(Bản Mới) Ngũ Giới Là Thường Giới Của Mọi Người

Ngũ-giới (pañcasīla) là thường-giới (nicca- sīla) chung của tất cả mọi người trong đời, không ngoại trừ một ai cả, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc. Tất cả mọi người đều phải giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, bất luận là người có thọ trì ngũ-giới hoặc không thọ trì ngũ-giới, cũng đều phải có bổn phận giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, bởi vì ngũ-giới là thường-giới chung của tất cả mọi người trong đời.

*   Nếu người nào giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn thì người ấy tạo đại-thiện-nghiệp giữ giới, đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc, đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

*   Nếu người nào phạm một điều-giới nào trong ngũ-giới thì người ấy đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả xấu, quả khổ đem lại sự bất lợi, sự thoái hóa, sự khổ não trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

* Quả Khổ Của Người Phạm Giới (Dussīla ādīnava)

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn đang ngự tại ngôi làng Pāṭaligāma, dân làng Pāṭali đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy dân làng Pāṭali rằng:

“- Này các người tại gia! Có 5 quả xấu, quả khổ của người phạm giới, người không có giới,  5 quả xấu, quả khổ ấy là:

Này các người tại gia! Trong đời này, người phạm giới, người không có giới làm tiêu hao của cải tài sản lớn lao, do nhân dể duôi.

Đó là quả xấu thứ nhất của người phạm giới, người không có giới.

Này các người tại gia! Người phạm giới, người không có giới có tiếng xấu bị lan truyền khắp mọi nơi.

Đó là quả xấu thứ nhì của người phạm giới, người không có giới.

– Này các người tại gia! Người phạm giới, người không có giới có bất-thiện-tâm e ngại, sợ sệt khi đi vào nơi hội đoàn hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Sa-môn, hội đoàn Bà-la-môn… Đó là quả xấu thứ ba của người phạm giới, người không có giới.

Này các người tại gia! Người phạm giới, người không có giới có ác-tâm mê muội lúc lâm chung.

Đó là quả xấu thứ tư của người phạm giới, người không có giới.

Này các người tại gia! Sau khi người phạm giới, người không có giới chết, ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa- ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

Đó là quả xấu, quả khổ thứ năm của người phạm giới, người không có giới.

Này các người tại gia! Đó là 5 quả xấu, quả khổ của người phạm giới, người không có giới như vậy”.

*   Vậy, quả xấu, quả khổ của người phạm giới của mình có 5 điều, mà quả-khổ điều thứ 4 và quả-khổ điều thứ 5 là:

–    Người phạm giới, không có giới có ác-tâm mê muội lúc lâm chung.

–    Sau khi người phạm giới, không có giới chết ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh).

* Quả Báu Của Người Có Giới (Sīlavanta ānisaṃsa)(1)

Đức-Thế-Tôn truyền dạy dân làng Pāṭali rằng: “- Này các người tại gia! Có 5 quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn. 5 quả báu ấy là:

1- Này các người tại gia! Trong đời này, người có giới, người giữ gìn giới được trong sạch và trọn vẹn có nhiều của cải lớn lao, do nhờ nhân không dể duôi (có trí-nhớ biết mình).

Đó là quả báu thứ nhất của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn.

2-   Này các người tại gia! Người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn có danh thơm tiếng tốt được lan truyền khắp mọi nơi.

Đó là quả báu thứ nhì của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn.

3-  Này các người tại gia! Người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn có đại- thiện-tâm dũng cảm, không rụt rè e thẹn khi đi vào nơi hội đoàn hoàng gia, hội đoàn gia chủ, hội đoàn Sa-môn, hội đoàn Bà-la-môn…

Đó là quả báu thứ ba của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn.

4-  Này các người tại gia! Người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn có đại- thiện-tâm tỉnh táo sáng suốt lúc lâm chung.

Đó là quả báu thứ tư của người có giới,  người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn.

5- Này các người tại gia! Sau khi người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn chết, đại-thiện-nghiệp giữ giới cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới (cõi người, hoặc 6 cõi trời dục giới), hưởng mọi sự an-lạc trong cõi ấy.

Đó là quả báu thứ năm của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn.

Này các người tại gia! Đó là 5 quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn như vậy”.

*   Vậy, quả báu của người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn có 5 điều, mà quả báu điều thứ 4 và quả báu điều thứ 5 là:

–   Người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn có đại-thiện-tâm tỉnh táo sáng suốt lúc lâm chung.

–   Sau khi người có giới, người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn chết, đại-thiện-nghiệp giữ giới cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới.

* Trong Chú-giải bài kinh Sakkapañhasutta, có đoạn đề cập đến những người có giới trong sạch có thể lựa chọn được cảnh tái-sinh 1 trong 6 cõi trời dục-giới rằng:

“Parisuddhasīlā nāma chasu devalokesu yatthicchanti, tattha nibbattanti”(1).

Những người có giới trong sạch trọn vẹn, lúc lâm chung có đại-thiện-tâm tỉnh táo sáng suốt muốn tái-sinh trên cõi trời nào trong 6 cõi trời dục-giới, thì sau khi những người ấy chết, dục- giới đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi trời dục-giới ấy theo ý muốn của mình, và hưởng được mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Như vậy, quả báu tốt lành của người giữ gìn giới của mình được trong sạch và trọn vẹn có 5 điều, mà quả báu điều thứ 4 và quả báu điều thứ 5 là:

–  Người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn có đại-thiện-tâm tỉnh táo sáng suốt lúc lâm chung.

–  Sau khi người giữ gìn giới trong sạch và trọn vẹn chết, đại-thiện-nghiệp giữ giới cho  quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc cõi 6 trời dục giới theo ý muốn của mình, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi thiện- giới ấy cho đến hết tuổi thọ.

Như vậy, sự thật mỗi người đã sinh ra trong đời này, chắc chắn tiền-kiếp của người ấy có ít nhất là ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn.

Thật vậy, nếu tiền-kiếp của người phạm điều giới nào của mình, không có giới thì không thể nào có thể tái-sinh đầu thai làm người trong cõi người này được.

Cho nên, tất cả mọi người đã sinh làm người đều vốn có ít nhất là ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn.

Kiếp hiện-tại nếu người nào có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, thì người ấy được gọi là người biết tự trọng, biết giữ gìn nhân phẩm quý báu vốn có trong con người của mình từ khi đầu thai làm người.

Những người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nhận thức rõ được 5 quả báu của người có giới trong sạch và trọn vẹn, và 5 quả khổ của người phạm giới, không có giới như vậy.

Cho nên, những người cận-sự-nam, cận-sự-nữ khi thọ phép quy-y Tam-bảo cùng với thọ trì ngũ-giới, rồi giữ gìn ngũ-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, và khuyến khích, tác động những người khác cũng nên giữ gìn ngũ- giới của họ cho được trong sạch trọn vẹn, tạo đại-thiện-nghiệp giữ giới, đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả an-lạc trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

Những cận-sự-nam, cận-sự-nữ ấy gọi là người thiện hơn người thiện trong đời.

Nghi Thức Xin Thọ Phép Quy-Y Tam-Bảo Và Thọ Trì Ngũ-Giới

Theo truyền thống Phật-giáo Theravāda, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ đến hầu đảnh lễ Ngài Trưởng-lão, kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới.

Thông thường, người ta làm cho thân sạch sẽ trước khi mặc bộ đồ mới sang trọng, trang điểm những đồ trang sức quý giá. Cũng như vậy, người cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên làm lễ xin sám hối Tam-bảo để cho tâm được trong sạch thanh- tịnh trước, sau đó mới thọ phép quy-y Tam-bảo như vậy người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có được Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trang điểm ở trong tâm. Chư bậc Tiền-bối có dạy 3 bài kệ sám hối Tam-bảo như sau:

* Lễ Sám Hối Tam-Bảo

–  Lễ Sám Hối Đức-Phật-Bảo

Uttamaṅgena vande’haṃ,

pādapaṃsuṃ varuttamaṃ.

Buddhe yo khalito doso,

buddho khamatu taṃ mama.

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,

Bụi trần dưới bàn chân cao thượng Đức-Phật.

Lỗi lầm nào con đã phạm đến Phật-bảo,

Cúi xin Phật-bảo xá tội ấy cho con.

(đảnh lễ một lạy)

–  Lễ Sám Hối Đức-Pháp-Bảo

Uttamaṅgena vande’haṃ,

dhammañca duvidhaṃ varaṃ.

Dhamme yo khalito doso,

dhammo khamatu taṃ mama.

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,

Hai hạng Pháp-bảo: pháp học và pháp hành.

Lỗi lầm nào con đã phạm đến Pháp-bảo,

Cúi xin Pháp-bảo xá tội ấy cho con.

(đảnh lễ một lạy)

–  Lễ Sám Hối Đức-Tăng-Bảo

Uttamaṅgena vande’haṃ,

saṃghañca duvidhuttamaṃ.

Saṃghe yo khalito doso,

saṃgho khamatu taṃ mama.

Con hết lòng thành kính cúi đầu đảnh lễ,

Hai bậc Tăng-bảo: Thánh-Tăng và phàm-Tăng.

Lỗi lầm nào con đã phạm đến Tăng-bảo,

Cúi xin Tăng-bảo xá tội ấy cho con.

(đảnh lễ một lạy)

Bài Kệ Cầu Nguyện

Iminā puññakammena, sabbe bhayā vinassantu. Nibbānaṃ adhigantuṃ hi, sabbadukkhā pamuccāmi.

Do nhờ năng lực thiện-tâm sám hối này, Cầu xin mọi tai hại hãy đều tiêu diệt.

Mong chứng đắc Thánh-đạo,Thánh-quả Niết-bàn, Cầu mong giải thoát mọi cảnh khổ tái-sinh.

Xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới

Ahaṃ(1) Bhante, tisaraṇena saha pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi. anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.

Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.

Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me. Bhante.

Nghĩa:

– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con(1) xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới.

Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam- bảo và thọ trì ngũ-giới cho con. Bạch Ngài.

Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới.

Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam- bảo và thọ trì ngũ-giới cho con, lần thứ nhì. Bạch Ngài.

– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, con xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới.

Kính bạch Ngài Trưởng-lão, kính xin Ngài  có tâm từ tế độ hướng dẫn thọ phép quy-y Tam- bảo và thọ trì ngũ-giới cho con, lần thứ  ba. Bạch Ngài.

Ngài Trưởng-lão truyền dạy rằng:

Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi (vadetha).

(Sư hướng dẫn từng chữ, từng câu như thế nào, con (các con) nên lặp lại từng chữ, từng câu như thế ấy).

Cận-sự-nam, cận-sự-nữ thưa rằng:

Āma, Bhante. Dạ xin vâng. Kính bạch Ngài.

Đảnh Lễ Đức-Phật

Ngài Trưởng-lão hướng dẫn đảnh lễ Đức- Thế-Tôn rằng:

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā- sambuddhassa. (3 lần)

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức- Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác. (3 lần)

Thọ Phép Quy-Y Tam-Bảo

Sau khi đảnh lễ Đức-Phật xong, Ngài Trưởng- lão hướng dẫn thọ phép quy-y Tam-bảo:

–   Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật.

–   Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp.

–   Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng.

– Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính  xin  quy-y Phật, lần thứ nhì.

–  Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ nhì.

–  Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, lần thứ nhì.

–  Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Phật,  lần thứ ba.

–  Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, lần thứ ba.

–  Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng,  lần thứ ba.

NTL : Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ. (Phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn bấy nhiêu!).

– Āma! Bhante. (Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài).

Thọ Trì Ngũ-Giới

Sau khi thọ phép quy-y Tam-bảo xong, tiếp theo thọ trì ngũ-giới:

1-  Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều-giới, có tác ý tránh xa sự sát-sinh.

2-  Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều-giới, có tác ý tránh xa sự trộm-cắp.

3-Kāmesu micchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều-giới, có tác ý tránh xa sự tà-dâm.

4-  Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều-giới, có tác ý tránh xa sự nói-dối.

5- Surā meraya majjap pamādaṭṭhānā veramaṇisikkhapadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều-giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.

NTL:Tisaraṇena saha pañcasīlaṃ dhammaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādehi. (sampādetha có 2 người trở lên).

(Phép quy-y Tam-bảo và ngũ-giới xong rồi, con (các con) nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch trọn vẹn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh).

CSN: Āma! Bhante.

(Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài).

NTL: Sīlena sugatiṃ yanti, sīlena bhogasampadā. Sīlena nibbutiṃ yanti, tasmā sīlaṃ visodhaye.

Chúng-sinh tái-sinh cõi trời, nhờ giữ giới. Chúng-sinh đầy đủ của cải, nhờ giữ giới. Chúng-sinh giải thoát Niết-bàn, nhờ giữ giới. Vậy, các con giữ giới, cho được trong sạch!

CSN: Sādhu! Sādhu! (Lành thay! Lành thay!).

Sau khi đã thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, tiếp theo cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy-y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy-y nơi Đức-Phật- bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo mà thôi, để làm cho tăng thêm đức-tin như sau:

Bài Kệ Khẳng Định Quy-Y Tam-Bảo

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,

Buddho me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena,

hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,

Dhammo me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena,

hotu me jayamaṅgalaṃ.

Natthi me saraṇaṃ aññaṃ,

Saṃgho me saraṇaṃ varaṃ.

Etena saccavajjena,

hotu me jayamaṅgalaṃ.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,

Đức-Phật nơi nương nhờ cao thượng của con,

Do nhờ năng lực của lời chân thật này,

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,

Đức-Pháp nơi nương nhờ cao thượng của con,

Do nhờ năng lực của lời chân thật này,

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Chẳng có nơi nào đáng cho con nương nhờ,

Đức-Tăng nơi nương nhờ cao thượng của con,

Do nhờ năng lực của lời chân thật này,

Cầu mong cho con được hạnh phúc cao thượng.

Hoàn thành xong lễ thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới của người cận-sự-nam, người cận-sự-nữ.

 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app