IV. GIẢNG VỀ TỪ ÁI

[Duyên khởi ở Sāvatthī]

“Này các tỳ khưu, khi từ tâm giải thoát[1] là được rèn luyện, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, mười một điều lợi ích là có thể mong mỏi. Mười một là gì? (Vị ấy) ngủ an lạc, thức dậy an lạc, không nhìn thấy mộng mị xấu xa, được loài người thương mến, được phi nhân thương mến, chư Thiên hộ trì, lửa hoặc thuốc độc hoặc dao gươm không hại được vị ấy, tâm được định nhanh chóng, sắc mặt trầm tỉnh, từ trần không mê mờ, (nếu) chưa thấu triệt pháp tối thượng thì được sanh về thế giới Phạm thiên. Này các tỳ khưu, khi từ tâm giải thoát là được rèn luyện, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tạo thành phương tiện, được tạo thành nền tảng, được thiết lập, được tích lũy, được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, mười một điều lợi ích này là có thể mong mỏi.

Có (loại) từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn, có (loại) từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn, có (loại) từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các phương.

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với bao nhiêu biểu hiện? Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bao nhiêu biểu hiện? Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các phương là với bao nhiêu biểu hiện?

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với năm biểu hiện. Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bảy biểu hiện. Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các phương là với mười biểu hiện.

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với năm biểu hiện gì? ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân. Tất cả các sinh mạng …(nt)… Tất cả các hiện hữu …(nt)… Tất cả các cá nhân …(nt)… Tất cả các hạng có bản ngã hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa không giới hạn là với năm biểu hiện này.

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bảy biểu hiện gì? ‘Tất cả nữ nhân hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân. Tất cả nam nhân … Tất cả Thánh nhân … Tất cả phàm nhân … Tất cả chư thiên … Tất cả loài người … Tất cả hàng đọa xứ hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa giới hạn là với bảy biểu hiện này.  

Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các hướng là với mười biểu hiện gì? ‘Tất cả chúng sanh ở hướng đông hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân. Tất cả chúng sanh ở hướng tây … Tất cả chúng sanh ở hướng bắc … Tất cả chúng sanh ở hướng nam … Tất cả chúng sanh ở hướng đông nam … Tất cả chúng sanh ở hướng tây bắc … Tất cả chúng sanh ở hướng đông bắc … Tất cả chúng sanh ở hướng tây nam … Tất cả chúng sanh ở hướng dưới … Tất cả chúng sanh ở hướng trên hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ ‘Tất cả các sinh mạng ở hướng đông … các hiện hữu … các cá nhân … các hạng có bản ngã … Tất cả nữ nhân … Tất cả nam nhân … Tất cả Thánh nhân … Tất cả phàm nhân … Tất cả chư thiên … Tất cả loài người … Tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông … Tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây … Tất cả hàng đọa xứ ở hướng bắc … Tất cả hàng đọa xứ ở hướng nam … Tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông nam … Tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây bắc … Tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông bắc … Tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây nam … Tất cả hàng đọa xứ ở hướng dưới …(như trên)… Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, không độc hại, không khổ sở, hãy sống được an lạc cho bản thân.’ Từ tâm giải thoát có sự lan tỏa khắp các hướng là với mười biểu hiện này.

Đối với tất cả chúng sanh, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả chúng sanh với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.

Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền.

Ra sức tinh tấn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn quyền.

Thiết lập niệm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm quyền.

Tập trung tâm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định quyền.  

Nhận biết bằng tuệ rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ quyền.

Năm quyền này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào năm quyền này. Năm quyền này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào năm quyền này.

Đối với từ tâm giải thoát, năm quyền này là sự rèn luyện, là sự tu tập, là được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, là có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự không có đức tin; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín lực.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự biếng nhác; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn lực.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự buông lung; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm lực.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi sự phóng dật; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định lực.

(Khi tác ý) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc,’ như thế (vị ấy) không rung động bởi vô minh; từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ lực.  

Năm lực này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào năm lực này. Năm lực này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào năm lực này. Năm lực này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào năm lực này.

Đối với từ tâm giải thoát, năm quyền này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, là có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Thiết lập niệm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm giác chi.

Suy xét bằng tuệ rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi trạch pháp giác chi.

Ra sức tinh tấn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi cần giác chi.

Làm an tịnh sự bực bội rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi hỷ giác chi.

Làm an tịnh sự thô xấu rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tịnh giác chi.

Tập trung tâm rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định giác chi.

Phân biệt rõ các phiền não bằng trí rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi xả giác chi.

Bảy giác chi này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào bảy giác chi này.

Bảy giác chi này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào bảy giác chi này.

Đối với từ tâm giảì thoát, bảy giác chi này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Nhận thức đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh kiến.

Gắn chặt đúng đắn (tâm vào cảnh) rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tư duy.

Gìn giữ đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh ngữ.

Làm cho sanh khởi đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh nghiệp.

Làm cho trong sạch rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh mạng.

Ra sức đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tinh tấn.  

Thiết lập đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh niệm.

Tập trung (tâm) đúng đắn rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh định.

Tám chi đạo này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự tu tập của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tu tập nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là được làm cho sung mãn nhờ vào từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được làm cho sung mãn nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự tô điểm của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được tô điểm khéo léo nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự bảo trì của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được bảo trì tốt đẹp nhờ vào tám chi đạo này. Tám chi đạo này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào tám chi đạo này.

Đối với từ tâm giải thoát, tám chi đạo này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Đối với tất cả các sinh mạng … Đối với tất cả các hiện hữu … Đối với tất cả các cá nhân … Đối với tất cả các hạng có bản ngã … Đối với tất cả nữ nhân … Đối với tất cả nam nhân … Đối với tất cả Thánh nhân … Đối với tất cả phàm nhân … Đối với tất cả chư thiên … Đối với tất cả loài người … Đối với tất cả hàng đọa xứ, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả chúng sanh hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả hàng đọa xứ với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.

Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền …(như trên)…; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Đối với tất cả chúng sanh ở hướng đông … Đối với tất cả chúng sanh ở hướng tây … Đối với tất cả chúng sanh ở hướng bắc … Đối với tất cả chúng sanh ở hướng nam … Đối với tất cả chúng sanh ở hướng đông nam … Đối với tất cả chúng sanh ở hướng tây bắc … Đối với tất cả chúng sanh ở hướng đông bắc … Đối với tất cả chúng sanh ở hướng tây nam … Đối với tất cả chúng sanh ở hướng dưới … Đối với tất cả chúng sanh ở hướng trên, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả chúng sanh ở hướng trên hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả hàng đọa xứ với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.

Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền …(như trên)…; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Đối với tất cả các sinh mạng ở hướng đông … Đối với tất cả các hiện hữu … Đối với tất cả các cá nhân … Đối với tất cả các hạng có bản ngã … Đối với tất cả nữ nhân … Đối với tất cả nam nhân … Đối với tất cả Thánh nhân … Đối với tất cả phàm nhân … Đối với tất cả chư thiên … Đối với tất cả loài người … Đối với tất cả hàng đọa xứ … Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây … Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng bắc … Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng nam … Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông nam … Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây bắc … Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng đông bắc … Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng tây nam … Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng dưới … Đối với tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên, xua đi sự áp bức bằng sự không áp bức, xua đi sự hãm hại bằng sự không hãm hại, xua đi sự bực bội bằng sự không bực bội, xua đi sự hủy hoại bằng sự không hủy hoại, xua đi sự quấy rối bằng sự không quấy rối rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch chớ có thù nghịch, hãy được an lạc chớ bị khổ đau, bản thân hãy được an lạc bản thân chớ bị khổ đau.’ ‘Thể hiện từ ái đến tất cả hàng đọa xứ với tám biểu hiện này’ là từ ái. ‘Suy xét về pháp ấy’ là tâm. ‘Được giải thoát khỏi sự xâm nhập của tất cả các độc hại’ là giải thoát. ‘Từ ái và tâm và giải thoát’ là từ tâm giải thoát.  

Cương quyết với đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền. Ra sức tinh tấn rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn quyền. Thiết lập niệm rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm quyền. Tập trung tâm rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định quyền. Nhận biết bằng tuệ rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ quyền.

Năm quyền này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm quyền này. …(như trên)…; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Không dao động ở sự không có đức tin rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tín quyền. Không dao động ở sự biếng nhác rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tấn lực. Không dao động ở sự buông lung rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm lực. Không dao động ở sự phóng dật rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định lực. Không dao động ở vô minh rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tuệ lực.

Năm lực này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào năm quyền này. …(như trên)…; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Thiết lập niệm rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi niệm giác chi. Suy xét bằng tuệ rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi trạch pháp giác chi. Ra sức tinh tấn rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi cần giác chi. Làm an tịnh sự bực bội rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi hỷ giác chi. Làm an tịnh sự thô xấu rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi tịnh giác chi. Tập trung tâm rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi định giác chi. Phân biệt rõ các phiền não bằng trí rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi xả giác chi.

Bảy giác chi này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ bảy giác chi này. …(như trên)…; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.  

Nhận thức đúng đắn rằng: ‘Tất cả hàng đọa xứ ở hướng trên hãy là không thù nghịch, được yên ổn, được an lạc;’ như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh kiến. Gắn chặt đúng đắn (tâm vào cảnh) rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tư duy. Gìn giữ đúng đắn rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh ngữ. Làm cho sanh khởi đúng đắn rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh nghiệp. Làm cho trong sạch rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh mạng. Ra sức đúng đắn rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh tinh tấn. Thiết lập đúng đắn rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh niệm. Tập trung (tâm) đúng đắn rằng: …(như trên)… như thế từ tâm giải thoát là được tăng cường bởi chánh định.

Tám chi đạo này là sự rèn luyện của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được rèn luyện nhờ vào tám chi đạo này. …(như trên)… Tám chi đạo này là sự phụ trợ của từ tâm giải thoát, từ tâm giải thoát được phụ trợ tốt đẹp nhờ vào tám chi đạo này.

Đối với từ tâm giải thoát, tám chi đạo này là sự rèn luyện, là sự tu tập, đã được làm cho sung mãn, là sự tô điểm, là sự bảo trì, là sự phụ trợ, có sự toàn vẹn, là đồng hành, là đồng sanh, là đã được nối liền, là đã được liên kết, là sự tiến vào, là sự tạo niềm tin, là sự an trụ, là sự giải thoát, là sự chạm đến ‘Điều này là an tịnh,’ là đã được tạo thành phương tiện, là đã được tạo thành nền tảng, là đã được thiết lập, là đã được tích lũy, là đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng, là đã được tu tập tốt đẹp, là đã được khẳng định tốt đẹp, là đã được hiện khởi tốt đẹp, là đã được giải thoát tốt đẹp; chúng làm cho sanh trưởng, làm cho sáng tỏ, làm cho rạng rỡ.

Phần Giảng về Từ Ái được đầy đủ.

–ooOoo–

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

* Thuộc PHÂN TÍCH ĐẠO II - TIỂU BỘ - TẠNG KINH - TAM TẠNG TIPITAKA | Dịch Việt: Tỳ Khưu Indacanda | Nguồn Tamtangpaliviet.net
Các bài viết trong sách

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app