Nội Dung Chính
II- Diệt 5 pháp-chướng-ngại
1- Diệt bằng cách chế-ngự 5 pháp-chướng-ngại
Năm pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) này thuộc về loại pariyuṭṭhānakilesa: phiền-não loại vi-tế phát sinh trong tâm, nên pháp-hành-giới không có khả năng diệt 5 pháp-chướng-ngại này được, mà chỉ có năng lực pháp-hành thiền-định chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm có khả năng diệt được 5 pháp-chướng-ngại này bằng cách chế ngự (vikkhambhanappahāna) mà thôi.
Pháp-hành thiền-định có 40 đề-mục thiền- định(1), trong 40 đề-mục thiền-định ấy có 11 đề- mục thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, đó là 10 đề-mục thiền-định kasiṇa và 1 đề-mục thiền-định niệm hơi thở vào – hơi thở ra.
Nếu hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có giới-hạnh trong sạch làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, chọn 1 trong 11 đề-mục thiền-định ấy làm đề-mục thiền-định, thực-hành pháp-hành thiền-định, có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện- tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā nên diệt bằng cách chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại là tham-dục chướng-ngại, sân-hận chướng-ngại, buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại, phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại, hoài-nghi chướng-ngại.
Chi-thiền có 5 loại:
– Vitakka: Hướng-tâm đến đề-mục thiền-định.
– Vicāra: Quan-sát trong đề-mục thiền-định.
– Pīti: Hỷ trong đề-mục thiền-định.
– Sukha: Lạc trong đề-mục thiền-định.
– Ekaggatā: Nhất-tâm an trú vững chắc trong đề-mục thiền-định.
Pháp-chướng-ngại có 5 loại:
– Kāmacchandanīvaraṇa: Tham-dục chướng-ngại.
– Byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại.
– Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại.
– Uddhaccakukkuccanīvaraṇa: Phóng-tâm – hối- hận chướng-ngại.
– Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng-ngại.
Mỗi chi-thiền chế ngự được mỗi pháp-chướng- ngại như sau:
– Vitakka: Hướng-tâm chế ngự được thina- middha: buồn-chán – buồn-ngủ.
– Vicāra: Quan-sát chế ngự được vicikicchā: hoài-nghi.
– Pīti: Hỷ chế ngự được byāpāda: sân-hận.
– Sukha: Lạc chế ngự được uddhacca-kukkucca: phóng-tâm – hối-hận.
– Ekaggatā: Nhất-tâm chế ngự được kāmac- chanda: tham-dục.
Như vậy, hành-giả chứng đắc đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm mới có khả năng diệt bằng cách chế ngự (vikkhambhanappahāna) được 5 pháp-chướng-ngại, làm nền tảng, làm nơi nương nhờ để chứng đắc theo tuần tự 4 bậc thiền sắc- giới thiện-tâm bậc cao tiếp theo, bằng cách chế ngự chi-thiền loại thô theo tuần tự.
– Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền- định dẫn đến chứng đắc đệ-nhị-thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế-ngự được chi-thiền vitakka.
– Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc đệ-tam-thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā do chế-ngự được chi-thiền vicāra.
– Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền- định dẫn đến chứng đắc đệ-tứ-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā do chế-ngự được chi-thiền pīti.
– Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền- định dẫn đến chứng đắc đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā do thay đổi chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā.
2- Diệt tận được 5 pháp-chướng-ngại
Hành-giả là hạng người tam-nhân (tihetuka- puggala) đã từng tích lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn- pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ- pháp-chủ từ vô số kiếp quá-khứ. Kiếp hiện-tại hành-giả là người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức- Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có giới- hạnh trong sạch làm nền tảng, làm nơi nương nhờ thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự như sau:
* Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, có khả năng diệt tận được
loại phiền-não hoài-nghi chướng-ngại trong si- tâm hợp với hoài-nghi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
* Chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất- lai Thánh-quả, Niết-bàn, có khả năng diệt tận được 3 loại phiền-não loại thô trong cõi dục-giới:
– Tham-dục chướng-ngại loại thô trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.
– Sân-hận chướng-ngại loại thô và hối-hận chướng-ngại loại thô trong 2 sân-tâm không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
* Chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, có khả năng diệt tận được 3 loại phiền-não loại vi-tế trong cõi dục-giới:
– Tham-dục chướng-ngại loại vi-tế trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.
– Sân-hận chướng-ngại loại vi-tế và hối-hận chướng-ngại loại vi-tế trong 2 sân-tâm không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
* Chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra- hán Thánh-quả, Niết-bàn, có khả năng diệt tận được 2 loại phiền-não còn lại:
– Buồn-chán – buồn-ngủ trong tham-tâm cần tác-động và sân-tâm cần tác-động.
– Phóng-tâm trong si-tâm hợp với phóng-tâm không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra- hán cao thượng.
Diệt 5 pháp-chướng-ngại (Nīvaraṇappahāna)
Trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta(1): Đại tứ-niệm-xứ có thân niệm-xứ có 14 đối-tượng thuộc về sắc-pháp; thọ niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ thuộc về danh-pháp; tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm thuộc về danh-pháp; pháp niệm-xứ có 5 đối- tượng thuộc về sắc-pháp, danh-pháp. Pháp- hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ gồm có 21 đối-tượng mà mỗi đối-tượng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cả thảy.
Như vậy, 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) thuộc về danh-pháp là 1 trong 5 đối-tượng trong phần pháp niệm-xứ, là đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc của pháp-hành thiền-tuệ có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
* Dhammānupassanā nīvaraṇapabba
Đức-Phật thuyết dạy 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa) trong phần pháp niệm-xứ rằng:
“Kathañca pana bhikkhave bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati?
Idha bhikkhave bhikkhu dhammesu dhammā- nupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu.
Kathañca pana bhikkhave bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu?
1- Idha bhikkhave bhikkhu santaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ “atthi me ajjhattaṃ kāmac- chando” ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ “natthi me ajjhattaṃ kāmac- chando” ti pajānāti.
Yathā ca anuppannassa kāmacchandassa uppādo hoti, tañca pajānāti, yathā ca uppannassa kāmacchandassa pahānaṃ hoti, tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa kāmac- chandassa āyatiṃ anuppādo hoti, tañca pajānāti.
2- Santaṃ vā ajjhattaṃ byāpādaṃ “atthi me ajjhattaṃ byāpādo” ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ byāpādaṃ “natthi me ajjhattaṃ byāpādo” ti pajānāti.
Yathā ca anuppannassa byāpādassa uppādo hoti, tañca pajānāti, yathā ca uppannassa byāpādassa pahānaṃ hoti, tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa byāpādassa āyatiṃ anuppādo hoti, tañca pajānāti.
3- Santaṃ vā ajjhattaṃ thinamiddhaṃ “atthi me ajjhattaṃ thinamiddhan” ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ thinamiddhaṃ “natthi me ajjhattaṃ thinamiddhan” ti pajānāti.
Yathā ca anuppannassa thinamiddhassa uppādo hoti, tañca pajānāti, yathā ca uppannassa thinamiddhassa pahānaṃ hoti, tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa thina- middhassa āyatiṃ anuppādo hoti, tañca pajānāti.
4- Santaṃ vā ajjhattaṃ uddhaccakukkuccaṃ “atthi me ajjhattaṃ uddhaccakukkuccan” ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ uddhacca- kukkuccaṃ “natthi me ajjhattaṃ uddhacca- kukkuccan” ti pajānāti.
Yathā ca anuppannassa uddhaccakukkuc- cassa uppādo hoti, tañca pajānāti, yathā ca uppannassa uddhaccakukkuccassa pahānaṃ hoti, tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa uddhaccakukkuccassa āyatiṃ anuppādo hoti, tañca pajānāti.
5- Santaṃ vā ajjhattaṃ vicikicchaṃ “atthi me ajjhattaṃ vicikicchā” ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ vicikicchaṃ “natthi me ajjhattaṃ vicikicchā” ti pajānāti.
Yathā ca anuppannassa vicikicchāya uppādo hoti, tañca pajānāti, yathā ca uppannassa vicikicchāya pahānaṃ hoti, tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa vicikicchāya āyatiṃ anuppādo hoti, tañca pajānāti.
Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammā- nupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati.
Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati.
“Atthi dhammo” ti vā panassa sati paccu- paṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissati- mattāya. Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evaṃpi kho bhikkhave bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu.
Nīvaraṇapabbaṃ niṭṭhitaṃ.”
Ý nghĩa đoạn kinh 5 pháp-chướng-ngại
– Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu (hành-giả) có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh- pháp trong pháp niệm-xứ như thế nào?
– Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, tỳ- khưu (hành-giả) có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh- giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ thật-tánh của danh-pháp trong 5 pháp-chướng-ngại trong pháp niệm-xứ.
– Này chư tỳ-khưu! Tỳ-khưu (hành-giả) có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ thật-tánh của danh-pháp trong 5 pháp-chướng-ngại trong pháp niệm-xứ như thế nào?
– Này chư tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này:
1- Tỳ-khưu (hành-giả) có chánh-niệm và trí- tuệ-tỉnh-giác biết rõ tham-dục trong ngũ-dục hiện có bên trong tâm, thì biết rõ rằng: “Tham- dục hiện có bên trong tâm của ta.”
Hoặc có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác biết rõ tham-dục trong ngũ-dục không có bên trong tâm, thì biết rõ rằng: “Tham-dục không có bên trong tâm của ta.”
Và tham-dục trong ngũ-dục chưa phát sinh thì phát sinh, do nguyên nhân si-mê biết sai lầm trong đối-tượng ngũ-dục cho là tốt đẹp thì hành- giả biết rõ như vậy.
Và diệt từng thời tâm tham-dục trong ngũ-dục đã phát sinh, do nguyên nhân nhờ trí-tuệ hiểu biết đúng thật-tánh của đối-tượng ngũ-dục là bất-tịnh không tốt đẹp thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Và diệt tận được tham-dục trong ngũ-dục, về sau không còn phát sinh được nữa, do nguyên nhân nhờ A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
2- Tỳ-khưu (hành-giả) có chánh-niệm và trí- tuệ-tỉnh-giác biết rõ sân-hận hiện có bên trong tâm thì biết rõ rằng: “Sân-hận hiện có bên trong tâm của ta.”
Hoặc có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác biết rõ sân-hận không có bên trong tâm, thì biết rõ rằng: “Sân-hận không có bên trong tâm của ta.”
Và sân-hận chưa phát sinh thì phát sinh, do nguyên nhân si-mê biết sai lầm trong đối-tượng thù-hận cho là đáng ghét thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Và diệt từng thời tâm sân-hận đã phát sinh, do nguyên nhân nhờ trí-tuệ đồng sinh với đại- thiện-tâm có tâm-từ đối với chúng-sinh thì hành- giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Và diệt tận được sân-hận, về sau không còn phát sinh được nữa, do nguyên nhân nhờ Bất-lai Thánh-đạo-tuệ thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
3- Tỳ-khưu (hành-giả) có chánh-niệm và trí- tuệ-tỉnh-giác biết rõ buồn-chán – buồn-ngủ hiện có bên trong tâm, thì biết rõ rằng: “Buồn-chán – buồn-ngủ hiện có bên trong tâm của ta.”
Hoặc có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác biết rõ buồn-chán – buồn-ngủ không có bên trong tâm, thì biết rõ rằng: “Buồn-chán – buồn-ngủ không có bên trong tâm của ta.”
Và buồn-chán – buồn-ngủ chưa phát sinh thì phát sinh, do nguyên nhân si-mê trong tham-tâm không thích trong đối-tượng, lười biếng, say vật thực, thân mệt mỏi, tâm chán nản thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Và diệt từng thời tâm buồn-chán – buồn-ngủ đã phát sinh, do nguyên nhân nhờ trí-tuệ đồng sinh với đại-thiện-tâm bắt đầu tinh-tấn, cố gắng tinh-tấn, tinh-tấn không ngừng thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Và diệt tận được buồn-chán, buồn-ngủ, về sau không còn phát sinh được nữa, do nguyên nhân nhờ A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
4- Tỳ-khưu (hành-giả) có chánh-niệm và trí- tuệ-tỉnh-giác biết rõ phóng-tâm không an trú trong đối-tượng và hối-hận đã tạo ác-nghiệp mà không tạo thiện-nghiệp hiện có bên trong tâm, thì biết rõ rằng: “Phóng-tâm – hối-hận hiện có bên trong tâm của ta.”
Hoặc có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác biết rõ phóng-tâm – hối-hận không có bên trong tâm, thì biết rõ rằng: “Phóng-tâm – hối-hận không có bên trong tâm của ta.”
Và phóng-tâm – hối-hận chưa phát sinh thì phát sinh, do nguyên nhân si-mê không an trú trong đối-tượng và ăn năn hối hận tội lỗi thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Và diệt từng thời tâm phóng-tâm – hối-hận đã phát sinh, do nguyên nhân nhờ trí-tuệ đồng sinh với đại-thiện-tâm có định-tâm an trú trong đối- tượng thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Và diệt tận được phóng-tâm do nguyên nhân nhờ A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ và diệt tận được hối-hận do nguyên nhân nhờ Bất-lai Thánh-đạo- tuệ thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
5- Tỳ-khưu (hành-giả) có chánh-niệm và trí- tuệ-tỉnh-giác biết rõ hoài-nghi hiện có bên trong tâm, thì biết rõ rằng: “Hoài-nghi hiện có bên trong tâm của ta.”
Hoặc có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác biết rõ hoài-nghi không có bên trong tâm, thì biết rõ rằng: “Hoài-nghi không có bên trong tâm của ta.”
Và hoài-nghi chưa phát sinh thì phát sinh, do nguyên nhân si-mê hoài-nghi nơi Tam-bảo, nơi nghiệp và quả của nghiệp thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Và diệt từng thời tâm hoài-nghi đã phát sinh, do nguyên nhân nhờ trí-tuệ đồng sinh với đại- thiện-tâm có đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, nghiệp và quả của nghiệp thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Và diệt tận được hoài-nghi, về sau không còn phát sinh được nữa, do nguyên nhân nhờ Nhập- lưu Thánh-đạo-tuệ thì hành-giả biết rõ nguyên nhân ấy.
Như vậy, hành-giả có chánh-niệm và trí- tuệ-tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ pháp-chướng-ngại trong pháp niệm-xứ bên trong của mình.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh- giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ pháp- chướng-ngại trong pháp niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh- giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ pháp- chướng-ngại trong pháp niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh- giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái- sinh do nhân-duyên nào sinh trong đối-tượng pháp-chướng-ngại.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh- giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái- diệt do nhân-duyên ấy diệt trong đối-tượng pháp-chướng-ngại.
Hoặc hành-giả có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh- giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh và trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong đối-tượng pháp- chướng-ngại.
Chánh-niệm trực nhận và trí-tuệ-tỉnh-giác trực giác của hành-giả thấy rõ, biết rõ rằng:
“Chỉ là pháp mà thôi”, đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí- tuệ-tỉnh-giác mà thôi.
Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi chủ-thể và đối-tượng), không có chấp thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.
– Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu (hành-giả) có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ pháp-chướng- ngại trong pháp niệm-xứ.
(Xong đoạn Kinh Pháp-chướng-ngại trong phần pháp niệm-xứ.)