PHÁP HÀNH

2- PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ (tiếp theo)

6- BỐN THÁNH ĐẠO

7- BỐN THÁNH QUẢ

Hành giả tiến hành thiền tuệ, đến giai đoạn đã chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo (Ariyamagga), 4 Thánh Quả (Ariyaphala).

4 Thánh Đạo (Ariyamagga):

1- Nhập Lưu Thánh Đạo (Sotāpattimagga).

2- Nhất Lai Thánh Đạo (Sakadāgāmimagga).

3- Bất Lai Thánh Đạo (Anāgāmimagga).

4- Arahán Thánh Đạo (Arahattamagga).

 

Đó là 4 Thánh Đạo Tâm thuộc về siêu tam giới thiện tâm, cho quả tương xứng là 4 Thánh Quả Tâm không có thời gian ngăn cách (akālika), chỉ sau một sát na tâm mà thôi. Nghĩa là, sau khi Thánh Đạo Tâm diệt, liền tiếp theo Thánh Quả Tâm sanh.

4 Thánh Quả (Ariyaphala):

1- Nhập Lưu Thánh Quả (Sotāpattiphala).

2- Nhất Lai Thánh Quả (Sakadāgāmiphala).

3- Bất Lai Thánh Quả (Anāgāmiphala).

4- Arahán Thánh Quả (Arahattaphala).

 

Đó là 4 Thánh Quả Tâm, là quả tương xứng của 4 Thánh Đạo Tâm, cũng thuộc về siêu tam giới quả tâm.

4 Thánh ĐạoTâm  4 Thánh Quả Tâm đều thuộc về siêu tam giới tâm, chỉ có Niết Bàn làm đối tượng mà thôi. Mỗi Thánh Đạo Tâm chỉ sanh một sát na tâm duy nhất đối với bậc Thánh nhân. Song, mỗi Thánh Quả Tâm có thể sanh 2-3 sát na tâm trong “Thánh Đạo lộ trình tâm” (Maggavīthicitta). Và mỗi Thánh Quả Tâm có thể sanh liên tục vô số sát na tâm, suốt một thời gian do năng lực phát nguyện, trong “Thánh Quả định lộ trình tâm” (Phalasamāpattivīthicitta).

4 Thánh Đạo Tâm cho quả tương xứng với 4 Thánh Quả Tâm không có thì giờ ngăn cách (akālika). Khi chứng đắc Thánh Đạo, liền chứng đắc Thánh Quả. Nghĩa là, sau khi Thánh Đạo Tâm diệt, liền tiếp theo Thánh Quả Tâm sanh tương xứng với nhau như sau:

4 Thánh Đạo Þ 4 Thánh Quả

1- Nhập Lưu Thánh Đạo Nhập Lưu Thánh Quả.

2- Nhất Lai Thánh Đạo Nhất Lai Thánh Quả.

3- Bất Lai Thánh Đạo Bất Lai Thánh Quả.

4- Arahán Thánh Đạo Arahán Thánh Quả.

8- NIẾT BÀN (NIBBĀNA)

Đức Phật thuyết giảng về đức tánh siêu việt của Niết Bàn trong kinh Aggappasādasutta [44] có đoạn:

…”Yadidaṃ madanimmadano pipāsavinayo alāyasamug-ghāto vaṭṭupacchedo taṇhakkhayo virāgo nirodho nibbānaṃ…”.

…”Niết Bàn, diệt khổ, thoát ly tình dục, diệt tham ái, chặt đứt vòng tử sanh luân hồi, nhổ tận gốc rễ luyến ái, dập tắt tâm khao khát, hủy diệt mọi sự say mê…”.

Cho nên Niết Bàn chỉ là đối tượng chắc chắn của 8 hay 40 siêu tam giới tâm. Đó là 4 hay 20 Thánh Đạo Tâm, và 4 hay 20 Thánh Quả Tâm. Ngoài ra, dục giới tâm, sắc giới tâm và vô sắc giới tâm không thể tiếp nhận Niết Bàn làm đối tượng.

40 siêu tam giới thiền tâm, nghĩa là 8 siêu tam giới tâm: 4 Thánh Đạo Tâm và 4 Thánh Quả Tâm, đồng sanh với 5 bậc thiền, từ đệ nhất thiền cho đến đệ ngũ thiền, có Niết Bàn làm đối tượng, như sau:

– Nhập Lưu Thánh Đạo Tâm đồng sanh với 5 bậc thiền siêu tam giới tâm.

– Nhất Lai Thánh Đạo Tâm đồng sanh với 5 bậc thiền siêu tam giới tâm.

– Bất Lai Thánh Đạo Tâm đồng sanh với 5 bậc thiền siêu tam giới tâm.

– Arahán Thánh Đạo Tâm đồng sanh với 5 bậc thiền siêu tam giới tâm.

– Nhập Lưu Thánh Quả Tâm đồng sanh với 5 bậc thiền siêu tam giới tâm.

– Nhất Lai Thánh Quả Tâm đồng sanh với 5 bậc thiền siêu tam giới tâm.

– Bất Lai Thánh Quả Tâm đồng sanh với 5 bậc thiền siêu tam giới tâm.

– Arahán Thánh Quả Tâm đồng sanh với 5 bậc thiền siêu tam giới tâm.

Như vậy, siêu tam giới thiền tâm gồm có 40 tâm.

9- DIỆT ĐOẠN TUYỆT PHIỀN NÃO

Diệt đoạn tuyệt phiền não (samucchedapahāna): Đó là khả năng đặc biệt của 4 Thánh Đạo Tuệ, đồng sanh với 4 Thánh Đạo Tâm có Niết Bàn làm đối tượng.

Loại tham ái, phiền não, ác pháp nào đã bị diệt đoạn tuyệt do bởi bậc Thánh Đạo Tuệ nào rồi, thì loại tham ái, phiền não, ác pháp ấy, vĩnh viễn không bao giờ phát sanh trong tâm của bậc Thánh nhân ấy nữa, nên gọi là Kilesaparinibbāna: Phiền Não Niết Bàn. Nghĩa là, phiền não đã bị diệt đoạn tuyệt rồi không còn phát sanh bất cứ lúc nào và bất cứ kiếp nào, nếu còn tái sanh.

Mỗi bậc Thánh Đạo Tuệ, có khả năng đặc biệt diệt đoạn tuyệt được tham ái, phiền não, ác pháp tùy theo năng lực Thánh Đạo Tuệ của mỗi bậc Thánh từ thấp đến cao như sau:

1- Ba tham ái (taṇhā)

Tham ái có chi pháp là tham tâm sở, đồng sanh với 8 tham tâm, là nhân sanh khổ đế trong ba giới bốn loài.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 loại tham ái là:

– Vibhavataṇhā: Tham ái hợp với đoạn kiến.

– Bhavataṇhā: Tham ái hợp với thường kiến. Đó là tà kiến tâm sở, đồng sanh với 4 tham tâm hợp tà kiến.

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 1 loại tham ái là:

– Kāmataṇhā: Tham ái trong lục trần loại thô, trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở, đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 1 loại tham ái là:

– Kāmataṇhā: Tham ái trong lục trần loại vi tế, trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 1 loại tham ái là:

– Bhavataṇhā: Tham ái trong thiền sắc giới và thiền vô sắc giới, cõi sắc giới và cõi vô sắc giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

Tham ái hoàn toàn bị diệt đoạn tuyệt không còn dư sót, nghĩa là diệt đoạn tuyệt được nhân sanh Khổ thánh đế.

2- Bốn pháp trầm luân (āsava)

Pháp trầm luân có chi pháp là tà kiến, tham, si làm cho chúng sinh say mê, lầm lạc trong vòng tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài, vô thủy vô chung.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được tà kiến trầm luân (diṭṭhāsava). Đó là tà kiến tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm hợp tà kiến.

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được ngũ dục trầm luân (kāmāsava), loại thô trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được ngũ dục trầm luân, loại vi tế trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp:

– Kiếp trầm luân (bhavāsava), trong cõi sắc giới, cõi vô sắc giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

– Vô minh trầm luân (avijjāsava). Đó là si tâm sở đồng sanh với bất thiện tâm.

3- Bốn pháp nước xoáy (ogha)

Pháp nước xoáy có chi pháp là tà kiến, tham, si như dòng nước xoáy, làm cho chúng sinh chìm đắm trong biển khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài, không thể ngoi đầu lên được, vô thủy vô chung.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được tà kiến như nước xoáy (diṭṭhogha). Đó là tà kiến tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm hợp tà kiến.

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được ngũ dục như nước xoáy (kāmogha), loại thô trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được ngũ dục như nước xoáy, loại vi tế trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp:

– Kiếp như nước xoáy (bhavogha), trong cõi sắc giới, cõi vô sắc giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

– Vô minh như nước xoáy (avijjogha). Đó là si tâm sở đồng sanh với bất thiện tâm.

4- Bốn pháp dính chặt (yogo)

Pháp dính chặt có chi pháp là tà kiến, tham, si ví như keo dính chặt chúng sinh, không thể giải thoát ra khỏi vòng tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài, vô thủy vô chung.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được tà kiến dính chặt (diṭṭhiyoga). Đó là tà kiến tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm hợp tà kiến.

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được ngũ dục dính chặt (kāmayoga), loại thô trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được ngũ dục dính chặt, loại vi tế trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp:

– Kiếp dính chặt (bhavayoga), trong cõi sắc giới, cõi vô sắc giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

– Vô minh dính chặt (avijjāyoga). Đó là si tâm sở đồng sanh với bất thiện tâm.

5- Bốn pháp chấp thủ (upādāna)

Pháp chấp thủ có chi pháp là tà kiến, tham làm cho chúng sinh chấp thủ chắc chắn nơi đối tượng, không chịu buông thả, ví như con rắn ngậm con nhái.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 3 pháp là:

– Tà kiến chấp thủ (diṭṭhupādāna): chấp thủ điều thấy sai hiểu lầm.

– Pháp thường hành chấp thủ (sīlabbattupādāna): chấp thủ nơi pháp thường hành sai của mình cho là đúng.

– Ngã kiến chấp thủ (attavādupādāna): chấp thủ ngũ uẩn cho là ta.

Ba pháp này, đều có chung chi pháp là tà kiến tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm hợp tà kiến.

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được tham dục chấp thủ (kāmupādāna), loại thô trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được tham dục chấp thủ loại vi tế trong cõi dục giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được tham dục chấp thủ trong cõi sắc giới và cõi vô sắc giới. Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

6- Bốn pháp thiên vị (agati)

Pháp thiên vị có chi pháp là tham, sân, si, khiến cho chúng sinh làm những điều không nên làm.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được hoàn toàn 4 pháp thiên vị là: thiên vị vì thương (chandāgati), thiên vị vì ghét (dosāgati), thiên vị vì si (mohāgati), thiên vị vì sợ (bhayāgati) không còn dư sót.

Còn bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh Arahán hoàn toàn không có 4 pháp thiên vị.

7- Sáu pháp chướng ngại (nīvaraṇa)

Pháp chướng ngại có chi pháp là tham, sân, si, buồn chán-buồn ngủ, phóng tâm-hối hận, hoài nghi, là những pháp làm chướng ngại mọi thiện pháp như thiền định, v.v…

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được hoài nghi (vicikicchā). Đó là hoài nghi tâm sở đồng sanh với si tâm hợp hoài nghi.

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 3 pháp loại thô trong cõi dục giới là:

– Tham dục (kāmacchanda): Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

– Sân hận (byāpāda): Đó là sân tâm sở đồng sanh với 2 sân tâm.

– Hối hận (kukkucca): Đó là hối hận tâm sở đồng sanh với 2 sân tâm.

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 3 pháp loại vi tế trong cõi dục giới là:

– Tham dục: Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

– Sân hận: Đó là sân tâm sở đồng sanh với 2 sân tâm.

– Hối hận: Đó là hối hận tâm sở đồng sanh với 2 sân tâm.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 3 pháp là:

– Buồn chán-buồn ngủ (thīnamiddha): Đó là buồn chán-buồn ngủ tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm, và 1 sân tâm cần động viên.

– Phóng tâm (uddhacca): Đó là phóng tâm tâm sở đồng sanh với si tâm hợp phóng tâm.

– Vô minh (avijjā): Đó là si tâm sở đồng sanh với bất thiện tâm.

8- Bảy pháp ngủ ngầm (anusaya)

Pháp ngủ ngầm có chi pháp là tham, sân, si, tà kiến, ngã mạn, hoài nghi, là những phiền não vô cùng vi tế, ẩn tàng trong tâm, nên năng lực của giới và định không thể diệt đoạn tuyệt được. Chỉ có trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới mới có thể diệt đoạn tuyệt được loại phiền não ngủ ngầm trong tâm này.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp là:

– Tà kiến ngủ ngầm (diṭṭhānusaya): Đó là tà kiến tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm hợp tà kiến.

– Hoài nghi ngủ ngầm (vicikicchānusaya): Đó là hoài nghi tâm sở đồng sanh với si tâm hợp hoài nghi.

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp loại thô trong cõi dục giới là:

– Ái dục ngủ ngầm (kāmarāgānusaya): Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tâm tham không hợp tà kiến.

– Hận thù ngủ ngầm (paṭighānusaya): Đó là sân tâm sở đồng sanh với 2 sân tâm, loại thô trong cõi dục giới.

 

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp loại vi tế trong cõi dục giới là:

– Ái dục ngủ ngầm: Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

– Hận thù ngủ ngầm: Đó là sân tâm sở đồng sanh với 2 sân tâm.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 3 pháp là:

– Ngã mạn ngủ ngầm (mānānusaya): Đó là ngã mạn tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

– Ái kiếp ngủ ngầm (bhavārāgānusaya)Đó là tham tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến.

– Vô minh ngủ ngầm (avijjānusaya): Đó là si tâm sở đồng sanh với bất thiện tâm.

9- Tám pháp thế gian (lokadhamma)

Pháp thế gian: Đó là được lợi, mất lợi, được danh, mất danh, lạc, khổ, khen, chê là pháp thường có trong đời, mà chúng sinh thường bị lệ thuộc.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ chưa có khả năng diệt đoạn tuyệt được pháp thế gian nào cả.

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 4 pháp loại thô: mất lợi (alābha), mất danh (ayasa), khổ (dukkha), chê (mindā).

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 4 pháp loại vi tếmất lợi, mất danh, khổ, chê.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 4 pháp: được lợi (lābha), được danh (yasa), lạc (sukha), khen (pasaṃsā).

10- Mười phiền não (kilesa)

Phiền não có chi pháp là tham, sân, si, tà kiến, ngã mạn, hoài nghi, buồn ngủ, phóng tâm, không biết hổ thẹn tội lỗi, không biết ghê sợ tội lỗi là những phiền não làm cho tâm ô nhiễm, thân và tâm nóng nảy khiến tạo nghiệp cho quả tử sanh luân hồi.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp phiền não là: tà kiến (diṭṭhi),  hoài nghi (vicikicchā).

2– Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 1 pháp phiền não là: sân (dosa) loại thô.

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 1 pháp phiền não là: sân loại vi tế.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 7 pháp phiền não là: tham (lobha), si (moha), ngã mạn (māna), buồn ngủ (thīna), phóng tâm (uddhacca), không biết hổ thẹn tội lỗi (ahirika)  không biết ghê sợ tội lỗi (anottappa).

 

11- Mười pháp ràng buộc (sanyojana)

Pháp ràng buộc có chi pháp là tham, sân, si, tà kiến, ngã mạn, hoài nghi, phóng tâm, ví như những sợi dây cột chặt chúng sinh, không cho thoát khỏi khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 3 pháp là: ngũ uẩn tà kiến (sakkāyadiṭṭhi), hoài nghi (vicikicchā)  pháp thường hành tà kiến chấp thủ (sīlabbataparāmāsa).

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp loại thô trong cõi dục giới là: dục ái (kāmarāga),  sân hận (paṭigha).

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 pháp loại vi tế trong cõi dục giới là: dục ái  sân hận.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 5 pháp là: ái sắc giới (rūparāga), ái vô sắc giới (arūparāga), ngã mạn (māna), phóng tâm (uddhacca)  vô minh (avijjā).

 

12- Mười bất thiện nghiệp (akusalakamma)

Bất thiện nghiệp có chi pháp là tác ý bất thiện tâm sở (cetanā) đồng sanh trong tham tâm, sân tâm, si tâm tạo nên 10 bất thiện nghiệp: 3 thân bất thiện nghiệp, 4 khẩu bất thiện nghiệp, 3 ý bất thiện nghiệp, cho quả khổ trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 5 bất thiện nghiệp là: sát sanh (pānātipāta), trộm cắp (adinnādāna), tà dâm (kāmesu micchācāra), nói dối (musāvāda)  tà kiến (micchādiṭṭhi).

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 3 bất thiện nghiệp loại thô là: nói lời chia rẽ (pisuṇavācā), nói lời thô tục (pharusavācā)  thù hận (byāpāda).

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 3 bất thiện nghiệp loại vi tế là: nói lời chia rẽ, nói lời thô tục  thù hận.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 bất thiện nghiệp là: nói lời vô ích (samphappalāpa)  tham lam (abhijjhā).

13- Mười hai bất thiện tâm (akusalacitta)

Bất thiện tâm: Đó là 8 tham tâm + 2 sân tâm + 2 si tâm, là những bất thiện tâm do hợp với bất thiện tâm sở, làm cho tâm bị ô nhiễm, cho quả khổ trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 5 bất thiện tâm là: 4 tham tâm hợp tà kiến (diṭṭhigatasampayuttacitta)  1 si tâm hợp hoài nghi (vicikicchāsampayuttacitta).

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 tâm sân (dosacitta) loại thô.

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 tâm sân loại vi tế.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 5 bất thiện tâm là: 4 tham tâm không hợp tà kiến (diṭṭhigatavippayutta-citta)  1 si tâm hợp phóng tâm (uddhaccasampayuttacitta).

 

14- Mười bốn bất thiện tâm sở (akusalacetasika)

Bất thiện tâm sở: Đó là 3 tâm sở nhóm tham, 4 tâm sở nhóm sân, 4 tâm sở nhóm si, 2 tâm sở buồn chánbuồn ngủ  1 hoài nghi tâm sở, là những bất thiện tâm sở đồng sanh tùy theo 12 bất thiện tâm.

1- Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 4 bất thiện tâm sở là: tà kiến tâm sở (diṭṭhi), hoài nghi tâm sở (vicikicchā), ganh tị tâm sở (issā)  keo kiệt tâm sở (macchariya).

2- Bậc Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 bất thiện tâm sở loại thô là: sân tâm sở (dosa), hối hận tâm sở (kukkucca).

3- Bậc Bất Lai Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 2 bất thiện tâm sở loại vi tế là: sân tâm sở, hối hận tâm sở.

4- Bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được 8 bất thiện tâm sở là: tham tâm sở (lobha), ngã mạn tâm sở (māna), si tâm sở (moha), phóng tâm tâm sở (uddhacca), buồn chán tâm sở (thīna), buồn ngủ tâm sở (middha) không biết hổ thẹn tội lỗi tâm sở (ahirika)  không biết ghê sợ tội lỗi tâm sở (anottappa).

Trên đây trình bày mỗi bậc Thánh Đạo Tuệ có khả năng diệt đoạn tuyệt được tham ái, phiền não, ác pháp để làm tiêu biểu. Còn lại một số bất thiện pháp khác liên quan với chi pháp cũng đều bị diệt đoạn tuyệt cùng một lúc. Điều chắc chắn là khi chứng đắc đến bậc Arahán Thánh Đạo Tuệ thì tất cả mọi tham ái, phiền não, ác pháp đều bị diệt đoạn tuyệt hoàn toàn không còn dư sót.

10- Quả Báu Của Pháp Hành Thiền Tuệ

Hành giả tiến hành thiền tuệ đúng theo Pháp hành trung đạo, có thể đưa đến kết quả chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh nhân.

Bậc Thánh nhân trong Phật giáo từ thấp đến cao có 4 bậc là:

1- Bậc Thánh Nhập Lưu (Sotāpanna).

2- Bậc Thánh Nhất Lai (Sakadāgāmī).

3- Bậc Thánh Bất Lai (Anāgāmī).

4- Bậc Thánh Arahán (Arahanta).

 

1- Quả báu của bậc Thánh Nhập Lưu

Bậc Thánh thứ nhất: bậc Thánh Nhập Lưu là bậc Thánh đã diệt đoạn tuyệt được tham tâm hợp tà kiến và si tâm hợp hoài nghi. Kể từ kiếp hiện tại cho đến kiếp vị lai, 4 tham tâm hợp tà kiến  si tâm hợp hoài nghi, vĩnh viễn không còn có trong tâm của bậc Thánh Nhập Lưu nữa. Nên bậc Thánh Nhập Lưu hoàn toàn giải thoát khổ tà kiến và hoài nghi trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai. Hoàn toàn giải thoát cảnh khổ tái sanh trong 4 đường ác: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh.

Bậc Thánh Nhập Lưu có 3 hạng là:

1- Sattakkhattuparamasotāpanna: bậc Thánh Nhập Lưu có 5 pháp chủ [45]  năng lực yếu, còn phải tái sanh làm người và làm chư thiên cõi trời dục giới nhiều nhất 7 kiếp nữa. Đến kiếp thứ 7, thì chắc chắn sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt sự tử sanh luân hồi trong tam giới.

2- Kolaṃkolasotāpanna: bậc Thánh Nhập Lưu có 5 pháp chủ năng lực trung bình nên còn phải tái sanh làm người và làm chư thiên từ 2-3-5 kiếp nữa, mới có thể chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt sự tử sanh luân hồi trong tam giới.

3- Ekabījīsotāpanna: bậc Thánh Nhập Lưu có 5 pháp chủ năng lực mạnh nên chỉ còn tái sanh làm người hay làm Chư thiên 1 kiếp nữa. Ngay trong kiếp ấy, sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt sự tử sanh luân hồi trong tam giới.

Bậc Thánh Nhập Lưu tái sanh hơn 7 kiếp [46]

Trường hợp ngoại lệ, có 7 vị Thánh Nhập Lưu tái sanh hơn 7 kiếp như sau:

1- Phú hộ Anāthapiṇṇika.
2- Bà Visākhā mahā upāsikā.
3- Chư thiên Cullaratha.
4- Chư thiên Mahāratha.
5- Chư thiên Anekavaṇṇa.
6- Chư thiên Nāgadatta.
7- Đức vua trời Sakka.

Bảy Vị thánh Nhập Lưu này có phát nguyện, muốn hưởng sự an lạc trong các cõi trời từ dục giới đến các cõi trời sắc giới phạm thiên tột đỉnh: Sắc cứu cánh thiên (Akaniṭṭha), mới chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt sự khổ tử sanh luân hồi ngay trong cõi sắc giới phạm thiên tột đỉnh ấy.

2- Quả báu của bậc Thánh Nhất Lai

Bậc Thánh thứ nhì: bậc Thánh Nhất Lai là bậc Thánh đã diệt đoạn tuyệt được tham tâm không hợp tà kiến  sân tâm, loại thô cõi dục giới, nên chỉ còn tái sanh làm người hay làm chư thiên 1 kiếp nữa. Ngay trong kiếp ấy sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt sự tử sanh luân hồi trong tam giới.

3- Quả báu của bậc Thánh Bất Lai

Bậc Thánh thứ ba: bậc Thánh Bất Lai là bậc Thánh đã diệt đoạn tuyệt được tham tâm không hợp tà kiến  sân tâm, loại vi tế cõi dục giới, nên không còn tái sanh trở lại cõi dục giới, chỉ tái sanh lên cõi sắc giới. Nếu chứng đắc đệ tứ thiền sắc giới, sẽ tái sanh lên tầng trời Tịnh cư thiên.

Bậc Thánh Bất Lai có 5 hạng là:

1- Antarāparinibbāyī: bậc Thánh Bất Lai sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán, chưa đến một nửa tuổi thọ của cõi sắc giới phạm thiên ấy, rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

2- Upahaccaparinibbāyī: bậc Thánh Bất Lai sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán, quá một nửa tuổi thọ của cõi sắc giới phạm thiên ấy, rồi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

3- Asaṅkhāraparinibbāyī: bậc Thánh Bất Lai không cần phải tinh tấn nhiều, cũng sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, tại cõi sắc giới phạm thiên ấy, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

4- Saṅkhāraparinibbāyī: bậc Thánh Bất Lai cần phải tinh tấn nhiều, sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán rồi tịch diệt Niết Bàn, tại cõi sắc giới phạm thiên ấy, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

5- Uddhaṃsoto akaniṭṭhagāmī: bậc Thánh Bất Lai khi hết tuổi thọ trong cõi trời Sắc giới tầng thấp, tuần tự tái sanh từng trời bậc cao, cho đến tầng trời sắc giới Akaniṭṭha tột đỉnh, sẽ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả, trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn, tại cõi trời sắc giới Akaniṭṭha ấy, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

4- Quả báu của bậc Thánh Arahán

Bậc Thánh thứ tư: bậc Thánh Arahán là bậc Thánh đã diệt đoạn tuyệt được hoàn toàn tất cả mọi tham ái, mọi phiền não, mọi ác pháp không còn dư sót. Nên bậc Thánh Arahán không còn tái sanh trở lại kiếp nào khác nữa. Ngay kiếp hiện tại này, đến khi hết tuổi thọ, sẽ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong tam giới.

Bậc Thánh Arahán có nhiều hạng:

1- Bậc Thánh Arahán Tevijjā: bậc Thánh Arahán chứng đắc Tam Minh: Túc mạmg minh, Thiên nhãn minh, và Lậu tận minh.

2- Bậc Thánh Arahán Chaḷabhiññā: bậc Thánh Arahán chứng đắc Lục thông: Thần túc thông, Nhãn thông, Nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mạng thông và Lậu tận thông.

3- Bậc Thánh Arahán Catupaṭisambhidappabheda: bậc Thánh Arahán chứng đắc Tứ tuệ phân tích: Nghĩa (nhân) phân tích, Pháp (quả) phân tích, Ngôn ngữ phân tích và Ứng đối phân tích.

4- Bậc Thánh Arahán Ubhatobhāgavimutta: bậc Thánh Arahán giải thoát bằng 2 pháp hành: thiền định chứng đắc 4 bậc thiền vô sắc giới và thiền tuệ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả.

5- Bậc Thánh Arahán Paññāvimutta: bậc Thánh Arahán giải thoát bằng pháp hành thiền tuệ chứng đắc Arahán Thánh Đạo, Arahán Thánh Quả….

Mười điểm đặc biệt trong phần định nghĩa về pháp hành thiền tuệ được giải thích tóm tắt. Pháp hành thiền tuệ là một đề tài lớn, có tính chất bao quát, vừa sâu sắc, vừa rộng lớn, nên không có đủ khả năng giảng giải tỉ mỉ rõ ràng được.

Pháp hành thiền tuệ thuộc về lĩnh vực thực hành, để thực nghiệm thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp, để chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế. Do đó, phần pháp học (lý thuyết), chỉ là phương tiện để hiểu biết pháp hành thiền tuệ mà thôi, không thể nào diễn tả được thực tánh của các pháp; song do nhờ hiểu biết đúng đắn về pháp học, nên hành giả mới có thể hành đúng theo pháp hành thiền tuệ, đến khi phát sanh trí tuệ thiền tuệ, mới thấy rõ, biết rõ được thực tánh của các pháp, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.


Chú thích:

[44] Khu. Itivuttakapāḷi, kinh Aggappasādasutta.

[45] 5 pháp chủ: tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ.

[46] Bộ Chú giải Samyuttanikāya, Mahāvagga, kinh Ekābhiññasutta.

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app