Tương Ưng Bộ V – Chương Iv: Tương Ưng Căn – Phẩm Giác Phần

TƯƠNG ƯNG BỘ V

CHƯƠNG IV: TƯƠNG ƯNG CĂN

Liên kết: Pāḷi | Việt | Anh | Video t.Việt | Video t.Anh | Audio | PDF | Chú Giải Pāḷi | Phụ Chú Giải Pāḷi | Tìm hiểu thêm | Bài giảng khác

PHẨM GIÁC PHẦN

I. Kiết Sử (S.v,236)

1) Tại Sàvatthi…

2) — Có năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các kiết sử.

II. Tùy Miên (S.v,236)

1-2) … đưa đến sự nhổ sạch các tùy miên.

III. Liễu Tri hay Con Ðường Ra Khỏi (S.v,236)

1-2) … đưa đến liễu tri con đường ra khỏi.

IV. Ðoạn Diệt Các Lậu Hoặc (S.v,236)

1) …

2) … đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.

3) — Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các kiết sử, đưa đến nhổ sạch các tùy miên, đưa đến liễu tri con đường ra khỏi, đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc.

V. Hai Quả (Tạp 27.23,27, Ðại 2,196b) (S.v,236)

1) …

2) — Có năm căn này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, có năm căn này.

3) Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, một trong hai quả được chờ đợi như sau: Ngay trong hiện tại được chánh trí; hay nếu có dư tàn, được quả Bất lai.

VI. Bảy Lợi Ích (S.v,237)

1) …

2) — Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn… tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, có năm căn này.

3) Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, bảy quả, bảy lợi ích được chờ đợi. Thế nào là bảy quả, bảy lợi ích?

4) Ngay trong hiện tại, lập tức (patihacca) thành tựu chánh trí. Nếu ngay trong hiện tại không lập tức thành tựu chánh trí, thời khi lâm chung, thành tựu được chánh trí. Nếu ngay trong hiện tại không lập tức thành tựu chánh trí, thời sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-niết-bàn, chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn (Upahacca), chứng được Vô hành Niết-bàn, chứng được Hữu hành Niết-bàn, chứng được Thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh thiên.

Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi bảy quả này, bảy lợi ích này.

VII. Cây (1) (S.v,237)

1) …

2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tất cả cây sống ở Jambudipa (Diêm-phù-đề), cây Jambu (Diêm-phù) được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ… Tấn căn… Niệm căn… Ðịnh căn… Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ. Ví như, này các Tỷ-kheo, những cây sống trên cõi Diêm-phù-đề, cây Jambu được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.

VIII. Cây (2) (S.v,238)

1) …

2) — Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những cây của chư Thiên cõi Ba mươi ba, cây Pàricchattaka được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ… Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những cây gì của chư Thiên cõi Ba mươi ba, cây Pàaricchattaka được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.

IX. Cây (3) (S.v,238)

1-2-3) … (như kinh 68, chỉ khác, ở đây là những cây của các loài A-tu-la và cây Cittapàtali được xem là tối thượng, với những thay đổi cần thiết).

X. Cây (4) (S.v,238)

1-2-3) … (như kinh 68, chỉ khác, ở đây là những cây của các Supannà (Kim xí điểu) và cây Kuutasimbali được xem là tối thượng, với những thay đổi cần thiết) …

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ V“, Ngài Thích Minh Châu dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ V” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Ngài Thích Minh Châu
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

* Thuộc TƯƠNG ƯNG BỘ V - TẠNG KINH - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Ngài Thích Minh Châu
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app