– C –


CA copulative particle và, với, vậy thì.

CAKITA a. khuấy rối, kinh sợ.

CAKORA m. một loại chim đa đa giống gà lôi.

CAKKA nt. bánh xe, vòng tròn, dĩa, điều khiển, chỉ huy. —aṅkita a. có dấu hiệu bánh xe.. —pāṇī m. tên vị thần Vishnu (trong bàn tay có vòng tròn như bánh xe). —yuga nt. một cặp bánh xe. —ratana bánh xe báu (của Chuyển Luân Vương). —vattī m. Chuyển Luân Vương. —samāruḷha a. leo lên bánh xe khi có sự xảy ra.

CAKKAVĀKA m. con ngỗng đỏ hung hung.

CAKKAVĀḶA m. vũ trụ, thế giới, thái dương hệ. —gabbha m. trong lòng quả địa cầu. —pabbata m. trái núi bao quanh, quả địa cầu.

CAKKHU nt. con mắt. —ka a. có con mắt. —da a.,dada m. người cho con mắt (là cho sự hiểu biết). —dhātu f. chất để thấy (con ngươi). —patha m. tầm rộng của kiến thức. —bhūta a. người có chánh kiến. —mantu a. ban cho có con mắt. lola a. ham coi thấy nhiều việc. viññāṇa nt. nhãn thức. —viñneyya a. sự giác ngộ do nơi nhãn quan. —samphassa m. nhãn xúc.

CAKKHUSSA a. tốt cho con mắt.

CAṄKAMA m. mana nt. đường đi kinh hành, sự đi kinh hành (là đi tới đi lui hoài).

CAṄKAMATI (kam + ṃ + a), —kam đi kinh hành aor. caṅkami. pr.p. caṅkamanta. abs. caṅkamitvā.

CAṄGOTAKA m. cái hộp, tráp để đồ nữ trang hay di hài.

CACCARA nt. sân nhà, ngả tư đường, đường băng qua.

CAJATI (caj + a) thả lỏng, bỏ phế. aor. caji. pp. catta. pr.p. cajanta, cajamāna. abs. cajitvā.

CAÑCALA a. không vững, rung động.

CAṬAKA m. con chim sẻ.

CAṆAKA m. một gam (đơn vị đo lường).

CAṆḌA a. dữ tợn, tàn bạo, hung dữ, nóng nảy, kịch liệt. —sota m. dòng nước mãnh liệt. —hatthī m. con voi hung tợn.

CAṆḌĀLA m. người thấp hèn, dòng nô lệ. —kula nt. dòng hèn hạ.

CAṆDĀLI f. phụ nữ hèn hạ, đê tiện.

CAṆḌIKKA nt. sự hung tợn.

CATU a. số bốn. —kkaṇṇa hình chữ nhật, có bốn góc. —kkhattuṃ bốn lần. —cattāḷisati f. số bốn mươi bốn. —jjātigandha m. bốn loại thơm là nghệ, hoa lài, v.v…. —ttiṃsati f. ba mươi bốn. —ddasa 3. số mười bốn. —ddisā f. bốn hướng —dvāra a. bốn cửa. —navuti f. chín mươi bốn. —paccaya m. bốn vật cần thiết, tứ vật dụng là : y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc men. —paṇṇāsā, —paññāsā f. năm mươi bốn. —parisā f. hàng tứ chúng là: tỳ khưu, tỳ khưu ni, thiện nam và tín nữ. —bhūmaka a. có bốn từng lầu. —madhura nt. bốn vật ngọt là : sữa chua, mật ong, đường và dầu mè. —raṅgika a. gồm có bốn phần. —raṅginī f. bình chủng có bốn phần là : bộ binh, bộ voi, ngựa và xe. —raṅgula a. đo được bốn ngón tay. —rassa a. hình bốn góc. —raṃsa a. có bốn góc, cạnh. —rāsīti f. tám mươi bốn. —vīsati f. hai mươi bốn. —saṭṭhi f. sáu mươi bốn. —sattati f. bảy mươi bốn.

CATUKKA nt. một bộ có bốn, ngả tư đường.

CATUTTHA a. thứ tư.

CATUTTHĪ f. ngày thứ tư trong mười lăm ngày, cách thứ tư của sự biến thể.

CATUDHĀ ad. trong bốn cách thế.

CATUPPĀDA m. loại bốn chân.

CATUBBIDHA a. bốn lần.

CATURA a. thông thạo, rành mạch, khéo léo, người sáng trí.

CATTA pp. của cajati bỏ đi, hy sinh.

CANA, canaṃ a. một phần (trong một khối) như kudācana có khi, có lúc.

CANDA m. mặt trăng. —ggāta m. nguyệt thực. —maṇṇala nt. khuôn trăng, vòng tròn mặt trăng. —raṃsī f.nguyệt quang.

CAṆḌANA m. cây trầm hương. —sāra m. mùi thơm của cây trầm.

CANDANIKĀ f. hàm chứa phân, chỗ ô uế.

CAṆḌIKĀ f. ánh trăng, sáng trăng.

CANDIMĀ m. mặt trăng.

CAPALA a. nhẹ dạ, hay thay đổi, rung động, không vững chắc. —f. sự hay thay đổi.

CAPU CAPU PARAKA m. ăn hay uống nghe tiếng kêu chắp chắp.

CAMARA, camarī m. con sơn dương có lông đuôi thật mịn ở Hy Mã Lạp Sơn,

CAMŪ f. một toán quân lính. —pati, nātha m. tướng chỉ huy, một sư đoàn.

CAMPAKA m. cây cầy (có nhựa trắng dùng thắp đèn, gọi là đèn cầy).

CAMPĀ f. tên một thị trấn ở Ấn Độ.

CAMPEYYAKA a. thuộc về xứ Campà.

CAMMA nt. da, da thuộc. —kāra m. thợ thuộc da. —khaṇṇa m. một miếng da dùng làm thảm trải. —pasibbaka m. valise hay xách da.

CAYA m. sự chất đống, chồng đống.

CARA 3. người đi, thường tới lui. m. người trinh thám, dọ thám. —ka.

CARAṆA nt. đi loanh quanh, dấu chân, tánh hạnh, hạnh kiểm.

CARATI (car + a) đi loanh quanh, vơ vẩn thực hành, tỏ ra bằng cách hành vi. aor. cari. pp. carita pr.p.caranta, caramāna. abs. caritvā cách cư xử.

CARĀPETI (caus. của carati) biểu dẹp, dời đi, thực hiện, cho lưu hành. aor. esi.

CARITA nt. tánh nết, hạnh kiểm, đời sống.

CARITU m. người biểu diễn, người quan sát.

CARIMA, maka a. sau rốt, tới sau.

CARIYĀ f. hạnh kiểm, tánh tình.

CALA a. rung động, xao xuyến, không vững chắc. —citta có tâm hồn thay đổi.

CALATI (cal + a) dời đổi, khuấy động, run rẩy, bị xao động. aor. cali. pp. calita. pr.p. calanta, calamāna. abs. calitvā.

CALANA nt. hoạt động, sự rung động, sự xao xuyến, lung lay.

CAVATI (cu + a) rớt đi, thay đổi chiều hướng đi (sanh từ cảnh giới này qua cảnh giới khác). aor. cavi. pp.cuta. pr.p. cavanta, cavamāna. abs. cavitvā.

CAVANA nt. đổi chiều hướng, rớt đi, chết.

CĀGA m. vật tặng, dứt bỏ, bỏ đi, sự bỏ của cải, ban phát rộng rãi cho người.

CĀGĀNUSSATI f. tham thiền, sự bố thí.

CĀGĪ a. người dứt bỏ của cải ra bố thí.

CĀṬI f. cái lu, cái chậu, cái bình.

CĀTUKAMYATĀ f. sự nịnh hót, bợ đỡ.

CĀTAKA m. chim bồ cắt.

CATUDDASĪ f. ngày mười bốn trong mỗi nửa tháng.

CĀTUDDISA a. thuộc về bốn hướng.

CĀTUDDĪPAKA a. trọn cả bốn châu trên thế giới.

CĀTUMMAHĀPATHA m. chỗ ngả tư đường.

CĀTUMMAHĀBHŪTIKA a. gồm có tứ đại (đất, nước, gió, lửa). —rājika a. thuộc về hạng tùy tùng của bốn vị trời (tứ đại Thiên Vương).

CĀTURIYA nt. sự sáng trí, sự thông thạo.

CĀPA m. cây cung, sự cúi chào.

CĀPALLA nt. sự hay thay đổi, sự nhẹ dạ.

CĀMARA nt. cái lông đuôi con camri dùng để quét bụi (con sơn dương).

CĀMĪKARA nt. vàng (bạc).

CĀRA m. hành động, sự tiến hành, cử động, sự đang đi. —ka a. người sai ai hành động. m.

nhà giam, khám.

CĀRAṆA nt. sự sai biểu hành động, hành vi, sự điều khiển.

CĀRIKĀ f. cuộc hành trình, đi ta bà.

CĀRITTA nt. thói quen, hạnh kiểm thực hành, đến thăm viếng.

CĀRĪ a. đang họat động, thực hành, đang sống, cư xử (lễ độ).

CĀRU a. đẹp, lịch sự, vui vẻ. —dassana a. trông dễ thương mến.

CĀRETI (caus. của carati) cho đi, cho đi ăn cỏ, thỏa mãn sự cảm giác của mình. aor. cāresi. pp. cārita.pr.p. cārenta. abs. cāretvā.

CĀLA m. sự va chạm, sự rối loạn thình lình, sự rung động.

CĀLETI (caus. của calati) rung động, khích động. aor.esi. pp. cālita. pr.p. cālenta, cālayamāna. abs.cāletvā.

CĀVANĀ f. sự thay đổi, sự đổi chỗ.

CĀVETI (caus. của cavati) làm cho sụp đổ, kéo đi, làm cho xao lãng. aor. esi. pp. cārita. pr.p. cārenta. abs. cāretvā.

CI từ chữ KOCI, người nào đó.

CIKKHALLA nt. đồng lầy, đất bùn.

CICCIṬĀYATI hút gió, làm cho nghe tiếng suýt suýt.

CIÑCĀ f. trái me.

CIṆṆA pp. cināti thực hành, làm cho có thói quen, hành vi, hoàn thành.

CITA (pp. của cināti) chất đống, giáp mặt với.

CITAKA m. giàn thiêu (cọc, nọc thiêu).

CITI f. đống, một đá để kỷ niệm.

CITTA nt. tâm, tinh thần, tư tưởng. m. tên của một tháng (lối tháng 3-4). —kkhepa m. tâm bấn loạn. —passaddhi m. tâm yên tịnh. —mudutā f. tâm hoan hỷ. —vikkhepa m. sự cuồng, loạn tâm. —santāpa m. tâm buồn rầu. —samatha m. tâm niệm.–tānupassanā f. sự xem xét tâm. tābhoga m. tâm suy nghĩ. —tujjukatāf. tâm ngay thẳng. —uttrāsa m. tâm ghê sợ, hoảng hốt. —tuppāda m. tâm phát khởi lên.

CITTA a. khác nhau về màu sắc, nhiều thứ, tốt đẹp. nt. một tấm tranh, một tấm ảnh. —kata a. do tâm tạo, trang sức. —kathika, kathī a. người diễn thuyết, người phát ngôn hay. —kamma nt. một tấm tranh nghệ thuật, sự sơn vẽ, sự chưng dọn. —kāra m. người thợ sơn, người thợ vẽ tranh. —tara a. càng nhiều thứ (màu sắc). —tagāra nt. một bức tranh của hành lang.

CITTAKA nt. có lằn trên trán.

CITTATĀ f. sự khác nhau về màu sắc, tâm có nhiều màu sắc như vậy.

CITTĪKĀRA m. sự cung kính, tôn sùng.

CITRA như citta thứ hai.

CINĀTI (ci + nā) chất thành đống, gom góp lại, tích trữ. aor. cini. pp. cita. pr.p. cinanta, cinamāna. abs.cinitvā.

CINTAKA, cintanaka a. cân nhắc, suy nghĩ, người tư tưởng.

CINTĀ f., cintana nt. đang suy nghĩ, tư tưởng, cân nhắc. —maṇi m. ngọc ma-ni, ngọc như ý, muốn chi được nấy. —maya a. do tâm tạo, gồm có tư tưởng.

CINTITA (pp. của cineti) phát minh ra, suy nghĩ ra, phân tách ra.

CINTĪ a. đang nghĩ về.

CINTETABBA pt.p. đáng suy xét.

CINTETI (cint + e) suy nghĩ, suy xét, cân nhắc. aor. cintesi. pr.p. cintenta, citayamāna. abs. cintetvā, cintiya.

CINTEYYA a. nên suy nghĩ.

CIMILIKĀ f. tủ, hộc để mền, gối v.v…

CIRA m. sự lâu dài. —kālaṃ ad. thật lâu dài, trường cửu. —ṭṭhilika a. được bền lâu, vĩnh viễn. —tarraṃad. còn lâu dài. nivāsī a. cư ngụ thật lâu đời. —pabbajita m. sự xuất gia tu hành đã lâu. ppavāsī a. người đi vắng xa quê hương thật lâu. rattaṃ ad. bền lâu. rattāya ad. cho thật bền vững lâu dài.

CIRAṂ ad. cho được lâu dài.

CIRASSAṂ ad. thật lâu dài, đến cuối cùng.

CIRĀYA ad. cho đặng lâu dài.

CIRĀYATI trì hoãn, làm cho lâu. aor. cirāyi. pp. cirāyita. pr.p. cirāyanta. abs. cirāyitvā.

CIRENA ad. sau khi thật lâu.

CINAPIṬṬHA nt. chỉ màu đỏ, hồng đơn.

CĪNARATTHA nt. Trung Hoa.

CĪRA, cīraka nt. thớ cây, miếng nhỏ và dài, y phục bằng vỏ cây.

CĪRĪ f. con dế.

CĪVARA nt. y casa của thầy tu. —kaṇṇa nt. bìa hay vạt y. —kamma nt. đang may y. —kāra m. thợ may. —dāna nt. lễ dâng y. —dussa nt. vải để may y. —rajju f. dây để phơi y. —vaṃsa m. cây sào tre để phơi y.

CUṆṆA nt. bột xà phòng. —vicuṇṇa a. nghiền nát, đập tan nát.

CUṆṆAKA nt. phấn thơm. —jāta a. làm thành bột. —calanī f. cái sàng, cái rây.

CUṆṆITA pp. của cuṇṇeti.

CUṆṆETI (cuṇṇ + e) nghiền, làm cho thành bột, cà hay chà xát. aor.esi. pr.p. cuṇṇenta. abs. cuṇṇetvā. pass. cuṇṇiyati.

CUTA pp. của cavati.

CUTI f. sự thay đổi chỗ, sự qua đời, sự quá vãng, mất đi.

CUDITA pp. của codeti.

CUDITAKA 3. người bị cáo, la mắng, bị quở trách.

CUDDASA 3. số 14.

CUNDAKĀRA m. thợ tiện.

CUBUKA nt. cái cằm.

CUMBATA, ṭaka nt. một khoanh, một khối.

CUMBATI (cumb +a) ôm hôn. aor. cumbi. pp. cumbita. pr.p. cumbanta, cumbamāna. abs. cumbitvā.

CULLA a. nhỏ, tiểu. —entevāsika m. một trang sách, một bồi nhỏ. —pitu m. chú (em của cha). —lupaṭṭhākam. người hầu riêng, bồi nhỏ (ở quán cà phê).

CŪCUKA nt. núm vú, núm vú cao su.

CŪLA như culla.

CŪLĀ f. cái mồng (gà), đầu tóc rối, bông mồng gà. —maṇi m. vương miện, vàng ngọc đeo trên đầu tóc.

CŪḶIKĀ f. đầu tóc búi.

CE cond. particle nếu

CEṬA, CETAKA m. đứa hầu trai.

CETA m., nt. (nhóm của Mano) tư tưởng, chú ý, ý định.

CETANA f. sự chú ý, sự có ý định.

CETAYATI (cit + aya) suy nghĩ, hiểu biết, cảm thấy. aor. cetayi. pp. cetayita. abs. cetetvā, cetayitvā.

CETASA a. có ý định về. pāpa cetasa tâm ác xấu, tâm tội lỗi.

CETASIKA a. tính (tánh). nt. do tánh nết của mình.

CETIKĀ, ceṭi f. con sen, cô gái hầu.

CETIYA nt. một cái tháp, một đền thờ. —angaṇa nt. nền chung quanh ngôi tháp.–gabbha m. vòng tròn của thân tháp. —pabbata m. tên một trái núi xứ Tích Lan.

CETETI như cetayati.

CETO từ ceta. khila nt. bỏ hoang vu, bỏ phế tinh thần. —panidhi f. sự giải quyết, nguyện vọng. —pariyaññāṇa nt. biết được tâm kẻ khác, tha tâm thông.–pasāda m. tâm vui thích. —vimutti f. tâm giải thoát. —samatha m. tâm yên lặng.

CELA nt. vải, quần áo. —vitāna nt. lều vải để che nắng, vật để che. —lukkhepa m. sự vẫy khăn hay y phục (tỏ ý hoan nghinh).

COCA m. trái chuối. —pāna nt. nước chuối (lọc để chư Tăng uống).

CODAKA m. nguyên cáo, người kiểm duyệt hay tố cáo.

CODANĀ f. sự tố cáo, thưa kiện, quở trách.

CODITA pp. của codeti.

CODETI (cud + e) xúi la rầy, quở trách, tố cáo. aor. codesi. pr.p. codenta, codayamāna. abs. codetvā, codiya.

CODETU m. như codaka.

COPANA nt. sự khuấy động.

CORA m. kẻ trộm cướp. —ghātaka m. người xử tử kẻ cướp. —rupaddava m. sự bị trộm cướp.

CORIKĀ f. bị trộm cướp.

CORĪ f. phụ nữ ăn trộm, cướp.

COḶA m. vải. —raṭṭha nt. xứ Coḷa miền Nam Ấn Độ.

COḶAKA nt. một mảnh, miếng vải.

CIḶIYA a. thuộc về xứ Coḷa.

-ooOoo-

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app