Bīja niyāma – Định luật về mầm giống chồi và tế bào
Những vật này nảy sinh ra cỏ, cây, trái khác nhau nhiều loại. Có thứ thì xuyên về hướng bắc, có thứ thì chiều theo mặt trời, có thứ mọc ngay lên, có thứ bò vòng theo cây khác, có thứ hình như có con mắt như trái dừa tỏ ra có tánh tình khác nhau của mỗi loại… Tất cả sự việc này đều do định luật thiên nhiên của giống, mầm, chồi, nó không có hành vi hay sản xuất theo ý muốn bất thường của một nhân vật hay một vị Chúa tể nào.
Nhưng trái lại khi chúng ta nói định luật thiên nhiên về mầm, giống thì cũng nên hiểu như chúng ta nói “Đức vua đã đến”, câu này chúng ta tự biết rằng không phải một mình đức vua đến mà còn rất nhiều quan quân tùy tùng hộ vệ nữa như thế nào thì khi ta nói định luật về mầm, giống thì cũng phải có những vật phụ thuộc giúp vào như phải có đất, nước rồi nảy sanh ra cây lá bông trái… Có loại thích hợp với đất địa chỗ này, có loại lại không hạp mà thích hợp với chỗ kia. Có loại thích hợp với phong thổ thời tiết này, có loại lại không chịu được thời tiết ấy. Có loại thích hợp với phong thổ thời tiết ở Âu châu, có loại thì phù hợp với thời tiết Á châu… Hoặc mầm giống đã có điều kiện phong thổ thời tiết mùa màng đều phù hạp nhưng không có người cày người gieo thì mầm giống cũng không thể nào nảy nở phát triển được.
Bây giờ, tinh trùng và noãn châu của cha mẹ cũng thuộc về định luật mầm giống và tế bào, trong hai yếu tố này có sự truyền thống vật lý và ảnh hưởng chung quanh của lạnh và nóng đến sự hình thành của con cái. Nói về vật lý thì hình tướng đứa trẻ thường giống cha mẹ, nhưng tính tình và cử chỉ khác hẳn, tất cả điều đó cũng do sự biến chuyển của thể chất và bất ngờ của dòng tâm thức thường gọi là đời sống.
Thật vậy, ta có thể nhận thấy sự khác biệt của tánh tình và vật lý của nhiều loại sanh vật khác nhau như một cặp song sinh cùng một cha mẹ giống cha mẹ như khuôn đúc nhưng về tính tình khi lớn lên thì không giống nhau. Như một con chó nhỏ sanh ra bởi một giống chó săn và chó Ái Nhĩ Lan, nó không giống như con voi hay con thỏ, nó cũng không lớn lẹ như con voi hay chậm như con thỏ, nó cũng có bốn chân, một cái đuôi dài, hai lỗ tai, hai con mắt nhưng nó chỉ lớn lên theo hình thức của nó và khi nó lớn lên thật giống tính tình như các loại chó săn. Theo tân khoa học của phép tính số giải hiện tượng này rằng: Những đặc điểm khác biệt phát triển của con chó nhỏ là do nó mang theo một phần nhỏ vật lý về hai dòng máu của cha mẹ qua sự thay đổi làm lộn xộn chủng tử (gene) trải qua nhiều thế hệ rất lâu đời, cũng như nhiều loại sinh vật và thảo mộc cũng có thể thay đổi căn bản của nó. Sự này ngẫu nhiên trùng hợp theo kinh của Phật giáo như có một cây xoài có trái rất ngọt nhưng khi nó bị ghép và làm lộn xộn vào với loại khác thì khi có trái mới trở nên chua đắng. Thật vậy, nhà toán số về chủng tộc của Mỹ là ông H.Morgan vừa mới chứng minh điều này, khi ông sản xuất (trình bày) nhiều kiểu của trái cây thay đổi hương vị. Như luật thiên nhiên truyền thống vài loại hết sức là toán học như hột lúa sẽ sản xuất ra hột lúa gạo, cây mía sẽ sản xuất ra vị ngọt là đường.
Thật vậy khoa học còn đi xa hơn nữa là do sự thay đổi và làm xáo trộn những chủng tử mà có thể sản xuất và kết quả những loại khác. Thí dụ như con mèo giao tình với con thỏ sẽ sinh ra một loại gọi là thỏ mèo, nó không giống con mèo mà cũng không giống con thỏ. Hai loại tình nhân khác giống sẽ sản xuất một thứ gọi là “Interlocked – lai căn”. Ở đây, một lần nữa để xác định dưới sự điều kiện của nhà thí nghiệm Phật giáo về định luật thiên nhiên về mầm giống và tế bào cũng giống như phương châm của sự truyền thống dưới sự khám phá của các phòng thí nghiệm.