Nội Dung Chính
Tìm Hiểu Pháp-Chướng-Ngại (Nīvaraṇa)
Pháp-chướng-ngại và diệt pháp-chướng-ngại có 2 phần:
– Pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa).
– Diệt pháp-chướng-ngại (nīvaraṇappahāna).
I- Pháp-chướng-ngại (Nīvaraṇa)
Pháp-chướng-ngại (Nīvaraṇa) là pháp làm chướng ngại, làm ngăn cản các thiện-pháp như phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước- thiện hành-thiền, v.v… nhất là làm chướng ngại pháp-hành thiền-định không thể dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm. Nếu hành-giả nào đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm rồi thì pháp-chướng-ngại này cũng có thể làm mất các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy của hành-giả.
Pháp-chướng-ngại (Nīvaraṇa) có 5 pháp
1- Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng- ngại đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham- tâm, tham muốn say mê trong ngũ-dục (sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục) là pháp-chướng-ngại ngăn cản các thiện-pháp không phát sinh được.
2- Byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại đó là sân tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm, thù hận người khác là pháp-chướng-ngại ngăn cản các thiện-pháp không phát sinh được.
3- Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại đó là buồn-chán tâm-sở và buồn-ngủ tâm-sở đồng sinh với 5 bất-thiện- tâm cần tác-động, buông bỏ đối-tượng là pháp- chướng-ngại ngăn cản các thiện-pháp không phát sinh được.
4- Uddhaccakukkucaṇīvaraṇa: Phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại đó là phóng-tâm tâm-sở và hối-hận tâm-sở, mà phóng-tâm tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm, không an trụ nơi đối- tượng và hối-hận tâm-sở đồng sinh với 2 sân- tâm, ăn năn hối hận không tạo đại-thiện-nghiệp mà tạo ác-nghiệp là pháp-chướng-ngại ngăn cản các thiện-pháp không phát sinh được.
5- Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng- ngại đó là hoài-nghi tâm-sở, đồng sinh với si- tâm hợp với hoài-nghi, không có đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức- Tăng-bảo, không tin nghiệp và quả của nghiệp là pháp-chướng-ngại ngăn cản các thiện-pháp không phát sinh được.
Tính chất của pháp-chướng-ngại
Tham-dục chướng-ngại đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm, tham muốn say mê trong 5 đối-tượng-dục cho là thật đáng hài lòng, đem lại sự an-lạc cho mình như đối-tượng sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm ấm.
Đức-Phật dạy trong Chi-bộ-kinh rằng:
1- “Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng sắc nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nam như đối- tượng sắc đẹp của người nữ.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng sắc đẹp của người nữ khống chế được tâm của người nam dễ dàng.
2- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng âm thanh nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nam như đối- tượng âm thanh hay của người nữ.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng âm thanh hay của người nữ khống chế được tâm của người nam dễ dàng.
3- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng hương nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nam như đối- tượng hương thơm của người nữ.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng hương thơm của người nữ khống chế được tâm của người nam dễ dàng.
4- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng vị nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nam như đối- tượng vị ngon của người nữ.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng vị ngon của người nữ khống chế được tâm của người nam dễ dàng.
5- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng xúc nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nam như đối- tượng xúc của người nữ.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng xúc êm ấm của người nữ khống chế được tâm của người nam dễ dàng.
6- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng sắc nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nữ như đối- tượng sắc đẹp của người nam.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng sắc đẹp của người nam khống chế được tâm của người nữ dễ dàng.
7- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng âm thanh nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nữ như đối- tượng âm thanh hay của người nam.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng âm thanh hay của người nam khống chế được tâm của người nữ dễ dàng.
8- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng hương nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nữ như đối- tượng hương thơm của người nam.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng hương thơm của người nam khống chế được tâm của người nữ dễ dàng.
9- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng vị nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nữ như đối- tượng vị ngon của người nam.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng vị ngon của người nam khống chế được tâm của người nữ dễ dàng.
10- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy có đối-tượng xúc nào khác dù một đối-tượng mà khống chế được tâm của người nữ như đối- tượng xúc của người nam.
– Này chư tỳ-khưu! Đối-tượng xúc êm ấm của người nam khống chế được tâm của người nữ dễ dàng.
(Aṅguttaranikāya, Ekakanipāta, Rūpādivagga.)