Pháp Đầu Đà – Tóm Luật Và Phân Tách Các Pháp Đầu Đà

Tóm luật và phân tách các pháp đầu đà

Trong 13 pháp môn đầu đà này nếu thu ngắn lại thì chỉ còn có 8 là 3 pháp chánh yếu và 5 pháp không lẫn lộn (là không có liên quan với nhau). Nếu thu hẹp lại nữa thì còn có 4 pháp môn là: 2 pháp liên hệ về y phục, 5 pháp liên hệ về vật thực, 5 pháp liên hệ về chỗ ở, 1 pháp liên quan về sự tinh tấn. Nếu thu hẹp lại nữa thì chỉ còn có 2 pháp môn là: 12 pháp tùy thuộc về vật dụng, 1 pháp tùy thuộc về tinh tấn. Thu ngắn thêm 1 lần nữa là: pháp môn nào mà tỳ khưu đã thọ trì rồi làm cho pháp thiền định càng thêm phát triển thì các pháp môn ấy gọi là “nên thực hành”, còn pháp môn nào mà tỳ khưu đã thọ trì rồi pháp thiền định của mình đã có lại hư hoại mất đi thì pháp môn ấy gọi là “không nên thực hành”.

Hơn nữa, dầu cho pháp môn nào mà tỳ khưu thực hành hay không thực hành mà pháp thiền định vẫn tiến triển như thường thì phải thọ trì để làm gương lành tế độ cho đoàn hậu tấn hay là ngược lại tỳ khưu đã thực hành pháp môn nào hay không thực hành pháp môn nào mà pháp thiền định vẫn không phát triển thì cũng nên thọ trì để gây duyên lành cho ngày vị lai.

Tóm lại 13 pháp môn này thu lại chỉ có 1 mà thôi là “tác ý muốn thọ trì các pháp đầu đà ấy”.

Còn chỗ nói thu ngắn lại các pháp môn như trên là thế nào? Giải rằng: Pháp môn đi bát mỗi xóm, ngồi ăn 1 chỗ, ở ngoài trời trống, 3 pháp này gọi là chánh yếu, bởi vì khi đã thọ trì pháp môn đi bát mỗi xóm thì cũng có thể thọ trì pháp môn đi bát nữa. Nếu thọ trì pháp môn ngồi ăn 1 chỗ thì có thể thọ luôn pháp môn thọ thực trong bát và pháp môn khi ngăn cản vật thực rồi không cho người làm phép để thọ thực nữa. Nếu đã thọ trì ở nơi đồng trống rồi thì không thể nào thọ thêm pháp môn ở dưới cội cây hay là ở chỗ chư tăng đã chỉ cho nữa được.

Còn 5 pháp môn không lẫn lộn giống nhau là: pháp môn ở trong rừng, lượm vải dơ để may y, chỉ mặc tam y, không nằm, ở nơi các mồ mả. Vì 5 pháp môn này không có lẫn lộn và giống nhau như các pháp môn khác.

Chỗ nói nếu thu ngắn lại thì còn có 4 là như thế nào? Giải rằng: 2 pháp là lượm vải bỏ để may y, mặc tam y; 2 pháp này liên quan thuộc về y phục là 1. Đi bát, đi bát trong mỗi xóm, ăn trong 1 chỗ ngồi, ăn trong bát, và ngăn cản vật thực rồi không bảo người làm phép để thọ thực lại nữa; cả 5 pháp môn này có liên quan về vật thực là 2. Ở trong rừng, ở dưới cội cây, ở ngoài đồng trống, ở trong mồ mả, ở chỗ chư tăng chỉ cho; cả 5 pháp môn này đều có liên quan về chỗ cư ngụ, đều thuộc về thứ 3. Pháp môn không nằm, không có liên quan tới ai, thuộc về sự tinh tấn phần thứ 4. Cả thảy nếu thu ngắn lại có 4 phần như thế ấy.

Chỗ nói thu ngắn lại nữa chỉ có 2 là thế nào? Tất cả 13 pháp đầu đà từ số 1 đến thứ 12 có liên hệ về tứ vật dụng kể là 1 phần, còn phần pháp môn chót là không nằm thuộc về sự cố gắng tinh tấn làm 1 phần nữa thì gom lại còn có 2 phần mà thôi.

Nếu thu lại có 2 phần khác nữa là: pháp môn nên thọ trì và pháp môn không nên thọ trì.

Giải rộng thêm về pháp đầu đà.

Cả thảy 13 pháp môn đầu đà nếu giải rộng ra theo tư cách của hành giả thọ trì thì có đến 42 phần.

Về phần tỳ khưu thì trong 13 pháp môn thọ trì được hết, tỳ khưu ni chỉ giữ được có 8, sa di giữ được có 12, nàng sikhamānā1 và sa di ni thọ trì được có 7 pháp, còn thiện nam và tín nữ chỉ giữ được có 2 pháp mà thôi, cộng chung cả thảy có đến 42 phần.

Giải rằng: trong 13 pháp đầu đà thầy tỳ khưu có thể thọ trì tất cả. Còn phần tỳ khưu ni, phụ nữ về phái yếu các pháp môn sau đây không thể giữ được là: ở trong rừng, ngăn cản Sikhamānā chỉ có 6 giới giữ tối không ăn sái giờ tập sự để học hỏi kinh, luật trong hai năm cho thông thạo rồi mới được lên bực tỳ khưu ni.

vật thực (vì giới luật đã có cấm tỳ khưu ni trong điều học này rồi), ở nơi đồng trống, ở dưới cội cây, ở nơi mồ mả. Trừ ra 5 pháp môn này chỉ còn có 8 mà thôi. Sa di thì không có tam y và không có luật để nguyện tam y, nên trong 13 pháp trừ ra môn tam y ra còn lại 12 pháp môn được thọ. Nàng sikhamānā và sadini thuộc về phụ nữ lại chưa có luật để nguyện tam y nên chỉ thọ được có 7 pháp môn, như của tỳ khưu ni có 8 trừ tam y ra thì còn 7.

Phần thiện nam tín nữ nên thọ trì trong 2 pháp môn là: thọ thực trong 1 chỗ ngồi và thọ thực trong bát (một vật đựng nào cũng được).

(Dứt 13 pháp môn đầu đà)

 

 

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app