X. GIẢNG VỀ KHÔNG TÁNH

Tôi đã được nghe như vầy: Một thời, đức Thế Tôn ngự tại Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Khi ấy, đại đức Ānanda đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Ānanda đã bạch với đức Thế Tôn điều này:

– Bạch ngài, được nói rằng: ‘Thế giới là không, thế giới là không.’ Bạch ngài, cho đến như thế nào được nói rằng: ‘Thế giới là không’?

– Này Ānanda, bởi vì là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, do đó được nói rằng: ‘Thế giới là không.’ Và này Ānanda, cái gì là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã? Này Ānanda, mắt là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Các sắc là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Nhãn thức là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Nhãn xúc là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã.

Tai là không … Các thinh là không … Mũi là không … Các khí là không … Lưỡi là không … Các vị là không … Thân là không … Các xúc là không … Ý là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Các pháp là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Ý thức là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Ý xúc là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã. Này Ānanda, bởi vì là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, do đó được nói rằng: ‘Thế giới là không.’

Không đối với không, không đối với các hành, không do sự chuyển biến, không tối thắng,không do tướng trạng, không do áp chế, không đối với chi phần ấy, không do đoạn trừ, khôngdo tịnh lặng, không do xuất ly, không đối với nội phần, không đối với ngoại phần, không đối với cả hai (nội và ngoại phần), không của cùng nhóm, không do khác nhóm, không do tầm cầu, không do nắm giữ, không do thành đạt, không do thấu triệt, không do tính chất giống nhau, không do tính chất khác biệt, không do nhẫn nại, không do khẳng định, không do thâm nhập, sự chấm dứt vận hành của vị có sự nhận biết rõ rệt là không theo ý nghĩa tuyệt đối của tất cả không tánh.

Cái gì là không đối với không? Mắt là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Tai là không … Mũi là không … Lưỡi là không … Thân là không … Ý là khôngđối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Đây là không đối vớikhông.

Cái gì là không đối với các hành? Có ba hành: phúc hành, phi phúc hành, bất động hành.[1]Phúc hành là không đối với phi phúc hành và đối với bất động hành. Phi phúc hành là khôngđối với phúc hành và đối với bất động hành. bất động hành là không đối với phúc hành và đối với phi phúc hành. Đây là ba hành.

Còn có ba hành khác nữa: thân hành, khẩu hành, ý hành. Thân hành là không đối với khẩu hành và đối với ý hành. Khẩu hành là không đối với thân hành và đối với ý hành. Ý hành làkhông đối với thân hành và đối với khẩu hành. Đây là ba hành.

Còn có ba hành khác nữa: Hành thời quá khứ, hành thời vị lai, hành thời hiện tại. Hành thời quá khứ là không đối với hành thời vị lai và thời hiện tại. Hành thời vị lai là không đối với hành thời quá khứ và thời hiện tại. Hành thời hiện tại là không đối với hành thời quá khứ và thời vị lai. Đây là ba hành. Đây là không đối với các hành.

Cái gì là không do sự chuyển biến? Sắc được sanh lên là không do bản thể, sắc đã qua không những là đã chuyển biến mà còn là không. Thọ được sanh lên là không do bản thể, thọ đã qua không những là đã chuyển biến mà còn là không. Tưởng được sanh lên … Các hành được sanh lên … Thức được sanh lên … Mắt được sanh lên … Hữu được sanh lên là không do bản thể, hữu đã qua không những là đã chuyển biến mà còn là không. Đây là không do sự chuyển biến.

Cái gì là không tối thắng? Địa vị này là tối thắng, địa vị này là hạng nhất, địa vị này là phi thường, tức là sự yên lặng của tất cả các hành, sự từ bỏ tất cả các mầm tái sanh, sự đoạn tận ái, sự ly tham ái, sự diệt tận, Niết Bàn. Đây là không tối thắng.

Cái gì là không do tướng trạng? Có hai tướng trạng: Tướng trạng của kẻ ngu và tướng trạng của người trí. Tướng trạng của kẻ ngu là không so với tướng trạng của người trí. Tướng trạng của người trí là không so với tướng trạng của kẻ ngu.

Có ba tướng trạng: Tướng trạng sanh lên, tướng trạng hoại diệt, tướng trạng thay đổi trong khi  tồn tại. Tướng trạng sanh lên là không đối với tướng trạng hoại diệt và đối với tướng trạng thay đổi trong khi  tồn tại. Tướng trạng hoại diệt là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng thay đổi trong khi  tồn tại. Tướng trạng thay đổi trong khi  tồn tại là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng hoại diệt.  

Đối với sắc, tướng trạng sanh lên là không đối với tướng trạng hoại diệt và đối với tướng trạng đổi thay khi trụ lại. Đối với sắc, tướng trạng hoại diệt là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng đổi thay khi trụ lại. Đối với sắc, tướng trạng đổi thay khi trụ lại là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng hoại diệt. Đối với thọ … tưởng … các hành … thức … mắt … lão tử, tướng trạng sanh lên là không đối với tướng trạng hoại diệt và đối với tướng trạng đổi thay khi trụ lại. Đối với lão tử, tướng trạng hoại diệt là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng đổi thay khi trụ lại. Đối với lão tử, tướng trạng đổi thay khi trụ lại là không đối với tướng trạng sanh lên và đối với tướng trạng hoại diệt. Đây là không do tướng trạng.

Cái gì là không do áp chế? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục được áp chế và là không. Do không sân độc, sân độc được áp chế và là không. Do sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ được áp chế và là không. Do không tản mạn, sự phóng dật được áp chế và là không. Do xác định pháp, hoài nghi được áp chế và là không. Do trí, vô minh được áp chế và là không. Do hân hoan, sự không hứng thú được áp chế và là không. Do sơ thiền, các pháp ngăn che được áp chế và là không. …(như trên)… Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não được áp chế và là không. Đây là không do áp chế.

Cái gì là không đối với chi phần ấy? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục là không đối với chi phần ấy. Do không sân độc, sân độc là không đối với chi phần ấy. Do sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ là không đối với chi phần ấy. Do không tản mạn, sự phóng dật là không đối với chi phần ấy. Do xác định pháp, hoài nghi là không đối với chi phần ấy. Do trí, vô minh là không đối với chi phần ấy. Do hân hoan, sự không hứng thú là không đối với chi phần ấy. Do sơ thiền, các pháp ngăn che là không đối với chi phần ấy. …(như trên)… Do quán xét về ly khai, cố chấp vào sự ràng buộc là không đối với chi phần ấy. Đây là không đối với chi phần ấy.

Cái gì là không do đoạn trừ? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục được đoạn trừ và là không. Do không sân độc, sân độc được đoạn trừ và là không. Do nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ được đoạn trừ và là không. Do không tản mạn, sự phóng dật được đoạn trừ và là không. Do xác định pháp, hoài nghi được đoạn trừ và là không. Do trí, vô minh được đoạn trừ và là không. Do hân hoan, sự không hứng thú được đoạn trừ và là không. Do sơ thiền, các pháp ngăn che được đoạn trừ và là không. …(nt)… Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não được đoạn trừ và là không. Đây là không do đoạn trừ.

Cái gì là không do tịnh lặng? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục được tịnh lặng và là không. Do không sân độc, sân độc được tịnh lặng và là không. Do nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ được tịnh lặng và là không. Do không tản mạn, phóng dật được tịnh lặng và là không. Do xác định pháp, hoài nghi  được tịnh lặng và là không.

Do trí, vô minh được tịnh lặng và là không. Do hân hoan, sự không hứng thú được tịnh lặng và là không. Do sơ thiền, các pháp ngăn che được tịnh lặng và là không. …(như trên)… Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não được tịnh lặng và là không. Đây là không do tịnh lặng.

Cái gì là không do xuất ly? Do sự thoát ly, ước muốn trong các dục được xuất ly và là không. Do không sân độc, sân độc được xuất ly và là không. Do sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự lờ đờ buồn ngủ được xuất ly và là không. Do không tản mạn, sự phóng dật được xuất ly và là không. Do xác định pháp, hoài nghi được xuất ly và là không. Do trí, vô minh được xuất ly và là không. Do hân hoan, sự không hứng thú được xuất ly và là không. Do sơ thiền, các pháp ngăn che được xuất ly và là không. …(như trên)… Do Đạo A-la-hán, toàn bộ phiền não được xuất ly và là không. Đây là không do xuất ly.

Cái gì là không đối với nội phần? Mắt thuộc nội phần là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Tai thuộc nội phần là không … Mũi thuộc nội phần là không… Lưỡi thuộc nội phần là không … Thân thuộc nội phần là không … Ý thuộc nội phần làkhông đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Đây là không đối với nội phần.

Cái gì là không đối với ngoại phần? Các sắc thuộc ngoại phần là không …(như trên)… Các pháp thuộc ngoại phần là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Đây là không đối với ngoại phần.

Cái gì là không đối với cả hai? Mắt thuộc nội phần và các sắc thuộc ngoại phần, cả hai điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Tai thuộc nội phần và các thinh thuộc ngoại phần … Mũi thuộc nội phần và các khí thuộc ngoại phần … Lưỡi thuộc nội phần và các vị thuộc ngoại phần … Thân thuộc nội phần và các xúc thuộc ngoại phần … Ý thuộc nội phần và các pháp thuộc ngoại phần, cả hai điều này là không đối với tự ngã hoặc đối với vật thuộc về tự ngã, đối với vật thường còn, đối với vật vững bền, đối với vật vĩnh viễn, hoặc đối với pháp không chuyển biến. Điều này là không đối với cả hai.

Cái gì là không của cùng nhóm? Sáu nội xứ là cùng nhóm và là không. Sáu ngoại xứ là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của thức là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của xúc là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của thọ là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của tưởng là cùng nhóm và là không. Sáu nhóm của tư là cùng nhóm và là không. Đây là không của cùng nhóm.  

Cái gì là không do khác nhóm? Sáu nội xứ đối với sáu ngoại xứ là khác nhóm và là không. Sáu xứ ngoại đối với sáu nhóm của thức là khác nhóm và là không. Sáu nhóm của thức đối với sáu nhóm của xúc là khác nhóm và là không. Sáu nhóm của xúc đối với sáu nhóm của thọ là khác nhóm và là không. Sáu nhóm của thọ đối với sáu nhóm của tưởng là khác nhóm và làkhông. Sáu nhóm của tưởng đối với sáu nhóm của tư là khác nhóm và là không. Đây là khôngdo khác nhóm.

Cái gì là không do tầm cầu? Tầm cầu sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Tầm cầu sự không sân độc là không đối với sân độc. Tầm cầu sự nghĩ tưởng về ánh sáng làkhông đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Tầm cầu sự không tản mạn là không đối với phóng dật. Tầm cầu sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Tầm cầu trí là không đối với vô minh. Tầm cầu sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Tầm cầu sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. …(như trên)… Tầm cầu Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do tầm cầu.

Cái gì là không do nắm giữ? Nắm giữ sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Nắm giữ sự không sân độc là không đối với sân độc. Nắm giữ sự nghĩ tưởng về ánh sáng làkhông đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Nắm giữ sự không tản mạn là không đối với sự phóng dật. Nắm giữ sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Nắm giữ trí là không đối với vô minh. Nắm giữ sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Nắm giữ sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. …(như trên)… Nắm giữ Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do nắm giữ.

Cái gì là không do thành đạt? Thành đạt sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Thành đạt sự không sân độc là không đối với sân độc. Thành đạt sự nghĩ tưởng về ánh sáng làkhông đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Thành đạt sự không tản mạn là không đối với phóng dật. Thành đạt sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Thành đạt trí là không đối với vô minh. Thành đạt sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Thành đạt sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. …(như trên)… Thành đạt Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do thành đạt.

Cái gì là không do thấu triệt? Thấu triệt sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Thấu triệt sự không sân độc là không đối với sân độc. Thấu triệt sự nghĩ tưởng về ánh sáng làkhông đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Thấu triệt sự không tản mạn là không đối với phóng dật. Thấu triệt sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Thấu triệt trí là không đối với vô minh. Thấu triệt sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Thấu triệt sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. …(như trên)… Thấu triệt Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là không do thấu triệt.

Cái gì là không do tính chất giống nhau, là không do tính chất khác biệt? Ước muốn trong các dục là có tính chất khác biệt, sự thoát ly là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sự thoát ly, đối với vị ấy là không về ước muốn trong các dục. Sân độc là có tính chất khác biệt, không sân độc là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của không sân độc, đối với vị ấy là không về sân độc. Sự lờ đờ buồn ngủ là có tính chất khác biệt, sự nghĩ tưởng về ánh sáng là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sự nghĩ tưởng về ánh sáng, đối với vị ấy là không về sự lờ đờ buồn ngủ. Phóng dật là có tính chất khác biệt, sự không tản mạn là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sự không tản mạn, đối với vị ấy là khôngvề phóng dật. Hoài nghi là có tính chất khác biệt, sự xác định pháp là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sự xác định pháp, đối với vị ấy là không về hoài nghi. Vô minh là có tính chất khác biệt, trí là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của trí, đối với vị ấy là không về vô minh. Sự không hứng thú là có tính chất khác biệt, hân hoan là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của hân hoan, đối với vị ấy là không về sự không hứng thú. Các pháp ngăn che là có tính chất khác biệt, sơ thiền là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của sơ thiền, đối với vị ấy là không về các pháp ngăn che. …(như trên)… Toàn bộ phiền não là có tính chất khác biệt, Đạo A-la-hán là có tính chất giống nhau. Vị đang suy nghĩ về tính chất giống nhau của Đạo A-la-hán, đối với vị ấy là không về toàn bộ phiền não. Đây là không do tính chất giống nhau, là không do tính chất khác biệt.

Cái gì là không do nhẫn nại? Nhẫn nại đối với sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Nhẫn nại đối với sự không sân độc là không đối với sân độc. Nhẫn nại đối với sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Nhẫn nại đối với sự không tản mạn là không đối với phóng dật. Nhẫn nại đối với sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Nhẫn nại đối với trí là không đối với vô minh. Nhẫn nại đối với sự hân hoan là khôngđối với sự không hứng thú. Nhẫn nại đối với sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. …(như trên)… Nhẫn nại đối với Đạo A-la-hán là không đối với toàn bộ phiền não. Đây là khôngdo nhẫn nại.

Cái gì là không do khẳng định? Khẳng định sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Khẳng định không sân độc là không đối với sự sân độc. Khẳng định sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Khẳng định sự không tản mạn là không đối với sự phóng dật. Khẳng định sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Khẳng định trí làkhông đối với vô minh. Khẳng định sự hân hoan là không đối với không hứng thú. Khẳng định sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. …(nt)… Khẳng định Đạo A-la-hán là khôngđối với toàn bộ phiền não. Đây là không do khẳng định.  

Cái gì là không do thâm nhập? Thâm nhập sự thoát ly là không đối với ước muốn trong các dục. Thâm nhập sự không sân độc là không đối với sân độc. Thâm nhập sự nghĩ tưởng về ánh sáng là không đối với sự lờ đờ buồn ngủ. Thâm nhập sự không tản mạn là không đối với sự phóng dật. Thâm nhập sự xác định pháp là không đối với hoài nghi. Thâm nhập trí là khôngđối với vô minh. Thâm nhập sự hân hoan là không đối với sự không hứng thú. Thâm nhập sơ thiền là không đối với các pháp ngăn che. …(như trên)… Thâm nhập Đạo A-la-hán là khôngđối với toàn bộ phiền não. Đây là không do thâm nhập.

Sự chấm dứt vận hành gì ở vị có sự nhận biết rõ rệt là không theo ý nghĩa tuyệt đối của tất cả không tánh? Ở đây, vị có sự nhận biết rõ rệt, chấm dứt sự vận hành của ước muốn trong các dục nhờ vào sự thoát ly, chấm dứt sự vận hành của sân độc nhờ vào không sân độc, chấm dứt sự vận hành của sự lờ đờ buồn ngủ nhờ vào sự nghĩ tưởng về ánh sáng, chấm dứt sự vận hành của phóng dật nhờ vào không tản mạn, chấm dứt sự vận hành của hoài nghi nhờ vào sự xác định pháp, chấm dứt sự vận hành của vô minh nhờ vào trí, chấm dứt sự vận hành của không hứng thú nhờ vào hân hoan, chấm dứt sự vận hành của các pháp ngăn che nhờ vào sơ thiền …(như trên)… chấm dứt sự vận hành của toàn bộ phiền não nhờ vào Đạo A-la-hán.

Hoặc là đối với vị có sự nhận biết rõ rệt đang Vô Dư Niết Bàn ở cảnh giới Niết Bàn không còn dư sót, sự vận hành này của mắt được chấm dứt và sự vận hành khác của mắt không sanh lên, sự vận hành này của tai …(như trên)… sự vận hành này của mũi …(như trên)… sự vận hành này của lưỡi …(như trên)… sự vận hành này của thân …(nt)… sự vận hành này của ý được chấm dứt và sự vận hành khác của ý không sanh lên. Sự chấm dứt vận hành này ở vị có sự nhận biết rõ rệt là không theo ý nghĩa tuyệt đối của tất cả không tánh.

Phần Giảng về Không được đầy đủ.

Phẩm Kết Hợp Chung là phần thứ nhì.

Tóm lược phẩm này:

Kết hợp chung, chân lý,    

các chi phần giác ngộ,

tâm từ, ly tham ái             

 là phần giảng thứ năm,         

(các phương pháp) phân tích,    

bánh xe về Chánh Pháp,

tối thượng ở thế gian,               

 lực, và không (là mười).

Phần quý báu của các Bộ Kinh đã được thành lập này là phẩm thứ nhì, cao quý, tuyệt vời, không gì sánh được.

–ooOoo–

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

* Thuộc PHÂN TÍCH ĐẠO II - TIỂU BỘ - TẠNG KINH - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Tỳ Khưu Indacanda | Nguồn Tamtangpaliviet.net
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app