III. GIẢNG VỀ GIÁC CHI
[Duyên khởi ở Sāvatthī]
Này các tỳ khưu, có bảy giác chi. Bảy là gì? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, cần giác chi, hỷ giác chi, tịnh giác chi, định giác chi, xả giác chi. Này các tỳ khưu, đây là bảy giác chi.
Các giác chi: Các giác chi là với ý nghĩa gì? ‘Đưa đến giác ngộ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ (Sơ Đạo)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ (Nhị Đạo)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ (Tam Đạo)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ (Tứ Đạo)’ là các giác chi.[2]
Với ý nghĩa được giác ngộ (Sơ Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa được giác ngộ (Nhị Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa được giác ngộ (Tam Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa được giác ngộ (Tứ Đạo) là các giác chi.
‘Làm cho giác ngộ (Sơ Đạo)’ là các giác chi. ‘Làm cho giác ngộ (Nhị Đạo)’ là các giác chi. ‘Làm cho giác ngộ (Tam Đạo)’ là các giác chi. ‘Làm cho giác ngộ (Tứ Đạo)’ là các giác chi.
Với ý nghĩa làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa làm cho giác ngộ (Tam Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa làm cho giác ngộ (Tứ Đạo) là các giác chi.
Với ý nghĩa góp phần vào việc làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa góp phần vào việc làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa góp phần vào việc làm cho giác ngộ (Tam Đạo) là các giác chi. Với ý nghĩa góp phần vào việc làm cho giác ngộ (Tứ Đạo) là các giác chi.
Với ý nghĩa nhận lãnh tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa tiếp nhận tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa tạo lập tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa thành lập tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành tánh giác là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thiện tánh giác là các giác chi.
Với ý nghĩa của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về nguồn gốc là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về nguồn gốc là các giác chi.
Với ý nghĩa chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về chủng tử là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về chủng tử là các giác chi.
Với ý nghĩa của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về duyên là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của duyên là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về duyên là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về duyên là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về duyên là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về duyên là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự thanh tịnh là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự thanh tịnh là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự không sai trái là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự không sai trái là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự thoát ly là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự thoát ly là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự giải thoát là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự giải thoát là các giác chi.
Với ý nghĩa vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về vô lậu là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về vô lậu là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự viễn ly là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự viễn ly là các giác chi.
Với ý nghĩa của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa hành vi của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa nắm giữ về sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa phụ trợ của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn bị của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa chín muồi của sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa phân tích về sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự xả ly là các giác chi. Với ý nghĩa đạt đến bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự xả ly là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của nguồn gốc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của chủng tử’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của duyên’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự thanh tịnh’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không sai trái’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự thoát ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự giải thoát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô lậu’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự viễn ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự xả ly’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của nguồn gốc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của chủng tử’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của duyên’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự thanh tịnh’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự không sai trái’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự thoát ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự giải thoát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của vô lậu’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự viễn ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành vi của sự xả ly’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa nắm giữ về nguồn gốc’ là các giác chi. …(nt)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa nắm giữ về sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa phụ trợ của nguồn gốc’ là các giác chi. …(nt)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa phụ trợ của sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hoàn bị của nguồn gốc’ là các giác chi. …(nt)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa hoàn bị của sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa chín muồi của nguồn gốc’ là các giác chi. …(nt)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa chín muồi của sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa phân tích về nguồn gốc’ là các giác chi. …(nt)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa phân tích về sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về nguồn gốc’ là các giác chi. …(nt)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa hoàn thành việc phân tích về sự xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về nguồn gốc’ là các giác chi. …(nt)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa bản chất quyền lực ở việc phân tích về sự xả ly’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nắm giữ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phụ trợ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự hoàn bị’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự chuyên nhất’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không tản mạn’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự ra sức’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không tán loạn’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không xao động’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không loạn động’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự trụ tâm do thiết lập tính nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của đối tượng (cảnh)’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hành xứ’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dứt bỏ’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự buông bỏ’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự thoát ra’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự ly khai’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tịnh’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự cao quý’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của giải thoát’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô lậu’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự vượt qua’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô tướng’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô nguyện’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của không tánh’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của nhất vị’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự không vượt quá’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự kết hợp chung’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dẫn xuất’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của chủng tử’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nhận thức’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của pháp chủ đạo’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa không tản mạn của chỉ tịnh’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa quán xét của minh sát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhất vị của chỉ tịnh và minh sát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không vượt quá của sự kết hợp chung’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa thọ trì của việc học tập’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hành xứ của đối tượng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa ra sức đối với tâm bị trì trệ’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa kiềm chế đối với tâm bị phóng dật’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa dửng dưng (có trạng thái xả) đối với hai trạng thái (trì trệ và phóng dật) đã được trong sạch’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự đắc chứng thù thắng’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự thấu triệt bậc trên’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự lãnh hội chân lý’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự an lập Niết Bàn’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa cương quyết của tín quyền’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhận thức của tuệ quyền’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tính chất không dao động ở sự không có đức tin của tín lực’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tính chất không dao động ở vô minh của tuệ lực’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiết lập của niệm giác chi’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa phân biệt rõ của xả giác chi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhận thức của chánh kiến’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa không tản mạn của chánh định’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa chủ đạo của các quyền’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không thể bị lay chuyển của các lực’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa chủng tử của Đạo’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiết lập của sự thiết lập niệm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nỗ lực của các chánh cần’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thành tựu của các nền tảng của thần thông’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thực thể của các chân lý’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tịnh lặng của các việc thực hành (Thánh Đạo)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tác chứng của các Quả’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa đưa tâm (đến đối tượng) của tầm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa khắn khít (vào đối tượng) của tứ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa lan tỏa của hỷ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tràn ngập của lạc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa chuyên nhất của tâm (định)’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự hướng tâm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nhận biết (của thức)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nhận biết (của tuệ)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự nhận biết (của tưởng)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự độc nhất’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa đã được biết của sự biết rõ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa quyết đoán của sự biết toàn diện’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa buông bỏ của sự dứt bỏ’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhất vị của sự tu tập’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa chạm đến của sự tác chứng’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa tập hợp của các uẩn’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa bản thể của các giới’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa vị thế của các xứ’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa tạo tác của các pháp hữu vi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không tạo tác của Niết Bàn’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của tâm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa liên tục của tâm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thoát ra của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa ly khai của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về chủng tử của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về duyên của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về vật nương của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về lãnh vực của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về cảnh (đối tượng) của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về hành xứ của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về hành vi của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về cảnh (đã đạt đến) của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự quyết định của tâm’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự dẫn xuất (ra khỏi cảnh) của tâm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự xuất ly của tâm’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự hướng tâm ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nhận biết (của thức) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nhận biết (của tuệ) ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nhận biết (của tưởng) ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa độc nhất ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự bám vào nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự tiến vào nhất thể (đối với sơ thiền)’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự hoan hỷ ở nhất thể (đối với nhị thiền)’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự an trụ ở nhất thể (đối với tam thiền)’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự giải thoát ở nhất thể (đối với tứ thiền)’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nhận thức ‘Đây là tịnh’ ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được tạo thành phương tiện ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được tạo thành nền tảng ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được thiết lập ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được tích lũy ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về việc đã được khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự nắm giữ ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự phụ trợ ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự hoàn bị ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự liên kết ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự khẳng định ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự rèn luyện ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự tu tập ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa về sự làm cho sung mãn ở nhất thể’ … ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự khéo được hiện khởi ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự khéo được giải thoát ở nhất thể’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự được giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự được giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự được giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự được giác ngộ (Tứ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Tứ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Tứ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phát quang (Sơ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phát quang (Nhị Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phát quang (Tam Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự phát quang (Tứ Đạo) ở nhất thể’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự làm sáng tỏ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự chói sáng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiêu đốt các phiền não’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không nhơ bẩn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tách rời nhơ bẩn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa hết nhơ bẩn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tĩnh lặng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của thời điểm’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tách ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh tách ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của ly dục’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh ly dục’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của diệt tận’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh diệt tận’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh xả ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của giải thoát’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hạnh giải thoát’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nguồn gốc của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa cơ sở của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nỗ lực của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thành tựu của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa cương quyết của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa ra sức của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiết lập của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không tản mạn của ước muốn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhận thức của ước muốn’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của tinh tấn’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tâm’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ ý nghĩa của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nguồn cội của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa cơ sở của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nỗ lực của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thành tựu của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa cương quyết của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa ra sức của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa thiết lập của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa không tản mạn của thẩm xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nhận thức của thẩm xét’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa áp bức của Khổ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa tạo tác của Khổ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa nóng nảy của Khổ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa chuyển biến của Khổ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của nhân sanh (Khổ)’ …(nt)… ý nghĩa tích lũy (nghiệp) …(nt)… ý nghĩa căn nguyên …(nt)… ý nghĩa ràng buộc …(nt)… ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của sự diệt tận (Khổ)’ …(nt)… ý nghĩa xuất ly …(nt)… ý nghĩa viễn ly …(nt)… ý nghĩa không tạo tác …(nt)… ý nghĩa bất tử của sự diệt tận (Khổ)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của Đạo’ …(nt)… ý nghĩa dẫn xuất …(nt)… ý nghĩa chủng tử …(nt)… ý nghĩa nhận thức …(nt)… ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ ý nghĩa của thực thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của vô ngã’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của chân lý’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của thấu triệt’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của biết rõ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của biết toàn diện’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của hiện tượng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của bản thể’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của điều đã được biết’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của tác chứng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của chạm đến’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa của lãnh hội’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ về sự thoát ly’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự không sân độc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự nghĩ tưởng đến ánh sáng’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự không tản mạn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự xác định pháp’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về trí (đối kháng vô minh)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự hân hoan’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ về sơ thiền’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ sự chứng đạt về phi tưởng phi phi tưởng xứ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự quán xét về vô thường’ là các giác chi …(như trên)… ‘Được giác ngộ Đạo Nhập Lưu’ là các giác chi …(như trên)… ‘Được giác ngộ Đạo A-la-hán’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự chứng đạt Quả A-la-hán’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ tín quyền theo ý nghĩa cương quyết’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ tuệ quyền theo ý nghĩa nhận thức’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ tín lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ tuệ lực theo ý nghĩa không dao động ở vô minh’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ niệm giác chi theo ý nghĩa thiết lập’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ xả giác chi theo ý nghĩa phân biệt rõ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức’ là các giác chi. …(như trên)… ‘Được giác ngộ chánh định theo ý nghĩa không tản mạn’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ các quyền theo pháp chủ đạo’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ các lực theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ các giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi)’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ Đạo theo ý nghĩa chủng tử’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ các sự thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ ý nghĩa các chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ các nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ chân lý theo ý nghĩa thực thể’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ minh sát theo ý nghĩa quán xét’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa nhất vị’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự kết hợp chung theo ý nghĩa không vượt quá’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự giải thoát theo ý nghĩa thoát khỏi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về minh theo ý nghĩa thấu triệt’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ sự giải thoát theo ý nghĩa buông bỏ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ trí về sự đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tĩnh lặng’ là các giác chi.
‘Được giác ngộ về sự ước muốn theo ý nghĩa nguồn cội’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về sự tác ý theo ý nghĩa nguồn sanh khởi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về xúc theo ý nghĩa liên kết’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về thọ theo ý nghĩa hội tụ’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về định theo ý nghĩa dẫn đầu’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về niệm theo ý nghĩa pháp chủ đạo’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về tuệ theo ý nghĩa của sự cao thượng trong các pháp thiện’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về giải thoát theo ý nghĩa cốt lỏi’ là các giác chi. ‘Được giác ngộ về Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc’ là các giác chi.
[Duyên khởi ở Sāvatthī]
Tại nơi ấy, đại đức Sārīputta đã bảo các vị tỳ khưu rằng: “Này các đại đức tỳ khưu.” “Thưa đại đức.” Các vị tỳ khưu ấy đã trả lời đại đức Sārīputta. Đại đức Sārīputta đã nói điều này:
– Này các đại đức, đây là bảy giác chi. Bảy là gì? Niệm giác chi, trạch pháp giác chi …(như trên)… xả giác chi. Này các đại đức, đây là bảy giác chi.
Này các đại đức, trong số bảy giác chi này, (nếu) tôi đây mong muốn an trú vào buổi sáng với bất cứ giác chi nào thì tôi an trú vào buổi sáng với chính giác chi ấy. (Nếu) tôi đây mong muốn an trú vào giữa trưa …(như trên)… vào buổi chiều với bất cứ giác chi nào thì tôi an trú vào buổi chiều với chính giác chi ấy. Này các đại đức, nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu ở tôi, là ‘vô lượng’ ở tôi, là ‘khởi đầu thật tĩnh lặng’ ở tôi, và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất ở tôi, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy.’ Nếu (điều gọi là) ‘trạch pháp giác chi’ …(như trên)… ‘xả giác chi’ hiện hữu ở tôi, là ‘vô lượng’ ở tôi, là ‘khởi đầu thật tĩnh lặng’ ở tôi, và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất ở tôi, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy.’
Này các đại đức, cũng giống như trường hợp đức vua hoặc vị quan đại thần của đức vua có chiếc rương đầy các loại vải nhiều màu sắc khác nhau. Nếu vị ấy mong muốn choàng lên vào buổi sáng một cặp vải nào đó thì có thể choàng lên vào buổi sáng chính cặp vải ấy. Nếu vị ấy mong muốn choàng lên vào giữa trưa …(như trên)… vào buổi chiều một cặp vải nào đó thì có thể choàng lên vào buổi sáng chính cặp vải ấy. Này các đại đức, tương tợ y như thế trong số bảy giác chi này, (nếu) tôi mong muốn an trú vào buổi sáng với bất cứ giác chi nào thì tôi an trú vào buổi sáng với chính giác chi ấy. (Nếu) tôi mong muốn an trú vào giữa trưa …(như trên)… vào buổi chiều với bất cứ giác chi nào thì tôi an trú vào buổi chiều với chính giác chi ấy. Này các đại đức, nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu ở tôi, là ‘vô lượng’ ở tôi, là ‘khởi đầu thật tĩnh lặng’ ở tôi, và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất ở tôi, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy.’ Nếu (điều gọi là) ‘trạch pháp giác chi’ …(như trên)… ‘xả giác chi’ hiện hữu ở tôi, là ‘vô lượng’ ở tôi, là ‘khởi đầu thật tĩnh lặng’ ở tôi, và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất ở tôi, tôi nhận biết rằng:: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy.’
Có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu” là (có ý nghĩa) thế nào? Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu.” Cũng giống như đối với cây đèn dầu đang được đốt cháy, cho đến khi nào còn có ngọn lửa thì cho đến khi ấy còn có ánh sáng, cho đến khi nào còn có ánh sáng thì cho đến khi ấy còn có ngọn lửa. Tương tợ y như thế, cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘niệm giác chi’ hiện hữu.”
Có giác chi như vầy: “Nếu (niệm giác chi) là ‘vô lượng’” là (có ý nghĩa) thế nào? Các phiền não, toàn bộ các pháp đã xâm nhập, và các hành đưa đến tái sanh là có tính chất hạn lượng; sự diệt tận theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển, theo ý nghĩa không tạo tác là vô hạn lượng. Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (niệm giác chi) là ‘vô lượng’.”
Có giác chi như vầy: “Nếu (niệm giác chi) là ‘khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng’” là (có ý nghĩa) thế nào? Các phiền não, toàn bộ các pháp đã xâm nhập, và các hành đưa đến tái sanh là không tĩnh lặng; sự diệt tận theo ý nghĩa thanh tịnh, theo ý nghĩa cao quý là pháp tĩnh lặng. Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (niệm giác chi) là ‘khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng’.”
“Và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất, tôi nhận biết rằng ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy’” là (có ý nghĩa) thế nào? Niệm giác chi tồn tại với bao nhiêu biểu hiện? Niệm giác chi biến mất với bao nhiêu biểu hiện?
Niệm giác chi tồn tại với tám biểu hiện. Niệm giác chi biến mất với tám biểu hiện.
Niệm giác chi tồn tại với tám biểu hiện gì? Do hướng tâm đến sự không sanh khởi, niệm giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến sự sanh khởi, niệm giác chi tồn tại; do hướng tâm đến sự không vận hành, niệm giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến sự vận hành, niệm giác chi tồn tại; do hướng tâm đến vô tướng, niệm giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến hiện tướng, niệm giác chi tồn tại; do hướng tâm đến sự diệt tận, niệm giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến các hành, niệm giác chi tồn tại; niệm giác chi tồn tại với tám biểu hiện này.
Niệm giác chi biến mất với tám biểu hiện gì? Do hướng tâm đến sự sanh khởi, niệm giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự không sanh khởi, niệm giác chi biến mất; do hướng tâm đến sự vận hành, niệm giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự không vận hành, niệm giác chi biến mất; do hướng tâm đến hiện tướng, niệm giác chi biến mất; do không hướng tâm đến vô tướng, niệm giác chi biến mất; do hướng tâm đến các hành, niệm giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự diệt tận, niệm giác chi biến mất; niệm giác chi biến mất với tám biểu hiện này.
“Và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất, tôi nhận biết rằng ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy’” là (có ý nghĩa) như thế.
Có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘trạch pháp giác chi’ hiện hữu” là (có ý nghĩa) thế nào? …(như trên)…
Có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘xả giác chi’ hiện hữu” là (có ý nghĩa) thế nào? Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn hiện hữu giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘xả giác chi’ hiện hữu.” Cũng giống như đối với cây đèn dầu đang được đốt cháy, cho đến khi nào còn có ngọn lửa thì cho đến khi ấy còn có ánh sáng, cho đến khi nào còn có ánh sáng thì cho đến khi ấy còn có ngọn lửa. Tương tợ y như thế, cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (điều gọi là) ‘xả giác chi’ hiện hữu.”
Có giác chi như vầy: “Nếu (xả giác chi) là ‘vô lượng’” là (có ý nghĩa) thế nào? Các phiền não, toàn bộ các pháp đã xâm nhập, và các hành đưa đến tái sanh là có tính chất hạn lượng; sự diệt tận theo ý nghĩa không thể bị lay chuyển, theo ý nghĩa không tạo tác là vô hạn lượng. Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (xả giác chi) là ‘vô lượng’.”
Có giác chi như vầy: “Nếu (xả giác chi) là ‘khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng’” là (có ý nghĩa) thế nào? Các phiền não, toàn bộ các pháp đã xâm nhập, và các hành đưa đến tái sanh là không tĩnh lặng; sự diệt tận theo ý nghĩa thanh tịnh, theo ý nghĩa cao quý là pháp tĩnh lặng. Cho đến khi nào sự diệt tận còn được thiết lập thì cho đến khi ấy còn có giác chi như vầy: “Nếu (xả giác chi) là ‘khởi đầu tốt đẹp và tĩnh lặng’.”
“Và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy’” là (có ý nghĩa) thế nào? Xả giác chi tồn tại với bao nhiêu biểu hiện? Xả giác chi biến mất với bao nhiêu biểu hiện?
Xả giác chi tồn tại với tám biểu hiện. Xả giác chi biến mất với tám biểu hiện.
Xả giác chi tồn tại với tám biểu hiện gì? Do hướng tâm đến sự không sanh khởi, xả giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến sự sanh khởi, xả giác chi tồn tại; do hướng tâm đến sự không vận hành, xả giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến sự vận hành, xả giác chi tồn tại; do hướng tâm đến vô tướng, xả giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến hiện tướng, xả giác chi tồn tại; do hướng tâm đến sự diệt tận, xả giác chi tồn tại; do không hướng tâm đến các hành, xả giác chi tồn tại. Xả giác chi tồn tại với tám biểu hiện này.
Xả giác chi biến mất với tám biểu hiện gì? Do hướng tâm đến sự sanh khởi, xả giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự không sanh khởi, xả giác chi biến mất; do hướng tâm đến sự vận hành, xả giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự không vận hành, xả giác chi biến mất; do hướng tâm đến hiện tướng, xả giác chi biến mất; do không hướng tâm đến vô tướng, xả giác chi biến mất; do hướng tâm đến các hành, xả giác chi biến mất; do không hướng tâm đến sự diệt tận, xả giác chi biến mất. Xả giác chi biến mất với tám biểu hiện này.
“Và tôi nhận biết về điều ấy đang tồn tại là ‘Nó tồn tại.’ Nếu điều ấy biến mất, tôi nhận biết rằng: ‘Nó biến mất ở tôi do duyên ấy’” là (có ý nghĩa) như thế.
Phần Giảng về Giác Chi được đầy đủ.
–ooOoo–
—-
Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo II” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda