Pháp môn không thọ thêm vật thực mà mình đã ngăn cản – khalupacchā bhaltikaṅga
Trong pháp môn này có 2 cách thọ trì, hành giả muốn thọ trì cách nào cũng được: atirittabhojanaṃ patikkhipāmi: tôi xin nguyện không thọ lại vật thực mà tôi đã ngăn cản rồi;1 khalupacchā bhattakaṅgaṃ samādiyāmi: tôi xin thọ trì pháp môn của thầy tỳ khưu không thọ lại vật thực mà mình đã ngăn cản rồi sau lại lãnh mà thọ thực nữa.
Thầy tỳ khưu đã thọ trì pháp đầu đà này rồi khi đã ngăn cản vật thực mà người đem dâng thì dầu có muốn thọ thêm nữa cũng không được phép biểu người nào làm phép vật thực ấy cho đúng luật để ăn cả.
Pháp môn này cũng chia làm 3 bực. Bực thượng: khi nào thầy tỳ khưu chưa thọ thực miếng nào thì không kể, nhưng khi đã ăn vô rồi dầu cho một miếng mà có người đem vật
thực đến dâng thêm mà mình ngăn cản không thọ lãnh, như vậy khi nuốt miếng ấy vô rồi thì không được phép thọ thêm miếng nào nữa. Bực trung: vật nào trong bát hay chén dĩa chi mà mình đương ăn thì được phép thọ hết vật thực trong bát ấy. Nhưng không được thọ thêm món trong dĩa chén khác. Bực hạ: nếu khi chưa đứng dậy lúc nào thì được phép thọ thực các món khác đến lúc ấy. Trong 3 bực này khi thầy tỳ khưu ngăn cản vật thực rồi thọ xong đứng dậy, lại bảo người làm phép theo luật1 rồi thọ thêm nữa thì pháp đầu đà này đã đứt.
Quả báo của pháp môn này có 5 là: 1) anatiritta bhojan’āpattiyā durībhāvo: người đã tránh xa khỏi phạm tội vì thọ vật thực đã ngăn cản; 2) odarikatta bhāvo: tư cách người không bị nặng bụng vì thọ thực nhiều quá; 3) nirāmisasanniddhitā: người không bận cất giữ vật thực; 4) punapariye sanāya abhāvo: không bận rộn lo kiếm thêm vật thực khác; 5) appicchatādīnaṃ anulomavuttitā: tư cách người thực hành đúng theo đức lành của pháp tri túc.
Hậu kệ ngôn của pháp không thọ thực thêm khi đã ngăn cản:
“Pāriyesanāya khedaṃ na yāti na karoti sannidhiṃ dhūro.
Odarittaṃ pajahati khalupacchā bhaltiko yogī.
Tasma sugatappasatthaṃ antosagunādi vuddhisañjananaṃ.
Dose vidhunitukāmo bhajeyya yogī dhutaṅgamidaṃ”.
Giải: Hành giả có trí tuệ thọ trì pháp đầu đà này rồi khỏi phải cực nhọc vì kiếm thêm vật thực, cũng không bận rộn cất giữ, khỏi bị vật thực nhiều nặng bụng. Bởi vậy bực trí thức muốn dứt bỏ các điều tội lỗi, thì nên thọ trì pháp đầu đà này, mà Đức Phật thường tán dương khen ngợi là pháp nâng đỡ các đức lành nhứt là sự tri túc được phát triển lên cùng một lượt.