Nội Dung Chính
Tập Yếu I
Phần Quy Định Tại Đâu: Chương Pācittiya
Phẩm Nói Dối là thứ nhất
Do đức Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ấy trong khi biết trong khi thấy, điều pācittiya về việc cố tình nói dối đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến Hatthaka con trai dòng Sakya.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Hatthaka con trai dòng Sakya trong khi nói chuyện với những người ngoại đạo đã phủ nhận rồi thừa nhận, đã thừa nhận rồi phủ nhận.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
Điều pācittiya về nói lời mắng nhiếc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong khi cãi cọ với các tỳ khưu hiền thiện đã mắng nhiếc các tỳ khưu hiền thiện.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya về việc đâm thọc các tỳ khưu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã tạo ra sự đâm thọc giữa các tỳ khưu đang xảy ra sự xung đột, đang xảy ra sự cãi cọ, đang có sự tranh luận.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã dạy các cư sĩ đọc Pháp theo từng câu.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên quá hai ba đêm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Āḷavī.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã nằm chung chỗ ngụ với người chưa tu lên bậc trên.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị nằm chung chỗ ngụ với người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Anuruddha.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Anuruddha đã nằm chung chỗ ngụ với người nữ.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu.[1] ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị thuyết Pháp đến người nữ hơn năm hay sáu câu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã thuyết Pháp đến người nữ quá năm hay sáu câu.
– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Pháp theo từng câu.[2] ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị tuyên bố pháp thượng nhân đã thực chứng đến người chưa tu lên bậc trên đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesāli.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā đã khen ngợi pháp thượng nhân của vị này vị nọ đến các cư sĩ.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị công bố tội xấu của tỳ khưu đến người chưa tu lên bậc trên đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã công bố tội xấu của tỳ khưu đến người chưa tu lên bậc trên.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị đào đất đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Āḷavī.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī đã đào đất.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
*****
Phẩm Thảo Mộc là thứ nhì
Điều pācittiya về việc phá hoại sự sống của thảo mộc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Āḷavī.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī đã chặt cây.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya về việc nói tránh né, về việc gây khó khăn đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa khi đang được xác định tội ở giữa hội chúng đã phản kháng cách này hoặc cách khác.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya về việc phàn nàn, về việc phê phán đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Mettiya và Bhummajaka đã phàn nàn với các tỳ khưu về đại đức Dabba Mallaputta.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị sau khi trải ra giường, hoặc ghế, hoặc nệm, hoặc gối kê thuộc về hội chúng ở ngoài trời, rồi không thu dọn, và ra đi không thông báo đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi trải ra vật nằm ngồi thuộc về hội chúng ở ngoài trời, rồi không thu dọn, và đã ra đi không thông báo.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị sau khi trải ra chỗ nằm ở trong trú xá thuộc về hội chúng, rồi không thu dọn, và ra đi không thông báo đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư sau khi trải ra chỗ nằm ở trong trú xá thuộc về hội chúng, rồi không thu dọn, và đã ra đi không thông báo.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn chen vào (chỗ) của vị tỳ khưu đã đến trước rồi nằm xuống ở trong trú xá thuộc về hội chúng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã chen vào (chỗ) các tỳ khưu trưởng lão rồi nằm xuống.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội: sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị vì nổi giận, bất bình rồi lôi kéo vị tỳ khưu ra khỏi trú xá thuộc về hội chúng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư vì nổi giận bất bình đã lôi kéo các vị tỳ khưu ra khỏi trú xá của hội chúng.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị ngồi lên trên chiếc giường hoặc ghế loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã ngồi lên một cách vội vã trên chiếc giường loại có chân tháo rời được ở căn gác lầu trong trú xá của hội chúng.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị sau khi quyết định phương thức của việc lợp mái hai ba lớp lại quyết định vượt quá mức ấy đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa khi trú xá đã được làm hoàn tất lại cho người lợp thêm ở mái nhiều lớp, tô trét thêm ở tường nhiều lớp, khiến trú xá trở nên quá nặng nề rồi sụp đổ xuống.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết nước có sinh vật vẫn tưới lên cỏ hoặc đất sét đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Āḷavī.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu ở Āḷavī.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu ở Āḷavī dầu biết nước có sinh vật đã tưới lên cỏ và đất sét.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
*****
Phẩm Giáo Giới là thứ ba
Điều pācittiya đến vị chưa được chỉ định mà giáo giới các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chưa được chỉ định đã giáo giới các tỳ khưu ni.
Ở đấy, có điều quy định, có điều quy định thêm, có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra không? – Ở đấy, có một điều quy định, có một điều quy định thêm, không có điều quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do khẩu, không do thân không do ý; có thể sanh lên do khẩu và do ý, không do thân. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị giáo giới các tỳ khưu ni khi mặt trời đã lặn đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Cullapanthaka.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Cullapanthaka đã giáo giới các tỳ khưu ni khi mặt trời đã lặn.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Pháp theo từng câu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị sau khi đi đến chỗ ngụ của tỳ khưu ni rồi giáo giới các tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại xứ Sakka.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi đi đến ni viện rồi đã giáo giới các tỳ khưu ni.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị phát ngôn rằng: ‘Các tỳ khưu giáo giới các tỳ khưu ni vì nguyên nhân lợi lộc’ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã phát ngôn rằng: ‘Các tỳ khưu giáo giới các tỳ khưu ni vì nguyên nhân lợi lộc.’
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị cho y đến tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã cho y đến vị tỳ khưu ni không phải là thân quyến.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị may y cho tỳ khưu ni không phải là thân quyến đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã may y cho vị tỳ khưu ni không phải là thân quyến.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị hẹn trước rồi đi chung đường xa với tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã hẹn trước rồi đi chung đường xa với các tỳ khưu ni.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do khẩu, không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị hẹn trước rồi cùng lên một chiếc thuyền với tỳ khưu ni đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã hẹn trước rồi cùng lên một chiếc thuyền với các tỳ khưu ni.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn thọ thực thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến Devadatta.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Devadatta dầu biết đã thọ thực thức ăn được tỳ khưu ni môi giới cho.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi cùng với tỳ khưu ni một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
*****
Phẩm Vật Thực là thứ tư
Điều pācittiya đến vị thọ dụng vật thực ở phước xá vượt quá mức ấy đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư, sau khi tiếp tục trú ngụ, đã thọ dụng vật thực ở phước xá.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
Điều pācittiya trong trường hợp vật thực dâng chung nhóm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến Devadatta.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, Devadatta cùng với tùy tùng đã liên tục yêu cầu các gia đình rồi thọ thực.
– Có một điều quy định, có bảy điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
Điều pācittiya trong trường hợp vật thực thỉnh sau đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesāli.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu được thỉnh mời nơi này đã thọ thực ở nơi khác.
– Có một điều quy định, có bốn điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị sau khi đã thọ lãnh đầy hai hoặc ba bình bát bánh ngọt lại thọ lãnh quá mức ấy đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã thọ lãnh không biết chừng mực.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) lại thọ thực vật thực cứng hoặc vật thực mềm không phải là thức ăn thừa đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu khi thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) đã thọ thực (thêm) ở nơi khác.
– Có một điều quy định, có điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị yêu cầu vị tỳ khưu đã thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) nhận lãnh vật thực cứng hoặc vật thực mềm không phải là thức ăn thừa đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã thỉnh cầu vị tỳ khưu đã thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) nhận lãnh thức ăn không phải là thức ăn còn thừa.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm vào lúc sái thời đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư đã thọ dụng vật thực vào lúc sái thời.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị thọ dụng vật thực cứng hoặc vật thực mềm đã được tích trữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Belaṭṭhisīsa.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Belaṭṭhisīsa đã thọ dụng vật thực đã được tích trữ.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị yêu cầu các loại vật thực hảo hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã yêu cầu các loại vật thực hảo hạng cho nhu cầu của bản thân rồi thọ dụng.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị đưa thức ăn chưa được bố thí vào miệng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesāli.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã đưa thức ăn chưa được bố thí vào miệng.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
*****
Phẩm Đạo Sĩ Lõa Thể là thứ năm
Điều pācittiya đến vị tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến đạo sĩ lõa thể, hoặc nam du sĩ ngoại đạo, hoặc nữ du sĩ ngoại đạo đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Vesāli.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Ānanda.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Ānanda đã cho nữ du sĩ ngoại đạo nọ hai cái bánh ngọt nghĩ rằng một cái.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị (nói với) vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, hãy đến. Chúng ta sẽ vào làng hoặc thị trấn để khất thực,’ sau khi bảo bố thí hoặc bảo đừng bố thí cho vị ấy rồi đuổi đi đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sakya.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sakya (nói với) vị tỳ khưu rằng: ‘Này đại đức, hãy đến. Chúng ta sẽ vào làng để khất thực,’ sau khi bảo đừng bố thí cho vị ấy rồi đã đuổi đi.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị đi vào gia đình chỉ có cặp vợ chồng rồi ngồi xuống đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sakya.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sakya đã đi vào gia đình chỉ có cặp vợ chồng rồi ngồi xuống.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị cùng với người nữ ngồi xuống ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sakya.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sakya đã cùng với người nữ ngồi xuống ở chỗ ngồi kín đáo, được che khuất.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sakya.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sakya đã cùng với người nữ một nam một nữ ngồi ở nơi kín đáo.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị, khi đã được thỉnh mời khi đã có bữa trai phạn, còn đi đến các gia đình trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn mà không thông báo cho vị tỳ khưu hiện diện đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sakya.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sakya, khi đã được thỉnh mời, khi đã có bữa trai phạn, còn đi đến các gia đình trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
– Có một điều quy định, có bốn điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị yêu cầu dược phẩm trị bệnh vượt quá thời hạn (thỉnh cầu) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại xứ Sakka.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư khi được Mahānāma dòng Sakya nói rằng: ‘Thưa các ngài, xin hãy chờ cho ngày hôm nay’ đã không chờ đợi.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị đi để xem quân đội động binh đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi để xem quân đội động binh.
– Có một điều quy định, có một điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị cư ngụ trong binh đội quá ba đêm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã cư ngụ trong binh đội quá ba đêm.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị đi đến nơi tập trận đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi đến nơi tập trận.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
*****
Phẩm Rượu và Chất Say là thứ sáu
Điều pācittiya về việc uống rượu và men say đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Sāgata.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Sāgata đã uống rượu mạnh.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân, không do khẩu không do ý; có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya về việc thọc lét bằng ngón tay đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã chọc cười vị tỳ khưu bằng cách dùng ngón tay thọc lét.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya về việc chơi giỡn ở trong nước đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư đã đùa giỡn trong nước ở dòng sông Aciravatī.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya về sự không tôn trọng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa đã thể hiện sự không tôn trọng.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị làm tỳ khưu kinh sợ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã làm vị tỳ khưu kinh sợ.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị tự mình đốt lên ngọn lửa rồi sưởi ấm đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại xứ Bhagga.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã tự mình đốt lên ngọn lửa rồi sưởi ấm.
– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị tắm khi chưa đủ nửa tháng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu sau khi nhìn thấy đức vua rồi đã tắm không biết chừng mực.
– Có một điều quy định, có sáu điều quy định thêm.
Là điều quy định cho tất cả mọi nơi, (hay) là điều quy định cho khu vực? – Là điều quy định cho khu vực.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị sử dụng y mới khi chưa áp dụng cách hoại sắc nào đó trong ba cách hoại sắc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu đã không nhận biết y của bản thân.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều lông cừu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến vị tỳ khưu hoặc đến vị tỳ khưu ni hoặc đến cô ni tu tập sự hoặc đến vị sa di hoặc đến vị sa di ni lại sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sakya.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sakya sau khi chú nguyện dùng chung y của mình đến vị tỳ khưu rồi đã sử dụng khi chưa có sự xả lời nguyện.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị thu giấu bình bát hoặc y hoặc tấm lót ngồi hoặc ống đựng kim hoặc dây thắt lưng của vị tỳ khưu đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã thu giấu bình bát và y của các tỳ khưu.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
*****
Phẩm Có Sinh Vật là thứ bảy
Điều pācittiya đến vị cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Udāyi.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Udāyi đã cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết nước có sinh vật vẫn sử dụng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết nước có sinh vật đã sử dụng.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp vẫn khơi lại để làm hành sự lần nữa đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp vẫn khơi lại để làm hành sự lần nữa.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn che giấu tội xấu của vị tỳ khưu (khác) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ dầu biết đã che giấu tội xấu của vị tỳ khưu (khác).
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu dầu biết đã cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám người đạo tặc đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ dầu biết vẫn hẹn trước rồi đã đi chung đường xa với đám người đạo tặc.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị hẹn trước rồi đi chung đường xa với người nữ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã hẹn trước rồi đi chung đường xa với người nữ.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do bốn nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến tỳ khưu Ariṭṭha trước kia là người huấn luyện chim ưng.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, tỳ khưu Ariṭṭha trước kia là người huấn luyện chim ưng đã không dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn hưởng thụ chung với vị tỳ khưu phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy, đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết đã hưởng thụ chung với tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết vẫn dụ dỗ vị sa di đã bị trục xuất như thế (vì không từ bỏ tà kiến) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết đã dụ dỗ sa di Kaṇḍaka đã bị trục xuất như thế (vì không từ bỏ tà kiến).
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
*****
Phẩm Theo Pháp là thứ tám
Điều pācittiya đến vị khi được các tỳ khưu nhắc nhở theo Pháp lại nói rằng: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật’ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại Kosambi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Channa.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Channa khi được các tỳ khưu nhắc nhở đúng Pháp đã nói rằng: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi còn chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật.’
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị chê bai Luật đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã chê bai Luật.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya về việc (giả vờ) ngu dốt đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã (giả vờ) ngu dốt.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị vì nổi giận bất bình rồi tung cú đánh vào vị tỳ khưu (khác) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư vì nổi giận bất bình đã tung cú đánh vào các tỳ khưu.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu.―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị vì nổi giận bất bình rồi giơ tay dọa đánh vị tỳ khưu (khác) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư vì nổi giận bất bình đã giơ tay dọa đánh các tỳ khưu.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân và do ý, không do khẩu. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị bôi nhọ vị tỳ khưu (khác) về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc cho vị tỳ khưu (khác) đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã cố ý gợi lên nỗi nghi hoặc cho các vị tỳ khưu.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị đứng lắng nghe các tỳ khưu đang xảy ra sự xung đột, đang xảy ra sự cãi cọ, đang có sự tranh luận đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đứng lắng nghe các tỳ khưu đang xảy ra sự xung đột, đang xảy ra sự cãi cọ, đang có sự tranh luận.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: có thể sanh lên do thân và do ý, không do khẩu; có thể sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó đã tiến hành việc phê phán.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ sau khi không trao ra sự tùy thuận rồi đã từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do một nguồn sanh tội là sanh lên do thân, do khẩu, và do ý. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị sau khi cùng với hội chúng hợp nhất cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Rājagaha.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi cùng với hội chúng hợp nhất cho y sau đó đã tiến hành việc phê phán.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho cá nhân đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết lợi lộc đã được khẳng định là dâng đến hội chúng đã thuyết phục dâng cho cá nhân.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do ba nguồn sanh tội: ―(như trên)―
*****
Phẩm Đức Vua là thứ chín
Điều pācittiya đến vị đi vào hậu cung của đức vua khi chưa báo tin trước đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Ānanda.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Ānanda đã đi vào hậu cung của đức vua khi chưa báo tin trước.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị nhặt lấy vật quý giá đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến vị tỳ khưu nọ.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, vị tỳ khưu nọ đã nhặt lấy vật quý giá.
– Có một điều quy định, có hai điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị đi vào làng lúc sái thời không báo cho vị tỳ khưu hiện diện đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã đi vào làng lúc sái thời.
– Có một điều quy định, có ba điều quy định thêm.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do hai nguồn sanh tội: (như) ở điều Kaṭhina. ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị bảo làm ống đựng kim bằng xương, hoặc bằng ngà, hoặc bằng sừng đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại xứ Sakka.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến nhiều vị tỳ khưu.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, nhiều vị tỳ khưu không biết chừng mực đã yêu cầu nhiều ống đựng kim.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị bảo làm giường hoặc ghế vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Upananda con trai dòng Sakya.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Upananda con trai dòng Sakya đã nằm ở giường cao.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị bảo làm giường hoặc ghế có độn bông gòn đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã bảo làm giường và ghế có độn bông gòn.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị bảo làm tấm lót ngồi vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã sử dụng các tấm lót ngồi không đúng kích thước.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị bảo làm y đắp ghẻ vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã sử dụng các y đắp ghẻ không đúng kích thước.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị bảo làm vải choàng tắm mưa vượt quá kích thước đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đã sử dụng các vải choàng tắm mưa không đúng kích thước.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Điều pācittiya đến vị bảo làm y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ đã được quy định tại đâu? – Đã được quy định tại thành Sāvatthi.
Liên quan đến ai? – Liên quan đến đại đức Nanda.
Về sự việc gì? – Trong sự việc ấy, đại đức Nanda đã sử dụng y bằng kích thước y của đức Thiện Thệ.
– Có một điều quy định.
– Trong sáu nguồn sanh tội, điều ấy sanh lên do sáu nguồn sanh tội: ―(như trên)―
Dứt chín mươi hai điều Pācittiya.
*****
Tóm lược phần này
Nói dối, sự mắng nhiếc, nói đâm thọc, theo từng câu, hai điều về việc nằm, việc thuyết giảng, và luôn cả việc tuyên bố, tội xấu, và việc đào xới.
Thảo mộc, nói tráo trở, vị đã phàn nàn, giường và việc nằm được nói đến, vị đến trước, việc lôi kéo ra, loại có chân tháo rời được, cửa lớn, và có sinh vật.
Chưa được chỉ định, khi (mặt trời) đã lặn, chỗ trú ngụ (của tỳ khưu ni), và vì vật chất, vị cho (y), vị may (y), với sự hẹn trước, (chung) thuyền, (nếu) thọ thực, (ngồi) chung.
Vật thực (ở phước xá), (vật thực) chung nhóm, (thọ thực) nơi khác, bánh ngọt, vị đã ngăn (vật thực), đối với vị đã ngăn (vật thực), lúc sái thời, sự tích trữ, sữa tươi, với tăm xỉa răng, các điều ấy là mười.
Nữ đạo sĩ lõa thể, việc đuổi đi, sau khi đi vào, được che khuất, và với nơi kín đáo, vị đã được thỉnh mời, với các vật dụng, (xem) đội quân, việc trú ngụ (nơi binh đội), nơi tập trận.
Rượu, ngón tay, việc chơi giỡn (ở trong nước), sự không tôn trọng, và sự làm cho kinh sợ, ngọn lửa, việc tắm, việc hoại sắc, đích thân (chú nguyện), và do việc thu giấu.
Cố ý (giết hại), nước (có sinh vật), và (khơi lại) các hành sự, (che giấu) tội xấu, chưa đủ hai mươi tuổi, (đám người) đạo tặc, người nữ, trong khi chỉ ra, về việc ngụ chung, và với vị (sa di) đã bị trục xuất.
Theo Pháp, việc gây ra bối rối, sự giả vờ ngu dốt, với cú đánh, về sự giá tay (dọa đánh), và không có nguyên cớ, cố ý, tôi sẽ lắng nghe, về việc phê phán, vị bỏ đi, sau khi cùng hội chúng cho đi, vị thuyết phục dâng cá nhân.
Và của đức vua, vật quý giá, vị hiện diện, kim may, và (chân) giường, (độn) bông gòn, vật lót ngồi, và (y đắp) ghẻ, (choàng tắm) thuộc mùa mưa, và với (y) đức Thiện Thệ.
*****
Tóm lược các phẩm này
Nói dối, thảo mộc, và giáo giới, vật thực, và đạo sĩ lõa thể, (uống) rượu, có sinh vật, (theo) Pháp, với phẩm về đức vua, các phẩm ấy là chín.