Nội Dung Chính
Diệt tận được pháp-chướng-ngại
* Theo chú-giải trong Chi-bộ-kinh, phần pháp một-chi giảng giải được tóm lược như sau:
Giảng giải câu:
“Pháp-chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh, pháp-chướng-ngại đã sinh thì bị diệt.”
1- Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng- ngại chưa sinh thì không phát sinh, tham-dục chướng-ngại đã sinh thì bị diệt.
1.1- Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng- ngại chưa sinh thì không phát sinh do nhân nào?
– Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng- ngại chưa sinh thì không phát sinh do 2 nhân:
– Asubhanimitta: Đối-tượng sắc-pháp, danh- pháp tam-giới đều là bất-tịnh.
– Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng- thái bất-tịnh, nên tham-dục chướng-ngại không phát sinh.
Ngoài ra, tham-dục chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do năng lực của tỳ-khưu hành-giả thực-hành đầy đủ nghiêm túc 14 pháp- hành (vatta) của sa-di, tỳ-khưu; hoặc đang cố gắng tinh-tấn theo học pháp-học Phật-giáo; hoặc đang thực-hành nghiêm chỉnh 13 pháp- hạnh dhutaṅga (pháp-hạnh tẩy trừ phiền-não) gọi là pháp-hạnh đầu-đà, là pháp-hạnh biết tri túc; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, v.v…, thì tham-dục chướng-ngại bị chế ngự, nên không có cơ hội phát sinh.
1.2- Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng- ngại đã sinh thì bị diệt như thế nào?
– Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng- ngại đã sinh thì tỳ-khưu hành-giả có trí-tuệ diệt tham-dục chướng-ngại bằng 5 cách như sau:
1- Tadaṅgappahāna: Diệt từng thời tham-dục chướng-ngại do năng lực của pháp-hành thiền- tuệ. Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp là pháp- vô-ngã (anattā), tiếp theo trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh- pháp tam-giới; trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 4 trạng-thái là trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, nên diệt từng thời tham-dục chướng-ngại.
2- Vikkhambhanappahāna: Diệt bằng cách chế ngự tham-dục chướng-ngại do năng lực của pháp-hành thiền-định. Hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, nên diệt bằng cách chế ngự được 5 pháp-chướng- ngại trong đó có tham-dục chướng-ngại.
3- Samucchedappahāna: Diệt tận được tham- dục chướng-ngại do năng lực của pháp-hành thiền-tuệ. Hành-giả thuộc về hạng người tam- nhân (tihetukapuggala) đã từng tích lũy đầy đủ
10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (tín- pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định- pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ), kiếp hiện-tại hành-giả là người có giới-hạnh trong sạch thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc đến A-ra- hán Thánh-đạo-tuệ trong A-ra-hán Thánh-đạo- tâm có khả năng diệt tận được tham-dục chướng- ngại không còn dư sót, không còn sinh nữa.
4- Patipassaddhippahāna: Diệt bằng cách an-tịnh tham-dục chướng-ngại do năng lực của A-ra-hán Thánh-quả-tuệ. Hành-giả chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo-tâm liền tiếp theo sau chứng đắc A-ra-hán Thánh-quả-tâm không có thời gian ngăn cách trong cùng A-ra-hán Thánh- đạo lộ-trình-tâm (Arahattamaggavīthivitta).
A-ra-hán Thánh-quả-tuệ của A-ra-hán Thánh- quả-tâm có khả năng diệt bằng cách an-tịnh tham-dục chướng-ngại không còn sinh nữa.
5- Nissaraṇappahāna: Diệt bằng cách giải- thoát ra khỏi vòng sinh tử luân-hồi do đối-tượng Niết-bàn. Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền- tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam- giới. Vì vậy, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm và Niết-bàn siêu-tam-giới gọi là samucchedap- pahāna, paṭipassaddhippahāna, nissaraṇappahāna thuộc về 9 pháp siêu-tam-giới (lokuttaradhamma).
* Ví dụ: Tích Ngài Trưởng-lão Tissabhūti (1) được tóm lược như sau:
Ngài Trưởng-lão Tissabhūti đang theo học về phần các điều-giới trong ngôi chùa gần xóm nhà.
Một hôm, Ngài Trưởng-lão đi vào xóm nhà khất thực, nhìn thấy người nữ, Ngài phát sinh tâm tham-dục nơi người nữ ấy. Khi ấy, Ngài suy xét rằng:
“Tham dục này phát sinh tăng trưởng trong tâm sẽ dắt dẫn ta sa đọa trong 4 cõi ác-giới.”
Sau khi suy xét như vậy, Ngài Trưởng-lão trở về, đến hầu đảnh lễ ngài Đại-Trưởng-lão là vị Tôn-sư, rồi ngồi một nơi hợp lẽ, bạch với Ngài Đại-Trưởng-lão rằng:
– Kính bạch Ngài Trưởng-lão, bệnh tham-dục đã phát sinh lên đối với con rồi, con không có khả năng chữa trị được, nên con đến kính xin Tôn-sư có tâm-bi tế độ truyền dạy con phương pháp chữa trị bệnh tham-dục này.
Nghe đệ-tử bạch như vậy, Ngài Trưởng-lão biết rằng: “Người đệ-tử này có bản tính tham”, nên Ngài Trưởng-lão truyền dạy rằng:
– Này tỳ-khưu! Con nên thực-hành đề-mục thiền-định bất-tịnh (asubhakannaṭṭhāna) thì con có thể diệt được bệnh tham-dục này.
Sau khi nghe vị Tôn-sư truyền dạy đề-mục thiền-định bất-tịnh, vị tỳ-khưu cung-kính đảnh lễ Ngài Trưởng-lão Tôn-sư, rồi đảnh lễ lần thứ nhì, lần thứ ba như vậy.
Nhìn thấy người đệ-tử cung-kính đảnh lễ hơn thường ngày, Ngài Trưởng-lão truyền hỏi rằng:
– Này tỳ-khưu! Sao hôm nay con tỏ vẻ cung- kính thầy đặc biệt hơn thường ngày như vậy?
– Kính bạch Tôn-sư, nếu con thực-hành đề-mục thiền-định bất-tịnh mà Tôn-sư đã truyền dạy, rồi dẫn đến diệt được bệnh tham-dục này thì đó là điều tốt lành đối với con. Nếu không diệt được bệnh tham-dục này thì sự đảnh lễ lần này đó là lần cuối cùng của con đối với Tôn-sư.
Nghe người đệ-tử bạch như vậy, ngài Trưởng-lão Tôn-sư khuyên dạy an ủi rằng:
– Này tỳ-khưu! Con nên có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có giới-hạnh trong sạch làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, con cố gắng tinh-tấn thực-hành đề-mục thiền-định bất-tịnh này dẫn đến chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện- tâm, chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại trong đó có tham-dục chướng-ngại; rồi con sử dụng đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ, con cố gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, chắc chắn diệt tận được tham-dục, và tất cả mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Sau khi lắng nghe lời khuyên dạy rõ ràng của vị Tôn-sư như vậy, vị tỳ-khưu phát sinh đại-thiện tâm vô cùng hoan hỷ, đảnh lễ vị Tôn-sư rồi xin phép từ giã, đi đến ngồi dưới cội cây.
Vị tỳ-khưu hành-giả thuộc hạng người tam- nhân (tihetukapuggala) đã từng tích lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp quá-khứ và 5 pháp-chủ (indriya) là tín-pháp-chủ, tấn- pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ- pháp-chủ; có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo; có giới-hạnh trong sạch làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, cố gắng tinh-tấn thực-hành đề-mục thiền-định bất-tịnh; có yonisomanasikāra: sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh đúng như vị Tôn-sư truyền dạy; dẫn đến chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm, chế ngự được 5 pháp-chướng- ngại (nīvaraṇa), rồi sử dụng đệ-nhất- thiền sắc- giới thiện-tâm làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ, tiếp tục cố gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, chắc chắn có tham-dục, và tất cả mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Như vậy, tỳ-khưu theo học pháp-học Phật- giáo, pháp-hành Phật-giáo ngăn được phiền-não tham-dục, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến diệt tận được tham-dục chướng-ngại bằng A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ.
* Vị tỳ-khưu thọ-trì các pháp-hạnh đầu-đà (pháp-hạnh diệt trừ phiền-não, pháp-hạnh biết tri túc) nên phiền-não không có cơ hội sinh, do chế ngự được phiền-não, dẫn đến diệt tận được tham- dục chướng-ngại bằng A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ.
– Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng- thái bất-tịnh. Ví dụ:
Tích Ngài Trưởng-lão Mahāsiva (1) được tóm lược như sau:
Ngài Trưởng-lão Mahāsiva trú tại Tissa- mahāvihāra gần xóm nhà lớn, hằng ngày dạy Tam-tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) và các bộ Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi) cho 16 nhóm lớn gồm có 60.000 vị tỳ-khưu, tất cả các tỳ-khưu đều thực- hành theo lời dạy dỗ của Ngài Trưởng-lão, nên đều trở thành bậc Thánh A-ra-hán. Trong nhóm chư tỳ-khưu ấy có một vị tỳ-khưu, sau khi chứng đắc trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với các phép-thần-thông, nên phát sinh tâm hoan-hỷ suy xét rằng:
“Pháp vị an-lạc tịch tịnh Niết-bàn này đối với vị Tôn-sư của ta như thế nào?”
Vị tỳ-khưu ấy thấy rõ, biết rõ vị Tôn-sư vẫn còn là hạng phàm-nhân.
Sau khi thấy rõ, biết rõ như vậy, vị tỳ-khưu nghĩ rằng:
“Ta sẽ làm cho vị Tôn-sư của ta phát sinh động tâm bằng cách này.”
Sau khi nghĩ như vậy, vị tỳ-khưu ấy bay lên hư không đáp xuống chỗ ở của vị Tôn-sư, đi vào đảnh lễ vị Tôn-sư rồi ngồi một nơi hợp lẽ.
Khi ấy, Ngài Trưởng-lão truyền hỏi vị tỳ- khưu ấy rằng:
– Này Piṇḍapātika! Sao con đến thăm thầy lúc sáng sớm vậy?
Vị tỳ-khưu ấy bạch rằng:
– Kính bạch Thầy, con đến đây với hy vọng kính xin Thầy cho con một cơ hội, con sẽ học hỏi pháp. Bạch Thầy.
Nghe người đệ-tử bạch như vậy, Ngài Trưởng- lão liền truyền bảo rằng:
– Này Piṇḍapātika! Thầy bận dạy nhiều vị tỳ- khưu khác. Con không có cơ hội nào đâu!
Vị tỳ-khưu bạch xin vị Tôn-sư cơ hội thời gian ban ngày, cho đến thời gian ban đêm trước khi đi ngủ, vị Tôn-sư đều bận cả, không có thời gian nào rảnh để dạy nên vị tỳ-khưu ấy bạch với vị Tôn-sư rằng:
– Kính bạch Thầy, nếu thầy bận suốt ngày đêm không có thời gian rảnh rỗi như vậy, thì Thầy có cơ hội cho tử thần (sự chết) thế nào được?
Nghe người đệ-tử bạch hỏi như vậy, khi ấy, Ngài Trưởng-lão nghĩ rằng:
“Thật ra, vị tỳ-khưu đệ-tử ấy không phải đến để học pháp với ta, mà sự-thật vị tỳ-khưu đệ-tử ấy đến để giúp ta phát sinh động tâm (saṃvega).
Vị tỳ-khưu đệ-tử bạch với vị Tôn-sư rằng:
– Kính bạch Thầy, kính xin Thầy thông cảm tha lỗi cho con. Rồi cung-kính đảnh lễ vị Tôn-sư, xin phép từ giã, bay lên hư không trở về chỗ ở.
Thật vậy, sau khi vị tỳ-khưu đệ-tử đi rồi, Ngài Trưởng-lão Mahāsiva phát sinh động tâm. Ngài từ giã nhóm tỳ-khưu đệ-tử, nguyện thọ-trì các pháp-hạnh dhutaṅga (đầu-đà), rồi mặc y mang bát đi đến chỗ ở nơi sườn núi, quét dọn sạch sẽ, dựng chiếc giường nằm lên, rồi phát nguyện rằng:
“Tôi chưa trở thành bậc Thánh A-ra-hán thì không đặt lưng nằm trên giường.”
Sau khi phát nguyện xong, Ngài Trưởng-lão chỉ có sử dụng 3 oai-nghi là oai-nghi đi, oai- nghi đứng, oai-nghi ngồi mà thôi. Ngài Trưởng-lão đi kinh hành, cố gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với hy vọng rằng:
“Ta sẽ chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra- hán Thánh-quả, Niết-bàn trong ngày hôm nay.”
Ngài Trưởng-lão dù cố gắng tinh-tấn thực- hành pháp-hành thiền-tuệ từ ngày này sang ngày khác vẫn chưa chứng đắc thành bậc Thánh A-ra- hán. Suốt 3 tháng hạ, đến ngày đại lễ Pavaraṇā, Ngài Trưởng-lão vẫn còn là hạng phàm-nhân.
Ngài Trưởng-lão kiên trì thực-hành pháp- hành thiền-tuệ với các pháp-hạnh dhutaṅga (đầu-đà) không hề thoái chí nản lòng, kéo dài suốt 30 năm ròng rã.
Một hôm, đến ngày đại lễ Pavaraṇā, Ngài Trưởng-lão nhìn lên bầu trời thấy vầng trăng trong sáng, Ngài Trưởng-lão nghĩ rằng:
“Vầng trăng trong sáng trên bầu trời, còn giới-hạnh của ta có trong sạch hay không?
Ngài Trưởng-lão suy xét về giới-hạnh của mình, biết rõ giới-hạnh của mình vẫn trong sạch, nên phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ với đại-thiện-tâm trong sạch tự nhiên (không có phiền-não nương nhờ), đồng thời đã bổ sung đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: tín- pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định- pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ. Khi ấy, Ngài Trưởng-lão tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền- não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A- ra-hán cùng với tứ-tuệ phân-tích, Ngài Trưởng- lão Mahāsiva làm đại lễ Pavaraṇā gọi là parisuddhi pavaraṇā.
Như vậy, tỳ-khưu hành-giả thực-hành pháp- hạnh dhutaṅga (đầu-đà) chế ngự được phiền-não không có cơ hội sinh, dẫn đến chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.
* Tỳ-khưu hành-giả thực-hành pháp-hành thiền định, dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện tâm, thường nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, chế ngự được phiền-não không có cơ hội sinh, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, như Ngài Trưởng-lão Mahātissa.
Tích Ngài Trưởng-lão Mahātissa (1) được tóm lược như sau:
Ngài Trưởng-lão Mahātissa chứng đắc 8 bậc thiền (4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm), và các phép-thần-thông (abhiññā) từ hạ thứ 8. Ngài Trưởng-lão thường hay nhập bậc thiền (jhānasamāpatti) hưởng an-lạc, do năng lực của các bậc thiền thiện-tâm chế ngự được phiền-não không có cơ hội phát sinh suốt 60 hạ, nhưng Ngài Trưởng-lão không biết mình vẫn còn là phàm-nhân.
Ngài Trưởng-lão vốn có sự hiểu biết về Phật- giáo, thường dạy dỗ các đệ-tử về pháp-học Phật- giáo và pháp-hành Phật-giáo.
Một hôm, nhóm tỳ-khưu tại ngôi chùa Tissa- mahāvihāra gần xóm nhà Mahāgāma, báo tin kính thỉnh Ngài Trưởng-lão Dhammadinna là bậc Thánh A-ra-hán có các phép-thần-thông tại bãi cát rằng:
“Chúng con kính thỉnh Ngài Trưởng-lão thuyết pháp dạy dỗ chúng con.”
Được tin của nhóm tỳ-khưu tại ngôi chùa Tissamahāvihāra, Ngài Trưởng-lão Dhamma- dinna nghĩ rằng:
“Nhân dịp này ta đi đến hầu đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Mahātissa là vị Tôn-sư truyền dạy pháp-học Phật-giáo và pháp-hành Phật-giáo cho ta.”
Ngài Trưởng-lão Dhammadinna đến nơi, sau đó cùng với nhóm tỳ-khưu đến hầu đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Mahātissa, rồi ngồi một nơi hợp lẽ tại phòng lớn. Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahātissa truyền hỏi Ngài Trưởng-lão Dham- madinna rằng:
– Này Dhammadinna! Con đến từ bao giờ?
– Kính bạch Thầy, con được tin nhóm tỳ-khưu huynh đệ mời, nên con cùng với huynh đệ đến hầu đảnh lễ Thầy.
Ngài Đại-Trưởng-lão truyền dạy chánh-pháp cho các đệ-tử.
Khi ấy, Ngài Trưởng-lão Dhammadinna bạch hỏi Ngài Đại-Trưởng-lão rằng:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, Ngài đã chứng đắc các chánh-pháp ấy khi nào? Bạch Ngài.
– Này Dhammadinna! Khoảng 60 năm rồi.
Ngài Trưởng-lão Dhammadinna bạch rằng:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, Ngài hóa ra một cái hồ sen được không?
– Này Dhammadinna! Điều này không khó.
Ngài Đại-Trưởng-lão liền hóa ra một hồ sen lớn ngay trước mặt.
Ngài Trưởng-lão Dhammadinna bạch rằng:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, xin Ngài hóa ra một bụi sen lớn trong hồ.
Ngài Đại-Trưởng-lão liền hóa ra một bụi sen lớn trong hồ.
Ngài Trưởng-lão Dhammadinna bạch rằng:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, xin Ngài hóa ra một đóa sen lớn trong bụi sen ấy.
Ngài Đại-Trưởng-lão liền hóa ra một đóa sen lớn trong bụi sen ấy.
Ngài Trưởng-lão Dhammadinna bạch rằng:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, xin Ngài hóa ra một cô gái trẻ đẹp 16 tuổi trong đóa sen lớn ấy.
Ngài Đại-Trưởng-lão liền hóa ra một cô gái trẻ đẹp 16 tuổi trong đóa sen lớn ấy.
Tiếp theo Ngài Trưởng-lão Dhammadinna bạch rằng:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, xin Ngài hướng tâm nhìn cô gái trẻ đẹp ấy.
Ngài Đại-Trưởng-lão hướng tâm nhìn cô gái trẻ đẹp mà mình hóa ra ấy, thì tâm tham-dục phát sinh. Lúc này Ngài mới biết mình còn là phàm-nhân, nên ngồi chắp hai tay trước Ngài Trưởng-lão Dhammadinna là đệ-tử của mình, rồi thưa rằng:
– Thưa bậc thiện-trí, xin bậc thiện-trí là nơi nương nhờ của tôi.
Nghe Ngài Đại Trưởng-lão Mahātissa là vị Tôn- sư của mình thưa như vậy, Ngài Trưởng-lão Dhammadinna bạch rằng:
– Kính bạch Thầy, con đến hầu đảnh lễ Thầy hôm nay vì sự lợi ích này đối với Thầy.
Kính bạch Thầy, xin Thầy thực-hành đề-mục thiền-định bất-tịnh (asubha) ấy.
Ngài Trưởng-lão Dhammadinna đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Mahātissa, rồi xin phép đi ra ngoài để Ngài Đại-Trưởng-lão có thời gian.
Sau khi Ngài Trưởng-lão Dhammadinna rời khỏi phòng lớn, Ngài Đại-Trưởng-lão thực-hành pháp-hành thiền-định, rồi tiếp theo pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế, chứng đắc tuần tự 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, cùng với tứ-tuệ phân-tích ngay khi ấy.
Như vậy, tỳ-khưu hành-giả thực-hành pháp- hành thiền-định, chứng đắc các bậc thiền sắc- giới thiện-tâm, thường nhập bậc thiền (jhāna- samāpatti) hưởng an-lạc, chế ngự được phiền- não không có cơ hội sinh, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
* Tỳ-khưu đang lo công việc xây dựng chỗ ở, xây dựng chùa, trường học, … phiền-não không có cơ hội sinh, tỳ-khưu ấy chế ngự được phiền- não do đang lo công việc xây dựng. Sau khi công việc xong rồi, tỳ-khưu ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng đắc thành bậc Thánh A- ra-hán, như trường-hợp Ngài Trưởng-lão Tissa tại núi Cittala như sau:
Tích Ngài Trưởng-lão Tissa (1) xuất gia trở thành tỳ-khưu được 8 hạ (năm), phát sinh tâm muốn hoàn tục trở về lại gia đình.
Một hôm, vị tỳ-khưu ấy giặt y sạch sẽ đi đến hầu đảnh lễ vị Thầy tế-độ, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Vị Thầy tế-độ truyền hỏi vị tỳ-khưu ấy rằng:
– Này Tissa! Con có vẻ không hài lòng thực- hành phạm-hạnh tỳ-khưu phải không?
Vị tỳ-khưu ấy bạch với vị Thầy tế-độ rằng:
– Kính bạch Thầy, dạ phải, con muốn hoàn tục trở về lại gia đình. Bạch Thầy.
Vị Thầy tế-độ xem xét vị tỳ-khưu có đầy đủ nhân-duyên sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, nên truyền bảo bằng lời khẩn khoản rằng:
– Này Tissa! Thầy đã già, con cùng với các huynh đệ hãy cố gắng xây dựng một cái cốc làm chỗ ở cho Thầy có được không?
Vị tỳ-khưu này có tính rất sốt sắng với công việc chung, nên khi nghe vị Thầy tế-độ truyền bảo như vậy liền vâng lời ngay, rồi bạch rằng:
– Kính bạch Thầy, chúng con sẽ cố gắng xây dựng một cái cốc để làm chỗ ở cho Thầy.
Vị Thầy tế-độ truyền dạy các tỳ-khưu rằng:
– Này các con! Khi đang làm công việc xây dựng, các con nên có trí nhớ trí-tuệ biết mình trong mỗi công việc. Nếu khi có cơ hội thì các con không nên sao lãng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Chư tỳ-khưu vâng lời giáo huấn của vị Thầy tế-độ, rồi cùng nhau đi tìm chỗ thích hợp để xây dựng cốc làm chỗ ở dâng đến Thầy.
Vâng lời truyền dạy của Thầy tế-độ, vị tỳ- khưu ấy đứng ra điều hành công việc xây dựng cái cốc làm chỗ ở cho Thầy tế-độ, vị tỳ-khưu ấy biết điều hành công việc theo khả năng thích hợp của mỗi vị tỳ-khưu nên công việc xây dựng được thuận lợi. Vị tỳ-khưu ấy thường nhắc nhở mình và các tỳ-khưu pháp hữu ghi nhớ lời giáo huấn của Thầy tế-độ: “Chúng ta nên có trí nhớ trí-tuệ biết mình trong mỗi công việc. Nếu khi có cơ hội thì chúng ta không nên sao lãng thực- hành pháp-hành thiền-tuệ.”
Qua thời gian, công việc xây dựng cái cốc làm chỗ ở của Thầy tế-độ được hoàn thành, bên trong cốc có đầy đủ tiện nghi, bên ngoài có đường đi kinh hành.
Sau khi cái cốc được hoàn thành xong, vị tỳ- khưu ấy đến hầu đảnh lễ vị Thầy tế-độ, rồi ngồi một nơi hợp lẽ, bạch rằng:
– Kính bạch Thầy, chúng con đã xây dựng cái cốc tại nơi yên tịnh xong rồi, chúng con kính thỉnh Thầy đến ở nơi cốc mới ấy.
Nghe vị tỳ-khưu bạch như vậy, Ngài Trưởng- lão truyền dạy rằng:
– Này Tissa thân thương! Con đã lo điều hành công việc xây dựng cái cốc vất vả qua thời gian nhiều ngày. Hôm nay, con nên đến ở cái cốc ấy, con cố gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ trong đêm nay. Nghe con!
Nghe vị Thầy tế-độ truyền bảo như vậy, vị tỳ- khưu ấy ngoan ngoãn vâng lời, đến ở cái cốc yên tịnh ấy. Vị tỳ-khưu ngồi nhớ lại công việc bắt đầu xây dựng cái cốc làm chỗ ở cho vị Thầy tế- độ đến nay đã hoàn thiện, có đầy đủ tiện nghi cần thiết, nên phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ, rồi tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.
Cho nên, vị tỳ-khưu ấy không còn muốn hoàn tục trở về gia đình nữa.
Như vậy, tỳ-khưu đang lo công việc xây dựng, phiền-não không có cơ hội sinh, thực-hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán.