Nội Dung Chính
- * Tác phẩm Ñānodaya
- * Tác phẩm Atthasālini
- * Tác phẩm Visuddhimagga
- * Các chú giải kinh Phật Tích Lan viết về Tam tạng (Tripiṭaka)
- * Các bản chú giải về Vinaya Piṭaka – Tác phẩm Samantapāsādikā
- * Tác phẩm Kaṅkhāvitaraṇī
- * Các bài bình luận về Kinh tạng (Sutta Piṭaka)
- * Chú giải Tạng Diệu pháp (Abhidhamma Piṭaka)
- * Tác phẩm Pitakaṭyalakkhaṇagandha
- * Tác phẩm Padyacūḍāmaṇī
- * Một số tác phẩm khác của Buddhaghosa
- * Tác phẩm của Buddhaghosa – một kho tàng sử liệu quan trọng
Chương IV:
CÁC TÁC PHẨM CỦA NGÀI BUDDHAGHOSA
* Tác phẩm Ñānodaya
Như chúng ta đã biết trong chương một, tác phẩm Mahāvaṃsa cho thấy ngay trước khi Buddhaghosa rời Ấn Độ sang đảo quốc Tích Lan theo yêu cầu của quân sư tinh thần của mình, là ngài Ngài thông thái Revata, ông đã viết hai tác phẩm Ñānodaya và Atthasālini. Tác phẩm Ñānodaya (Jnododaya bằng tiếng Sanskrit) là tên cuốn sách mang tựa đề “Kiến Thức Đang Hình Thành,” một luận án triết học, chúng ta không được biết chút gì về bản chất nội dung chính xác của tác phẩm này. Vì hình như tác phẩm này không còn được lưu giữ nữa, ngay cả bất kỳ hình dạng nào về tác phẩm đầu tay này của tác giả cũng không thấy xuất hiện trong văn học Pāli. Việc bảo tồn tác phẩm này có lẽ được coi như không cần thiết so với tác phẩm Visuddhimagga, tác phẩm thứ hai của Buddhaghosa, được biết đến nhiều hơn. Tác phẩm sau này hình như đã tóm tắt tất cả những giá trị của tác phẩm đầu tay của ông và do đó cũng đã thay thế luôn tác phẩm Ñānodaya.
* Tác phẩm Atthasālini
Cuốn biên niên sử đảo quốc Tích Lan còn cho chúng ta biết thêm là ngài Buddhaghosa đã sáng tác cuốn Atthasālini hay là bản chú giải viết về Dhammasaṅgaṇi trước khi ông sang một quần đảo ở phía nam và Sāsanavaṃsa đã ủng hộ nhận định này. [1]
Cuốn Buddhaghosuppatti không đả động gì đến tác phẩm này cả. Nhưng tác phẩm Saddhamma Saṅgaho [2]lại có một bài nhận định rất hay về tác phẩm này như sau: “Đang khi ngài Buddhaghosa di chuyển đến thị trấn Jambudvīpa và đến lưu lại tại một tịnh xá (vihāra) có ngài Hòa thượng Māhathera Revata cư ngụ. Ngài Buddhaghosa đã bắt đầu viết cuốn Atthasālini, là một bài bình luận viết về Dhammasaṃgaṇi sau khi hoàn tất tác phẩm Ñānodaya. Ngài Hòa thượng Revata thấy ông quá bận rộn như vậy, đã lên tiếng nói với ông như sau: Ôi! Buddhaghosa thân mến, tại thị trấn Jambudvīpa này, chỉ có một bản văn duy nhất viết về Tam tạng. Những bản chú giải Kinh Phật (Aṭṭhakathās)và những quan điểm của các vị thiền sư không thấy xuất hiện tại đây. Những bản chú giải đó đã được tụng trong cả ba Hội nghị do ngài Sāriputta và nhiều nhân vật khác thực hiện và chính Mahinda đã dịch sang tiếng Sinha. Hiện những bản dịch đó vẫn còn thấy tại đảo quốc Tích Lan. Hãy sang đó và dịch toàn bộ các bản chú giải đó sang tiếng Māgadhi.” Liên quan đến cùng tác phẩm đó, chúng ta cũng còn được biết thêm: “Ngài Buddhaghosa đã lập tức dịch cuốnMahāpaccariyaṭṭhakathā như đã thấy xuất hiện trong tác phẩm Abhidhammapiṭaka từ tiếng Sinha sang tiếng Māgadhi, ông cũng đã sáng tác một bản chú giải Kinh Phật (Aṭṭhakathā)về Dhammasagani, có tên là Atthasālini” [3]
Lời công bố đầu tiên cho chúng ta biết tác phẩm này đã được biên soạn tại Gaya, trước khi ngài Buddhaghosa sang đảo quốc Tích Lan và đây là điều chúng ta đọc biết được trong tác phẩm Mahāvaṃsa; trong khi đó lời công bố thứ hai lại thấy tác phẩm được viết sau khi ngài Buddhaghosa đã thực hiện biên soạn được nhiều tác phẩm khác. Hai lời công bố trên xem ra có vẻ trái ngược nhau, nhất thiết cần phải được dung hòa, như Bà Rhys Davids đã đề xuất [4] bằng cách cho là mặc dù tác phẩm chú giải Kinh Phật Atthasālini được viết trước tiên tại Gayā, nhưng đã phải thông qua duyệt lại do chính tác giả thực hiện sau khi ông đã nghiên cứu kỹ lưỡng tác phẩm Aṭṭhakathās vĩ đại tại đảo quốc Tích Lan. Đây là điều rất bình thường trong trường hợp bản chú giải đề cập đến những đề tài triết lý khó hiểu. Tác phẩm Saddhamma Sangaho sau này còn cung cấp thêm cho chúng ta một số thông tin bắt nguồn từ những tư liệu trong tác phẩm Mahā Paccarī hay là bản chú giải Great Raft (viết trên chiếc bè lớn), tác phẩm trên rất có thể đã bao gồm việc triển khai chi tiết hơn về các đề tài được đề cập đến ở đây. Trong lời nhập đề cho tác phẩm Atthasālini, như đã được trích trong chương I, chúng ta đã thấy tác giả đề cập đến tác phẩm Aṭṭhakathās, ngài Buddhaghosa đã dịch hoàn toàn sang tiếng Māgadhi. Hơn thế nữa, như bà Rhys Davids đã chỉ rõ trong nội dung tác phẩm ông còn trích dẫn và đề cập đến nhiều tác phẩm khác nữa kể cả những bản chú giải Kinh Phật (Aṭṭhakathās) viết bằng tiếng Tích Lan và một số trong chính các tác phẩm khác của ông như Samantapāsādikā và Visuddhimagga. Chính vì thế thật hiển nhiên toàn bộ cuốn sách đã được biên soạn lại sau khi đã có được sự am hiểu thêm ông đã lãnh hội được tại Tích Lan. Bản văn của tác phẩm Atthasālini đã được tiến sĩ Edward Muller phát hành do Hội Pāli Text Society Anh quốc thực hiện và một bản dịch rất tuyệt cũng đã thấy xuất hiện với sự cộng tác giữa hai nhân vật đó là bà Rhys Davids và ông Maung Tin, vì thế cho nên tác phẩm do ngài Ngài Buddhaghosa đã được ra mắt cho cả những ai quan tâm đến tác phẩm này.
* Tác phẩm Visuddhimagga
Trước khi đề cập đến các bản chú giải Kinh Phật vĩ đại khác, chúng tôi sẽ đề cập đến tác phẩm Visuddhimagga rất được quí trọng và được coi như một tác phẩm bách khoa về Phật học. Visuddhimagga(có nghĩa là Thanh tịnh đạo) [5] là tác phẩm đầu tiên Buddhaghosa đã biên soạn tại đảo quốc Tích Lan. Đây là điều không cần tranh cãi. Ông không trích hay đề cập đến bất kỳ một tác phẩm nào khác trong tác phẩm này, như trong trường hợp ông viết tác phẩm Atthasālini, nhưng có điều chắc là tác phẩm trên đã được biên soạn sau khi ông đã có mặt tại đảo quốc Tích Lan. Một việc rất hiển nhiên là những bản chú giải này chỉ được thấy tại Tích Lan và không thấy xuất hiện trên đất liền (tức Ấn Độ). Người ta cho là tác phẩm được sáng tác vào những hoàn cảnh hết sức lãng mạn. [6] và đã được gọi là một “tác phẩm rất tuyệt” và đã khiến cho tác giả trở nên rất nổi tiếng. Tác phẩm này đã được coi như là một cuốn sách duy nhất trong đó bao gồm toàn bộ hệ thống Phật giáo được mô tả một cách tỉ mỉ nhất. Tác phẩm không cống hiến thêm bất kỳ chi tiết mới mẻ nào cho các cuốn Tam tạng (Piṭakas) hiện có, nhưng tác giả đã cố ý sắp xếp lại nội dung các tác phẩm đó một cách có hệ thống. [7] “đây không phải là những bản chú giải về các bản văn, nhưng lại được coi như là một bản trích yếu toàn hệ thống giáo lý của Đức Phật như cách sống, hạnh kiểm, hành thiền, chiêm niệm, và hàng loạt những yếu tố hiện hữu, cảm giác, chân lý và hàng loạt những nhân quả và nhiều điều khác nữa.” [8] Về đặc tính và nội dung tác phẩm Visuddhimagga, tác giả Spence Hardy đã giới thiệu và mô tả như sau: “Tác phẩm Visuddhimagga, một bản tóm lược do ngài Buddhaghosa thực hiện đã giới thiệu tính chất trừu tượng về giáo lý siêu hình thuộc giáo lý Phật giáo, một tác phẩm rất nổi tiếng của nhà chú giải Kinh Phật, đã chiếm được uy tín và mang tính xác thực cao đến nỗi không còn có bất kỳ một bản tóm lược cụ thể nào khác do bất kỳ một người phương Đông nào đã biên soạn được thuộc lãnh vực tôn giáo ở vào thời đại chúng ta ngày nay…” [9]
Bản tóm lược về các nội dung tác phẩm Visuddhimagga được ghi lại trong cuốn Sumaṅgala-Vilāsinī có nội dung như sau: “Về bản chất sīlakathā, dhūtadhammā, kammaṭṭhānāni cùng với tất cả những cariyāvidhāni, jhānāni, toàn bộ mục tiêu của samāpatti, và Abhiññāna, đó là việc diễn giải của paññā, khandha, dhātu, āyatanāni, indiriyāni, bốn điểm ariyasaccāni, pachchayākārā, nayā trong sáng và bao hàm nhiều ý nghĩa và maggā cần thiết và viphassanabhāwanā.”
Tác giả Gray đã đánh giá bằng những lời nhận định như sau: “Giả như ông không viết được bất kỳ điều gì khác, nguyên chỉ tác phẩm này thôi cũng đã đủ khiến cho danh tiếng của ông trở thành bất tử.” [10]
Nội dung tác phẩm Visuddhimagga
Chúng ta hãy khảo sát nội dung tác phẩm này một cách ngắn gọn. Chương thứ nhất bàn về Nidānakathā,Sīlaniddeso và năm luật giới (Sīla); chương hai viết về Dhutaṅganiddeso; mười ba Dhutaṅgas (là tên một số bài thực hành đầu đà) đã được đề cập đến ở đây; chương ba bàn về kammaṭṭhānagahaṇaniddeso. Giải thích phương pháp bắt đầu tập luyện hành thiền ra sao. Chương bốn bàn về paṭhavīka, siṇaniddeso; trong chương này còn mô tả mười tám điều lỗi phạm (kasiṇadosas) biến tịnh xá(vihāra) trở thành nơi không còn thích hợp nữa, hai bậc về Huệ (samadhi) và nhiều vấn đề khác nữa. Chương năm bàn về sesakasiṇaniddeso. Như ngài Warren cho biết: “nội dung tác phẩm Visuddhimagga do ngài Buddhaghosabiên soạn đã gọi chương năm là: dasakasiṇa-niddeso (chú giải về 10 đề mục Kasiṇas) [11]. Chương sáu viết về asubhakammāṭṭhāna-niddeso. Trong chương này chúng ta đọc được bài mô tả các bất tịnh (asubhas) và cách sử dụng chúng. Chương bảy được dành để viết về Cha-anussati-niddeso; trong đó chúng ta thấy mười anussatis và ba lokas. Chương tám bàn về anussatikammaṭṭhāna-niddeso. Chúng ta được chiêm ngưỡng về sự chết và Bát Chánh Đạo v.v… Chương chín viết về Brahmāvihāra-niddeso, chương này cũng đề cập đến những hạng người không thích hợp, về nhiều đường hướng khác nhau đề loại bỏ sân hận. Chương mười viết về āruppa-niddeso; chúng ta có được sự quảng diễn về tứ vô sắc (āruppas). Chương mười một giải thích samādhi-niddeso. Samādhi, ngủ thiền (samādhi),v.v… cũng được bàn tới trong chương này. Chương mười hai và mười ba bàn về iddhi-vidhā-niddeso và abhiññā-niddeso. Các chương còn lại bàn về khandhaniddeso, āyatanadhātuniddeso, indriya-sacca-niddeso, paññābhūmi-niddeso, diṭṭhivisuddhi-niddeso, ṅkhāvitaraṇavisuddhi-niddeso, maggāmaggañāṇa-dassanavisuddhi-niddeso, Paṭipadā-ñāṇadassanavissuddhi-niddeso. Ñāṇadassanavisuddhi-niddeso, Paññābhāvan-ānisaṃsa-niddeso.
Tóm lại, tác phẩm này viết về thiện (kusala), bất thiện (akusala), pháp vô ký (avyākata dhamma), xứ (āyatana), giới (dhātu), niệm sứ satipaṭṭhānas, nghiệp kammas, pakati, và nhiều đề tài triết học Phật giáo khác. Tác phẩm này còn bao gồm toàn bộ triết lý Phật giáo với một nội dung hết sức cô đọng. Lời văn viết trong Visuddhimagga rất khó hiểu. Từ vựng rất súc tích, những từ uyên thâm và các đoạn văn dài dòng thường bắt gặp thấy. Là một tác phẩm hoàn chỉnh, và được viết theo yêu cầu của Ngài Thera Saṅghapāla[12]. Tác phẩm Visuddhimagga là một cách biên soạn giản lược gộp cả Tam Tạng Kinh Điển (Piṭakas) lại với nhau lại gồm những đoạn trích dẫn từ tác phẩm Aṭṭhakathās về những đoạn trên viết liên quan đến cả Tam tạng (Piṭakas) đã được đề cập đến trong nội dung đó. (“Buddhaghosa ca saddhim aṭṭhakathāya piṭakattayaṃ samkhipitvā Visuddhimaggaṃ akāsi” Sāsanavaṃsa, tr. 31). Theo như E.W. Burlingame nhận định thì niên đại xấp xỉ tác phẩm Visuddhimagga được biên soạn vào khoảng năm 410 sau CN. [13]
* Các chú giải kinh Phật Tích Lan viết về Tam tạng (Tripiṭaka)
Giờ thì chúng ta bắt đầu khảo sát đến những bản chú giải vĩ đại viết về các Tam tạng (Tripiṭaka) để thực hiện tác phẩm này Buddhaghosa phải vượt biển đến đảo quốc Tích Lan (Sri-Lanka). Chúng ta đã đề cập đến trong chuyến du hành sang đảo quốc Tích Lan. Ở đây tôi chỉ nhắc lại một vài chi tiết nhỏ. Thầy của ngài Buddhaghosa là Revata đã đến và trao đổi với Buddhaghosa, bản Tam tạng (Tripiṭaka) chỉ mới được thu về đây, hiện không có một bản chủ giải nào tại đây cả. Nhiều ý kiến khác nhau nơi các thiền sư không phải thuộc phái Nam Tông (Theravadins) cũng không còn tồn tại. Bản chú giải Tích Lan (Ceylon), hoàn toàn chính thống, đã được Mahinda viết bằng tiếng Shinha có chú ý đặc biệt đến những phương pháp diễn giảng như Đức Phật đã giảng dạy, cũng đã được trình bày tại ba Hội nghị, và Saripūtta và một số người khác đã nhắc lại, cũng đã rất phổ biến nơi dân chúng Tích Lan (Ceylon). Con hãy đi đến đó nghiên cứu, và rồi dịch sang tiếng Māgadhi vì rất ích lợi cho mọi chúng sanh trên thế gian này” [14]. Điều này chứng tỏ là những bản chú giải không được tìm thấy tại Ấn Độ dưới thời Buddhaghosa và chỉ có thể tìm được tại Tích Lan (Ceylon.) Điều này dẫn đến vấn đề tiếp theo là những bản chú giải này được truyền đạt đến chúng ta, không phải là bản văn nguyên thủy của cả ngài Buddhaghosa lẫn người tiền nhiệm nổi tiếng Mahinda. Những bản chú giải này, như đã xuất hiện theo truyền thống nguyên thủy không phải là tác phẩm của một tác giả duy nhất mà là của cả một tập thể các anh em nhà Mahinda. Mahinda chỉ là dịch giả của tác phẩm sang tiếng Shiha và Buddhaghosa lại dịch trở lại sang tiếng Pāli. Chính Buddhaghosa đã thẳng thắn thú nhận trong phần mở đầu nhiều bản chú giải [15] là ông chỉ chú giải những đoạn không được người tiền nhiệm của ông diễn giải và các đoạn khác nữa: ông chỉ biên dịch. Tác phẩm Mahāvaṃsa cũng cho chúng ta biết là các tác phẩm sau này đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp của Buddhaghosa cho là: ông là một Hòa thượng vĩ đại đến chừng nào sau ngày ông đặt chân tới đảo quốc Tích Lan. Và đã đệ trình một bản duyệt xét mà sau này đã trở thành tác phẩm Visuddhimagga, và sau này đã trao quyền tác giả cho các học giả Ấn Độ tất cả các bản chú giải Shinha này. Saddhamma-Sangaho đã kể lại làm thế nào ngài Buddhaghosa đáng kính đã có được tất cả tác phẩm đó và khi lưu lại Padhānaghara về phía nam một đại tịnh xá (Mahāvihāra), ngài đã dịch tất cả các bản chú giải Sinha này sang tiếng Māgadhi [16]. Ngài Sāsanavaṃsa cho biết là đã hơn chín trăm ba mươi năm kể từ khi đức Phật qua đời, vào thời trị vì của nhà vua Miến Điện, Sañ-Lañ-Kroṃ, thì Buddhaghosa đã viết những tác phẩm của ông [17]. Những bản chú giải Aṭṭhakathās đã xuất hiện ngay từ thời Buddhaghosa còn lưu lại tại đảo quốc Tích Lan lại là một tác phẩm hiện có giá trị pháp lý lâu đời nhất. Nhưng một số tựa đề các cuốn sách hiện nay chúng ta biết đến trong các tác phẩm của chính Buddhaghosađã được thay đổi đôi chút. Bà Rhys Davids đã cung cấp một số tên tựa đề như: (1) “Những bản chú giải của những cư dân vùng “Bắc Minster” – Tịnh xá Uttara Vihāra – tại Anurādhapura. (2) tịnh xá Mūla, hay là Mahā–Aṭṭhakathā, hay đơn giản hơn là “Aṭṭhakathā” thuộc những cư dân vùng “Minster rộng lớn” – MahāVihāra – cũng còn tại Anuradhapur. (3) Andha–aṭṭhakathā, được truyền xuống Kañcipura (Conjevaram) tại miền Nam Ấn Độ (4) Mahā Paccarī hay còn gọi là “Cái Mảng Lớn” được gọi như vậy là vì tác phẩm đã được sáng tác trên một cái mảng ở đâu đó khi ngài đến đảo quốc Ceylon. (5) Kurunda Aṭṭhakathā được gọi như vậy là vì được sáng tác tại Tịnh xá Kurundavelu Vihāra ở Ceylon. (6) Sankhepa Aṭṭhakathā hay là bản chú giải ngắn cũng được nhắc đến cùng với bài bình luận Andha rất có thể đã phát xuất từ miền nam Ấn Độ. [18]
Trong số đó, tác phẩm Samantapāsādikā của ngài Buddhaghosa đã đề cập đến ba trong số bảy tác phẩm chúng ta biết được, đó là: Mahā–Aṭṭhakathā, Mahāpaccarī–aṭṭhakathā và Mahākurunda-āṭṭhakathā.
Đề cập đến những tác phẩm chú giải riêng của ngài Buddhaghosa viết về Tam tạng (Tripiṭaka), trước tiên chúng ta thấy, những bản chú giải về Luật Tạng (Vinaya Piṭaka) được viết như sau:
* Các bản chú giải về Vinaya Piṭaka – Tác phẩm Samantapāsādikā
- Samantapāsādikā – được viết theo yêu cầu của một Hòa thượng tên là Buddhasiri. Đó là một bản chú giải rất dài gồm năm cuốn về Vinaya Piṭaka. Trước tiên chúng ta thấy trong bài tựa đề cho tác phẩm này, nhà chú giải cho chúng ta hay đây là tác phẩm chú giải đầu tiên ông viết về các bản văn luật giới. Trước tiên ông xin lỗi vì đã tiến hành viết một bài bình luận về Luật tạng (Vinaya Piṭaka) mà không tuân thủ theo một thứ tự Pháp và Luật nào cả (Dhamma và Vinaya). Ông cũng cho biết là Luật giới (Vinaya) là nền tảng Phật giáo. Chính tác phẩm đã cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu khá đầy đủ nhờ đó chúng ta có thể viết về lịch sử xã hội, chính trị, đạo đức, tôn giáo và triết học nước Ấn Độ cổ đại. Những Luật giới về luân lý được giải thích trong đó, kế tiếp tác phẩm Samantapāsādikā là những bài bình luận về bốn Kinh Bộ Pāli (Nikāya) với những bài bình luận về bảy cuốn sách Tam Tạng Abhidhamma Piṭaka. Tác phẩm đó được viết trong ba cuốn tại Miến Điện. Một phần bản in cũng được tìm thấy tại Tích Lan. Một phần cuốn Samatapāsādikā bằng tiếng Pāli cũng được chuyển ngữ sang tiếng Trung Hoa do ngài Sanghabhadra biên dịch vào năm 489 sau CN.[19]
* Tác phẩm Kaṅkhāvitaraṇī
- Tác phẩm Kaṅkhāvitaraṇī – Buddhaghosa tự viết và không theo yêu cầu của bất kỳ ai. Tác phẩm này là một bài bình luận về Pātimokkha (là một trong các bộ Luật Tạng (Vinaya Piṭaka) và biểu hiện một số giới luật (vinaya) rất dễ bị sai phạm để các Tỳ-khưu và Tỳ-khưu Ni phải lưu ý. Tác Phẩm này được thấy xuất hiện tại Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện và Anh quốc. Chúng tôi có bản chép tay viết bằng tiếng Sinha và tác phẩm Kaṅkhāvitaraṇī được lưu trữ tại thư viện Phương Đông, Colombo. Ngày tháng tác phẩm được viết là vào khoảng những năm 410 đến 432 sau CN. [20]
* Các bài bình luận về Kinh tạng (Sutta Piṭaka)
Chú giải Trường bộ kinh (Sumaṅgalavilāsinī)
Buddhaghosa cũng viết các bài bình luận về nhiều quyển kinh tạng (Sutta Piṭaka) như:
- Sumaṅgalavilāsinī – được viết theo yêu cầu của trưởng lão Saṅghathera Dāṭha. Đây là một bài bình luận về Dīgha–Nikāya (bài bình luận dài) được chia ra làm ba phần:
(1) Sīlakkandha.
(2) Mahāvagga
(3) Patheya hay là Pāṭikavagga.
Trong cuốn Sumaṅgalavilāsinī, chúng ta có một hình ảnh sống động về thể thao và những thời gian nhàn hạ. Về vị trí địa dư của các quốc gia, những hậu quả về cuộc sống ẩn dật, v.v… vào những ngày xưa. Điều cốt yếu nhất trong Phật giáo, những chi tiết về tinh thần A-la hán (Arahatship), không những được mô tả trọn vẹn mà còn được so sánh một bên là với lý tưởng Bà-la-môn (Brahman) còn bên kia là lòng đạo đức bình dân của người đời. Cuốn sách rất súc tích viết về những thông tin lịch sử, và khoa học dân gian và cũng có rất nhiều những chuyện kể đã chiếu một chút ánh sáng về lịch sử xã hội, chính trị, tôn giáo và triết học Ấn Độ dưới thời Đức Phật. Sách đã được in và phát hành bằng tiếng Miến Điện. Có hai bài giảng thuyết của ngài Buddhaghosatrong hai phần được xuất bản tại Tích Lan. Sách đã cống hiến cho chúng ta một cái nhìn về kiến thức sâu rộng về khả năng ngôn ngữ của Buddhaghosa, cuốn sách không mấy lẫn lộn như trong các bản chú giải trước đây.
Chú giải Trung bộ kinh (Papañcasūdanī)
- Cuốn Papañcasūdanī– được viết theo yêu cầu của một Ngài tên là Buddhamitta. Đây lại là một bản chú giải về Trung bộ kinh (Majjhima Nikāya) được chia ra làm ba phần:
(1) Mūlanpaññāsa,
(2) Majjhimapaññāsa và
(3) Uparipaññāsa.
Năm mươi bài giảng thuyết đầu tiên và một hoặc hai giảng thuyết về Majjhimapaññāsa đã được xuất bản thành nhiều phần tại Tích Lan
Chú giải Tương Ưng kinh (Sāratthapakāsinī)
- Sāratthapakāsinī – được viết theo yêu cầu của một Hòa Thượng tên là Jotipāla. Đây cũng là một bài bình luận về Tương Ưng kinh (Samyutta Nikāya), có nghĩa là, một bài bình luận về:
(1) Tổng Kệ Phẩm (Sagāthāvagga),
(2) Duyên Khởi Phẩm (Nidānavagga),
(3) Uẩn Phẩm (Khandhavaggya).
(4) Saḷāyatanavagga và
(5) Đại Lâm Phẩm (Mahāvagga).
Toàn bộ tác phẩm này có thể đã được in tại Tích Lan và Miến Điện.
Chú giải Tăng Chi kinh (Manorathapūraṇī)
- Manorathapūraṇī – được viết theo yêu cầu của một Ngài tên là Bhaddanta. Đây là một bản chú giải về Tăng Chi kinh (Aṅguttara Nikāya) được chia thành 11 phần như là: Ekanipāta, Dukanipāta, Tikanipata v.v… toàn bộ tác phẩm đã được in và xuất bản tại tại Tích Lan và Miến Điện.
Chú giải Tiểu Bộ kinh (Khuddakanikāyaṭṭhakathā)
5. Khuddakanikāyaṭṭhakathā– Buddhaghosa viết một chú giải về bốn cuốn về Khuddaka Nikāya. Ông cũng đã viết bình luận về Khuddakapāṭha, Dhammapada, Suttanipāta. Những bài bình luận về Khuddakapāṭha và Suttanipāta được biết đến như là Paramatthajotikā. Ông cũng đã viết những bài bình luận trên theo ý riêng của mình. Những tác phẩm này cũng vừa mới được Hội các thánh điển Pāli biên tập và xuất bản tại Luân đôn.
Chú giải Pháp cú kinh (Dhammapadaṭṭhakathā)
Chúng ta nghiên cứu tiếp đến tác phẩm Dhammapadaṭṭhakathā. Hiện có nhiều nghi ngờ không hiểu Buddhaghosa có phải là tác giả của tác phẩm này hay không. Tác phẩm này với tầm cỡ rất lớn, không những chỉ gồm cuốn Aṭṭhakathā mà thôi, nghĩa là phần giải thích những từ và những thành ngữ trong bản văn mà còn có một khối lượng khổng lồ những chuyện kể minh họa về bản chất các câu chuyện Jātaka. H.C. Norman người đã biên tập toàn bộ tác phẩm cho nhà xuất bản P.T.S., cũng đã đồng ý là các câu chuyện minh họa này xuất phát từ Ngài Buddhaghosa, một nhà biên soạn và chú giải Kinh Phật đại tài; trong khi đó E.W. Burlingame trong cuốn sách viết về những câu chuyện huyền thoại về Phật giáo được dịch từ bản chú giải kinh Dhammapada, thì Buddhaghosa, nhà chú giải Kinh Phật vĩ đại này lại không phải là tác giả của tác phẩm này.
Theo truyền thống Phật giáo, thì ngài Buddhaghosa là tác giả của cuốn Aṭṭhakathā và điều này đã được xác minh ở lời ghi ở cuối sách của chính tác phẩm đó. Cũng có thể tham khảo tại Thiền viện Mahāvihāra ở tại Tích Lan, như Morman đã chỉ rõ, [21] và điều này cũng nhằm xác nhận Buddhaghosa có liên quan đến tác phẩm này vì cũng chính tại đó Buddhaghosa đã viết những bài bình luận của mình. Ông Burlingame đã nhấn mạnh về những khác biệt trong ngôn ngữ và văn phong giữa các bản chú giải Dhamma-padaṭṭhakathā và các bài khác không có nghi ngờ gì Buddhaghosa đã biên soạn các tác phẩm đó cả. Nhưng chúng ta có thể nêu ra sự khác biệt rõ ràng, vì chính sự khác biệt giữa các đề tài thuộc nhiều bản văn khác nhau cũng đã được cứu xét để chú giải. Tác phẩm Dhammapada, không giống như các tác phẩm vĩ đại Nikayas viết ở thể kệ và văn xuôi gāthās, mà lại được viết hoàn toàn ở thể gāthā với bối cảnh là kệ. Còn trong cuốn Nikāyas như đã được chỉ rõ trong văn bản. Chính vì vậy mà ở đây ta cần phải liệt kê tác phẩm này vào dạng tác phẩm qui phạm Phật giáo. Hardy lại chỉ rõ [22] trong câu truyện người lái buôn Ghosaka, như Buddhaghosa đã kể trong tác phẩm Manorathapūraṇī, lại rất khác biệt với cùng một câu chuyện được kể trong chú giải Dhammapada.
Ở đây ta phải lưu ý đến một thực tế là Buddhaghosa không viết những bản chú giải của mình một cách độc lập riêng rẽ với những bản văn giới luật. Nhưng đa phần ông lại dịch và biên soạn từ nhiều bản chú giải từ tiếng Sinha khác nhau. Đôi khi ông sử dụng những Haha-Aṭṭhakathā, đôi khi lại dùng Mahāpaccarī và rồi ông lại quay trở lại với Kuruṇḍa Aṭṭhakathā; chính vì thế mà Buddhaghosakhông thể không nhận lãnh trách nhiệm về những khác biệt trong các chuyện kể trên, rất có thể vì những khác biệt đó lại rất phổ biến trong các bản chú giải nổi tiếng cổ xưa. Như chúng ta đã chỉ rõ nơi chương trên. Điều đó được biểu hiện ở nhiều công trình tập thể của một số đông các nhà hiền triết và học giả Phật giáo khác đang cùng cộng tác để giải thích những lời nói của thầy mình từng lời như Đức Phật phán ra; và những bản chú giải đã được triển khai qua nhiều thể kỷ đang xen nhau giữa Đức Phật và các nhà chú giải là những người đã lên khuôn cuối cùng cho tác phẩm đó.
Một số khác biệt nơi phần lớn các câu chuyện huyền thoại, như các dụ ngôn và truyện kể lại được sát nhập vào các bản chú giải là điều rất tự nhiên. Chính vì vậy, mà chúng ta có khuynh hướng cho là những lời ghi cuối sách xác nhận quyền tác giả của tác phẩm Dhammapada-Aṭṭhakathā là chính ngài Buddhaghosa là điều rất chính xác. Cho dù ở mức độ quyền tác giả tác phẩm Dhammapada có liên quan, ta có thể nghĩ tình trạng các bản chú giải nguyên thuỷ đó đã không được chuyển ngữ tại Tích Lan. Có nhiều phiên bản khác nhau nơi các câu chuyện minh họa. Công việc duyệt lại chính tác phẩm Dhammapada trước khi ngài Buddhaghosa xuất hiện để so sánh tác phẩm bằng tiếng Pāli với bản dịch sang tiếng Trung Hoa vào năm 223 sau CN. Tác phẩm Dhammapada của Beal được dịch từ phiên bản Trung Hoa sang kinh điển Phật giáo [23] đã vạch ra một sự khác biệt lớn nơi tác phẩm bằng tiếng Pālitrong gala Phật giáo cũng như những chuyện kể phụ họa. Chính vì thế những sự khác biệt nơi hai phiên bản chuyện kể về Ghosaka trong hai tác phẩm bình luận của ngài Buddhaghosa không gây ra nhiều hậu quả trầm trọng mấy.
Trong phần mở đầu tác phẩm Chú giải Pháp cú (Dhammapada–aṭṭhakathā), Buddhaghosa cho biết ông dịch những lời bình tiếng Shinha sang tiếng Māgadhi, ông thêm vào chỗ này chỗ kia một vài ghi chú của riêng ông theo lời yêu cầu của một Hòa thượng tên là Kumārakassapa [24] bản chú giải Dhammapada gồm nhiều chuyện kể hài hước, truyện về súc vật, huyền thoại về các thánh, v.v… một vài câu chuyện này đã được Milinda-Pañho đề cập đến, thí dụ như câu chuyện Maṭṭhakuṇḍali, Sumaṇa, v.v… (xem các chuyện huyền thoại về Đức Phật. pt. I, pp. 60-62). Song song với các câu chuyện được ghi trong cuốn sách này ta còn được thấy trong tác phẩm Divyāvadāna và Kandjur viết bằng tiếng Tây Tạng (xem các huyền thoại về Đức Phật) pt. I, pp. 63-64)
* Chú giải Tạng Diệu pháp (Abhidhamma Piṭaka)
Các bài bình về tạng Diệu Pháp (Abhidhamma) như sau:
- Atthasālini – một bản chú giải về một đoạn trong tác phẩm Dhammasaṅgaṇi, chúng ta đã đề cập đến bài này rất dài. Tại Miến Điện các nhà sư sinh viên phải học rất kỹ và thường thì các tác giả của Abhidhammathường trích tác phẩm này. Đây là một trong số các tác phẩm của Buddhaghosa được biết đến nhiều nhất. Khảo sát sơ qua về Atthasālini cho thấy là tác phẩm được biên soạn sau Samantapāsādikā đã được đề cập đến ở các trang 97 và 98 tác phẩm do P.T.S xuất bản).
- Samohavinodanī – một bản bình luận về Vibhaṅga (giải trình)
- Dhātukathāpakaraṇaṭṭhakathā – một bản bình về Dhātukathā (bàn về các nhân tố)
- Pugga Paññāttipakaraṇaṭṭhakathā – một bản bình luận về Puggala Paññātti, bản dịch tiếng Anh của một nhà văn hiện đại do hội Pāli Text society. London in và xuất bản.
- Katthāvatthu aṭṭhakathā – một bản bình luận về Katthāvatthu (những điểm trái ngược.)
- Yamakapakaraṇaṭṭhakathā – một bản bình luận về Yamaka.
- Paṭṭhānapakaraṇaṭṭhakathā – một bản bình luận về Patthana, cuốn sách cuối cùng của Luận tạng Abhidhamma, được viết theo yêu cầu của một nhà sư mang tên CullaBuddhaghosa [25].
Buddhaghosa cũng đã viết tác phẩm Paritta-aṭṭhakathā, một trong số các tác phẩm Luận tạng Abhidhamma. Các bản chú giải sau này như ông đã đề cập đến ở bài trước [26] và tất cả các tác phẩm đó đều giả định chính là tác phẩm Visuddhimagga của Buddhaghosa. [27]
* Tác phẩm Pitakaṭyalakkhaṇagandha
Ngoài các bài bình luận kể trên, vẫn còn được lưu trữ trong các tác phẩm Sāsanavaṃsa, Buddhaghosacòn viết Pitakaṭyalakkhaṇagandha và một tác phẩm khác bằng tiếng Phạn, cuốn “Padyacūḍāmaṇī” [28]mà quyền tác giả cũng được gán cho ngài Buddhaghosa và đã được xuất bản mới đây do lệnh của nhà cầm quyền Madras, và được ông Kuppuswāmi Śāstrī và một người khác nữa biên soạn.
* Tác phẩm Padyacūḍāmaṇī
Đây là một Nhiếp Đại Thừa (Mahākāvya) viết bằng tiếng Phạn về cuộc đời Đức Phật. Chẳng có gì trong cuốn sách này cho thấy ai là tác giả trừ một số chữ rất khiêm tốn trong đoạn thơ thứ hai và thứ ba trong đoạn thứ nhất. Những lời ghi cuối mỗi bài kệ cho thấy một người có tên là Buddhaghosacarya nào đó hay đơn giản là Buddhaghosa đã viết tác phẩm. Ông S. Kuppuswāmi Śāstrī, người biên soạn tác phẩm, đã xác nhận Buddhaghosa như là một nhà viết bình luận vĩ đại nào đó. Trước khi bàn về sự xác nhận này chúng ta sẽ đưa ra một bản tóm tắt về nội dung tác phẩm, cho phép chúng ta nghiên cứu thấu đáo vấn đề này. Tác phẩm gồm có mười đoạn, tất cả có sáu trăm bốn mươi mốt câu kệ. Mở đầu với bài mô tả về thành phố Kapilavastu (Kapilanagara). Rồi đến một bài tường thuật về Śuddhodana và nữ hoàng Māyā. Đoạn thứ hai bắt đầu với bài tường trình về cuộc thăm viếng của các thần tại Thiên Cung Tuṣita, tiếp theo sau bài tường trình về cuộc tiếp kiến giữa các vị thần và Đức Phật. Và tiếp theo sau đó là đoạn mô tả về Đức Phật với hai mươi ba câu kệ. Rồi đến phần các vị thần phát biểu được viết với mười bảy đoạn kệ ngợi khen Đức Phật là người họ rất ngưỡng mộ, khớp với lời thỉnh cầu của họ xin Đức Phật được đầu thai và giáng trần làm con trai của Śuddhodana. Các vị thần rất vui sướng và Đức Phật (Lord Tuṣita) đầu thai trong lòng Māyā. Đoạn thứ ba bắt đầu với việc mô tả về Māyādevī trong thời kỳ mang thai. Trong câu thứ mười của cùng đoạn đó còn mô tả việc hài nhi ra đời, tiếp theo là một đoạn dài mô tả những biến cố xảy ra về việc ngài sinh ra. Rồi tiếp đến là đoạn mô tả về những quà biếu cho Śuddhodana nhân dịp bà sinh hạ con trai và tuân thủ các nghi thức vào lúc sinh con và lễ đặt tên cho con trẻ. Câu kệ 33-41 gồm một bài tường trình về những trò chơi của cậu con trai khi còn nhỏ. Rồi đến bài tường trình về giai đoạn học hành của Đức Phật, những thành đạt của ngài vào thời niên thiếu. Và ngài được cử làm thái tử. Đoạn thơ thứ tư nói về việc cầu hôn của thái tử. Tướng Koliya đã dâng con gái cho ngài và được sự đồng ý của Śuddhodana. Câu 4-35 mô tả việc trang hoàng thủ đô Koliya, mô tả về công chúa và chàng rể là thái tử sáng giá.
Câu 36-53 mô tả lễ cưới, và đoạn còn lại là bài tường trình về việc hoàng tử đến Kapilavastu, sự vui mừng của các phụ nữ thành Kapilavastukhi nhìn thấy ngài, v.v… bài thứ năm mô tả những hưởng thụ của hoàng tử theo từng mùa trong năm. Nhà vua Śuddhodana yêu cầu hoàng tử tỏ cho nhà vua biết về tài khéo sử dụng vũ khí, hoàng tử hứa sẽ cho đức vua biết vào ngày thứ bảy. Bài kệ kết thúc bằng việc hoàng tử biểu diễn tài sử dụng vũ khí. Bài thứ sáu bắt đầu việc mô tả về mùa xuân. Hoàng tử ra ngoài dạo chơi trong một ngôi vườn. Rồi các vị thần cho ngài bắt gặp một người già, một người bệnh, và một người chết. Tiếp đó là cuộc đối thoại giữa hoàng tử và ba nhân vật trên cùng với người đánh xe ngựa và các câu trả lời của họ, việc trở lại thành phố và cuộc hội kiến với một nhà tu khổ hạnh, những câu hỏi được đặt ra với người đánh xe về nhà tu khổ hạnh và câu trả lời của họ. Bài kệ kết thúc bằng việc hoàng tử ước ao được dạo chơi trong vườn trở lại. Bài kệ thứ bảy được bắt đầu với việc mô tả về ngôi vườn trong hoàng cung. Hoàng tử đến một cái hồ và thực hiện các trò thể thao dưới nước. Cũng có đoạn mô tả về cái hồ và các trò thể thao tại đó. Bài kệ thứ tám cho ta thấy một buổi hoàng hôn tuyệt vời, và bóng đêm khi mặt trời lặn, gồm cả việc mô tả về bầu trời và trăng lên. Rồi sau đó là việc mô tả hoàng tử trở lại lâu đài.
Bài kệ thứ chín mở đầu với việc hoàng tử ngồi trên một chiếc xe ngựa đẹp tuyệt trần và tham gia vào nghi lễ ārātrika. Rồi mô tả về cuộc nhảy ca đàn hát v.v… trước sự hiện diện của hoàng tử. Nhưng hoàng tử không tìm đâu ra hứng thú trong các trò tiêu khiển đó và trở nên rất buồn rầu ủ rũ.. rồi bài kệ mô tả tiếp các vị thần xuất hiện và tôn kính hoàng tử bằng nhiều cách khác nhau. Thế rồi đột nhiên bài kệ lại kể về cuộc du hành của hoàng tử sau 30 du thiện na (yojanas, do tuần) ngài đã đến được bờ sông Anovamā (tiếng Pāli, Anomā) tiếp theo là một bài mô tả về con sông, hoàng tử vượt sông, xua đuổi các con hầu về nhà, và mặc áo cà sa thực hiện khổ tu ăn chay đền tội. Ngài lưu lại bên bờ sông Anovamā một thời gian rồi đi đến thành phố Rājāgṛiha, thủ phủ của vùng Bimbisāra để khất thực. [29] Sau khi rảo qua khắp các đường phố để gom của bố thí, ngài đã lên núi gọi là Pāṇḍva. Tại đó ngài đã dùng bữa, rồi vào rừng để thực hiện khổ hạnh trong một thời gian dài.
Hoàng tử vẫn không đạt đến được Niết-bàn bằng những việc hãm mình khắc khổ đó, ngài bắt đầu cân nhắc đến những phương thế khác để đạt đến việc mình hằng mơ ước bấy lâu nay. Một đêm nọ ngài mơ thấy năm giấc mơ. Khi tỉnh dây và ngài hiểu ra ý nghĩa của các giấc mơ đó. Ngay ngày hôm đó, ngài biết chắc chắn đã có thể đạt đến Niết-bàn. Sau khi thực hiện các nhiệm vụ buổi sáng và chờ thời điểm đi khất thực, ngài đã ngồi ngay dưới gốc bụi tre. Rồi một phụ nữ đem đến một ít sữa làm bằng gạo để dâng cho thần linh tại gốc tre đó, cứ tưởng ngài là thần linh, bà ta đã dâng sữa Pāyasa cho ngài dùng, và chính ngài cũng sử dụng một chút sữa này, rồi ngài đến bờ sông Nerañjarā. Tại đó sau khi đã tắm, ngài dùng bữa và rồi đến ở trong rừng trong vòng một ngày. Đến cuối ngày, ngài đến một gốc cây Bồ-đề. Ngài rắc cỏ Kusa do Brahmā đem lại. Thế rồi một chỗ ngồi xuất hiện ở trên cao. Ngài ngồi vào đó rồi các thần xuất hiện và khen ngợi ngài. Bài kệ kết thúc bằng việc đề cập tới thần Ma Vương xuất hiện để chiến thắng Đức Phật. Bài kệ thứ mười mô tả cuộc chiến đấu giữa Đức Phật và Ma Vương và đấng đã được giác ngộ chiến thắng Ma Vương.
Nghiên cứu câu chuyện về cuộc đời Đức Phật như đã được mô tả trong tác phẩm Padyacūḍāmaṇī cho thấy là tác giả đã viết khác tại nhiều chỗ so với những gì phiên bản được nhiều người chấp nhận trong văn học Phật giáo. Câu chuyện về các vị thần đến viếng thăm Thiên Đàng Tuṣita và họ yêu cầu Bồ-tát phải được sinh hạ giữa loài người như đã mô tả trong tác phẩm Padyacūḍāmaṇi, bài kệ thứ hai cũng được thấy trong tác phẩm Dhammapada–aṭṭhakathā, cuốn I, trang 84 và trong bản chú giải Jātaka, cuốn I trang 48, nhưng điều này không thấy có trong tác phẩm Lalitavistara hay trong tác phẩm Buddhacarita. Hiện nay tất cả mọi người đều chấp nhận là Đức Phật được sinh ra tại vườn Lumbini. Một cây cột Aśoka với một bia tạc chữ vẫn còn đó, đã xác nhận sự kiện này. Nhưng không đề cập gì đến nơi sinh như đã được nói đến trong tác phẩm Padyacūḍāmaṇi. Truyền thống được đa số các Phật tử chấp nhận đó là Hoàng Hậu Māyā là mẹ Đức Phật, đã qua đời ngay sau khi Đức Phật sinh ra.
Biến cố đó cũng không được nhắc đến tại tác phẩm được duyệt lại. Bản tường trình trong bài kệ thứ sáu nói về cuộc đi dạo chơi trong vườn và Đức Phật đã nhận ra trên đường về, một người già, một bệnh nhân và một người chết và những lời thắc mắc về số phận của họ giữa Đức Phật vài người đánh xe đã được ghi lại rất khác như đã thấy trong Kinh Sutta Mahāpadana trong Dīgha Nikāya viết và trong tác phẩm Jātaka [30] theo câu chuyện viết trong bản chú giải Jātaka, vị hoàng tử đánh xe ngựa và khi những điềm đó xuất hiện thì chỉ có ngài và không còn có ai khác đã thấy các điềm lạ đó. Và rồi Đức Phật đã hỏi người đánh xe. Nhưng trong tác phẩm Padyacūḍāmaṇī lại đề cập nhiều hơn đến người đánh xe. Theo kinh Luật Pāli, Rāhula có phải là con của đức Phật không? Được sinh ra trước khi Siddhārtha xuất gia.
Tác phẩm Buddhacarita cũng nhắc đến sự ra đời của Rāhula nhưng Padyacūḍāmaṇīlại không đả động gì đến chi tiết này. Bản tường trình việc xuất gia của hoàng tử Siddhartha được viết trong bài thứ chín trong tác phẩm Padyacūḍāmaṇī là điều hơi đột ngột. Hoàng Tử trở lại sau khi luyện tập thể thao tại hồ trong vườn hoàng cung và khi ra về có nhiều cuộc trình diễn nhảy múa và ca hát v.v… nhưng hoàng tử đã chống lại họ và đi thẳng đến bờ sông Anovamā. Theo như câu chuyện trong Kinh tạng Pāli thì trước khi xuất gia, Siddhartha đã đến từ biệt vợ mình, và Rāhula; và đi ngựa Kiền Trắc Kanthaka có Channa đi theo khi ngài rời khỏi cung điện. Trong tác phẩm (bài kệ thứ chín) có một bài tường trình về việc hoàng tử trở về thành phố Bimhbisāra nhưng không nói gì về việc ngài gặp nhà vua. Câu 54 trong cùng bài kệ đó đã nói về việc ngài đã thực hiện tu khổ hạnh khắc nghiệt. Nhưng lại không đả động gì đến việc ngài đến cư ngụ với Āḷāra Kālāmavà Uddakarāmaputta. Câu 59 và 60 ám chỉ việc dâng quà của người Pāyasa nhưng không đả động gì đến tên của Sujātā. Câu 70 cho biết vị Bồ-tát nhận được từ nơi Brahmā một đống cỏ và sửa soạn chỗ ngồi với số cỏ đó. Nhưng theo kinh Pāli lại cho là Sotthiya đã dâng cho Đức Phật người cắt cỏ. Bài tường thuật kết thúc với việc Đức Phật đánh bại Ma Vương – một biến cố mà bài kệ thứ mười ba trong tác phẩm Buddhacarita Aśwaghosa cũng kết thúc như vậy. Một điều cũng được biết đến rất nhiều là ngoài mười bảy bài kệ của Buddhacarita, chỉ có mười ba bài đầu là còn nguyên bản, còn bốn bài còn lại do một người chép thuê tên là Amritānanda biên chép lại.
Nghiên cứu các chi tiết trên đã rọi sáng một vài nghi ngờ về quyền tác giả của nhà chú giải Buddhaghosađối với tác phẩm Padyacūḍāmaṇī. Buddhaghosa tỏ ra rất quen thuộc với các truyền thống viết về cuộc đời của Ngài Śākya thông thái và không thể xảy ra là ông lại quên một số chi tiết quan trọng của người thầy vĩ đại này. Vấn đề là tác phẩm Padyacūḍāmaṇī lại kết thúc chính xác nơi phần nguyên bản hiện có trong tác phẩm Buddhacarita do Aśwaghoṣa viết phần kết là điều hết sức phi lý. Tác phẩm Buddhacarita được dịch sang tiếng Trung Hoa vào năm 420 sau CN, có nghĩa là rất gần với thời gian khi mà Ngài Buddhaghosa đã nổi tiếng quanh vùng đó. Rất có thể Buddhaghosa nhận ra toàn bộ tác phẩm của người tiền nhiệm nổi tiếng của mình, là ngài Aśwaghoṣa, tác phẩm được ôn lại rất có thể được một người viết kém nổi tiếng hơn sau khi tập kệ của Buddhacarita đã bị thất lạc. Cũng có thể là tác phẩm này đã được Buddhaghosa viết và cũng đã xuất hiện trễ hơn là nhà bình luận vĩ đại của nền văn học Phật giáo Pāli.
Một điểm khác nữa cũng cần được nghiên cứu. Không có gì phải nghi ngờ là nhà chú giải kinh Phật vĩ đại với kiến thức văn học Phạn rất uyên bác đến như vậy, nhưng không thấy dấu hiệu nào cho thấy nơi những bài tường thuật về cuộc đời của ông như đã được viết trong Mahāvaṃsa hay là trong những tác phẩm sau này như Sāsanavaṃsa, v.v… là ông có ý định viết bất kỳ điều gì bằng tiếng Phạn. Ông đã cống hiến toàn bộ cho văn học Pāli có thể là ông đã đi lạc đề trong việc viết một tập thơ dài bằng tiếng Phạn.
* Một số tác phẩm khác của Buddhaghosa
Các tác phẩm Mahāvaṃsa và Mahāyāzawin của Tumour cho là trong thời gian lưu lại tại đảo quốc Tích Lan, Buddhaghosa đã dịch sang tiếng Pāli toàn bộ những bản chú giải viết bằng tiếng Sinha về Tam tạng (Tripiṭaka) nguyên thủy do Mahinda đã sáng tác, người này đã là hoàng tử của vị hoàng đế Aśoka rất nổi tiếng và cũng là một người rất sùng đạo Phật tại Tích Lan. Mặt khác, một bản tóm lược bằng tiếng Sinha lại cho là ông cũng đã sáng tác ra Tam tạng (Tripiṭaka), rất có thể làđiều này có ý ám chỉ những bản chú giải của ông về tác phẩm này tại Miến Điện sau khi ông từ Tích Lan trở về. Huyền thoại Thái Lan rất kính trọng một phần tác phẩm này của ông xem ra hơi có vẻ rối rắm [31].
Spence Hardy đề cập đến một bản chú giải viết về tác phẩm Buddhavaṃsa do ông viết. Điều này rất có thể là tác phẩm Aṭṭhakathā còn được gọi là Maduratthavilāsinī theo thiển ý của Grimbolt thì quyền tác giả lại không được gán Buddhaghosa nhưng lại là một nhà sư Phật giáo sống tại cửa sông Kāverī miền nam Ấn Độ. [32]
* Tác phẩm của Buddhaghosa – một kho tàng sử liệu quan trọng
Một bản nghiên cứu chi tiết về các tác phẩm của ngài Buddhaghosa đã giúp cho các sinh viên ham học hỏi rất nhiều điều còn sâu xa hơn những vấn đề đã được nghiên cứu ở đây, tuy nhiên vẫn còn có rất nhiều điều ta chưa với tới hay đề ra được một giải đáp ổn thoả. Cuộc đời của ông, những quan điểm về xã hội, tôn giáo và triết học của ông, những hồi tưởng của ông về đảo quốc Tích Lan, các quan hệ của ông với Buddhadatta, các cống hiến đặc biệt của ông cho tư tưởng Phật giáo, v.v… tất cả những điều đó đều có thể thu thập được trong các tác phẩm của ông đã viết. Các tác phẩm của Buddhaghosa đã hé mở ra tiến độ sự phát triển chính tư duy của ông và giúp giải thích toàn bộ tư duy thuộc các thế hệ trước ông. Các tư duy đó đã in đậm dấu ấn hiểu biết sâu xa và học thức uyên bác của ông. Nói về những giá trị các tác phẩm Buddhaghosa đã thực hiện, bà Rhys Davids nhận định, “Ta có thể sẵn sàng thừa nhận một điều là không cần phải chấp nhận toàn bộ những gì Buddhaghosa đã thực hiện. Khoảng cách giữa khả năng kiến tạo thiên tài của Đức Phật Cồ Đàm và các đồ đệ của ngài nếu như được so sánh với những thế hệ hậu sanh kế tiếp không nhất thiết phải phê phán để làm giảm giá trị những công sức cống hiến của các nhà chú giải Kinh Phật mới có đủ sức thuyết phục. Triết lý của ngài Buddhaghosa chắc chắn không thuộc loại thô thiển và ông có dư khả năng bỏ qua không chú giải những vấn đề nan giải, đối với người phương Tây đó là điều hoàn toàn họ chưa thông hiểu. Tuy nhiên, theo tôi sự nghiêp của Ngài Buddhaghosa không những rất đáng gợi nhớ, nhưng còn là cả một kho báu lịch sử đáng quan tâm. Nếu gác bỏ sang một bên có nghĩa là để mất đi toàn cảnh một quá trình lịch sử triết lý Phật giáo.” [33]
R.C childers đã phát biểu rất đúng đắn về ngài Buddhaghosa như sau: “Buddhaghosa đã không tự giới hạn mình trong công việc dịch thuật các tác phẩm Mahendra, nhưng ngài còn biết kết hợp chặt chẽ các tư liệu biên niên sử viết bằng tiếng Sinha cổ điển sẵn có vào thời điểm đó, và đóng góp vào đó những cống hiến to lớn của riêng ông, chủ yếu thuộc lãnh vực chú giải Kinh Phật. Rất nhiều vấn đề chứa đựng trong các tác phẩm chú giải Kinh Phật của ông rất cổ xưa như chính Tam tạng (Tripiṭaka), trong khi đó, giống như Tam tạng, các tác phẩm của ông rất súc tích trong lịch sử, và trong dân gian và có đầy rẫy những chuyện kể có thể làm sáng tỏ những hoàn cảnh đạo đức và xã hội Ấn Độ cổ xưa.” Ông đã để lại một gia tài hết sức phong phú cho nền văn học Phật giáo. Tác giả Gray trong lời giới thiệu cuốn Buddhaghosuppatti đã ghi lại như sau: “Đặc biệt Savaṇṇabhūmi đã có lý để hãnh diện về ông. Thái Lan đã tìm thấy nguồn gốc Kinh Phật nơi ông. Rõ ràng là từ các cuốn biên niên sử Talaing, và món nợ ân tình Miến Điện mắc nợ nơi đảo quốc Tích Lan cũng đã được bù đắp đầy đủ khi mà vào thế kỷ thứ 12 thì Miến Điện đã có thể hoàn lại cho đảo quốc thánh đó một bản Kinh Phật gồm tất cả những tác phẩm quốc gia này đã mượn từ hòn đảo này bảy thế kỷ trước đó và đã bảo tồn hết sức cẩn thận.” (pp. 31-32,) Tác giả Gray cũng cho biết thêm: “Các bản chú giải của ngài Buddhaghosa hiện còn lưu giữ tại Tích Lan, đã được tước đoạt từ tay các kẻ ngoại đạo tại Miến Điện. Các vị tu sĩ Sinha không còn giữ được một bản nào sau khi ngài Buddhaghosa đã biên soạn ra, nếu không thì Fa-Hiên, khi đến thăm Anurādhapura sau ngày Buddhaghosa qua đời, chắc chắn đã đề cập đến và rất có thể lấy được một số bản chú giải đó, ít nhất cũng một bản chú giải về cuốn Giới Luật (Vinaya).”(tr. 32)
Nhờ những khổ công nghiên cứu của cố giáo sư T.W. Rhys Davids và Bà Rhys Davids, những nhà sáng lập ra Hội Bản Văn Pāli (Pāli Text Society) cũng nhờ có ông Surrey và các cộng sự viên khác đã xuất bản một vài tác phẩm quan trọng của ngài Buddhaghosa, cụ thể là tác phẩm Visuddhimagga, một phần tác phẩm Sumaṅgalavilāsinī, tác phẩm Atthasālini, bản chú giải Puggala Paññātti, Dhammapada, Katthāvatthu và Patthana. Chúng tôi rất hân hạnh thấy rằng họ đã tiến hành in ấn một số ít sách của nhà chú giải Kinh Phật đại tài này, cụ thể là cuốn Manorathapūraṇī, Sammohavinodanī, Sāratthapakāsinī, Samantapāsādikā và phần còn lại của cuốn Sumaṅgalavilāsinī. Không còn nghi ngờ gì nữa những tác phẩm này đã đang và sẽ là những tác phẩm trường tồn vĩnh cửu cho xã hội và từ đó toàn thế giới sẽ biết nhiều hơn về Phật giáo.
—–*—–
[1] Buddhaghosa ca āyasmato Revatassa santike nisīdanto Đānodayaṃ nāma gandhaṃ Atthasāliniṃ ca gandhaṃ akāsi. Tatopacchā parittaṭṭhakathaṃ kattukāmo hutvā ārabhi. (Sāsanavaṃsa, P.T.S., p. 31.)
[2] J.P.T.S., 1890, p. 53.
[3] Ibid., 1890, p. 56.
[4] Mrs. Rhys Davids: A Buddhist Manual of Psychological Ethics, p. xxi.
[5] Mr. Nagai in the Journal of the Pāli Text Society, points out that the Visuddhimagga of Buddhaghosa is but a revised version of Vimuṭṭimagga by a thera named Upatissa of Ceylon. He also points out that the author, Upatissa, belonged to the first century A.D., and was a contemporary of King Vasabha of Ceylon (A.D. 66-109). The work is entirely lost in Ceylon and it exists only in a Chinese translation dated A.D. 505 by a Cambodian priest named Saṅghapāla. Mr. Nagai in Section 5 of his article shows how the Chinese text agrees generally with the text of the Visuddhimagga, and furthe records thus, “the difference in each case can be accounted for in one way or another on the ground of re-arrangement, interpolation or curtailment. On the whole, the description of the Chinese is much simpler than that of the Pāli.” (J.P.T.S., 1917-1919, pp. 69-80.)
[6] See chapters I and II.
[7] Buddhism, Primitive and Present, by Copleston, p. 213.
[8] Ibid., p. 212.
[9] Spence Hardy, Manual of Buddhism, p. 531-532.
[10] James Gray, Buddhaghosuppatti, Introduction, p. 31.
[11] J.P.T.S., 1891-1893, p. 97.
[12] Sāsanavaṃsa, p. 30, “Saṃghapālatherassa āyācanaṃ ārabbha Visuddhimaggo kato.”
[13] Buddhist Legends (Harvard Oriental Series), Pt. I, p. 48.
[14] Mahāvaṃsa (Tumour), p. 251. “Pālimattaṃ, idhānītaṃ, n’atthi Aṭṭhakathā idha, | tathācariyavādā ca bhinnarūpā na vijjare, | Sīhalaṭṭhakathā suddhā Mahindena matimatā sañgītittayaṃ ārūḷhaṃ sammāsaṃbuddhadesitaṃ | Sāriputtādigītañ ca kathāmaggaṃ samekkhiya | katā sīhalabhāsāya sīhalesu pavattati. | Taṃ tattha gantvā sutvā tvaṃ Māgadhānaṃ niruttiyā | parivattehi, sā hoti sabbalokahitāvahā.”
Cf. Sāsanavaṃsa, p. 31. It explains ‘bhinnarūpā na vijjare’ as bhinnohutva atthi, which is a misinterpretation. “Jampudīpe…pāḷimattaṃ yeva, atthi, aṭṭhakathā pana natthi. Aṭṭhakathā tīsu ca saṃgītīsu ārūḷhā pāḷiyo Sāriputtatherādīhi desito “Kathāmaggo” “Sīhaladīpe atthi.”
[15] Sumaṅgala-Vilāsinī, Vol. I (P.T.S.), p. 1.
“…theranaṃ theravamsappadīpānaṃ
snnipuṇavinicchayānaṃ Mahāvihārādivāsīnaṃ
Hitvā punappunāgataṃ attham pakāsayissāmi.”
Cf. Sāratthapākasinī (MSS.), p. 1.
[16] Saddhamma-Sangaho, p. 55. “Buddhaghosa sabbe potthake gahetvā Mahavihārassa dakkhiṇa-bhāge Padhānagharaṃ nāma ekasmin pāsāde vasanto sabbaṃ Sīhalaṭṭhakathaṃ parivattetvā mūlabhāsāya Māgadhikāya niruttiyā…”
[17] Sāsanavaṃsa (P.T.S.), p. 73. “Bhagavato pana parinibbānato tiṃādhikānaṃ navavassasatānaṃ upari Marammaraṭṭhe Sañ-Lañ-Kroṃ nāmena raññā samakālavasena…Buddhaghoso Buddhadattatherehi…te te ganthe akaṃsu.”
[18] A Buddhist Manual of Psychological Ethics by C.A.F. Rhys Davids, p. xxī.
[19] See Nariman’s Literary History of Sanskrit Buddhism, p. 263.
[20] A Catalogue of Pāli, Sinhalese and Sanskrit Manuscripts in the temple libraries of Ceylon compiled by the late Louis De Zoysa. Colombo, 1885, p. 2.
[21] Dhammapadaṭṭhakathā, (P.T.S.) Vol. I, pt. 2, p. xvī.
[22] J.A.R.S., 1898, pp. 741-794.
[23] Norman, The commentary on the Dhammapada, Vol. I, pt. II, pp. xv-xvi.
[24] Dhammapada commentary (P.T.S.), edited by Norman, Vol. I, pp. 1-2.
“…nipuṇā Atthavaṇṇauā, Yā Tambapaṇṇīdīpaṃhi dīpabhāsāya saṇṭhitā,
… dantena samacārinā
Kumārakassapenāhaṃ therena…
…abhiyācito,
…āropayitvāna tantibhāsaṃ manoramaṃ,
gāthānaṃ vyañjanapadaṃ yaṃ tattha na vibhāvitaṃ,
kevalaṃ taṃ vibhāvetvā sesaṃ taṃ eva atthato,
bhāsantarena bhāsissaṃ āvahanto vibhāvinaṃ,
manaso pītipāmojjaṃ atthadhammūpanissitanti”
[25] According to the Gandhavaṃsaha (J.P.T.S., 1886, p. 63), an author named Cullabuddhaghosa composed two treatises, Jātattagīnidānaṃ and Sotattagīnidānaṃ. It appears that the he flourished long after Buddhaghosa. The Gandhavaṃsa gives the names of a number of authors between him and Buddhaghosa. He must, therefore, be differentiated from Cullabuddhaghosa referred to here.
[26] Sumaṅgalavilāsinī, Vol. I, p. 70, “Atthikehi Samantapāsādikaṃ Vinayaṭṭhakathaṃ oloketvā gahetabbaṃ.” Puggala Paññatti commentary, p. 222, “Ayam Aṅguttaraṭṭhakathāyaṃ nayo.” See also P.P. Com., p. 247. Atthasālinī refers to the Samantapāsādikā, pp. 97 and 98, to the Vibhaṅga commentary, p. 407.
[27] Atthasālinī, pp. 168, 186, 187, 190, 198. Sumaṅgalavilāsinī, Vol. I, p. 2; Puggala Paññatti commentary, p. 254, “Visuddhi-Magge yaṃ vuttam taṃ anādāya saṅkhatā…”
[28] The Padyacūḍāmaṇi of Buddhaghoṣācārya Edited by (the late) M. Ranga Achārya, M.A., Rao Bahadur and by S. Kuppuswāmi Śāstrī, M.A., with a commentary by Paṇḍits K. Venkatesvara Śāstrī and D.S. Satakopa Āchārya. Published under the orders of the Government of Madras.
[29] The editors of the work as well as the commentators have referred to a Bimbasārapuri in verse 35. Bimbasārapuri is evidently a wrong reading for Bimbasārapuri or the city of King Bimbisāra, i.e. Rājagṛiha.
[30] Fausboll, Vol. I, p. 59.
[31] Indian Antiquary, April, 1890, Vol. XIX, p. 118.
[32] Indian Antiquary, April, 1890, Vol. XIX, p. 119.
[33] Mrs. Rhys Davids, A Buddhist Manual of Psychological Ethics, Introductory Essay, p. xxv.
—–*—–