Tương Ưng Bộ Iii – Chương Ii: Tương Ưng Rādha – Phẩm Thứ Hai

TƯƠNG ƯNG BỘ III

CHƯƠNG II: TƯƠNG ƯNG RĀDHA

Liên kết: Pāḷi | Việt | Anh | Video t.Việt | Video t.Anh | Audio | PDF | Chú Giải Pāḷi | Phụ Chú Giải Pāḷi | Tìm hiểu thêm | Bài giảng khác

PHẨM THỨ HAI

11. Māra

Nhân duyên ở Sāvatthi

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Rādha bạch Thế Tôn:

Māra, Māra”, bạch Thế Tôn, như vậy được gọi đến. Thế nào là Māra, bạch Thế Tôn?

– Sắc, này Rādha, là Māra. Thọ là Māra. Tưởng là Māra. Hành là Māra. Thức là Māra.

Do thấy vậy, này Rādha, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

12. Tánh Chất Của Māra

(Như kinh trước, chỉ thay Māra bằng tánh chất của Māra (Màradhamma) ).

13. Vô Thường

Nhân duyên ở Sāvatthi

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Rādha bạch Thế Tôn:

“Vô thường, vô thường”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô thường?

– Sắc, này Rādha, là vô thường. Thọ là vô thường. Tưởng là vô thường. Hành là vô thường. Thức là vô thường.

Do thấy vậy … Vị ấy biết rõ … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.

14. Vô Thường Tánh

(Kinh như trên, chỉ thay “vô thường” bằng “vô thường tánh” ).

15. Khổ

Nhân duyên ở Sāvatthi

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Rādha bạch Thế Tôn:

“Khổ, khổ”, bạch Thế Tôn, như vậy được nói đến. Bạch Thế Tôn, thế nào là khổ?

– Sắc, này Rādha, là khổ. Thọ là khổ. Tưởng là khổ. Các hành là khổ. Thức là khổ.

Do thấy vậy … Vị ấy biết rõ … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.

16. Khổ Tánh

(Như kinh trên, chỉ thay “khổ” bằng “khổ tánh” ).

17. Vô Ngã

(Như kinh trên, chỉ thay “khổ” bằng “vô ngã” ).

18. Vô Ngã Tánh

(Như kinh trên, chỉ thay “khổ” bằng “vô ngã tánh” ).

19. Tận Pháp

(Như kinh trên, chỉ thay “khổ” bằng “tận pháp” (khayadhamma: chịu sự đoạn tận)).

20. Diệt Pháp

(Như kinh trên, chỉ thay “khổ” bằng “diệt pháp” (vayadhamma: chịu sự đoạn diệt)).

21. Tập Khởi Pháp (Samudayadhamma)

(Như kinh trên, chỉ thay “khổ” bằng “tập khởi pháp” ).

22. Ðoạn Diệt Pháp (Nirodhadhamma)

(Như kinh trên, chỉ thay “khổ” bằng “đoạn diệt pháp” ).

III. PHẨM THÂN CẬN

23–33.

23. Về Māra

Sơ Vấn

Nhân duyên ở Sāvatthi

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Rādha bạch Thế Tôn:

—Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, để con sau khi nghe pháp, có thể sống một mình, an tịch, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

—Cái gì là Māra, này Rādha, ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, đoạn trừ lòng tham, đoạn trừ lòng dục và tham. Và cái gì là Māra, này Rādha? Sắc, này Rādha, là Māra; ở đây Ông cần đoạn trừ lòng dục, cần đoạn trừ lòng tham, cần đoạn trừ lòng dục và tham. Thọ là Māra, ở đây Ông cần đoạn trừ lòng dục, cần đoạn trừ lòng tham, cần đoạn trừ lòng dục và tham. Tưởng … Các hành … Thức là Māra, ở đây Ông cần đoạn trừ lòng dục, cần đoạn trừ lòng tham, cần đoạn trừ lòng dục và tham.

Cái gì thuộc về Ma tánh (Màradhamma), này Rādha, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, cần phải đoạn trừ lòng tham, cần phải đoạn trừ lòng dục và tham …

Cái gì là vô thường …

Cái gì là vô thường tánh …

Cái gì là khổ …

Cái gì là khổ tánh …

Cái gì là vô ngã …

Cái gì là vô ngã tánh …

Cái gì là đoạn tận …

Cái gì là đoạn diệt …

Cái gì là tập khởi tánh, ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, cần phải đoạn trừ lòng tham, cần phải đoạn trừ lòng dục và tham.

24. Ðoạn Diệt Tánh

Nhân duyên ở Sāvatthi

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Rādha bạch Thế Tôn:

—Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, để con sau khi nghe pháp, có thể sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

—Cái gì là đoạn diệt pháp, này Rādha, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, đoạn trừ lòng tham, đoạn trừ lòng dục và tham. Và cái gì là đoạn diệt pháp, này Rādha? Sắc, này Rādha, là đoạn diệt pháp; ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, cần phải đoạn trừ lòng tham, cần phải đoạn trừ lòng dục và tham. Thọ … Tưởng … Các hành … Thức là đoạn diệt pháp; ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, cần phải đoạn trừ lòng tham, cần phải đoạn trừ lòng dục và tham.

25. Māra (Phẩm III—Sơ vấn)

26. Māra Tánh (Phẩm III—Sơ vấn)

27. Vô Thường (Phẩm III—Sơ vấn)

28. Vô Thường Tánh (Phẩm III—Sơ vấn)

29. Khổ (Phẩm III—Sơ vấn)

30. Khổ Tánh (Phẩm III—Sơ vấn)

31. Vô Ngã (Phẩm III—Sơ vấn)

32. Vô Ngã Tánh (Phẩm III—Sơ vấn)

33. Tận Diệt (Phẩm III—Sơ vấn)

34. Ðoạn Diệt (Phẩm III—Sơ vấn)

35–45.

35. Tập Khởi (Phẩm III—Sơ vấn)

36. Ðoạn Diệt Tánh (Phẩm III—Sơ vấn)

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ III“, Ngài Thích Minh Châu dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ III” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Ngài Thích Minh Châu
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

* Thuộc TƯƠNG ƯNG BỘ III - TẠNG KINH - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Ngài Thích Minh Châu
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app