Nội Dung Chính
BẮT ÐẦU VÀ CUỐI CÙNG CỦA PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ
I.3 SỰ THẬT (SACCA)
Ðức Phật dạy có hai sự thật:
2- Paramatthasacca: Sự thật Chân nghĩa pháp.
1- SỰ THẬT NGÔN NGỮ CHẾ ÐỊNH
Trong thế giới chúng sinh nói chung, nhân loại nói riêng, mỗi nước, mỗi nơi, mỗi nhóm thường chế định, đặt ra một ngôn ngữ riêng, từ người xưa được lưu truyền lại đến ngày nay, dùng để thông tin, diễn tả tư tưởng, ý nghĩ của mình đến cho người khác cùng nghe, cùng hiểu.
Do có nhiều ngôn ngữ khác nhau, nên cùng một vật, một ý nghĩ, v.v… mà mỗi ngôn ngữ chế định, đặt ra mỗi danh từ khác nhau, nhưng cũng chỉ nói đến đối tượng hay chủ thể ấy mà thôi.
Ví dụ:
Tiếng Pāḷi | Tiếng Việt | Tiếng Pháp | Tiếng Anh |
– Manussa | Nhân loại | Humanité | Humanity |
– Purisa | Người đàn ông | Homme | Man |
– Itthī | Người đàn bà | Femme | Woman |
– v.v… |
Những danh từ ngôn ngữ này gọi là sự thật, bởi vì mọi người đã có quy ước với nhau cho là lời nói thật (saccavācā), nhưng đây chỉ là sự thật theo đời.
Nếu người nào cố ý lừa dối người khác, nói sai hay viết sai không đúng theo sự thật như đã thấy, đã nghe, đã biết…, người ấy gọi là nói sai, nói không đúng sự thật, phạm giới nói dối (musāvāda).
Sự Thật Ngôn Ngữ Chế Ðịnh Có 2 Loại:
1- Ngôn ngữ Pāḷi mà Ðức Phật dùng để thuyết pháp được ghi chép lại trong Tam tạng: Kinh tạng (Suttantapiṭaka), Luật tạng (Vinayapiṭaka),Vi diệu pháp tạng (Abhidhammapiṭaka).
2- Ngôn ngữ địa phương mà người đời dùng để nói, viết trong cuộc sống hằng ngày, trong mỗi dân tộc.
Muốn biết sự thật Ngôn ngữ chế định nào, thì cần phải học hỏi, để hiểu biết rõ ngôn ngữ ấy, nếu không biết, thì chỉ có nghe được âm thanh, mà không hiểu được ý nghĩa.
Sự thật này thuộc về Chế định pháp (Paññattidhamma).
CHẾ ÐỊNH PHÁP (Paññattidhamma)
Chế định pháp là pháp do con người căn cứ vào Chân nghĩa pháp có mà quy ước, chế định, đặt ra danh từ để nói, viết rồi lưu truyền từ người này sang người khác, từ đời trước đến đời sau.
Chế định pháp chia làm hai loại:
1- Atthapaññatti: Chế định về ý nghĩa, hình dạng.
2- Saddapaññatti: Chế định về danh từ ngôn ngữ.
1.1- Quy ước chế định về ý nghĩa, hình dạng
Ðó là ý nghĩa, hình dạng khác biệt của mỗi đối tượng, có nhiều loại:
* Santānapaññatti: Chế định về khối.
Sự chế định này dựa trên khái niệm về tứ đại (đất, nước, lửa, gió) liên kết lại với nhau thành hình khối.
Ví dụ:
Khái niệm về mặt phẳng của mặt đất, về chiều cao của núi, về chiều dài của sông, về chiều rộng của biển, v.v…
* Samūhapaññatti: Chế định về tổng hợp.
Sự chế định này dựa trên khái niệm các thành phần lớn nhỏ lắp ráp, kết cấu vào với nhau.
Ví dụ:
Khái niệm về sự tổng hợp các phần lớn nhỏ lắp ráp, kết cấu vào với nhau thành chiếc xe, thành cái nhà, v.v…
* Sattapaññatti: Chế định về chúng sinh.
Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp.
Ví dụ:
Khái niệm về con người, về đàn ông, về đàn bà, về chư thiên, về Phạm thiên, về con voi, về con ngựa, v.v…
* Disāpaññatti: Chế định về phương hướng.
Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ thái dương hệ luân chuyển.
Ví dụ:
Khái niệm về phía mặt trời mọc, thuộc hướng Ðông, về mặt trời lặn, thuộc hướng Tây, về hướng Nam, về hướng Bắc, v.v…
* Kālapaññatti: Chế định về thời gian.
Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ mặt trời.
Ví dụ:
Khái niệm về lúc mặt trời mọc là buổi sáng, về lúc mặt trời đứng bóng là buổi trưa, về lúc mặt trời lặn là buổi chiều, ngày, đêm, tháng, năm, v.v…
* Akāsapaññatti: Chế định về hư không.
Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ khoảng không, do nương nhờ khoảng trống của tứ đại không dính liền với nhau.
Ví dụ:
Khái niệm về hang, động, giếng, hầm, hố, v.v…
* Kasiṇapaññatti: Chế định về đề mục kasiṇa.
Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ vào tứ đại… dùng làm đề mục thiền định.
Ví dụ:
Khái niệm về đề mục đất, về đề mục nước, về đề mục lửa, về đề mục gió, v.v…
* Nimittapaññatti: Chế định về ấn chứng của thiền định.
Sự chế định này dựa trên khái niệm căn cứ các ấn chứng hiện ra do tiến hành thiền định.
Ví dụ:
Khái niệm về ấn chứng tiến hành ban đầu (parikammanimitta), về ấn chứng thô ảnh tương tự (uggahanimitta), về ấn chứng quang ảnh trong sáng (paṭibhāganimitta), v.v…
Tất cả mọi chế định về ý nghĩa (aṭṭha) hình dạng… khác biệt của mỗi đối tượng tuỳ theo khái niệm hiện rõ trong tâm tưởng, nên đối tượng ấy, không còn hiện rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp đúng theo Chân nghĩa pháp, song ý thức tâm có thể nhận biết đối tượng chế định về ý nghĩa ấy theo khái niệm.
1.2- Chế định về danh từ ngôn ngữ
Chế định này không chỉ là về khái niệm đơn thuần, mà còn chế định danh từ ngôn ngữ đặt tên gọi đối tượng, có hai tính chất đặc biệt là:
– Tâm hướng đến ý nghĩa (aṭṭha).
– Làm cho ý nghĩa ấy hướng về tâm.
* Tâm hướng đến ý nghĩa.
Ðó là tính chất của thính giả hoặc độc giả, khi nghe hoặc đọc sách báo, một danh từ ngôn ngữ quen thuộc, tâm hướng đến biết ý nghĩa, hình dạng của danh từ ấy.
Ví dụ:
– Danh từ “mặt đất”, là một mặt bằng do tứ đại kết dính thành khối.
– Danh từ “con voi”, là một con vật có thân hình to lớn, có bốn bàn chân lớn, có cái vòi dài làm lỗ mũi, v.v…
* Làm cho ý nghĩa ấy hướng về tâm.
Ðó là tính chất của người nói hoặc người viết, trước khi nói hoặc viết một danh từ ngôn ngữ nào, thì ý nghĩ hình ảnh của danh từ ấy đã hiện rõ trong tâm của người nói hoặc người viết.
Ví dụ:
– Danh từ “mặt đất”, ở trong tâm hiện rõ hình ảnh một mặt phẳng do tứ đại liên kết thành khối.
– Danh từ “con voi”, ở trong tâm hiện rõ hình ảnh một con vật có thân hình to lớn, có bốn bàn chân lớn, có cái vòi dài làm lỗ mũi,…
– Danh từ “khổ”, “vui”, v.v…
Những danh từ ngôn ngữ này người xưa đã chế định, có quy ước rõ ràng, được lưu truyền lại từ người này sang người khác, từ xưa cho đến nay; dùng để nói, viết, thông tin, diễn tả ý nghĩa tâm tư, tình cảm của mình, để hiểu biết lẫn nhau.
Chế định về danh từ ngôn ngữ có nhiều loại, trong đó có hai loại căn bản là:
1- Avijjamānapaññatti: Danh từ ngôn ngữ chế định không có Thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng.
Ví dụ:
Danh từ gọi “con người, đàn ông, đàn bà, chư thiên, ngôi nhà, chiếc xe, mặt đất, núi, sông”,…
2- Vijjamānapaññatti: Danh từ ngôn ngữ chế định có Thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng.
Ví dụ:
Danh từ gọi “tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn, hoặc sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, danh pháp, sắc pháp, Khổ thánh đế, Tập thánh đế, Diệt thánh đế, Ðạo thánh đế”, v.v…
Những danh từ ngôn ngữ chế định, dầu có Thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng, và không có Thực tánh pháp hiện hữu làm nền tảng; cả hai đều thuộc về Chế định pháp (paññattidhamma), không phải là Chân nghĩa pháp (paramatthadhamma), vì có những tính chất đặc biệt như sau:
– Hoàn toàn tùy thuộc vào khái niệm và danh từ ngôn ngữ chế định.
– Bị hạn chế bởi không gian nơi này, nước kia.
– Bị thay đổi ý nghĩa theo thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai.
– Bị ảnh hưởng trực tiếp vào trình độ hiểu biết của các hạng chúng sinh.
– Không có thực tánh (chỉ là danh từ ngôn ngữ).
– Không có trạng thái riêng của mỗi pháp.
– Không có sự sanh, sự diệt.
– Không có 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã.
Chế định pháp thuộc về pháp, nên gọi là pháp vô ngã.
Do đó, pháp chế định này thuộc về “Sự thật theo ngôn ngữ chế định (sammutisacca)”, chỉ có thể làm đối tượng của pháp hành thiền định mà thôi, hoàn toàn không thể làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.
2- SỰ THẬT CHÂN NGHĨA PHÁP
Sự thật Chân nghĩa pháp có 4 pháp là:
1- Citta: Tâm có trạng thái nhận biết đối tượng.
2- Cetasika: Tâm sở có trạng thái tùy thuộc nương nhờ vào tâm mà sanh.
3- Rūpadhamma: Sắc pháp có trạng thái bị hủy hoại do nóng, lạnh, đói, khát,…
4- Nibbāna: Niết Bàn có trạng thái vắng lặng mọi phiền não, ngũ uẩn…
Bốn pháp này gọi là sự thật, bởi vì chúng có Thực tánh pháp (Sabhāvadhamma) rõ ràng, mỗi pháp có thực tánh không bị biến thể theo thời gian và không gian, có trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp…
Sự thật Chân nghĩa pháp, hoàn toàn không phải là danh từ ngôn ngữ chế định. Song, danh từ ngôn ngữ mà Ðức Phật chế định dùng làm phương tiện để nghe, học hỏi, nghiên cứu; để hiểu rõ danh từ gọi về Thực tánh pháp, trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp ấy.
Những danh từ gọi tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn… này cũng thuộc về Chế định pháp, nhưng có Thực tánh pháp làm nền tảng.
Sự thật Chân nghĩa pháp có 2 loại:
1- Sabhāvasacca: Sự thật đúng theo Thực tánh pháp là:
– Thiện pháp (kusaladhamma),
– Bất thiện pháp (akusaladhamma),
– Vô ký pháp (abyākatadhamma),… là những pháp không phải chúng sinh, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải vật này, vật kia,… mà chỉ là tất cả Thực tánh pháp mà thôi. Ðức Phật đã thuyết giảng, được ghi chép trong Vi diệu pháp tạng (Abhidhammapiṭaka).
2- Ariyasacca: Tứ thánh đế, là sự thật chân lý:
– Khổ thánh đế: Ðó là danh pháp sắc pháp thuộc trong tam giới, mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ.
– Nhân sanh Khổ thánh đế, hay Tập thánh đế: Ðó là tâm tham ái là nhân sanh Khổ thánh đế, mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ.
– Diệt Khổ thánh đế, hay Diệt thánh đế: Ðó là Niết Bàn, pháp diệt Khổ thánh đế, mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ.
– Pháp hành Diệt Khổ thánh đế, hay Ðạo thánh đế: Ðó là Thánh đạo hợp đủ 8 chánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, là pháp hành Diệt Khổ thánh đế, mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ.
Tứ thánh đế này được Ðức Phật thuyết giảng trong bài kinh Chuyển Pháp Luân, v.v…
Muốn biết sự thật Chân nghĩa pháp, bậc Thiện trí không phải biết bằng trí tuệ do học hỏi, nghiên cứu (sutāmayapaññā), cũng không phải biết bằng trí tuệ do tư duy đúng đắn (cintāmayapaññā). Song, hai loại trí tuệ này làm nhân duyên hỗ trợ cho trí tuệ do hành (bhavanāmayapaññā). Chính trí tuệ do hành này mới có khả năng biết được sự thật chân nghĩa pháp. Trí tuệ do hành đó là trí tuệ thiền tuệ (vipassanāñāṇa).
Trí tuệ thiền tuệ có 2 loại:
– Trí tuệ thiền tuệ tam giới (lokiyavipassanāñāṇa) có khả năng thấy rõ, biết rõ được Thực tánh pháp (sabhāvadhamma), của danh pháp, sắc pháp sanh rồi diệt, thấy rõ biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, dẫn đến;
– Trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới (lokuttaravipassanāñāṇa) có khả năng chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
Sự thật này thuộc về Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma).
CHÂN NGHĨA PHÁP (Paramatthadhamma)
Chân nghĩa pháp có chi pháp rõ ràng, có thực tánh không biến thể theo thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai.
Chân nghĩa pháp có 4 pháp:
1- Citta – Tâm: có trạng thái nhận biết đối tượng.
2- Cetasika – Tâm sở: có trạng thái tuỳ thuộc nương vào tâm mà sanh.
3- Rūpadhamma – Sắc pháp: có trạng thái bị bị hủy hoại do nóng lạnh, đói khát…
4- Nibbāna – Niết Bàn: có trạng thái tịch tịnh vắng lặïng mọi phiền não, ngũ uẩn.
Ðó là 4 Chân nghĩa pháp.
Phần Giải Thích
1- TÂM (Citta): có trạng thái nhận biết đối tượng. Tâm gồm có 89 hay 121 tâm:
Tâm phân loại theo 4 cảnh giới:
– Sắc giới tâm (rūpavacaracitta) có 15 tâm.
– Vô sắc giới tâm (arūpavacaracitta) có 12 tâm.
– Siêu tam giới tâm (lokuttaracitta) có 8 (hay 40) tâm.
Tổng cộng: 89 (hay 121 tâm).
54 dục giới tâm được phân loại như sau:
– Bất thiện tâm gồm 12 tâm:
* Sân tâm có 2 tâm.
* Si tâm có 2 tâm.
– Vô nhân tâm gồm 18 tâm:
* Quả thiện vô nhân tâm có 8 tâm.
* Duy tác vô nhân tâm có 3 tâm
– Dục giới tịnh hảo tâm gồm 24 tâm:
* Ðại quả tâm có 8 tâm.
* Ðại duy tác tâm có 8 tâm
15 sắc giới tâm được phân loại như sau:
– Sắc giới quả tâm có 5 tâm.
– Sắc giới duy tác tâm có 5 tâm.
12 vô sắc giới được phân loại như sau:
– Vô sắc giới quả tâm có 4 tâm.
– Vô sắc giới duy tác tâm có 4 tâm.
8 hoặc 40 siêu tam giới [15] tâm được phân loại như sau:
– Thánh Quả tâm có 4 hoặc 20 tâm.
2- TÂM SỞ (Cetasika): luôn luôn tuỳ thuộc nương nhờ vào tâm để phát sanh, có 4 trạng thái:
– Ðồng sanh với tâm: Khi tâm nào sanh, thì ắt phải có số tâm sở đồng sanh.
– Ðồng diệt với tâm: Khi tâm nào diệt, thì ắt phải có số tâm sở đồng diệt.
– Ðồng đối tượng với tâm: Khi tâm nào có đối tượng nào, thì ắt có số tâm sở cùng đối tượng ấy.
– Ðồng nơi phát sanh với tâm: Khi tâm nào phát sanh ở môn nào, thì ắt có số tâm sở cùng phát sanh ở môn ấy.
Ðó là 4 trạng thái của tâm sở luôn luôn tùy thuộc với tâm, không bao giờ tách rời nhau được. Ví như bóng với hình, bóng không thể tách rời khỏi hình. Có hình, thì có bóng, hình nào, bóng ấy, bóng luôn luôn tùy thuộc vào hình. Cũng như tâm sở luôn luôn tùy thuộc vào tâm để phát sanh.
Tâm sở (cetasika): gồm có 52 tâm sở, mỗi tâm sở đều có mỗi trạng thái riêng, do đó, có 52 trạng thái riêng.
Phân loại các tâm sở như sau:
2.1- Toàn tâm chung tâm sở (sabbacittasādharaṇacetasika): tâm sở đồng sanh với tất cả các tâm, gồm có 7 tâm sở.
2- Vedanā: Thọ tâm sở, có trạng thái cảm thọ nơi đối tượng.
3- Saññā: Tưởng tâm sở, có trạng thái tưởng nơi đối tượng.
4- Cetanā: Tác ý tâm sở, có trạng thái tạo tác theo đối tượng.
5- Ekaggatā: Nhất tâm tâm sở, có trạng thái chú tâm trong đối tượng.
6- Jīvitindriya: Danh mạng căn tâm sở, có trạng thái bảo hộ danh pháp.
7- Manasikāra: Ý hành tâm sở, có trạng thái hướng dẫn tâm đến đối tượng.
(7 tâm sở này, đồng sanh đầy đủ trong 89 hay 121 tâm).
2.2- Tùy sanh tâm sở (pakiṇṇakacetasika): tâm sở đồng sanh rải rác tuỳ theo tâm, gồm có 6 tâm sở.
2- Vicāra: Quan sát tâm sở, có trạng thái quan sát nơi đối tượng.
3- Adhimokkha: Quyết định tâm sở, có trạng thái quyết định đối tượng.
4- Vīriya: Tinh tấn tâm sở, có trạng thái tinh tấn.
5- Pīti: Hỷ tâm sở, có trạng thái hoan hỷ nơi đối tượng.
6- Chanda: Nguyện vọng tâm sở, có trạng thái muốn thành đạt.
(6 loại tâm sở này, đồng sanh tuỳ theo tâm, rải rác trong các loại tâm, trừ ra 10 loại thức tâm (2 nhãn thức tâm, 2 nhĩ thức tâm, 2 tỷ thức tâm, 2 thiệt thức tâm và 2 thân thức tâm).
2.3- Bất thiện tâm sở (akusalacetasika): tâm sở đồng sanh trong bất thiện tâm, gồm có 14 tâm sở.
1- Moha: Si tâm sở, có trạng thái không biết thực tánh của các pháp.
2- Ahirika: Không hổ thẹn tâm sở, có trạng thái tự mình không biết hổ thẹn tội lỗi, khi hành ác.
3- Anottappa: Không ghê sợ tâm sở, có trạng thái không ghê sợ tội lỗi, khi hành ác.
4- Uddhacca: Phóng tâm tâm sở, có trạng thái không an trụ trong đối tượng.
(4 tâm sở này có si tâm sở là gốc, đồng sanh với 12 bất thiện tâm).5- Lobha: Tham tâm sở, có trạng thái tham lam trong đối tượng.
6- Diṭṭhi: Tà kiến tâm sở, có trạng thái thấy sai chấp lầm nơi đối tượng.
7- Māna: Ngã mạn tâm sở, có trạng thái so sánh ta với người khác (ta hơn người, ta bằng người, ta kém hơn người).
(3 tâm sở này, có tham tâm sở là gốc, đồng sanh với tham tâm).
– Tham tâm sở đồng sanh với 8 tham tâm.
– Tà kiến tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm hợp tà kiến.
– Ngã mạn tâm sở đồng sanh với 4 tham tâm không hợp tà kiến (không chắc chắn).
8- Dosa: Sân tâm sở, có trạng thái hung dữ, tàn bạo, không hài lòng nơi đối tượng.
9- Issā: Ganh tị tâm sở, có trạng thái ganh tị của cải, sắc đẹp, địa vị… người khác.
10- Macchariya: Bỏn xẻn tâm sở, có trạng thái cất giấu tài sản của mình không cho người khác.
11- Kukkucca: Hối hận tâm sở, có trạng thái nóng nảy hối hận việc ác đã làm, việc thiện không làm.
(4 tâm sở này, có sân tâm sở là gốc, đồng sanh với 2 sân tâm, riêng Issā, Macchariya, Kukkucca không chắc chắn, khi sanh, khi không sanh, tùy theo đối tượng).
12- Thīna: Buồn chán tâm sở, có trạng thái không hăng hái trong đối tượng.
13- Middha: Buồn ngủ tâm sở, có trạng thái buồn ngủ buông bỏ đối tượng.
(2 tâm sở này đồng sanh trong 4 tham tâm và 1 sân tâm cần có sự động viên, không chắc chắn).
14- Vicikicchā: Hoài nghi tâm sở, có trạng thái hoài nghi nơi đối tượng.
(Hoài nghi tâm sở này đồng sanh với 1 si tâm hợp hoài nghi).
(14 bất thiện tâm sở này chỉ đồng sanh rải rác trong 12 bất thiện tâm).
2.4- Tịnh hảo chung tâm sở (sobhanasādharaṇacetasika), tâm sở đồng sanh tất cả mọi tịnh hảo tâm, gồm có 19 tâm sở.
2- Sati: Niệm tâm sở, có trạng thái niệm trong đối tượng.
3- Hiri: Hổ thẹn tâm sở, có trạng thái tự mình hổ thẹn tội lỗi.
4- Ottappa: Ghê sợ tâm sở, có trạng thái ghê sợ tội lỗi.
5- Alobha: Vô tham tâm sở, có trạng thái không tham lam dính mắc trong đối tượng.
6- Adosa: Vô sân tâm sở, có trạng thái hiền hòa không hung dữ nơi đối tượng.
7- Tatramajjhattatā: Trung dung tâm sở, có trạng thái làm cho tâm và tâm sở đồng đều nhau.
8- Kāyappassaddhi: Tịnh toàn tâm sở [16], có trạng thái tổng hợp toàn tâm sở vắng lặng trong thiện pháp.
9- Cittappassaddhi: Tịnh tâm tâm sở [17], có trạng thái làm cho tâm vắng lặng trong thiện pháp.
10- Kāyalahutā: Nhẹ nhàng toàn tâm sở, có trạng thái tổng hợp toàn tâm sở nhẹ nhàng trong thiện pháp.
11- Cittalahutā: Nhẹ nhàng tâm tâm sở, có trạng thái làm cho tâm nhẹ nhàng trong thiện pháp.
12- Kāyamudutā: Nhu nhuyến toàn tâm sở, có trạng thái tổng hợp toàn tâm sở nhu nhuyến trong thiện pháp.
13- Cittamudutā: Nhu nhuyến tâm tâm sở, có trạng thái làm cho tâm nhu nhuyến trong thiện pháp.
14- Kāyakammaññatā: Uyển chuyển toàn tâm sở, có trạng thái tổng hợp toàn tâm sở uyển chuyển trong thiện pháp.
15- Cittakammaññatā: Uyển chuyển tâm tâm sở, có trạng thái làm cho tâm uyển chuyển trong thiện pháp.
16- Kāyapāguññatā: Thành thạo toàn tâm sở, có trạng thái tổng hợp toàn tâm sở thành thạo trong thiện pháp.
17- Cittapāguññatā: Thành thạo tâm tâm sở, có trạng thái làm cho tâm thành thạo trong thiện pháp.
18- Kāyujukatā: Chánh trực toàn tâm sở, có trạng thái tổng hợp toàn tâm sở chánh trực trong thiện pháp.
19- Cittujukatā: Chánh trực tâm tâm sở, có trạng thái làm cho tâm chánh trực trong thiện pháp.
(19 Tịnh hảo đồng sanh tâm sở này, đồng sanh với 24 dục giới tịnh hảo tâm + 15 sắc giới tâm + 12 vô sắc giới tâm + 8 hay 40 Siêu thế giới tâm, trừ ra 12 bất thiện tâm và 18 vô nhân tâm. Như vậy, 19 tịnh hảo đồng sanh tâm sở này, đồng sanh với 59 hay 91 tâm).
2.5- Tiết chế tâm sở (viraticetasika): là tâm sở chế ngự được tâm không hành ác, gồm có 3 tâm sở.
2- Sammākammanta: Chánh nghiệp tâm sở, có trạng thái tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà dâm.
3- Sammā ājīva: Chánh mạng tâm sở, có trạng thái nuôi mạng chân chánh, tránh xa cách sống tà mạng do hành ác.
(3 tiết chế tâm sở này chỉ sanh riêng rẽ từng mỗi tâm sở với 8 dục giới đại thiện tâm. Nhưng chắc chắn đồng sanh cùng một lúc với 8 hay 40 siêu tam giới tâm. Như vậy tiết chế tâm sở đồng sanh với 16 hay 48 tâm).
2.6- Vô lượng tâm sở (appamaññācetasika): là tâm sở có đối tượng chúng sinh vô lượng, gồm có 2 tâm sở.
2- Muditā: Hỉ tâm sở, có trạng thái hoan hỷ với chúng sinh đang hưởng sự an lạc hạnh phúc.
(2 vô lượng tâm sở này chỉ sanh riêng rẽ từng mỗi tâm sở với 8 dục giới đại thiện tâm + 8 dục giới đại duy tác tâm + 12 sắc giới tâm, trừ 3 sắc giới đệ ngũ thiền tâm. Như vậy, vô lượng tâm sở đồng sanh với 28 tâm).
2.7- Tuệ chủ tâm sở (paññindriyacetasika): là trí tuệ tâm sở, có 1 tâm sở.
Trí tuệ tâm sở có trạng thái thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp.
(Trí tuệ tâm sở đồng sanh với 4 dục giới đại thiện tâm hợp với trí + 4 dục giới đại quả tâm hợp với trí + 4 dục giới duy tác tâm hợp với trí + 15 sắc giới tâm + 12 vô sắc giới tâm + 8 hay 40 siêu tam giới tâm. Như vậy, trí tuệ tâm sở đồng sanh với 47 hay 79 tâm).
Tâm sở luôn luôn tùy thuộc vào tâm do bởi 4 trạng thái đồng sanh, đồng diệt, đồng đối tượng, đồng nơi phát sanh. Do đó, tâm sở và tâm không thể tách rời nhau.
Khi tâm nào sanh, ắt phải có số tâm sở thích hợp đồng sanh với tâm ấy, để làm phận sự.
Tâm thường ảnh hưởng do bởi tâm sở nào có năng lực, thì tâm được gọi tên do năng lực của tâm sở ấy.
Ví dụ:
– Gọi tham tâm, vì có tham tâm sở trong 21 tâm sở đồng sanh với tham tâm. Cũng như vậy,
– Gọi là sân tâm, vì có sân tâm sở trong 22 tâm sở đồng sanh với sân tâm.
– Gọi si tâm, vì có si tâm sở trong 15 tâm sở đồng sanh với si tâm.
– Gọi đại thiện tâm hợp với trí, vì có trí tuệ tâm sở trong 38 tâm sở đồng sanh với đại thiện tâm ấy, v.v…
Cũng như màu hòa lẫn trong nước, hòa màu nào vào nước, thì nước trở thành màu ấy.
Tâm gồm có 89 hay 121 tâm, và tâm sở gồm có 52 tâm sở. Tâm và tâm sở luôn luôn sanh rồi diệt không ngừng, thay đổi tuỳ theo đối tượng và môn.
Trong mỗi chúng sinh có số lượng tâm và tâm sở nhiều hay ít không giống nhau, không chắc chắn. Bởi vì:
– Tùy thuộc vào mỗi hạng chúng sinh khác nhau, (có 12 hạng chúng sinh).
– Tùy theo đối tượng khác nhau, (có 6 đối tượng, có 6 loại tâm).
– Tùy thuộc vào cảnh giới tâm khác nhau, (có 4 cảnh giới tâm: dục giới tâm, sắc giới tâm, vô sắc giới tâm và siêu tam giới tâm), v.v…
Nếu chúng sinh nào mắt mù, tai điếc… thì chúng sinh ấy không có 2 nhãn thức tâm, 2 nhĩ thức tâm,… vì không phát sanh lên được.
3- SẮC PHÁP (Rūpadhamma)
Sắc pháp là pháp có trạng thái sanh – diệt, bị hủy hoại do nóng, lạnh, đói, khát,…
Sắc pháp gồm có 28 sắc pháp, phân làm 2 loại chính:
3.1- Sắc tứ đại (mahābhūtarūpa), có 4 sắc pháp:
2- Āpodhātu: Thủy đại (nước), có trạng thái lỏng hay đông đặc.
3- Tejodhātu: Hỏa đại (lửa), có trạng thái nóng hay lạnh.
4- Vāyodhātu: Phong đại (gió), có trạng thái phồng, xẹp hay di chuyển.
3.2- Sắc phụ thuộc (upādāyarūpa).
Sắc phụ thuộc, là sắc nương nhờ ở sắc tứ đại mà phát sanh, có 24 sắc pháp. Chia làm 10 loại như sau:
2- Visayarūpa: 7 sắc đối tượng: sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, 3 sắc xúc trần [18] (đất, lửa, gió).
3- Bhavarūpa: 2 sắc tính: sắc nam tính, sắc nữ tính.
4- Hadayavatthurūpa: 1 sắc ý căn.
5- Jīvitindriyarūpa: 1 sắc mạng chủ, gìn giữ hộ trì sắc pháp.
6- Āhārarūpa: 1 sắc vật thực.
7- Paricchedarūpa: 1 sắc chân không.
8- Viññattirūpa: 2 sắc cử động: sắc thân cử động, sắc khẩu cử động.
9- Vikārarūpa: 3 sắc biến chuyển: sắc nhẹ nhàng, sắc mềm mại, sắc uyển chuyển.
10- Lakkhaṇarūpa: 4 sắc trạng thái: sắc sanh, sắc liên tục, sắc già dặn, sắc vô thường.
Sắc pháp gồm có 28 sắc pháp. Mỗi người bình thường không bị bịnh tật, không bị khiếm khuyết trong thân thể, người ấy có đủ 27 sắc pháp.
– Nếu là người đàn bà, thì trừ sắc nam tính.
– Nếu trường hợp người nào bị mắt mù, tai điếc,… thì người ấy có số sắc pháp trong thân thể bị giảm đi theo bịnh tật khiếm khuyết ấy.
Trong 4 Chân nghĩa pháp: tâm, tâm sở, sắc pháp thuộc về Pháp hữu vi (saṅkhatadhamma), vì bị cấu tạo do bởi 4 nhân duyên: nghiệp (kamma), tâm (citta), thời tiết (utu), vật thực (āhāra).
4- NIẾT BÀN (Nibbāna)
Niết Bàn là pháp có trạng thái tịch tịnh, vắng lặng mọi phiền não, ngũ uẩn, là pháp diệt mọi sự khổ, pháp an lạc tuyệt đối (santisukha). Niết Bàn thuộc về Diệt thánh đế.
Tính chất của Niết Bàn được phân ra nhiều loại, mỗi loại có ý nghĩa như sau:
4.1- Niết Bàn có 2 loại.
2- Anupādisesanibbāna – Vô Dư Niết Bàn: Niết Bàn đối với bậc Thánh Arahán đã diệt đoạn tuyệt được tất cả mọi tham ái, mọi phiền não, mọi ác pháp không còn dư sót, đến lúc hết tuổi thọ, tịch diệt Niết Bàn, không còn tái sanh kiếp nào nữa, chấm dứt sự tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.
4.2- Niết Bàn có 3 loại.
2- Appaṇihitanibbāna – Vô Ái Niết Bàn: Niết Bàn đối với hành giả tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp sanh diệt, thấy rõ biết rõ trạng thái khổ (dukkhalakkhaṇa) hiện rõ hơn 2 trạng thái vô thường và trạng thái vô ngã, vì định pháp chủ [20] có năng lực nhiều hơn 4 pháp chủ khác (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, tuệ pháp chủ), hay do năng lực của định, dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn. Niết Bàn này gọi là: “Vô Ái Niết Bàn”, Niết Bàn không có tham ái nương nhờ.
3- Suññatanibbāna – Chơn không Niết Bàn: Niết Bàn đối với hành giả tiến hành thiền tuệ, trí tuệ thiện tuệ thấy rõ biết rõ danh pháp, sắc pháp sanh diệt, thấy rõ biết rõ trạng thái vô ngã (anattalakkhaṇa) hiện rõ hơn trạng thái vô thường và trạng thái khổ, vì tuệ pháp chủ [21] có năng lực nhiều hơn 4 pháp chủ khác (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ), hay do năng lực của tuệ, dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn. Niết Bàn này gọi là: “Chơn Không Niết Bàn”, Niết Bàn hoàn toàn vô ngã, không phải ta, không phải của ta.
4.3- Niết Bàn có 3 loại theo phiền não, ngũ uẩn, Xá Lợi.
Như trường hợp Ðức Phật Gotama, Phiền Não Niết Bàn tại bồ đoàn quý báu dưới cội Bồ Ðề tại khu rừng Uruvela (nay gọi Buddhagayā).
2- Khandhaparinibbāna- Ngũ Uẩn Niết Bàn: bậc Thánh Arahán đến khi hết tuổi thọ, tịch diệt Niết Bàn, ngũ uẩn bị tan rã, phần sắc uẩn được hỏa thiêu, kết tinh còn lại gọi là Xá Lợi; còn phần 4 danh uẩn: thọ uẩn, tưởngï uẩn, hành uẩn, thức uẩn kia bị diệt. Sau khi diệt ngũ uẩn rồi, do không còn tham ái nên không phải tái sanh kiếp sau nữa, như ngọn đèn đã bị tắt hẳn, gọi là tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.
Như trường hợp Ðức Phật Gotama, Ngũ Uẩn Niết Bàn tại khu rừng Kusināra thuộc xứ Malla.
Hai loại Niết Bàn: Phiền Não Niết Bàn và Ngũ Uẩn Niết Bàn này chung cho Ðức Phật Toàn Giác, Ðức Phật Ðộc Giác và Chư Thánh Arahán Thanh Văn đệ tử của Ðức Phật.
3- Dhātuparinibhāna: Xá Lợi Niết Bàn, Xá Lợi của Ðức Phật tịch diệt Niết Bàn. Niết Bàn này chỉ dành riêng cho chư Phật Toàn Giác mà thôi.
Trường hợp Ðức Phật Gotama, vào thời giáo pháp của Ngài đến 5.000 năm, hoàn toàn bị tiêu hoại không còn trên thế gian, khi ấy Xá Lợi của Ngài ở cõi người, cõi Long Vương, cõi chư thiên, cõi Phạm thiên đều gom lại trở thành một pho tượng Ðức Phật ngồi ngự tại cội Ðại Bồ Ðề quý báu. Tượng Ðức Phật có đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, phát ra hào quang 6 màu tỏa lên đến cõi trời sắc giới Phạm thiên, do năng lực phát nguyện của Ðức Phật trước khi tịch diệt Niết Bàn.
Trong lúc ấy, chư thiên, Phạm thiên cả 10 ngàn thế giới cùng nhau đến tụ họp tại cội Ðại Bồ Ðề, để lễ bái cúng dường Ðức Phật lần cuối cùng. Nhưng nhân loại không có người nào đến lễ bái cúng dường Ðức Phật cả, vì ở thời kỳ ấy Phật giáo hoàn toàn bị tiêu hoại, cho nên, nhân loại không còn người nào biết đến Ðức Phật nữa.
Bấy giờ, pho tượng Xá Lợi của Ðức Phật tự phát hỏa thiêu, Xá Lợi của Ðức Phật tịch diệt Niết Bàn, không còn dư sót trên thế gian này chút nào nữa, gọi là Xá Lợi Niết Bàn.
Trong 4 Chân nghĩa pháp, Niết Bàn thuộc về Pháp vô vi (asaṅkhatadhamma) hoàn toàn không bị cấu tạo do bởi 4 nhân duyên: nghiệp (kamma), tâm (citta), thời tiết (utu), vật thực (āhāra), nên không có sự sanh, sự diệt, nên gọi Niết Bàn là pháp bất sanh, bất diệt.
Ðó là 4 Chân nghĩa pháp: tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn.
Thật ra, Chân nghĩa pháp là pháp có những tính chất đặc biệt như sau:
– Không bị hạn chế bởi không gian nơi này, nước kia.
– Có thực tánh pháp không bị biến thể theo thời gian quá khứ, hiện tại, vị lai.
– Không bị ảnh hưởng vào các hạng chúng sinh.
– Có Thực tánh pháp, có chi pháp ở trong Chân nghĩa pháp.
– Có trạng thái riêng của mỗi pháp.
– Pháp hữu vi, đó là: tâm, tâm sở, sắc pháp, có sự sanh, sự diệt, có 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã.
– Pháp vô vi, đó là: Niết Bàn, không có sự sanh, sự diệt, nên không có 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã.
Niết Bàn chỉ là đối tượng riêng của siêu tam giới tâm, đólà 4 Thánh Ðạo tâm, 4 Thánh Quả tâm mà thôi.
Niết Bàn thuộc pháp vô vi, nên là pháp vô ngã.
Như Ðức Phật dạy:
“Aniccā sabbe saṅkhārā, dukkhānattā ca saṅkhatā.
Nibbānañca paññatti, anattā iti nicchayā”.[23]“Tất cả pháp hữu vi,danh pháp và sắc pháp.
Ðều có 3 trạng thái: vô thường, khổ, vô ngã.
Niết Bàn và chế định thuộc về vô ngã pháp”.
Chú thích:
[15] Siêu tam giới tâm có 8 tâm, nghĩa là 4 Thánh Đạo tâm và 4 Thánh Quả tâm không hợp với 5 bậc thiền. Và siêu tam giới có 40 tâm, nghĩa là 4 Thánh Đạo tâm và 4 Thánh Quả tâm nhân với 5 bậc thiền (8×5=40).
[16] Kāya: nghĩa là tổng hợp toàn tâm sở, gồm có 3 uẩn: thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn.
[17] Citta: nghĩa là tâm thuộc về thức uẩn.
[18] Sắc xúc trần có 3 sắc pháp: đất, lửa, gió đã tính trong sắc tứ đại, không tính lại trong phần 24 sắc phụ thuộc.
[19] Tín pháp chủ: đức tin làm chủ có năng lực hơn 4 pháp chủ còn lại.
[20] Định pháp chủ: định làm chủ có năng lực hơn 4 pháp chủ còn lại.
[21] Tuệ pháp chủ: tuệ làm chủ có năng lực hơn 4 pháp chủ còn lại.
[22] Phiền Não Niết Bàn là diệt đoạn tuyệt phiền não bằng 4 Thánh Đạo Tuệ, chứ không phải phiền não diệt, vì phiền não sanh rồi phiền não diệt là việc thường của các danh pháp.
[23] Vinayapiṭaka, bộ Parivāra.