2. GUHAṬṬHAKASUTTANIDDESO – DIỄN GIẢI KINH NHÓM TÁM VỀ HANG
Nguồn: Tam Tạng Pāli – Sinhala thuộc Buddha Jayanti Tripitaka Series (BJTS)Lời tiếng Việt: Tỳ khưu Indacanda và các cộng sựTrang 32:
Trang 33:
Atha guhaṭṭhakasuttaniddeso vuccati.
Giờ Diễn Giải Kinh Nhóm Tám về Hang được nói đến.
▪ 2 – 1
“Satto guhāyaṃ bahunābhichanno tiṭṭhaṃ naro mohanasmiṃ pagāḷho, dūre vivekā hi tathāvidho so kāmā hi loke na hi suppahāyā.
“Bị dính mắc ở hang (thân xác), bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm), trong khi tồn tại, con người bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục). Người thuộc hạng như thế ấy quả thật cách xa sự viễn ly, bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ.”
(II) Kinh Hang Ðộng tám kệ (Sn 151)
Chúng sanh vào trong hang,
Chấp chặt bị bao trùm,
Người có thái độ vậy,
Chìm sâu trong si mê.
Hạnh viễn ly với nó,
Như vậy thật xa vời,
Các dục ở trong đời,
Không dễ gì đoạn tận.
(Kinh Tập, câu kệ 772)
Satto guhāyaṃ bahunābhichanno ti – Satto ti hi kho vuttaṃ. Api ca guhā tāva vattabbā: Guhāvuccati kāyo. Kāyoti vā guhāti vā (dehoti vā) sandehoti vā nāvāti vā rathoti vā dhajoti vā vammikoti vā nagaranti vā nīḍanti vā kuṭīti vā gaṇḍoti vā kumbhoti vā (nāgo ti vā) kāyassetaṃ adhivacanaṃ.
Bị dính mắc ở hang (thân xác), bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm): Satto (với ý nghĩa ‘chúng sanh’) quả đã được nói đến. Hơn nữa, là lúc nên nói về từ guhā: Guhā được nói đến thân. ‘Thân’ hay là ‘hang,’ (hay là ‘thân thể’), hay là ‘thân hình,’ hay là ‘con thuyền,’ hay là ‘cỗ xe,’ hay là ‘lá cờ,’ hay là ‘ổ mối,’ hay là ‘thành phố,’ hay là ‘cái tổ,’ hay là ‘cái cốc,’ hay là ‘mụt nhọt,’ hay là ‘cái chum,’ (hay là ‘con voi), cái này là tên định đặt cho thân.[1]
[1] Các từ guhā, deho, sandeho, nāvā, ratho, dhajo, vammiko, nagaraṃ, nīḍaṃ, kuṭi, gaṇḍo, kumbho, nāgo đã được đức Phật sử dụng để ví von với cái thân (kāyo) này.
Satto guhāyan ti guhāyaṃ satto visatto āsatto laggo laggito paḷibuddho. Yathā bhittikhīle vā nāgadante vā bhaṇḍaṃ sattaṃ visattaṃ āsattaṃ laggaṃ laggitaṃ paḷibuddhaṃ, evamevaṃ guhāyaṃ satto visatto āsatto laggo laggito paḷibuddho.
Bị dính mắc ở hang (thân xác): là bị dính mắc, bị dính liền, bị dính vào, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở hang (thân xác). Giống như gói hàng bị dính mắc, bị dính liền, bị dính vào, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở chốt gắn trên tường hoặc ở móc ngà voi, tương tợ y như thế là bị dính mắc, bị dính liền, bị dính vào, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở hang (thân xác).
Vuttaṃ hetaṃ bhagavatā:
“Rūpe kho rādha, yo chando yo rāgo yā nandi yā taṇhā ye upayūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā, tatra satto tatra visatto, tasmā sattoti vuccati. Vedanāya kho rādha —pe— Saññāya kho rādha —pe— Saṅkhāresu kho rādha —pe— Viññāṇe kho rādha, yo chando yo rāgo yā nandiyā taṇhā ye upayūpādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā, tatra satto tatra visatto, tasmā sattoti vuccati.Sattoti lagganādhivacanan ’ti ‘satto guhāyaṃ.’
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này Rādha, quả vậy mong muốn nào, luyến ái nào, niềm vui nào, tham ái nào, các sự dính líu và chấp thủ nào ở sắc là sự quyết định-sự thiên về-sự nương tựa của tâm; bị dính mắc (satto) vào đó, bị dính liền (visatto) vào đó, vì thế được gọi là ‘satto’ (chúng sanh). Này Rādha, quả vậy mong muốn nào, luyến ái nào, niềm vui nào, tham ái nào, các sự dính líu và chấp thủ nào ở thọ —như trên— ở tưởng —như trên— ở các hành —như trên— ở thức là sự quyết định-sự thiên về-sự nương tựa của tâm; bị dính mắc (satto) vào đó, bị dính liền (visatto) vào đó, vì thế được gọi là ‘satto’ (chúng sanh).[2]
‘Satto’ là tên định đặt cho sự vướng vào. ‘Bị dính mắc ở hang (thân xác)’ là thế ấy.
[2] Từ Pāḷi ‘satto’ là quá khứ phân từ của sajjati với ý nghĩa ‘bị dính mắc,’ ‘satto’ còn có ý nghĩa là ‘chúng sanh.’ Đoạn văn trên giải thích rằng chúng sanh vì bị dính mắc (satto) ở xác thân ngũ uẩn nên từ ‘satto’ trở thành tên định đặt cho ‘chúng sanh.’
Bahunābhichanno ti – bahukehi kilesehi channo: rāgena channo dosena channo mohena channo kodhena channo upanāhena channo makkhena channo paḷāsena channo issāya channo macchariyena channo māyāya channo sāṭheyyena channo thambhena channo sārambhena channo mānena channo atimānena channo madena channo pamādena channo, sabbakilesehi sabbaduccaritehi sabbadarathehi sabbapariḷāhehi sabbasantāpehi sabbākusalābhisaṃkhārehi channo ucchanno āvuto nivuto ovuto pihito paṭicchanno paṭikujjitoti ‘satto guhāyaṃ bahunābhichanno.’
Bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm) là bị che đậy bởi nhiều ô nhiễm: bị che đậy bởi luyến ái, bị che đậy bởi sân hận, bị che đậy bởi si mê, bị che đậy bởi giận dữ, bị che đậy bởi thù hằn, bị che đậy bởi gièm pha, bị che đậy bởi ác ý, bị che đậy bởi ganh tỵ, bị che đậy bởi bỏn xẻn, bị che đậy bởi xảo trá, bị che đậy bởi bội bạc, bị che đậy bởi bướng bỉnh, bị che đậy bởi hung hăng, bị che đậy bởi ngã mạn, bị che đậy bởi kiêu căng, bị che đậy bởi đam mê, bị che đậy bởi xao lãng, bị che đậy, bị che đậy lên, bị bao bọc, bị bao kín, bị bao trùm, bị che lại, bị che kín, bị đậy kín bởi tất cả ô nhiễm, bởi tất cả việc làm ác, bởi mọi sự lo lắng, bởi mọi sự bực bội, bởi mọi sự nóng nảy, bởi mọi sự tạo tác bất thiện. ‘Bị dính mắc ở hang (thân xác), bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm)’ là thế ấy.
Tiṭṭhaṃ naro mohanasmiṃ pagāḷho ti – ‘Tiṭṭhaṃ naro ’ti tiṭṭhanto naro ratto rāgavasena tiṭṭhati, duṭṭho dosavasena tiṭṭhati, mūḷho mohavasena tiṭṭhati, vinibaddho mānavasena tiṭṭhati, parāmaṭṭho diṭṭhivasena tiṭṭhati, vikkhepagato uddhaccavasena tiṭṭhati, aniṭṭhaṃ gato vicikicchāvasena tiṭṭhati, thāmagato anusayavasena tiṭṭhati, evampi tiṭṭhaṃ naro.
Trong khi tồn tại, con người bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục) – Trong khi tồn tại, con người: Lúc đang tồn tại, con người luyến ái tồn tại với tánh luyến ái, sân hận tồn tại với tánh sân hận, si mê tồn tại với tánh si mê, bảo thủ tồn tại với tánh ngã mạn, cố chấp tồn tại với tánh tà kiến, lãng mạn tồn tại với tánh phóng dật, không dứt khoát tồn tại với tánh hoài nghi, vững chải tồn tại với tánh tiềm ẩn; ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.
Vuttaṃ hetaṃ bhagavatā:
“Santi bhikkhave, cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā, tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhati. Santi bhikkhave, sotaviññeyyā saddā —pe— ghānaviññeyyā gandhā —pe— jivhāviññeyyā rasā —pe— kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā—pe— manoviññeyyā dhammā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā, tañce bhikkhu abhinandati abhivadati ajjhosāya tiṭṭhatī ”ti, evampi tiṭṭhaṃ naro.
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này các tỳ khưu, có các sắc được nhận thức bởi mắt là đáng mong, đáng yêu, đáng mến, đáng quý, liên hệ đến dục, gợi tình, nếu vị tỳ khưu thích thú điều ấy, tán thưởng, bám lấy rồi tồn tại. Này các tỳ khưu, có các tiếng được nhận thức bởi tai —như trên— các hương được nhận thức bởi mũi —như trên— các vị được nhận thức bởi lưỡi —như trên— các xúc được nhận thức bởi thân —như trên— các pháp được nhận thức bởi ý là đáng mong, đáng yêu, đáng mến, đáng quý, liên hệ đến dục, gợi tình, nếu vị tỳ khưu thích thú điều ấy, tán thưởng, bám lấy rồi tồn tại;” ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.
Vuttaṃ hetaṃ bhagavatā:
“Rūpūpayaṃ vā bhikkhave, viññāṇaṃ tiṭṭhamānaṃ tiṭṭhati rūpārammaṇaṃ rūpapatiṭṭhaṃ nandūpasecanaṃ vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjati. Vedanūpayaṃ vā bhikkhave —pe— Saññūpayaṃ vā bhikkhave —pe— Saṅkhārūpayaṃ vā bhikkhave, viññāṇaṃ tiṭṭhamānaṃ tiṭṭhati saṅkhārārammaṇaṃ saṅkhārūpatiṭṭhaṃ nandūpasecanaṃ vuddhiṃ virūḷhiṃ vepullaṃ āpajjatī ”ti, evampi tiṭṭhaṃ naro.
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này các tỳ khưu, hoặc là có sự tiếp cận với sắc, trong khi tồn tại, thức tồn tại có đối tượng là sắc, có chỗ nâng đỡ là sắc, có sự rải rắc niềm vui, thì đạt đến sự phát triển, sự tăng trưởng, sự lớn mạnh. Này các tỳ khưu, hoặc là có sự tiếp cận với thọ, —như trên— Này các tỳ khưu, hoặc là có sự tiếp cận với tưởng, —như trên— Này các tỳ khưu, hoặc là có sự tiếp cận với các hành, trong khi tồn tại, thức tồn tại có đối tượng là các hành, có chỗ nâng đỡ là các hành, có sự rải rắc niềm vui, thì đạt được sự phát triển, sự tăng trưởng, sự lớn mạnh;” ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.
Vuttaṃ hetaṃ bhagavatā:
“Kabalīkāre ce bhikkhave, āhāre atthi rāgo, atthi nandi, atthi taṇhā, patiṭṭhitaṃ tattha viññāṇaṃ virūḷhaṃ. Yattha patiṭṭhitaṃ viññāṇaṃ virūḷhaṃ, atthi tattha nāmarūpassāvakkanti. Yattha atthi nāmarūpassāvakkanti, atthi tattha saṅkhārānaṃ vuddhi. Yattha atthi saṅkhārānaṃ vuddhi, atthi tattha āyatiṃ punabbhavābhinibbatti. Yattha atthi āyatiṃ punabbhavābhinibbatti, atthi tattha āyatiṃ jātijarāmaraṇaṃ. Yattha atthi āyatiṃ jāti jarā maraṇaṃ, sasokaṃ taṃ bhikkhave, sadaraṃ sa-upāyāsanti vadāmī ”ti. Evampi tiṭṭhaṃ naro.
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này các tỳ khưu, nếu ở đoàn thực mà có sự ái luyến, có sự vui mừng, có sự tham ái, thì ở nơi ấy thức được thiết lập, được tăng trưởng. Ở nơi nào thức được thiết lập, được tăng trưởng, ở nơi ấy có sự hạ sanh của danh sắc. Ở nơi nào có sự hạ sanh của danh sắc, ở nơi ấy có sự phát triển của các hành. Ở nơi nào có sự phát triển của các hành, ở nơi ấy có sự sanh ra và hiện hữu lần nữa trong tương lai. Ở nơi nào có sự sanh ra và hiện hữu lần nữa trong tương lai, ở nơi ấy có sanh-già-chết trong tương lai. Ở nơi nào có sanh-già-chết trong tương lai, này các tỳ khưu, ta nói rằng việc ấy có sầu muộn, có buồn phiền, có lo âu;” ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.
“Phasse ce bhikkhave, āhāre —pe— “Manosañcetanāya ce bhikkhave, āhāre —pe— “Viññāṇe ce bhikkhave, āhāre atthi rāgo, atthi nandi, atthi taṇhā, patiṭṭhitaṃ tattha viññāṇaṃ virūḷhaṃ. Yattha patiṭṭhitaṃ viññāṇaṃ virūḷhaṃ, atthi tattha nāmarūpassāvakkanti. Yattha atthi nāmarūpassāvakkanti, atthi tattha saṅkhārānaṃ vuddhi. Yattha atthi saṅkhārānaṃ vuddhi, atthi tattha āyatiṃ punabbhavābhinibbatti. Yattha atthi āyatiṃ punabbhavābhinibbatti, atthi tattha āyatiṃ jātijarāmaraṇaṃ. Yattha atthi āyatiṃ jāti jarā maraṇaṃ, sasokaṃ taṃ bhikkhave, sadaraṃ4 sa-upāyāsanti vadāmī ”ti. Evampi tiṭṭhaṃ naro.
“Này các tỳ khưu, nếu ở xúc thực —như trên— “Này các tỳ khưu, nếu ở tư niệm thực —như trên— “Này các tỳ khưu, nếu ở thức thực mà có sự ái luyến, có sự vui mừng, có sự tham ái, thì ở nơi ấy thức được thiết lập, được tăng trưởng. Ở nơi nào thức được thiết lập, được tăng trưởng, ở nơi ấy có sự hạ sanh của danh sắc. Ở nơi nào có sự hạ sanh của danh sắc, ở nơi ấy có sự phát triển của các hành. Ở nơi nào có sự phát triển của các hành, ở nơi ấy có sự sanh ra và hiện hữu lần nữa trong tương lai. Ở nơi nào có sự sanh ra và hiện hữu lần nữa trong tương lai, ở nơi ấy có sanh-già-chết trong tương lai. Ở nơi nào có sanh-già-chết trong tương lai, này các tỳ khưu, ta nói rằng việc ấy có sầu muộn, có ưu phiền, có lo âu;” ‘trong khi tồn tại, con người’ còn là như vậy.
Mohanasmiṃ pagāḷho ti – mohanā vuccanti pañca kāmaguṇā: cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā, sotaviññeyyā saddā —pe— ghānaviññeyyā gandhā —pe— jivhāviññeyyā rasā —pe— kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasaṃhitā rajanīyā. Kiṃ kāraṇā mohanā vuccanti pañca kāmaguṇā? Yebhuyyena devamanussā pañcasu kāmaguṇesu muyhanti pamuyhanti sampamuyhanti mūḷhā pamūḷhā sampamūḷhā avijjāya andhikatā āvutā nivutā ovutā pihitā paṭicchannā paṭikujjitā, taṅkāraṇā mohanā vuccanti pañca kāmaguṇā. Mohanasmiṃ pagāḷho ti mohanasmiṃ pagāḷho ajjhogāḷho nimuggo ’ti ‘tiṭṭhaṃ naro mohanasmiṃ pagāḷho.’
Bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục) – Các sự say mê được gọi là năm loại dục: Các sắc được nhận thức bởi mắt là đáng mong, đáng yêu, đáng mến, đáng quý, liên hệ đến dục, gợi tình, các tiếng được nhận thức bởi tai —như trên— các hương được nhận thức bởi mũi —như trên— các vị được nhận thức bởi lưỡi —như trên— các xúc được nhận thức bởi thân —như trên— các pháp được nhận thức bởi ý là đáng mong, đáng yêu, đáng mến, đáng quý, liên hệ đến dục, gợi tình. Vì lý do gì mà các sự say mê được gọi là năm loại dục? Phần nhiều chư Thiên và loài người mê mờ, mê đắm, mê mệt, bị mê mờ, bị mê đắm, bị mê mệt, bị vô minh làm mù, bị bao bọc, bị bao kín, bị bao trùm, bị che lại, bị che kín, bị đậy kín trong năm loại dục; vì lý do ấy mà các sự say mê được gọi là năm loại dục. Bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục) là bị đắm chìm, bị đắm xuống, bị chìm xuống trong sự say mê (ngũ dục). ‘Trong khi tồn tại, con người bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục)’ là thế ấy.
Dūre vivekā hi tathāvidho so ti – Vivekā ti tayo vivekā: kāyaviveko, cittaviveko, upadhiviveko.
Người thuộc hạng như thế ấy quả thật cách xa sự viễn ly – Sự viễn ly: Có ba sự viễn ly: thân viễn ly, tâm viễn ly, sanh y viễn ly.
Katamo kāyaviveko? Idha bhikkhu vicittaṃ senāsanaṃ bhajati araññaṃ rukkhamūlaṃ pabbataṃ kandaraṃ giriguhaṃ susānaṃ vanapatthaṃ abbhokāsaṃ palālapuñjaṃ kāyena ca vivitto viharati. So eko gacchati, eko tiṭṭhati, eko nisīdati, eko seyyaṃ kappeti, eko gāmaṃ piṇḍāya pavisati, eko paṭikkamati, eko raho nisīdati, eko caṅkamaṃ adhiṭṭhāti, eko carati, eko viharati irīyati vattati pāleti yapeti yāpeti. Ayaṃ kāyaviveko.
Thế nào là thân viễn ly? Ở đây, vị tỳ khưu thân cận chỗ trú ngụ vắng vẻ, khu rừng rậm, gốc cây, sườn núi, thung lũng, khe núi, bãi tha ma, khu rừng thưa, đồng trống, đống rơm, và sống cô quạnh về thân. Vị ấy đi một mình, đứng một mình, ngồi một mình, nằm một mình, đi vào làng để khất thực một mình, đi trở về một mình, ngồi cô độc một mình, quyết định kinh hành một mình, thực hành một mình, sống, cư xử, vận hành, bảo hộ, duy trì, nuôi dưỡng một mình. Đây là thân viễn ly.
Katamo cittaviveko? Paṭhamajjhānaṃ samāpannassa nīvaraṇehi cittaṃ vivittaṃ hoti. Dutiyajjhānaṃ samāpannassa vitakkavicārehi cittaṃ vivittaṃ hoti. Tatiyajjhānaṃ samāpannassa pītiyā cittaṃ vivittaṃ hoti. Catutthajjhānaṃ samāpannassa sukhadukkhehi cittaṃ vivittaṃ hoti. Ākāsānañcāyatanaṃ samāpannassa rūpasaññāya paṭighasaññāya nānattasaññāya cittaṃ vivittaṃ hoti. Viññāṇañcāyatanaṃ samāpannassa ākāsānañcāyatanasaññāya cittaṃ vivittaṃ hoti. Ākiñcaññāyatanaṃ samāpannassa viññāṇañcāyatanasaññāya cittaṃ vivittaṃ hoti. Nevasaññānāsaññāyatanaṃ samāpannassa ākiñcaññāyatanasaññāya cittaṃ vivittaṃ hoti. Sotāpannassa sakkāyadiṭṭhiyā vicikicchāya sīlabbataparāmāsā diṭṭhānusayā vicikicchānusayā tadekaṭṭhehi ca kilesehi cittaṃ vivittaṃ hoti. Sakadāgāmissa oḷārikā kāmarāgasaññojanā paṭighasaññojanā oḷārikā kāmarāgānusayā paṭighānusayā tadekaṭṭhehi ca kilesehi cittaṃ vivittaṃ hoti. Anāgāmissa anusahagatā kāmarāgasaññojanā paṭighasaññojanā anusahagatā kāmarāgānusayā paṭighānusayā tadekaṭṭhehi ca kilesehi cittaṃ vivittaṃ hoti. Arahato rūparāgā arūparāgā mānā uddhaccā avijjāya mānānusayā (bhavarāgānusayā) avijjānusayā tadekaṭṭhehi ca kilesehi bahiddhā ca3 sabbanimittehi cittaṃ vivittaṃ hoti. Ayaṃ cittaviveko.
Thế nào là tâm viễn ly? Đối với vị thể nhập sơ thiền, tâm được viễn ly các pháp che lấp. Đối với vị thể nhập nhị thiền, tâm được viễn ly tầm và tứ. Đối với vị thể nhập tam thiền, tâm được viễn ly hỷ. Đối với vị thể nhập tứ thiền, tâm được viễn ly lạc và khổ. Đối với vị thể nhập không vô biên xứ, tâm được viễn ly sắc tưởng, bất bình tưởng, dị biệt tưởng. Đối với vị thể nhập thức vô biên xứ, tâm được viễn ly không vô biên xứ tưởng. Đối với vị thể nhập vô sở hữu xứ, tâm được viễn ly thức vô biên xứ tưởng. Đối với vị thể nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ, tâm được viễn ly vô sở hữu xứ tưởng. Đối với vị Nhập Lưu, tâm được viễn ly sự nhận thức sai trái về thân, sự hoài nghi, sự bám víu vào giới và nghi thức, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm, và các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy. Đối với vị Nhất Lai, tâm được viễn ly sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất thô thiển, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất thô thiển, và các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy. Đối với vị Bất Lai, tâm được viễn ly sự ràng buộc của ái dục và sự ràng buộc của bất bình có tính chất vi tế, ái dục ngủ ngầm và bất bình ngủ ngầm có tính chất vi tế, và các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy. Đối với vị A-la-hán, tâm được viễn ly ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, vô minh, ngã mạn ngủ ngầm, (hữu ngủ ngầm,) vô minh ngủ ngầm, các phiền não cộng trú với mỗi pháp ấy, và mọi hiện tướng ở bên ngoài. Đây là tâm viễn ly.
Katamo upadhiviveko? Upadhi vuccanti kilesā ca khandhā ca abhisaṅkhārā ca. Upadhivivekoti vuccati amataṃ nibbāṇaṃ; yo sabbasaṅkhārasamatho sabbūpadhipaṭinissaggo taṇhakkhayo virāgo nirodho nibbāṇaṃ. Ayaṃ upadhiviveko.
Thế nào là sanh y viễn ly? Sanh y được nói đến các ô nhiễm, các uẩn, và cách hành. Sanh y viễn ly được nói đến Bất Tử, Niết Bàn, là sự yên lặng của tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự diệt tận tham ái, sự lìa khỏi luyến ái, sự tịch diệt, Niết Bàn. Đây là sanh y viễn ly.
Kāyaviveko ca vavakaṭṭhakāyānaṃ nekkhammābhiratānaṃ, cittaviveko ca parisuddhacittānaṃ paramavodānappattānaṃ, upadhiviveko ca nirupadhīnaṃ puggalānaṃ visaṅkhāragatānaṃ.
Thân viễn ly là đối với các vị có thân đã lui về nơi ẩn dật, đã thích thú trong việc xuất ly; tâm viễn ly là đối với các vị có tâm hoàn toàn thanh tịnh, đã đạt đến sự trong sạch tối cao; và sanh y viễn ly là đối với các cá nhân không còn mầm mống tái sanh, đã xa lìa các pháp tạo tác.
Dūre vivekā hī ti – yo so evaṃ guhāyaṃ satto evaṃ bahukehi ca kilesehi channo evaṃ mohanasmiṃ pagāḷho, so kāyavivekāpi dūre cittavivekāpi dūre upadhivivekāpi dūre vidūre suvidūre na santike na sāmantā anāsanne vavakaṭṭhe. Tathāvidho ti tādiso tassaṇṭhito tappakāro tappaṭibhāgo; yo so mohanasmiṃ pagāḷho ’ti ‘dūre vivekā hi tathāvidho so.’
Quả thật cách xa sự viễn ly: Người nào bị dính mắc ở hang (thân xác), như vậy, và bị che đậy bởi nhiều ô nhiễm như vậy, bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục) như vậy, người ấy là cách xa thân viễn ly, cách xa tâm viễn ly, cách xa sanh y viễn ly, cách xa hẳn, cách xa lắm, không ở gần, không ở bên cạnh, không ở kề cận, ở nơi ẩn dật. Thuộc hạng như thế: là giống như thế, được tồn tại theo lối ấy, có kiểu cách ấy, tương tự cái ấy; người ấy bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục); ‘người thuộc hạng như thế ấy quả thật cách xa sự viễn ly’ là thế ấy.
Kāmā hi loke na hi suppahāyā ti – Kāmā ti uddānato dve kāmā: vatthukāmā ca kilesakāmā ca.
Bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ – Các dục: theo sự phân hạng thì có hai loại dục: vật dục và ô nhiễm dục.
Katame vatthukāmā? Manāpikā rūpā manāpikā saddā manāpikā gandhā manāpikā rasā manāpikā phoṭṭhabbā attharaṇā pāpuraṇā dāsidāsā ajeḷakā kukkuṭasūkarā hatthigavāssavaḷavā khettaṃ vatthu hiraññaṃ suvaṇṇaṃ gāmanigamarājadhāniyo raṭṭhaṃ ca janapado ca koso ca koṭṭhāgāraṃ ca, yaṃ kiñci rajanīyaṃ vatthu vatthukāmā.
Các loại nào là vật dục? Các sắc hợp ý, các thinh hợp ý, các hương hợp ý, các vị hợp ý, các xúc hợp ý, các vật trải lót, các vật đắp, các tôi trai và tớ gái, dê cừu, gà heo, voi bò ngựa lừa, ruộng, vườn, tiền vàng, vàng khối, làng, phố, kinh thành, lãnh thổ, xứ sở, khu trại, nhà kho, bất cứ vật gì đưa đến sự luyến ái là vật dục.
Api ca atītā kāmā anāgatā kāmā paccuppannā kāmā ajjhattā kāmā bahiddhā kāmā ajjhattabahiddhā kāmā hīnā kāmā majjhimā kāmā paṇītā kāmā āpāyikā kāmā mānusikā kāmā dibbā kāmā paccupaṭṭhitā kāmā nimmitā kāmā paranimmitā kāmā animmitā kāmā pariggahitā kāmā apariggahitā kāmā mamāyitā kāmā amamāyitā kāmā, sabbepi kāmāvacarā dhammā sabbepi rūpāvacarā dhammā sabbepi arūpāvacarā dhammā taṇhāvatthukā taṇhārammaṇā kamanīyaṭṭhena rajanīyaṭṭhena madanīyaṭṭhena kāmā, ime vuccanti vatthukāmā.
Thêm nữa là các dục quá khứ, các dục vị lại, các dục hiện tại, các dục nội phần, các dục ngoại phần, các dục nội và ngoại phần, các dục hạ liệt, các dục trung bình, các dục cao quý, các dục thuộc địa ngục, các dục thuộc loài người, các dục thuộc cõi Trời, các dục được hiện hữu, các dục được tạo ra, các dục được người khác tạo ra, các dục không được tạo ra, các dục thuộc sở hữu, các dục không thuộc sở hữu, các dục thuộc cá nhân, các dục không thuộc cá nhân, tính luôn tất cả các pháp Dục Giới, tất cả các pháp Sắc Giới, tất cả các pháp Vô Sắc Giới, các dục có nền tảng là tham ái, có cảnh giới là tham ái, với ý nghĩa là đưa đến sự ham muốn, với ý nghĩa là đưa đến sự luyến ái, với ý nghĩa là đưa đến sự say đắm. Các điều này được gọi là các vật dục.
Katame kilesakāmā? Chando kāmo rāgo kāmo chandarāgo kāmo, saṅkappo kāmo rāgā kāmo saṅkapparāgo kāmo, yo kāmesu kāmachando kāmarāgo kāmanandi kāmataṇhā kāmasineho kāmapariḷāho kāmamucchā kāmajjhosānaṃ kāmogho kāmayogo kāmūpādānaṃ kāmacchandanīvaraṇaṃ.
Ô nhiễm dục là các loại nào? Mong muốn là dục, luyến ái là dục, mong muốn và luyến ái là dục, suy tầm là dục, luyến ái là dục, suy tầm và luyến ái là dục, là sự mong muốn về dục, sự luyến ái về dục, niềm vui về dục, sự tham ái về dục, sự thương yêu về dục, sự nồng nhiệt về dục, sự mê mẩn về dục, sự ràng buộc về dục, sự lôi cuốn về dục, sự gắn bó với dục, sự chấp thủ về dục, sự che lấp do mong muốn về dục ở các dục.
“Addasaṃ kāma te mūlaṃ saṅkappā kāma jāyasi, na taṃ saṅkappayissāmi evaṃ kāma na hehisī ”ti. Ime vuccanti kilesakāmā.
“Này dục, ta đã nhìn thấy gốc rễ của ngươi. Này dục, ngươi sanh lên từ sự suy tầm.
Ta sẽ không suy tầm về ngươi nữa. Này dục, như vậy ngươi sẽ không hiện hữu.”
Các điều này được gọi là ô nhiễm dục.
Loke ti – apāyaloke manussaloke devaloke khandhaloke dhātuloke āyatanaloke. Kāmā hi loke na hi suppahāyā ti – kāmā hi loke duppahāyā duccajā duppariccajā dunnimmadayā dunniveṭhayā dubbiniveṭhayā duttarā duppatarā dussamatikkamā dubbinivattāti kāmā hi loke na hi suppahāyā.
Ở thế gian: ở thế gian của khổ cảnh, ở thế gian của loài người, ở thế gian của chư Thiên, ở thế gian của các uẩn, ở thế gian của các giới, ở thế gian của các xứ. Bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ: Bởi vì các dục ở thế gian khó dứt bỏ, khó từ bỏ, khó từ bỏ hẳn, khó đè nén, khó tháo gỡ, khó tháo bỏ, khó vượt lên, khó vượt hẳn, khó vượt qua, khó kháng cự; ‘bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā:
“Satto guhāyaṃ bahunābhichanno tiṭṭhaṃ naro mohanasmiṃ pagāḷho, dūre vivekā hi tathāvidho so
kāmā hi loke na hi suppahāyā ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Bị dính mắc ở hang (thân xác), bị che đậy bởi nhiều (ô nhiễm), trong khi tồn tại, con người bị đắm chìm trong sự say mê (ngũ dục). Người thuộc hạng như thế ấy quả thật cách xa sự viễn ly, bởi vì các dục ở thế gian thật không dễ gì dứt bỏ.
Icchānidānā bhavasātabaddhā te duppamuñcā na hi aññamokkhā, pacchā pure vāpi apekkhamānā imeva kāme purimeva jappaṃ.
Có ước muốn là căn nguyên, bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu, đang mong ước về sau này hoặc luôn cả trước đây, đang tham muốn chính các dục này đây hoặc ngay trước đây, những kẻ ấy là khó giải thoát, đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát.
Dục cầu làm nhân duyên,
Bị lạc hữu trói buộc,
Họ rất khó giải thoát,
Không thể có người khác,
Ðến giải thoát cho mình,
Họ cầu việc đã qua,
Họ mong việc chưa lại;
Họ tham đắm các dục,
Những dục này hiện tại,
Và những dục quá khứ.
(Kinh Tập, câu kệ 773)
Icchānidānā bhavasātabaddhā ti – Icchā vuccati taṇhā – yo rāgo sārāgo anunayo anurodho nandi nandirāgo cittassa sārāgo icchā mucchā ajjhosānaṃ gedho paḷigedho saṅgo paṅko ejā māyā janikā sañjanikā sañjananī sibbanī jālinī saritā visattikā suttaṃ visaṭā āyūhanī dutiyā paṇidhi bhavanetti vanaṃ vanatho santhavo sneho apekkhā paṭibandhu āsā āsiṃsanā āsiṃsitattaṃ, rūpāsā saddāsā gandhāsā rasāsā phoṭṭhabbāsā lābhāsā dhanāsā puttāsā jīvitāsā, jappā pajappā abhijappā jappanā jappitattaṃ loluppaṃ loluppāyanā loluppāyitattaṃ pucchañcikatā sādukamyatā, adhammarāgo visamalobho nikanti nikāmanā patthanā pihanā sampatthanā, kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā rūpataṇhā arūpataṇhā nirodhataṇhā, rūpataṇhā saddataṇhā gandhataṇhā rasataṇhā phoṭṭhabbataṇhā dhammataṇhā, ogho yogo gantho upādānaṃ āvaraṇaṃ nīvaraṇaṃ chadanaṃ bandhanaṃ upakkileso anusayo pariyuṭṭhānaṃ latā vevicchaṃ, dukkhamūlaṃ dukkhanidānaṃ dukkhappabhavo mārapāso mārabalisaṃ māravisayo taṇhānadī taṇhājālaṃ taṇhāgaddulaṃ taṇhāsamuddo abhijjhā lobho akusalamūlaṃ.
Có ước muốn là căn nguyên, bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu: Ước muốn được gọi là ái, nghĩa là luyến ái, luyến ái mãnh liệt, say đắm, thuận thảo, niềm vui, niềm vui và luyến ái, sự luyến ái mãnh liệt của tâm, ước muốn, mê mẩn, bám víu, đeo bám, đeo cứng, quyến luyến, đắm chìm, níu kéo, xảo quyệt, liên quan tái sanh, hoàn toàn liên quan tái sanh, sự tạo ra khổ, kết vào, có lưới bẫy, cuốn trôi, vướng mắc, sợi chỉ trói, sự lan rộng, có sự ra sức, bạn đời, mầm tái sanh, lối dẫn di tái sanh, cầu xin, bám lấy đối tượng, gắn bó, thương yêu, mong ước, thân mật, mong mỏi, khát vọng, trạng thái mong mỏi, mong mỏi về sắc, mong mỏi về thinh, mong mỏi về hương, mong mỏi về vị, mong mỏi về xúc, mong mỏi về lợi lộc, mong mỏi về tài sản, mong mỏi về con trai, mong mỏi về mạng sống, tham muốn, khởi tham muốn, tham muốn tột độ, biểu hiện tham muốn, trạng thái tham muốn, tham lam, biểu hiện tham lam, trạng thái tham lam, xao xuyến, ham muốn vật vừa ý, luyến ái sai pháp, tham thất thường, đeo đuổi, khao khát, ước nguyện, mong cầu, ước nguyện tốt đẹp, dục ái, hữu ái, phi hữu ái, ái cõi Sắc giới, ái cõi Vô sắc giới, ái Niết Bàn, ái cảnh sắc, ái cảnh thinh, ái cảnh khí, ái cảnh vị, ái cảnh xúc, ái cảnh pháp, dòng nước lũ, sự ràng buộc, cột trói, chấp thủ, che ngăn, che lấp, phủ lấp, trói buộc, làm ô nhiễm, tiềm ẩn, thâm nhập, quấn lấy, ham hố, cội nguồn của khổ, căn nguyên của khổ, nguồn sanh khổ, cạm bẫy của Ma Vương, lưỡi câu của Ma Vương, độc tố của Ma Vương, ái ví như dòng sông, ái ví như tấm lưới, ái ví như dây xích, ái ví như biển, tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện.
Icchānidānā ti – icchānidānā icchāhetukā icchāpaccayā icchākāraṇā icchāpabhavā ’ti icchānidānā.
Có ước muốn là căn nguyên – Có ước muốn là căn nguyên: có ước muốn là nhân, có ước muốn là duyên, có ước muốn là lý do, có ước muốn là nguồn phát khởi; ‘có ước muốn là căn nguyên là thế ấy.’
Bhavasātabaddhā ti – Ekaṃ bhavasātaṃ: sukhā vedanā. Dve bhavasātāni: sukhā ca vedanā iṭṭhaṃ ca vatthu. Tīṇi bhavasātāni: yobbaññaṃ ārogyaṃ jīvitaṃ. Cattāri bhavasātāni: lābho yaso pasaṃsā sukhaṃ. Pañca bhavasātāni: manāpikā rūpā manāpikā saddā manāpikā gandhā manāpikā rasā manāpikā phoṭṭhabbā. Cha bhavasātāni: cakkhusampadā sotasampadā ghānasampadā jivhāsampadā kāyasampadā manosampadā. Bhavasātabaddhā ti sukhāya vedanāya sattā baddhā iṭṭhasmiṃ vatthusmiṃ, yobbaññe baddhā, ārogye baddhā, jīvite baddhā, lābhe baddhā, yase baddhā, pasaṃsāyaṃ baddhā, sukhe baddhā, manāpikesu rūpesu baddhā, manāpikesu saddesu – gandhesu – rasesu manāpikesu phoṭṭhabbesu baddhā, cakkhusampadāya baddhā, sotasampadāya baddhā, ghāna-jivhā-kāya-manosampadāya baddhā, vibaddhā ābaddhā laggā laggitā paḷibaddhā ’ti ‘icchānidānā bhavasātabaddhā.’
Bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu: Một lạc thú ở hiện hữu: cảm thọ lạc. Hai lạc thú ở hiện hữu: cảm thọ lạc và sự việc được ước muốn. Ba lạc thú ở hiện hữu: tuổi trẻ, sức khỏe, mạng sống. Bốn lạc thú ở hiện hữu: lợi lộc, danh tiếng, lời khen, hạnh phúc. Năm lạc thú ở hiện hữu: các sắc hợp ý, các thinh hợp ý, các hương hợp ý, các vị hợp ý, các xúc hợp ý. Sáu lạc thú ở hiện hữu: sự thỏa mãn của mắt, sự thỏa mãn của tai, sự thỏa mãn của mũi, sự thỏa mãn của lưỡi, sự thỏa mãn của thân, sự thỏa mãn của ý. Bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu: bị dính mắc, bị trói buộc vào cảm thọ lạc, vào sự việc được ước muốn, bị trói buộc vào tuổi trẻ, bị trói buộc vào sức khỏe, bị trói buộc vào mạng sống, bị trói buộc vào lợi lộc, bị trói buộc vào danh tiếng, bị trói buộc vào lời khen, bị trói buộc vào hạnh phúc, bị trói buộc vào các sắc hợp ý, các thinh – các hương – các vị hợp ý, bị trói buộc vào các xúc hợp ý, bị trói buộc vào sự thỏa mãn của mắt, bị trói buộc vào sự thỏa mãn của tai, bị trói buộc vào sự thỏa mãn của mũi – lưỡi – thân – ý, bị trói chặt, bị trói vào, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại; ‘có ước muốn là căn nguyên, bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu’ là thế ấy.
Te duppamuñcā na hi aññamokkhā ti – te vā bhavasātavatthū duppamuñcā, sattā vā etto dummocayā.
Những kẻ ấy là khó giải thoát, đương nhiên không được giải thoát bởi những người khác: Các sự việc lạc thú ở hiện hữu ấy là khó giải thoát, hay là chúng sanh khó được giải thoát khỏi sự việc ấy.
Kathaṃ te bhavasātavatthū duppamuñcā? Sukhā vedanā duppamuñcā, iṭṭhaṃ vatthu duppamuñcaṃ, yobbaññaṃ duppamuñcaṃ, ārogyaṃ duppamuñcaṃ, jīvitaṃ duppamuñcaṃ, lābho duppamuñco, yaso duppamuñco, pasaṃsā duppamuñcā, sukhaṃ duppamuñcaṃ, manāpikā rūpā duppamuñcā, manāpikā saddā – gandhā – rasā – phoṭṭhabbā duppamuñcā, cakkhusampadā duppamuñcā, sota-ghāna-jivhā-kāya-manosampadā duppamuñcā dummocayā duppamocayā dunniveṭhayā dubbiniveṭhayā duttarā duppatarā dussamatikkamā dubbinivattā. Evante bhavasātavatthū duppamuñcā.
Các sự việc lạc thú ở hiện hữu ấy là khó giải thoát nghĩa là thế nào? Cảm thọ lạc là khó giải thoát, sự việc được ước muốn là khó giải thoát, tuổi trẻ là khó giải thoát, sức khỏe là khó giải thoát, mạng sống là khó giải thoát, lợi lộc là khó giải thoát, danh tiếng là khó giải thoát, lời khen là khó giải thoát, hạnh phúc là khó giải thoát, các sắc hợp ý là khó giải thoát, các thinh – các hương – các vị – các xúc hợp ý là khó giải thoát, sự thỏa mãn của mắt là khó giải thoát, sự thỏa mãn của tai – mũi – lưỡi – thân – ý là khó giải thoát, khó được giải thoát, khó được phóng thích, khó tháo gỡ, khó tháo bỏ, khó vượt lên, khó vượt hẳn, khó vượt qua, khó vượt bứt. Các sự việc lạc thú ở hiện hữu ấy là khó giải thoát nghĩa là như vậy.
Kathaṃ sattā etto dummocayā? Sukhāya vedanāya sattā dummocayā, iṭṭhasmā vatthusmā dummocayā, yobbaññā dummocayā, ārogyā dummocayā, jīvitā dummocayā, lābhā dummocayā, yasā dummocayā, pasaṃsāya dummocayā, sukhā dummocayā, manāpikehi rūpehi dummocayā, manāpikehi saddehi – gandhehi – rasehi – phoṭṭhabbehi dummocayā, cakkhusampadāya dummocayā, sota-ghāna-jivhā-kāya-manosampadāya dummocayā duppamocayā duruddharā dussamuddharā dubbuṭṭhāpayā dussamuṭṭhāpayā dunniveṭhayā dubbiveṭhayā duttarā duppatarā dussamatikkamā dubbinivattā . Evaṃ sattā etto dummocayā ’ti ‘te duppamuñcā.’
Chúng sanh khó được giải thoát khỏi sự việc ấy nghĩa là thế nào? Chúng sanh là khó được giải thoát khỏi cảm thọ lạc, khó được giải thoát khỏi sự việc được ước muốn, khó được giải thoát khỏi tuổi trẻ, khó được giải thoát khỏi sức khỏe, khó được giải thoát khỏi mạng sống, khó được giải thoát khỏi lợi lộc, khó được giải thoát khỏi danh tiếng, khó được giải thoát khỏi lời khen, khó được giải thoát khỏi hạnh phúc, khó được giải thoát khỏi các sắc hợp ý, khó được giải thoát khỏi các thinh – các hương – các vị – các xúc hợp ý, khó được giải thoát khỏi sự thỏa mãn của mắt, khó được giải thoát khỏi sự thỏa mãn của tai – mũi – lưỡi – thân – ý, khó được phóng thích, khó nâng lên, khó nâng bổng, khó nhấc lên, khó nhấc bổng, khó tháo gỡ, khó tháo bỏ, khó vượt lên, khó vượt hẳn, khó vượt qua, khó vượt bứt. Chúng sanh khó được giải thoát khỏi sự việc ấy nghĩa là như vậy.
Na hi aññamokkhā ti – te attanā palipapalipannā na sakkonti paraṃ palipapalipannaṃ uddharituṃ.
Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát: Những kẻ ấy, tự thân đã bị lún ở bãi lầy, không thể nâng lên kẻ khác đã bị lún ở bãi lầy.
Vuttaṃ hetaṃ bhagavatā:
“So vata cunda, attanā palipapalipanno paraṃ palipapalipannaṃ uddharissatī ’ti netaṃ ṭhānaṃ vijjati. So vata cunda, attanā adanto avinīto aparinibbuto paraṃ damessati vinessati parinibbāpessatī ’ti netaṃ ṭhānaṃ vijjatī ”ti. Evampi na hi aññamokkhā. Athavā natthañño koci mocetā. Te yadi muñceyyuṃ, sakena thāmena sakena balena sakena viriyena sakena parakkamena sakena purisatthāmena sakena purisabalena sakena purisaviriyena sakena purisaparakkamena attanā sammāpaṭipadaṃ anulomapaṭipadaṃ apaccanīkaṃ paṭipadaṃ anvatthapaṭipadaṃ dhammānudhammapaṭipadaṃ paṭipajjamānā muñceyyun ’ti. Evampi na hi aññamokkhā.
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này Cunda, thật vậy kẻ ấy, tự thân đã bị lún ở bãi lầy, sẽ nâng lên kẻ khác đã bị lún ở bãi lầy, sự kiện này không thể có được. Này Cunda, thật vậy kẻ ấy, tự thân không được thuần phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn tịch diệt, sẽ thuần phục, sẽ huấn luyện, sẽ giúp cho kẻ khác hoàn toàn tịch diệt, sự kiện này không thể có được.” ‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy. Hoặc là, không có kẻ nào khác là người giúp cho giải thoát. Nếu họ có thể giải thoát, thì có thể giải thoát bằng sức mạnh của mình, bằng năng lực của mình, bằng tinh tấn của mình, bằng nỗ lực của mình, bằng sức mạnh con người của mình, bằng năng lực con người của mình, bằng tinh tấn con người của mình, bằng nỗ lực con người của mình, trong khi tự thân thực hành sự thực hành đúng đắn, sự thực hành phù hợp, sự thực hành không trái ngược, sự thực hành đưa đến lợi ích, sự thực hành đúng pháp và thuận pháp.’ ‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy.
Vuttampi hetaṃ bhagavatā:
1. “Nāhaṃ sahissāmi pamocanāya kathaṃkathiṃ dhotaka kiñci loke, dhammaṃ ca seṭṭhaṃ abhijānamāno evaṃ tuvaṃ oghamimaṃ taresī ”ti. Evampi na hi aññamokkhā.
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
1. “Này Dhotaka, Ta sẽ không có khả năng trong việc giải thoát cho kẻ nào ở thế gian có nỗi hoài nghi. Nhưng trong khi biết rõ Giáo Pháp tối thượng, như vậy ngươi có thể vượt qua dòng lũ này.” ‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy.
Vuttampi hetaṃ bhagavatā:
2. “Attanāva kataṃ pāpaṃ attanā saṅkilissati, attanā akataṃ pāpaṃ attanāva visujjhati; suddhi asuddhi paccattaṃ nāññamañño visodhaye ”ti. Evampi na hi aññamokkhā.
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
2. “Việc ác đã được làm bởi chính bản thân, trở thành ô nhiễm bởi bản thân.
Việc ác đã không được làm bởi bản thân, trở thành trong sạch bởi chính bản thân.
Trong sạch (hay) không trong sạch liên quan đến cá nhân, không ai có thể làm cho người khác trở thành trong sạch.” ‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy.
Vuttampi hetaṃ bhagavatā:
“Evameva kho brāhmaṇa tiṭṭhateva nibbānaṃ tiṭṭhati nibbānagāmimaggo, tiṭṭhāmahaṃ samādapetā. Atha ca pana mama sāvakā mayā evaṃ ovadiyamānā evaṃ anusāsiyamānā appekacce accantaniṭṭhaṃ nibbānaṃ ārādhenti, ekacce nārādhenti. Ettha kyāhaṃ brāhmaṇa karomi. Maggakkhāyī brāhmaṇa tathāgato. Maggaṃ buddho ācikkhati. Attanā paṭipajjamānā muñceyyun ”ti. Evampi na hi aññamokkhā ’ti ‘te duppamuñcā na hi aññamokkhā.’
Bởi vì, điều này đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này Bà-la-môn, tương tợ y như thế, Niết Bàn quả là có thật, con đường đưa đến Niết Bàn là có thật, ta là người chỉ dẫn là có thật, và hơn nữa các đệ tử của ta, trong khi được ta giáo huấn như vậy, trong khi được chỉ dạy như vậy, một số đệ tử đạt đến mục đích tối hậu là Niết Bàn, một số không đạt đến. Này Bà-la-môn, ở đây ta làm được điều gì? Này Bà-la-môn, Như Lai là người chỉ đường. Đức Phật chỉ ra con đường. Chúng sanh, trong khi tự thân thực hành, thì có thể giải thoát.” ‘Đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ còn là như vậy. ‘Những kẻ ấy là khó giải thoát, đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát’ là thế ấy.
Pacchā pure vāpi apekkhāmānā ti – Pacchā vuccati anāgataṃ. Pure vuccati atītaṃ. Api ca atītaṃ upādāya anāgatañca paccuppannañca pacchā, anāgataṃ upādāya atītañca paccuppannañca pure.
Đang mong ước về sau này hoặc luôn cả trước đây: Sau này được gọi là tương lai. Trước đây được gọi là quá khứ. Thêm nữa, so sánh với quá khứ, tương lai và hiện tại là sau này; so sánh với tương lai, quá khứ và hiện tại là trước đây.
Kathaṃ pure apekkhaṃ karoti? Evaṃrūpo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samannāneti. Evaṃvedano ahosiṃ —pe— Evaṃsañño ahosiṃ —pe— Evaṃsaṅkhāro ahosiṃ —pe— Evaṃviññāṇo ahosiṃ atītamaddhānanti tattha nandiṃ samannāneti. Evampi pure apekkhaṃ karoti. Athavā – iti me cakkhu ahosi atītamaddhānaṃ iti rūpāti, tattha chandarāgapaṭibaddhaṃ hoti viññāṇaṃ. Chandarāgapaṭibaddhattā viññāṇassa tadabhinandati. Tadabhinandanto evampi pure apekkhaṃ karoti. Athavā – iti me sotaṃ ahosi atītamaddhānaṃ iti saddāti —pe— Iti me ghānaṃ ahosi atītamaddhānaṃ iti gandhāti —pe— Iti me jivhā ahosi atītamaddhānaṃ iti rasāti —pe— Iti me kāyo ahosi atītamaddhānaṃ iti phoṭṭhabbāti —pe— Iti me mano ahosi atītamaddhānaṃ iti dhammāti, tattha chandarāgapaṭibaddhaṃ hoti viññāṇaṃ. Chandarāgapaṭibaddhattā viññāṇassa tadabhinandati. Tadabhinandanto evampi pure apekkhaṃ karoti. Athavā yānissa tāni pubbe mātugāmena saddhiṃ hasitalapitakīḷitāni, tadassādeti, taṃ nikāmeti, tena ca vittiṃ āpajjati. Evampi pure apekkhaṃ karoti.
Thế nào là tiến hành sự mong ước về trước đây? ‘Ta đã có sắc như vầy vào thời quá khứ, ’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy. ‘Ta đã có thọ như vầy —như trên— ‘Ta đã có tưởng như vầy —như trên— ‘Ta đã có hành như vầy —như trên— ‘Ta đã có thức như vầy vào thời quá khứ,’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy; như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về trước đây. Hoặc là – ‘Mắt của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các sắc đã là như vầy,’ thức bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái về điều ấy. Do trạng thái bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái của thức, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về trước đây. Hoặc là – ‘Tai của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các thinh đã là như vầy,’ —như trên— ‘Mũi của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các mùi đã là như vầy,’ —như trên— ‘Lưỡi của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các vị đã là như vầy,’ —như trên— ‘Thân của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các xúc đã là như vầy,’ —như trên— ‘Ý của ta đã là như vầy vào thời quá khứ, các pháp đã là như vầy,’ thức bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái về điều ấy. Do trạng thái bị trói buộc vào sự mong muốn và luyến ái của thức, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về trước đây. Hoặc là người ấy có các việc cười hớt, chuyện trò, đùa giỡn với người nữ lúc trước đây, rồi khoái cảm điều ấy, khao khát điều ấy, và do điều ấy đạt được sự vui lòng. Như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về trước đây.
Kathaṃ pacchā apekkhaṃ karoti? Evaṃrūpo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ samannāneti. Evaṃvedano siyaṃ —pe— Evaṃsañño siyaṃ —pe— Evaṃsaṅkhāro siyaṃ —pe— Evaṃviññāṇo siyaṃ anāgatamaddhānanti tattha nandiṃ samannāneti. Evampi pacchā apekkhaṃ karoti.
Athavā – iti me cakkhu siyā anāgatamaddhānaṃ iti rūpāti appaṭiladdhassa paṭilābhāya cittaṃ paṇidahati. Cetaso paṇidhānappaccayā tadabhinandati. Tadabhinandanto evampi pacchā apekkhaṃ karoti. Athavā3 – iti me sotaṃ siyā anāgatamaddhānaṃ iti saddāti —pe— Iti me ghānaṃ siyā anāgatamaddhānaṃ iti gandhāti —pe— Iti me jivhā siyā anāgatamaddhānaṃ iti rasāti —pe— Iti me kāyo siyā anāgatamaddhānaṃ iti phoṭṭhabbāti —pe— Iti me mano siyā anāgatamaddhānaṃ iti dhammāti appaṭiladdhassa paṭilābhāya cittaṃ paṇidahati. Cetaso paṇidhānappaccayā tadabhinandati. Tadabhinandanto evampi pacchā apekkhaṃ karoti. Athavā – imināhaṃ sīlena vā vatena vā tapena vā brahmacariyena vā devo vā bhavissāmi devaññataro vāti appaṭiladdhassa paṭilābhāya cittaṃ paṇidahati. Cetaso paṇidhānappaccayā tadabhinandati. Tadabhinandanto evampi pacchā apekkhaṃ karotī ’ti ‘pacchā pure cāpi apekkhamānā.’
Thế nào là tiến hành sự mong ước về sau này? ‘Ta sẽ có sắc như vầy vào thời vị lai,’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy. ‘Ta sẽ có thọ như vầy —như trên— ‘Ta sẽ có tưởng như vầy —như trên— ‘Ta sẽ có hành như vầy —như trên— ‘Ta sẽ có thức như vầy vào thời vị lai,’ rồi dẫn đến việc vui mừng về điều ấy; như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về sau này. Hoặc là – ‘Mắt của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các sắc sẽ là như vầy,’ rồi chuyên chú tâm vào việc đạt được điều chưa đạt được. Do duyên chuyên chú của tâm, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về sau này. Hoặc là – ‘Tai của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các thinh sẽ là như vầy,’ —như trên— ‘Mũi của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các mùi sẽ là như vầy,’ —như trên— ‘Lưỡi của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các vị sẽ là như vầy,’ —như trên— ‘Thân của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các xúc sẽ là như vầy,’ —như trên— ‘Ý của ta sẽ là như vầy vào thời vị lai, các pháp sẽ là như vầy,’ rồi chuyên chú tâm vào việc đạt được điều chưa đạt được. Do duyên chuyên chú của tâm, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về sau này. Hoặc là – ‘Với giới này, hay với phận sự này, hay với sự khắc khổ này, hay với Phạm hạnh này, ta sẽ trở thành Thiên Vương hoặc một Thiên nhân nào đó,’ rồi chuyên chú tâm vào việc đạt được điều chưa đạt được. Do duyên chuyên chú của tâm, rồi thích thú điều ấy. Trong khi thích thú về điều ấy, như vậy cũng là tiến hành sự mong ước về sau này; ‘đang mong ước về sau này hoặc luôn cả trước đây’ là thế ấy.
Imeva kāme purimeva jappan ti – Imeva kāme ti paccuppanne pañcakāmaguṇe icchantā sādiyantā patthayantā abhijappantā. Purimeva jappan ti – atīte pañcakāmaguṇe jappantā pajappantā abhijappantā ’ti ‘imeva kāme purimeva jappaṃ.’
Đang tham muốn chính các dục này đây hoặc ngay trước đây – Chính các dục này đây: Trong khi ước muốn, trong khi ưng thuận, trong khi ước nguyện, trong khi tham muốn tột độ năm loại dục trong hiện tại. Đang tham muốn (các dục) ngay trước đây: Trong khi tham muốn, trong khi khởi tham muốn, trong khi tham muốn tột độ năm loại dục ở quá khứ; ‘đang tham muốn chính các dục này đây hoặc ngay trước đây’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā:
“Icchānidānā bhavasātabaddhā te duppamuñcā na hi aññamokkhā, pacchā pure vāpi apekkhamānā imeva kāme purimeva jappan ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Có ước muốn là căn nguyên, bị trói buộc vào lạc thú ở hiện hữu, đang mong ước về sau này hoặc luôn cả trước đây, đang tham muốn chính các dục này đây hoặc ngay trước đây, những kẻ ấy là khó giải thoát, đương nhiên không thể giúp cho những người khác giải thoát.”
▪ 2 – 3
Kāmesu giddhā pasutā pamūḷhā avadāniyā te visame niviṭṭhā, dukkhūpanītā paridevayanti kiṃ su bhavissāma ito cutā se.
Bị thèm khát ở các dục, bị đeo níu, bị mê đắm, là những người thấp kém, họ đã đi theo lối sai trái. Bị dẫn đến khổ đau, họ than vãn: ‘Vậy chúng ta sẽ trở thành cái gì sau khi đã chết từ nơi đây?
Ai tham đắm các dục,
Bị trí buộc si mê,
Họ xan tham keo kiết.
An trú trên bất chánh,
Khi rơi vào đau khổ,
Họ sầu muộn than khóc,
Ở đây sau khi chết,
Tương lai sẽ thế nào?
(Kinh Tập, câu kệ 774)
Kāmesu giddhā pasutā pamūḷhā ti – Kāmā ti uddānato dve kāmā: vatthukāmā ca kilesakāmā ca. —pe— Ime vuccanti vatthukāmā. —pe— Ime vuccanti kilesakāmā. Gedho vuccati taṇhā, yo rāgo sārāgo —pe— abhijjhā lobho akusalamūlaṃ. Kilesakāme vatthukāmesu rattā giddhā gathitā mucchitā ajjhopannā laggā laggitā paḷibuddhā ’ti kāmesu giddhā.
Bị thèm khát ở các dục, bị đeo níu, bị mê đắm – Các dục: theo sự phân hạng thì có hai loại dục: các vật dục và các ô nhiễm dục. —như trên— Các điều này được gọi là các vật dục. —như trên— Các điều này được gọi là các ô nhiễm dục. Thèm khát được gọi là tham ái, nghĩa là luyến ái, luyến ái mãnh liệt, —như trên— tham đắm, tham, cội nguồn của bất thiện. Bị luyến ái, bị thèm khát, bị cột trói, bị mê mẫn, bị gần gũi, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại ở ô nhiễm dục, ở các vật dục, ‘bị thèm khát ở các dục’ là thế ấy.
Pasutā ti yepi kāme esanti gavesanti pariyesanti, taccaritā tabbahulā taggarukā tanninnā tappoṇā tappabbhārā tadadhimuttā tadadhipateyyā, tepi kāmapasutā. Yepi taṇhāvasena rūpe esanti gavesanti pariyesanti, —pe— sadde —pe— gandhe —pe— rase —pe— phoṭṭhabbe esanti gavesanti pariyesanti, taccaritā tabbahulā taggarukā tanninnā tappoṇā tappabbhārā tadadhimuttā tadadhipateyyā, tepi kāmapasutā. Yepi taṇhāvasena rūpe paṭilabhanti, —pe— sadde —pe— gandhe —pe— rase —pe— phoṭṭhabbe paṭilabhanti, taccaritā tabbahulā taggarukā tanninnā tappoṇā tappabbhārā tadadhimuttā tadadhipateyyā, tepi kāmapasutā. Yepi taṇhāvasena rūpe paribhuñjanti, —pe— sadde —pe— gandhe —pe— rase —pe— phoṭṭhabbe paribhuñjanti, taccaritā tabbahulā taggarukā tanninnā tappoṇā tappabbhārā tadadhimuttā tadadhipateyyā, tepi kāmapasutā. Yathā kalahakārako kalahapasuto, kammakārako kammapasuto, gocare caranto gocarapasuto, jhāyī jhānapasuto, evamevaṃ yepi kāme esanti gavesanti pariyesanti, taccaritā tabbahulā taggarukā tanninnā tappoṇā tappabbhārā tadadhimuttā tadadhipateyyā, tepi kāmapasutā.
Bị đeo níu: Những kẻ nào tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các dục, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, thọ nhận các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— thọ nhận các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, thọ hưởng các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— thọ hưởng các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Giống như người tạo ra sự cãi cọ thì bị đeo níu ở sự cãi cọ, người làm công việc thì bị đeo níu ở công việc, người đang sống ở nơi sinh sống thì bị đeo níu ở nơi sinh sống, người có thiền thì bị đeo níu bởi thiền, tương tợ như thế ấy những kẻ nào tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các dục, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục.
Yepi taṇhāvasena rūpe esanti gavesanti pariyesanti, —pe— sadde —pe— gandhe —pe— rase —pe— phoṭṭhabbe esanti gavesanti pariyesanti, taccaritā tabbahulā taggarukā tanninnā tappoṇā tappabbhārā tadadhimuttā tadadhipateyyā, tepi kāmapasutā. Yepi taṇhāvasena rūpe paṭilabhanti, —pe— sadde —pe— gandhe —pe— rase —pe— phoṭṭhabbe paṭilabhanti, taccaritā tabbahulā taggarukā tanninnā tappoṇā tappabbhārā tadadhimuttā tadadhipateyyā, tepi kāmapasutā. Yepi taṇhāvasena rūpe paribhuñjanti, —pe— sadde —pe— gandhe —pe— rase —pe— phoṭṭhabbe paribhuñjanti, taccaritā tabbahulā taggarukā tanninnā tappoṇā tappabbhārā tadadhimuttā tadadhipateyyā, tepi kāmapasutā.
–Những kẻ nào, do tác động của tham ái, tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— tầm cầu, tim tòi, tìm kiếm các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, thọ nhận các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— thọ nhận các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục. Những kẻ nào, do tác động của tham ái, thọ hưởng các sắc —như trên— các thinh —như trên— các hương —như trên— các vị —như trên— thọ hưởng các xúc, rồi đi theo nó, phát triển theo nó, xem trọng nó, thiên về nó, chiều theo nó, xuôi theo nó, chú trọng nó, xem nó là chủ đạo, những kẻ ấy là bị đeo níu ở các dục.
Pamūḷhā ti – yebhuyyena devamanussā pañcasu kāmaguṇesu muyhanti pamuyhanti sammuyhanti sampamuyhanti, mūḷhā pamūḷhā sammūḷhā sampamūḷhā, avijjāya andhikatā, āvutā nivutā ovutā pihitā paṭicchannā paṭikujjitā ’ti kāmesu giddhā pasutā pamūḷhā.
Bị mê đắm: Phần nhiều chư Thiên và loài người mê mờ, mê đắm, mê muội, mê mệt, bị mê mờ, bị mê đắm, bị mê muội, bị mê mệt, bị vô minh làm mù, bị bao bọc, bị bao kín, bị bao trùm, bị che lại, bị che kín, bị đậy kín trong năm loại dục, ‘bị thèm khát ở các dục, bị đeo níu, bị mê đắm’ là thế ấy.
Avadāniyā te visame niviṭṭhā ti – Avadāniyā ti avaṃgacchantī ’ti pi avadāniyā, maccharinopi vuccanti avadāniyā, buddhānaṃ buddhasāvakānaṃ vacanaṃ vyappathaṃ desanaṃ anusiṭṭhiṃ nādiyantī ’ti avadāniyā.
Là những người thấp kém, họ đã đi theo lối sai trái – Những người thấp kém: ‘Những người đi xuống’ là những người thấp kém, những người bỏn xẻn được gọi là những người thấp kém, ‘những người không tiếp thu lời nói, lời giải thích, lời thuyết giảng, lời giáo huấn của chư Phật, của chư Thinh Văn của đức Phật’ là những người thấp kém.
Kathaṃ avaṃgacchantīti avadāniyā? Avaṃgacchantīti nirayaṃ gacchanti, [tiracchānayoniṃ gacchanti,] pettivisayaṃ gacchanti, evaṃ avaṃgacchantīti avadāniyā.
‘Những người đi xuống’ là những người thấp kém nghĩa là thế nào? ‘Những người đi xuống’ là những người đi đến địa ngục, [đi đến thai bào của loài thú,] đi đến cảnh giới ngạ quỷ, ‘những người đi xuống’ là những người thấp kém nghĩa là như vậy.
Kathaṃ maccharino vuccanti avadāniyā? Pañca macchariyāni: āvāsamacchariyaṃ kulamacchariyaṃ lābhamacchariyaṃ vaṇṇamacchariyaṃ dhammamacchariyaṃ; yaṃ evarūpaṃ macchariyaṃ maccharāyanā maccharāyitattaṃ vevicchaṃ kadariyaṃ kaṭukañcukatā aggahitattaṃ cittassa, idaṃ vuccati macchariyaṃ. Api ca khandhamacchariyampi macchariyaṃ, dhātumacchariyampi macchariyaṃ, āyatanamacchariyampi macchariyaṃ gāho, idaṃ vuccati macchariyaṃ. Iminā macchariyena avadaññutāya samannāgatā janā pamattā, evaṃ maccharino vuccanti avadāniyā.
Những người bỏn xẻn được gọi là những người thấp kém nghĩa là thế nào? Có năm loại bỏn xẻn: bỏn xẻn về chỗ ở, bỏn xẻn về gia tộc, bỏn xẻn về lợi lộc, bỏn xẻn về danh tiếng, bỏn xẻn về Pháp; bỏn xẻ với hình thức như vầy là biểu hiện của bỏn xẻn, trạng thái của bỏn xẻn, sự hám lợi, keo kiệt, tính chất bủn xỉn, trạng thái nắm giữ của tâm, điều này được gọi là bỏn xẻn. Còn nữa, bỏn xẻn về uẩn cũng là bỏn xẻn, bỏn xẻn về giới cũng là bỏn xẻn, bỏn xẻn về xứ cũng là bỏn xẻn, sự nắm lấy, điều này được gọi là bỏn xẻn. Do sự bỏn xẻn này, loài người bị xao lãng, không biết đến lời giảng huấn, ‘những người bỏn xẻn được gọi là những người thấp kém’ nghĩa là như vậy.
Kathaṃ buddhānaṃ buddhasāvakānaṃ vacanaṃ vyappathaṃ desanaṃ anusiṭṭhiṃ nādiyantīti avadāniyā? Buddhānaṃ buddhasāvakānaṃ vacanaṃ vyappathaṃ desanaṃ anusiṭṭhiṃ nādiyanti na sussūsanti na sotaṃ odahanti nāññā cittaṃ upaṭṭhapenti, anassavā avacanakarā paṭilomavuttino aññeneva mukhaṃ karonti. Evaṃ buddhānaṃ buddhasāvakānaṃ vacanaṃ vyappathaṃ desanaṃ anusiṭṭhiṃ nādiyantīti avadāniyāti avadāniyā.
‘Những người không tiếp thu lời nói, lời giải thích, lời thuyết giảng, lời giáo huấn của chư Phật, của chư Thinh Văn của đức Phật’ là những người thấp kém nghĩa là thế nào? ‘Những người không tiếp thu, không lắng nghe, không để tai, không lập tâm để hiểu lời nói, lời giải thích, lời thuyết giảng, lời giáo huấn của chư Phật, của chư Thinh Văn của đức Phật, là những người không nghe theo, không làm theo lời dạy, có hành vi nghịch lại, quay mặt về hướng khác. ‘Những người không tiếp thu lời nói, lời giải thích, lời thuyết giảng, lời giáo huấn của chư Phật, của chư Thinh Văn của đức Phật’ là những người thấp kém nghĩa là như vậy, ‘những người thấp kém’ là thế ấy.
Te visame niviṭṭhā ti – Visame ti visame kāyakamme niviṭṭhā, visame vacīkamme niviṭṭhā, visame manokamme niviṭṭhā, visame pāṇātipāte niviṭṭhā, visame adinnādāne niviṭṭhā, visame kāmesu micchācāre niviṭṭhā, visame musāvāde niviṭṭhā, visamāya pisunāya vācāya niviṭṭhā, visamāya pharusāya vācāya niviṭṭhā, visame samphappalāpe niviṭṭhā, visamāya abhijjhāya niviṭṭhā, visame vyāpāde niviṭṭhā, visamāya micchādiṭṭhiyā niviṭṭhā, visamesu saṅkhāresu niviṭṭhā, visamesu pañcasu kāmaguṇesu niviṭṭhā, visamesu pañcasu nīvaraṇesu niviṭṭhā viniviṭṭhā patiṭṭhitā allīnā upagatā ajjhositā adhimuttā laggā laggitā palibuddhā ’ti avadāniyā te visame niviṭṭhā.
Họ đã đi theo lối sai trái – Theo lối sai trái: Họ đã đi theo lối sai trái về thân nghiệp, đã đi theo lối sai trái về khẩu nghiệp, đã đi theo lối sai trái về ý nghiệp, đã đi theo lối sai trái về việc trộm cắp, đã đi theo lối sai trái về tà hạnh trong các dục, đã đi theo lối sai trái về việc nói dối, đã đi theo lối sai trái về việc nói đâm thọc, đã đi theo lối sai trái về việc nói độc ác, đã đi theo lối sai trái về việc nói nhảm nhí, đã đi theo lối sai trái về tham lam, đã đi theo lối sai trái về sân hận, đã đi theo lối sai trái về tà kiến, đã đi theo lối sai trái về các hành, đã đi theo lối sai trái về năm loại dục, đã đi theo lối sai trái về năm pháp che lấp, đã đi theo vào, đã thiết lập, đã bám vào, đã tiến vào, đã bám víu, đã chú trọng, máng vào, bị vướng vào, bị giữ lại, ‘là những người thấp kém, họ đã đi theo lối sai trái’ là thế ấy.
Dukkhūpanītā paridevayantī ti – Dukkhūpanītā ti dukkhappattā dukkhasampattā dukkhūpagatā, mārappattā mārasampattā mārūpagatā, maraṇappattā maraṇasampattā maraṇūpagatā. Paridevayantī ti lapanti sallapanti socanti kilamanti paridevanti urattāḷiṃ kandanti sammohaṃ āpajjantī ’ti ‘dukkhūpanītā paridevayanti.’
Bị dẫn đến khổ đau, họ than vãn – Bị dẫn đến khổ đau: đã đi đến khổ đau, đã đạt đến khổ đau, đã tiến vào khổ đau, đã đi đến Ma Vương, đã đạt đến Ma Vương, đã tiến vào Ma Vương, đã đi đến sự chết, đã đạt đến sự chết, đã tiến vào sự chết. Họ than vãn: họ kể lể, lảm nhảm, sầu muộn, mệt mỏi, than vãn, khóc nức nở, đi đến sự mê muội, ‘bị dẫn đến khổ đau, họ than vãn’ là thế ấy.
Kiṃ su bhavissāma ito cutā se ti ito cutā kiṃ bhavissāma? Nerayikā bhavissāma? Tiracchānayonikā bhavissāma? Pettivisayikā bhavissāma? Manussā bhavissāma? Devā bhavissāma? Rūpī bhavissāma? Arūpī bhavissāma? Saññī bhavissāma? Asaññī bhavissāma? Nevasaññīnāsaññī bhavissāma? Bhavissāma nu kho mayaṃ anāgatamaddhānaṃ? Na nu kho bhavissāma anāgatamaddhānaṃ? Kinnu kho bhavissāma anāgatamaddhānaṃ? Kathannu kho bhavissāma anāgatamaddhānaṃ? Kiṃ hutvā kiṃ bhavissāma nu kho mayaṃ anāgatamaddhānan ’ti saṃsayapakkhannā vimatipakkhannā dveḷhakajātā lapanti sallapanti socanti kilamanti paridevanti urattāḷiṃ kandanti sammohaṃ āpajjantīti’ kiṃ su bhavissāma ito cutā se.’
Vậy chúng ta sẽ trở thành cái gì sau khi đã chết từ nơi đây? nghĩa là sau khi chết từ nơi đây, chúng ta sẽ trở thành cái gì? Chúng ta sẽ trở thành người địa ngục? Sẽ trở thành hạng sanh vào thai bào của loài thú? Sẽ trở thành người ở cảnh giới ngạ quỷ? Sẽ trở thành loài người? Sẽ trở thành chư Thiên? Sẽ trở thành hữu hình? Sẽ trở thành vô hình? Sẽ trở thành hữu tưởng? Sẽ trở thành vô tưởng? Sẽ trở thành phi tưởng phi phi tưởng? Chúng ta sẽ hiện hữu trong thời vị lai? Sẽ không hiện hữu trong thời vị lai? Sẽ trở thành cái gì trong thời vị lai? Sẽ hiện hữu trong thời vị lai như thế nào? Sau khi trở thành cái gì rồi chúng ta sẽ trở thành cái gì trong thời vị lai? Họ bị rơi vào hoài nghi, bị rơi vào phân vân, bị sanh lên mâu thuẫn, họ kể lể, lảm nhảm, sầu muộn, mệt mỏi, than vãn, khóc nức nở, đi đến sự mê muội, ‘vậy chúng ta sẽ trở thành cái gì sau khi đã chết từ nơi đây?’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā:
“Kāmesu giddhā pasutā pamūḷhā avadāniyā te visame niviṭṭhā, dukkhūpanītā paridevayanti kiṃ su bhavissāma ito cutā se ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
Bị thèm khát ở các dục, bị đeo níu, bị mê đắm, là những người thấp kém, họ đã đi theo lối sai trái. Bị dẫn đến khổ đau, họ than vãn: ‘Vậy chúng ta sẽ trở thành cái gì sau khi đã chết từ nơi đây?
▪ 2 – 4
Tasmā hi sikkhetha idheva jantu yaṃ kiñci jaññā visamanti loke, na tassa hetu visamaṃ careyya appañhidaṃ jīvitaṃ āhu dhīrā.
Chính vì điều ấy, con người ở ngay tại đây nên học tập nên biết bất cứ điều gì là ‘sai trái’ ở thế gian, không nên làm điều sai trái do nhân của điều ấy, bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi.
Do vậy ở tại đây,
Con người cần học tập,
Những gì mình biết được,
Là bất chánh ở đời.
Do nhân duyên như vậy,
Mà sống không bất chánh,
Vì rằng bậc Thánh nói:
Ngắn thay, sanh mạng này.
(Kinh Tập, câu kệ 775)
Tasmā hi sikkhetha idheva jantū ti – Tasmā ti tasmā taṃkāraṇā taṃhetu tappaccayā tannidānā etaṃ ādīnavaṃ passamāno kāmesū ’ti tasmā. Sikkhethā ti – tisso sikkhā: adhisīlasikkhā adhicittasikkhā adhipaññāsikkhā.
Chính vì điều ấy, con người ở ngay tại đây nên học tập – Vì điều ấy: Vì điều ấy là bởi lý do ấy, bởi nhân ấy, bởi duyên ấy, bởi căn nguyên ấy, trong khi nhìn thấy điều bất lợi này ở các dục, ‘vì điều ấy’ là thế ấy. Nên học tập: Có ba sự học tập: học tập về tăng thượng giới, học tập về tăng thượng tâm, học tập về tăng thượng tuệ.
Katamā adhisīlasikkhā? Idha bhikkhu sīlavā hoti pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati ācāragocarasampanno aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī, samādāya sikkhati sikkhāpadesu. Khuddako sīlakkhandho, mahanto sīlakkhandho, sīlaṃ patiṭṭhā ādi caraṇaṃ saṃyamo saṃvaro mukhaṃ pamukhaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ samāpattiyā. Ayaṃ adhisīlasikkhā.
Cái gì là sự học tập về tăng thượng giới? Ở đây, vị tỳ khưu là vị có giới sống thu thúc trong sự thu thúc của giới bổn Pātimokkha, thành tựu về hạnh kiểm và hành xứ, thấy sự sợ hãi trong các tội nhỏ nhặt, thọ trì và thực hành trong các điều học. Nhóm giới nhỏ, nhóm giới lớn, giới là nền tảng, phần khởi đầu, sự thực hành, sự chế ngự, sự thu thúc, sự mở đầu, sự dẫn đầu nhằm chứng đạt các thiện pháp. Điều này là tăng thượng giới.
Katamā adhicittasikkhā? Idha bhikkhu vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhamajjhānaṃ upasampajja viharati. Vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyajjhānaṃ upasampajja viharati. Pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno sukhaṃ ca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti ‘upekkhako satimā sukhavihārī ’ti taṃ tatiyajjhānaṃ upasampajja viharati. Sukhassa ca pahāṇā dukkhassa ca pahāṇā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhaṃ asukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthajjhānaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ adhicittasikkhā.
Cái gì là sự học tập về tăng thượng tâm? Ở đây, vị tỳ khưu sau khi từ bỏ năm pháp che lấp này là các tùy phiền não của tâm làm tuệ trở nên yếu đuối, ngay sau khi tách ly các dục, tách ly các bất thiện pháp, đạt đến và trú thiền thứ nhất có tầm có tứ có hỷ lạc sanh lên do sự tách ly; do sự vắng lặng của tầm và tứ, đạt đến và trú thiền thứ nhì có sự tĩnh lặng ở nội phần, có trạng thái chuyên nhất của tâm, không tầm không tứ, có hỷ lạc sanh lên do định; do sự không còn luyến ái ở hỷ, an trú xả, có niệm và có sự nhận biết rõ, và cảm nhận lạc bằng thân, đó là điều mà các bậc Thánh gọi là: ‘Có xả, có niệm, có sự trú vào lạc,’ đạt đến và trú thiền thứ ba; và do sự từ bỏ lạc, do sự từ bỏ khổ (ở thân), do sự biến mất của hỷ và ưu ở tâm (đã có) trước đây, đạt đến và trú thiền thứ tư có sự thanh tịnh của xả và niệm, không khổ không lạc. Điều này là tăng thượng tâm.
Katamā adhipaññāsikkhā? Idha bhikkhu paññavā hoti udayatthagāminiyā paññāya samannāgato ariyāya nibbedhikāya sammādukkhakkhayagāminiyā. So ‘idaṃ dukkhan ’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhasamudayo ’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodho ’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodhagāminīpaṭipadā ’ti yathābhūtaṃ pajānāti. ‘Ime āsavā ’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ āsavasamudayo ’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ āsavanirodho ’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ āsavanirodhagāminīpaṭipadā ’ti yathābhūtaṃ pajānāti. Ayaṃ adhipaññāsikkhā.
Cái gì là sự học tập về tăng thượng tuệ? Ở đây, vị tỳ khưu là vị có tuệ, thành tựu về tuệ dẫn đến sự sanh diệt, góp phần vào sự thấu triệt cao thượng, dẫn đến việc cạn kiệt hoàn toàn của khổ đau. Vị ấy nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nhân sanh Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là các lậu hoặc,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là nguyên nhân của các lậu hoặc,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự diệt tận các lậu hoặc,’ nhận biết đúng theo thực thể rằng: ‘Đây là sự thực hành đưa đến sự diệt tận các lậu hoặc.’ Điều này là tăng thượng tuệ.
Imāyo tisso sikkhāyo āvajjanto sikkheyya, jānanto sikkheyya, passanto sikkheyya, paccavekkhanto sikkheyya, cittaṃ adhiṭṭhahanto sikkheyya, saddhāya adhimuccanto sikkheyya, viriyaṃ paggaṇhanto sikkheyya, satiṃ upaṭṭhapento sikkheyya, cittaṃ samādahanto sikkheyya, paññāya pajānanto sikkheyya, abhiññeyyaṃ abhijānanto sikkheyya, pariññeyyaṃ parijānanto sikkheyya, pahātabbaṃ pajahanto sikkheyya, bhāvetabbaṃ bhāvento sikkheyya, sacchikātabbaṃ sacchikaronto sikkheyya, ācareyya, samācareyya, samādāya vatteyya.
Đối với ba sự học tập này, vị đang nghĩ đến nên học tập, vị đang biết nên học tập, vị đang thấy nên học tập, vị đang quán xét lại nên học tập, vị đang phát nguyện nên học tập, vị đang thiên về đức tin nên học tập, vị đang ra sức tinh tấn nên học tập, vị đang thiết lập niệm nên học tập, vị đang tập trung tâm nên học tập, vị đang nhận biết bằng tuệ nên học tập, vị đang biết rõ các pháp cần được biết rõ nên học tập, vị đang biết toàn diện các pháp cần được biết toàn diện nên học tập, vị đang dứt bỏ các pháp cần được dứt bỏ nên học tập, vị đang tu tập các pháp cần được tu tập nên học tập, vị đang chứng ngộ các pháp cần được chứng ngộ nên học tập, nên thực hành, nên thực hành đúng đắn, nên tiếp nhận và duy trì.
Idhā ti – imissā diṭṭhiyā, imissā khantiyā, imissā ruciyā, imasmiṃ ādāye, imasmiṃ dhamme, imasmiṃ vinaye, imasmiṃ dhammavinaye, imasmiṃ pāvacane, imasmiṃ brahmacariye, imasmiṃ satthusāsane, imasmiṃ attabhāve, imasmiṃ manussaloke, tena vuccati idhā ’ti. Jantū ti – satto naro —pe— manujo ’ti ‘tasmā hi sikkhetha idheva jantu.
’Ở tại đây: ở quan điểm này, ở sự chấp nhận này, ở sự ưa thích này, ở sự nắm giữ này, ở Pháp này, ở Luật này, ở Pháp và Luật này, ở giáo lý này, ở Phạm hạnh này, ở này, ở lời dạy của bậc Đạo Sư này, ở bản ngã này, ở thế giới loài người này, vì thế được gọi là ‘ở tại đây.’ Con ngườilà chúng sanh, đàn ông, —như trên— nhân loại. ‘Chính vì điều ấy, con người ở ngay tại đây nên học tập’ là thế ấy.
Yaṃ kiñci jaññā visamanti loke ti – Yaṃ kiñcī ti sabbena sabbaṃ sabbathā sabbaṃ asesaṃ nissesaṃ pariyādiyanavacanametaṃ ‘yaṃ kiñcī ’ti. Visamanti jaññā ti – visamaṃ kāyakammaṃ visamanti jāneyya, visamaṃ vacīkammaṃ visamanti jāneyya, visamaṃ manokammaṃ visamanti jāneyya, visamo pāṇātipāto visamoti jāneyya, visamaṃ adinnādānaṃ visamanti jāneyya, visamo kāmesu micchācāro visamoti jāneyya, visamo musāvādo visamoti jāneyya, visamā pisunā vācā visamāti jāneyya, visamā pharusā vācā visamāti jāneyya, visamo samphappalāpo visamoti jāneyya, visamaṃ abhijjhaṃ visamanti jāneyya, visamo vyāpādo visamoti jāneyya, visamā micchādiṭṭhi visamāti jāneyya, visamā saṅkhārā visamāti jāneyya, visamā pañca kāmaguṇā visamāti jāneyya, visamāni pañca nīvaraṇāni visamāti jāneyya ājāneyya vijāneyya paṭijāneyya paṭivijjheyya; Loke ti – apāyaloke —pe— Āyatanaloke ti yaṃ kiñci jaññā visamanti loke.
Nên biết bất cứ điều gì là ‘sai trái’ ở thế gian – Bất cứ điều gì: tất cả theo mọi hình thức, tất cả theo mọi nơi, không thiếu sót, toàn thể, điều này là lối nói phóng đại. ‘Bất cứ điều gì’ là thế ấy. Nên biết là ‘sai trái’: Nên biết thân nghiệp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết khẩu nghiệp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết ý nghiệp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc giết hại mạng sống sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc trộm cắp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết tà hạnh trong các dục sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc nói dối sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc nói đâm thọc sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc nói độc ác sai trái là ‘sai trái,’ nên biết việc nói nhảm nhí sai trái là ‘sai trái,’ nên biết tham lam sai trái là ‘sai trái,’ nên biết sân hận sai trái là ‘sai trái,’ nên biết tà kiến sai trái là ‘sai trái,’ nên biết các hành sai trái là ‘sai trái,’ nên biết năm loại dục sai trái là ‘sai trái,’ nên biết năm pháp che lấp sai trái là ‘sai trái,’ nên biết, nên hiểu biết, nên nhận thức, nên thừa nhận, nên thấu triệt. Ở thế gian: ở thế gian của khổ cảnh, —như trên— ở thế gian của các xứ. Nên biết bất cứ điều gì là ‘sai trái’ ở thế gian là thế ấy.
Na tassa hetu visamaṃ careyyā ti – visamassa kāyakammassa hetu visamaṃ na careyya, visamassa vacīkammassa hetu visamaṃ na careyya, visamassa manokammassa hetu visamaṃ na careyya, visamassa pāṇātipātassa hetu visamaṃ na careyya, visamassa adinnādānassa hetu visamaṃ na careyya, visamassa kāmesu micchācārassa hetu visamaṃ na careyya, visamassa musāvādassa hetu visamaṃ na careyya, visamāya pisunāya vācāya hetu visamaṃ na careyya, visamāya pharusāya vācāya hetu visamaṃ na careyya, visamassa samphappalāpassa hetu visamaṃ na careyya, visamāya abhijjhāya hetu visamaṃ na careyya, visamassa vyāpādassa hetu visamaṃ na careyya, visamāya micchādiṭṭhiyā hetu visamaṃ na careyya, visamānaṃ saṅkhārānaṃ hetu visamaṃ na careyya, visamānaṃ pañcannaṃ kāmaguṇānaṃ hetu visamaṃ na careyya, visamānaṃ pañcannaṃ nīvaraṇānaṃ hetu visamaṃ na careyya, visamāya cetanāya hetu visamaṃ na careyya, visamāya patthanāya hetu visamaṃ na careyya, visamāya paṇidhiyā hetu visamaṃ na careyya na ācareyya na samācareyya na samādāya vatteyyā ’ti – ‘na tassa hetu visamaṃ careyya.’
Không nên làm điều sai trái do nhân của điều ấy: Không nên làm điều sai trái do nhân của thân nghiệp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của khẩu nghiệp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của ý nghiệp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc giết hại mạng sống sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc trộm cắp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của tà hạnh trong các dục sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc nói dối sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc nói đâm thọc sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc nói độc ác sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của việc nói nhảm nhí sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của tham lam sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của sân hận sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của tà kiến sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của các hành sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của năm loại dục sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của năm pháp che lấp sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của ý định sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của ước nguyện sai trái, không nên làm điều sai trái do nhân của quyết tâm sai trái, không nên thực hành, không nên thực hành đúng đắn, không nên tiếp nhận và duy trì. ‘Không nên làm điều sai trái do nhân của điều ấy’ là thế ấy.
Appañhidaṃ jīvitaṃ āhu dhīrā ti – Jīvitan ti āyu ṭhiti yapanā yāpanā irīyanā vattanā pālanā jīvitaṃ jīvitindriyaṃ. Api ca dvīhi kāraṇehi appakaṃ jīvitaṃ: ṭhitiparittatāya vā appakaṃ jīvitaṃ, sarasaparittatāya vā appakaṃ jīvitaṃ. Kathaṃ ṭhitiparittatāya vā appakaṃ jīvitaṃ? Atīte cittakkhaṇe jīvittha na jīvati na jīvissati, anāgate cittakkhaṇe jīvissati na jīvati na jīvittha, paccuppanne cittakkhaṇe jīvati na jīvittha na jīvissati.
Bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi – Mạng sống: là tuổi thọ, sự tồn tại, sự nuôi sống, sự duy trì, sự di chuyển, sự duy trì, sự bảo hộ, mạng sống, mạng quyền. Thêm nữa, mạng sống là ít ỏi vì hai lý do: mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của sự tồn tại, hoặc là mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của phẩm chất. Mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của sự tồn tại nghĩa là thế nào? Người đã sống vào chập tâm ở quá khứ thì không thể ‘đang sống’ ở hiện tại, không thể ‘sẽ sống’ ở tương lai; người sẽ sống vào chập tâm ở tương lai thì không thể ‘đang sống’ ở hiện tại, không thể ‘đã sống’ ở quá khứ; người đang sống vào chập tâm ở hiện tại thì không thể ‘đã sống’ ở quá khứ, không thể ‘sẽ sống’ ở tương lai.
1. “Jīvitaṃ attabhāvo ca sukhadukkhā ca kevalā, ekacittasamāyuttā lahuso vattate khaṇo.
1. Mạng sống, bản ngã, và toàn bộ hạnh phúc và đau khổ được gắn liền với một (sát-na) tâm; và sát-na (tâm) trôi qua một cách nhanh chóng.[1]
[1] Đa phần các câu kệ ở đây được dịch dựa theo Chú Giải (ND).
2. Cullāsīti sahassāni kappā tiṭṭhanti ye marū, na tveva tepi jīvanti dvīhi cittehi saṃyutā.
2. Các vị Thiên nhân nào tồn tại 84.000 kiếp, tuy nhiên cũng không có trường hợp các vị ấy sinh tồn với hai tâm đã được kết hợp lại (trong cùng một sát-na, mà sinh tồn theo từng sát-na tâm một).
3. Ye niruddhā marantassa tiṭṭhamānassa vā idha, sabbeva sadisā khandhā gatā appaṭisandhikā.
3. Các uẩn nào của người đã chết hoặc đang tồn tại ở thế gian này mà đã bị hoại diệt, hết thảy tất cả các uẩn ấy là tương tợ nhau, đã đi đến sự không thể kết hợp lại.
4. Anantarā ca ye bhaggā ye ca bhaggā anāgatā, tadantare niruddhānaṃ vesamaṃ natthi lakkhaṇe.
4. Và các uẩn đã bị tan rã liền trước đó, các uẩn sẽ bị tan rã ở tương lai, ở khoảng giữa của chúng và của các uẩn bị hoại diệt ở hiện tại, không có trạng thái không bằng nhau về tướng trạng.
5. Anibbattena na jāto paccuppannena jīvati, cittabhaṅgā mato loko paññatti paramatthiyā.
5. Với uẩn chưa sanh khởi thì chưa được sanh ra. Con người sống với uẩn hiện tại. Do sự tan rã của tâm mà con người bị chết, là biểu hiện của ý nghĩa tuyệt đối.
6. Yathā ninnā pavattanti chandena pariṇāmitā, acchinnadhārā vattanti saḷāyatanapaccayā.
6. Nước di chuyển đến các chỗ thấp như thế nào, thì con người bị thay đổi vì sự mong muốn như thế ấy. Các dòng chảy (của tâm) không bị đứt đoạn vận hành do duyên của sáu xứ.
7. Anidhānagatā bhaggā puñjo natthi anāgate, nibbattā yeva tiṭṭhanti āragge sāsapūpamā.
7. Các uẩn không đi đến việc lưu trữ, chúng bị tan rã. Không có sự tích lũy của các uẩn ở tương lai. Chúng tồn tại ngay khi vừa được sanh lên, tương tự như hạt cải ở đầu mũi kim.
8. Nibbattānañca dhammānaṃ bhaṅgo nesaṃ purakkhato, palokadhammā tiṭṭhanti purāṇehi amissitā.
8. Và đối với các pháp đã được sanh lên, sự tan rã của chúng là ở phía trước. Các uẩn có trạng thái tiêu hoại, chúng tồn tại không bị trộn lẫn với các uẩn trước đó.
9. Adassanāto āyanti bhaṅgā gacchantyadassanaṃ, vijjuppādova ākāse uppajjanti vayanti cā ”ti.
9. Chúng đi đến không được nhìn thấy, bị tan rã chúng ra đi không được nhìn thấy. Chúng sanh lên và diệt đi tựa như sự xuất hiện của tia chớp ở không trung.
Evaṃ ṭhitiparittatāya appakaṃ jīvitaṃ.
Mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của sự tồn tại nghĩa là như vậy.
Kathaṃ sarasaparittatāya appakaṃ jīvitaṃ? Assāsūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, passāsūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, assāsapassāsūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, mahābhūtupanibaddhaṃ jīvitaṃ kabalīkārāhārūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, usmūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, viññāṇūpanibaddhaṃ jīvitaṃ, mūlampi imesaṃ dubbalaṃ, pubbahetūpi imesaṃ dubbalā, yepi paccayā tepi dubbalā, yāpi pabhavikā sāpi dubbalā, sahabhūpi imesaṃ dubbalā, sampayogāpi imesaṃ dubbalā, sahajāpi imesaṃ dubbalā, yāpi payojikā sāpi dubbalā, aññamaññaṃ niccadubbalā ime, aññamaññaṃ anavaṭṭhitā ime, aññamaññaṃ paripātayanti ime, aññamaññassa hi natthi tāyitā, na cāpi ṭhapenti aññamaññaṃ ime, yopi nibbattako so na vijjati.
Mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của phẩm chất nghĩa là thế nào? Mạng sống được gắn liền với hơi thở vào, mạng sống được gắn liền với hơi thở ra, mạng sống được gắn liền với hơi thở vào và hơi thở ra, mạng sống được gắn liền với tứ đại, mạng sống được gắn liền với vật thực ăn uống, mạng sống được gắn liền với hơi nóng, mạng sống được gắn liền với thức, hơn nữa nguồn gốc của các pháp này là yếu ớt, nhân đầu tiên của các pháp này cũng là yếu ớt, các duyên (hỗ trợ) cũng là yếu ớt, các nguồn phát sanh cũng là yếu ớt, các pháp có cùng nguồn phát sanh với các pháp này cũng là yếu ớt, các pháp liên kết với các pháp này cũng là yếu ớt, các pháp đồng sanh của các pháp này cũng là yếu ớt, các pháp tiếp nối cũng là yếu ớt, các pháp này luôn yếu ớt giống như nhau, các pháp này không trụ lại cùng nhau, các pháp này tiêu hoại giống như nhau, không có sự bảo vệ giữa chúng với nhau, và các pháp này cũng không duy trì lẫn nhau, cái nào sản sinh ra (cái khác) thì nó không tồn tại nữa.
10. “Na ca kenaci koci hāyati bhaṅgabyā ca imehi sabbaso purimehi pabhāvitā ime yepi pabhavakā te pure matā, purimāpi ca pacchimāpi ca aññamaññaṃ na kadāci maddasun”ti. Evaṃ sarasaparittatāya appakaṃ jīvitaṃ.
10. “Và không có cái nào bị loại trừ bởi cái nào, bởi vì toàn bộ những cái này đều đạt đến sự tan rã. Do những cái trước mà những cái này được tạo ra, những cái là nguồn phát sanh trước đó rồi cũng bị chết đi, thậm chí những cái trước và luôn cả những cái sau không bao giờ nhìn thấy lẫn nhau.”
Mạng sống là ít ỏi vì tính chất ít ỏi của phẩm chất nghĩa là như vậy.
Api ca cātummahārājikānaṃ devānaṃ jīvitaṃ upādāya manussānaṃ appakaṃ jīvitaṃ parittaṃ jīvitaṃ thokaṃ jīvitaṃ khaṇikaṃ jīvitaṃ lahukaṃ jīvitaṃ ittaraṃ jīvitaṃ anaddhaniyaṃ jīvitaṃ na ciraṭṭhitikaṃ jīvitaṃ. Tāvatiṃsānaṃ devānaṃ —pe— yāmānaṃ devānaṃ —pe— tusitānaṃ devānaṃ —pe— nimmāṇaratīnaṃ devānaṃ —pe— paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ —pe— brahmakāyikānaṃ devānaṃ jīvitaṃ upādāya manussānaṃ appakaṃ jīvitaṃ parittaṃ jīvitaṃ thokaṃ jīvitaṃ khaṇikaṃ jīvitaṃ lahukaṃ jīvitaṃ ittaraṃ jīvitaṃ anaddhaniyaṃ jīvitaṃ na ciraṭṭhitikaṃ jīvitaṃ.
Thêm nữa, so sánh với mạng sống của chư Thiên ở Tứ Đại Thiên Vương thì loài người có mạng sống ngắn ngủi, có mạng sống ít ỏi, có mạng sống nhỏ nhoi, có mạng sống chút ít, có mạng sống đơn sơ, có mạng sống chóng qua, có mạng sống không lâu dài, có mạng sống không tồn tại lâu. So sánh với mạng sống của chư Thiên ở cõi Đạo Lợi —như trên— của chư Thiên ở cõi Dạ Ma —như trên— của chư Thiên ở cõi Đẩu Suất —như trên— của chư Thiên ở cõi Hóa Lạc Thiên —như trên— của chư Thiên ở cõi Tha Hóa Tự Tại —như trên— của chư Thiên ở tập thể Phạm Thiên thì loài người có mạng sống ngắn ngủi, có mạng sống ít ỏi, có mạng sống nhỏ nhoi, có mạng sống chút ít, có mạng sống đơn sơ, có mạng sống chóng qua, có mạng sống không lâu dài, có mạng sống không tồn tại lâu.
Vuttampi cetaṃ bhagavatā:
“Appamidaṃ bhikkhave manussānaṃ āyu, gamanīyo samparāyo, mantāya boddhabbaṃ, kattabbaṃ kusalaṃ, caritabbaṃ brahmacariyaṃ. Natthi jātassa amaraṇaṃ, yo bhikkhave ciraṃ jīvati, so vassasataṃ appaṃ vā bhiyyo vā.
Và điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này các tỳ khưu, tuổi thọ này của loài người là ngắn ngủi, sẽ phải đi đến thế giới khác. Nên làm cho giác ngộ nhờ vào trí tuệ, nên làm việc thiện, nên thực hành Phạm hạnh. Đối với người đã được sanh ra không có sự không chết. Này các tỳ khưu, người sống lâu hoặc ít hơn hoặc nhiều hơn một trăm năm.
11. Appamāyu manussānaṃ hīḷeyya naṃ suporiso, careyyādittasīsova natthi maccussa nāgamo.
11. Tuổi thọ của loài người là ngắn ngủi, người khôn ngoan nên xem thường điều ấy, nên thực hành như là người có cái đầu bị cháy rực. Việc không xảy đến cái chết là không có.
12. Accayanti ahorattā jīvitaṃ uparujjhati, āyu khīyati maccānaṃ kunnadīnaṃva odakaṃ.
12. Ngày và đêm trôi qua, mạng sống tàn lụi dần. Tuổi thọ của những con người bị cạn kiệt, tựa như nước của những con rạch nhỏ.
Appañhidaṃ jīvitaṃ āhu dhīrā ti – Dhīrā ti dhitimāti dhīrā, dhitisampannā ti dhīrā, dhikkitapāpāti dhīrā. Dhī vuccati paññā yā paññā pajānanā vicayo pavicayo dhammavicayo sallakkhaṇā upalakkhaṇā paccupalakkhaṇā paṇḍiccaṃ kosallaṃ nepuññaṃ vebhavyā cintā mantā upaparikkhā bhūri medhā pariṇāyikā vipassanā sampajaññaṃ patodo paññā paññindriyaṃ paññābalaṃ paññāsatthaṃ paññāpāsādo paññā-āloko paññā-obhāso paññāpajjoto paññāratanaṃ amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi tāya paññāya samannāgatattā dhīrā. Api ca khandhadhīrā dhātudhīrā āyatanadhīrā paṭiccasamuppādadhīrā satipaṭṭhānadhīrā sammappadhānadhīrā [iddhipādadhīrā] indriyadhīrā [baladhīrā] bojjhaṅgadhīrā maggadhīrā phaladhīrā nibbāṇadhīrā.
Bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi – Các bậc sáng trí: ‘Có trí hiểu biết’ là các bậc sáng trí, ‘thành tựu trí hiểu biết’ là các bậc sáng trí, ‘nhờm gớm việc ác’ là các bậc sáng trí. Sáng trí được gọi là tuệ, là sự nhận biết, kiến thức, sự chọn lựa, sự khám phá, sự chọn lựa pháp, sự quan sát, sự suy xét, sự phân biệt, sự thông thái, sự thông thạo, sự khôn khéo, sự thông suốt, sự cân nhắc, sự có trí, sự rõ ràng, sự hiểu biết rộng rãi, pháp dẫn đầu, sự thấy rõ, sự tỉnh giác, vật xuyên thủng, tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ là vũ khí, tuệ là lâu đài, tuệ là ánh sáng, tuệ là hào quang, tuệ là cây đèn, tuệ là báu vật, không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến, trạng thái thành tựu với tuệ ấy là sáng trí. Thêm nữa, sáng trí về uẩn, sáng trí về giới, sáng trí về xứ, sáng trí về tùy thuận duyên khởi, sáng trí về việc thiết lập niệm, sáng trí về chánh cần, [sáng trí về nền tảng của thần thông,] sáng trí về quyền, [sáng trí về lực,] sáng trí về chi phần đưa đến giác ngộ, sáng trí về Đạo, sáng trí về Quả, sáng trí về Niết Bàn.
Te dhīrā evamāhu: ‘Manussānaṃ appaṃ jīvitaṃ parittaṃ jīvitaṃ thokaṃ jīvitaṃ lahukaṃ jīvitaṃ ittaraṃ jīvitaṃ anaddhaniyaṃ jīvitaṃ na ciraṭṭhitikaṃ jīvitan ’ti. Evamāhaṃsu evaṃ kathenti evaṃ bhaṇanti evaṃ dīpayanti evaṃ voharantī ’ti ‘appañhidaṃ jīvitaṃ āhu dhīrā.’
Các bậc sáng trí ấy đã nói như vầy: ‘Loài người có mạng sống ngắn ngủi, có mạng sống ít ỏi, có mạng sống nhỏ nhoi, có mạng sống chút ít, có mạng sống đơn sơ, có mạng sống chóng qua, có mạng sống không lâu dài, có mạng sống không tồn tại lâu.’ Các vị đã nói như vậy, thuyết giảng như vậy, thốt ra như vậy, giảng giải như vậy, phát ngôn như vậy. Bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā:
“Tasmā hi sikkhetha idheva jantu yaṃ kiñci jaññā visamanti loke, na tassa hetu visamaṃ careyya appañhidaṃ jīvitaṃ āhu dhīrā ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Chính vì điều ấy, con người ở ngay tại đây nên học tập nên biết bất cứ điều gì là ‘sai trái’ ở thế gian không nên làm điều sai trái do nhân của điều ấy, bởi vì các bậc sáng trí đã nói mạng sống này là ít ỏi.”
▪ 2 – 5
Passāmi loke pariphandamānaṃ pajaṃ imaṃ taṇhāgataṃ bhavesu, hīnā narā maccumukhe lapanti avītataṇhā se bhavābhavesu.
Ta nhìn thấy con người này, bị nhiễm tham ái trong các cõi, đang chao đảo ở thế gian.
Những người thấp hèn, chưa xa lìa tham ái ở hữu và phi hữu, rên rỉ ở cửa miệng Tử Thần.
Ta thấy ở trên đời,
Loài Người run, sợ hãi,
Ði đến khát ái này,
Trong những loại sanh hữu.
Phàm những người thấp kém,
Than van trước miệng chết,
Chưa viễn ly khát ái,
Ðối với hữu, phi hữu.
(Kinh Tập, câu kệ 776)
Passāmi loke pariphandamānan ti – Passāmī ti maṃsacakkhunāpi passāmi, dibbacakkhunāpi passāmi, paññācakkhunāpi passāmi, buddhacakkhunāpi passāmi, samantacakkhunāpi passāmi, dakkhāmi olokemi nijjhāyāmi upaparikkhāmi. Loke ti – apāyaloke manussaloke devaloke khandhaloke dhātuloke āyatanaloke.
Pariphandamānan ti – taṇhāphandanāya phandamānaṃ diṭṭhiphandanāya phandamānaṃ kilesaphandanāya phandamānaṃ payogaphandanāya phandamānaṃ vipākaphandanāya phandamānaṃ duccaritaphandanāya phandamānaṃ, rattaṃ rāgena phandamānaṃ duṭṭhaṃ dosena phandamānaṃ mūḷhaṃ mohena phandamānaṃ vinibaddhaṃ mānena phandamānaṃ parāmaṭṭhaṃ diṭṭhiyā phandamānaṃ vikkhepagataṃ uddhaccena phandamānaṃ aniṭṭhāgataṃ vicikicchāya phandamānaṃ thāmagataṃ anusayehi phandamānaṃ, lābhena phandamānaṃ alābhena phandamānaṃ yasena phandamānaṃ ayasena phandamānaṃ pasaṃsāya phandamānaṃ nindāya phandamānaṃ sukhena phandamānaṃ dukkhena phandamānaṃ jātiyā phandamānaṃ jarāya phandamānaṃ vyādhinā phandamānaṃ maraṇena phandamānaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsehi phandamānaṃ, nerayikena dukkhena phandamānaṃ tiracchānayonikena dukkhena phandamānaṃ pettivisayikena dukkhena phandamānaṃ mānusikena dukkhena phandamānaṃ gabbhokkanti mūlakena dukkhena phandamānaṃ gabbhaṭṭhitimūlakena dukkhena phandamānaṃ gabbhavuṭṭhānamūlakena dukkhena phandamānaṃ jātassupanibandhakena dukkhena phandamānaṃ jātassa parādheyyakena dukkhena phandamānaṃ attūpakkamamūlakena dukkhena phandamānaṃ parūpakkamamūlakena dukkhena phandamānaṃ dukkhadukkhena phandamānaṃ saṅkhāradukkhena phandamānaṃ vipariṇāmadukkhena phandamānaṃ, cakkhurogena dukkhena phandamānaṃ sotarogena dukkhena phandamānaṃ ghānarogena dukkhena jivhārogena dukkhena kāyarogena dukkhena [sīsarogena dukkhena ] kaṇṇarogena dukkhena mukharogena dukkhena dantarogena dukkhena kāsena sāsena pināsena ḍahena jarena kucchirogena mucchāya pakkhandikāya sūlāya visūcikāya kuṭṭhena gaṇḍena kilāsena sosena apamārena dadduyā kaṇḍuyā kacchuyā rakhasāya vitacchikāya lohitena pittena madhumehena aṃsāya piḷakāya bhagandalena pittasamuṭṭhānena ābādhena semhasamuṭṭhānena ābādhena vātasamuṭṭhānena ābādhena sannipātikena ābādhena utupariṇāmajena ābādhena visamaparihārajena ābādhena opakkamikena ābādhena kammavipākajena ābādhena sītena uṇhena jighacchāya pipāsāya uccārena passāvena ḍaṃsamakasavātātapasiriṃsapasamphassena dukkhena mātumaraṇena dukkhena pitumaraṇena dukkhena bhātumaraṇena dukkhena bhaginimaraṇena dukkhena puttamaraṇena dukkhena dhītumaraṇena dukkhena ñātivyasanena dukkhena bhogavyasanena dukkhena rogavyasanena dukkhena sīlavyasanena dukkhena diṭṭhivyasanena dukkhena phandamānaṃ samphandamānaṃ vipphandamānaṃ vedhamānaṃ pavedhamānaṃ sampavedhamānaṃ passāmi dakkhāmi olokemi nijjhāyāmi upaparikkhāmī ’ti – passāmi loke pariphandamānaṃ.
Pajaṃ imaṃ taṇhāgataṃ bhavesū ti – Pajā ti sattādhivacanaṃ. Taṇhā ti rūpataṇhā saddataṇhā gandhataṇhā rasataṇhā phoṭṭhabbataṇhā dhammataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā taṇhānugataṃ taṇhānusaṭaṃ taṇhāpattaṃ taṇhāparipatitaṃ abhibhūtaṃ pariyādinnacittaṃ. Bhavesū ti kāmabhave rūpabhave arūpabhave ’ti ‘pajaṃ imaṃ taṇhāgataṃ bhavesu.’
Hīnā narā maccumukhe lapantī ti – Hīnā narā ti hīnena kāyakammena samannāgatāti hīnā narā, hīnena vacīkammena samannāgatāti hīnā narā, hīnena manokammena samannāgatāti hīnā narā, hīnena pāṇātipātena samannāgatāti hīnā narā, hīnena adinnādānena – hīnena kāmesu micchācārena – hīnena musāvādena – hīnāya pisunāya vācāya – hīnāya pharusāya vācāya – hīnena samphappalāpena – hīnāya abhijjhāya – hīnena vyāpādena – hīnāya micchādiṭṭhiyā – hīnehi saṅkhārehi – hīnehi pañcahi kāmaguṇehi – hīnehi pañcahi nīvaraṇehi – hīnāya cetanāya – hīnāya patthanāya – hīnāya paṇidhiyā samannāgatāti hīnā nihīnā omakā lāmakā chattakā parittā ’ti hīnā narā. Maccumukhe lapantī ti – Maccumukhe ti māramukhe maraṇamukhe maccuppattā maccusampattā maccūpagatā mārappattā mārasampattā mārūpagatā maraṇappattā maraṇasampattā maraṇūpagatā lapanti sallapanti socanti kilamanti paridevanti urattāḷiṃ kandanti sammohaṃ āpajjantī ’ti ‘hīnā narā maccumukhe lapanti.’
Avītataṇhā se bhavābhavesū ti – Taṇhā ti rūpataṇhā —pe— dhammataṇhā. Bhavābhavesū ti – bhavābhave kammabhave punabbhave, kāmabhave kammabhave kāmabhave punabbhave, rūpabhave kammabhave rūpabhave punabbhave, arūpabhave kammabhave arūpabhave punabbhave, punappunabhave punappunagatiyā punappuna-uppattiyā punappunapaṭisandhiyā punappuna-attabhāvābhinibbattiyā avītataṇhā avigatataṇhā acattataṇhā avantataṇhā amuttataṇhā appahīnataṇhā appaṭinissaṭṭhataṇhā ’ti ‘avītataṇhā se bhavābhavesu.’
Tenāha bhagavā:
“Passāmi loke pariphandamānaṃ
pajaṃ imaṃ taṇhāgataṃ bhavesu,
hīnā narā maccumukhe lapanti
avītataṇhā se bhavābhavesū ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
Ta nhìn thấy con người này, bị nhiễm tham ái trong các cõi, đang chao đảo ở thế gian. Những người thấp hèn, chưa xa lìa tham ái ở hữu và phi hữu, rên rỉ ở cửa miệng Tử Thần.
▪ 2 – 6
Mamāyite passatha phandamāne maccheva appodake khīṇasote, etampi disvā amamo careyya bhavesu āsattimakubbamāno.
Hãy nhìn xem những kẻ đang chao động ở trạng thái chấp là của tôi tựa như những con cá ở chỗ ít nước, ở dòng chảy bị cạn kiệt. Và sau khi nhìn thấy điều ấy, nên sống không chấp là của tôi, không tạo nên sự vướng bận ở các hữu.Hãy nhìn những người ấy,
Run sợ trong tự ngã,
Như cá chỗ ít nước,
Trong dòng sông khô cạn,
Thấy được sự kiện này,
Hãy sống không của ta,
Không làm sự việc gì,
Khiến tham đắm các hữu.
(Kinh Tập, câu kệ 777)
Mamāyite passatha phandamāne ti – ‘Mamattā ’ti dve mamattā: taṇhāmamattañca diṭṭhimamattañca.
Katamaṃ taṇhāmamattaṃ? Yāvatā taṇhāsaṅkhātena sīmakataṃ mariyādikataṃ odhikataṃ pariyantakataṃ pariggahitaṃ mamāyitaṃ idaṃ mamaṃ etaṃ mamaṃ ettakaṃ mamaṃ ettāvatā mamaṃ mama rūpā saddā gandhā rasā phoṭṭhabbā attharaṇā pāpuraṇā dāsidāsā ajeḷakā kukkuṭasūkarā hatthigavāssavaḷavā khettaṃ vatthu hiraññaṃ suvaṇṇaṃ gāmanigamarājadhāniyo raṭṭhaṃ janapado koso ca koṭṭhāgāraṃ ca kevalampi mahāpaṭhaviṃ taṇhāvasena mamāyati. Yāvatā aṭṭhasatataṇhāvicaritaṃ, idaṃ taṇhāmamattaṃ.
Katamaṃ diṭṭhimamattaṃ? Vīsativatthukā sakkāyadiṭṭhi, dasavatthukā micchādiṭṭhi, dasavatthukā antaggāhikā diṭṭhi, yā evarūpā diṭṭhi diṭṭhigataṃ diṭṭhigahanaṃ diṭṭhikantāro diṭṭhivisūkāyikaṃ diṭṭhivipphanditaṃ diṭṭhisaññojanaṃ gāho paṭiggāho abhiniveso parāmāso kummaggo micchāpatho micchattaṃ titthāyatanaṃ vipariyesagāho viparītagāho vipallāsagāho micchāgāho ayāthāvatasmiṃ yāthāvatan ’ti gāho yāvatā dvāsaṭṭhi diṭṭhigatāni, idaṃ diṭṭhimamattaṃ.
Mamāyite passatha phandamāne ti mamāyitaṃ vatthuṃ acchedasaṅkinopi phandanti, acchindantepi phandanti, acchinnepi phandanti, mamāyitaṃ ca vatthuṃ vipariṇāmasaṅkinopi phandanti, vipariṇamantepi phandanti, vipariṇatepi phandanti samphandanti vipphandanti vedhanti pavedhanti sampavedhanti. Evaṃ phandamāne samphandamāne vipphandamāne vedhamāne pavedhamāne sampavedhamāne passatha dakkhatha oloketha jhāyatha upaparikkhathā ’ti ‘mamāyite passatha phandamāne.’
Maccheva appodake khīṇasote ti – yathā macchā appodake parittodake udakapariyādāne kākehi vā kulalehi vā balākāhi vā yehi vā tehi paripātiyamānā ukkhipiyamānā khajjamānā phandanti samphandanti vipphandanti vedhanti pavedhanti sampavedhanti, evamevaṃ pajā mamāyitaṃ vatthuṃ acchedasaṅkinopi phandanti, acchindantepi phandanti, acchinnepi phandanti, mamāyitaṃ vatthuṃ vipariṇāmasaṅkinopi phandanti, vipariṇamantepi phandanti, vipariṇatepi phandanti samphandanti vipphandanti vedhanti pavedhanti sampavedhantī ’ti ‘maccheva appodake khīṇasote.’
Etampi disvā amamo careyyā ti – Etaṃ ādīnavaṃ disvā passitvā tulayitvā tīrayitvā vibhāvayitvā vibhūtaṃ katvā mamattesū ’ti – etampi disvā. Amamo careyyā ti – ‘mamattā ’ti dve mamattā: taṇhāmamattañca diṭṭhimamattañca. —pe— idaṃ taṇhāmamattaṃ. —pe— idaṃ diṭṭhimamattaṃ. Taṇhāmamattaṃ pahāya diṭṭhimamattaṃ paṭinissajitvā cakkhuṃ amamāyanto sotaṃ amamāyanto ghānaṃ amamāyanto jivhaṃ amamāyanto kāyaṃ amamāyanto manaṃ amamāyanto rūpe sadde gandhe rase phoṭṭhabbe dhamme kulaṃ gaṇaṃ āvāsaṃ lābhaṃ yasaṃ pasaṃsaṃ sukhaṃ cīvaraṃ piṇḍapātaṃ senāsanaṃ gilānapaccayabhesajjaparikkhāraṃ kāmadhātuṃ rūpadhātuṃ arūpadhātuṃ kāmabhavaṃ rūpabhavaṃ arūpabhavaṃ saññābhavaṃ asaññābhavaṃ nevasaññānāsaññābhavaṃ ekavokārabhavaṃ catuvokārabhavaṃ pañcavokārabhavaṃ atītaṃ anāgataṃ paccuppannaṃ diṭṭhasutamutaviññātabbe dhamme amamāyanto agaṇhanto aparāmasanto anabhinivisanto careyya vihareyya irīyeyya vatteyya pāleyya yapeyya yāpeyyā ’ti ‘etampi disvā amamo careyya.’
Bhavesu āsattimakubbamāno ti – Bhavesū ti kāmabhave rūpabhave arūpabhave. Āsatti vuccati taṇhā yo rāgo sārāgo —pe— abhijjhā lobho akusalamūlaṃ. Bhavesu āsattimakubbamāno ti – chandaṃ pemaṃ rāgaṃ khantiṃ akubbamāno ajanayamāno asañjanayamāno anibbattayamāno ’ti ‘bhavesu āsattimakubbamāno.’
Tenāha bhagavā:
“Mamāyite passatha phandamāne
maccheva appodake khīṇasote,
etampi disvā ammo careyya
bhavesu āsattimakubbamāno ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Hãy nhìn xem những kẻ đang chao động ở trạng thái chấp là của tôi tựa như những con cá ở chỗ ít nước, ở dòng chảy bị cạn kiệt. Và sau khi nhìn thấy điều ấy, nên sống không chấp là của tôi, không tạo nên sự vướng bận ở các hữu.”
▪ 2 – 7
Ubhosu antesu vineyya chandaṃ phassaṃ pariññāya anānugiddho, yadattagarahī tadakubbamāno na lippati diṭṭhasutesu dhīro.
Nên dẹp bỏ sự mong muốn ở cả hai thái cực, sau khi biết toàn diện về xúc thì không còn thèm muốn, bản thân chê trách điều nào thì không làm điều ấy, người sáng trí không nhơ bẩn ở những điều đã được thấy đã được nghe.Hãy nhiếp phục ước muốn,
Ðối với hai cực đoan,
Nhờ liễu tri các xúc,
Không còn có tham đắm,
Cái gì tự ngã trách,
Cái ấy không có làm,
Bậc trí không bị nhớp,
Bởi những gì thấy nghe.
(Kinh Tập, câu kệ 778)
Ubhosu antesu vineyya chandan ti – Antā ti dve antā: phasso eko anto, phassasamudayo dutiyo anto. Atīto eko anto, anāgato dutiyo anto. Sukhā vedanā eko anto, dukkhā vedanā dutiyo anto. Nāmaṃ eko anto, rūpaṃ dutiyo anto. Cha ajjhattikāni āyatanāni eko anto, cha bāhirāni āyatanāni dutiyo anto. Sakkāyo eko anto, sakkāyasamudayo dutiyo anto. Chando ti yo kāmesu kāmacchando kāmarāgo kāmanandi kāmataṇhā kāmasineho kāmapariḷāho kāmamucchā kāmajjhosānaṃ kāmogho kāmayogo kāmūpādānaṃ kāmacchandanīvaraṇaṃ. Ubhosu antesu vineyya chandan ti – ubhosu antesu chandaṃ vineyya paṭivineyya pajaheyya vinodeyya vyantīkareyya anabhāvaṃ gameyyā ’ti ‘ubhosu antesu vineyya chandaṃ.’
Phassaṃ pariññāya anānugiddho ti – Phasso ti cakkhusamphasso sotasamphasso ghānasamphasso jivhāsamphasso kāyasamphasso manosamphasso adhivacanasamphasso paṭighasamphasso sukhavedanīyo samphasso dukkhavedanīyo samphasso adukkhamasukhavedanīyo samphasso kusalo phasso akusalo phasso avyākato phasso kāmāvacaro phasso rūpāvacaro phasso arūpāvacaro phasso suññato phasso animitto phasso appaṇihito phasso lokiyo phasso lokuttaro phasso atīto phasso anāgato phasso paccuppanno phasso, yo evarūpo phasso phusanā samphusanā samphusitattaṃ, ayaṃ vuccati phasso.
Phassaṃ pariññāyā ti – phassaṃ tīhi pariññāhi parijānitvā ñātapariññāya tīraṇapariññāya pahānapariññāya.
Katamā ñātapariññā? Phassaṃ jānāti: ‘Ayaṃ cakkhusamphasso, ayaṃ sotasamphasso, ayaṃ ghānasamphasso, ayaṃ jivhāsamphasso, ayaṃ kāyasamphasso, ayaṃ manosamphasso, ayaṃ adhivacanasamphasso, ayaṃ paṭighasamphasso, ayaṃ sukhavedanīyo phasso, ayaṃ dukkhavedanīyo phasso, ayaṃ adukkhamasukhavedanīyo phasso, ayaṃ kusalo phasso, ayaṃ akusalo phasso, ayaṃ avyākato phasso, ayaṃ kāmāvacaro phasso, ayaṃ rūpāvacaro phasso, ayaṃ arūpāvacaro phasso, ayaṃ suññato phasso, ayaṃ animitto phasso, ayaṃ appaṇihito phasso, ayaṃ lokiyo phasso, ayaṃ lokuttaro phasso, ayaṃ atīto phasso, ayaṃ anāgato phasso, ayaṃ paccuppanno phasso ’ti jānāti passati. Ayaṃ ñātapariññā.
Katamā tīraṇapariññā? Evaṃ ñātaṃ katvā phassaṃ tīreti aniccato dukkhato rogato gaṇḍato sallato aghato ābādhato parato palokato ītito upaddavato bhayato upassaggato calato pabhaṅguto addhuvato attāṇato aleṇato asaraṇato asaraṇībhūtato rittato tucchato suññato anattato ādīnavato vipariṇāmadhammato asārato aghamūlato vadhakato vibhavato sāsavato saṅkhatato mārāmisato jātidhammato jarādhammato vyādhidhammato maraṇadhammato sokaparidevadukkhadomanassupāyāsadhammato saṅkilesikadhammato samudayato atthaṅgamato assādato ādīnavato nissaraṇato tīreti. Ayaṃ tīraṇapariññā.
Katamā pahānapariññā? Evaṃ tīretvā phasse chandarāgaṃ pajahati vinodeti vyantiṃ karoti anabhāvaṃ gameti.
Vuttaṃ hetaṃ bhagavatā:
“Yo bhikkhave phassesu chandarāgo, taṃ pajahatha. Evaṃ so phasso pahīno bhavissati ucchinnamūlo tālāvatthukato anabhāvaṃ gato āyatiṃ anuppādadhammo ”ti. Ayaṃ pahānapariññā.
Phassaṃ pariññāyā ti – phassaṃ imāhi tīhi pariññāhi parijānitvā.Anānugiddho ti – Gedho vuccati taṇhā “yo rāgo sārāgo —pe— abhijjhā lobho akusalamūlaṃ.” Yasseso gedho pahīno samucchinno vūpasanto paṭippassaddho abhabbuppattiko ñāṇagginā daḍḍho, so vuccati agiddho. So rūpe agiddho sadde agiddho gandhe agiddho rase agiddho phoṭṭhabbe agiddho kule gaṇe āvāse lābhe yase pasaṃsāyaṃ sukhe cīvare piṇḍapāte senāsane gilānapaccayabhesajjaparikkhāre kāmadhātuyā rūpadhātuyā arūpadhātuyā kāmabhave rūpabhave arūpabhave saññābhave asaññābhave nevasaññānāsaññābhave ekavokārabhave catuvokārabhave pañcavokārabhave atīte anāgate paccuppanne diṭṭhasutamutaviññātabbesu dhammesu agiddho agathito amucchito anajjhāpanno vītagedho vigatagedho cattagedho vantagedho muttagedho* pahīnagedho paṭinissaṭṭhagedho vītarāgo vigatarāgo cattarāgo vantarāgo muttarāgo pahīnarāgo paṭinissaṭṭharāgo nicchāto nibbuto sītibhūto sukhapaṭisaṃvedī brahmabhūtena attanā viharatī’ ti ‘phassaṃ pariññāya anānugiddho.’
Yadattagarahī tadakubbamāno ti – Yad ti yaṃ; Attagarahī ti – dvīhi kāraṇehi attānaṃ garahati: katattā ca akatattā ca.
Kathaṃ katattā ca akatattā ca attānaṃ garahati? ‘Kataṃ me kāyaduccaritaṃ, akataṃ me kāyasucaritan ’ti attānaṃ garahati. ‘Kataṃ me vacīduccaritaṃ, akataṃ me vacīsucaritan ’ti attānaṃ garahati. ‘Kataṃ me manoduccaritaṃ, akataṃ me manosucaritan ’ti attānaṃ garahati. ‘Kato me pāṇātipāto, akatā me pāṇātipātā veramaṇī ’ti attānaṃ garahati. ‘Kataṃ me adinnādānaṃ, akatā me adinnādānā veramaṇī ’ti attānaṃ garahati. ‘Kato me kāmesu micchācāro, akatā kāmesu micchācārā veramaṇī ’ti attānaṃ garahati. ‘Kato me musāvādo, akatā me musāvādā veramaṇī ’ti attānaṃ garahati. ‘Katā me pisunā vācā, akatā me pisunāya vācāya veramaṇī ’ti attānaṃ garahati. ‘Katā me pharusā vācā, akatā me pharusāya vācāya veramaṇī ’ti attānaṃ garahati. ‘Kato me samphappalāpo, akatā me samphappalāpā veramaṇī ’ti attānaṃ garahati. ‘Katā me abhijjhā, akatā me anabhijjhā ’ti attānaṃ garahati. ‘Kato me vyāpādo, akato me avyāpādo ’ti attānaṃ garahati. ‘Katā me micchādiṭṭhi, akatā me sammādiṭṭhī ’ti attānaṃ garahati. Evaṃ katattā ca akatattā ca attānaṃ garahati. Athavā sīlesu ’mhi na paripūrakārī ’ti attānaṃ garahati. Indriyesu ’mhi aguttadvāro ’ti attānaṃ garahati. Bhojane ’mhi amattaññū ’ti attānaṃ garahati. Jāgariyaṃ ananuyuttomhī ’ti attānaṃ garahati. Satisampajaññena asamannāgato ’ti attānaṃ garahati. Abhāvitā me cattāro satipaṭṭhānā ’ti attānaṃ garahati. Abhāvitā me cattāro sammappadhānā ’ti attānaṃ garahati. Abhāvitā me cattāro iddhipādā ’ti attānaṃ garahati. Abhāvitāni me pañcindriyānī ’ti attānaṃ garahati. Abhāvitāni me pañca balānī ’ti attānaṃ garahati. Abhāvitā me satta bojjhaṅgā ’ti attānaṃ garahati. Abhāvito me ariyo aṭṭhaṅgiko maggo ’ti attānaṃ garahati. Dukkhaṃ me apariññātan ’ti attānaṃ garahati. Samudayo me appahīno ’ti attānaṃ garahati. Maggo me abhāvito ’ti attānaṃ garahati. Nirodho me asacchikato ’ti attānaṃ garahati. Evaṃ katattā ca akatattā ca attānaṃ garahati. Evaṃ attagarahikaṃ kammaṃ akubbamāno ajanayamāno asañjanayamāno anibbattayamāno anabhinibbattayamāno ’ti ‘yadattagarahī tadakubbamāno.’
Na lippati diṭṭhasutesu dhīro ti – Lepo ti dve lepā: taṇhālepo ca diṭṭhilepo ca ―pe― ayaṃ taṇhālepo ―pe― ayaṃ diṭṭhilepo.
Dhīro ti dhīro paṇḍito paññavā buddhimā ñāṇī vibhāvī medhāvī. Dhīro taṇhālepaṃ pahāya diṭṭhilepaṃ paṭinissajitvā diṭṭhe na lippati sute na lippati mute na lippati viññāte na lippati na saṃlippati na upalippati. Alitto asaṃlitto anupalitto nikkhanto nissaṭo vippamutto visaññutto vimariyādīkatena cetasā viharatī ’ti ‘na lippati diṭṭhasutesu dhīro ’ti.
Tenāha bhagavā: “Ubhosu antesu vineyya chandaṃ phassaṃ pariññāya anānugiddho yadattagarahī tadakubbamāno na lippati diṭṭhasutesu dhīro ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Nên dẹp bỏ sự mong muốn ở cả hai thái cực, sau khi biết toàn diện về xúc thì không còn thèm muốn, bản thân chê trách điều nào thì không làm điều ấy, người sáng trí không nhơ bẩn ở những điều đã được thấy đã được nghe.”
Saññaṃ pariññā vitareyya oghaṃ pariggahesu muni nopalitto, abbūḷhasallo caramappamatto
nāsiṃsatī lokamimaṃ paraṃ ca.
Sau khi biết toàn diện về tưởng, có thể băng qua dòng lũ, bậc hiền trí không bị vấy bẩn ở các sự chấp giữ, có mũi tên đã được lấy ra, không bị xao lãng trong khi hành xử, không mong ước đời này và đời khác.
Do liễu tri các tưởng,
Vượt qua khỏi bộc lưu,
Bậc Mâu-ni không nhiễm,
Ðối với mọi chấp thủ,
Với mũi tên rút ra,
Sở hành không phóng dật,
Không cầu mong đời này,
Không mong ước đời sau.
(Kinh Tập, câu kệ 779)
Saññaṃ pariññā vitareyya oghan ti – Saññā ti kāmasaññā vyāpādasaññā vihiṃsāsaññā nekkhammasaññā avyāpādasaññā avihiṃsāsaññā rūpasaññā saddasaññā gandhasaññā rasasaññā phoṭṭhabbasaññā dhammasaññā, yā evarūpā saññā sañjānanā sañjānitattaṃ, ayaṃ vuccati saññā. Saññaṃ pariññā ti – saññaṃ tīhi pariññāhi parijānitvā ñātapariññāya tīraṇapariññāya pahānapariññāya.
Sau khi biết toàn diện về tưởng, có thể băng qua dòng lũ – Tưởng: dục tưởng, hận tưởng, hại tưởng, xuất ly tưởng, vô hận tưởng, vô hại tưởng, sắc tưởng, thinh tưởng, khí tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng; sự nhận biết, sự tự nhận biết, trạng thái tự nhận biết có hình thức như thế được gọi là tưởng. Sau khi biết toàn diện về tưởng: Sau khi biết toàn diện về tưởng với ba trường hợp biết toàn diện: biết toàn diện về điều đã được biết, biết toàn diện về sự quyết đoán, biết toàn diện về sự dứt bỏ.
Katamā ñātapariññā? Saññaṃ jānāti ‘ayaṃ kāmasaññā ayaṃ vyāpādasaññā ayaṃ vihiṃsāsaññā ayaṃ nekkhammasaññā ayaṃ avyāpādasaññā ayaṃ avihiṃsāsaññā ayaṃ rūpasaññā ayaṃ saddasaññā ayaṃ gandhasaññā ayaṃ rasasaññā ayaṃ phoṭṭhabbasaññā ayaṃ dhammasaññā ’ti jānāti passati. Ayaṃ ñātapariññā.
Biết toàn diện về điều đã được biết là những gì? Biết về tưởng. Biết rằng, thấy rằng: “Cái này là dục tưởng, cái này là hận tưởng, cái này là hại tưởng, cái này là xuất ly tưởng, cái này là vô hận tưởng, cái này là vô hại tưởng, cái này là sắc tưởng, cái này là thinh tưởng, cái này là khí tưởng, cái này là vị tưởng, cái này là xúc tưởng, cái này là pháp tưởng;” điều này là sự biết toàn diện về điều đã được biết.
Katamā tīraṇapariññā? Evaṃ ñātaṃ katvā saññaṃ tīreti aniccato dukkhato rogato gaṇḍato sallato aghato ābādhato parato palokato ītito upaddavato bhayato upassaggato calato pabhaṅguto —pe— samudayato atthaṅgamato assādato ādīnavato nissaraṇato tīreti. Ayaṃ tīraṇapariññā.
Biết toàn diện về sự quyết đoán là những gì? Sau khi thực hiện điều đã được biết như thế, thì quyết đoán về tưởng, quyết đoán là vô thường, là khổ, là cơn bệnh, là mụt ghẻ, là mũi tên, là tai ương, là tật nguyền, là không sai khiến được, là tiêu hoại, là tai họa, là bất hạnh, là sợ hãi, là nguy hiểm, là thay đổi, là mảnh mai, —như trên— là nhân sanh khởi, là sự tiêu hoại, là sự khoái lạc, là sự bất lợi, là sự thoát ra; điều này là sự biết toàn diện về sự quyết đoán.
Katamā pahānapariññā? Evaṃ ñātaṃ katvā evaṃ tīrayitvā saññāya chandarāgaṃ pajahati vinodeti vyantīkaroti anabhāvaṃ gameti.
Biết toàn diện về sự dứt bỏ là những gì? Sau khi quyết đoán như vậy thì dứt bỏ, xua đi, làm chấm dứt, khiến cho không còn hiện hữu sự mong muốn và luyến ái ở tưởng.
Vuttampi hetaṃ bhagavatā:
‘Yo bhikkhave saññāya chandarāgo, taṃ pajahatha. Evaṃ sā saññā pahīnā bhavissati ucchinnamūlā tālāvatthukatā anabhāvaṃ gatā āyatiṃ anuppādadhammā ”ti. Ayaṃ pahānapariññā.
Bởi vì, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
“Này các tỳ khưu, cái gì là sự mong muốn và luyến ái ở tưởng, các ngươi hãy dứt bỏ cái ấy. Như vậy tưởng ấy sẽ được dứt bỏ, có rễ được cắt lìa, như cây thốt nốt bị bứng gốc, khiến cho không còn hiện hữu, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai;” điều này là sự biết toàn diện về sự dứt bỏ.
Saññaṃ pariññā ti saññaṃ imāhi tīhi pariññāhi parijānitvā. Vitareyya oghan ti kāmoghaṃ bhavoghaṃ diṭṭhoghaṃ avijjoghaṃ tareyya uttareyya patareyya samatikkameyya vītivatteyyā ’ti ‘saññaṃ pariññā vitareyya oghaṃ.’
Sau khi biết toàn diện về tưởng: Sau khi biết toàn diện về tưởng với ba trường hợp biết toàn diện. Có thể băng qua dòng lũ: có thể vượt, có thể vượt lên, có thể vượt hẳn, có thể vượt qua, có thể vượt bứt dòng lũ (ngũ) dục, dòng lũ của hữu, dòng lũ tà kiến, dòng lũ vô minh. ‘Sau khi biết toàn diện về tưởng, có thể băng qua dòng lũ’ là thế ấy.
Pariggahesu muni nopalitto ti – Pariggahā ti dve pariggahā: taṇhāpariggaho ca diṭṭhipariggaho ca ―pe― Ayaṃ taṇhāpariggaho ―pe― Ayaṃ diṭṭhipariggaho. Munī ti – monaṃ vuccati ñāṇaṃ, yā paññā pajānanā ―pe― amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi, tena ñāṇena samannāgato muni monappattoti.
Bậc hiền trí không bị vấy bẩn ở các sự chấp giữ – Các sự chấp giữ: có hai sự chấp giữ: sự chấp giữ do tham ái và sự chấp giữ do tà kiến. —như trên— Điều này là chấp giữ do tham ái. —như trên— Điều này là chấp giữ do tà kiến. Bậc hiền trí: bản thể hiền trí được gọi là trí, tức là tuệ, là sự nhận biết, —như trên— không si mê, sự chọn lựa pháp, chánh kiến, được thành tựu với trí ấy bậc hiền trí đạt đến bản thể hiền trí.
Tīṇi moneyyā ti: kāyamoneyyaṃ vacīmoneyyaṃ manomoneyyaṃ.
Ba hạnh của hiền trí: hiền trí hạnh về thân, hiền trí hạnh về khẩu, hiền trí hạnh về ý.
Katamaṃ kāyamoneyyaṃ? Tividhānaṃ kāyaduccaritānaṃ pahānaṃ kāyamoneyyaṃ. Tividhaṃ kāyasucaritaṃ kāyamoneyyaṃ, kāyārammaṇe ñāṇaṃ kāyamoneyyaṃ, kāyapariññā kāyamoneyyaṃ, pariññāsahagato maggo kāyamoneyyaṃ, kāye chandarāgassa pahānaṃ kāyamoneyyaṃ, kāyasaṅkhāranirodho catutthajjhānasamāpatti kāyamoneyyaṃ. Idaṃ kāyamoneyyaṃ.
Hiền trí hạnh về thân là điều nào? Sự dứt bỏ ba loại ác hạnh về thân là hiền trí hạnh về thân, ba loại thiện hạnh về thân là hiền trí hạnh về thân, trí ở đối tượng thân là hiền trí hạnh về thân, sự biết toàn diện về thân là hiền trí hạnh về thân, Đạo đồng hành với sự biết toàn diện là hiền trí hạnh về thân, sự dứt bỏ mong muốn và luyến ái ở thân là hiền trí hạnh về thân, sự chứng đạt tứ thiền có sự diệt của thân hành là hiền trí hạnh về thân. Điều này là hiền trí hạnh về thân.
Katamaṃ vacīmoneyyaṃ? Catubbidhānaṃ vacīduccaritānaṃ pahānaṃ vacīmoneyyaṃ. Catubbidhaṃ vacīsucaritaṃ vacīmoneyyaṃ vācārammaṇe ñāṇaṃ vacīmoneyyaṃ, vācāpariññā vacīmoneyyaṃ, pariññāsahagato maggo vacīmoneyyaṃ, vācāya chandarāgassa pahānaṃ vacīmoneyyaṃ. Vacīsaṅkhāranirodho dutiyajjhānasamāpatti vacīmoneyyaṃ. Idaṃ vacīmoneyyaṃ.
Hiền trí hạnh về khẩu là điều nào? Sự dứt bỏ bốn loại ác hạnh về khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, bốn loại thiện hạnh về khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, trí ở đối tượng khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, sự biết toàn diện về khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, Đạo đồng hành với sự biết toàn diện là hiền trí hạnh về khẩu, sự dứt bỏ mong muốn và luyến ái ở khẩu là hiền trí hạnh về khẩu, sự chứng đạt nhị thiền có sự diệt của khẩu hành là hiền trí hạnh về khẩu. Điều này là hiền trí hạnh về khẩu.
Katamaṃ manomoneyyaṃ? Tividhānaṃ manoduccaritānaṃ pahānaṃ manomoneyyaṃ, tividhaṃ manosucaritaṃ manomoneyyaṃ, cittārammaṇe ñāṇaṃ manomoneyyaṃ, cittapariññā manomoneyyaṃ, pariññāsahagato maggo manomoneyyaṃ, citte chandarāgassa pahānaṃ manomoneyyaṃ, cittasaṅkhāranirodho saññāvedayitanirodhasamāpatti manomoneyyaṃ. Idaṃ manomoneyyaṃ.
Hiền trí hạnh về ý là điều nào? Sự dứt bỏ ba loại ác hạnh về ý là hiền trí hạnh về ý, ba loại thiện hạnh về ý là hiền trí hạnh về ý, trí ở đối tượng tâm là hiền trí hạnh về ý, sự biết toàn diện về tâm là hiền trí hạnh về ý, Đạo đồng hành với sự biết toàn diện là hiền trí hạnh về ý, sự dứt bỏ mong muốn và luyến ái ở tâm là hiền trí hạnh về ý, sự chứng đạt diệt thọ tưởng có sự diệt của tâm hành là hiền trí hạnh về ý. Điều này là hiền trí hạnh về ý.
1. “Kāyamuniṃ vācāmuniṃ manomunimanāsavaṃ, muniṃ moneyyasampannaṃ āhu sabbappahāyinaṃ.
1. (Chư Phật) đã nói bậc hiền trí về thân, bậc hiền trí về khẩu, bậc hiền trí về ý, bậc không còn lậu hoặc, bậc hiền trí thành tựu hiền trí hạnh là bậc có sự dứt bỏ tất cả.
2. Kāyamuniṃ vācāmuniṃ manomunimanāsavaṃ muniṃ moneyyasampannaṃ āhu ninhātapāpakan”ti.
2. (Chư Phật) đã nói bậc hiền trí về thân, bậc hiền trí về khẩu, bậc hiền trí về ý, bậc không còn lậu hoặc, bậc hiền trí thành tựu hiền trí hạnh là bậc có điều ác đã được rửa sạch.
Imehi tīhi moneyyehi dhammehi samannāgatā cha munino: agāramunino anagāramunino sekhamunino asekhamunino paccekamunino munimunino ti. Katame agāramunino? Ye te agārikā diṭṭhapadā viññātasāsanā, ime agāramunino. Katame anagāramunino? Ye te pabbajitā diṭṭhapadā viññātasāsanā, ime anagāramunino. Satta sekhā sekhamunino. Arahanto asekhamunino. Paccekabuddhā paccekamunino. Munimunino vuccanti tathāgatā arahanto sammāsambuddhā.
Được thành tựu ba pháp hiền trí hạnh này là sáu hạng hiền trí: các bậc hiền trí tại gia, các bậc hiền trí xuất gia, các bậc hiền trí Hữu Học, các bậc hiền trí Vô Học, các bậc hiền trí Độc Giác, các bậc hiền trí đích thực. Các bậc hiền trí tại gia là các hạng nào? Những người tại gia đã thấy Niết Bàn, đã nhận thức Giáo Pháp, là các bậc hiền trí tại gia. Các bậc hiền trí tại gia là các hạng nào? Những người xuất gia đã thấy Niết Bàn, đã nhận thức Giáo Pháp, là các bậc hiền trí xuất gia. Bảy hạng Hữu Học là các bậc hiền trí Hữu Học. Các vị A-la-hán là các bậc hiền trí Vô Học. Các vị Phật Độc Giác là các bậc hiền trí Độc Giác. Các đức Như Lai, A-la -hán, Chánh Đẳng Giác là các bậc hiền trí đích thực.
3. “Na monena muni hoti mūḷharūpo aviddasu, yo ca tulaṃva paggayha varamādāya paṇḍito.
3. Kẻ có dáng vẻ khờ khạo, ngu dốt, dầu với trạng thái im lặng cũng không trở thành bậc hiền trí.
Nhưng người nào, tựa như người nắm lấy cái cân rồi chọn lấy vật quý giá, là người sáng trí.
4. Pāpāni parivajjeti sa munī tena so munī, yo munāti ubho loke munī tena pavuccati.”
4. Người lánh xa hẳn các điều ác, người ấy là bậc hiền trí, do việc ấy người ấy trở thành bậc hiền trí.
Người nào hiểu rõ cả hai thế giới, do việc ấy được gọi là bậc hiền trí.
5. “Asatañca satañca ñatvā dhammaṃ ajjhattaṃ bahiddhā ca sabbaloke, devamanussehi pūjito yo saṅgajālamaticca so munī ”ti.
5. Sau khi biết được pháp của những kẻ xấu và của những người tốt, nội phần và ngoại phần, ở tất cả thế giới, vị nào, được cúng dường bởi chư Thiên và nhân loại, đã vượt qua sự ràng buộc và mạng lưới (tham ái và tà kiến), vị ấy là hiền trí.
Lepā ti – dve lepā: taṇhālepo ca diṭṭhilepo ca ―pe― Ayaṃ taṇhālepo ―pe― Ayaṃ diṭṭhilepo. Muni taṇhālepaṃ pahāya diṭṭhilepaṃ paṭinissajitvā pariggahesu na lippati na saṃlippati na upalippati alitto asaṃlitto anupalitto nikkhanto nissaṭo vippamutto visaññutto vimariyādīkatena cetasā viharatī ’ti ‘pariggahesu muni nopalitto.’
Nhơ bẩn – có hai sự nhơ bẩn: Nhơ bẩn do tham ái và nhơ bẩn do tà kiến. ―như trên― Điều này là nhơ bẩn do tham ái. ―như trên― Điều này là nhơ bẩn do tà kiến. Bậc hiền trí sau khi dứt bỏ nhơ bẩn do tham ái, sau khi xả bỏ nhơ bẩn do tà kiến, không nhơ bẩn ở các sự chấp giữ, không nhiễm bẩn, không vấy bẩn. Không bị nhơ bẩn, không bị nhiễm bẩn, không bị vấy bẩn, đã đi ra ngoài, đã được rời ra, đã được thoát khỏi, không bị ràng buộc, sống với tâm đã được làm trở thành không còn giới hạn. ‘Bậc hiền trí không bị vấy bẩn ở các sự chấp giữ’ là thế ấy.
Abbūḷhasallo caramappamatto ti – Sallan ti satta sallāni: rāgasallaṃ dosasallaṃ mohasallaṃ mānasallaṃ diṭṭhisallaṃ sokasallaṃ duccaritasallaṃ . Yassete sallā pahīnā samucchinnā vūpasantā paṭippassaddhā abhabbuppattikā ñāṇagginā daḍḍhā, so vuccati abbūḷhasallo abbūhitasallo uddhatasallo samuddhatasallo uppāṭitasallo samuppāṭitasallo cattasallo vantasallo muttasallo pahīnasallo paṭinissaṭṭhasallo nicchāto nibbuto sītibhūto sukhapaṭisaṃvedī brahmabhūtena attanā viharatī ’ti ‘abbūḷhasallo.’
Có mũi tên đã được lấy ra, không bị xao lãng trong khi hành xử – Mũi tên: Có bảy mũi tên: luyến ái là mũi tên, sân hận là mũi tên, si mê là mũi tên, ngã mạn là mũi tên, tà kiến là mũi tên, sầu muộn là mũi tên, ác hạnh là mũi tên. Đối với người nào những mũi tên này là được dứt bỏ, được trừ tuyệt, được an tịnh, được yên lặng, không thể sanh khởi nữa, đã bị thiêu đốt bởi ngọn lửa trí tuệ, người ấy được gọi là có mũi tên đã được lấy lên, có mũi tên đã được lấy ra, có mũi tên đã được nhổ lên, có mũi tên đã được nhổ ra, có mũi tên đã được rút lên, có mũi tên đã được rút ra, có mũi tên đã được từ bỏ, có mũi tên đã được ói ra, có mũi tên đã được giải thoát, có mũi tên đã được dứt bỏ, có mũi tên đã được xả bỏ, không còn thèm khát, được tịch tịnh, có trạng thái mát lạnh, có sự nhận biết lạc, sống với trạng thái cao thượng tự thân. ‘Có mũi tên đã được lấy ra’ là thế ấy.
Caran ti – caranto viharanto irīyanto vattanto pālento yapento yāpento.
Trong khi hành xử: là đang hành xử, đang sống, đang cư xử, đang vận hành, đang bảo hộ, đang duy trì, đang nuôi dưỡng.
Appamatto ti sakkaccakārī sātaccakārī aṭṭhitakārī anolīnavuttiko anikkhittachando anikkhittadhuro kusalesu dhammesu. ‘Kathāhaṃ aparipūraṃ vā sīlakkhandhaṃ paripūreyyaṃ, paripūraṃ vā sīlakkhandhaṃ tattha tattha paññāya anugaṇheyyan ’ti yo tattha chando ca vāyāmo ca ussāho ca ussoḷhī ca appaṭivāni ca sati ca sampajaññaṃ ca ātappaṃ padhānaṃ adhiṭṭhānaṃ anuyogo appamādo kusalesu dhammesu. ‘Kathāhaṃ aparipūraṃ vā samādhikkhandhaṃ paripūreyyaṃ, paripūraṃ vā samādhikkhandhaṃ tattha tattha paññāya anugaṇheyyaṃ ―pe― kusalesu dhammesu. ‘Kathāhaṃ aparipūraṃ vā paññākkhandhaṃ paripūreyyaṃ ―pe― vimuttikkhandhaṃ ―pe― vimuttiñāṇadassanakkhandhaṃ tattha tattha paññāya anugaṇheyyan ’ti yo tattha chando ca vāyāmo ca ussāho ca ussoḷhī ca appaṭivāni ca sati ca sampajaññaṃ ca ātappaṃ padhānaṃ adhiṭṭhānaṃ anuyogo appamādo kusalesu dhammesu. ‘Kathāhaṃ apariññātaṃ vā dukkhaṃ parijāneyyaṃ, appahīne vā kilese pajaheyyaṃ, abhāvitaṃ vā maggaṃ bhāveyyaṃ, asacchikataṃ vā nirodhaṃ sacchikareyyan ’ti yo tattha chando ca vāyāmo ca ussāho ca ussoḷhī ca appaṭivāni ca sati ca sampajaññaṃ ca ātappaṃ padhānaṃ adhiṭṭhānaṃ anuyogo appamādo kusalesu dhammesū ’ti ‘abbuḷhasallo caramappamatto.’
Không bị xao lãng: là có sự thực hành nghiêm trang, có sự thực hành liên tục, có sự thực hành không dừng lại, có thói quen không biếng nhác, không buông bỏ mong muốn, không buông bỏ bổn phận trong các thiện pháp. Trong trường hợp ấy, cái gì là sự mong muốn, tinh tấn, nỗ lực, gắng sức, không thối chí, niệm, sự nhận biết rõ, sự năng nỗ, cần mẫn, quyết tâm, chuyên cần, không xao lãng trong các thiện pháp rằng: ‘Bằng cách nào ta có thể làm đầy đủ giới uẩn chưa được đầy đủ, hoặc bằng trí tuệ có thể bảo vệ giới uẩn đã được đầy đủ tại chỗ này chỗ này?’ ―như trên ― trong các thiện pháp rằng: ‘Bằng cách nào ta có thể làm đầy đủ định uẩn chưa được đầy đủ, hoặc bằng trí tuệ có thể bảo vệ định uẩn đã được đầy đủ tại chỗ này chỗ này?’ Trong trường hợp ấy, cái gì là sự mong muốn, tinh tấn, nỗ lực, gắng sức, không thối chí, niệm, sự nhận biết rõ, sự năng nỗ, cần mẫn, quyết tâm, chuyên cần, không xao lãng trong các thiện pháp rằng: ‘Bằng cách nào ta có thể làm đầy đủ tuệ uẩn chưa được đầy đủ, ―như trên ― giải thoát uẩn ―như trên ― có thể làm đầy đủ tri kiến giải thoát uẩn chưa được đầy đủ, hoặc bằng trí tuệ có thể bảo vệ tri kiến giải thoát uẩn đã được đầy đủ tại chỗ này chỗ này?’ Trong trường hợp ấy, cái gì là sự mong muốn, tinh tấn, nỗ lực, gắng sức, không thối chí, niệm, sự nhận biết rõ, sự năng nỗ, cần mẫn, quyết tâm, chuyên cần, không xao lãng trong các thiện pháp rằng: ‘Bằng cách nào ta có thể biết toàn diện về Khổ chưa được biết toàn diện, hoặc có thể dứt bỏ Tập chưa được dứt bỏ, hoặc tu tập Đạo chưa được tu tập, hoặc chứng ngộ Diệt chưa được chứng ngộ?’ ‘Có mũi tên đã được lấy ra, không bị xao lãng trong khi hành xử’ là thế ấy.
Nāsiṃsatī lokamimaṃ paraṃ cā ti – Imaṃ lokaṃ nāsiṃsati sakattabhāvaṃ, paraṃ lokaṃ nāsiṃsati parattabhāvaṃ, imaṃ lokaṃ nāsiṃsati sakarūpavedanāsaññāsaṅkhāraviññāṇaṃ, paraṃ lokaṃ nāsiṃsati pararūpavedanāsaññāsaṅkhāraviññāṇaṃ, imaṃ lokaṃ nāsiṃsati cha ajjhattikāni āyatanāni, paraṃ lokaṃ nāsiṃsati cha bāhirāni āyatanāni, imaṃ lokaṃ nāsiṃsati manussalokaṃ, paraṃ lokaṃ nāsiṃsati devalokaṃ, imaṃ lokaṃ nāsiṃsati kāmadhātu, paraṃ lokaṃ nāsiṃsati rūpadhātuṃ arūpadhātuṃ, imaṃ lokaṃ nāsiṃsati kāmadhātuṃ rūpadhātuṃ, paraṃ lokaṃ nāsiṃsati arūpadhātuṃ, punagatiṃ vā uppattiṃ vā paṭisandhiṃ vā bhavaṃ vā saṃsāraṃ vā vaṭṭaṃ vā nāsiṃsati na icchati na sādiyati na pattheti na piheti nābhijappatī ’ti ‘nāsiṃsatī lokamimaṃ paraṃ cā ’ti.
Không mong ước đời này và đời khác – Không mong ước đời này tức là bản ngã của bản thân, không mong ước đời khác tức là bản ngã ở đời khác, không mong ước đời này tức là sắc thọ tưởng hành thức của bản thân, không mong ước đời khác tức là sắc thọ tưởng hành thức ở đời khác, không mong ước đời này tức là sáu nội xứ, không mong ước đời khác tức là sáu ngoại xứ, không mong ước đời này tức là thế giới loài người, không mong ước đời khác tức là thế giới chư Thiên, không mong ước đời này tức là dục giới, không mong ước đời khác tức là sắc giới, vô sắc giới, không mong ước đời này tức là dục giới, sắc giới, không mong ước đời khác tức là vô sắc giới, không mong ước, không ước muốn, không ưng thuận, không ước nguyện, không mong cầu, không quá tham muốn cảnh giới tái sinh, sự tái sinh, sự nối liền tái sanh, sự hiện hữu, sự luân hồi, hoặc sự xoay vòng. ‘Không mong ước đời này và đời khác’ là thế ấy.
Tenāha bhagavā:
“Saññaṃ pariññā vitareyya oghaṃ pariggahesu muni nopalitto, abbūḷhasallo caramappamatto nāsiṃsatī lokamimaṃ paraṃ cā ”ti.
Vì thế, đức Thế Tôn đã nói rằng:
“Sau khi biết toàn diện về tưởng, có thể băng qua dòng lũ, bậc hiền trí không bị vấy bẩn ở các sự chấp giữ, có mũi tên đã được lấy ra, không bị xao lãng trong khi hành xử, không mong ước đời này và đời khác.”
Guhaṭṭhakasuttaniddeso dutiyo.
–ooOoo–
Diễn Giải Kinh Nhóm Tám về Hang là thứ nhì.
–ooOoo–