Nội Dung Chính
Đoạn Kết
Năm pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) là phiền- não loại trung phát sinh trong tâm, làm chướng ngại, ngăn cản mọi thiện-pháp không phát sinh, nhất là làm chướng ngại hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định không thể dẫn đến chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm.
Kilesa: Phiền-não đó là các bất-thiện tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm làm tâm ô nhiễm, nóng nảy, tạo ác-nghiệp tự làm khổ tâm, khổ thân của mình và còn làm khổ các chúng-sinh khác nữa.
Kilesa: Phiền-não có 3 loại:
– Vītikkammakilesa là phiền-não loại thô được biểu hiện ra thân hành 3 ác-nghiệp (sát- sinh, trộm-cắp, tà-dâm), biểu hiện ra khẩu nói 4 ác-nghiệp (nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích). Hành-giả thực-hành pháp- hành-giới giữ gìn các điều-giới của mình trong sạch thì diệt được phiền-não loại thô này.
– Pariyuṭṭhānakilesa là phiền-não loại trung đó là 5 pháp-chướng-ngại phát sinh trong tâm làm chướng ngại, ngăn cản mọi thiện-pháp, nhất là bậc thiền sắc-giới thiện-tâm không thể phát sinh. Hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có giới-hạnh trong sạch, thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, có 5 chi-thiền có khả năng diệt bằng cách chế ngự được (vikkhambhanappahāna) 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) này.
– Anusayakilesa là phiền-não loại vi-tế ngấm ngầm ở trong tâm gồm có 7 loại chưa hiện rõ ra 6 môn (nhãn-môn, nhĩ-môn, tỷ-môn, thiệt-môn, thân-môn, ý-môn) của mọi chúng-sinh phàm- nhân và 3 bậc Thánh-nhân (bậc Thánh Nhập- lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai). Hành-giả là vị Bồ-tát thanh-văn-giác thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala), đã từng tích lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật trong vô số kiếp quá-khứ và 5 pháp-chủ (indriya): tín- pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định- pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ. Kiếp hiện-tại có giới- hạnh trong sạch, có duyên lành lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc theo tuần tự 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn có khả năng diệt tận được (samucchedappahāna) mọi tham-ái, mọi phiền- não gồm có 7 loại anusayakilesa không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, rồi sẽ giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.
Tính chất của 3 loại phiền-não
Anusayakilesa là phiền-não loại vi-tế ngấm ngầm trong tâm của tất cả mọi chúng-sinh phàm-nhân và 3 bậc Thánh-nhân (bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất- lai). Loại phiền-não anusaya vi-tế này tàng ẩn trong tâm chưa hiện rõ, nên không có một chư- thiên phạm-thiên nào có khả năng biết được, song chỉ có Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có Phật-nhãn thấy rõ, biết rõ phiền-não anusaya vi-tế của tất cả mọi chúng-sinh mà thôi.
* Anusayakilesa là phiền-não loại vi-tế tiềm ẩn trong tâm của chúng-sinh chưa hiện ra môn nào (trong 6 môn). Nhưng mà nếu có đối-tượng nào trong 6 đối-tượng tiếp xúc với nhãn-môn, hoặc nhĩ-môn, hoặc tỷ-môn, hoặc thiệt-môn, hoặc thân-môn, hoặc ý-môn ấy thì anusayakilesa vi-tế ấy biến đổi sang trạng-thái pariyuṭṭhāna- kilesa tùy theo loại phiền-não ấy.
* Pariyuṭṭhānakilesa là phiền-não loại trung đó là pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) nào phát sinh trong tâm hài lòng hoặc không hài lòng trong đối-tượng ấy. Nếu pariyuṭṭhānakilesa ấy có nhiều năng lực thì làm nhân-duyên phát sinh vītikkammakilesa là phiền-não loại thô biểu hiện ra thân hành 3 ác-nghiệp, hoặc khẩu nói 4 ác-nghiệp.
* Vītikkammakilesa là phiền-não loại thô biểu hiện ra thân hành 3 ác-nghiệp, khẩu nói 4 ác-nghiệp như sau:
Thân hành 3 ác-nghiệp đó là:
– Ác-nghiệp sát-sinh.
– Ác-nghiệp trộm-cắp.
– Ác-nghiệp tà-dâm.
Khẩu nói 4 ác-nghiệp đó là:
– Ác-nghiệp nói-dối.
– Ác-nghiệp nói lời chia rẽ.
– Ác-nghiệp nói lời thô tục.
– Ác-nghiệp nói lời vô ích.
Như vậy, vītikkammakilesa phát sinh từ pariyuṭṭhānakilesa, còn pariyuṭṭhānakilesa phát sinh từ anusayakilesa.
* Anusayakilesa là phiền-não loại vi-tế ngấm ngầm trong tâm có 7 loại:
1- Kāmarāgānusaya là phiền-não loại vi-tế có trạng-thái say mê trong đối-tượng ngũ-dục ngấm ngầm trong tâm, khi biến đổi sang trạng- thái pariyuṭṭhānakilesa là phiền-não loại trung phát sinh trong tâm đó là tham tâm-sở đồng sinh với 8 tham-tâm.
2- Bhavarāgānusaya là phiền-não loại vi-tế có trạng-thái say mê trong kiếp của mình, kiếp chư-thiên, kiếp phạm-thiên, bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngấm ngầm trong tâm, khi biến đổi sang trạng-thái pariyuṭṭhānakilesa là phiền-não loại trung phát sinh trong tâm đó là tham tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.
3- Paṭighānusaya là phiền-não loại vi-tế có trạng-thái không hài lòng trong đối-tượng ngấm ngầm trong tâm, khi biến đổi sang trạng-thái pariyuṭṭhānakilesa là phiền-não loại trung phát sinh trong tâm đó là sân tâm-sở đồng sinh với 2 sân-tâm.
4- Mānānusaya là phiền-não loại vi-tế có trạng-thái ngã-mạn ngấm ngầm trong tâm, khi biến đổi sang trạng-thái pariyuṭṭhānakilesa là phiền-não loại trung phát sinh trong tâm đó là ngã-mạn tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.
5- Diṭṭhānusaya là phiền-não loại vi-tế có trạng-thái tà-kiến ngấm ngầm trong tâm, khi biến đổi sang trạng-thái pariyuṭṭhānakilesa là phiền-não loại trung phát sinh trong tâm đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.
6- Vicikicchānusaya là phiền-não loại vi-tế có trạng-thái hoài-nghi ngấm ngầm trong tâm, khi biến đổi sang trạng-thái pariyuṭṭhānakilesa là phiền-não loại trung phát sinh trong tâm đó là hoài-nghi tâm-sở đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi.
7- Avijjānusaya là phiền-não loại vi-tế có trạng-thái vô-minh không biết thật-tánh của các pháp ngấm ngầm trong tâm, khi biến đổi sang trạng-thái pariyuṭṭhānakilesa là phiền-não loại trung phát sinh trong tâm đó là si tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.
Ví dụ: 3 loại phiền-não như sau: anusaya- kilesa, pariyuṭṭhānakilesa, vītikkammakilesa ví như hộp diêm:
Đầu que diêm có chứa hóa chất (antimony trisulphide và kali clorat), lấy que diêm quẹt vào hộp diêm có tẩm hóa chất (phốt pho đỏ), phát ra lửa, lửa phát ra trên đầu que diêm có thể đốt cháy, thiêu hủy các thứ đồ vật dễ cháy, cũng như vậy:
– Anusayakilesa ví như hóa chất (antimony trisulphide và kali clorat) dính trên đầu que diêm.
Các đối-tượng tiếp xúc với nhãn-môn, nhĩ- môn, tỷ-môn, thiệt-môn, thân-môn, ý-môn ví như que diêm quẹt vào hộp diêm có tẩm hóa chất (phốt pho đỏ) phát ra tia lửa trên đầu que diêm.
– Pariyuṭṭhānakilesa ví như lửa trên đầu que diêm ấy.
– Vītikkammakilesa ví như khi đem lửa đốt cháy, thiêu hủy các thứ đồ vật dễ cháy, và các đồ vật bị đốt cháy, bị thiêu hủy.
Pháp-hành diệt 3 loại phiền-não
– Hành-giả thực-hành pháp-hành-giới giữ gìn các điều-giới của mình được trong sạch có khả năng diệt được phiền-não vītikkammakilesa loại thô không biểu hiện ra thân hành 3 loại ác- nghiệp, không biểu hiện ra khẩu nói 4 loại ác- nghiệp.
– Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện- tâm có 5 chi-thiền có khả năng diệt bằng cách chế ngự (vikkhambhanappahāna) pariyuṭṭhāna- kilesa là phiền não loại trung phát sinh trong tâm đó là 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa).
– Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, có khả năng diệt tận được mọi tham- ái, mọi phiền-não gồm có 7 loại phiền-não anusayakilesa không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong Phật-giáo.
Thánh-đạo-tuệ diệt tận được phiền-não vi-tế anusayakilesa
– Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ trong Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm diệt tận được 2 loại phiền-não vi-tế đó là diṭṭhānusaya và vicikicchānusaya.
– Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ trong Nhất-lai Thánh-đạo-tâm diệt tận được 2 loại phiền-não vi-tế loại thô cõi dục-giới đó là kāmarāgānusaya và paṭighānusaya.
– Bất-lai Thánh-đạo-tuệ trong Bất-lai Thánh- đạo-tâm diệt tận được 2 loại phiền-não vi-tế đó là kāmarāgānusaya và paṭighānusaya.
– A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ trong A-ra-hán Thánh-đạo-tâm diệt tận được 3 loại phiền-não vi- tế còn lại không dư sót đó là bhavarāgānusaya, mānānusaya, avijjānusaya.
Phật-lịch 2564/ DL. 2020
Rừng Núi Viên Không,
xã Tóc-Tiên, thị xã Phú-Mỹ, tỉnh Bà-Rịa Vũng-Tàu.
Tỳ-Khưu Hộ-Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)
(Aggamahāpaṇḍita)
Patthanā
Iminā puññakammena,
Sukhī bhavāma sabbadā.
Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo,
Loke sattā sumaṅgalā.
Vietnam raṭṭhikā ca sabbe,
Janā pappontu sāsane.
Vuḍḍhiṃ viruḷhivepullaṃ,
Patthayāmi nirantaraṃ.
Năng lực phước-thiện thanh cao này,
Mong chúng con thường được an-lạc.
Mong cho chánh-pháp được trường tồn,
Tất cả chúng sinh được hạnh phúc.
Dân tộc Việt Nam được phát triển,
Tiến hóa hưng thịnh trong Phật-giáo,
Bần sư nguyện cầu với tâm thành,
Hằng mong được thành tựu như nguyện.
* Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo lokasmiṃ,
* Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo Vietnam-raṭṭhe.
* Nguyện cho chánh-pháp được trường tồn trên thế gian.
* Nguyện cho chánh-pháp được trường tồn trên tổ quốc Việt-Nam thân yêu.
* Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu.
* Nguyện cho Phật-giáo được trường tồn.