Bảy nhân sanh quả bồ đề
Kinh này, Đức Phật giảng trong lúc Đại đức Ca-Diếp mang bịnh nặng tại động Pipphali guhā nơi Vương Xá Thành (Rajagaha) trung Ấn Độ (T.Tg.26e 367).
Evaṃ me sutaṃ ekaṃ samayaṃ bhagava rājagahe viharati, veḷuvane kalandakanivāpe tena kho panasamayena, āyasmā mahākassapo pipphali guhāyaṃ viharati ābādhiko dukkhito balhagilāno. Athakho bhagavā sāyañha samayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā mahākassapo tenupasankamiupasaṅ kamitvā, paññatte āsane nisīti. Nisajja kho bhagavā āyasmantaṃ mahākassapaṃ etadavoca, kacci te kassapa khamanīyaṃ, kacci yāpanīyaṃ, kacci dukkhā vedanā paṭikkamanti, no abhikkamanti, paṭikkamosānaṃ paññāyati, no abhikkamoti. “Na me bhante khamaniyaṃ, na yāpanīyaṃ bālhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamoti”.
Sattime kassapa bojjhaṅgā, mayā sammadakkhatā, bhāvitā bahulīkatā; abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattanti. Katame satta? 1) Satisambojjhaṅgo kho kassapa mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato, abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. 2) Dhamma vicaya saṃbojjhaṅgo …-id-… 3) Viriya saṃbojjhaṅgo …-id-… 4) Pīti saṃbojjhaṅgo …-id– 5) Passaddhi saṃbojjhaṅgo …-id-.. 6) Samādhi saṃbojjhaṅgo…-id-… 7) Upekkhā saṃbojjhaṅgo …-id-…Ime kho kassapa satta bojjhangā mayā sammadakkhatā bhāvitā bahulikatā, abhinnāya sambodhāya nibbānāya saṃvattantīti. Taggha bhagavā bojjhangā, taggha sugata bojjhangāti. Idamavoca bhagavā attamano āyasmā mahākassapo bhagavato bhāsitaṃ abhinandi. Vuṭṭhahi cāyasmā mahākassapo tamhā ābādhā, tathāpahīno cāyasmāto mahākassapassa so ābādho ahosīti.
Etena saccayajjena hotu te jayamangalaṃ, etena saccavajjena sotthi te hotu sabbadā.
Bảy nhân sanh quả bồ đề (Thất bồ đề phần)
Ta là Ānanda có nghe như vầy, một lúc nọ Đức Thế Tôn ngự tại Trúc Lâm tịnh xá, là nơi mà người bảo dưỡng những con sóc, gần thành Vương Xá (rājagaha).
Trong lúc ấy, Đại đức Ca-Diếp ở nơi động Pap-phá-lí đang mang bệnh nặng, rất khổ sở vì chứng bịnh trầm kha. Khi ấy gần lúc chiều, Đức Thế Tôn vừa mới xả định (là mới ra khỏi sự tịnh dưỡng tinh thần trong buổi trưa) liền đi đến chỗ ĐĐ. Ca-Diếp cư ngụ. Khi tới nơi, Ngài ngự trên chỗ đã trải sẵn. Khi ngự xong, Đức Thế Tôn bèn hỏi ĐĐ. Ca-Diếp rằng: “Này Ca-Diếp, thế nào căn bệnh ngươi có chịu được không? Có thể nhẫn nại được không? Sự đau khổ có thuyên giảm hay là tăng thêm không? Hoặc là sự thuyên giảm được rõ rệt, không có sự tăng thêm?”
– Bạch Đức Thế Tôn, tôi không thể nào chịu được, tôi không thể nhẫn nại được vì sự đau khổ càng tăng lên, không có sự thuyên giảm, sự tăng trưởng càng rõ rệt, không được thuyên giảm chút nào.
– Này Ca-Diếp, đây là bảy nhân sanh quả bồ đề mà Như Lai đã giảng giải rồi, đã niệm tưởng rồi, đã thực hành nhiều rồi, để đem lại sự sáng suốt, sự giác ngộ, sự diệt tắt là Niết-bàn. Bảy pháp Bồ đề ấy là thế nào?
Này Ca-Diếp, một là bồ đề niệm, mà Như Lai đã giảng giải rồi, đã niệm tưởng và đã thực hành nhiều rồi, để đem lại sự sáng suốt, sự giác ngộ, sự diệt tắt là Niết-bàn. Hai là bồ đề huệ …-v.v…- Ba là bồ đề tấn …-v.v…- Bốn là bồ đề hỉ …-v.v…- Năm là bồ đề tịnh … -v.v…- Sáu là bồ đề định …-v.v…- Bảy là bồ đề xả …-v.v…-
Này Ca-Diếp, đây là bảy nhân sanh quả bồ đề, mà Như Lai đã giảng giải rồi, đã niệm tưởng và đã thực hành nhiều rồi, để đem lại sự sáng suốt, sự giác ngộ, sự diệt tắt là Niết-bàn.
Đức Thế Tôn đã giảng giải bảy nhân sanh quả bồ đề như thế ấy. Khi đức Thế Tôn giảng xong, ĐĐ. Ca-Diếp rất hoan hỷ và vui thích lời Ngài đã giảng giải. Liền khi ấy, căn bệnh của ĐĐ. Ca-Diếp cũng được thuyên giảm, rồi diệt luôn sự đau khổ và được khỏe mạnh lại như thường.
Do lời chân thật này, xin cho sự hạnh phúc và sự an vui thường đến cho người.
– Dứt tác phẩm Nhân quả liên quan –