Nội Dung Chính

2-  Byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh, sân-hận chướng- ngại đã sinh thì bị diệt.

2.1- Byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do nhân nào?

Byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do 2 nhân:

–   Mettācetovimutta: Tâm-từ rải khắp mọi chúng-sinh thoát khỏi phiền-não sân.

–   Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng, theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái bất-tịnh, nên sân-hận chướng-ngại không phát sinh.

Ngoài ra, sân-hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do năng lực của tỳ-khưu hành- giả thực-hành nghiêm túc 14 pháp-hành (vatta) của sa-di, tỳ-khưu; hoặc đang cố gắng tinh-tấn theo học pháp-học Phật-giáo; hoặc đang thực- hành nghiêm chỉnh 13 pháp-hạnh dhutaṅga (pháp-hạnh tẩy trừ phiền-não) gọi là pháp-hạnh đầu-đà, là pháp-hạnh biết tri túc; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, v.v…, thì sân-hận chướng-ngại bị chế ngự, nên không có cơ hội phát sinh.

2.2- Byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại đã sinh thì bị diệt như thế nào?

–    Byāpādanīvaraṇa: Sân-hận chướng-ngại đã sinh thì tỳ-khưu hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ tam- giới thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh- pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; nên diệt từng thời (tadaṅgappahāna) được sân-hận chướng-ngại, dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn cho đến chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết- bàn, diệt tận được sân-hận chướng-ngại không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

*   Ví dụ: Tích ông bà-la-môn Akkosaka trong bài kinh Akkosakasutta được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức-Phật ngự tại ngôi chùa Veḷuvana gần kinh-thành Rājagaha. Khi hay tin người anh là Bhāradvāja đã xuất gia trở thành tỳ-khưu nơi Đức-Phật, ông bà-la-môn Akkosaka là em của ông bà-la-môn Bhāradvāja nổi giận, khổ tâm. Ông đến gặp Đức-Phật chửi rủa, mắng nhiếc, hăm dọa bằng những lời thô tục, không phải lời của bậc thiện-trí.

Ông bà-la-môn Akkosaka tạo khẩu ác-nghiệp bằng lời nói thô tục, chửi rủa, mắng nhiếc, hăm dọa Đức-Phật.

Nghe ông bà-la-môn Akkosaka nói như vậy, Đức-Phật bèn hỏi ông bà-la-môn rằng:

–   Này bà-la-môn Akkosaka! Ông nghĩ thế nào về điều này, những bạn bè thân hữu, các quan lại hoặc thân quyến là những người khách quý có khi nào họ đến nhà của ông không?

–   Thưa sa-môn Gotama, những bạn bè thân hữu, các quan lại hoặc thân quyến là những người khách quý, có khi họ đến nhà của tôi.

Đức-Phật hỏi tiếp rằng:

–   Này bà-la-môn! Ông có sửa soạn các món ăn, thức uống để tiếp đãi những người khách quý là bạn bè thân hữu, các quan lại, hoặc thân quyến của ông hay không?

–   Thưa Sa môn Gotama, tôi có sửa soạn các món ăn, thức uống để tiếp đãi những khách quý là bạn bè thân hữu, các quan lại, hoặc thân quyến của tôi.

–   Này ông bà-la-môn! Nếu những người khách quý ấy là bạn bè thân hữu, các quan lại hoặc thân quyến không dùng thì các món ăn, thức uống ấy thuộc về của ai vậy?

–   Thưa Sa môn Gotama, nếu những người khách quý là bạn bè thân hữu, các quan lại hoặc thân quyến không dùng thì các món ăn, thức uống ấy thuộc về lại của tôi.

–   Này ông bà-la-môn! Cũng tương tự như vậy, ông chửi rủa, mắng nhiếc, hăm dọa Như-Lai mà Như-Lai không chửi rủa, mắng nhiếc, hăm dọa trả lại ông; ông giận Như-Lai mà Như-Lai không giận trả lại ông; ông cố tâm chọc tức Như-Lai mà Như-Lai không chọc tức trả lại ông. Như-Lai hoàn toàn không nhận lời nào (lời chửi mắng, v.v…) của ông cả.

–   Này ông bà-la-môn! Như vậy, những lời ấy (lời chửi rủa mắng nhiếc, v.v…) chỉ thuộc về  một mình ông mà thôi.

–   Này ông bà-la-môn! Người nào chửi rủa mắng nhiếc trả lại người đã chửi rủa mắng nhiếc mình; người nào nổi giận trả lại người đã nổi giận mình; người nào cố tâm chọc tức trả lại người đã chọc tức mình, v.v… Như-Lai gọi người ấy là người cùng chung hưởng với nhau, còn Như-Lai không cùng chung hưởng với ông, không cùng ăn thua với ông.

–   Này ông bà-la-môn! Như vậy, những lời ấy (lời chửi rủa mắng nhiếc, v.v…) chỉ thuộc về  một mình ông mà thôi.

Đức-Phật thuyết dạy bài kệ rằng:

–   Này ông bà-la-môn!

Người nào đã diệt tận được sân-tâm, không còn nóng giận nữa, sống an nhiên tự tại, giải thoát khỏi khổ tâm, do chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não.

Tâm sân hận từ đâu mà phát sinh lên được? Người nào hay nổi giận, trả thù kẻ giận mình, người ấy là người thấp hèn hơn kẻ giận mình gấp bội.

Người nào không giận trả đũa lại kẻ đã giận mình, người ấy được gọi là người toàn thắng mà người thường khó thắng.

Người nào biết ai giận, có chánh-niệm giữ mình, dập tắt mọi phiền-não, người ấy gọi là người thực-hành pháp nhẫn-nại,  biết giữ gìn  sự lợi ích cho mình và cho người, cả hai bên đều có lợi.

Người thực-hành pháp nhẫn-nại biết giữ gìn lợi ích cho mình lẫn người, nhưng mà những người không có trí-tuệ, không hiểu biết rõ thiện- pháp, hiểu lầm cho người ấy là “một hạng  người khờ dại.”

Khi Đức-Phật thuyết dạy xong, ông bà-la- môn Akkosaka thành kính bạch rằng:

–   Kính bạch Đức-Phật Gotama, lời dạy của Ngài rõ ràng quá!

–   Kính bạch Đức-Phật Gotama, lời dạy của Ngài rõ ràng quá!

Sau khi tán dương, ca tụng Đức-Phật Gotama, ông bà-la-môn Akkosaka phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, kính xin quy y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức- Tăng-bảo và kính xin Đức-Phật cho phép ông xuất gia trở thành tỳ-khưu nơi Đức-Phật.

Đức-Phật cho phép ông bà-la-môn Akkosaka xuất gia trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện, Đức- Phật thuyết pháp tế độ tỳ-khưu Akkosaka.

Sau khi trở thành tỳ-khưu không lâu, tỳ-khưu Akkosaka hoan hỷ sống một mình nơi thanh vắng, không dể duôi, thực-hành pháp-hành thiền- tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

3-  Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn- ngủ chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh; buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại đã sinh thì bị diệt.

3.1- Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn- ngủ chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do nhân nào?

Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do 2 nhân:

–   Sự bắt đầu tinh-tấn, tinh-tấn nhiều thoát ra khỏi sự lười biếng, tinh-tấn không ngừng trong thiện-pháp.

–   Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng- thái bất-tịnh, nên buồn-chán – buồn-ngủ chướng- ngại không phát sinh.

Ngoài ra, buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do năng lực của tỳ- khưu hành-giả thực-hành nghiêm túc 14 pháp- hành (vatta) của sa-di, tỳ-khưu; hoặc đang cố gắng tinh-tấn theo học pháp-học Phật-giáo; hoặc đang thực-hành nghiêm chỉnh 13 pháp-hạnh dhutaṅga (pháp-hạnh tẩy trừ phiền-não) gọi là pháp-hạnh đầu-đà, là pháp-hạnh biết tri túc; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền- tuệ, v.v…, thì buồn-chán – buồn-ngủ chướng- ngại bị chế ngự, nên không có cơ hội phát sinh.

3.2- Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn- ngủ chướng-ngại đã sinh thì bị diệt như thế nào?

–    Thinamiddhanīvaraṇa: Buồn-chán – buồn- ngủ chướng-ngại đã sinh thì tỳ-khưu hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam- giới; nên diệt từng thời (tadaṅgappahāna) được buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại, dẫn đến  phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự từ Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn cho đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

*    Trường hợp hành-giả đã chịu đựng vất vả nhiều nên thân thể mệt mỏi, dễ phát sinh buồn- chán – buồn-ngủ chướng-ngại, làm trở ngại hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định và pháp-hành thiền-tuệ, như trường hợp Ngài Đại- Trưởng-lão Mahāmoggallāna trong bài kinh Pacalāyamānasutta (1) được tóm lược như sau:

Một thuở nọ Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng Bhesakaḷā nơi phóng sinh nai, gần thành phố Susumāragira vùng Bhagga. Khi ấy, Ngài Đại- Trưởng-lão Mahāmoggallāna ngồi buồn ngủ tại làng Kallavāḷatutta vùng Māgadha. Đức-Thế- Tôn bằng thiên-nhãn-thông nhìn thấy Ngài Đại- Trưởng-lão Mahāmoggallāna ngồi buồn ngủ tại làng Kallavāḷaputta vùng Māgadha. Vì vậy, Đức-Phật biến mất từ khu rừng Bhesakaḷā nơi phóng sinh nai, gần thành phố Susumāragira vùng Bhagga, rồi hiện đến đứng trước mặt Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna đang ngồi buồn ngủ tại làng Kallavāḷaputta vùng Māgadha, ví như người khoẻ mạnh duỗi cánh tay ra, co cánh tay vào, hoặc co cánh tay vào, duỗi cánh tay ra vậy, rồi ngự ngồi trên chỗ ngồi đã trải sẵn. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn truyền hỏi Ngài Đại- Trưởng-lão Mahāmoggallāna rằng:

–  Này Moggallāna! Con buồn ngủ phải không?

–  Này Moggallāna! Con buồn ngủ phải không?

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:

–  Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con buồn ngủ. Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn thuyết dạy Ngài Đại-Trưởng- lão Mahāmoggallāna 7 pháp diệt tâm buồn ngủ:

1-  Này Moggallāna! Như vậy, nếu con có tưởng thế nào, tâm buồn ngủ đè nén, thì con không hướng tâm tưởng điều ấy, không tưởng nhiều về điều ấy nữa. Con không hướng tâm tưởng điều ấy, đó là pháp diệt được tâm buồn ngủ ấy.

2-  Này Moggallāna! Nếu con chưa diệt được tâm buồn ngủ, thì con nên suy xét đến các chánh-pháp mà con đã nghe, đã học thuộc lòng trong tâm. Con suy xét như vậy, đó là pháp diệt được tâm buồn ngủ.

3-  Này Moggallāna! Nếu con chưa diệt được tâm buồn ngủ, thì con nên đọc ra lời các chánh- pháp mà con đã nghe, đã học một cách đầy đủ.

Con đọc các pháp như vậy, đó là pháp diệt được tâm buồn ngủ.

4-  Này Moggallāna! Nếu con chưa diệt được tâm buồn ngủ, thì con nên đưa ngón tay ngoáy 2 lỗ tai, lấy 2 tay xoa bóp toàn thân. Con thực-hành như vậy, đó là pháp diệt được tâm buồn ngủ.

5-  Này Moggallāna! Nếu con chưa diệt được tâm buồn ngủ, thì con nên đứng dậy, lấy nước rửa mặt, rửa đôi mắt, quay nhìn các hướng, ngẩng đầu nhìn lên hư không xem các ngôi sao. Con thực-hành như vậy, đó là pháp diệt được tâm buồn ngủ.

6-  Này Moggallāna! Nếu con chưa diệt được tâm buồn ngủ, thì con hướng tâm tưởng đến ánh sáng, con nguyện trong tâm rằng: “Ban ngày có ánh sáng như thế nào, ban đêm cũng có ánh sáng như thế ấy; ban đêm có ánh sáng như thế nào, ban ngày cũng có ánh sáng như thế ấy”. Tâm mở rộng, không có gì che phủ, làm cho tâm phát ra ánh sáng. Con thực-hành như vậy, đó là pháp diệt được tâm buồn ngủ.

7-  Này Moggallāna! Nếu con chưa diệt được tâm buồn ngủ, thì con nên phát nguyện đi kinh hành, đi tới trước, đi lui sau, tâm cẩn trọng giữ gìn trong 6 môn, không hướng tâm bên ngoài. Con thực-hành như vậy, đó là pháp diệt được tâm buồn ngủ.

–    Này Moggallāna! Nếu con chưa diệt được tâm buồn ngủ, thì con nên nằm nghiêng bên phải, chân phải duỗi thẳng ra, chân trái co đầu gối lại một chút, có chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh- giác định giờ tỉnh dậy trước khi nằm ngủ.

–   Này Moggallāna! Con không nên hưởng an- lạc trong giấc ngủ lâu, mà cần phải vội vàng thức dậy. Con nên thực-hành như vậy.

–   Này Moggallāna! Con nên thực-hành điều này rằng: “Ta có tâm ngã-mạn thì không nên đi vào trong gia đình thí-chủ.”

Nếu tỳ-khưu có tâm ngã-mạn khi đi vào trong gia đình thí-chủ, khi họ đang bận lo công việc, nên không biết đón tiếp vị tỳ-khưu ấy. Vì vậy, vị tỳ-khưu ấy nghĩ rằng: “Hiện nay, có ai nói xấu ta điều gì, nên người trong gia đình này không đón tiếp ta thân mật như trước.”

Vị tỳ-khưu ấy không được món gì nên cảm thấy xấu hổ; khi xấu hổ nên phát sinh phóng- tâm, không cẩn trọng giữ gìn thân, khẩu, ý, nên tâm không có định tâm.

Này Moggallāna! Con nên thực-hành điều này rằng: “Ta không nên nói điều nào làm nhân dẫn đến cuộc cãi lộn nhau.”

Khi cãi lộn nhau, nên nói nhiều, phát sinh phóng tâm, không cẩn trọng giữ gìn thân, khẩu, ý, nên tâm không có định tâm.

Này Moggallāna! Như-lai không khen ngợi mọi sự gần gũi, cũng không phải không khen ngợi mọi sự gần gũi. Thật ra, Như-lai không khen ngợi sự gần gũi thân cận với người tại gia và bậc xuất-gia, Như-lai chỉ khen ngợi gần gũi chỗ ít có tiếng nhiều người ồn ào, ít có tiếng động, thích hợp cho một người ở chỗ thanh vắng thực-hành pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ mà thôi.

Sau khi lắng nghe Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna bạch hỏi với Đức-Thế-Tôn rằng:

–  Kính bạch Đức-Thế-Tôn, với pháp-hành tóm tắt như thế nào, tỳ-khưu thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế, chứng đắc tuần tự 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, giải thoát khỏi 4 pháp ràng buộc hoàn toàn, đã thực-hành xong phạm-hạnh cao thượng, đã hoàn thành xong mọi phận-sự tứ Thánh-đế trong Phật-giáo, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng hơn tất cả chư-thiên, phạm-thiên và nhân-loại cả thảy.

Nghe Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna bạch hỏi như vậy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

–  Này Moggallāna! Tỳ-khưu trong Phật-giáo này lắng nghe rằng:

“Sabbe dhammā nālaṃ abhinivesāya.” (1)

Tỳ-khưu không nên chấp thủ do tà-kiến, tham- ái nơi tất cả các pháp-hữu-vi.

Tỳ-khưu ấy có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ tất cả các pháp-hữu-vi sinh rồi diệt đều có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã; có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của các pháp-hữu-vi, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng- thái khổ, trạng-thái vô-ngã của các pháp-hữu-vi. Trí-tuệ-thiền-tuệ phân tích thấy rõ, biết rõ tất cả các pháp-hữu-vi, ví như cảm thọ trong một pháp nào là thọ lạc hoặc thọ khổ hoặc thọ không lạc không khổ (thọ xả).

Tỳ-khưu ấy có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thọ ấy thuộc về danh-pháp vô-thường (anicca) với aniccānuppassī nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ thường theo thấy rõ, biết rõ thọ ấy vô-thường.

–   Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thọ ấy ly-dục (virāga) với virāgānuppassī nghĩa là trí-tuệ-thiền- tuệ thường theo thấy rõ, biết rõ thọ ấy ly-dục.

–   Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thọ ấy diệt (nirodha) với nirodhānuppassī nghĩa là trí-tuệ- thiền-tuệ thường theo thấy rõ, biết rõ thọ ấy diệt.

–   Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thọ ấy đáng từ  bỏ  (paṭinissagga)  với  paṭinissaggānuppassī nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ thường theo thấy rõ, biết rõ thọ ấy đáng từ bỏ; nên tỳ-khưu ấy không còn chấp thủ do tà-kiến và tham-ái nào trong ngũ-uẩn chấp thủ này nữa. Khi không còn chấp thủ nên không có tham-ái, khi không có tham-ái nữa nên mọi phiền-não đều bị diệt tận không  còn dư sót (kilesaparinibbāna), không còn tái- sinh kiếp sau nữa, đã hoàn thành phạm-hạnh cao thượng, mọi phận-sự của tứ Thánh-đế đã được hoàn thành.

–   Này Moggallāna! Với pháp-hành như vậy, tỳ-khưu thực-hành tóm tắt chứng ngộ Niết-bàn, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, giải thoát hoàn toàn khỏi 4 pháp ràng buộc, đã thực-hành xong phạm-hạnh cao thượng, đã hoàn thành mọi phận-sự trong Phật-giáo, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng hơn tất cả chư-thiên, phạm-thiên và nhân-loại cả thảy.

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna bạch hỏi Đức-Phật về pháp-hành tóm tắt để thực-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, diệt tận được mọi tham-ái.

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna vốn là bậc Thánh Nhập-lưu, vì thân thể mệt mỏi ngồi buồn ngủ nên Đức-Phật hiện đến truyền dạy pháp-hành diệt tâm buồn ngủ. Ngài Đại-Trưởng- lão thực-hành theo lời giáo huấn của Đức-Phật, diệt bằng cách chế ngự được tâm buồn ngủ, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng- ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự từ Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả, Niết- bàn; Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết- bàn; A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, Niết-bàn; diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền- não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A- ra-hán, cùng với tứ-tuệ phân-tích, chứng đắc lục-thông (chaḷabhiññā) xuất sắc bậc nhất trong hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Nhận xét về ngủ nghỉ

Ngủ nghỉ là trạng-thái bình thường đối với tất cả mọi người nói riêng và mọi loài chúng-sinh khác trong cõi người. Mỗi khi người nào đang ngủ say có quả-tâm thuộc về hộ-kiếp-tâm (bhavaṅga- citta) có 1 trong 3 đối-tượng kamma (nghiệp), kammanimitta (hiện-tượng của nghiệp), gatinimitta (hiện-tượng cõi-giới tái-sinh) trong kiếp quá-khứ sinh rồi diệt liên tục không ngừng trong suốt khoảng thời gian ngủ say, không có lộ-trình-tâm nào phát sinh, nên người đang ngủ say ấy không hề biết các đối-tượng hiện-tại nào, nghĩa là 6 môn không tiếp nhận đối-tượng nào, nên không thấy, không nghe, không ngửi, không nếm, không xúc-giác, không biết suy nghĩ, thân thể hoàn toàn nghỉ ngơi. Cho đến khi tỉnh giấc, thì có lộ-trình-tâm phát sinh, người ấy mới biết đối-tượng hiện-tại tùy theo mỗi lộ-trình-tâm.

Cho nên, sự ngủ nghỉ là trạng-thái nghỉ ngơi của thân đối với mọi người, mọi loài súc-sinh, thậm chí cả chư bậc Thánh A-ra-hán nữa.

Tuy nhiên, khi buồn-ngủ (middha) đi đôi với buồn-chán (thina) gọi là thinamiddha: buồn- chán – buồn-ngủ thuộc về loại phiền-não phát sinh trong tâm đó là 2 loại tâm-sở là thina- cetasika: buồn-chán tâm-sở và middhacetasika: buồn-ngủ tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm cần tác-động và 1 sân-tâm cần tác-động thuộc về phiền-não buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại làm ngăn cản mọi thiện-pháp nhất là pháp-hành thiền-định. Cho nên, đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định cần phải diệt bằng cách chế ngự được (vikkhambhanappahāna) phiền- não buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại để cho đệ-nhất-thiền sắc-giới thiện-tâm phát sinh.

Còn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì phiền-não buồn-chán – buồn-ngủ chướng-ngại chỉ bị diệt tận được (samucchedap- pahāna) bằng A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ trong A- ra-hán Thánh-đạo-tâm mà thôi.

4-   Uddhaccakukkuccanīvaraṇa: Phóng-tâm- hối-hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh; phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại đã sinh thì bị diệt.

4.1- Uddhaccakukkuccanīvaraṇa: Phóng- tâm – hối-hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do nhân nào?

Uddhaccakukkuccanīvaraṇa: Phóng-tâm – hối- hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do 2 nhân:

–   Tâm ổn định, định tâm an trú trong đối-tượng.

–   Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng- thái bất-tịnh, nên phóng-tâm – hối-hận chướng- ngại không phát sinh.

Ngoài ra, phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do năng lực của tỳ-khưu hành-giả thực-hành nghiêm túc 14 pháp-hành (vatta) của sa-di, tỳ-khưu; hoặc đang cố gắng tinh-tấn theo học pháp-học Phật-giáo; hoặc đang thực-hành nghiêm chỉnh 13 pháp- hạnh dhutaṅga (pháp-hạnh tẩy trừ phiền-não) gọi là pháp-hạnh đầu-đà, là pháp-hạnh biết tri túc; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, v.v… thì phóng-tâm – hối-hận chướng-ngại bị chế ngự nên không có cơ hội phát sinh.

4.2- Uddhaccakukkuccanīvaraṇa: Phóng-tâm-hối-hận chướng-ngại đã sinh thì bị diệt như thế nào?

–  Uddhaccakukkuccanīvaraṇa: Phóng-tâm – hối- hận chướng-ngại đã sinh thì tỳ-khưu hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ thật- tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; nên diệt từng thời (tadaṅgappahāna) được phóng- tâm – hối-hận chướng-ngại; dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới, chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế, chứng đắc theo tuần tự từ Nhập- lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn cho đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được hối-hận chướng-ngại; chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh- quả, Niết-bàn, diệt tận được phóng-tâm chướng- ngại không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A- ra-hán.

5-   Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng- ngại chưa sinh thì không phát sinh, hoài-nghi chướng-ngại đã sinh thì bị diệt.

5.1- Nīvaraṇa: Hoài-nghi chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do nhân nào?

Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do 2 nhân:

–   Có đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.

–   Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm với trí-tuệ biết đúng theo 4 trạng-thái của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới là trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng- thái bất-tịnh, nên hoài-nghi chướng-ngại không phát sinh.

Ngoài ra, hoài-nghi chướng-ngại chưa sinh thì không phát sinh do năng lực của tỳ-khưu hành-giả thực-hành nghiêm túc 14 pháp-hành (vatta) của sa-di, tỳ-khưu; hoặc đang cố gắng tinh-tấn theo học pháp-học Phật-giáo; hoặc đang thực-hành nghiêm chỉnh 13 pháp-hạnh dhutaṅga (pháp-hạnh tẩy trừ phiền-não) gọi là pháp-hạnh đầu-đà, là pháp-hạnh biết tri túc; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền- định; hoặc đang tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, v.v… thì hoài-nghi chướng-ngại bị chế ngự nên không có cơ hội phát sinh.

5.2- Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng- ngại đã sinh thì bị diệt như thế nào?

–    Vicikicchānīvaraṇa: Hoài-nghi chướng-ngại đã sinh thì tỳ-khưu hành-giả thực-hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền- tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới; nên diệt từng thời (tadaṅgappahāna) được hoài-nghi chướng- ngại; dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới, chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn diệt tận được hoài-nghi chướng-ngại không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app