Nội Dung Chính
(Bản Mới) Nghiệp Và Quả Của Nghiệp
Để giữ gìn các điều-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật cần phải có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức- Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, thì các hàng thanh-văn đệ-tử có đại-thiện-tâm trong sạch, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, có đức tính tự trọng, nên tránh xa mọi ác-nghiệp do thân, khẩu, ý. Vì vậy, việc giữ gìn các điều-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn, đó là điều rất dễ dàng đối với các hàng thanh-văn đệ-tử.
Cho nên, tìm hiểu biết rõ về nghiệp và quả của nghiệp(1)làm nhân-duyên hỗ trợ cho các hàng thanh-văn đệ-tử có đại-thiện-tâm trong sạch, biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, nên biết giữ gìn các điều-giới của mình được trong sạch và trọn vẹn.
Đức-Phật dạy và nghiệp và quả của nghiệp:
“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā, tassa dāyādo bhavissāmi”(2).
Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào: “thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp”, ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.
Nên tìm hiểu nghiệp và quả của nghiệp, bởi vì tất cả mọi chúng-sinh dù lớn dù nhỏ cũng đều tuỳ thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp của mình.
* Nghiệp (kamma) Đức-Phật dạy rằng:
Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā(1).
– Này chư tỳ-khưu! Sau khi đã có tác-ý rồi, mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.
Vì vậy, Như-lai dạy rằng: Tác-ý gọi là nghiệp.
Tác-ý (cetanā) đó là tác-ý tâm-sở (cetanā- cetasika) là 1 trong 52 tâm-sở, đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.
* Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với các tâm nào gọi là nghiệp và đồng sinh với các tâm nào không gọi là nghiệp?
* Tác-Ý Gọi Là Nghiệp
Nếu khi tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm), và đồng sinh với 21 hoặc 37 thiện-tâm thì tác-ý tâm-sở ấy gọi là nghiệp như sau:
– Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) gọi là bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.
– Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm gọi là đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.
– Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 5 sắc-giới thiện- tâm gọi là sắc-giới thiện-nghiệp bằng ý.
– Tác-ý tâm-sở khi đồng sinh với 4 vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sắc-giới thiện-nghiệp bằng ý.
– Tác-ý tâm-sở khi đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm gọi là siêu-tam-giới thiện-nghiệp bằng ý.
* Tác-Ý Không Gọi Là Nghiệp
– Nếu khi tác-ý tâm-sở đồng sinh với 36 hoặc 52(1)quả-tâm và 20 duy-tác-tâm(1) thì tác-ý tâm- sở ấy không gọi là nghiệp.
* Tính Chất Của Nghiệp (Kamma)
Mỗi người đều có quyền hoàn toàn chủ động lựa chọn tạo ác-nghiệp nào hoặc thiện-nghiệp nào tuỳ theo khả năng của mình.
Nếu người nào đã tạo ác-nghiệp nào, hoặc thiện-nghiệp nào rồi thì ác-nghiệp ấy, hoặc thiện-nghiệp ấy chỉ thuộc về của riêng người ấy mà thôi, không có chung với một ai cả, không liên quan đến người nào khác.
Cũng như vậy, mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng còn là hạng phàm-nhân và 3 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai (trừ bậc Thánh A-ra-hán) đã tạo mọi ác-nghiệp nào, mọi đại-thiện-nghiệp nào từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại này, tất cả mọi ác-nghiệp ấy, mọi đại-thiện-nghiệp ấy đều được lưu-trữ đầy đủ trọn vẹn ở trong tâm sinh rồi diệt liên tục, từ kiếp này sang kiếp kia, trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài của mỗi chúng-sinh nói chung, của mỗi người nói riêng, không hề bị mất mát một mảy may nào cả, dù cho thân bị thay đổi mỗi kiếp do quả của nghiệp, còn tâm vẫn sinh rồi diệt liên tục có phận sự giữ gìn, tích luỹ, lưu trữ tất cả mọi ác- nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp của mỗi chúng- sinh nói chung, của mỗi người nói riêng.
Đức-Phật dạy rằng:
“Kammassako’mhi kammadāyādo,…”.
Ta có ác-nghiệp, thiện-nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả khổ của ác-nghiệp, quả an-lạc của thiện-nghiệp của ta.
* Tính Chất Quả Của Nghiệp (Kammaphala):
Dĩ nhiên, chính ta là người thừa hưởng quả khổ của ác-nghiệp, quả an-lạc của đại-thiện- nghiệp của ta một cách hoàn toàn bị động, mà không thể lựa chọn theo ý của mình được.
Trong cuộc sống, nếu ác-nghiệp nào của ta có cơ hội cho quả thì ta phải chịu quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy, cho đến khi mãn quả của ác- nghiệp ấy, ta mới thoát ra khỏi quả của ác- nghiệp ấy được.
Nếu đại-thiện-nghiệp nào của ta có cơ hội cho quả thì ta được hưởng quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy, cho đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy, ta mới không còn hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy nữa.
Tuy nhiên, quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp của ta, và quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp của ta không chỉ trực tiếp riêng đối với ta, mà quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy và quả tốt, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy còn gián tiếp ảnh hưởng đến những người khác gần gũi, thân cận với ta nữa.
* Ác-Nghiệp Và Quả Của Ác-Nghiệp
Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết tự trọng, có tác-ý trong ác-tâm tạo 10 ác-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý như sau:
Ác-nghiệp có 10 loại theo thân, khẩu, ý:
1- Thân ác-nghiệp có 3 loại:
– Ác-nghiệp sát-sinh.
– Ác-nghiệp trộm-cắp.
– Ác-nghiệp tà-dâm.
2- Khẩu ác-nghiệp có 4 loại:
– Ác-nghiệp nói dối.
– Ác-nghiệp nói lời chia rẽ.
– Ác-nghiệp nói lời thô tục.
– Ác-nghiệp nói lời vô ích.
3- Ý ác-nghiệp có 3 loại:
– Ác-nghiệp tham lam của người khác.
– Ác-nghiệp thù hận người khác.
– Ác-nghiệp tà-kiến thấy sai chấp lầm.
Ác-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) là 8 tham-tâm + 2 sân-tâm + 2 si-tâm.
8 tham-tâm là:
1- Tham-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động.
2- Tham-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, cần tác-động.
3- Tham-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động.
4- Tham-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.
5- Tham-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, không cần tác-động.
6- Tham-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, cần tác-động.
7- Tham-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động.
8- Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.
2 sân-tâm là:
1- Sân-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động.
2- Sân-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động.
2 si-tâm là:
1- Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi.
2- Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm.
* 10 ác-nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm (12 ác- tâm) cho quả trong 2 thời-kỳ:
– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
– Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại.
– Thời-Kỳ Tái-Sinh Kiếp Sau (Paṭisandhikāla)
Người nào có ác-tâm, không biết hổ-thẹn tội- lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong ác- tâm, đã tạo ác-nghiệp nào trong 10 loại ác- nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.
Sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy trong 11 bất-thiện-tâm (11 ác-tâm) (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm(1)) có cơ hội cho quả có 1 quả-tâm đó là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác- giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.
– Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp trong tham-tâm có nhiều năng lực làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì hoá-sinh làm loài ngạ-quỷ hoặc loài a-su-ra thường có tham-tâm thèm khát.
– Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp trong sân-tâm có nhiều năng lực làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì hoá-sinh làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục thường bị thiêu đốt, bị hành hạ.
– Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp trong si-tâm có nhiều năng lực làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì sinh làm loài súc-sinh có tính si-mê.
– Thời-Kỳ Sau Khi Đã Tái-Sinh (pavattikāla) Kiếp Hiện-Tại
Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục hoặc a-su-ra hoặc ngạ-quỷ hoặc súc-sinh với suy-xét- tâm nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) 1 sát-na-tâm xong, rồi chính suy-xét-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) tiếp tục làm phận sự hộ-kiếp (bhavaṅgakicca), giữ gìn kiếp chúng-sinh ấy cho đến khi hết tuổi thọ, và cuối cùng cũng chính suy-xét-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) (cutikicca) kết thúc kiếp chúng-sinh ấy trong cõi ác-giới ấy.
Bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại có đủ bất-thiện- nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) có cơ hội cho quả có 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm là quả của bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm).
7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm:
1- Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, thấy đối-tượng sắc xấu.
2- Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, nghe đối-tượng thanh dở.
3- Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, ngửi đối-tượng hương mùi hôi.
4- Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, nếm đối-tượng vị dở.
5- Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ khổ là quả của ác-nghiệp, xúc giác đối-tượng xúc xấu.
6- Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, tiếp nhận 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc xấu.
7- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc xấu.
Đó là 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm là quả-tâm của bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) trong 12 bất- thiện-tâm (12 ác-tâm) tiếp xúc biết các đối- tượng xấu, trong cuộc sống hằng ngày đêm của chúng-sinh.
* Thiện-Nghiệp Và Quả Của Thiện-Nghiệp
Thiện-nghiệp có 4 loại:
1- Dục-giới thiện-nghiệp gọi là đại-thiện- nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm.
2- Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm.
3- Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 vô-sắc- giới thiện-tâm.
4- Siêu-tam-giới thiện-nghiệp trong 4 Thánh- đạo-tâm.
1- Đại-Thiện-Nghiệp Và Quả Của Đại-Thiện-Nghiệp
Nếu người nào có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý và tạo 10 phước- thiện puññakriyāvatthu.
* Đại-thiện-nghiệp(1) có 10 loại:
1- Thân đại-thiện-nghiệp có 3 loại:
– Đại-thiện-nghiệp không sát-sinh.
– Đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.
– Đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.
2- Khẩu đại-thiện-nghiệp có 4 loại:
– Đại-thiện-nghiệp không nói dối.
– Đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ.
– Đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục.
– Đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích.
3- Ý đại-thiện-nghiệp có 3 loại:
– Đại-thiện-nghiệp không tham lam của cải người khác.
– Đại-thiện-nghiệp không thù hận người khác.
– Đại-thiện-nghiệp chánh-kiến thấy đúng biết đúng theo chánh-pháp.
10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, trong 8 đại-thiện-tâm.
* 10 phước-thiện puññakriyāvatthu(1)
1- Dānakusala: Phước-thiện bố-thí.
2- Sīlakusala: Phước-thiện giữ giới.
3- Bhāvanākusala: Phước-thiện hành thiền.
4- Apacāyanakusala: Phước-thiện cung kính.
5- Veyyāvaccakusala: Phước-thiện hỗ trợ.
6- Pattidānakusala: Phước-thiện hồi hướng.
7- Pattānumodanākusala: Phước-thiện hoan hỷ phần phước-thiện.
8- Dhammassavanakusala: Phước-thiện nghe chánh-pháp.
9- Dhammadesanākusala: Phước-thiện thuyết chánh-pháp.
10- Diṭṭhijukammakusala: Phước-thiện chánh- kiến thấy đúng, biết đúng nghiệp là của riêng mình.
10 phước-thiện puññakriyāvatthu trong 8 đại- thiện-tâm.
Đại-thiện-tâm có 8 tâm là:
1- Đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
2- Đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
3- Đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
4- Đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
5- Đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
6- Đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
7- Đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
8- Đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
* Đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:
– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).
– Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại.
1- Thời-Kỳ Tái-Sinh Kiếp Sau (paṭisandhikāla)
Người nào có đại-thiện-tâm, biết hổ-thẹn tội- lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý trong đại-thiện- tâm, đã tạo đại-thiện-nghiệp.
Sau khi người ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả có 9 quả-tâm đó là 8 đại-quả- tâm và 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, 9 quả-tâm này gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.
8 đại-quả-tâm này có mỗi quả-tâm tương xứng với mỗi đại-thiện-tâm về đồng sinh với thọ, về hợp với trí-tuệ, về tác-động như sau:
8 đại-quả-tâm này là:
1- Đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
2- Đại-quả-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
3- Đại-quả-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
4- Đại-quả-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
5- Đại-quả-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
6- Đại-quả-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
7- Đại-quả-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.
8- Đại-quả-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.
8 đại-quả-tâm này chia ra 2 loại tâm:
– 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ.
– 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ.
– Nếu 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kāla) sinh làm người thì thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) từ khi đầu thai làm người.
Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người tam- nhân vốn dĩ có trí-tuệ, nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì có khả năng dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc các phép thần-thông.
Nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp- hành thiền-tuệ thì có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành 4 bậc Thánh-nhân cao thượng trong Phật-giáo.
– Nếu 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận sự trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm người thì thuộc về hạng người nhị-nhân(2) (dvihetukapuggala) từ khi đầu thai làm người.
Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người nhị- nhân vốn dĩ không có trí-tuệ, nếu người nhị- nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì không có khả năng chứng đắc bậc thiền nào cả.
Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc Thánh- đạo, Thánh-quả nào cả.
– Nếu 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp bậc thấp làm phận sự trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm người thì thuộc về hạng người vô- nhân(1)(ahetukapuggala) đui mù, câm điếc từ khi đầu thai làm người.
Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người vô- nhân đui mù, câm điếc, tật nguyền,… hiểu biết bình thường không học hành được.
Nếu người ấy đui mù, câm điếc, tật nguyền trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại thì không thể gọi là người vô-nhân được.
* Người thiện-trí tạo đại-thiện-nghiệp sau khi chết, nếu đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau hoá-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trong 6 cõi trời dục- giới; thì có hạng thiên-nam, thiên-nữ tam-nhân có nhiều oai lực, có hào quang sáng ngời, có hạng thiên-nam, thiên-nữ nhị-nhân có oai lực kém, có hào quang không rộng, thậm chí cũng có hạng thiên-nam, thiên-nữ vô-nhân có rất ít oai lực, có hào quang rất kém trong cõi trên mặt đất (bhummaṭṭhadevatā).
2- Thời-Kỳ Sau Khi Đã Tái-Sinh (Pavattikāla) Kiếp Hiện-Tại
Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại là người hoặc là vị thiên-nam, vị thiên-nữ ấy, đại- quả-tâm nào gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhi- citta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi- kicca) 1 sát-na-tâm xong, rồi chính đại-quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) tiếp tục làm phận sự hộ-kiếp (bhavaṅgakicca) giữ gìn kiếp người hoặc kiếp vị thiên-nam, vị thiên- nữ ấy cho đến khi hết tuổi thọ, và cuối cùng cũng chính đại-quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) (cutikicca) kết thúc kiếp người hoặc kiếp vị thiên-nam, vị thiên-nữ ấy.
Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm cho quả gồm có 8 đại-quả-tâm và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm gồm có 16 quả-tâm là quả của đại- thiện-nghiệp tiếp xúc với những đối-tượng tốt đáng hài lòng.