Nội Dung Chính
- 167–169. Do Dục Niệm
- 170–172. Do Lòng Dục
- 173–175. Do Lòng Dục
- 176–178. Do Lòng Dục
- 179–181. Do Lòng Dục
- 182. Thuộc Quá Khứ (1)
- 183. Thuộc Quá Khứ (2)
- 184. Thuộc Quá Khứ (3)
- 185–187. Thuộc Quá Khứ (4), (5), (6)
- 188–190. Thuộc Quá Khứ
- 191–193. Thuộc Quá Khứ (9 kinh) (10), (11), (12)
- 194–196. Thuộc Quá Khứ
- 197–199. Thuộc Quá Khứ
- 200. Cái Gì Vô Thường
- 201. Cái Gì Vô Thường (2)
- 202. Cái Gì Vô Thường (3)
- 203–205. Cái Gì Vô Thường (4), (5), (6)
- 206–208. Cái Gì Vô Thường
- 209–211. Cái Gì Vô Thường
- 212–214. Cái Gì Vô Thường
- 215–217. Cái Gì Vô Thường
- 218. Nội
- 219. Nội (2)
- 220. Nội (3)
- 221. Ngoại (3 kinh) (1)
- 222. Ngoại (2)
- 223. Ngoại (3)
TƯƠNG ƯNG BỘ IV
CHƯƠNG I: TƯƠNG ƯNG SÁU XỨ
Liên kết: Pāḷi | Việt | Anh | Video t.Việt | Video t.Anh | Audio | PDF | Chú Giải Pāḷi | Phụ Chú Giải Pāḷi | Tìm hiểu thêm | Bài giảng khác
PHẨM SÁU MƯƠI LƯỢC THUYẾT
167–169. Do Dục Niệm
(4), (5), (6).
—Cái gì khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham … Và này các Tỷ-kheo, cái gì là khổ?
Mắt là khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
Ý là khổ, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
Cái gì là khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham.
170–172. Do Lòng Dục
(7), (8), (9),
—Cái gì vô ngã, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham … Và này các Tỷ-kheo, cái gì là vô ngã?
Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
Ý là vô ngã, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham.
Cái gì là vô ngã, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham.
173–175. Do Lòng Dục
(10), (11), (12)
—Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham. Và này các Tỷ-kheo, cái gì là vô thường?
Các sắc là vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đấy các ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc …
Các pháp là vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham.
176–178. Do Lòng Dục
(13), (14), (15)
—Cái gì khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham … Và này các Tỷ-kheo, cái gì là khổ?
Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc …
Các pháp là khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
Cái gì khổ, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
179–181. Do Lòng Dục
(16), (17), (18)
—Cái gì vô ngã, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham … Và này các Tỷ-kheo, cái gì là vô ngã?
Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc …
Các pháp, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
Cái gì là vô ngã, này các Tỷ-kheo, ở đấy các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục … lòng tham … lòng dục và tham …
182. Thuộc Quá Khứ (1)
(9 kinh)
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc quá khứ. Tai … Mũi … Lưỡi … Thân … Ý là vô thường, thuộc quá khứ.
Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt, nhàm chán đối với tai, nhàm chán đối với mũi, nhàm chán đối với lưỡi, nhàm chán đối với thân, nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy được giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
183. Thuộc Quá Khứ (2)
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc vị lai … Tai … Mũi … Lưỡi … Thân … Ý là vô thường, thuộc vị lai.
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
184. Thuộc Quá Khứ (3)
Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc hiện tại. Tai … Mũi … Lưỡi … Thân … Ý là vô thường, thuộc hiện tại …
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
185–187. Thuộc Quá Khứ (4), (5), (6)
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Tai … Mũi … Lưỡi … Thân … Ý là khổ, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại …
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
188–190. Thuộc Quá Khứ
(7), (8), (9),
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Tai … Mũi … Lưỡi … Thân … Ý là vô ngã, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại …
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
191–193. Thuộc Quá Khứ (9 kinh) (10), (11), (12)
—Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc … Các pháp là vô thường, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại …
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
194–196. Thuộc Quá Khứ
(13), (14), (15)
—Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc … Các pháp là khổ, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại …
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
197–199. Thuộc Quá Khứ
(16), (17), (18)
—Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc … Các pháp là vô ngã, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại …
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
200. Cái Gì Vô Thường
(18 kinh) (1)
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc quá khứ. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.
Tai là vô thường … Mũi là vô thường … Lưỡi là vô thường … Thân là vô thường …
Ý là vô thường, thuộc quá khứ. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
201. Cái Gì Vô Thường (2)
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc vị lai. Cái gì vô thường là khổ … (như kinh trên, chỉ khác đây thuộc vị lai).
202. Cái Gì Vô Thường (3)
(Như kinh trên, chỉ khác đây thuộc hiện tại)
203–205. Cái Gì Vô Thường (4), (5), (6)
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.
Ý là khổ, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
206–208. Cái Gì Vô Thường
(7), (8), (9)
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi … (như trên) …
209–211. Cái Gì Vô Thường
(10), (11), (12)
—Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.
Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc …
Các pháp là vô thường, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
212–214. Cái Gì Vô Thường
(13), (14), (15).
—Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.
Các pháp là khổ, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Cái gì khổ, cái ấy là vô ngã. Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
215–217. Cái Gì Vô Thường
(16), (17), (18)
—Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi.
Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc …
Các pháp là vô ngã, thuộc quá khứ … thuộc vị lai … thuộc hiện tại … Cái gì vô ngã, cái ấy không phải là của tôi, cái ấy không phải là tôi, cái ấy không phải là tự ngã của tôi. Như vậy, cần phải như thật quán cái ấy với chánh trí tuệ.
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
218. Nội
(3 kinh) (1)
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Tai … Mũi … Lưỡi … Thân … Ý là vô thường.
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
219. Nội (2)
—Mắt, này các Tỷ-kheo, là khổ. Tai … Mũi … Lưỡi … Thân … Ý là khổ …
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
220. Nội (3)
Mắt, này các Tỷ-kheo, là vô ngã … Tai … Mũi … Lưỡi … Thân … Ý là vô ngã.
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
221. Ngoại (3 kinh) (1)
—Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc … Các pháp là vô thường …
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
222. Ngoại (2)
—Các sắc, này các Tỷ-kheo, là khổ. Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc … Các pháp là khổ …
223. Ngoại (3)
—Các sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Các tiếng … Các hương … Các vị … Các xúc … Các pháp là vô ngã …
Thấy vậy … ” … không còn trở lui trạng thái này nữa”.
—-
Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ IV“, Ngài Thích Minh Châu dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ IV” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Ngài Thích Minh Châu
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda