriyacittaṃ.

Tâm thiện phi tưởng phi phi tưởng xứ, tâm quả phi tưởng phi phi tưởng xứ, tâm duy tác phi tưởng phi phi tưởng xứ đồng sanh với 2 chi thiền là xả, nhất tâm.

Giải thích: 

Arūpāvacaracitta: Tâm vô sắc là tâm đã vượt ngoài lãnh vực sắc giới, nghĩa là nó không còn nằm trong phạm vi của sắc pháp nữa, vì thế mà đối tượng của tâm thiền vô sắc giới thuộc phạm vi của chân đế chế định. Khi tính theo chi thiền thì những tâm này đều đồng sanh với 2 chi thiền xả (Upekkhā) nhất tâm (Ekaggatā) như là tâm 5 thiền sắc giới. Cho nên khi tính về thứ bậc thì chúng thường được gom chung lại với tâm 5 thiền sắc giới. Tâm thiền vô sắc giới được phân làm ba loại: 4 tâm thiện vô sắc giới, 4 tâm quả vô sắc giới4 tâm duy tác vô sắc giới như đã được trình bày.

4 Tâm Thiện Vô Sắc Giới – Arūpāvararakusalacitta

Là những tâm thiền sanh khởi do tiếp tục thực hành thiền định từ tâm thiện 5 thiền sắc giới (Rūpavacarapañcamajjhānakusalacitta) cho đến khi tâm thiện vô sắc giới sanh khởi và diễn biến cùng sự biến đổi của tác ý thiện vô sắc giới (Arūpāvacarakusalacetanā) để thành tựu Phạm thiên vô sắc ở cõi Vô sắc trong kiếp vị lai và được thọ hưởng sự an lạc của thiền vô sắc, hoặc chứng đắc các tầng thiền vô sắc trong kiếp hiện tại này ở bất kỳ khoảng thời gian nào mà thiền không bị hoại.

Các tâm này không nương vào các đối tượng parikammanimitta là đề mục thiền kasiṇa có đề mục đất (Pathavī), v.v… như tâm thiền sắc giới.

Lưu ý tâm thiền vô sắc là tâm chỉ sanh khởi nơi phàm tam nhân (Tihetukaputhujana) và 3 thánh quả hữu học (Phalasekkhapuggala).

4 Tâm Quả Vô Sắc Giới – Arūpāvararavipākacitta

Là tâm quả thành tựu từ tâm thiện vô sắc giới. Tâm thiện vô sắc giới là nhân, còn tâm quả vô sắc giới là kết quả của nhân, thành tựu Phạm thiên vô sắc được thọ hưởng sư an lạc trong 4 tầng thiền vô sắc tương xứng với thiền mà mình đã chứng đắc. Tâm quả vô sắc giới làm 3 phận sự là tục sanh, hộ kiếptâm tử trong cõi Vô sắc.

4 Tâm Duy Tác Vô Sắc – Arūpāvararakiriyācitta

Là tâm của bậc Thánh A-ra-hán nhập thiền vô sắc theo cách tượng tự tâm thiện vô sắc của hạng phàm phu và 3 Thánh quả hữu học. Do đó, cũng có thể gọi tâm duy tác vô sắc giới chính là tâm thiện vô sắc giới, chỉ khác ở chỗ tâm duy tác đặc biệt chỉ sanh khởi trong căn tánh của vị A-ra-hán. Nhưng đối với vị A-ra-hán, các ngài đã từ bỏ thiện và ác, vì thế mà thiền của các ngài không làm nhân tạo quả cho kiếp sống kế tiếp. Sở dĩ các vị A-ra-hán thực hành thiền này vì dùng nó làm nền tảng, điều kiện để tu tiến nhập thiền diệt (Nirodha-jhāna) chứ không vì do vô minh, tham ái, …

1. Tâm Không Vô Biên Xứ: 

Là tâm vô sắc dã chứng và an trứ không vô biên xứ và lấy đối tượng hư không là vô biên làm đề mục tu thiền.

Khi hành giả đã thuần thục 1 trong các đề mục thiền định kasiṇa dẫn đến chứng đắc thiền sắc giới, nếu vị này đầy đủ ba-la-mật, có tâm nhàm chán đối với sắc thân và mong muốn đạt đến các tầng thiền vô sắc cao hơn. 

Tâm thiền dính chặt, lấy hư không hay khoảng trống (ākāsa) để làm đối tượng sau khi xuất khỏi hoàn toàn quang tướng (Paṭibhāganimitta) của 9 đề mục kasiṇa (Trừ ākāsākasiṇa) mà vị ấy đã chứng đắc ở thiền sắc giới, như đề mục đất, v.v…. hoặc sau khi hành giả xuất khỏi hoàn toàn quang tướng, tâm thiền dính chặt lấy hư không trong phạm vi của đề mục kasiṇa làm đối tượng với tính chất “Hư không là vô biên”

Ví dụ như trong một ngôi chánh điện rộng lớn, chư Tỷ kheo đến hành Tăng sự, chư Tăng ngồi đông đúc trong khu vực chánh điện, thì việc xuất khỏi quang tướng của đề mục thiền định kasiṇa tượng tợ như việc chư Tỷ kheo đã đi ra hết khỏi chánh điện, trong chánh điện chỉ còn lại sự trống không. Hành giả chú tâm vào khoảng trống không bên trong chánh điện đó, tức là hành giả chú tâm (Manasikāra) nghĩ đến hình ảnh chư Tỷ kheo đã biến mất từ trong tâm, để thấy rằng bên trong chánh điện không còn sự xuất hiện của bất kỳ một vị Tỷ kheo nào nữa, chỉ còn lại chỉ là sự rỗng không mà thôi. Dẫu có chư Tỷ kheo ngồi đông đúc trong chánh điện đi chăng nữa, cũng không cần để tâm đến nhóm Tỷ kheo ấy, mà chỉ chú tâm đặc biệt đến sự rỗng không bên trong chánh điện đó mà thôi.

Đối lập với tính chất mà hành giả tinh tấn nổ lực xuất khỏi quang tướng của bất kỳ 1 trong 9 đề mục thiền định kasiṇa (Trừ ākāsakasiṇa), để thấy rằng chỉ có hư không hay sự trống rỗngvô tận vô biên, không có điểm tận cùng, không có bờ mé trong phạm vi của vòng đề mục thiền định kasiṇa với sự chú tâm (Manasikāra) không có quang tướng (paṭibhāganimitta) của đề mục thiền định kasiṇa đó nữa, bằng việc niệm tưởng: “Ākāso ananto, ākāsa ananto, ākāso ananto, v.v…; hư không là vô biên, hư không là vô biên, hư không là vô biên, v.v…”. Cứ như thế lập đi lập lại liên tục cho đến khi tâm không vô biên xứ (ākāsānañcāyatanacitta) sanh khởi, dính chặt, lấy hư không là vô biên ấy làm đối tượng vững chắc, tức là tâm vị ấy đã chứng và an trú không vô biên xứ.

Hành giả cần lưu ý hư không là vô biên chỉ do sự tưởng tượng mà ra và được gọi là kasiṇagghatimākāsā (Hư không phát xuất từ đề mục thiền định kasiṇa).

2. Tâm Thiền Thức Vô Biên Xứ 

Là tâm thiền vô sắc khi đã chứng và an trú thức vô biên xứ và lấy đối tượng thức là vô biên làm đề mục tu thiền.

Sau khi đã chứng và an trú không vô biên xứ (ākāsānañcāyatanajhāna), khi tâm thiền không vô biên xứ diệt đi, hành giả suy niệm lại tâm đó, và lấy nó làm đối tượng bằng việc niệm tưởng rằng “Viññāṇaṃ ananto, viññāṇaṃ ananto, viññāṇaṃ ananto, v.v…; thức là vô biên, thức là vô biên, thức là vô biên v.v…” cứ như thế lập đi lập lại liên tục cho đến khi tâm thiền thức vô biên xứ (Viññānañcāyatanajhānacitta) đồng sanh, rồi dính chặt, lấy tướng không vô biên xứ (ākāsānañcāyatananimitta) làm đối tượng vững chắc, tức là tâm thiền thức vô biên xứ này là tâm dính chặt lấy tâm, lấy tâm làm đối tượng. Hành giả lưu ý:

      • Đối tượng này là đối tượng chân đế (Paramattha) nhưng chỉ là đối tượng quá khứ (Atītārammaṇa) và là đối tượng nội phần (Ajjhattārammaṇa). 

Đặc biệt, hành giả chỉ có thể lấy tâm thiền thức vô biên xứ mà mình đã chứng đắc làm đối tượng mà thôi, không thể nghĩ lấy tâm thiền của hành giả khác làm đối tượng cho chính đối tượng của mình. Lại nữa, tâm thiền thức vô biên xứ này sẽ dính chặt, lấy sự hiểu biết của tâm thiền không vô biên xứ đã diệt để làm đối tượng. 

Ví dụ: bên trong chánh điện rỗng không, lúc bấy giờ chư Tỷ kheo đi vào đầy bên trong chánh điện để hành Tăng sự tương tự như lúc ban đầu, hành giả trở lại chỉ chú tâm đến hình ảnh chư Tỷ kheo đang ngồi bên trong chánh điện, mà không cần để tâm đến khu vực bên trong của chánh điện. Hoặc hành giả nghĩ đến hình ảnh chư Tỷ kheo đang hành Tăng sự đông đúc bên trong chánh điện đã biến mất từ tâm thức, cho đến khi chỉ còn lại sự trống không của chánh điện. Sau đó hành giả trở lại đối tượng mới (từ đối tượng đã diệt) bằng cách nghĩ cho ra hình ảnh của chư Tỷ kheo xuất hiện để thay thế cái thực tính trống không đó, cho đến khi (Chư Tỷ kheo) đầy đủ bên trong chánh điện y như cũ, không cần chú tâm đến khu vực bên trong đó nữa, bằng cách niệm tưởng như sau: “Viññāṇaṃ ananto, viññāṇaṃ ananto, viññāṇaṃ ananto, v.v…; thức là vô biên, thức là vô biên, thức là vô biên v.v…”. Cứ như thế lập đi lập lại liên tục cho đến khi tâm thức vô biên xứ (Viññāṇañcāyatanacitta) sanh khởi, dính chặt, lấy tướng hư không vô biên (ākāsānañcāyatananimitta) để làm đối tượng chắc chắn, tức là tâm vị ấy đã chứng và an trú thức vô biên xứ.

3. Tâm Thiền Vô Hữu Xứ:

Là tâm thiền vô sắc khi đã chứng và an trú vô hữu xứ và lấy đối tượng là không có chi làm đề mục tu thiền.

Sau khi đã chứng đắc thiền thức vô biên, tâm thiền dính chặt, lấy tính chất không có gì cả của tướng không vô biên xứ (ākāsānañcāyatananimitta) làm đối tượng hoặc chú tâm đến sự không có gì cả của tướng không vô biên xứ để làm đối tượng bằng cách niệm tưởng “Natthi kiñci, natthi kiñci, natthi kiñci, v.v…; không có gì cả, không có gì cả, không có gì cả”, cứ như thế lập đi lập lại liên tục cho đến khi tâm thiền vô hữu xứ (ākiñcaññāyatanajhānacitta) đồng sanh, rồi dính chặt, lấy sự không có của tướng không vô biên xứ (ākāsānañcāyatananimitta) làm đối tượng vững chắc, tức là tâm thiền vô hữu xứ này là tâm thiền có đối tượng chế định (paññatti) gọi là natthibhāvapaññatti

Hành giả suy xét lấy tính chất không có chi của tướng không vô biên xứ làm đối tượng thay thế đối tượng thiền thức vô biên xứ hoặc nghĩ đến tính chất tướng không vô biên xứ đó biến mất tự trong tâm, rồi quay trở lại chú tâm đến tính chất của tướng không vô biên xứ còn lại.

Tượng tự, trong chánh điện chư Tỷ kheo hội họp để hành Tăng sư, trong lúc ấy các Tỷ kheo đi hết ra bên ngoài không còn bất kỳ vị nào ở lại, hành giả chỉ chú tâm vào sự không có gì cả của các Tỷ kheo, không chú tâm đến phạm vi bên trong chánh điện.

Lại nữa, dù cho các Tỷ kheo đang ngồi hội họp đông đúc trong khu vực chánh điện nhưng hành giả chỉ chú tâm nghĩ cho ra hình ảnh các Tỷ kheo không có gì trong tâm, và cả không chú tâm đến khu vực bên trong chánh điện, chỉ đặt sự chú tâm không có gì cả ở bên trong chánh điện, bằng việc niệm tưởng “Natthi kiñci, natthi kiñci, natthi kiñci, v.v…; không có gì cả, không có gì cả, không có gì cả, v.v…”, cứ như thế lập đi lập lại liên tục cho đến khi tâm thiền vô hữu xứ (ākiñcaññāyatanajhānacitta) đồng sanh, dính chặt, lấy sự không có gì cả của tướng không vô biên xứ (ākāsānañcāyatananimitta) làm đối tượng vững chắc.

4. Tâm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng:

Là tâm thiền vô sắc khi đã chứng và an trú phi tưởng phi phi tưởng xứ bằng đề mục “Có tưởng cũng không phải, không có tưởng cũng không phải”

Tâm thiền dính chặt, lấy tính chất vi tế của tâm thiền vô hữu xứ (ākiñcaññāyatanajhānacitta) đã diệt để làm đối tượng bằng việc niệm tưởng “Santametaṃ paṇītametaṃ…; Thiền vô hữu xứ này vi tế chăng, thiền vô hữu xứ này thanh tịnh chăng…” cứ như thế lập đi lập lại liên tục cho đến khi tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ (nevasaññānāsaññāyatanajhānacitta) đồng sanh, dính chặt, lấy tính chất vi tế và thanh tịnh của tướng vô hữu xứ (ākiñcaññāyatananimitta) làm đối tượng vững chắc. Tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ có đối tượng là chân đế nhưng là đối tượng quá khứ và là cảnh nội phần.

Hành giả chỉ có thể lấy tâm thiền vô hữu xứ mà mình đã đắc chứng để làm đối tượng, không thể sử dụng tâm thiền của vị khác làm đối tượng cho mình được.

Tượng tự hành giả từ bỏ sự không có gì cả của các Tỷ kheo còn lại ở phía trong chánh điện, rồi quay trở lại sự hiểu biết để tiếp nhận sự không có gì cả của các Tỷ kheo còn lại, mà đã diệt rồi để lấy làm đối tượng thay thế. Hoặc khi chánh điện bị phá húy mọi thứ bị vứt bỏ hết, thì hành giả phải chú tâm ghi nhận được hình ảnh chánh điện đã từng thấy và hình ảnh các Tỷ kheo đến hội họp hành Tăng sự đông đúc bên trong chánh điện mà giờ đây những hình ảnh ấy chỉ còn lại là hồi ức, đây là sự tưởng nhớ sâu sắc của tâm. Do đó, mà tướng vô hữu xứ mới xuất hiện trong sự ghi nhận của hành giả với tính chất vô cùng vi tế và thanh tịnh, chỉ có trong sự nổ lực nhớ tưởng sâu sắc bằng cách niệm tưởng rằng “Santametaṃ paṇītametaṃ…; Thiền vô hữu xứ này vi tế chăng, thiền vô hữu xứ này thanh tịnh chăng…”, cứ như thế lập đi lập lại liên tục cho đến khi tâm đạt đến trạng thái vô cùng vi tế theo theo tính chất của đối tượng đã giữ chặt đó, khi đạt đến trạng thái như vậy tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasaññānāsaññāyatanajhānacitta) đồng hiện hữu, dính chặt, lấy tướng vô hữu xứ (ākiñcaññāyatananimitta) làm đối tượng vững chắc.

Lại nữa, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ có tính chất vô cùng vi tế và thanh tịnh đến nỗi mà “Nói rằng có sự nhận biết cũng không phải, mà nói không có sự nhận biết cũng chẳng phải”, sự nhận biết sâu sắc trong tâm, không có sự nhận biết hiển lộ ra bên ngoài. 

Giống như vị Sa-di lấy dầu bôi bình bát để bảo vệ cho bình bát không bị rò rỉ nhưng vị trưởng lão đã gọi vị Sa-di mang bình bát đến để đựng vật thực. 

Sa-di: “Thưa Ngài, bình bát đã dính dầu rồi”.

Trưởng lão: Hãy mang bình bát đến đây, ta sẽ đổ dầu vào bình đựng dầu.

Sa-di: Dầu đã được bôi dính vào toàn bộ bình bát, không thể nào đổ lại vào bình đựng được thưa Ngài”.

Như thế, thực tính của tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng tương tợ như vậy sự an lạc của tưởng dạng thô không còn nữa, chỉ còn lại tưởng vi tế có sự thanh tịnh và chắc chắn nơi đối tượng, không bị lây động bởi các đối tượng bên ngoài hoặc không có sự thỏa mãn từ các đối tượng bên ngoài nữa. Cho nên, tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng xứ này là tâm thiền có năng lực định tâm cực kỳ mạnh mẽ, có thể tiến đi đến luyện thần thông (Abhiññā) và cũng là nền tảng trong việc tu tập thiền diệt (Nirodha-jhāna) hoặc chứng được diệt thọ tưởng định (Saññāvedayitairodha) đối với vị Thánh A-na-hàm và Thánh A-ra-hán

Tâm thiền phi tưởng phi phi tưởng là bậc thiền cuối cùng của thiền vô sắc và cũng là bậc thiền cao nhất trong các tâm thiền hiệp thế.

Ghi chú: trong khi các tâm thiền sắc giới được phân biệt bởi các tâm sở (Hướng tâm, thẩm sát, hỷ, lạc, nhất tâm và xả) thì các tâm thiền vô sắc giới được phân biệt bởi các đề mục thiền định. Thiền sắc giới được định danh bởi thứ bậc cao thấp dựa trên các chi thiền, còn đối với thiền vô sắc giới được định danh bởi các đề mục quán tưởng trong khi tu tập mặc dù cũng có sự cao thấp giữa các tằng thiền.

27 Tâm Đáo Đại 

15 tâm sắc giới và 12 tâm vô sắc giới gom lại là 27 tâm gọi là tâm đáo đại (Mahaggatacitta), gọi là tâm đáo đại bởi vì tâm này rộng lớn và cao thượng, như trong Pāḷi:

Mahantaṃ gatoti = mahaggato: Tâm nào đạt đến sự rộng lớn và cao thượng thì tâm đó gọi là tâm đáo đại hay tâm đại hành.

Chi pháp bao gồm 27 tâm đáo đại phối hợp với 35 tâm sở (13 tâm sở tương đương tâm khác), 19 tâm sở chung với tâm tịnh hảo, 2 tâm sở vô lượng phần, tâm sở trí tuệ) 

81 Tâm Hiệp Thế (Lokuttaracitta)

54 tâm dục giới (Kāmāvacaracitta) 27 tâm đáo đại (Mahaggatacitta) gom lại là 81 tâm gọi là tâm hiệp thế, gọi là tâm hiệp thế bởi vì tâm đó sanh khởi trong tam giới là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới như trong lời giải tự sau: 

Loke niyuttāni = lokiyā: Pháp nào phối hợp trong tam giới thì pháp đó gọi là hiệp thế.

89 Tâm Theo 4 Giống Sañjāti

Dvādasākusalānevaṃ, kusalānekavīsati;

Chattiṃseva vipākāni, kriyacittāni vīsati.

Tất cả 89 tâm chia theo giống có 4 là: 12 tâm bất thiện, 21 tâm thiện, 36 tâm quả, 20 tâm duy tác.

89 Tâm Chia Theo Cõi

Catupaññāsadhā kāme, rūpe pannarasīraye.

Cittāni dvādasāruppe, aṭṭhadhānuttare tathā.

Cũng vậy, tất cả 89 tâm chia theo tứcõi như sau: 54 tâm có mặt trong cõi dục, 15 tâm có mặt trong cõi sắc, 12 tâm có mặt trong cõi vô sắc và 8 có mặt trong cõi Siêu thế.

Cõi có 2 là:

1. Ṭhānabhūmi: nơi cư trú của tất cả chúng sinh trong 31 cõi nói chung, hay là nơi chúng sinh nương nhờ trú ngụ như Dục giới là nơi cư trú của chúng sinh cõi Dục. Sắc giới là nơi cư trú của chư Phạm thiên hữu sắc, Vô sắc giới là nơi cư trú của chư Phạm thiên vô sắc. Ở đây chỉ cho hai lãnh vực là tâmnơi cư trú của chúng sinh. 

2. Avatthābhūmi: là lãnh vực trừu tượng, không rõ rệt hay chỉ cho những gì nằm trong quyền lực của tham ái hay thoát ra khỏi tham ái. Tham ái là dục ái (Kāmataṇhā), sắc ái (Rūpataṇhā) và vô sắc ái (Arūpataṇhā); hay dục ái, hữu ái (Bhavataṇhā) và phi hữu ái (Vibhavataṇhā). Avatthābhūmi thuộc về lãnh vực tinh thần, ở đây chỉ cho tâmtâm sở. 

Nói rõ hơn, Avaṭṭhābhūmi được dùng chỉ cho phạm vi hoạt động, là địa bàn có mặt hay vắng mặt tham ái (Chỉ cho tâm Siêu thế). Avaṭṭhābhūmi là giới vức thuộc lãnh vực tinh thần, tức là Tâm và Tâm sở, 

Còn Ṭhānabhūmi chỉ cho hai lãnh vực tâm và nơi trú của chúng sinh. 

1. Ṭhānabhūmi chỉ nơi cư trú của chúng sinh có 2 là:

  • Thuần nhất địa vức: Là nơi cư trú của những hạng chúng sinh: Địa ngục, sáu cõi trời Dục giới (Trừ cõi 4  thiên vương), Phạm thiên giới. 
  • Tạp chủng địa vức: Là nơi trú nhiều loại chúng sinh như cõi người, cõi 4  thiên vương. 

1. Ṭhānabhūmi chỉ về tâm cũng có 2: 

  • Thuần nhất tâm địa vức: Như địa ngục giới chỉ có tâm dục giới, hoặc ngạ quỷ giới cũng vậy… 
  • Hỗn hợp tâm địa vức: Như cõi người, cõi Sắc, cõi Vô sắc, cõi trời dục có nhiều loại tâm như tâm sắc giới, tâm dục giới, tâm sắc giới, tâm Siêu thế.

Không Có Lãnh Vực Khác Nhau

Avatthābhūmi có 4 loại là: 

Kāma-avatthābhūmi: Các pháp thuộc quyền lực lãnh vực của dục ái là 

54 tâm dục giới, 52 tâm sở và 28 sắc pháp. 

Rūpa-avatthābhūmi: Các pháp thuộc quyền lực lãnh vực của sắc ái là 

15 tâm sắc giới, 35 tâm sở. 

Arūpa-avatthābhūmi: Các pháp thuộc quyền lực lãnh vực của vô sắc ái là 

12 tâm vô sắc giới, 30 tâm sở. 

Lokuttara-avatthābhūmi: Các pháp thoát ra khỏi quyền lực lãnh vực của 3 ái là 8 tâm Siêu thế, 36 tâm sở và Niết Bàn. 

Do vậy dục giới, sắc giới và vô sắc giới gọi là Ṭhānabhūmi hay Avatthābhūmi cũng được, riêng cõi Siêu thế thì chỉ gọi là Avatthābhūmi.

Tâm Siêu Thế – Lokuttaracitta

1. Catumaggappabhedena, catudhā kusalaṃ tathā;

Pākaṃ tassa phalattāti, aṭṭhadhānuttaraṃ mataṃ. 

2. Jhānaṅgayogabhedena,  katvekekantu pañcadhā; 

Vuccatānuttaraṃ cittaṃ, cattālīsavidhanti ca.

Nên biết rằng tâm Siêu thế nói hẹp có 8 tâm là tâm thiện nói theo khía cạnh của đạo có 4, tâm quả cũng có 4 vì là quả của 4 đạo.

8 tâm Siêu thế khi nói rộng (Chi tiết) thì có 40 tâm vì nói theo khía cạnh phối hợp các chi thiền thì mỗi tâm Siêu thế có 5, do đó có 40 tâm Siêu thế.

Giảng Giải Tâm Siêu Thế

Tâm Siêu Thế (Lokuttara citta) Loka + Uttara = Lokuttara. Ở đây Loka, nghĩa là năm uẩn, đời hay thế gian. Uttara nghĩa là trên, vượt quá, ngoài, hơn… Do đó, lokuttaracitta có nghĩa là tâm biết ngoài năm uẩn, tâm siêu thế, tức biết Nibbāna. 

Tâm siêu thế (lokuttaracitta) nghĩa là tâm siêu xuất tam giới luân hồi. Có Pāḷi chú giải như vầy: Loke utarantīti = lokuttaro: trong đời mà siêu xuất tam giới luân hồi, nên gọi là siêu thế, tức là cũng thuộc đời bản thể mà chẳng liên quan với luân hồi vì chẳng phải nhân cho quả tái tục và cũng chẳng phải quả để nương vào tam giới. 

Đời (loka) có ba: 

1.là đời bản chất (lokadhātu ) tức là tâm, sở hữu và sắc pháp; 

2. là đời chúng sanh (lokasatta) tức là 12 hạng người; 

3. là đời vũ trụ ( Lokabhūmi ) tức là 31 cõi. 

Tâm siêu thế thuộc về đời bản chất, nhưng khác hơn tâm hiệp thế vì chẳng hợp với luân hồi và không bị phiền não bắt làm cảnh. Tâm siêu thế (lokuttara-

citta) nói theo hẹp có 8 tức là 4 tâm đạo (magga citta) và 4 tâm quả (phala citta) siêu thế. 

Tâm đạo (magga citta) vì mượn đạo đế mà gọi, nên có Pāḷi chú giải như vầy: Maggena sampayuttaṃ cittaṃ = maggacittaṃ: tâm có đạo đế hợp, nên gọi là tâm đạo. Đạo đế tức là bát chi đạo hợp tâm đạo. 

4  nhân sanh đạo: 

1. là gặp trí sĩ (sappurisasaṃseva), 

2. là đặng nghe chánh pháp (saddhammasavana), 

3. là tác ý khéo (yonisomanasikāra ), 

4. là hành đúng pháp đến đạo quả (dhammānudhammapaṭipatti).

20 Tâm Đạo Siêu Thế hay Thiện Siêu Thế

1. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhāna Sotāpattimaggacittaṃ Sakadāgāmimaggacittaṃ Anāgāmimaggacittaṃ Arahattamaggacittaṃ

Tâm đạo sơ thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với 5 chi thiền là hướng tâm, thẩm sát, hỷ, lạc, nhất tâm. 

2. Vicāra pīti sukha ekaggatāsahitaṃ dutiyajjhāna Sotāpattimaggacittaṃ Sakadāgāmimaggacittaṃ Anāgāmimaggacittaṃ Arahattamaggacittaṃ 

Tâm đạo nhị thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với tứchi thiền là thẩm sát, hỷ, lạc, nhất tâm. 

3. Pīti sukha ekaggatāsahitaṃ tatiyajjhāna Sotāpattimaggacittaṃ Sakadāgāmimaggacittaṃ Anāgāmimaggacittaṃ Arahattamaggacittaṃ

Tâm đạo tam thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với 3 chi thiền là hỷ, lạc, nhất tâm.

4. Sukha ekaggatāsahitaṃ catutthajjhāna Sotāpattimaggacittaṃ Sakadāgāmimaggacittaṃ Anāgāmimaggacittaṃ Arahattamaggacittaṃ 

Tâm đạo 4  thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với 2 chi thiền là lạc, nhất tâm.

5. Upekkhā ekaggatāsahitaṃ pañcamajjhāna Sotāpattimaggacittaṃ Sakadāgāmimaggacittaṃ Anāgāmimaggacittaṃ Arahattamaggacittaṃ 

Tâm đạo 5 thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với 2 chi thiền là xả, nhất tâm. 

20 Tâm Quả Siêu Thế – Lokuttaraphalacitta

1. Vitakka vicāra pīti sukha ekaggatāsahitaṃ paṭhamajjhāna Sotāpattiphalacittaṃ Sakadāgāmiphalacittaṃ Anāgāmiphalacittaṃ Arahattaphalacittaṃ 

Tâm quả sơ thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với 5 chi thiền là hướng tâm, thẩm sát, hỷ, lạc, nhất tâm.

2. Vicāra pīti sukha ekaggatāsahitaṃ dutiyajjhāna Sotāpattiphalacittaṃ Sakadāgāmiphalacittaṃ Anāgāmiphalacittaṃ Arahattaphalacittaṃ

Tâm quả nhị thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với tứchi thiền là thẩm sát, hỷ, lạc, nhất tâm.

3. Pīti sukha ekaggatāsahitaṃ tatiyajjhāna Sotāpattiphalacittaṃ Sakadāgāmiphalacittaṃ Anāgāmiphalacittaṃ Arahattaphalacittaṃ 

Tâm quả tam thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với 3 chi thiền là hỷ, lạc, nhất tâm.

4. Sukha ekaggatāsahitaṃ catutthajjhāna Sotāpattiphalacittaṃ Sakadāgāmiphalacittaṃ Anāgāmiphalacittaṃ Arahattaphalacittaṃ 

Tâm quả 4  thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với 2 chi thiền là lạc, nhất tâm.

5. Upekkhā ekaggatāsahitaṃ pañcamajjhāna Sotāpattiphalacittaṃ Sakadāgāmiphalacittaṃ Anāgāmiphalacittaṃ Arahattaphalacittaṃ.

Tâm quả 5 thiền của bậc Thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-ra-hán đồng sanh với 2 chi thiền là xả, nhất tâm.

67 Tâm Thiền – Jhāṇa

Yathā ca rūpāvacaraṃ, gayhatānuttaraṃ tathā;

Paṭhamādijhānabhede, āruppañcāpi pañcame.

Như vậy, tâm sắc giới nhiếp thâu tất cả 5 chi thiền có sơ thiền v.v như thế nào thì tâm Siêu thế cũng nhiếp thâu tất cả 5 chi thiền có sơ thiền v.v như thế ấy. Đối với, 12 tâm vô sắc giới nhiếp thâu trong 5 thiền. 

Ekādasavidhaṃ tasmā, paṭhamādikamīritaṃ;

Jhānamekekamantetu, tevīsatividhaṃ bhave.

Do đó, Ngài thuyết rằng tâm sơ thiền có 11 tâm (Đến Tâm 4  thiền), đối với tâm 5 thiền có 23 Tâm 

Kệ ngôn này trình bày việc nhiếp thâu tâm thiền Siêu thế và tâm thiền hiệp thế gồm 15 tâm thiền sắc giới, 12 tâm thiền vô sắc giới, 20 tâm đạo Siêu thế, 20 Tâm quả Siêu thế thì cả 4 nhóm này có: 

1. 11 tâm sơ thiền gồm 3 tâm sơ thiền sắc giới + 8 tâm sơ thiền Siêu thế. 

2. 11 tâm nhị thiền gồm 3 tâm nhị thiền Sắc giới + 8 tâm nhị thiền Siêu thế. 

3. 11 tâm tam thiền gồm 3 tâm tam thiền Sắc giới + 8 tâm tam thiền Siêu thế. 

4. 11 tâm 4  thiền gồm 3 tâm 4  thiền Sắc giới + 8 tâm 4  thiền Siêu thế. 

5. 23 tâm 5 thiền là 3 tâm 5 thiền Sắc giới + 12 tâm thiền Vô sắc giới + 8 tâm 5 thiền Siêu thế. 

Tâm thiền có 2 chi thiền gồm 34 tâm là: 

1. 11 tâm 4  thiền có 2 chi pháp là lạc và nhất tâm

2. 23 tâm 5 thiền có 2 chi pháp là xả và nhất tâm.

Tâm này là tâm thiền do chúng phối hợp với 5 chi thiền là hướng tâm (Vitakka), thẩm sát (Vicāra), hỷ (Pīti), lạc (Sukhā) và nhất tâm (Ekaggatā) làm trưởng để đi sâu vào các đề mục thiền, đề mục Niết Bàn. 

Đối với, tâm Siêu thế nói hẹp, tuy có 5 tâm sở này phối hợp, nhưng những tâm sở này không đạt đến chi Thiền, bởi những tâm sở này không có sự định trụ khắn khít nơi bất kỳ đối tượng thiền định ở kiếp hiện tại và kiếp quá khứ. Do đó, tâm Siêu thế nói hẹp không được gọi là tâm thiền như trong ý nghĩa sau:

Kasīṇādi-ārammaṇaṃ jhāyati upanijjhāyatīti = jhānaṃ: Những tâm sở có hướng tâm, thẩm sát, hỷ, lạcnhất tâm định trụ khắn khít trên đối tượng đề mục biến xứ (Kasiṇa), những tâm sở ấy gọi là thiền gồm 5 chi thiền có hướng tâm, thẩm sát, hỷ, lạc và nhất tâm.

Vitakkādijhānaṅgehi sampayuttaṃ cittanti = jhānacittaṃ: Tâm nào phối hợp với 5 chi thiền hướng tâm, thẩm sát, hỷ, lạc và nhất tâm thì tâm đó gọi là tâm thiền.

89/121 Tâm Chia Theo 9 Cách (Naya)

1. Jātibhedanaya:  Chia theo giống có 4 giống là giống bất thiện (Akusalajāti), giống thiện (Kusalajāti), giống bất thiện (Akusalajāti), giống quả (Vipākajāti), giống duy tác (Kiriyajāti). 

2. Bhūmibhedanaya: Chia theo cõi có tứcõi là cõi Dục giới (Kāmabhūmi), cõi Sắc giới (Rūpabhūmi), cõi Vô sắc giới (Arūpabhūmi), cõi Siêu thế (Lokuttarabhūmi). 

3. Sobhaṇabhedanaya: Chia theo tính hảo có 2 là tịnh hảo (Sobhaṇacitta) và bất tịnh hảo (asobhaṇacitta). 

4. Lokabhedanaya:      Chia theo thế gian có 2 là hiệp thế và Siêu thế. 

5. Hetubhedanaya:      Chia theo nhân có 2 là hữu nhân và vô nhân. 

6. Jhānabhedanaya:    Chia theo thiền có 2 là thiền và vô thiền. 

7. Vedanabhedanaya:  Chia theo thọ có 5 là thọ lạc, thọ khổ, thọ hỷ, 

thọ ưu, thọ xả. 

8. Sampayogabhedanaya: Chia theo phối hợp có 2 là có cộng tác (Sampayutta) và không cộng tác (Vippayutta). 

9. Saṅkhārabhedanaya: Chia theo tác động có 2 là hữu trợ và vô trợ.

Kết Thúc Tâm Chân Đế  Citta Paramattha

 

 

* Bài Học Trong Lớp Vi Diệu Pháp Sơ Cấp Online Do Sư Cả Chùa Tuk Pok Giảng Dạy Vào 19h Thứ 2, 4, 6 Hàng Tuần, Khai Giảng 4/1/2021.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app